Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích kỹ năng thuyết trình liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.77 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã nói “Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình mỗi
ngày để rút ngắn con đường đến thành công của bạn”.câu nói đặt ra cho người nghe nhiều suy
nghĩ, nhất là đối với những thanh niên– những con người đang khát khao những thành công mới
trong tương lai. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì?Kỹ năng này có ý nghĩa gì? Cần phải rèn luyện kỹ
năng này như thế nào?... để làm rõ những câu hỏi trênem xin chọn đề tài “Phân tích kỹ năng
thuyết trình. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân”.
NỘI DUNG
I. Khái niệm thuyết trình và tầm quan trọng của thuyết trình.
1. Kỹ năng thuyết trình là gì?
Thuyết trình hay còn gọi là diễn thuyết, là nói chuyện trước nhiều người về một vấn đề
nào đó một cách có hệ thống.Ví dụ: như kỹ sư trình bày về thiết kế, cơ cấu của một tòa nhà cao
tầng cho ban đầu tư, hay một sinh viên trình bày đồ án tốt nghiệp trước hội đồng,…Muốn thuyết
trình được hiệu quả thì người thuyết trình cần nắm được kỹ năng thuyết trình.
Kỹ năng thuyết trình là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và các thao tác phù hợp với
thực tiễn của hoạt động thuyết trình để thực hiện hiệu quả hoạt động thuyết trình.Nói cách khác là
kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, làm cho người khác hiểu được nội dung mà mình muốn diễn
đạt.
2. Tầm quan trọng của thuyết trình
Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả. Nó giúp chúng ta có thể xây dựng và phát
triển mối quan hệ thông qua việc truyền đạt thông tin, tri thức. Do đó, kỹ năng thuyết trình giúp
chúng ta không chỉ giữ vững mà còn nâng cao được hiệu quả của việc giao tiếp.
Thuyết trình đóng một vai trò lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân.Đúng như vậy, nếu
họ thuyết trình tốt thì khả năng thành công trong công việc rất cao.Việc sử dụng các kỹ năng
thuyết trình rất quan trọng. Nó giúp cho việc thuyết trình được tốt hơn, tạo sự thu hút hơn, vì thế
cũng sẽ dễ đạt được thành công hơn.
II. Kĩ năng thuyết trình
1. Chuẩn bị bài thuyết trình
Thứ nhất,xác định mục đíchcủa bài thuyết trình (nói cái gì)? Xác định mục đích của bài
thuyết trình giúp cho sự chuẩn bị về nội dung bài nói.Sẽ thật sai lầm nếu cố gắng nói về một chủ
đề mà bạn không biết hoặc không quan tâm. Bài thuyết trình cần xác định thông điệp cũng như


nội dung nhất định tránh trường hợp có quá nhiều thông điệp đan xen trong bài thuyết trình đến
nỗi không thể để xác định bất cứ điều đáng chú ý. Biết được thông điệp là gì và giữ nó trong tâm
trí trong suốt cả buổi thuyết trình để bài thuyết trình có thể được theo dõi.
Thứ hai, tìm hiểu đối tượng nghe (khán giả là ai?)Rất khó để thỏa mãn những mong đợi
chưa biết của một khán giả vì việc đó giống như đánh trúng một mục tiêu vô hình. Do đó, để có
bài thuyết trình tốt phải tìm hiểu đối tượng nghe để trình bày những điều người nghe chờ đợi chứ
không đơn giản chỉ là nói những gì mình muốn. Theo đó, người thuyết trình cũng nên tìm hiểu
kiến thức, chuyên môn,…của đối tượng nghe để có sự chuẩn bị phù hợp.
Thứ ba, chuẩn bị bản thân: trước hết đó là sự chẩn bị về tinh thần nhằm tạo ra sự tự tin,
gạn bỏ những lo lắng sợ sệt với bài thuyết trình sắp diễn ra. Nhiều người xem việc phải thuyết
trình trước mọi người là một nỗi sợ hãi, vì vậy nếu không rèn luyện để vượt qua nỗi sợ tinh thần
này thì người đó sẽ không thể có một bài thuyết trình thành công. Người nói cần phải thực hành
1


bằng các cách như liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn
canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói. Việc tập luyện này
có thể thực là tự luyện tập hoặc thử hành trước bạn bè, người thân…sự thực hành là cần thiết bởi
“không ai sinh ra đã biết thuyết trình. Những diễn giả thiên tài đều hoàn thiện kỹ năng của mình
nhờ tập luyện”.
Thứ tư, cần xác định nói như thế nào?Trước hết, người nói cần xác định dàn ý cho bài
thuyết trình, bạn sẽ nói những vấn đề gì trong khoảng thời gian đó?Vấn đề nào là trọng tâm
hướng tới?Dàn ý bài thuyết trình được chuẩn bị trước sẽ giúp cho người nói có một bài nói logic,
đủ ý…điều đó tạo được sự chủ động cũng như sự tự tin trong khi thuyết trình. Tiếp theo, cần xác
định cách thức thuyết trình, bạn sẽ thuyết trình “tay không” hay thuyết trình trên slied, đồ họa,
hình ảnh, video…minh họa. Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, lượng thông tin được thu
nhận qua mắt là 75%, qua tai là 12%, lượng dây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần lượng
dây thân kinh từ tai lên não. Do đó, người nghe dễ bị thuyết phục và tập trung hơn khi có nhiều
hình ảnh, dẫn chứng cụ thể. Đặc biệt, người nghe dễ bị thu hút bởi hình ảnh động hơn lời nói. Vì
vậy, khi thuyết trình người nói nên sử dụng ảnh, powerpoint sử dụng text, đồ họa… để thu hút

người nghe và giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung bài thuyết trình.
2. Tiến hành bài thuyết trình
2.1.
Mở đầu bài thuyết trình
Sự hấp dẫn hay thiếu hấp dẫn ở phần mở đầu sẽ ảnh hưởng và quyết định đến thái độ, tình
cảm của người nghe đối với toàn bộ nội dung trong bài thuyết trình. Phần mở đầu bài thuyết trình
thường diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn nên để tạo được sự lôi cuốn cho người nghe,
chúng ta có thể thử một trong những cách thức mở đầu như sau: Mở đầu bằng những câu hỏi bất
ngờ kích thích tư duy và trí tưởng tượng của người nghe. Những câu hỏi đưa ra không nhất thiết
phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà ta muốn dẫn
dắt người nghe; Mở đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện hay một tình huống hài hước sẽ tạo
tâm lý thoải mái, gần gũi của người nghe; Mở đầu bài thuyết trình bằng những con số thống kê;
mở đầu bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề…
Ví dụ: trong lĩnh vực chào bán sản phẩm của Steve Jobs- người đồng sáng tạo ra sản phẩm
iphone nổi tiếng. Trong một bài thuyết trình của mình vào năm 2007, thay vì mở đầu bài giới
thiệu iPhone bằng kiểu nói thông thường như “Apple đã tung ra một mẫu điện thoại mới có khả
năng chơi nhạc, trò chơi và chiếu phim” thì Steve Jobs lại chọn cách tiếp cận gây bất ngờ: “Hôm
nay, chúng tôi giới thiệu 3 sản phẩm đột phá nhất của mình. Đầu tiên là một chiếc iPod mới có
màn hình rộng cảm ứng.Thứ hai là một chiếc điện thoại mang tính cách mạng. Và sau cùng là
một thiết bị kết nối với Internet... Bạn đoán là gì chưa?Chúng không phải 3 mà chỉ là 1 thiết bị
thôi”.1
2.2.
Triển khai bài thuyết trình
a. Tạo không khí tiếp xúc
Để bắt đầu vào nội dung của bài thuyết trình thì trước hết cần tạo không khí tiếp xúc đối
với người nghe như nhắc đến tất cả khán giả bằng cách sử dụng những từ như “chúng ta”, thay vì
sử dụng từ “tôi”. Ngoài ra, trong quá trình thuyết trình cần sử dụng ngôn ngữ chính xác: ngôn ngữ
xúc tích, dùng từ chính xác chỉ hiểu theo một nghĩa, Điều này làm cho mọi người cảm thấy mình
là 1 phần của bài thuyết trình. Người nói cũng cần tạo không khí tiếp xúc ngay từ bộ trang phục
của mình, một bộ trang phục phù hợp với nội dung bài nói, cũng như đối tượng nghe.

1

www.kynangmem.edu.vn

2


Ví dụ: Một buổi thuyết trình để tuyên truyền pháp luật lao động đối với công nhân thì
người nói có thể mặc bộ đồng phục công nhân như họ để tạo cảm giác chia sẻ, gần gũi…Do đây
là một buổi tuyên truyền pháp luật đối nên cần sử dụng ngôn từ thật chính xác, nhưng không nên
dùng những thuật ngữ luật học không phổ biến, khó tiếp cận để diễn tả mà nên sử dụng những câu
như "theo qui định...của pháp luật” là người lao động các bạn có quyền...” Người nói nên sử dụng
vùng khỏang cách công cộng x>4mđể tiến hành bài thuyết trình là khoảng cách phù hợp với là
khoảng cách thích hợp nhất mà chúng ta cần giữ khi thuyết trình trước một nhóm người. sử dụng
câu,"nếu...thì" để khẳng định tính khách quan của giải pháp
b. Trình bày nội dung
Triển khai bài thuyết trình, người nói nên diễn đạt theo dàn ý đã lập sẵn từ trước để đảm
bảo sự logic, không bị thiếu hoặc trùng ý. Tập trung thời gian của bài nói vào những vấn đề trọng
tâm để giải quyết mục đích của bài cũng như tránh sự lan man, mở rộng vấn đề làm cho bài nói bị
“loãng”. Tuy nhiên để để tránh tạo cảm giác khô khan cho người nghe thì khi triển khai bài thuyết
trình, người thuyết trình cần phải có những kĩ năng nhất định để làm nên sự hấp dẫn trong bài
thuyết trình của mình.Trong đó, người thuyết trình cần chú ý những điểm sau:

Âm lượng: Giọng nói của người thuyết trình cần vừa đủ để người nghe có thể tiếp
nhận được thông tin. Nói to quá, có thể làm cho người nghe cảm thấy đau đầu, nói nhỏ quá có thể
làm cho người nghe phải mệt mỏi khi “căng óc” ra để ghi nhận được thông tin. Giọng nói dù to
hay nhỏ đều phải có khí lực, có sự chân thành, có như vậy giọng nói của người thuyết trình mới
có tính thuyết phục. Khi thuyết trình, tùy thuộc vào nội dung bài nói mà âm lượng của người nói
cần có độ cao thấp, trầm bổng, không nên nói đều đều, làm cho người nghe buồn ngủ, không tập
trung cho dù vấn đề người nói quan trọng đến đâu. Và nên nhấn mạnh những vấn đề quan trọng

bằng cách tăng âm lượng hoặc thậm chí là nhắc lại.

Phát âm: Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ,
không nhầm lẫn giữa các âm. Tránh mắc phải một số tật như nói lắp, nói ngọng như ngọng L với
N; R với D, Gi; S với X. Nguyên nhân của những tật này có thể do bệnh tật, thói quen, bẩm sinh,
ảnh hưởng của vùng miền…. Đây chính là những tật khó chữa và khá phổ biến ở Việt Nam chính
điều đó giảm rất nhiều sức hấp dẫn của bài thuyết trình. Tuy nhiên, nếu có sự rèn luyện qua thời
gian thì các tật trên có thể khắc phục được.

Tốc độ: Khi trình bày vấn đề, người thuyết trình cần phải quan sát nét mặt của
người nghe để từ đó điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp. Với đối tượng là người nghe cao tuổi cần
nói chậm, đối với thanh niên cần hào hứng, sôi nổi. Thông thường, tốc độ nói bị điều chỉnh bới
tâm lý của người nói, thông qua tốc độ nói người nghe có thể biết được tâm trạng của người nói.
Một người nói nhanh thường là sự biểu hiện của sự thiếu tự tin. Khi nói, cuối mỗi đoạn văn cần
dừng một thời gian ngắn trước khi tiếp theo đoạn mới.

Dáng đứng là một loại ngôn ngữ của cơ thể, khi người nói hào hứng, thuyết phục
người khác thì dáng đứng phải vững chãi. Tuy nhiên, không nên đứng yên một chỗ mà cần phải
uyển chuyển, linh hoạt theo vấn đề trình bày .
Ví dụ: người luật sư khi thuyết trình trước khách hàng có thể đứng ngay ngắn, đầu hơi
hướng về phía người nghe và nhìn thẳng về phía người đối diện hoặc có thể đứng nghiêng một
góc nhỏ so với đối tượng mà ta hướng tới. Luật sư dù đứng như thế nào thì luôn luôn phải thể
hiện tính nghiêm túc, tự tin và thân thiện đối với người nghe.

Khi thuyết trình người nói không nên tựa vào bàn. Bởi lẽ, khi con người ở trong
trạng thái yếu đuối, sợ hãi thì thường có xu hướng muốn tìm một cái gì đó để dựa vào. Trong
trường hợp này, người nghe dễ dàng nhận ra luật sư đang mất bình tĩnh, thiếu tự tin.

3




Ánh mắt, để thu hút được sự lắng nghe của mọi người thì người nói không chỉ nhìn
một người mà ánh mắt của luật sư phải hướng về phía nhiều người, có như vậy thì tất cả người
nghe đều cảm thấy họ đang dành sự quan tâm, tôn trọng mình cũng như từ đó người nói mới cảm
nhận được chính xác phản ứng của người nghe đối với bài thuyết trình của mình. Ánh mắt nhìn
của người nói khi thuyết trình phải tự nhiên, nghiêm túc thể hiện phù hợp với ngôn từ biện, tránh
đảo mắt quá nhanh, liếc ngang, liếc dọc...điều này sẽ gây hiểu lầm là người không trung thực, một
người tráo trở, thủ đoạn..

Tay:Người nói nên sử dụng đôi bàn tay để minh họa cho những điều cần nói, dùng
để biểu đạt cảm xúc của mình. Một trong các nguyên tắc khi thuyết trình là người nói phải luôn
để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm, đưa tay từ trong ra ngoài và từ dưới lên. Làm
như vậy, việc sử dụng tay sẽ đem lại cảm giác thoải mái, tự nhiên mà không bị gò bó, đè nén. Khi
thuyết trình, người nói có thể vung tay, mổ các ngón tay, giơ ngón tay để biểu thị các con số, tay
đưa lên để biểu thị sự thay đổi hay phát triển, tay đưa ra biểu thị vấn đề ảnh hưởng tới nhiều
người...Tuy nhiên, việc sử dụng đôi bàn tay như thế nào là phụ thuộc vào thói quen của mỗi người
nhưng mỗi biểu thị tay đều mang những ý nghĩa khác nhau, biểu hiện được sự chủ động, tự tin và
tăng tính hấp dẫn của ngôn ngữ nói. Sử dụng phi ngôn từ tay giúp luật sư diễn tả cảm xúc nội tâm
một cách chân thật, dễ dàng, giúp điều tiết giọng nói được sắc nét rõ dàng, gãy gọn ý.
Chính vì vậy, nếu người nói không hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của đôi bàn tay
trong thuyết trìnhthì các động tác tay của người thuyết trình sẽ tạo ra hình ảnh không tốt đối với
người nghe. Khi thuyết trình không nên để chân tay thừa thãi, không biết giấu tay vào đâu. Cụ
thể, nên tránh những cử chỉ tay sau trong khi hùng biện như: Khoanh tay (một người khoanh tay
nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét); cho tay vào túi quần (mang cảm giác kênh kiệu, khó hòa
nhập); trỏ tay (không ai muốn bị người khác trỏ tay vào mặt mình); cử chỉ tay tùy hứng (cử chỉ
không phù hợp với nội dung nói)….
c. Trả lời người nghe
Sẽ thật nhàm chán nếu như bài thuyết trình chỉ đơn giản là một người nói và những người
nghe thụ động chấp nhận quan điểm một chiều. Một bài thuyết trình thành công là một bài có sự

tương tác, giao lưu giữa người thuyết trình với khán giả.Theo đó, thỉnh thoảng người nói nên hỏi
xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu và đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả
được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên cần nêu rõ
cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi ( sau mỗi đoạn nói, sau khi kết thúc,… ) phù hợp với buổi
thuyết trình hôm đó để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị mất tập trung khi trình bày. Cũng có thể
giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một. Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân
tường, hoặc bị hỏi những câu quá rắc rối nhắc lại những câu hỏi rắc rối nhằm định hình lại câu
hỏi, lúc đó bạn sẽ có thêm thời gian để suy nghĩ và đưa ra một câu trả lời tốt hơn và nếu bạn
không biết câu trả lời, hãy nói với họ rằng bạn sẽ tìm hiểu về câu hỏi của họ và trả lời cho họ sau.
Điều này sẽ đảm bảo được lòng tin của người nghe..
d. Kết thúc bài thuyết trình
Một bài thuyết trình dù hấp dẫn đến đâu cũng không nên kéo dài quá lâu gây sư bão hòa
đối với người nghe, theo đó người nói cần căn chỉnh thời gian cho phù hợp để không làm bài
thuyết trình của mình bị “hụt” hoặc kết thúc quá sớm. Phần kết thúc bài thuyết trình nên nhắc lại
tóm tắt các ý chính đã trình bày, mô tả khuyến cáo các hoạt động tiếp theo, kết thúc nhận xét tích
cực. Yêu cầu khuyến cáo người nghe hành động hoặc xem xét vấn đề theo quan điểm mới. Có thể
đưa ra những thách đố hay lời kêu gọi cho người nghe. Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những
bài thuyết trình thuyết phục người nghe. Cũng cần giành một ít thời gian để lắng nghe nhận xét,

4


đánh giá cũng như góp ý của người nghe hoặc giành chút thời gian để cung cấp thông tin bản thân
để giữ liên lạc với những người nghe quan tâm.
III. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
1. Những lỗi thường gặp trong khi thuyết trình hiện nay.
• Hiện tượng run khi thuyết trình
Trong các bài thuyết trình ở trường, lớp, hiện tượng thường gặp nhất đối với sinh viên khi
thuyết trình là hiện tượng run. Hiện tượng run có thể có nhiều nguyên nhân, ví dụ: không tự tin về
nội dung của bài, không chuẩn bị kĩ, do không quen nói trước đám đông…Nhưng nhìn chung,

hiện tượng run khi thuyết trình gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bài thuyết trình. Làm người
thuyết trình quên nội dung, nói líu lưỡi….
• Quá phụ thuộc vào văn bản khi thuyết trình
Đây là một lỗi phổ biến, nguyên nhân thường là sự chuẩn bị không kĩ lưỡng khiến người
thuyết trình buộc phải mang theo văn bản để đọc, việc đọc quá nhiều khi thuyết trình sẽ làm giảm
tính hấp dẫn của bài thuyết trình.
• Các lỗi về hình thức thuyết trình
Các lỗi về hình thức thuyết trình thường gặp có thể là khả năng dùng mắt, tránh ánh mắt
của người nghe, nói quá nhỏ (hoặc quá to), làm những động tác chân, tay thái quá, nói quá chậm,
quá nhanh….Các lỗi này có nguyên nhân xuất phát từ thiếu kinh nghiệm thuyết trình.
2. Những hạn chế trong khi thuyết trình của bản thân.
Tuy đã được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tuy nhiên, trong quá trình rèn luyện, em tự
nhận thấy bản thânvẫn còn những hạn chế sau:
Thứ nhất, lúc bắt đầu thuyết trình vẫn còn run, không được tự tin với bài thuyết trình của
mình.
Thứ hai,nhiều khi thuyết trình vẫn còn cầm giấy đọc.Giọng nói đều đều, không có sự nhấn
mạnh.
Thứ ba, việc nói chuyện với khán giả, lắng nghe câu hỏi, đáp lại phản ứng của họ, điều
chỉnh và thích nghi vẫn chưa được ứng dụng khi thuyết trình.
Thứ tư, chưa chuẩn bị và xử lý linh hoạt cho những tình huống đột xuất nên khi gặp phải
những câu hỏi hoặc phản bác đột xuất của giáo viên hoặc của các bạn khác thì thường lúng túng
và không thể trả lời được ngay cũng như trả lời đầy đủ.
Thứ năm, khả năng dùng mắt để giao tiếp với người nghe còn kém.Thông thường các bạn
sinh viên như chúng em luôn dè dặt khi đứng trước đám đông, không dám nhìn trực tiếp vào mắt
mọi người nên thường bị cuống và không tự tin.
Ngoài ra, còn rất nhiều những hạn chế khác mà em cũng như các bạn sinh viên còn gặp
phải khi thuyết trình, như nói ngọng, nói lắp, nói quá nhỏ, nói dài dòng, vòng vo... Những biểu
hiện này thường làm cho bài thuyết trình không đạt được hiệu quả như mong đợi.
3. Bài học rút ra.
Mỗi sinh viên cần tự ý thức trách nhiệm học tập của mình, không ngừng cố gắng và tự rèn

luyện để nâng cao kiến thức cũng như phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng thiết lập mối quan
hệ, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thuyết trình… luyện tập thuyết trình một cách chăm chỉ. Tất cả lý
thuyết về thuyết trình sẽ là vô ích nêu như bạn không thực hành nó
Quá trình học tập kiến thức ở trường đại học luật Hà Nội chủ yếu là kiến thức lý thuyết
nền tảng cho sinh viên, những môn học mang tính ứng dụng như môn học kỹ năng giao tiếp nghê
luật còn ít. Do vậy, mỗi sinh viên cần tranh thủ tự rèn luyện các kỹ năng nghề cho mình ngay ở

5


những giờ simenar, thực hành – nơi bạn vừa nhận được kiến thức, vừa nhận được sự góp ý để
hoàn thiện kĩ năng mềm tốt nhất từ những thầy cô đáng kính, cũng như của bạn bè.
Ngoài ra, để rèn luyện, nâng cao các kĩ năng trong giao tiếp nghề luật nói chung, kỹ năng
thuyết trình nói riêng thì sinh viên cần đi thực tế tại các Tòa án, các trung tâm tư vấn…để lắng
nghe, tiếp thu cũng như thực hành các kỹ năng mềm.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, vai trò của thuyết trình trong đời sống là rất quan trọng. Bất kể
trong công việc hay trong sinh hoạt hằng ngày, việc nắm vững kĩ năng thuyết trình giúp mỗi
người diễn đạt một cách rõ ràng những suy nghĩ, ý tưởng của mình. Việc luyện tập để thuyết trình
hiệu quả cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, mong rằng, sau khi rèn luyện một cách có
phương pháp, mỗi người chúng ta sẽ có thể thuyết trình một cách tự tin và hiệu quả.
1, Mở đầu
Trong các nghề luật, luật sư là một nghề đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng, trong đó, việc
sử dụng tốt các kĩ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng; kĩ năng hỏi; kĩ năng lắng nghe,
phản hồi; kĩ năng thuyết trình, thuyết phục là rất quan trọng, quyết định sự thành công của một
luật sư. Để hiểu rõ hơn về các kĩ năng đó, chúng ta cùng phân tích tình huống sau (đây là tình
huống có thật, diễn biến vụ việc đã được tóm lược và tên nhân vật đã được thay đổi).
Tình huống phân tích:
Ông A quen thân với giám đốc 1 công ty tên là B. Ông A đồng ý cho công ty B mượn sổ đỏ
của nhà mình để thế chấp vay ngân hàng. Đến hạn trả nợ, do ông B không có khả năng thanh

toán nợ cho ngân hàng nên ông A phải mượn sổ đỏ nhà của bố mẹ để thế chấp vay vốn tại một
ngân hàng khác rồi lấy tiền đưa cho B để chuộc sổ đỏ của mình về. Mặc dù vậy, B không làm thủ
tục lấy sổ đỏ cho ông A (bởi thực chất B vay rất nhiều tiền và số tiền vay thêm không đủ trả nợ,
ông A cũng không biết rằng B đã mượn sổ đỏ của rất nhiều người để vay vốn ngân hàng và đang
trong tình trạng khánh kiệt).
Thời hạn trả nợ sắp đến và ông A có nguy cơ bị mất cả 2 ngôi nhà. Quá bối rối, ông A chỉ còn
cách đến Văn phòng luật sư P để xin tư vấn.
2, Phân tích kĩ năng xây dựng mối quan hệ của luật sư với khách hàng
Kĩ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luật của luật sư là sự vận
dụng các kiến thức, kinh nghiệm của hoạt động tư vấn pháp luật chuyên nghiệp để biểu hiện tôn
trọng khách hàng, biểu hiện sự trung thực và tận tâm với khách hàng, nhằm tạo ra mối quan hệ
cởi mở, tin cậy, trung thực với khách hàng khi thực hiện tư vấn.
Trước khi đi vào phân tích, ta cần biết diễn biến tiếp theo của tình huống như sau:
Ông P mời ông A đến văn phòng của mình, luật sư P ăn mặc lịch sự, thể hiện phong cách
chuyên nghiệp và tiếp đón ông A rất nồng nhiệt, chân thành, 2 người trao đổi về yêu cầu của ông
A và mức thù lao cho ông P, sau đó, theo yêu cầu của ông P, ông A bắt đầu trình bày một cách
trung thực nội dung vụ việc với ông P. Trong lúc ông A trình bày, do có điện thoại khẩn nên ông P
phải tạm dừng cuộc nói chuyện khoảng 15 phút, ông A hơi khó chịu về điều này.

6


Căn cứ vào diễn biến trên, ta có thể thấy được những kĩ năng đã góp phần giúp ông P đạt
được mục tiêu xây dựng mối quan hệ với ông A bao gồm :
+ Kĩ năng thể hiện tôn trọng khách hàng
Ông P đã thể hiện sự coi trọng nhân cách của khách hàng (ông A) bằng sự chào đón nồng
nhiệt và chân thành, trao đổi trên cơ sở thẳng thắn cởi mở các vấn đề của ông A
+ Kĩ năng thể hiện sự trung thực với khách hàng.
Ông P đã thể hiện sự tôn trọng quan điểm và lựa chọn của ông A bằng việc thỏa thuận rõ
ràng với ông A về yêu cầu và mức thù lao tư vấn. Sự trao đổi này dựa trên nguyên tắc đôi bên

cùng có lợi và quyền quyết định tư vấn hay không tư vấn hoàn toàn tùy thuộc vào khách hàng.
Nếu ông P không đưa ra sự tư vấn về mức giá ngay từ đầu, chắc chắn ông A sẽ nghĩ rằng ông P lợi
dụng tình thế của ông A hòng ép ông A phải trả nhiều tiền cho việc tư vấn, điều này chắc chắn ảnh
hưởng xấu đến diễn biến công việc của ông A và ông P.
+ Kĩ năng thể hiện sự tận tâm với khách hàng.
Mặc dù thực hiện rất tốt những kĩ năng vừa nêu, nhưng luật sư P đã không thực sự thể
hiện được sự tận tâm với khách hàng bởi lẽ, ông đã bỏ dở cuộc nói chuyện để nghe điện thoại.
Tuy rằng, luật sư P phải nghe điện thoại khẩn, nhưng ông hoàn toàn có thể xin phép ông A (và có
thể thỏa thuận với ông A để giảm mức giá tư vấn tương ứng với khoảng thời gian bị gián đoạn),
có thể thấy rằng, đây là hành động rất nhỏ nhưng đã làm ông A khó chịu vì thấy luật sư P không
thực sự có thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Đây là điều nên tránh mắc phải trong quá trình tư vấn
pháp luật.
Ngoài lưu ý trên, để thể hiện sự tận tâm với khách hàng, luật sư cần phải thể hiện trách
nhiệm tư vấn bằng cách: khẳng định cơ sở pháp lý khi tư vấn, bảo mật thông tin của khách hàng,
đồng cảm với khó khăn của khách hàng…
Có thể kết luận rằng, xuất phát từ mục đích tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa luật sư và
khách hàng, ông A đã khéo léo sử dụng kĩ năng xây dựng mối quan hệ nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho công việc, tuy nhiên, vẫn còn có những sai sót nhất định cần phải sửa đổi để công việc tư
vấn diễn ra thuận lợi.
3, Phân tích kĩ năng lắng nghe và kĩ năng phản hồi của luật sư trong quá trình tư vấn
Diễn biến tiếp theo của tình huống như sau:
Luật sư P sau một thời gian lắng nghe chăm chú, đã hiểu ra nội dung cốt lõi của vụ việc,
đồng thời tỏ thái độ cảm thông sâu sắc tới tình cảnh khó khăn của ông A. Thấy ông A căng thẳng,
luật sư P mời ông A dùng một tách cà phê. Cuối buổi nói chuyện, luật sư P cho trợ lý ghi lại tất
cả diễn biến vụ việc rồi rà soát cùng với ông A để có được bản tóm tắt vụ việc.
Ông A có yêu cầu khởi tố ông B có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đề nghị luật sư
P đưa ra phương hướng giải quyết để ông A không bị mất nhà.
Kĩ năng lắng nghe trong tư vấn pháp luật của luật sư là quá trình tiếp nhận thông tin một
cách có chủ ý và có mục đích. lắng nghe là một kĩ thuật phức tạp gồm thu nhận, phân tích, đánh


7


giá thôgn tin, ghi chép thông tin, quan sát tinh tế để hiểu được khách hàng và đưa ra những phản
hồi khi nghe khách hàng trình bày.
Khi xem xét diễn biến vụ việc, có thể thấy rằng kĩ năng lắng nghe khách hàng của luật sư
P thể hiện ở những nội dung sau:
+ Biết thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin.
Những thông tin mà khách hàng đưa ra trong lúc trao đổi thường rất nhiều và phức tạp,
chồng chéo (do khách hàng tư vấn thường gặp bối rối, căng thẳng về tâm lý trước vụ việc phức
tạp), luật sư cần phải kết hợp tri giác với tư duy nhằm tìm ra yêu cầu của khách hàng, đồng thời
đánh giá thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là hỗ trợ. Trong tình huống trên, sau một
khoảng thời gian trao đổi, luật sư P đã nắm được yêu cầu của ông A và hiểu được tâm lý lo sợ,
bồn chồn của ông A khi sắp bị mất nhà.
+ Biết ghi chép lại thông tin.
Luật sư P đã sử dụng kĩ năng lắng nghe một cách khéo léo khi cho trợ lý của mình ghi lại
diễn biến, còn bản thân ông thì tập trung lắng nghe ông A. Khi luật sư P hành động như vậy, chắc
chắn ông A sẽ cảm thấy được chia sẻ và hài lòng vì có người đang lắng nghe mình. Điều này tốt
hơn so với việc ông A chỉ kể chuyện và luật sư P chỉ ghi chép, dẫn đến cảm giác ông A đang tiếp
xúc với một cái máy ghi chép hơn là một luật sư.
+ Biết quan sát tinh tế để hiểu tâm lý khách hàng và phản hồi đối với câu chuyện của
khách hàng.
Luật sư P trước hết đã hiểu được tình cảnh khó khăn của ông A khi thời hạn trả nợ ngân
hàng sắp đến mà ông B không có khả năng trả nợ. Biết ông A lo lắng, luật sư P đã thể hiện sự cảm
thông và mời ông A uống 1 tách cà phê để giúp ông A bình tĩnh hơn.
Qua những diễn biến trên, ta có thể rút ra kết luận rằng, kĩ năng lắng nghe của luật sư
không chỉ giúp có được thông tin về sự việc, hiểu yêu cầu của khách hàng, mà còn quan sát để
hiểu tâm lý của họ. Sự phản hồi khi lắng nghe còn là cách để luật sư thể hiện sự quan tâm, chú ý
và sẵn sàng chia sẻ, đồng cảm với khách hàng. Qua đó khích lệ khách hàng tích cực cung cấp
thông tin và là cách để luật sư kiểm tra lại tính đúng đắn trong nhận thức của mình.

4, Phân tích kĩ năng hỏi của luật sư với khách hàng
Diễn biến tiếp theo của tình huống như sau:
Sau khi có được các thông tin đầy đủ về vụ việc, luật sư P hỏi ông A một số câu hỏi sau:
-

Tại sao ông lại mạo hiểm cho ông B mượn sổ đỏ để thế chấp vay vốn ngân hàng
mà không tự mình vay ?
Ông có biết số lượng tiền mà ông B vay không ? Khi làm giấy tờ vay nợ ông B
có giấu hay lừa dối ông điều gì không?
Sau khi nghe câu trả lời của ông A, luật sư P mới được biết rằng, ông A phải nhờ công ty
do ông B làm giám đốc đứng ra vay vốn là vì ông A đã vướng lý lịch nợ xấu (nợ khó đòi) của
ngân hàng nên không thể tự mình vay vốn. Ông A cho ông B mượn sổ đỏ của mình để vay một số

8


tiền sau đó 2 người chia nhau sử dụng. Việc vay mượn của ông B với ngân hàng ông A đều biết
và trực tiếp kí tên lên giấy tờ vay nợ.
Như vậy, qua những diễn biến tiếp theo của vụ việc, ta thấy rằng, luật sư P đã vận dụng
khéo léo những câu hỏi để làm sáng tỏ những uẩn khúc của vụ việc. Những câu hỏi mà luật sư P
đưa ra ở trên (đều là dạng câu hỏi mở, kích thích tư duy của người được hỏi) là rất hợp lý để tìm
kiếm thông tin khái quát về vụ việc.
Về mặt lý luận, ngoài việc đặt câu hỏi hợp lý, việc sử dụng kĩ năng hỏi của luật sư cần
phải đáp ứng thêm những điều kiện sau:
+ Câu hỏi phải rõ ràng, người hỏi phải kết hợp biểu cảm ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong
quá trình hỏi.
+ Đặt câu hỏi mang tính điều khiển giao tiếp, tạo sự tự tin cho người trả lời, tránh hỏi
những câu quá riêng tư hoặc người được hỏi không biết chắc câu trả lời.
5, Kĩ năng thuyết trình, thuyết phục của luật sư với khách hàng
Diễn biến tiếp theo của vụ việc như sau

Luật sư P sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ, kết hợp với cơ sở pháp lý chắc chắn đã
đưa ra kết luận rằng:
-

Việc ông A yêu cầu khởi tố ông B lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không hợp lý, chỉ
có thể yêu cầu khởi tố ông B lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (vì ông A
biết rõ những gì ông B làm và ông B không có bất kì hành vi lừa đảo, gian dối
nào).
Việc ông A mất nhà là không thể đảo ngược (trừ phi ông A và B có phương án
trả được hết nợ). Việc thu nhà của ngân hàng chỉ có thể bị trì hoãn một thời gian
theo yêu cầu giải quyết vụ việc của cơ quan công an.
Sau khi nghe luật sư P trình bày, ông A rất buồn và suy sụp, nhưng trước sự thuyết phục
tận tình của luật sư P, ông A đành chấp nhận và thu xếp phương án để ổn định cuộc sống. Ông A
thanh toán thù lao tư vấn cho luật sư P nhưng luật sư chỉ lấy mức thù lao 30% so với thông
thường vì biết ông A đang gặp khó khăn.
Có thể thấy rằng, kĩ năng thuyết trình và thuyết phục của luật sư P đã đạt hiệu quả khi ông
A đã hiểu được những kết quả tất yếu sẽ đến với mình (mặc dù rất buồn và suy sụp). Để ông A
hiểu, việc thuyết trình về vụ việc của luật sư P phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khách hàng.
+ Sử dụng căn cứ pháp lý chắc chắn, câu từ ngắn gọn, xúc tích.
+ Biểu cảm phù hợp.
Một luật sư như ông P có thể rất giỏi về chuyên môn, nhưng thông tin kết luận của luật sư
P được ông A lĩnh hội ở mức độ nào là phụ thuộc vào kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói để truyền đạt
thông tin của luật sư P. Nếu luật sư P thuyết trình không tốt, ông A có thể sẽ không hiểu và trở nên
mất lòng tin về khả năng chuyên môn của luật sư P.

9


Ngoài ra, kĩ năng thuyết phục người nghe cũng rất quan trọng đối với các luật sư. Có thể

thấy điều này qua trường hợp của ông A – khi biết rằng mình có thể mất trắng 2 căn nhà, nếu
không khéo thuyết phục rằng đó là sự thật thì có thể ông A sẽ vô cùng tức giận hoặc tìm đến văn
phòng luật sư khác. Tuy vậy, luật sư P đã khéo léo thuyết phục ông A chấp nhận và khuyên ông A
rằng, trước hết, nên tìm phương án để ổn định cuộc sống.
Một tình tiết đáng được nói đến, đó là luật sư P chỉ lấy thù lao ít hơn nhiều so với các vụ
việc thông thường do hoàn cảnh khó khăn của ông A. Đây là việc làm thể hiện đặc điểm của nghề
luật sư – đó là tính trợ giúp. Một luật sư không chỉ làm việc để nuôi sống bản thân mình hay đóng
góp cho xã hội mà còn để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm của luật sư P đã thể hiện
ông là một luật sư vừa có chuyên môn, vừa có đạo đức nghề nghiệp.
6, Kết luận
Qua việc phân tích các kĩ năng của luật sư trong tình huống nêu trên, chúng ta có thể hiểu
rõ hơn tầm quan trọng của những kĩ năng đối với việc hành nghề luật sư. Mong rằng, mỗi luật sư
sẽ không ngừng hoàn thiện bản thân mình để có thể đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, người trợ
giúp mọi tổ chức, cá nhân vượt qua những khó khăn liên quan đến luật pháp.

1, Mở đầu
Trong quá trình giao tiếp, để đạt được hiệu quả tối đa, người tham gia giao tiếp cần rất
nhiều các kĩ năng như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hỏi… Tuy vậy, ngoài
10


những yếu tố về chủ quan của người tham gia giao tiếp, để đạt được hiệu quả giao tiếp tối đa,
chúng ta cũng cần quan tâm đến các điều kiện hỗ trợ quá trình giao tiếp, đặc biệt là việc bố trí
bàn, ghế cho phù hợp, việc này rất quan trọng và có những quy tắc riêng biệt.
2, Tầm quan trọng của kiểu dáng bàn, ghế trong giao tiếp
Trước hết, có thể nói rằng, loại bàn, ghế nói lên tính chất của buổi giao tiếp. Nếu bàn, ghế
phục vụ buổi giao tiếp được chọn một cách hợp lý, thì chỉ cần nhìn vào đó, ta có thể biết được đó
là buổi giao tiếp công việc, giao tiếp thông thường hay là giao tiếp thân mật. Ví dụ, trong các cuộc
đàm phán quân sự, hoặc các cuộc thương thảo chính sách tầm cỡ quốc gia hay quốc tế, chúng ta
thường thấy bàn chữ nhật, hoặc khi nhìn thấy những thành viên của buổi giao tiếp ngồi thoải mái

quanh một chiếc bàn tròn, chúng ta có thể thấy đó là một buổi giao tiếp nhẹ nhàng, thân mật, mọi
người giao tiếp một cách cởi mở.
Tiếp theo, việc chọn bàn, ghế thích hợp với tính chất của buổi giao tiếp sẽ tạo điều kiện
cho việc giao tiếp được thuận lợi. Bởi lẽ, muốn giao tiếp hiệu quả thì trước hết vị trí ngồi của mọi
người phải hợp lý. Ví dụ, để tổ chức một cuộc đàm phán giữa 2 công ty (các cuộc đàm phán liên
quan đến lợi ích thường căng thẳng), không thể chọn loại bàn tròn để người của 2 công ty ngồi
tiếp giáp nhau, nếu làm như vậy, mỗi người sẽ cảm thấy “thiếu an toàn” và có tâm lý dè chừng, e
ngại vì ngồi quá gần đối thủ, hoặc vì ngồi sát nhau mà làm cản trở việc giao tiếp bằng ánh mắt
giữa những người tham gia giao tiếp. Trong các buổi giao tiếp mang tính chất ngoại giao, loại
bàn, ghế trở nên cực kì quan trọng vì nó liên quan đến việc sắp xếp ngôi thứ trong giao tiếp.
Trên thực tế, việc chọn loại bàn, ghế thích hợp với buổi giao tiếp rất được coi trọng. Nếu
tìm hiểu về quá trình tổ chức Hội nghị Pari năm 1968 về lập lại hòa bình ở Việt Nam, chúng ta có
thể biết rằng việc chọn kiểu bàn cho hội nghị đã được thảo luận từ trước đó 1 tháng, với rất nhiều
ý kiến tranh luận của cả 2 bên về bàn vuông, bàn chữ nhật, bàn tròn. Cuối cùng, kiểu bàn hình ô –
van đã được lựa chọn. Như vậy, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, việc chọn bàn, ghế thích
hợp với yêu cầu giao tiếp đều rất quan trọng.
3, Ý nghĩa của các loại bàn, ghế trong giao tiếp
Việc chọn bàn, ghế thích hợp trong giao tiếp tập trung chủ yếu vào việc lựa chọn kiểu
dáng bàn, còn việc lựa chọn ghế sẽ phù hợp với kiểu dáng bàn. Trên thực tế, việc lựa chọn ghế
chủ yếu liên quan đến sắp xếp chỗ ngồi và ngôi thứ (thường áp dụng trong lĩnh vực ngoại giao và
sẽ không được đề cập trong bài viết này). Kiểu bàn cho giao tiếp thông dụng có thể kể đến là bàn
hình vuông, bàn hình chữ nhật, bàn hình tròn, bàn hình ô – van, bàn hình bầu dục.
Bàn hình chữ nhật
Đây là kiểu bàn thường thấy trong các buổi giao tiếp công việc, nhất là đàm phán. Bởi lẽ,
kiểu bàn này thuận lợi cho việc phân chia ranh giới 2 phía, hoặc bố trí chỗ ngồi theo thứ bậc.
Ngoài ra, kích thước dài, rộng khác nhau của bàn chữ nhật duy trì một khoảng cách nhất định
giữa những người tham gia giao tiếp, thích hợp với không khí của công việc.
Bàn hình ô – van

11



Loại bàn này cũng đặc trưng cho các buổi giao tiếp công việc, bởi lẽ việc phân chia ranh
giới và sắp xếp thứ bậc cũng phù hợp với bàn hình ô – van. Tuy vậy, việc bỏ đi các góc, cạnh làm
buổi giao tiếp giảm đi phần nghiêm túc, căng thẳng.
Bàn hình vuông
Khác với bàn hình chữ nhật, khi ngồi quanh một chiếc bàn vuông, những người giao tiếp
ngồi gần nhau hơn, do vậy, không khí của buổi giao tiếp trở nên thoải mái, thân mật hơn. Những
chiếc bàn vuông thường được dùng trong các buổi nói chuyện của những người đã có mối quan
hệ quen biết, hoặc các đối tác quen thuộc trong công việc. Những chiếc bàn vuông kích cỡ nhỏ
còn làm tăng sự thân mật của cuộc nói chuyện hơn nữa và thường được bố trí ở các nhà hàng,
quán cà – phê.
Bàn hình bầu dục
Loại bàn bầu dục thường được dùng trong các phòng họp của công ty, bàn tiếp khách tại
các công sở…Bởi vì, bàn bầu dục duy trì được không khí nghiêm túc của buổi giao tiếp giống
như bàn chữ nhật, nhưng việc bỏ đi góc cạnh ở 2 đầu bàn làm tăng thêm sự thân thiện trong giao
tiếp.
Bàn hình tròn
Loại bàn hình tròn thường được dùng khi người ta đề cao sự giao tiếp cởi mở, chân thành
hơn là phân chia ranh giới hay thứ bậc. Khi những người giao tiếp ngồi cạnh nhau bên một chiếc
bàn tròn, không khí giao tiếp sẽ thoải mái, thân mật hơn so với bàn chữ nhật hay bàn ô – van.
Chính vì vậy, bàn tròn thường được dùng làm bàn ăn gia đình, bàn hội nghị của một công ty hay
tại các buổi họp cần sự trao đổi ý kiến của các bên.
4, Kết luận
Trong giao tiếp, việc chọn bàn, ghế phù hợp là rất quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho
việc giao tiếp diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, việc bố trí bàn, ghế thích hợp còn liên quan đến một số
vấn đề khác như văn hóa vùng miền và đối tượng giao tiếp, nhưng có thể kết luận rằng, nếu biết
kết hợp một cách khéo léo khả năng giao tiếp với lựa chọn bối cảnh giao tiếp (trong đó có bàn
ghế), chúng ta sẽ tạo nên những buổi giao tiếp thành công.


12



×