Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

phân tích khái niệm vô thức và vai trò của vô thức 9điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.12 KB, 4 trang )

Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta
thường gặp những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động
của con người (người mắc chứng mộng du, người bị thôi miên…). Hiện tượng
tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được, trong tâm lý học gọi là vô thức.
Vô thức là loại hiện tượng tâm lý trong đó chủ thể không có nhận thức, không tỏ
được thái độ và không thể thực hiện được sự kiểm tra có chú ý đối với chúng.
Nói cách khác, vô thức bao gồm những hiện tượng tâm lý mà ở đó ý thức
không thực hiện được chức năng của mình. Đó là những hiện tượng: Hiện tượng
quên, hiện tượng sực nhớ, bản năng, hiện tượng lóe sáng, linh cảm, tiềm thức,
tiền ý thức và các hiện tượng tâm lý diễn ra trong trạng thái hệ thần kinh bị ức
chế...
Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe câu nói “vô ý thức” (vô ý thức tổ
chức, vô ý thức tập thể), ở đây có thể hiểu “vô ý thức” thể hiện sự thiếu ý thức
tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể, mà vẫn có ý thức về việc làm sai trái của
mình. Chỉ hiện tượng tâm lí không có ý thức, chưa nhận thức được mới có thể
coi là vô thức. vậy vô thức có đặc trưng gi?
Thứ nhất, đó là tính không nhận thức được. ví dụ như , vào một đêm nọ, A
đã rời khỏi giường khi ngủ, đi vòng quanh nhà, trèo lên mái nhà. hiện tượng này
lặp đi lặp lại, tuy nhiên vào sáng hôm sau khi tỉnh thức hoàn toàn, A quả quyết là
đêm hôm qua, mình đã ngủ một giấc say sưa, ngon lành và chả có việc gì xảy ra.
Đây là hiện tượng vô thức,(hay mộng du) là hiện tượng tâm lí diễn ra trong trạng
thái hệ thần kinh của A khi bị ức chế. Khi ngủ, mọi cơ quan trong cơ thể A đang
ở trạng thái nghỉ. Mọi kí ức về việc mộng du trong giấc ngủ đều vượt ra ngoài
tầm kiểm soát của A, A không thể nhận thức được mình đã làm gì trong giấc mơ
dù hành động của A có thể gây nguy hiểm cho chính mình.
Thứ hai, chủ thể không thể hiện được thái độ của mình với chúng khi chúng
đang diễn ra. Trong tình huống trên, Do không có nhận thức nên A không thể thể
hiện thái độ của mình đối với hiện tượng mộng du. A không chủ ý “mộng du” và
thực hiện những hành vi như vậy, A không thể hiện được cảm xúc của mình
(thích hay không thích), sợ hãi, lo lắng…. Hiện tượng này diễn ra tựa như ngẫu



nhiên và thường ngày vào những lúc A đi ngủ, và chỉ sau khi xảy ra, sau khi có
nhận thức về việc mình đã làm (có thể do mọi người kể lại) A mới tỏ thái độ
(phản đối, quả quyết không có như vậy).
Thứ ba, A không thể thực hiện được sự kiểm tra có chú ý đối với hiện tượng đó.
Có nghĩa là A không thể kiểm soát hành vi của mình, không hề có ý thức điều
khiển hành vi đó và có phần là bản năng trong A thực hiện.
1.Các hiện tượng vô thức.
-Hiện tượng quên và sực nhớ: quên là con người không tái hiện lại được các
thông tin cũ vào thời điểm cần thiết. Ví dụ: quên kiến thức đã học của 1 năm
trước, quên 1 ai đó….Sực nhớ là khả năng bất chợt tái hiện được một lượng
thông tin nào đó. Ví dụ: trên đường đi Sực nhớ mình không theo sách vở khi đi
học…
-Bản năng là tổng hòa các thành tố bẩm sinh của hành vi, tâm lý con người và
động vật; là sự say mê, các hành vi bột phát hoặc là những phản xạ không điều
kiện. Ví dụ: Toàn bộ đời sống tâm lý trẻ từ lọt lòng đến khoảng 15 – 18 tháng
tuổi do vô thức điều khiển như bản năng dinh dưỡng, …
-Lóe sáng là hiện tượng mà bất chợt con người nhận ra nó mà trước đó con
người cố gắng mãi cũng không tìm ra. Ví dụ: Nhà vật lý học Ác-si-mét phát hiện
ra lực đẩy của nước khi đang ngâm mình trong bồn tắm.
-Linh cảm là hiện tượng một quyết định hay một ý nghĩ xuất hiện trong điều
kiện thiếu thông tin, nghĩa là bằng con đường lập luận logic thì không thể có. Ví
dụ: bước chân ra đường, có linh cảm hôm nay mình sẽ gặp xui xẻo…
-Tiềm thức là những hiện tượng vốn ban đầu được ý thức nhưng sau đó bị đẩy
xuống hoặc chìm sâu vào trong tâm thức, thỉnh thoảng trong điều kiện nào đó
mới được ý thức. Ví dụ: nếp nghĩ, thói quen...
-Tiền ý thức là hiện tượng nằm ngay sát ngưỡng ý thức mà con người chỉ mang
máng, mơ hồ, không rõ vì sao. Ví dụ: M cảm thấy khao khát một cái gì đó, lúc
lại thấy chán nản mà không cần nữa mà không rõ vì sao…



-Các hiện tượng tâm lý diễn ra trong trạng thái hệ thần kinh bị ức chế. Ví dụ:
Giấc mơ, mộng du, mê sảng, nói nhảm...
2. vai trò của vô thức trong đời sống.
Sự quên góp phần giảm sự quá tải của đầu óc, trong việc xử lí khối lượng lớn
tài liệu, dữ liệu tin tức diễn ra hàng ngày, lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo độ
chính xác, cần thiết của tư duy khoa học, tránh việc căng thẳng quá tải hoặc
tránh sự ảnh hưởng từ những ký ức buồn trong quá khứ. Ví dụ, ta nên quên đi
những tình tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống mà chỉ cần giữ lại những gì có ý nghĩa
lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người.
Bản năng giúp ta thỏa mãn một số nhu cầu nhất định trong cuộc sống, cần thiết
trong cuộc sống như phản xạ không điều kiện ví dụ như con người cần uống
nước, em bé sơ sinh có nhu cầu dinh dưỡng bú mẹ….
Hiện tượng lóe sáng giúp con người “xuất thần” tìm ra, nghĩ ra những điều mới
lạ mà trước đó cố gắng không thể nghĩ ra như phát minh, định luật, như định luật
vạn vật hấp dẫn của Niuton.
Giải tỏa nhũng ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những
ham muốn bản năng không được bộc lộ ra ngoài và thực hiện trong quy tắc của
cộng đồng, nó có thể thiết lập lại thế cân bằng trong hoạt động của con người mà
không dẫn tới tình trang ức chế quá mức. ví dụ như 1 người muốn biết bay trong
mơ anh ta mơ bay trên mái nhà, bay trên ngọn cây…
Trong lĩnh vực pháp luật, Vô thức đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người, qua phân tích các hành vi biểu
hiện ở trạng thái vô thức giúp ta hiểu được các hiện tượng tâm lý (thái độ, suy
nghĩ, quan hệ… của con người).. Ví dụ, nhờ linh cảm, thẩm phán có thể tin rằng
bị cáo hoàn toàn không có tội, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt, chẳng
hạn như dừng phiên tòa để tiếp tục điều tra hoặc sử dụng một số biện pháp khác
(Vụ án Tô Đông Pha cũng thuộc trường hợp này)...
a.


Tiêu cực
Bản năng con người quá lớn đôi khi làm cho hành động một cách thiếu ý thức,
trái phép tắc, chỉ thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Sự quên nhiều khi khiến con


người quên đi những điều quan trọng, những thứ có ý nghĩa trong cuộc sống.
Linh cảm chưa hẳn đã là chính xác. Nhiều khi linh cảm sai sẽ dễ dẫn đến những
quyết định sai. Ví dụ: Nếu linh cảm rằng có sóng thần, nhưng trên thực tế không
có sóng thần sẽ dễ dẫn đến hoảng loạn. và các hiện tượng mộng du hay thôi
mien đôi khi mang lại hậu quả nguy hiểm cho con người….
Vì vậy cần nhận thức vai trò đúng đắn của vô thức trong đời sống, nếu
phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu đầy đủ về con người, tuy nhiên không nên
cường điệu hóa, tuyệt đối hóa, thần bí hóa vô thức, không nên coi vô thức là
hiện tượng tâm lí cô lập tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh và không liên
quan gì đến ý thức. giữ vai trò chủ đạo trong con người là ý thức chứ không phải
vô thức, nhờ có ý thức mới điều khiển được vô thức hướng tới chân thiện mĩ. Vô
thức chỉ là một khâu trong cuộc sống có ý thức của con người.



×