Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chỗ ngồi trong tiệc chiêu đãi ngoại giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.74 KB, 12 trang )

Chiêu đãi ngoại giao

I. Ý nghĩa: Mời khách dự tiệc là đỉnh điểm của xã giao, thể hiện sự tôn trọng của chủ đối
với khách, đồng thời là biểu hiện tốt nhất của mối quan hệ thân thiện, hòa hợp giữa hai
bên.
II. Các loại tiệc: quốc tiệc (State banquet, State dinner), tiệc đứng (buffet dinner,
cocktail), tiệc ngồi (dinner), tiệc trà (tea party, hightea), tiệc trưa (luncheon), bữa ăn trưa
làm việc (working lunch), bữa ăn tối làm việc (informal or working time). Gần đây có thêm
một loại hình mới là Gala dinner.
Để chuẩn bị cho một bữa tiệc, điều đầu tiên chúng ta phải lựa chọn hình thức tiệc nào
cho thích hợp, kế đến là việc mời khách. Mời khách là hành động thể hiện cương vị
người chủ. Nó bảo đảm mục tiêu cả cho sự thành công của hoạt động đó. Bởi vậy, hành
động mời cũng phải có một số nghi thức đặc trưng nhất định. Người ta nói quà tặng
không quan trọng mà cách cho như thế nào mới quan trọng. Cũng vậy, tiệc to, tiệc nhỏ
không quan trọng mà cách tổ chức, cách mời như thế nào mới quan trọng.
III. Một số cách sắp xếp tiệc ngồi:
* Hình chữ nhật
- Khách không có phu nhân
+ Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc.
+ Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách.

- Khách có phu nhân
+ Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi trước mặt ông chủ
+ Xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ, ông khách chính ngồi bên phải bà chủ.


- Chiêu đãi có khách danh dự
+ Xếp khách danh dự ngồi bên phải chủ tiệc
+ Người khách chính ngồi bên phải chủ tiệc

* Hình chữ T


+ Xếp khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà


* Hình chữ U
+ Xếp khách ngồi bên tay phải chủ nhà
+ Phiên dịch ngồi trước mặt chủ nhà


Hình chữ U
- Tường hợp có khách danh dự
+ Xếp khách danh dự ngồi trước chủ nhà
+ Khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà

* Bàn tròn


- Trường hợp có khách danh dự
+ Xếp khách danh dự ngồi trước mặt ông chủ
+ Xếp ông khách chính ngồi bên tay phải ông chủ

- Xếp khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà rồi xếp khách khác sang bên trái, bên phải
chủ nhà. Người ngồi trước mặt mặt chủ nhà là người có cấp bậc thấp


* Một số điểm chú ý khi sắp xếp chỗ ngồi tại buổi tịêc:
- Thông thường, ta đặt card de verre tại vị trí của tất cả khách đối với các đoàn khách
quan trọng đòi hỏi nhiều nghi thức lễ tân;
- Thứ tự quan trọng tính từ chủ tiệc và khách chính trở đi;
- Nếu cùng cấp thì xếp người nhiều tuổi trước người ít tuổi, nữ xếp trước nam;
- Vợ chồng không ngồi cạnh nhau;

- Ghế chính thường được lùi ra hoặc vào sau một ít để khách có thể dễ nhận ra.
IV. Một số công tác chuẩn bị:
1. Giấy mời tiệc: Điều đầu tiên mà ta phải nghĩ đến là hình thức giấy mời. Giấy mời khiến
cho người ta có trách nhiệm phải có mặt, giúp cho họ nhớ tới thời gian được mời và nó
phân biệt người được mời và không được mời.
Giấy mời phải đúng qui cách, đúng chức danh người mời, văn phong phải ngắn gọn, rõ
ràng, trôi chảy, không có từ lặp lại. Nội dung được thể hiện dưới dạng một câu duy nhất,
không có dấu ngắt câu, có nghĩa là giấy mời được đọc liền một mạch. Trong giấy mời
cần đưa ra được những thông tin chính như sau: ai mời, mời ai, theo thể thức xã giao gì,
lý do mời, thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức, trả lời bằng cách nào, trang phục và cách
đi tới đó ra sao (nếu là nơi ít người biết đến).
Giấy và mực in cũng cần lựa chọn cho thích hợp. Loại lấy trắng, giòn, có độ dày vừa phải
và mực đen là loại thường được sử dụng rộng rãi nhất. Các cơ quan nhà nước chính
phủ và các doanh nghiệp lớn chỉ sử dụng hình thức đặc trưng của giới chính thức, khác
với giới nghệ thuật có cách trình bày độc đáo riêng. Giấy mời của các quan chức cấp
cao, từ cấp Bộ trưởng trở lên hoặc của các Đại sứ có in thêm quốc huy.
Giấy mời cần được chuyển sớm cho khách (gửi ít nhất là 24giờ trước khi chiêu đãi, nếu
đoàn từ xa đến thì gửi ngay khi đoàn đến).
2. Chuẩn bị thực đơn: Việc lựa chọn thực đơn xuất phát từ mục đích để khách ăn ngon
miệng và an toàn về thực phẩm. Nếu lựa chọn thực đơn không đúng khẩu vị khách hoặc


không an toàn thì bữa ăn đó coi như thất bại.
- Kinh nghiệm mách bảo không bao giờ được áp đặt thực đơn cho đầu bếp và không nên
xuất phát từ sở thích cá nhân của một người nào đó để ra thực đơn. Trước tiên cần tiếp
thu những gợi ý về những món ăn mà đầu bếp quen thuộc hoặc những món ăn dễ thành
công nhất.
- Lưu ý những chế độ ăn đặc biệt của khách (nếu có) như những món ăn cấm kỵ tôn
giáo, chế độ ăn kiêng khem (Đạo Hồi kiêng thịt lợn, không uống rượu; Người Hindu
không ăn thịt bò do thờ tính linh thiêng của bò; Đạo người Do Thái cấm thịt lợn và động

vật có vỏ cứng…)
- Thông thường không nên phục vụ khách nước ngoài những món ăn dân tộc của nước
họ bởi vì những món ăn đó sẽ không bao giờ được nấu ngon như ở nước họ. Nên có
những món ăn dân tộc hoặc địa phương của nước chủ nhà, tuy nhiên, cần tránh những
món quá độc đáo như thịt rắn, chuột, rùa…
Trong bữa tiệc có nhiều loại món ăn Âu Á khác nhau. Nói chung chọn thực đơn nào tuỳ
thuộc vào chủ tiệc. Song tại các bữa tiệc trang trọng thường theo trật tự sau:
- Món khai vị: Tiệc đứng thường là sandwich tổng hợp. Tiệc ngồi có thể đa dạng hơn. Việt
Nam thường có nem các loại, nộm hoặc bánh;
- Món súp: Ở Châu Âu, món xúp thường ăn ngay sau món khai vị. Một số nước châu Á
ăn vào cuối buổi. Trung Quốc lại ăn hai loại súp khác nhau trong bữa tiệc. Xúp có thể
đựng trong bát hoặc đĩa sâu lòng.
Sau món súp là món chính. Món chính tuỳ từng nước, có thể là một hoặc hai món. Nếu
hai món thì nên là một món chế biến từ thịt, 1là hải sản. Trong các bữa tiệc sang trọng,
giữa hai món chính người ta thường phục vụ một cốc kem chanh nhỏ để tẩy mùi vị của
món ăn trước. Để quan tâm đến khách, ngoài các vị khách chính, ta cần chú ý hỏi thêm
ai ăn kiêng để phục vụ, kể cả những người ăn chay.
3. Chuẩn bị đồ uống trong tiệc: Rượu bia là những đồ uống ít khi thiếu trong các buổi
tiệc (trừ những bữa tiệc dành cho các vị khách đến từ các nước đạo Hồi. Trong các bữa
tiệc này, nếu khách không uống thì chủ cũng không nên uống), nhưng không nên lạm
dụng. Trong các bữa tiệc dù trang trọng hay bình dân cũng không nên ép khách uống
say. Ta cần tuân theo những tập quán nhất định, tức là nên biết khi khai vị thì nên uống
loại rượu nào, trong bữa ăn chính nên dùng loại rượu vang đỏ hay trắng, loại nào thì cần
ướp lạnh, loại nào không, sau bữa ăn nên dùng loại rượu nào. Điều đó rất cần thiết
không chỉ chứng tỏ chủ nhân là người sành điệu mà còn hợp khẩu vị và đúng phép ăn
uống.
* Dùng cho khai vị: có nhiều loại, có thể dùng rượu whisky, loại rượu mạnh phổ biến ở
Châu Âu, có thể uống nguyên chất, thường rót 1/8 cốc lớn, hoặc pha thêm soda, hoặc đá
(khoảng ¼ cốc lớn). Rượu GIN của Anh hoặc Hà Lan, có thể pha thêm tonic và vài lát
chanh thái mỏng, sâmbanh cũng là một thứ dùng cho khai vị loại sang, được dùng trong

các cuộc chiêu đãi các Nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ hay các Bộ trưởng. Nói
chung là dùng trong buổi chiêu đãi trang trọng.
Ngoài ra, khi khai vị, khách có thể uống các loại đồ uống khác như bia, nước ngọt, nước
suối. Tất cả đều phải rót ra cốc to.


* Rượu dùng trong bữa chính: trong tiệc ngồi, khi dùng các món chính, người ta thường
không dùng các loại rượu mạnh khai vị nữa như Whisky, GIN mà thông thường người ta
dùng các loại rượu vang đỏ hoặc vang trắng. Vang đỏ dùng khi ăn các món thịt, vang
trắng dùng khi ăn hải sản. Rượu trắng như VODKA, hoặc Mao đài của Trung Quốc, rượu
sâm của Triều tiên hoặc rượu nếp mới của ta được dùng để chúc khi bắt đầu tiệc đứng
hoặc tiệc ngồi, tiệc lớn cũng như tiệc nhỏ (chúc rượu có thể khi bắt đầu hoặc sau khi đã
dùng xong món chính, trước khi chuyển sang món tráng miệng. Ở nước ta, tại các buổi
quốc tiệc, lời chúc rượu hoặc diễn văn được đọc vào đầu buổi tiệc. Trong giới ngoại giao,
lời chúc rượu bắt đầu vào trước lúc ăn tráng miệng). Tuy nhiên, Sâm banh, được sản
xuất đầu tiên vào thế kỷ XIV tại tỉnh Sampagne, Pháp - là loại rượu ngon, quí được sử
dụng rộng rãi, người ta có thể sử dụng vào bất cứ lúc nào, và người ta thường dùng vào
giờ phút trang trọng nhất của buổi tiệc để chúc tụng khách.
* Rượu dùng sau bữa ăn: Trong các bữa tiệc ngồi trang trọng, sau khi dùng tráng miệng
xong, người ta thường mời khách dùng trà, café. Lúc này, người ta thường mời khách
các loại rượu mạnh để tiêu cơm, người ta thường gọi là rượu cho digestive. Đó là các
loại rượu có nồng độ cao như Cognac (là loại rượu sản xuất từ nho, có độ mạnh tại vùng
đất Cognac, thuộc quận Charante cũng là nơi sản xuất ra Sâmbanh (vì có mùi thơm đặc
biệt nên người ta thường mời bạn bè khi chia tay để nhắc nhở người đi xa luôn nhớ đến
hương thơm của rượu quê hương nên dần dần trở thành tập quán dùng rượu cognac để
tiễn người sắp đi xa).
Ngoài rượu Cognac, người ta thường dùng các loại XO, Remy Martin cũng thường được
dùng cho digestive. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ta thường dùng cả các loại rượu này trong
khi dùng các món ăn chính. Đây là theo thói quen. Trong các cuộc gặp gỡ bạn bè thì tuỳ
sở thích, nhưng trong các buổi tiệc chính thức của lãnh đạo ta nên dùng các loại rượu

cho đúng thời điểm thích hợp.
Trong các buổi tiệc đứng thì việc sử dụng đồ uống có thể tự do hơn, theo ý thích.
4. Trang trí bàn tiệc
Các bàn tiệc cần trang trí giống nhau, trừ bàn danh dự để tránh cảm tưởng chủ nhà phân
loại khách.
Bàn tiệc phải được trải khăn, khăn bàn phải là vải trắng, được là phẳng, trải ngay ngắn,
nếu có thể lót một lớp nỉ, dạ hoặc vải dày bên dưới để cho cốc, chén vững chắc, được
phủ cách mặt đất vài cm, khăn bàn danh dự được trải chấm đất. Không trải khăn ni-lông,
vải hoa.
Trên bàn tiệc nên trang trí một vài cành lá, hoa tươi cho thêm đẹp đẽ, trước mặt khách
chính có thể bày bát hoa đẹp, nếu là lọ hoa cao để trước mặt khách, khi bắt đầu ăn phải
đem đi chỗ khác để khỏi vướng khách. Trang trí hoa là một yếu tố quan trọng trong bữa
tiệc. Hoa trang trí bàn tiệc thường theo mùa, nhưng không nên chọn loại hoa có mùi quá
gắt làm mất sự hứng thú thưởng thức món ăn. Màu sắc nên chú ý. Hoa không nên cắm
cao che khuất những nhân vật tham gia bữa tiệc.
Phòng chiêu đãi nên có lối đi rộng rãi, bàn ghế phải được lau chùi sạch sẽ, sắp xếp ngay
thẳng. Ghế ngồi không nên kê chật quá làm cho khách ngồi ăn không được thoải mái và


khó cho người phục vụ. Cần kiểm tra lại ghế xem có bị gãy, bị bửa lưng ghế ra không.
Phòng chiêu đãi phải được trang hoàng sang trọng; đèn trong phòng chiêu đãi phải đủ
sáng nhưng không làm khách chói mắt.
Dụng cụ chiêu đãi phải được lau chùi thật sạch sẽ, không sứt mẻ. Dụng cụ ăn, uống phải
đầy đủ theo yêu cầu của thực đơn: ăn cơm Âu cần những thứ gì và ăn cơm Á cần những
bát, đũa gì…
Sắp xếp chỗ ngồi trong chiêu đãi (tiệc ngồi) phải tương xứng với cương vị của khách.
Phải có sơ đồ bàn tiệc để trong phòng tiếp khách hoặc phải có người giúp khách tìm chỗ
ngồi, tránh để khách đi đi lại lại tìm chỗ ngồi trong phòng chiêu đãi. Phải cân nhắc và
thận trọng trong việc sắp xếp chỗ ngồi xung quanh bàn tiệc. Xếp không đúng với cương
vị của khách thường làm cho khách không hài lòng, nhiều khi phản ứng.

5. Tiếp đón khách:
Trong các hoạt động tiếp tân, chủ nhân bao giờ cũng đón khách ở lối ra vào phòng tiệc
hoặc tại sảnh. Đây là một hình thức biểu thị sự trọng thị và thân tình nhất của chủ nhân
đối với khách. Bên cạnh người chủ chỉ phải bố trí một quan chức lễ tân hay cán bộ đối
ngoại - người biết rõ danh sách khách mời để giới thiệu khách cho chủ nhân của hoạt
động lễ tân đó. Sau khi phần lớn khách đã tới và nhất là sau khi khách chính tới thì chủ
nhân có thể giao cho một người thân cận nào đó đứng đón khách. Còn người chủ tiệc sẽ
đứng với khách danh dự hoặc hoà nhập vào đám đông. Tuy nhiên, đối với cuộc chiêu đãi
của Nguyên thủ quốc gia hoặc Thủ tướng Chính phủ thì chủ nhân trực tiếp đón khách là
rất hạn chế, trừ trường hợp chiêu đãi một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu
Chính phủ khác. Còn các cuộc chiêu đãi như nhân dịp quốc khánh, năm mới thì do một
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc đôi khi là Vụ trưởng Vụ Lễ tân đứng đón khách.
6. Giới thiệu khách: Trong một cuộc tiếp khách, vai trò của chủ nhân là phải tạo điều
kiện cho khách dễ dàng làm quen với nhau trong suốt buổi tiếp. Do đó, chủ nhân phải có
trách nhiệm giới thiệu khách với mọi người, nhất là với khách tham dự. Theo tập quán
chung, người ta không giới thiệu những nhân vật hàng đầu như vua chúa, Tổng thống,
Thủ tướng… với quan khách vì họ là người nổi tiếng. Theo phép lịch sự, người ta thường
giới thiệu nam, nữ cấp dưới và cấp trên (trừ các nhân vật VIP trên). Nhìn chung trong các
cuộc giao tiếp, nếu không có chủ nhân ở đó, thông thường thì người đến sau tự giới
thiệu với người đến trước. Người tiếp và người được giới thiệu đều có nghĩa vụ giơ tay
ra bắt. Nhưng người phụ nữ thường chủ động đưa tay cho nam giới bắt. Riêng đối với
khách là người Hồi giáo cần phải chú ý. Một số nước như Iran và Arập Saudia, nam nữ
không bắt tay nhau nên ta không chủ động bắt tay trước.
Trong các buổi quốc yến, thí dụ buổi dạ tiệc chào đón Nguyên thủ quốc gia hay người
đứng đầu Chính phủ, ở một số nước vẫn giữ tập quán hai vị Nguyên thủ hoặc hai Thủ
tướng đứng bắt tay quan chức hai nước đến chào trước khi vào bàn tiệc theo danh sách
do một cán bộ lễ tân tại nước sở tại đọc với đầy đủ họ tên và chức vụ. Cũng có nơi,
Nguyên thủ của một nước tự giới thiệu quan chức của nước mình. Có một số nước
Nguyên thủ hoặc Thủ tướng tiếp ngắn Nguyên thủ hoặc Thủ tướng nước khách thăm
cùng với một số nhân vật quan trọng trong một phòng chờ trước khi sang phòng tiệc.

Đây cũng chính là nơi trao đổi tặng phẩm để ghi nhớ một cuộc viếng thăm. Tuy nhiên,
hình thức trao đổi tặng phẩm này đang được đơn giản hoá bằng cách trao qua đường lễ


tân.
7. Quan tâm đến khách: chủ nhân cần có hình thức quan tâm đến khách mời. Tuy
nhiên, trong mọi trường hợp, chủ nhân cần dành cho khách tham dự sự quan tâm đặc
biệt, tránh để khách rơi vào tình trạng đơn độc, vì do vị trí đặc biệt của họ, các khách mời
thường có thái độ thận trọng không lại gần các nhân vật quan trọng nếu không được
phép hoặc họ bị vây quanh bởi các phóng viên hoặc những người đã quá quen biết. Bởi
vậy, cần có một nhân vật được chỉ định rõ ràng, thường là chủ nhân luôn luôn đi cùng với
khách danh dự, tránh cho khách rơi vào những tình huống khó xử hoặc tạo thuận lợi cho
khách tiếp xúc với khách tham dự càng nhiều càng tốt. Những cử chỉ quan tâm đó không
chỉ là một việc làm lịch sự mà còn tạo thuận lợi cho sự giao tiếp và hiểu đúng ý nghĩa của
sự hiện diện đó.
8. Cách sử dụng dụng cụ ăn uống trong bàn tiệc
* Dụng cụ ăn và thứ tự:
Việc sử dụng dụng cụ ăn thường gây ra lúng túng cho những người dự tiệc khi ăn theo
kiểu Âu. Đây cũng là điều dễ hiểu vì văn hoá của mỗi dân tộc mỗi khác và đối với mỗi
người Việt Nam việc dùng đũa trong suốt bữa ăn, cho tất cả các món ăn đã trở thành quá
quen thuộc. Còn việc sử dụng dụng cụ ăn Âu thì rất hạn hữu. Tuy nhiên, việc sắp xếp và
sử dụng các dụng cụ ăn rất đơn giản và theo lô-gích: bắt đầu bằng những cái xa đĩa ăn
nhất và kết thúc với những cái sát đĩa ăn nhất. Khác với đôi đũa Việt Nam - dụng cụ ăn
uống rất đa dạng như gắp, rẽ, dằm, xé, và cơm; và giúp nối dài tay khi cần thiết. Trong
khi đó, dụng cụ ăn của người phương Tây rất chuyên dụng, thứ nào việc nấy. Dao ăn
luôn ở bên tay phải - điều này xuất phát từ tục lệ dao luôn ở bên mình, dù ở trong nhà
hay ở ngoài – và dao là dụng cụ đầu tiên của người du mục, của dân lấy thịt là chính.
Dao luôn ở bên tay phải, ngay cả khi đeo dao bên tay trái, động tác tự nhiên là rút ra, đặt
bên phải. Nĩa xuất hiện sau, chiếm chỗ còn lại bên tay trái.
* Cách cầm dao nĩa:

Do dao xếp bên phải, nĩa ở bên trái nên người ta nghĩ rằng tay trái cầm nĩa, tay phải cầm
dao. Thực ra cầm tay nào cũng được. Tuy nhiên, cũng như xếp bàn tiệc, cũng có cách
cầm nĩa tay trái - kiểu Anh, tay phải - kiểu Pháp. Cầm nĩa tay trái thì răng nĩa quay xuống
dưới. Nếu cầm nĩa tay phải thì răng nĩa hướng lên trên - kiểu như xúc thức ăn để đưa lên
miệng và người ta cầm nĩa tay phải để ăn các thức ăn không cần phải cắt như cá, trứng,
đồ tráng miệng. Do vậy chỉ cầm nĩa ở tay phải khi cần thiết.
Khi không sử dụng dao, người ta đặt dao lên thành đĩa, lưỡi quay vào phía trong. Khi kết
thúc một món ăn, người ta đặt dao và nĩa song song trong lòng đĩa. Đây là quy ước “tôi
đã dùng xong món ăn” tạo điều kiện thuận tiện cho người phục vụ.
Cũng như dao, nĩa, khi ăn bánh mỳ, người ta dùng dao phét bơ, do vậy phía tay phải
người ta đặt đĩa bơ và dao phết bơ. Phía tay trái - người ta đặt đĩa bánh mỳ. Nước chấm
(khi ăn nem) người ta đặt ở phía tay trái - cầm nĩa. Đây là điều người tổ chức bữa tiệc và
thực khách cũng cần phải biết.
9. Giao tiếp trong chiêu đãi
Chiêu đãi là một dịp tốt để tất cả mọi người tham dự trao đổi, chuyện trò. Thất tẻ nhạt và
buồn chán khi mọi người đều ngại ngùng, giữ ý và ít cởi mở trong bữa ăn. Lời khuyên đối


với người đi dự chiêu đãi và giữ vẻ tự nhiên trong giao tiếp với những người ngồi gần
mình. Cố gắng tham gia vào cuộc đối thoại của mọi người trên bàn tiệc. Muốn nói chuyện
khi ăn, nên gác dao nĩa lên mép đĩa lớn. Tuyệt đối không cần nĩa dao trong tay và ra điệu
bộ khi nói chuyện. Vừa ăn vừa nói chuyện từ tốn. Tránh nói chuyện với thức ăn trong
miệng
Giao tiếp thế nào, trao đổi cái gì? Có rất nhiều chuyện để nói, ví dụ như: Khi đến nơi
chiêu đãi cần đến chào chủ nhà và cảm ơn lời mời. Khi vào bàn tiệc, nên đến bắt tay
chào hỏi những người ngồi cạnh hoặc trước mặt mình, tự giới thiệu về mình để làm
quen.
Trong bữa ăn có thể nói chuyện về thời tiết, khí hậu, sở thích, món ăn… Cần tránh sa
vào những chuyện chính trị phức tạp và những vấn đề có thể gây tranh cãi. Trong trường
hợp gặp những vấn đề gây tranh cãi thì đừng tham gia hoặc tìm cách lái câu chuyện

sang chủ đề khác.
Cũng như lúc đến, khi kết thúc tiệc, người được mời cần đến chào, cảm ơn chủ nhà và
nói một lời khen về bữa ăn.
*. Những điều cần biết khi được mời dự chiêu đãi
- Tìm hiểu chủ nhà là ai, ở cấp nào, mục đích của buổi chiêu đãi, thành phần dự tiệc…;
- Có đi dự hay không đi dự tiệc (để chủ tiệc không bị động, lúng túng);
- Có quy định trang phục cho buổi tiệc hay không;
- Đến đúng giờ theo giấy mời (đặc biệt là tiệc ngồi);
- Tiệc ngồi thường có sơ đồ xếp bàn tiệc, trước khi vào phòng tiệc nên quan sát để nhận
biết chỗ ngồi của mình;
- Khi ngồi xuống ghế thì lấy khăn ăn trải trên hai đùi, không cài khăn lên cổ áo hay thắt
lưng. Chỉ dùng khăn ăn để chấm thức ăn ở miệng chứ không dùng lau mặt;
- Tư thế ngồi: thẳng lưng và chỉ cúi đầu khi ăn, không để cùi tay lên trên bàn;
- Khi bắt đầu ăn, chờ cho chủ và khách chính lấy thức ăn rồi mới lấy cho mình
- Đừng ăn uống khi chủ và khách phát biểu;
- Ngồi cạnh phụ nữ nên mời và nhường phụ nữ lấy thức ăn trước. Không dùng dụng cụ
ăn của mình để lấy thức ăn mời người khác, không ép uống rượu hoặc ăn những món
mà người khác có ý không thích.
- Lấy thức ăn vừa phải, ăn hết mời lấy tiếp. Nên ăn mỗi thữ một ít, không nên ăn NHIỀU
QUÁ MỨC một món riêng nào đó.
- Trong khi ăn tránh nhai tóp tép;
- Chuyển thức ăn sang bên phải. Đừng lấy miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa. Đừng yêu
cầu phục vụ tiếp lần thứ 3 cho một món ăn. Nên ăn hết tất cả những thứ có trên đĩa của
bạn.
- Muốn xỉa tăm phải dùng tay che miệng
- Khi dự tiệc đứng, lấy thức ăn xong nên rời ngay khỏi bàn, nhường chỗ cho người khác
vào lấy thức ăn
- Khi có việc cần phải về sớm, nên gặp chủ nhà giải thích để được thông cảm.
- Ngồi – chỉ nên ngồi khi gia chủ mời ngồi hoặc khi bạn hỏi.
- Nhiều gia đình sẽ cầu nguyện trước bữa ăn, nếu bạn không theo đạo, yên lặng và tôn

trọng nghi lễ này.
- Nếu bạn không ăn món nào, chỉ cần chuyển sang cho người khác, nếu gia chủ mời, trả
lời "It looks good, but I think I won't have any thank you."


- Cố gắng giữ bàn ăn và khăn ăn sạch sẽ. Không vứt xương hoặc các thứ khác lên bàn.
- Không nhổ bất cứ cái gì. Nếu bạn không nuốt nổi thứ nào đó, dùng khăn ăn.
- Không ợ hơi, không húp sì sụp (súp, canh hoặc mỳ).
- Khi thức ăn được chuyển đến cho bạn, nhớ nói "Thank You."
- Không với tay qua bàn để lấy thứ gì đó – rât bất lịch sự. Hãy nhờ người ở gần đưa
giúp. Nếu bạn muốn món nào đó nhưng nó không ở gần bạn, hãy nói “Please pass
the…”
- Nếu bạn phải rời bàn tiệc một chốc, nhớ nói "Excuse me for a moment, please."
- Nếu gia chủ mời bạn một món bạn không quen, nhớ nói "Thank you. It looks very good,
but I'm not quite used to American food yet. Maybe next time, thanks."
- Không chạm vào mũi, tóc hay răng vào thức ăn trên bàn tiệc.



×