Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

pháp luật trung quốc đương đại đã chịu ảnh hưởng của pháp luật truyền thống, dòng họ civil law và dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.87 KB, 5 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………..1
NỘI DUNG ………………………………………………………………………..1
1. Hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại chịu ảnh hưởng
của pháp luật truyền thống ………………………………………………………1
2. Hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại chịu ảnh hưởng
của dòng họ civil law ……………………………………………………………..2
. 3. Hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại chịu ảnh hưởng
của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa ………………………………………...2
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………..4

0


MỞ ĐẦU
Là một quốc gia có quá trình lịch sử lâu đời và nền văn minh kéo dài hàng chục thế
kỉ, chính vì vậy hệ thống pháp luật Trung Quốc mang những nét đặc thù riêng do
tác động và biến cố qua các thời kì lịch sử.Cho đến nay, hệ thống pháp luật Trung
Quốc đương đại là một hệ thống pháp luật hỗn hợp. Sở dĩ có thể đưa ra khẳng định
trên bởi hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại đã chịu ảnh hưởng của pháp luật
truyền thống, dòng họ civil law và dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa.

NỘI DUNG
1. Hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại chịu ảnh hưởng của pháp luật
truyền thống
Nhà nước Trung Quốc dưới các triều đại trước triều nhà Thanh được xem là
Trung Quốc truyền thống. Cấu trúc pháp luật truyền thống mang đặc điểm của chế
độ phong kiến. Theo đó đứng đầu nhà nước là hoàng đế và pháp luật chịu ảnh
hưởng của hai trường phái triết học cổ điển là Nho giáo cà Chủ nghĩa tuân thủ pháp


luật tuyệt đối. Trong nhà nước Trung Quốc truyền thống, hoàng đế nắm cả ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và có quyền lực tuyệt đối. Luật do hoàng đế
sáng tạo ra có giá trị ràng buộc đối với tất cả các chủ thể nhưng không có giá trị
ràng buộc với chính hoàng đế. Vì không có sự phân biệt về phương diện luật học
giữa luật hình sự và luật dân sự nên luật áp dụng để giải quyết các xung đột giữa
các bên có tranh chấp chính là tập quán pháp và các quy phạm đạo đức.
Sở dĩ có thể khẳng định rằng hệ thống pháp luật đương đại chịu ảnh hưởng của
pháp luật truyền thống bởi trong các lĩnh vực nhạy cảm, cơ quan lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước Trung Quốc vẫn thích dùng các chỉ thị mang tính chính trị hơn
là dùng công cụ pháp luật như phương pháp chính để kiểm soát xã hội. Điển hình
như việc áp đặt chính sách kế hoạch hóa gia đình, người phụ nữ đã có một con mà
lại tiếp tục mang bầu thì sẽ bị buộc phải nạo thai. Pháp luật hôn nhân của Trung

1


Quốc đương đại có quy định các cặp vợ chồng có nghĩa vụ phải thực hiện kế hoạch
hóa gia đình, tuy nhiên lại không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng
phụ nữ đã có một con mà lại có bầu phải đi nạo thai hay giới hạn mỗi gia đình chỉ
được phép có một con. Tuy rằng trong các lĩnh vực khác như lĩnh vực thương mại,
Nhà nước lại hết sức tôn trọng các quy định của pháp luật.
Qua những trình bày ở trên, có thể thấy rằng pháp luật Trung Quốc đương đại
vẫn phần nào chịu sự ảnh hưởng của pháp luật truyền thống, khi mà vẫn tồn tài
những chỉ thị, quyết định mang tính quyền lực mà không dựa vào các quy định của
pháp luât.
2. Hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại chịu ảnh hưởng của dòng họ civil
law
Giai đoạn từ triều đại nhà Thanh trở đi được coi là Trung Quốc hiện đại. Triều
đại nhà Thanh cũng đã từng có ý định hiện đại hóa hệ thống pháp luật Trung Quốc,
dịch các bộ luật của nướ ngoài để nghiên cứu và tham khảo, phục vụ cho vệc ban

hành và xây dựng luật mới. Tuy nhiên trước khi kịp ban hành các đạo luật mới
được ban hành thì nhà Thanh sụp đổ năm 1911.
Theo sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh,
với mong muốn không bị các cường quốc văn minh phương Tây chi phối, Trung
Quốc đã ban hành hàng loạt các bộ luật được soạn thảo dựa trên hình mẫu các bộ
luật của các quốc gia châu Âu lục địa. Có thể kể đến như Bộ luật dân sự giai đoạn
1929-1931 bao gồm cả luật dân sự và luật thương mại, Bộ luật đất đai năm 1930 và
Bộ luật tố tụng dân sự năm 1932 đều được đưa vào áp dụng. Do vậy hệ thống pháp
luật Trung Quốc đương đại hiện giờ cũng phần nào bị Âu hóa kể từ thời điểm đó
và chịu ảnh hưởng sâu sắc của civil law.
3. Hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại chịu ảnh hưởng của dòng họ
pháp luật xã hội chủ nghĩa
2


Đảng Cộng sản trung Quốc ra đời năm 1921 và việc nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Trung Hoa được thành lập đã tạo một bước ngoặt lớn cho sự thay đổi của
hệ thống pháp luật Trung Quốc. Hệ thống pháp luật của Trung Quốc đã chuyển
sang hướng mới theo mô hình của Liên Xô, trở thành thành tố của dòng họ pháp
luật xã hội chủ nghĩa, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác LeNin. Đây chính
là những đặc trưng rõ nét của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, ngay sau sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa vào đầu
thập kỉ thứ 9 thế kỉ XX. Hệ thống pháp luật Trung Quốc lại một lần nữa biến
chuyển, trở thành một hệ thống pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường định
huwongs xã hội chủ nghĩa. Những đạo luật điển hình của nền kinh tế thị trường đã
được ban hành như Luật công ti năm 1993 ( sửa đổi năm 1999 và 2005), Luật
chứng khoán năm 1998 (sửa đổi năm 2005); Luật phá sản năm 2006 và Luật chống
độc quyền năm 2007…
Hệ thống pháp luật của Trung Quốc đương đại giờ đây khó có thể nói là hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thuần túy. Hệ thống pháp luật Trung Quốc đương

đại đã ít nhiều phá trộn với pháp luật phương Tây, pháp luật của chủ nghĩa tư bản.
Qua những lí giải nêu trên, có thể khẳng định rằng hệ thống pháp luật Trung Quốc
đương đại vẫn mang theo những đặc điểm của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa.
KẾT LUẬN
Thông qua việc chứng minh hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại là hệ thống
pháp luật hỗn hợp, nhóm chúng em đã thu được những và am hiểu sâu sắc hơn về
hệ thống pháp luật Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử, hơn thế nữa còn thấy được
sự độc đáo và đặc thù của hệ thống pháp luật Trung Quốc nói riêng và có lẽ sẽ còn
rất nhiều quốc gia khác trên thế giới nói chung

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2008
2. .Michael Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer, Norstedts
Juridik, Tano, 2002.
3. Rene David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
4. Michel Fromont, Những hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2006.

4



×