Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bình luận nhận định sau những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập asean không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hóa – xã hội mà là nhữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.69 KB, 5 trang )

MỞ BÀI
Như chúng ta đã biết, Asean ra đời vào 8/8/1967 trên cơ sở tuyên bố Bangkok
thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước là Thái Lan, Malaysia, Indonexia,
Singapore và Philippines. Sự ra đời của Asean có thể nói là một sự kiện tất yếu trong
bối cảnh lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng nước Asean 5. Bàn
luận về nhân tố tác động đến sự ra đời của tổ chức có nhận định cho rằng “ Những
yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập Asean không phải là các yếu tố về
kinh tế và văn hóa – xã hội mà là những toan tính về chính trị và an ninh”
NỘI DUNG
Ý kiến cá nhân cho rằng em không hoàn toàn đồng tình với nhận định trên. Có
thể nói yếu tố về chính trị và an ninh là một trong các yếu tố quan trọng của một quốc
gia cũng như các tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, những yếu tố quan trọng ban đầu
đưa đến sự thành lập Asean không chỉ đơn thuần là những tính toán về chính trị và an
ninh, mà bên cạnh đó còn có các yếu tố về kinh tế, địa lý, văn hóa và xã hội tác động
đến sự ra đời của Asean. Trong đó, yếu tố về chính trị được coi là yếu tố cơ bản và
chủ yếu. Không có các yếu tố về kinh tế và văn hóa – xã hội thì cũng chưa có đầy đủ
các điều kiện cần và đủ để có thể có sự ra đời của Asean được. Trong khi đó, nhận
định lại phủ nhận vai trò to lớn của các yếu tố kinh tế - văn hóa và xã hội là một trong
các yếu tố ban đầu đưa đến sự ra đời của Asean. Bởi các yếu tố này được coi là nguồn
bổ trợ cho sự ra đời của Asean, chính vì thế mà thiếu một trong các điều kiện này thì
sẽ không thể tạo nên một Asean hoàn thiện về mặt cơ bản:
Nói về tiền đề chính trị - an ninh ta có thể thấy rằng đây là một trong yếu tố cơ
bản và chủ yếu dẫn đến sự ra đời của tổ chức Asean. Không phủ nhận sự tính toán về
mặt chính trị - an ninh thể hiện là một nguồn động lực cho tiến trình ra đời của tổ
chức bởi: Thập niên 60 của thế kỷ XX đánh dấu một thời kì đầy biến động trên thế
giới và khu vực. Thế giới đang ở trong tình trạng chiến tranh lạnh và trật tự thế giới
hai cực Xô – Mỹ chi phối, đối đầu căng thẳng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ
nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng phát triển, nhiều tổ chức khu vực đã
xuất hiện: Liên đoàn Arập (1950), tổ chức các nước Trung - Mĩ (1951), Hiệp ước về
nhất thể hoá 5 nước Trung - Mĩ (1960), thị trường chung châu Âu (1957), tổ chức
đoàn kết châu Phi (1963).... tình hình đó đã tác động đến các nước Đông Nam Á.


Bên cạnh đó tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi quan trọng,trước
hết là các mối quan hệ quốc tế đang diễn ra trong khu vực. Cuộc chiến tranh Đông
1


Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, đang được phát triển đến đỉnh cao, cuộc kháng chiến
chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đẩy đế quốc Mĩ vào thế thất
bại lại ngày càng nặng nề. Trong lúc đó các cường quốc khác trên thế giới như Liên
Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc đã đưa ra các kế hoạch của mình về châu Á nói chung,
Đông Nam Á nói riêng. Tình hình này đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải có biện
pháp xử lý một cách khôn khéo nhằm tránh né các xung đột quốc tế có thể ảnh hưởng
đến mình. Đồng thời, sau khi giành độc lập dân tộc, bộ máy nhà nước của một số
quốc gia có khuynh hướng phát triển tư bản chủ nghĩa ở Đông Nam Á được củng cố,
Chính phủ các nước này đều chú trọng đến việc phát triển kinh tế, thực hiện công
nghiệp hoá. Tuy nhiên, nhìn chung các nước này đều đứng trước những thách thức về
chính trị, kinh tế trong nước cũng như những xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ giữa
họ với nhau. Trong tình hình đó, nhu cầu tập hợp nhau lại dưới hình thức một tổ chức
để đối phó với các thách thức trên càng trở nên cấp bách.
Ngoài ra, sự thất bại của hai tổ chức tiền thân của Asean là ASA và Maphilindo
cũng dẫn đến việc cần phải thay thế bằng một hình thức hợp tác khác có hiệu quả
hơn.
Tình hình chính trị trong bản thân các nước trong khu vực Đông Nam Á nói
chung vào thời điểm này cũng gặp những vấn đề khó khăn nhất định:
- Bên cạnh phong trào dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc và các lực lượng tiến
bộ khác, chính quyền những nước này còn phải đối phó với phong trào ly khai của
các tôn giáo như phong trào Moro ở Philippin, phong trào Papua tự do, phong trào
đòi độc lập nước cộng hòa Malucu ở Inđônêxia.
- Đặc biệt, giữa những năm 60 ở các nước Đông Nam Á nổi lên phong trào đấu
tranh vũ trang rất mạnh mẽ của các Đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy rằng, giữa các nước lúc này còn nhiều vấn đề mâu thuẫn , nhưng trong bối

cảnh quốc tế và khu vực như vậy, nhất là khi cuộc chiến tranh ở Đông Dương đang
vào giai đoạn quyết liệt, thì cả năm nước sáng lập Asean đều đứng trước nhu cầu phải
liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biêt là lĩnh vực chính trị để củng cố hòa bình và đảm
bảo an ninh toàn khu vực cũng như của mỗi quốc gia. Đó chính là lý do hình thành
lên tư tưởng thành lập Asean.
Bên cạnh yếu tố về chính trị là nguyên nhân có tính quyết định thì, các yếu tố về
kinh tế, văn hóa, xã hội cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của
Asean.
2


+) Kinh tế:
-Sự phục hồi và phát triển nền kinh tế thế giời sau Chiến tranh thế giới lần thứ II,
cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, tạo cơ sở vật chất chủ
yếu để hình thành xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Song
song với toàn cầu hóa là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn khu vực
hóa. Nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực đã được thành lập, như Thị trường chung
Trung Mỹ (CACM), Hiệp hội thị trường tự do Mỹ Latinh (NAFTA), Cộng đồng
Caribe. Chính sự ra đời của các tổ chức hợp tác phát triển kinh tế này đã tác động
mạnh mẽ hơn nữa ý tưởng thành lập, xây dựng một tổ chức hợp tác quốc tế khu vực
Đông Nam Á.
- Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á được khởi sắc bởi sự phát triển thần kì của
Nhật Bản. Chính vì thế mà các nguồn vốn viện trợ kĩ thuật, kinh tế được đổ vào Châu
Á. Đặc biệt tháng 5/1950 Anh đưa ra kế hoạch “Colombo” để tạo liên kết kinh tế giữa
các nước Nam và Đông – Nam Á, bao gồm các nước trong khối liên hiệp Anh, Nhật
Bản, Hàn Quốc và cả Bắc Mỹ. Điều này càng tạo cơ hội thúc đẩy các nước Đông
Nam Á liên kết với nhau và phát triển trong khuôn khổ khu vực.
- Vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ADB đối với sự phát triển
kinh tế ở các nước Châu Á với hàng loạt các dự án phát triển và hỗ trợ của Liên hợp
quốc đối với các nước Châu Á: việc thành lập Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông

(1947), Ngân hàng phát triển Châu Á (1966) gồm 31 nước trong đó có 19 nước Châu
Á để cung cấp nguồn vốn cho sự phục hồi và phát triển kinh tế ở Châu Á.
- Sau khi giành được độc lập, năm nước sáng lập ra Asean đểu vấp phải những
vấn đề khó khăn chung về kinh tế như lạc hậu của các cơ cấu kinh tế, tình trạng độc
canh và xuất khẩu nguyên liệu thô. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế các nước này
cần phải hợp tác và trước hết là hợp tác trong khu vực.
+) Lĩnh vực văn hóa – xã hội:
Được bao bọc bởi Thái Bình Dương ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía Tây.
Có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường biển chạy từ Thái Bình Dương sang
Ấn Độ Dương. Chính vì vậy mà vị trí địa thuận lợi này tạo nên một cửa ngõ giao lưu
phát triển kinh tế mở rộng, hòa nhập các nền văn hóa của các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới.
Một nét văn hóa mang tính cộng đồng chung của các nước Đông Nam Á chính
là “nền văn minh lúa nước” cho nên đây là nét văn hóa tiêu biểu và tạo nên chất keo
3


gắn bó giữa các nước trong khu vực với nhau. Hơn thế nữa, trừ Thái Lan ra thì hầu
hết các nước Đông Nam Á đều phải chịu ách đô hộ của các nước phương Tây cho
nên họ có ý thức về nền độc lập dân tộc, vừa có nhu cầu đảm bảo an ninh chung cho
khu vực và hợp tác để phát triển.
KẾT LUẬN
Như vậy, bên cạnh sự tính toán về chính trị - an ninh thì các yếu tố bổ trợ về
kinh tế - văn hóa và xã hội là các yếu tố không thể thiếu để tạo lên sự ra đời của một
tổ chức khu vực như Asean cũng như các tổ chức khu vực khác trên Thế giới. Chính
vì thế khi nhìn nhận sự ra đời của một tổ chức bất kì không thể thiếu sự tổng hợp các
yếu tố cấu thành khác. Yếu tố nào cũng quan trọng và không thể thiếu được.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4



1. Trường Đại học Luật Hà Nội. Khoa Pháp luật quốc tế , Trung tâm Luật Châu
Á – Thái Bình Dương. Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, 2011.
2. Website:




5



×