Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

tiểu luận phân tích tình hình hoạt động và vai trò của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán trong nền kinh tế việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.86 KB, 38 trang )

Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Tiểu luận
Phân tích tình hình hoạt động và vai trị
của cơng ty cổ phần và thị trường chứng
khoán trong nền kinh tế Việt nam hiện nay.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 1


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Mục lục
Giới thiệu vấn đề
Chương I. Công ty cổ phần
I.

Khái niệm và những vấn đề chung của công ty cổ phần

II.

Nguyên tắc hoạt động của cơng ty cổ phần

III.


Các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần

IV.

Vai trị của cơng ty cổ phần trong nền kinh tế quốc dân

V.

Những thành tựu và hạn chế của công ty cổ phần trong nền kinh tế Việt Nam hiện
nay
Chương II. Thị trường chứng khốn

I.
II.

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán
Khái niệm thị trường chứng khoán và những thuật ngữ cơ bản có lien quan

III.

Điều kiện để các chứng khoán được niêm yết

IV.

Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khốn

V.

Nhận định tình hình thị trường chứng khốn hiện nay và hướng đi nào cho trương lai


Chương III. Tổng kết
Tài liệu tham khảo

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 2


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn
Giới thiệu vấn đề.

Xuất phát từ thực tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị
trường ,do đó ,việc hình thành các cơng ty cổ phần (CTCP ) và vấn đề cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước (DNNN ) là tất yếu đối với quá trình phát triển mạnh của nền kinh tế thị
trường . Hình thức CTCP đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII ,
mà trước tiên là ở nước Anh sau đó là nước Pháp . Trải qua quá trình phát triển của nền kinh
tế, nhất là trong giai đoạn mà cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra thì CTCP phát triển rất
mạnh mẽ. Đến những năm đầu thế kỷ XX thì CTCP đã trở thành hình thức kinh doanh rất
phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh. Với Việt Nam chúng ta, từ
khi đất nước được thống nhất, do phải giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh . Mặt khác
do cơ chế kinh tế và xuất phát điểm của chúng ta thấp. Chính vì vậy, mà việc khôi phục nền
kinh tế tuy đã đạt được nhiều thành cơng, song cũng cịn nhiều hạn chế. Do đó mà đại hội
Đảng lần thứ VI (12/ 1986) đã đánh dấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt nam. Đó là quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, Nó khơng
chỉ làm thay đổi một cách sâu sắc nền kinh tế nước ta về cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế
và quan hệ sở hữu mà còn làm xuất hiện hình thức tổ chức kinh tế mới đó là CTCP. Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Hiến pháp 1992 đều khẳng định: Nền kinh tế
nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều
thành phần đó, kinh tế quốc doanh được xác định giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế
khác hoạt động theo luật và bình đẳng trước pháp luật
Cơng ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối với nước ta là tương đối mới. Trước đây chưa
có Luật doanh nghiệp thì nó hoạt động theo Luật cơng ty. Khi Luật doanh nghiệp ra đời
(tháng 12 năm 1999) thì cơng ty cổ phần được xác định đầy đủ và rõ ràng hơn, là một trong 4
loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp. Cũng chính từ đó mà cơng
ty cổ phần phát triển mạnh hơn và ngày càng phát huy được những ưu thế của nó trong nền
kinh tế. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì cơng ty cổ phần rất có ưu thế trong việc
huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng. Mặt khác với việc hình thành thị trường
chứng khốn ở nước ta thì công ty cổ phần là điều kiện quan trọng và tiên quyết cho sự hoạt
động của thị trường này, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình hoạt động và vai trị của cơng ty cổ phần và thị
trường chứng khốn trong nền kinh tế Việt nam hiện nay.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 3


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Chương I. CÔNG TY CỔ PHẦN
I.
1.

KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Khái niệm công ty cổ phần.


Công ty cổ phần là hình thức phát triển của sở hữu hỗn hợp, từ hình thức vốn của một chủ
sang hình thức vốn của nhiều chủ diễn ra trên phạm vi công ty. Nó là sản phẩm tất yếu của
q trình xã hội hoá về mặt k inh tế xã hội (mặt sở hữu) và cũng là sản phẩm tất yếu của quá
trình tích tụ và tập trung hố sản xuất của nền sản xuất lớn hiện đại. C.Mác vàF.Ănggen đã
xem hình thức sở hữu vốn cổ phần là “điểm quá độ”từ tư hữu tư sản sang sở hữu xã hội về
tài sản trong khn khổ của chủ nghĩa tư bản.
2.
Lịch sử hình thành công ty cổ phần.
Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ 16 ở các nước tư bản phát triển như một nhu cầu khách
quan của lịch sử. Trong suốt mấy trăm năm qua các công ty cổ phần đã chiếm một vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển
của hình thức cơng ty cổ phần trên thế giới gồm các giai đoạn sau:
2.1 Giai đoạn mầm mống.
Trong những năm đầu của phuơng thức sản xuất TBCN các nhà tư bản lập ra các xí nghiệp
TBCN riêng lẻ, hoạt động độc lập thuê mướn công nhân và bóc lột lao động làm thuê. Dần
dần cùng với sự phát triển của sức sản xuất và chế độ tín dụng họ đã liên kết với nhau, dựa
trên quan hệ nhân thân (gia đình) và chữ tín góp vốn kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Từ
doanh nghiệp nhóm bạn dần dần phát triển thành doanh nghiệp góp vốn. Năm 1553 công ty
cổ phần đầu tiên ở Anh thành lập với số vôn 6000 bảng Anh phát hành 240 cổ phiếu, mỗi cổ
phiếu là 25 bảng Anh để tổ chức đội bn gồm 3 chiếc thuyền lớn tìm đường sang Ấn Độ
theo hướng Đông Bắc.
Năm 1801 tại Luân Đơn sở giao dịch chứng khốn chính thức ra đời tạo ra thị trường chứng
khoán. Thị truờng chứng khoán liên quan tới doanh nghiệp cổ phần bao gồm cả cổ phần tư
nhân và doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước đứng ra thành lập. Theo Các Mác "Trong bước
đầu của nền sản xuất TBCN một số ngành sản xuất đòi hỏi một số tư bản tối thiểu mà lúc đó
từng cá nhân riêng lẻ chưa thực hiện được. Tình hình đó dẫn đến Nhà nước phải trợ cấp...
Mặt khác điều đó cũng dẫn đến việc thành lập những nơi nắm giữ độc quyền do pháp luật
thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp và thương nghiệp nhất định". Như
vậy trong giai đoạn này cơng ty cổ phần có hai loại:

+ Doanh nghiệp góp vốn hoặc doanh nghiệp nhóm bạn
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 4


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

+ Doanh nghiệp do Nhà nước lập bằng hình thức phát hành trái khốn (Ở Mỹ gọi là cổ
phần công cộng) hoặc doanh nghiệp Nhà nước góp vốn.
2.2
Giai đoạn hình thành
Trong nửa đầu thé kỷ XIX các cơng ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời với hình thức tổ
chức và hình thức phân phối riêng của chúng. Những quy định cơ bản về công ty cổ phần đã
ra đời (ở Pháp vào những năm 1806). Công ty cổ phần được thành lập rộng khắp trong các
ngành nghề không chỉ trong thương nghiệp mà trong giai đoạn trước ở các ngành chế tạo,
các lĩnh vực giao thơng vận tải đường sơng, đưịng sắt.
Cổ phiếu phát hành có thể bán trao tay, loại giao dịch chứng khốn này có lúc vượt ra ngồi
biên giới quốc gia thu lợi nhuận theo hình thức lợi tức định kỳ. Một số doanh nghiệp lớn của
tư bản tư nhân bắt đầu phát hành cổ phần, tách người đại biểu quyền sở hữu (hội đồng quản
trị) và người kinh doanh (giám đốc) ra làm hai. Các sở giao dịch chứng khốn cũng hình
thành phổ biến ở các nước Phương Tây tuy nhiên trước những năm 70 của thế kỷ XIX cơng
ty cổ phần cịn ít và hình thức chưa đa dạng, quy mơ cịn nhỏ.
2.3 Giai đoạn phát triển
Sau những năm 70 của thế kỷ XIX công ty cổ phần phát triển rất nhanh phổ biến ở tất cả các
nước tư bản, các ngành có quy mơ sản xuất mở rộng, tập trung tư bản diễn ra với tốc độ chưa
từng có, ra đời các tổ chức độc quyền như Các ten – Xanh đê ca – Cơ vốt. Các công ty nắm
giữ cổ phần khống chế ra đời tạo thành kết cấu chuỗi. Công ty mẹ -công ty con – cơng ty

cháu hình thành một tập đồn doanh nghiệp xuyên quốc gia.
Đến năm 1930 số công ty cổ phần của Anh là 86000, 90% tư bản chịu sự khống chế của
cơng ty cổ phần. Ở Mỹ 1909 có tổng số 262000 công ty cổ phần. Đến năm 1939 số công ty
cổ phần ở Mỹ chiếm 51,7% trong tổng số các xí nghiệp nơng nghiệp và 92,6% giá trị tổng
sản lượng công nghiệp.
2.4
Giai đoạn trưởng thành
Sau chiến tranh thế giớ thứ hai cơng ty cổ phần có những đặc điểm mới:
- Dùng hình thức cổ phần để lập ra các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia để liên hợp
kinh tế và quốc tế hố cổ phần hình thành các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế
- Thu hút công nhân viên chức mua cổ phần thực hiện " chủ nghĩa tư bản nhân dân" để làm
dịu mâu thuẫn giữa lao động và tư bản đồng thời thu hút vốn một cách thuận lợi
- Cơ cấu tổ chức của cơng ty cổ phần tại các nước ngày càng hồn thiện, pháp luật ngày
càng kiện toàn và mỗi nước đều có những đặc điểm riêng.
3.
Điều kiện để hình thành cơng ty cổ phần.
3.1. Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn
Cơng ty cổ phần là cơng ty có nhiều người đứng sở hữu. Nếu công ty chỉ thuộc một chủ sở
hữu thì dù chủ sở hữu đó là một cá nhân hay một tổ chức thì đó khơng phải là công ty cổ

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 5


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

phần mà thuộc một loại hình cơng ty khác có thể là cơng ty tư nhân, công ty TNHH một

thành viên hay Công ty liên doanh ( nếu chủ sở hữu là Nhà nước).
3.2. Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi nhuận
Đây là hình thức đầu tư mạo hiểm nhất so với các hình thức đầu tư khác như mua công trái,
trái phiếu, gửi ngân hàng... Trong kinh doanh có khả năng bị phá sản nhưng bù lại là hình
thức đầu tư có hứa hẹn nhất và khơng bị lạm phát với món tiền lớn.
3.3. Lợi nhuận thu được phải có đủ sức hấp dẫn người có vốn tham gia kinh doanh
Nếu lợi nhuận trong kinh doanh mang lại lớn hơn lợi tức ngân hàng hoặc lợi tức do đầu tư
vào các lĩnh vực khác và lớn hơn đủ mức cần thiết thì người có vốn mới sẵn sàng góp vốn
vào cơng ty cổ phần để tham gia kinh doanh.
3.4. Phải có sự nhất trí thành lập cơng ty
Những người có vốn muốn tham gia kinh doanh phải thoả thuận được với nhau để cùng góp
vốn và đứng ra thành lập công ty cổ phần trên cơ sở những quy định của pháp luật. Nếu
không thoả thuận được thì cơng ty cổ phần khơng thể thành lập được.
II.

NGUN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1.
Khái niệm về cổ phần cổ phiếu và cổ đông.
Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là các cổ phần. Chứng
chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một
số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Giá trị
của mỗi cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ phiếu bảo đảm cho người chủ sở hữu có
quyền lĩnh một phần thu nhập của công ty tương ứng với số tiền ghi trên cổ phiếu.
Một công ty chỉ được phép phát hành một số lượng cổ phiếu nhất định. Cổ phiếu thường và
cổ phiếu ưu đãi do cơng ty phát hành hình thành nên vốn cổ phần của công ty. Cổ phiếu
chứng minh tư cách thành viên của những người góp vốn vào công ty cổ phần, những thành
viên này gọi là cổ đơng. Mỗi cổ đơng có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Quyền và trách
nhiệm, lợi ích của mỗi cổ đông phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu của họ trong công ty. Cổ
đông nắm được số lượng cổ phiếu khống chế thì có thể nắm được quyền chi phối mọi hoạt

động cuả công ty.Theo điều 51 và 53 của Luật doanh nghiệp Việt Nam thì :
- Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ cổ đông sở hữu cổ
phần ưu đãi. Và trong ba năm đầu từ khi thành lập công ty cổ đông sáng lập chỉ được chuyển
nhượng cổ phần nếu được sự đồng ý của Đại hội Đồng cổ đông
- Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số
lượng tối đa
- Cổ đơng có hai loại là cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thơng có các
quyền cơ bản như : tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông ( mỗi cổ phần có một phiếu biểu quyết), được nhân cổ tức với mức theo quy
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 6


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

định của Đại hội đồng cổ đơng... Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% số cổ phần
phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của
điều lệ cơng ty có quyền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát, yêu cầu triệu
tập họp Đại hội đồng cổ đông .
2.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.

Do đặc điểm nhiều chủ sở hữu trong công ty cổ phần nên các cổ đông không thể trực tiếp
thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thơng qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực
tiếp quản lý công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và
Ban kiểm sốt.

Đại hội cổ đơng là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, là Đại hội của những cổ
đông sở hữu đối với công ty cổ phần. Đại hội cổ đơng có 3 hình thức là: Đại hội hội đồng cổ
đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông bất thường và Đại hội hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của cơng ty cổ phần bao gồm những thành viên
có trình độ chun mơn cao và quản lý giỏi để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đại hội hội
đồng cổ đơng giao phó. Số thành viên do Đại hội cổ đông quyết định và được ghi vào điều lệ
của cơng ty. Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị tự bầu chủ tịch Hội đồng và chủ tịch Hội đồng Quản trị có
thể kiêm Tổng giám đốc công ty nếu điều lệ công ty không có qui định khác.
Giám đốc điều hành là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Về thực chất giám đốc điều hành là người làm thuê cho chủ tịch Hội đồng Quản trị. Giám
đốc không làm việc theo nhiệm kỳ mà theo thời hạn hợp đồng ký kết với chủ tịch Hội đồng
Quản trị.
Ban kiểm sốt có vai trị giám sát các hoạt động của cơng ty. Số lượng uỷ viên kiểm
soát theo qui định trong điều lệ của công ty. Những người này không phải là thành viên của
Hội đồng Quản trị và giám đốc.
Phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần: Trong công ty cổ phần quan hệ phân phối được
thực hiện theo nguyên tắc vốn góp của các cổ đơng và phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty.
Lợi nhuận của công ty sau khi dùng cho các khoản chung cần thiết, phần còn lại được chia
đều cho các cổ đông tỷ lệ với phần vốn góp của họ và gọi là cổ tức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sữa việt nam.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 7


Bài tiểu luận


GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

III. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần.
Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 8


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Nhận xét các số liệu chỉ số tài chính.
1.

Chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA).

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản( ROA): tỷ số này dung để đo lường khả năng sinh lời
trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp làm
ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp càng làm ăn có hiệu quả. Tỷ số này cịn cho
biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tại ra thu nhập cho doanh nghiệp.
Công thức:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(ROA) = ( lợi nhuận sau thuế / bình quân tổng tài sản)
x 100%.


Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 9


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Từ công thức trên ta có thể tính được và so sánh chỉ số ROA trong bảng 3 ta thấy được:
Ta thấy tỷ số ROA của 3 năm tương ứng như sau. Năm 2011 ROA= 32.01% điều này có
nghĩa là một đồng tài sản tham gia sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra được 32.01 đồng lợi
nhuận. Năm 2010 ROA= 37.55% điều này có nghĩa là một đồng tài sản tham gia sản xuất
kinh doanh thì tạo ra được 37.55 đ lợi nhuận. Năm 2009 ROA= 32.89% điều này có nghĩa là
một đồng tài sản tham gia sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 32.89 đồng lợi nhuận. Ta thấy
hiệu quả sử dụng tài sản trong sản xuất kinh doanh của công ty khá cao điều đó cho thấy
cơng ty đã sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất để phục vụ sản xuất.
2.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên một động vốn bỏ ra. Tỷ số này cho biết cứ 100
đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương có
nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Cơng thức:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = ( lợi nhuận sau thuế / bình quân tổng nguồn vốn)
x 100%

Từ cơng thức trên ta có thể tính được và so sánh chỉ số ROE trong bảng 3 ta thấy được:

Ta thấy tỷ số của ROE của 3 năm tương ứng như sau. Năm 2011 ROE= 41.27% điều này có
nghĩa là một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được 41.27 đồng lợi nhuận. Năm 2010 ROE= 50.15%
điều này có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra thu được 3.58 đồng lợi nhuận. Năm 2009 ROE=
42.73% điều này có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được 42.73 đồng lợi nhuận. Ta thấy
hiệu quả sử dụng vốn của công ty rất cao khi tạo ra được lợi nhuận từ nguồn vốn ban đầu, vì
vậy ngành sữa là một ngành đầy tiềm năng và mang lai lợi nhuận cao trong thời gian tới.
IV.

VAI TRỊ CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

Với những đặc điểm rất riêng của mình cơng ty cổ phần có vai trị quan trong đối với việc
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, cụ thể là:
- Công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng với quy mô lớn để thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh khổng lồ mà không nhà tư bản riêng biệt nào có thể tự mình
làm nổi. C.Mác đã đánh giá vai trị này của cơng ty cổ phần như sau: "Nếu như cứ phải chờ
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 10


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

cho đến khi tích luỹ làm cho một nhà tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương việc
xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn khơng có đường sắt. Ngược lại qua
cơng ty cổ phần sự tập trung đã thực hiện được việc đó chỉ trong nháy mắt"
- Cơng ty cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn bởi vì : Thứ nhất, do
hình thức tự cấp phát tài chính bằng huy động vốn đã đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp
nâng cao sự quan tâm đến sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Mặt khác do sức ép của cổ đông do

việc địi chia lãi cổ phần và muốn duy trì giá cổ phiếu cao trên thị trường chứng khoán khiến
doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiêụ quả sử dụng đồng vốn. Thứ hai, là do lợi nhuận
của các công ty cổ phần là khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau thúc đẩy nên có thể dẫn
dắt tiền vốn nhàn rỗi từ nhiều kênh khác nhau trong xã hội vào các ngành, các lĩnh vực có
năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận cao làm cho vốn được phân bổ và sử dụng có hiệu
quả trong nền kinh tế.
- Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù đã hạn chế được những tác động
tiêu cực về kinh tế xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chế độ đã
hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của rủi ro thua lỗ. Vốn tự có của cơng ty huy
động thông qua việc phát hành cổ phiếu là vốn của nhiều cổ đơng do đó san sẻ rủi ro cho
nhiều cổ đông. Nhờ vậy khi công ty cổ phần phá sản hậu quả về mặt kinh tế xã hội được hạn
chế ở mức thấp nhất. Cách thức huy động vốn của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phiếu, trái phiếu ở các công ty ở nhiều ngành khác nhau
nên giảm bớt được tổn thất khi công ty bị phá sản so với việc đầu tư vào một công ty. Cơ chế
phân bổ rủi ro này đã tạo điều kiện cho những người có vốn mạnh dạn đầu tư vào một công
ty làm cho nền kinh tế phát triển và có xu hướng ổn định hơn.
- Việc phát hành chứng khốn của cơng ty cổ phần cùng với việc chuyển nhượng mua bán
chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của thị trường chứng
khoán – trái tim của thị trường vốn. Ý nghĩa căn bản của thị trường chứng khốn là ở chỗ :
Đó là nơi các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản
xuất kinh doanh, là nơi khai thơng các nguồn tiết kiệm của những người tích luỹ đến các nhà
đầu tư, là cơ chế phân bổ các nguồn vốn đầu tư phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế thị
trường, và còn là cơ sở quan trọng để Nhà nước qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can
thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn.
- Công ty cổ phần đảm bảo sự tham gia của đông đảo của cơng chúng, lại có cơ cấu tổ chức
quản lý chắt chẽ, phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên đã tạo điều
kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty một cách thực sự, sử dụng được những
giám đốc tài năng, đảm bảo được quyền lợi, lợi ích và trách nhiêm của chủ sở hữu, đẩy
nhanh q trình phân cơng lao động xã hội, thực hiện tốt nguyên tắc " ai giỏi nghề gì làm
Lớp VB15KT002-Đề tài 31


Page 11


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

nghề ấy " giúp mọi người được làm việc ở vị trí thích hợp để có thể phát huy hết tài năng
sáng tạo vốn có của mình.
- Cơng ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia đầu tư của nước
ngoài. Với một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển thì việc đó thu hút nguồn
vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý thơng qua liên doanh liên kết với nước ngồi là vô
cùng cần thiết để phát triển kinh tế trong nước.
V.
NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
1.

Những thành tựu đạt được.

Trong thời gian qua viêc xuất hiện của hình thái công ty cổ phần đã tạo ra sự thay đổi căn
bản về phương thức quản lí,nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh trong từng doanh nghiệp
cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hơn thế nữa mô hình này cịn thu hút được nguồn
vốn kinh doanh của các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nuớc để đầu tư đổi mới công nghệ và
phát triển doanh nghiệp.Tạo điều kiện nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người có cổ
phần,thúc đẩy sự phát triển của cơng ty.
Ngồi ra,một vấn đề được coi là hóc búa nhất trong việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nướcvấn đề thất nghiệp-cũng đã được giải quyết một cách thoả đáng. Các doanh nghiệp nhà nước
không những không sa thải công nhân khi cổ phần hố ngược lại,trên thực tế cịn tuyển thêm
nhiều lao động mới vì hiệu quả kinh tế tăng lên,thị trường mở rộng...

Về phía nhà nước,cái lợi vừa mang tính chiến lược lại vừa cụ thể: ngân sách nhà nước bớt
được các khoản chi bao cấp,số thu ngân sách nhà nước tăng do doanh nghiệp làm ăn hiệu
quả hơn.Mặt khác,thơng qua cơ chế hoạt động của mơ hình cơng ty cổ phần,nhà nước tạo ra
được một cách quản lý mới có tính tập thể và hiệu quả cao.Thơng qua hội đồng quản trị, từ
nay người lao động cũng được tham gia vào quá trình quản lý và phân phối kết quả kinh
doanh cuả doanh nghiệp.
2.

Những hạn chế.

Công ty cổ phần tuy có vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nhưng khơng có
nghĩa là nó khơng có những hạn chế, chẳng hạn: Cơng ty cổ phần với chế độ trách nhiệm
hữu hạn đã đem lại những thuận lợi cho công ty,nhưng lại chuyển bớt rủi ro về phía các chủ
nợ. Cơng ty cổ phần gồm đơng đảo các cổ đơng tham gia,nhưng trong đó đa số các cổ đông
lại không biết nhau và nhiều người trong họ không am hiểu kinh doanh; sự tham gia góp vốn
vào cơng ty có sự khác nhau,do đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông đối với hoạt động
kinh doanh của công ty không giống nhau. Điều đó có thể dẫn đến việc lợi dụng và lạm dụng
hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hố lợi ích giữa các cổ đơng hay các nhóm cổ đơng khác
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 12


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

nhau. Công ty cổ phần mặc dù có cơ cấu tổ chức tương đối chặt chẽ,nhưng việc phân công
về quyền lợi và chức năng của từng bộ phận cho hoạt động của cơng ty có hiệu quả lại rất
phức tạp. Công ty cổ phần là tổ chức có tính dân chủ cao trong kinh tế nhưng nó phụ thuộc

đáng kể vào tỷ lệ góp vốn,khiến cho nhiều mặt còn bị hạn chế,nhất là việc bảo vệ quyền lợi
của các cổ đơng có ít cổ phần.Tính công khai của công ty cổ phần là một ưu điểm đối với
nhà nước và xã hội,nhưng nó lại là một hạn chế đối với những hoạt động kinh tế vốn có đặc
tính “kín đáo”.
Những hạn chế của cơng ty cổ phần không phải là không đáng kể,tuy nhiên không phải là vô
phương khắc phục.Việc giảm bớt những hạn chế của công ty cổ phần phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như sự hồn hảo của pháp luật,tính hiệu quả cũng như niềm tin của pháp luật,trình độ
phát triển chung của nền kinh tế,trình độ phát triển cao của dân trí,và có một bộ máy nhà
nước có kỷ cương phép tắc.Trong những điều kiện ngược lại,công ty cổ phần dễ trở thành
một mắt xích trong hệ thống làm ăn khơng lương thiện, gây thiệt hại cho các cổ đông cũng
như cho cả xã hội.
Từ một cách nhìn như vậy,chúng ta thấy rằng,khơng có một lý do gì để cản trở sự ra đời của
công ty cổ phần trong nền kinh tế nước ta hiện nay.Nhưng điều đó khơng có nghĩa là rồi đây
chúng ta cho các công ty cổ phần ra đời một cách ào ạt theo kiểu phong trào.Thực tiễn đã chỉ
ra rằng,nó cần phải có bước đi thận trọng và liên tục,phù hợp với sự phát triển tự nhiên của
đời sống kinh tế như nó cần phải có.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 13


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

CHƯƠNG II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
I.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN


Thị trường chứng khoán( Securities Market) được xuất hiện đầu thế kỷ XV ở các nước Tây
Âu như: Bỉ, Hà Lan, Anh. Thị trường chứng khoán được định nghĩa theo Longman
Dictionary of Bus iness English, 1985 như sau: An organized market where securities are
bought and sold under fixed rules – là một thị trường có tổ chức nơi mà các chứng khốn
được mua và bán theo những quy tắc đã được ấn định.
Giữa thế kỷ XV ở Tây Phương, tại những thành phố trung tâm buôn bán, các thương gia
thường tụ tập tại các quán cà phê để bàn bạc về việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa (
chủ yếu là nơng sản, khống sản), ngoại tệ và giá khốn động sản.
Những cuộc bàn bạc này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người gia tăng, rồi hình
thành một “ khu chợ riêng”.
Tại những cuộc bàn bạc này, họ trao đổi, thương lượng, nhưng chỉ là những lời nói miệng
với nhau, khơng có hàng hóa, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ, hàng
mẫu nào trong tay cả. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các “ hợp
đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay, và những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng
hay 1 năm sau mới thực hiện.
Cuối thế kỷ XV, “ khu chợ riêng” trở thành một “ thị trường”. Ở đó họ thống nhất với nhau
những qui ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những qui ước đó được sửa đổi hồn
chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung.
Giao lưu kinh tế ngày càng phát triển, những phiên chợ cách nhau cả tháng khơng cịn phù
hợp, họ đã rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày.
Phiên chợ riêng được diễn ra đầu tiên vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở
Bruges ( Bỉ). Tại lữ điếm Vanber có một bảng hiệu hình 3 túi da với một từ tiếng Pháp “
Bourse” tức là “ Mậu dịch trường” hay còn gọi là “sở giao dịch”.
“ Mậu dịch trường” là một bảng hiệu chung, 3 túi da tượng trưng cho 3 nội dung của “ mậu
dịch trường” : mậu dịch trường hàng hóa, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trường giá
khoán động sản.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31


Page 14


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Vào năm 1547, thành phố Bruges mất đi sự phồn vinh do eo biển Even bị cát lấp, tàu bè ra
vào khó khăn, “ mậu dịch trường” ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers, một
hải cảng lớn của Bỉ hồi đó.
Mậu dịch trường Auvers phát triển rất nhanh. Giữa thế kỷ XVI, viên quan đại thần tài chính
Anh quốc Theomes Gresham đến thị sát và sau đó đã thiết lập một “ mậu dịch trường” tại
London, nơi mà sau này được gọi là sở giao dịch chứng khoán London. Các “mậu dịch
trường” khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
II.
KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ
BẢN CÓ LIÊN QUAN
1.
Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu chứng khốn đối với tài sản hoặc vốn của tố chức phát hành, gồm: trái phiếu,
cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh.
Thị trường chứng khoán ( Securities Market) là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động
giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các cơng cụ tài
chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh- hợp đồng tương lai, quyền chọn,
bảo chứng phiếu, chứng quyền.
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu
tư và phát triển kinh tế, do đó các tác động rất lớn đến mơi trường đầu tư nói riêng và nền
kinh tế nói chung. Mặt khác, thị trường chứng khốn là một thị trường cao cấp, nơi tập trung
nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch

các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. đặc tính đó khiến cho TTCK cũng
là mơi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi khơng chính đáng thong qua các hoạt động
gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và cho
toàn bộ nền kinh tế.
2.

Các thuật ngữ cơ bản có liên quan

a.

Cơng ty chứng khốn

Cơng ty chứng khốn là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khốn,
là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hoạch toán độc lập. Tại Việt Nam, theo qui
chế về tố chức và hoạt động của công ty chứng khốn qui định : “ Cơng ty chứng khốn là
cơng ty cổ phần hoặc cơng ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp
giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán” .
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 15


Bài tiểu luận
b.

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Nhà mơi giới chứng khốn.

Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng.

Người môi giới khơng mua bán chứng khốn cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực
hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Tài sản (chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại
từ khách bán sang khách mua. Trong q trình đó nhà mơi giới khơng đứng tên tài sản, gọi là
khơng có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được dùng để chỉ
một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới của một
công ty chứng khốn cịn được dùng phổ biến bằng từ "registered representative" (đại diện
giao dịch) hoặc "account executive" (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc.
Quần chúng đầu tư thì gọi họ bằng "customer?s man" hay "s tockbroker".
c.

Phát hành chứng khoán.

Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là
phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một
tổ chức lần đầu tiên ra cơng chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra cơng chúng.
Phương thức phát hành chứng khốn: Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị
trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Phát hành riêng lẻ (Private Placement): Là việc cơng ty phát hành chào bán chứng
khốn của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư
có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khốn một cách lâu dài) như cơng ty bảo hiểm, quỹ hưu
trí... với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng.
o

Phát hành chứng khốn ra cơng chúng: là việc phát hành trong đó chứng khốn có
thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất
định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt
một mức nhất định.
o

d.


Niêm yết chứng khoán.

Niêm yết chứng khốn là việc đưa các chứng khốn có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao
dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch
Chứng khoán).
e.

Chỉ số của thị trường chứng khoán.

Chỉ số thị trường chứng khoán : là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường
cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định.
Thơng thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết
tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường. Các chỉ số
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 16


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

chứng khốn này có thể do sở giao dịch chứng khốn định ra (ví dụ Vn-Index), cũng có thể
do hãng thơng tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ Hang
Seng Index).
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC CHỨNG KHOÁN ĐƯỢC NIÊM YẾT (LÊN SÀN GIAO
DỊCH).
1.


Sàn giao dịch chứng khốn là gì:

Một sàn giao dịch chứng khốn là một công ty hay tổ chức đa bên cung cấp điều kiện và
phương tiện giúp cho những nhà môi giới chứng khoán hoặc người chơi dễ dàng hơn trong
việc mua bán cổ phần và các loại chứng khoán khác. Sàn giao dịch chứng khoán cũng cung
cấp các dịch vụ cho việc phát hành và thu hồi chứng khoán cũng như các phương tiện tài
chính và các hoạt động như chi trả lợi tức và cổ tức.
Có 2 hình thức giao dịch chứng khốn : hình thức tập trung và hình thức phi tập trung.
Hình thức tập trung: là cổ phiếu được niêm yết lên và và thơng qua đó người mua có thể
trao đổi cơng khai với nhau. Hiện tại ở Việt nam có 3 sàn giao dịch chứng khốn tập trung:
Sàn HOSE (SGD chứng khoán TP HCM) : Các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư,
trái phiếu đã được đăng ký niêm yết tại SGDCK TP. HCM.


Sàn HNX (SGD chứng khoán HN): Các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái
phiếu đã được đăng ký niêm yết tại SGDCK Hà Nội.


Sàn Upcom (SGD chứng khoán HN): Cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi đăng ký giao
dịch tại sàn Upcom – SGDCK Hà Nội.


Hình thức phi tập trung: các loại chứng khốn được giao dịch với nhau khi chưa chính thức
niêm yết lên sàn giao dịch. Hình thức giao dịch này tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn.
2.

Chứng khoán nợ và trái phiếu.

2.1.


Khái niệm:

Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay
doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc
cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận này có ghi mệnh giá
của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu.
2.2.

Những đặc trưng của trái phiếu

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 17


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Mệnh giá (par value) : Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu đại
diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
Ở Việt Nam mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000 đ. Các mệnh giá khác là bội số
của 100.000 đ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong
kỳ va số phiếu phát hành.
MG = VHĐ/SPH
MG

:

Mệnh giá trái phiếu


VHĐ

:

Số vốn huy động

SPH

:

Số trái phiếu phát hành

Ví dụ : Cơng ty A muốn huy động 10 tỷ đồng, bằng cách phát hành 10.000 trái phiếu, vậy
mỗi trái phiếu có mệnh giá là :
MG = 10.000.000.000đ/10.000=1.000.000 đ
Tỷ suất lãi trái phiếu là lãi suất danh nghĩa (Coupon interest Rates) của trái phiếu quy định
mức lãi mà nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Thơng thường có 2 phương thức trả lãi : 6
tháng/lần và 1 năm/lần.
Mỗi trái phiếu có ghi lãi s uất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu
trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Trái phiếu phát hành
với một tỷ lệ lãi s uất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm
chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của
trái phiếu. Lãi trái phiếu có thể được quy định trả hàng năm, hay thanh toán nửa năm một
lần.
Số tiền nhà đầu tư nhận được hàng năm bằng lãi suất coupon, hay còn gọi là lãi suất cuống
phiếu nhân với mệnh giá trái phiếu.
Ví dụ : Cơng ty A nói trên quy định mức lãi trái phiếu là 9%/năm, như vậy hàng năm trái chủ
nhận được số tiền lãi là :
9% *1.000.000 =90.000 đ

Giá mua : Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở
hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng mệnh giá, có thể cao hơn mệnh giá hoặc thấp hơn mệnh
giá. Tuy nhiên, dù loại giá mua là loại giá nào thì tiền lãi ln được xác định theo mệnh giá
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 18


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

trái phiếu. Và đến ngày đáo hạn, người nắm giữ trái phiếu sẽ được trả lại vốn gốc bằng với
mệnh giá trái phiếu.
Thời hạn : Thời hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng
những điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn của trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản
nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, trái phiếu có thời hạn từ 1 đến 5 năm được gọi là trái
phiếu ngắn hạn, từ 5 đến 10 năm được gọi là trái phiếu trung hạn và trên 10 năm là trái phiếu
dài hạn. Thời hạn này cũng còn gọi là thời hạn đáo hạn của trái phiếu.
Ngày đáo hạn là ngày mà tổ chức phát hành thanh toán số vốn gốc và lãi cho chủ sở hữu trái
phiếu.
Thời hạn trái phiếu có ý nghĩa quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn của nó.
Thời hạn cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu nhận được tiền lãi định kỳ
và thời điểm đáo hạn mà tổ chức phát hành phải hoàn trả tiền gốc theo mệnh giá trái phiếu.
Ngoài ra thời hạn trái phiếu càng dài, tính biến động giá trái phiếu càng lớn trước sự biến
động của lãi s uất thị trường. Như vậy, biến động của giá trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn
của trái phiếu
Quyền mua lại : Đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable Bonds) cho phép tổ
chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước

thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để họ không phải trả lãi suất cao
hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị
trường thấp hơn lãi s uất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể
phát hành trái phiếu mới tỷ lệ lãi suất thấp hơn.
2.3.

Đặc điểm của trái phiếu.

Trái phiếu là một loại giấy nợ do chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài
hạn hay còn gọi là chứng khốn nợ, có kỳ hạn nhất định, cuối kỳ đáo hạn phải trả vốn gốc
cho trái chủ.
Tỷ suất lãi trái phiếu được xác định trước và tính lãi trên mệnh giá. Tỷ suất lãi này là lãi
coupon hay lãi cuống phiếu có ý nghĩa là lợi suất danh nghĩa của trái phiếu mà nhà đầu tư
được hưởng hàng năm. Tuỳ theo loại trái phiếu mà tỷ suất này cố định hay thả nổi hoặc có
thể bằng khơng.
Khi cơng ty bị giải thể thanh lý tài sản, người cầm trái phiếu được ưu tiên trả nợ trước cổ
đông.
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 19


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Với những đặc điểm trên, trái phiếu doanh nghiệp được xem như loại chứng khoán có mức
độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu.
2.4.


Điều kiện để phát hành trái phiếu ở việt nam.

Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau đây :

Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạng, doanh nghiệp nhà nước có mức
vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tổi thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng
thời khơng có lỗ luỹ kế đến năm đăng ký chào bán, khơng có các khoản nợ phải trả quá 1
năm.

Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành
trái phiếu.

Có can kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện
phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện
khác.
2.5.

Các loại trái phiếu.



Trái phiếu chính phủ( Government bonds)



Trái phiếu chính quyền địa phương.




Trái phiếu doanh nghiệp( Corporate bons)



Trái phiếu thu nhập ( Income bonds)



Trái phiếu có thế chấp ( Mortgage bonds)



Trái phiếu khơng có thế chấp( Debenture)



Trái phiếu có thể chuyển đổi ( Convertible bonds )



Trái phiếu có thể chuộc lại ( Callable bonds)



Trái phiếu có lãi suất ổn định ( Straight bonds)



Trái phiếu có lãi suất thả nổi (floating rate bonds)




Trái phiếu chiết khấu ( Zero coupon bonds)

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 20


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn



Trái phiếu quốc tế ( Internation bonds)

2.6.


Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu
Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu



Thời gian đáo hạn




Dự kiến về lạm phát



Biến động lãi suất thị trường



Thay đổi tỷ giá hối đoái

3.

Chứng khoán vốn và cổ phiếu.

3.1.

Khái niệm.

Cơng ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vốn của nó được hình thành từ sự
góp vốn của rất nhiều người. Khi mới thành lập, công ty cổ phần chia vốn điều lệ bằng
những phần bằng nhau, mỗi phần vốn là một cổ phần (share), người góp vốn vào cơng ty qua
việc mua cổ phần gọi là cổ đông (shareholder), cổ đông nhận một giấy chứng nhận cổ phần
gọi là cổ phiếu (stock), tuỳ thuộc vào trách nhiệm và quyền hạn của cổ đông đối với công ty
cổ phần mà cổ phiếu chia làm 2 loại : Cổ phiếu thường (common stock) và cổ phiếu ưu đãi
(prefreed stock).
3.1.1. Cổ phiếu thường.
Là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ đơng, đối với công ty cổ
phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường hay cổ đông phổ thông. Cổ
đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ của doanh nghiệp nên là người
trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh

doanh, do đó cổ phiếu thường có những đặc điểm sau.
Đặc điểm cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó khơng có kỳ hạn và khơng hồn vốn.
Cổ tức của cổ phiếu thường tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do
đó khơng cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt cổ đông cũng được hưởng lợi nhuận
cao hơn nhiều so với các loại chứng khốn khác có lãi suất cố định. Nhưng ngược lại cổ tức
có thể rất thấp hoặc hồn tồn khơng có khi cơng ty làm ăn thua lỗ.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 21


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài
sản thanh lý.
Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, do nhiều nhân tố
nhưng nhân tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá trị thị trường của công ty.
Điều k iện phát hành:
Theo quy định hiện hành, các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng phải
hội đủ những điều kiện sau :
Là cơng ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối
thiểu 10 tỷ đồng Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời khồn
có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán.
Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ việc chào bán được Đại hội
đồng cổ đông thông qua.

Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông thường :
Trách nhiệm :
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường của công ty cổ phần đại chúng (public company) chịu
trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp của mình trên 2 mặt :

Thứ nhất, phần vốn góp xem như góp vĩnh viễn khơng được rút lại. Lúc cần lấy vốn
lại, họ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần trên thị trường bằng cách bán cổ
phiếu cho một nhà đầu tư khác.

Thư hai, trách nhiệm của cổ đông đối với việc làm ăn thua lỗ hay phá sản của công ty
chỉ giới hạn trên phần vốn góp trên cổ phiếu. Nếu cơng ty làm ăn không hiệu quả xem như
họ mất phần vốn đã được bỏ ra để mua cổ phiếu.
Quyền lợi :
Là một trong những người chủ công ty, những cổ đơng có quyền lợi như sau :

Quyền có thu nhập : Cổ đông thường được hưởng phần lợi nhuận tương ứng với số cổ
phiếu sở hữu gọi là cổ tức từ kết quả có lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Khác với trái chủ, việc công ty khơng có khả năng trả cổ tức cho cổ đơng, cổ đơng khơng có
quyền đưa Ban lãnh đạo của công ty ra trước pháp luật.
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 22


Bài tiểu luận

GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn


Quyền được chia tài sản thanh lý : Trong trường hợp rủi ro, công ty bị giải thể, cổ

đông cũng được chia phần giá trị tài sản khi thanh lý, nhưng là người cuối cùng được hưởng
giá trị tài sản còn lại khi thanh lý.

Quyền bỏ phiếu : Cổ đơng phổ thơng có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào những
chức vụ quản lý trong cơng ty, có quyền tham gia các đại hội đồng cổ đông và bỏ phiếu
quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đơng thường có
thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của họ hoặc tuỳ theo người
được uỷ quyền.

Quyền mua cổ phiếu mới : Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn,
các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu phổ thơng có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước
khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ
phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ.
Các loại cổ phiếu thường :


Cổ phiếu thường loại “A”.



Cổ phiếu thường loại “B”.



Cổ phiếu thường có gộp lãi ( accumulating ordinary shares)



Cổ phiếu “thượng hạng” ( blue chip stocks)




Cổ phiếu tăng trưởng ( growth stocks)



Cổ phiếu thu nhập ( income stocks)



Cổ phiếu chu kỳ ( cyclical stocks)



Cổ phiếu theo mùa ( seas onal stocks)



Công ty tăng trưởng và cổ phiếu tăng trưởng.



Công ty thận trọng và cổ phiếu thận trọng.



Công ty chu kỳ và cổ phiếu chu kỳ.




Công ty đầu cơ và cổ phiếu đầu cơ.

Những nhân tố ảnh hưởng giá cổ phiếu


Nhân tố kinh tế

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 23


Bài tiểu luận


Nhân tố phi kinh tế



GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

Nhân tố thị trường

Từ những ảnh hưởng của các yếu tố như đã nêu ở trên và dựa vào các sô liệu về tình hình
hoạt động kinh doanh của từng cơng ty ta có thể đánh giá được độ hấp dẫn của các cổ phiếu
trên sàn giao dịch.
Các công thức chung để đánh giá:

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, P/E (viết tắt của cụm
từ Price to Earning Ratio), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại

của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho
biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Tỷ số P/E =Giá thị trường một cổ phiếu/Thu nhập bình quân trên một cổ phần
Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị
trường của cổ phiếu thấp.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong
tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hố thị trường
thấp; dự đốn cơng ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần
lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị
trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh
nghiệp, được tính bởi cơng thức:
EPS = (Thu nhập rịng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình qn đang lưu
thơng.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính tốn giá cổ phiếu. Đây
cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS
thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong cơng
thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức
là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ
ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp cịn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ
thuật tính tốn để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính
của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa
Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 24


Bài tiểu luận


GVHD: TS.Nguyễn Minh Tuấn

vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các
chỉ số khác.


Các chỉ số ROA và ROE như đã trình bày ở phần cơng ty cổ phần.

Sau đây là những phân tích 1 vài công ty để làm rõ hơn vấn đề này.

Lớp VB15KT002-Đề tài 31

Page 25


×