MỤC LỤC:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Người khôn ngoan có cái tai dài và cái lưỡi ngắn”
_Sưu tầm_
Câu nói trên thể hiện tầm quan trọng của việc lắng nghe trong thời đại hiện nay.
Để đạt được mục đích của việc giao tiếp chúng ta cần biết rất nhiều kĩ năng. Một trong
những kĩ năng đó là kĩ năng lắng nghe. Vậy bạn đã biết lắng nghe chưa? Để trả lời cho
câu hỏi này trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là lắng nghe?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHÂN TÍCH KĨ NĂNG LẮNG NGHE
1. Khái niệm lắng nghe
"Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương"
1
- Thành ngữ.
Vậy thế nào là lắng nghe? Khi ngồi học trên lớp bạn buồn ngủ quá bạn ngủ gục
trên bàn. Khi đó bạn nghe được những gì? Những gì bạn nghe được khi đó gọi là nghe
thấy. Nghe là hành vi của thính giác, các cơ quan này xử lý âm thanh và truyền tín hiệu
đến bộ não.
Vậy thế nào mới là lắng nghe? Ví dụ: Bạn đang ngồi trên lớp học, cô giáo đang
giảng bài. Hai bạn nữ (bạn thích một bạn trong đó) ngồi trên bạn đang nói chuyện gì
1
/>1
đó về bạn. Bạn cố gắng tập trung lắng nghe xem họ đang nói gì. Đây chính là quá trình
lắng nghe. Quá trình này nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm
thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao.
“Lắng nghe là hoạt động tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức đòi hỏi người
nghe chú ý, tập trung cao độ, tiếp nhận thông tin và hiểu được ý nghĩa của thông tin”.
2. Vai trò của việc lắng nghe
Trong giao tiếp thì việc lắng nghe đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Lắng nghe
đóng vai trò quan quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với người nghe mà
còn cả đối với người nói. Theo nghiên cứu của Paul Rankin thì tỉ lệ sử dụng các kĩ
năng: 16% là đọc; 9% là viết; 30% là não; 45 % là nghe
2
. Như vậy, kỹ năng lắng nghe
được sử dụng nhiều nhất và không thể phủ nhận vai trò của nó là rất quan trọng:
Thứ nhất lắng nghe sẽ thỏa mãn nhu cầu của người nói: trong giao tiếp ai cũng
muốn mình được tôn trọng. Khi chúng ta chú ý lắng nghe người đối thoại là chúng ta
đã thỏa mãn nhu cầu đó của họ. Sẽ rất khó chịu nếu bạn nói mà không có người nghe.
Vì vậy việc chú ý lắng nghe cũng giúp tạo được ấn tượng tốt với người đối thoại.
Chẳng hạn: Trong một tiết học nếu có một bạn rất chăm chú nghe cô giảng bài và
tích cực nghi chép, phát biêu ý kiến thì cô giáo sẽ án tượng với bạn này, có thể là nhớ
mặt hay nhớ tên bạn.
Thứ hai Lắng nghe giúp cho người nghe thu thập được nhiều thông tin và nhận
ra ẩn ý của người nói không thể hiện bằng lời. Người ta chỉ thích nói với những ai biết
lắng nghe. Do đó việc chú ý lắng nghe không những giúp nghe hiểu và nắm bắt được
thông tin mà người nói đưa ra mà còn kích thích người nói nói nhiều hơn và cung cấp
cho chúng ta nhiều thông tin hơn trong giao tiếp.
Thứ ba Lắng nghe sẽ hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp: Khi chú ý lắng
nghe người đối thoại nói, người nghe cũng như người hành nghề luật sẽ hiểu được
thông tin họ đưa ra, cái họ muốn đồng thời người nghe cũng có thời gian cân nhắc xem
nên đối đáp thế nào cho hợp lý. Như vậy sẽ tránh được những sai lầm (hiểu sai thông
tin, khôn đúng ý của người nói) do hấp tấp, vội vàng .
Thứ tư là Lắng nghe giúp giải quyết được nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề, nhiều
mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau.
Trong giao tiếp người nghe cần phải nghe bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau
mỗi bên sẽ hiểu hơn về vụ việc cần giải quyết , xác định được nguyên nhân gây vụ
việc và từ đó có thể cùng đưa ra giải pháp
Thứ năm Lắng nghe sẽ tạo được không khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp:
Khi người đối thoại nói, bạn ý lắng nghe thì đến khi bạn lên tiếng họ cũng sẽ lắng nghe
bạn nghĩa là tạo không khí tôn trọng, biết lắng nghe nhau trong giao tiếp.
3. Các yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả
Lắng nghe có vai trò quan trọng trong giao tiếp nghề luật nhưng trên thực tế
vẫn còn tình trạng không đạt được mục đích lắng nghe của mình . Điều đó là do: vẫn
còn nhiều yếu tố cản trở việc lắng nghe đó là:
2
/>2
3.1. Yếu tố chủ quan cản trở việc lắng nghe
a. Lười lắng nghe.
Phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe. Một người trung bình chỉ nhớ
1/2 những gì đã nghe trong vòng 10 phút nói chuyện và quên đi một nửa trong vòng 48
giờ. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng
nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói.
b. Thái độ lắng nghe chưa tốt:
Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một
phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Bản năng của con người luôn
muốn hơn người dẫn đến việc hay nghĩ xấu người khác, từ đó, việc lắng nghe chỉ tập
trung vào việc nghe xem người nói có gì sai chứ không phải nghe để học tập.
c. Nghe nhanh hơn nói
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: tốc độ lời nói của mỗi cá nhân là 125
từ/phút, trong khi con người có thể suy nghĩ nhanh gấp 4 lần nói. Như vậy, trong khi
lắng nghe người khác, ¼ thời gian ta nghe, còn lại thường suy ngẫm, đánh giá đúng sai
theo các chuẩn mực cá nhân hay xã hội,… từ đó dễ dẫn đến mất tập trung khi lắng
nghe.
d. Tâm sinh lý của người nghe
Lắng nghe là một quá trình nhận thức. Quá trình lắng nghe và kết quả của nó
không những phụ thuộc vào thông tin và người phát ra thông tin đó mà cả đặc điểm
tâm sinh lý của người nghe, đặc biệt là những thành kiến định kiến ở họ. Khi họ có
thành kiến, định kiến về người đối thoại hoặc vấn đề mà người đối thoại trình bày thì
chúng ảnh hưởng xấu đến thái độ và kết quả lắng nghe.
e. Thói quen xấu khi lắng nghe
Khi lắng nghe người khác, chúng ta thường mắc phải những thói quen xấu như
lười suy nghĩ, cắt ngang lời người nói, giả vờ chú ý…. Những thói quen này làm giảm
hiệu quả lắng nghe
3.1. Yếu tố khách quan cản trở việc lắng nghe
a. Môi trường
Môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình lắng nghe. Giả xử trong một môi
trường ồn ào, nhiều tranh ảnh thú vị… sẽ làm giảm sự chú ý lắng nghe của người nghe
b. Sự thiếu được luyện tập:
Lắng nghe là một kĩ năng. Để biết lắng nghe, chúng ta cần được tập luyện. Tuy
nhiên, từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, chúng ta ít được dạy và rèn luyện cách
lắng nghe. Chúng ta dành nhiều thời gian cho việc học nói, học đọc, học viết nhưng
học nghe thì rất là ít. Đây là một nghịch lý vì như chúng ta đã nói, trong giao tiếp thời
gian dành cho việc nghe nhiều hơn thời gian cho đọc, viết và nói.
c. Sự phức tạp của vấn đề
Trước một vấn đề phức tạp, đặc biệt là vấn đề ít liên quan đến chúng ta thường có
xu hướng chọn con đường dễ nhất đó là bỏ ra ngoài tai không chú ý lắng nghe nữa
Ngoài ra các yếu tố như uy tín, ngôn ngữ , giọng điệu, cử chỉ hành động, của
người nói cũng ảnh hưởng đến quá trình nghe. Chẳng hạn người miền bắc nghe người
3
miền nam nói sẽ có một số từ không nghe được; giọng nói: có thể là quá nhỏ, quá lớn,
…; tuổi tác khác nhau quá lớn dẫn đến sự bất đồng về quan điểm, lối sống;….
4. Các mức độ lắng nghe
Khi nghe người khác tùy theo mức độ tình huống mà chúng ta thể hiện một trong
các mức độ sau:
- Lờ đi, không nghe thấy gì cả: tức là bỏ ngoài tai mọi lời nói của người nói.
- Giả vờ nghe: Trong trường hợp này người nghe đang suy nghĩ về vấn đề khác
nhưng lại tỏ vẻ chú ý người nghe đối thoại để an ủi họ đồng thời che dấu việc mình
chẳng nghe gì cả
- Nghe có chọn lọc : Tức là chỉ nghe những phần mà mình quan tâm. Cách nghe
này có hiệu quả cao bởi vì người nghe không theo dõi liên tục nên không nắm được
đầy đủ chính xác những thông tin mà nguwoif đối thoại đưa ra
- Nghe chăm chú: tập trung mọi sự chú ý vào lời đối thoại và cố gắng hiểu họ
- Nghe thấu cảm là mức độ cao nhất của lắng nghe. Trong trường hợp này người
nghe không những chú ý lắng nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu
người nói nghĩ gì. Nghĩa là chúng ta đi sâu vào nội tâm của họ lắng nghe không chi
bằng tai mà bằng cả trái tim, lắng nghe cả những thông tin được nói thành lời và những
thông tin không được nói thành lời.
5. Chu trình lắng nghe
Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kĩ năng cần phải rèn luyện
lâu dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất song lại ít người biết được điều đó . Trong
giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà thật ít người tranh nhau để
lắng nghe. Để có một kĩ năng lắng nghe tốt bạn cần tuân thủ các bước sau đây của chu
trình lắng nghe :
Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả là tập trung lắng nghe. Tập
trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không
thành công vì trong khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công
việc khác xen vào. Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe
không có chung một cách hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn
trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn
Tham dự: Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt,
những cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là những từ đệm như: dạ, vâng ạ, thế ạ,
thật không? Tuy nhiên cũng Không nên ngắt lời người nói khi họ chưa trình bày hết
không vọi vàng tranh cãi hay phản bác lại người nói
Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không
hiểu được thông điệp của giao tiếp.Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu
của người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người
nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hiểu như
thế này có đúng không ? Hoặc ý anh là thế này…?
Ghi nhớ: Cái gì cũng chép cũng ghi, không biết thì hỏi tự ti làm gì là nguyên tắc
cơ bản của giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao tiếp bạn không thể nhớ
4
hết tất cả những gì mà người nói truyền tải. Bạn phải biết chọn lọc những thông điệp
chính mà người nói muốn truyền tải. Cách tốt nhất để bạn không quên đi những thông
tin cơ bản của một cuộc giao tiếp là trước mỗi cuộc giao tiếp bạn nên chuẩn bị cho
mình một cuốn sổ và một cây bút. Đó là những công cụ quan trọng nhất giúp bạn ghi
nhớ những thông tin quan trọng của một cuộc giao tiếp.
Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm mà là một quá trình. Quá trình
hồi đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thông điệp. Phát triển sẽ
giúp cho quá trình giao tiếp được bước sang một chu trình mới. Chu trình lắng nghe
được mô tả như trên là một mô hình khép kín và diễn ra liên tục theo chiều xoáy chôn
ốc đi lên.
6. Kĩ năng lắng nghe có hiệu quả
Trong giao tiếp nói chung và nghề luật nói riêng thì kĩ năng lắng nghe là một kĩ
năng rất quan trọng. Vì chỉ có lắng nghe thì họ mới có thông tin để giải quyết vấn đề,
tìm ra phương án giải quyết đúng pháp luật nhất , bảo vệ được quyền và lợi ích của nhà
nước, xã hội và của công dân. Để lắng nghe có hiệu quả những người nghe phải nghe
ở mức độ nghe chăm chú và thấu cảm. Muốn làm được điều đó cần chú ý rèn luyện
các kĩ năng sau đây:
- Tạo không khí bình đẳng cởi mở
Để tạo không khí bình đẳng cởi mở cần chú ý đến khoảng cách giữa nghe và
người nói, vị trí , tư thế, cử chỉ của người nghe và người nói.
+ Khi lắng nghe người nghe phải xác định mục đích của việc lắng nghe, tạo môi
trường bầu không khí lắng nghe hiệu quả và có nhu cầu thực sự mong muốn lắng nghe
+ Khoảng cách giữa người nghe và người đối thoại không quá xa hoặc quá gần
+ Tư thế ngang tầm, đối diện: Cùng đứng hoặc cùng ngồi, hướng vào nhau, ngồi
ngang tầm nhau ( tránh người ngồi nghế cao người ngồi nghề thấp), không khoanh tay
hoặc đút tay vào túi quần vì những điệu bộ, cử chỉ này biểu hiện sự khép kín, không
muốn tham gia
- Tập trung chú ý và bộc lộ sự quan tâm
Cũng qua tư thế, điệu bộ cử chỉ, ánh mắt người hành nghề luật thể hiện sự chú ý
cũng như quan tâm của mình đến người đối thoại và lời nói của họ.
+ Khi nghe người nghe phải có tư thế hướng về phía người nói, dướn mình về
phía người nói.
+ Người nghe phải Tập trung chú ý để hiểu được thông tin về sự việc.
+ Phải ghi chép lại toàn bộ thông tin sự việc, ghi chép lại những bình luận của
người đối thoại về sự việc. Có câu “Trí nhớ đậm không bằng nét mực mờ”. Chính vì
vậy khi lắng nghe việc ghi chép là vô cùng cần thiết.
+ Khi nghe người nghe phải biết đánh gia thông tin để xác định tình tiết nào là
cơ bản, tình tiết nào là phụ từ đó xác định tính có căn cứ của thông tin.
+ Khi lắng nghe phải có sự tiếp xúc bằng mắt, mắt nhìn người nói một cách nhẹ
nhàng, nhưng không tập trung vào một điểm nào đó mà nhìn bao quát.
5
+ Khi lắng nghe cần có các động tác đáp ứng như : gật đầu, động tác của tay. Cần
tránh những động tác biểu lộ sự không chú ý của người nghe như bẻ tay, dung ngòn
tay mân mê một vật gì đó.
- Gợi mở vấn đề và khuyến khích người nói
Muốn nghe được nhiều, nắm bắt được nhiều thông tin thì người nghe cần khuyến
khích người đối thoại trút bầu tâm sự bằng cách:
+ Tỏ ra am hiểu vấn đề và thông cảm với người đối thoại (thể hiện ở lời nói, nét
mặt, những cái gật đầu…). Ví dụ như “ tôi hiểu”, “ tôi hiểu tại sao anh nghĩ như vậy”.
+ Quan tâm đến thái độ, hành vi, cử chỉ và biểu cảm nét mặt của khách hàng.
+ Thay đổi nét mặt phù hợp với lời nói của người nói.
+ Chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời và cả điệu bộ, cử chỉ.
+ Thỉnh thoảng đặt câu hỏi: “rồi sau đó ra sao”, “ chắc lúc đó anh giân lắm”…
Việc đưa ra những câu hỏi vừa giúp người nghe hiểu vấn đề, vừa chứng tỏ người
nghe rất quan tâm đến câu chuyện của người nói. Tuy nhiên, một câu hỏi không đúng
chỗ có thể làm buổi trò chuyện rơi vào ngõ cụt. Chẳng hạn như một người bạn đang
muốn nói rằng cậu ấy đau khổ như thế nào khi chia tay mà lại nhận được câu hỏi đại
loại như "Sao cậu lại để cô ấy đi? Cô ấy thật đẹp". Người bạn này dĩ nhiên sẽ càng
buồn hơn. Hầu hết các trường hợp chúng ta không nên hỏi "Tại sao…?" vì nó có vẻ
như một lời trách cứ hay phán xét. Nên hỏi "Cậu cảm thấy như thế nào", "Điều đó rất
có ý nghĩa với cậu đúng không", "Bây giờ cậu định sẽ thế nào?".
- Phản ảnh lại
Sau khi nghe người đối thoại trình bày một vấn đề nào đó người nghe có thể diễn
đạt lại nội dung đó theo cách hiểu của bản thân mình. Ví dụ như “ theo tôi ý anh là …
có phải không?”. Việc phản ánh lại của người nghe vừa cho người đối thoại biết bán
đã hiểu họ như thế nào, có cần giải thích, bổ sung gì không, vừa cho họ thấy họ đã
được chú ý lắng nghe.
- Cuối cùng, hãy im lặng:
Im lặng làm nhiều người cảm thấy không thoải mái. Họ cho rằng nó thể hiện sự
suy tính hoặc đau khổ. Chúng ta thường sợ những khoảnh khắc im lặng và thường cố
nói một điều gì đó. Một người nghe chân thành lại khác, họ cũng sẽ thoải mái trong lúc
im lặng vì biết rằng nó chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm. Thỉnh thoảng, chờ đợi một
vài phút sẽ làm cho người nói đi sâu hơn vào những điều muốn bày tỏ. Đôi khi, chúng
ta phải im lặng để người đối diện vượt qua những cảm xúc của mình.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN BẢN THÂN
Lắng nghe là một trong những kĩ năng ứng xử quan trọng trong giao tiếp hằng
ngày. Có câu “Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả đời không đủ để biết lắng nghe”. Là
một sinh viên việc tiếp thu cũng như tích lũy kiến thức là hết sức quan trọng và để làm
được như vậy trước tiên chúng ta phải biết lắng nghe. Biết lắng nghe – điều này có vẻ
đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động
thường nhật hằng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm tới việc phát triển kỹ
năng lắng nghe của mình. Bản thân em cũng chưa thực sự chú ý đến việc phát triển kĩ
năng lắng nghe của mình. Cụ thể:
6
1. Trong học tập
Đối với một sinh viên, học tập tốt là việc quan trọng nhất. Tuy nhiên để học tập
tốt thì cần rất nhiều yếu tố, nhiều sự cố gắng một trong những yếu tố ấy là phải biết
lắng nghe. Khi đến trường nhiệm vụ của sinh viên là phải tiếp thu kiến thức mà bạn bè,
thầy cô giảng dạy. Muốn có được kiến thức chúng ta phải lắng nghe. Tuy nhiên việc
lắng nghe của chúng ta lại chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất. Bơi:
- Chúng ta chưa có sự chuẩn bị lắng nghe
Để việc lắng nghe có hiệu quả tốt nhất thì sinh viên chúng cần phải có bước chuẩn
bị lắng nghe chẳng hạn: trước khi lắng nghe xác định được mục đích của việc nghe, có
nhu cầu thực sự mong muốn lắng nghe…. Ví dụ: Chúng ta đặt chỉ tiêu điểm tổng kết
môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật là 9 phẩy. Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì chúng ta
phải học. Phải đi học, ghi chép đầy đủ, chăm chú nghe giảng để hiểu bài… Tuy nhiên
nhiều khi em đến trường nghe thầy cô giảng bài gần như là một nghĩa vụ phải làm.
Không hề có sự chuẩn bị bài, tìm hiểu bài học trước khi đến nghe thầy cô giảng, tư thế
ngồi nghe thầy (cô) giảng nhiều khi cũng chưa đúng ví dụ như nằm ra bàn.
- Chúng ta mới chỉ nghe mà chưa lắng nghe
Sinh viên ai cũng vậy, thường chỉ nghe mà không lắng nghe. Em thường rất ít đạt
đến mức lắng nghe mà thường chỉ dừng ở mức nghe, sinh viên chúng ta thường chỉ
nghe bài mà không quan tâm đến việc mình có hiểu bài hay không?
- Thiếu sự tập trung lắng nghe
Khi đến lớp gặp rất nhiều bạn bè, có rất nhiều chuyện để nói với nhau nên sinh
viên chúng em thường không có sự tập trung, chú ý nghe giảng. Hơn nữa em vẫn chưa
thể gạt bỏ hết những việc không liên quan đến việc học để nghe giảng mà thường
mang tâm trạng hay những chuyện ngoài lề đến lớp, trong lớp thường nói chuyện riêng
chưa tập trung vào việc nghe giảng hay ghi chép. Vì vậy việc lắng nghe không đạt hiệu
quả
- Ít có sự tham dự để khuyến khích thầy cô giảng
Khi lắng nghe việc tham dự hay khuyến khích người nói là rất quan trọng. Tuy
nhiên sinh viên đến lớp nghe giảng chỉ ngồi nghi chép là chính mà ít có sự tham dự
vào bài giảng của thầy cô khi cần thiết. Ví dụ như phát biểu hay thắc mắc những vấn
đề mà bản thân chưa hiểu.
Trong học tập để lắng nghe có hiệu quả chúng ta nên:
- Gác tất cả các việc khác lại: Việc trước tiên cần làm là gác hết những việc
không liên quan đến bài học hiện tại lại. Làm việc riêng, nghĩ ngợi những việc không
liên quan đến bài học làm đầu óc của bạn phân tâm, bạn nghe giảng mà như đang
“phục kích” bài học, giả vờ là mình đang học tập chăm chú.
- Kiểm soát cảm xúc bản thân: Hãy gạt những suy nghĩ vu vơ ra khỏi đầu, đừng
để những cảm xúc vui buồn bất chợt chi phối sự tập trung của bạn. Kiểm soát cảm xúc
giúp bạn có thái độ hợp tác trong quá trình nghe giảng, kiểm soát được những phản hồi
của bản thân đến giáo viên và những bạn học khác.
- Nỗ lực và tập trung: Nỗ lực và tập trung thể hiện thái độ và trách nhiệm của
bạn với bài học. Khi có một nguyên nhân nào đó khiến bạn mất tập trung, hãy nỗ lực
7
dừng những suy nghĩ ngoài luồng đó lại và kéo sự chú ý của bản thân vào bài học trở
lại một cách nhanh nhất có thể. Việc tập trung sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề của
bài học nhanh chóng hơn rất nhiều.
- Nhìn vào thầy cô và tham gia tích cực đóng góp cho bài học: Vì sao phải nhìn
vào người nói? Các bạn có thể nghĩ là mình không nhìn mà vẫn nghe tốt thì có trở ngại
gì đâu? Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy khi nhìn vào thầy cô đang giảng bài, bạn sẽ
nắm bắt được những diễn biến tâm lý tình cảm của thầy cô theo nội dung bài giảng, đó
là cách lôi kéo sự tập trung chú ý của bạn.
- Hồi đáp: Các bạn nên phản hồi với thầy cô giáo về những thông tin mình tiếp
nhận để thầy cô giáo biết rằng học sinh của mình đã tiếp nhận được những thông tin
bài học. Hồi đáp cũng thể hiện thái độ tôn trọng của bạn dành cho thầy cô giáo của
mình.
2. Trong giao tiếp hằng ngày
Cũng như trong học tập thì lắng nghe cũng có vai trò quan trọng trong giao tiếp
hằng ngày. Tuy nhiên do chưa hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe nên trong
giao tiếp hằng ngày sinh viên chúng ta vẫn chưa đạt được hiệu quả của việc lắng nghe.
Điều đó là do.
- Chúng ta lười lắng nghe.
Trong giao tiếp hằng ngày em thường thích nói hơn thích nghe. Em thường
khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người
nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói (suy nghĩ lan man, lo
xa…)
- Thiếu tích cực khi lắng nghe
Khi nghe người khác nói một vấn đề mà mình đã được biết sơ sơ em thường có
suy nghĩ là mình đã biết tất cả rồi, không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác
đang nói hay tiêu cực hơn là chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản
bác lại. Thái độ lắng nghe như vậy sẽ không đạt được hiệu quả của việc lắng nghe.
- Thỉnh thoảng em hay giả vở nghe hay nghe qua qua cho xong
Khi nghe người khác nói nếu không muốn nghe mà vẫn thể hiện thái độ tôn trọng
người nói em thường giả vờ nghe. Đặc biệt là với người lớn tuổi hay với ông bà cha
mẹ nếu em không muốn nghe thì em vấn ngồi đó để nghe nhưng bỏ ngoài tai mọi thứ.
3. Trong các mối quan hệ gia đình:
Trong tất cả chúng ta, ai cũng có gia đình. Nhưng trong các mối quan hệ gia đình
lại không phải ai cũng biết lắng nghe. Tôi cũng vậy, sau khi học xong bài học này.
Nhất là khi đang chắp bút viết bài luận này tôi tự hỏi bản thân mình. Tôi đã biết lắng
nghe? Tôi đã thực sự lắng nghe những thông điệp mà những người thân trong gia đình
tôi gửi gắm đến tôi? Thì câu trả lời chắc chắn là chưa. Tôi chưa bao giờ thật sự lắng
nghe một điều gì đó cả. Vậy chúng ta cần phải làm gì?
Lắng nghe một cách tập trung
Khi người thân của bạn muốn nói chuyện, bạn nên bỏ hết mọi thứ ra khỏi tâm chí
và phải thực sự nhập tâm vào cuộc nói chuyện. Bạn không thể lắng nghe bạn nếu bạn
8
vừa nghe chuyện vừa nghĩ về những thứ khác. Trong quan hệ với con cái cha mẹ hãy
luôn là “người bạn lớn” của con. Cần cho con cái và các bạn trẻ cảm thấy rằng họ đang
được lắng nghe và những lời nói của họ không qua đi như gió bay, hoặc rơi vào lỗ tai
điếc. Lắng nghe với những cử chỉ khích lệ để người nói cảm thấy được nâng đỡ.
Nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện và lắng nghe
Bạn đã bao giờ nói chuyện với ai mà người đó tránh không nhìn thẳng vào mắt
bạn chưa? Lúc đó bạn có nhận xét thế nào về người đó?
Nhìn thẳng vào mắt người đối diện trình bày quan điểm, để bộc lộ thông điệp là
một trong những cách giúp bạn dễ dàng cuốn hút người đó vào câu chuyện, làm cho
người đó tập trung hơn vào câu chuyện của bạn và lắng nghe nhiều hơn. Ngoài ra đây
cũng là cách bạn thể hiện sự tự tin của bản thân mình.
Giữ bình tĩnh
Lắng nghe đúng cách là bạn phải luôn tâm niệm quan điểm “một điều nhịn, chín
điều lành”. Khi đối phương đang tức giận, bạn có thể “được” nghe những điều bạn
không thích, những điều khiến bạn thấy khó chịu, nhưng đừng nên phản hồi hay đáp
trả lại ngay mà hãy để thính giác của bạn được tĩnh lặng lắng nghe và suy ngẫm. Đừng
vội vã nói lên phán đoán của mình, làm như thế là cản trở việc đối thoại, đánh mất sự
tin tưởng và đặt người đối thoại trong tư thế tự vệ. Một khi đã mất sự tin tưởng cũng
rất khó mà nối lại nhịp cầu thông cảm.
Tránh đưa ra những giải pháp rẻ tiền. Không ai tự nhiên lại thích được người
khác chỉ dạy việc mình phải làm, hoặc chấp nhận những người tự cho mình là thông
thái, luôn có sẵn đáp số cho mọi vấn đề. Trong việc giáo dục con cái, có những cha mẹ
xem ra lúc nào cũng có sẵn trong túi những công thức, và những đáp số cho mọi vấn
đề của con cái. Họ quên rằng con cái phải được dịp học hỏi, cân nhắc, tính toán và sau
cùng cảm nghiệm được niềm vui sướng vì đã tự tìm được giải pháp cho các vấn đề khó
khăn của mình. Đó là những bước đường đầu tiên giúp rèn luyện tinh thần trách nhiệm,
tự lập và tự tin cho con cái sau này.
4. Trong các mối quan hệ xã hội khác.
Lắng nghe không chỉ có vai trò quan trọng trong học tập, trong giao tiếp hay trong
các mối quan hệ với gia đình mà trong các mối quan hệ xã hội khác vai trò của lắng
nghe cũng hết sức to lớn. Không những thế, trong một số mối quan hệ, lắng nghe còn
đóng vai trò quyết định đến sự thành công. Đơn cử một số mối quan hệ như sau:
4.1. Lắng nghe để thành công trong môi trường đa văn hoá:
Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, chuyện các nhóm làm việc có nhiều người
mang quốc tịch khác nhau hoặc đến từ các dân tộc khác nhau đã không còn xa lạ trong
nhiều công sở. Ngay cả khi mọi người đều cùng nói tiếng Anh, một vài người vẫn nói
theo các phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau. Trong một môi trường làm việc đa văn
hóa như thế, cách tốt nhất để đạt hiệu quả tối ưu là học cách lắng nghe
3
.
Đã bao giờ bạn gặp phải tình huống: trong một buổi hẹn ăn trưa hay một sự kiện
giao lưu, bạn được giới thiệu với một ai đó và trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, bỗng
3
/>9
nhiên bạn quên mất tên người ấy? vậy, lý do vì sao lại xảy ra hiện tượng đó? Đây
chính là mấu chốt vì sao chúng ta phải chịu khó lắng nghe và có kỹ năng trong hoạt
động lắng nghe.
Một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới
Procter&Gamble đã tổ chức một khoá tập huấn có tên “Văn hoá trong công việc”
nhằm giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa của việc lắng nghe trong môi trường giao thoa
văn hoá. Như vậy, đủ để thấy tầm quan trọng của lắng nghe trong môi trường làm việc.
Làm nghề luật cũng vậy, ví thử khi chúng ta đang giao tiếp với khách hàng mà tự
dưng lại quên tên của khách hàng, người luật sư sẽ rơi vào tình trạng bị động rất khó
xử, cũng có thể điều này sẽ làm hỏng mối quan hệ (không khí trò chuyện) giữa bạn với
khách hàng.
4.2. Lắng nghe – yếu tố quan trọng nhất để đàm phán thành công:
Trong thế giới thương mại đầy sôi động hiện nay, đàm phán đóng một vai trò rất
quan trọng để trong việc đạt tới thành công của mọi bản hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có
không ít nhà đàm phán không thành công trong việc thuyết phục đối tác ký kết hợp
đồng chỉ bởi một lý do rất cơ bản nhưng lại rất cần thiết, đó là lắng nghe. Bởi thế, họđã
đánh mất nhiều cơ hội để hiểu rõ được yêu cầu và mục đích của đối tác.
Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người có kỹ năng lắng nghe không
tốt chỉ có thể nắm được tối đa là 50% nội dung của buổi đàm thảo. Và tỉ lệ này sẽ giảm
xuống rất thấp sau 48 tiếng. Điều này đồng nghĩa với việc là họ không thể nhớ lại
những gì đã nói trong buổi đàm phán một cách chính xác và đầy đủ.
Phần lớn các khó khăn phát sinh trong quá trình đàm phán đều do kỹ năng lắng
nghe không hiệu quả. Để nắm vững kỹ năng lắng nghe, bạn cần đặt ra mục tiêu để
không chỉ hiểu lời nói mà còn phải hiểu được ý nghĩa bao hàm bên trong lời nói đó. Tự
đặt ra tình huống để ứng đối với những điều mà đối tác trao đổi với bạn.
Một người đàm phán giỏi là người biết cách lắng nghe. Lý do? Bởi người đàm
phán giỏi là người có khả năng quan sát và phân tích kỹ năng giao tiếp cả bằng lời và
cử chỉ của đối tác. Họ có khả năng nghe và nhớ cách lựa chọn từ và cấu trúc câu chuẩn
xác của người khác. Họ nhận thấy rằng khi chú ý lắng nghe những gi đối tác nói, họ có
thể học tập được một điều gì đó mới mẻ. Lắng nghe có hiệu quả giúp phát hiện được
mục đích, yêu cầu của đối tác, và những thông tin này sẽ mang đến kết quả đàm phán
thành công nhất.
Khi đối tác nói ta không nên nhìn ra chỗ khác, hay tỏ thái độ bồn chồn, mà phải
nhìn thẳng vào mắt họ. Vẻ chăm chú sẽ gây cho người nói tâm lý mình tôn trọng họ
đồng thời qua đấy mình cũng thu nhập được thông tin cần thiết để phán đoán những
hiểu biết của đối tác về mình. Có thông qua thái độ người nghe và làm cho không khí
đàm phán thêm thân mật, khách và chủ cảm thấy mối quan hệ càng gần gũi nhau hơn.
Trong khi nghe cần chú ý đến những ý tứ ẩn giấu bên trong lời nói để đoán biết
nhu cầu tâm lý của đối tác. Khi khách mời ta thì nói càng ngắn gọn càng tốt và luôn
luôn quan sát thái độ đối tác.
10
Qua một số mối quan hệ trong xã hội như trên, ta thấy được tầm quan trọng của
kỹ năng lắng nghe và hiểu được vì sao cần phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong
cuộc sống. Cũng có thể nói, lắng nghe chính là chìa khoá thành công.
B.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Bây giờ, các bạn có thể trả lời câu hỏi ở phần mở đầu của tôi rồi chứ? Lắng nghe
quả là một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe
phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và
kĩ thuật nhất định. Là một sinh viên việc luyện tập và trau dồi kỹ năng là hết sức cần
thiết, vì vậy tôi sẽ cố gắng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường dưới sự dìu dắt của
các thầy cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Thạc sĩ Chu Văn Đức; Nxb Hà Nội 2005.
2. Giáo trình tham vấn tâm lý; GS.TS. Trần Thị Minh Đức; NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
3. www.youtube.com/watch?v=PwQ9H8eqBDU
4. />thu-hieu-qua/.
5. />6. />nghe.html
7. />8. />11