Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

giao dịch dân sự giả tạo bài này được 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.55 KB, 21 trang )

Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………
NỘI DUNG………………………………….………………………………………
I.

HẬU

1
2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO GIẢ TẠO VÀ
QUẢ

PHÁP



CỦA

GIAO

DỊCH

DÂN

SỰ

DO

GIẢ



2

TẠO………….....................................
1. Khái quát chung về giao dịch dân sự…………………………………………………….......

2

a. Khái niệm chung về giao dịch dân sự………………………………………...………….......

3

b. Đặc điểm của giao dịch dân sự………………………………………………………………

5

2. Khái quát chung về giao dịch dân sự do giả tạo……………………………………………..

5

a. Khái niệm giả tạo………………………………………………………….............................

5

b. Khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo…………………………………...…………………..

7

c. Đặc điểm cuả giao dịch dân sự do giả tạo………………………….…………………….......


8

d. Các trường hợp giao dịch dân sự do giả tạo…………………………………………………

10

3. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự do giả tạo…………………………………………….

12

II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO GIẢ TẠO…………………

13

1. Khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo………………………………………………………

14

2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ

15

ba……………………………………………………………………………….……………….
3. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự do giả tạo………………………..…………………… 16
4. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự do giả tạo vô hiệu……………………. 16
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO GIẢ TẠO……….
IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO GIẢ

16
18


TẠO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THẾ…………………………………………………….
1. Phương hướng hoàn thiện pháp luât……………………..………………………………….. 18
2. Một số kiến nghị cụ thể…………………………………..……………….…………………. 18

KẾT LUẬN……………………………………………………………....................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
-1-

20
21


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất cũng như tinh
thần của con người ngày càng được nâng cao. Để thỏa mãn như cầu đó, con người buộc
phải tham gia các giao dịch khác nhau, trong đó chủ yếu là các giao dịch dân sự và giao
dịch dân sự cũng đã trở thành phương tiện hữu hiệu thỏa mãn các quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vấn đề giải quyết hậu quả pháp lí của giao dịch dân
sự vô hiệu không đơn giản chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự, mà đôi khi
còn phụ thuộc vào sự thảo thuận giữa các bên khi tham gia giao dịch, hay phụ thuộc vào
thời điểm phát sinh hiệu lực giao dịch. Trong đó, giao dịch dân sự do giả tạo là một trong
những loại giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể gây nhiều tranh cãi và khó
khăn trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay. Thực tiễn áp dụng cho thấy, án kiện về
giao dịch dân sự do giả tạo thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số án kiện về giao dịch dân

sự nói chung, điều này xuất phát từ thực tế các bên chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự
do giả tạo nhằm che giấu một giao dịc khác hay trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thường đạt được thỏa thuận thỏa mãn nhu cầu và mục đích vì giữa họ còn tồn tài một
giao dịch thực tế khác, giao dịch này mói là giao dịch phát sinh các quyền và nghĩa vụ
thực tế của họ. Chỉ khi mục đích và nhu cầu bị xâm phạm sau khi đã giao kêt giao dịch
giả tạo, giữa họ mới nảy sinh tranh chấp yêu cầu giải quyết ở Tòa án. Tuy nhiên, do các
quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở những quy định mang
tính khái quát, chung chung mà chưa cụ thể rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau
về giao dịch dân sự do giả tạo v việc giải quyết hậu quả pháp lí giao dịch dân sự do giả
tạo, nên tình hình vi phạm pháp luật về giao dịch dân sự do giả tạo đang có chiều hướng
gia tăng và ngày càng phức tạp. Tòa án gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết các
vụ án kiện về giao dịch dân sự do giả tạo.
Để hiểu hơn về vấn này, em đã chọn đề tài số 5: “ Giao dịch dân sự được xác lập
do giả tạo” để làm bài học kì của mình.Do lượng kiến thức có hạn, kinh nghiệm thực tế
còn hạn chế nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô đống góp ý
kiến, sửa chữa chỉ bảo để em hoàn thiện hơn bài làm của mình. Em xin chân thành cảm
ơn thầy cô!
Người thực hiện: SV Bùi Thị Thu Trang- MSV 360368-lớp No4.TL5

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
-2-


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

NỘI DUNG
II.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO GIẢ TẠO
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ DO GIẢ TẠO
1.

Khái quát chung về giao dịch dân sự
a. Khái niệm chung về giao dịch dân sự
Theo từ điển Tiếng Việt thì giao dịch được hiểu là sự giao tiếp, tiếp xúc…giữa hai
hay nhiều đối tác với nhau. Dưới góc độ xã hội học, giao dịch chính là mối quan hệ giữa
người với người. Trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay, giao dịch dân sự còn là phương
tiện pháp lí quan trọng để cho các chủ thể thỏa mãn nhu cầu vật chấ, tinh thần trong sinh
hoạt tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.
Dưới góc độ khoa học, giao dịch dân sự cũng được nhìn nhận và tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau. Theo đó, “iao dịch dận sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết
quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả thành hiện thực” hay còn đực hiểu là
“một sự kiện pháp lí, bao gồm hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương làm phát sinh
hậu quả pháp lí”. Cũng có quan điểm cho rằng “ giao dịch dân sự là hành vi pháp lí hợp
pháp biểu hiện ý chí của một hoặc nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự’. Như vậy, giao dịch dân sự dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì
cũng gồm hợp đồng dân sự và hành vi pháp lí đơn phương.
Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự thông dụng và phổ biến nhất, phát sinh
thường xuyên trong đời sống hàng ngày và giữ vị trí quan trọng trong việc điều tiết các
quan hệ tài sản, nhâ là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Hợp đồng có thể
phát sinh giữa các cá nhận với nhau, cá nhân với tổ chức, pháp nhân hay giữa các tổ
chức, pháp nhân với nhau trên cơ sở tự do, tự nguyện và bình đẳng nhằm đạt được mục
đích nhất định về vật chất hay tinh thần mà không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trên
thực tế, sự tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng mới chỉ là điều kiện cần cho sự phát sinh
một quan hệ hợp đồng. Sự tự do ý chí phải đi đến thảo thuận làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên mới đủ hình thành một hợp đồng trên
thực tế. Thậm chí trong một số trường hợp các bên đã đi đến thỏa thuận, có ý chí làm
phát sinh hậu qu pháp lí nhưng sau đó nếu các bên không mong muốn hậu quả xảy ra thì
hậu quả cũng không phát sinh. Đây cũng là yếu tố khác nhau giữa hợp đồng và các quan
hệ pháp luật dân sự khác. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có loại hợp đồng không có sự bàn
bạc, thỏa thuận trước để đi đến thống nhất ý chí giữa các bên, mà một bên đơn phương ấn
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5

-3-


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

định các điều khoản củ hợp đồng, còn bên kia có quyề chấp nhận hoặc không chấp nhận
các điều khoản này. VD: Hợp đồng lao động giữa nhà tuyển dụng lao động và người lao
động thường do nhà tuyển dụng lao động soạn sẵn, người lao động chỉ việc chấp nhận
hay không chấp nhận các điều khoản trong hợp đồng, theo đó, nếu người lao động chấp
nhận thì hợp đồng được giao kết, còn nếu không châp nhận thì không phát sinh hợp
đồng…
Hành vi pháp lí đơn phương là hoạt động thể hiện ý chí của một bên nhằm làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà không phụ thuộc vào ý chí
của bên kia. VD: Một người trước khi chêt lập di chúc hợp pháp để lại di sản của mình
cho người khác. Bằng hành vi lập di chúc này, người để lại di sản đã thể hiện ý chí cá
nhân của mình trong việc định đoạt tài sản của họ mà không phụ thuộc vào ý chí của
người được nhận di sản ( trừ trường hợp quy định tại Điều 645 BLDS 2005- người nhận
di sản từ chối nhận di sản). Như vậy, ý chí của người để lại di chúc khong phụ thuộc vào
ý chí của người khác nhưng bằng hành vi lập di chúc hợp pháp có thể làm phát sinh giao
dịch dân sự.
Khái niệm giao dịch dân sự được quy Điều 121 BLDS 2005 được đề cập dưới
dạng liệt kê, theo đó giao dịch dân sự có thể là “hợp đồng” hoặc “hành vi pháp lí đơn
phương”. Tuy nhiên, dù là hợp đồng hay hành vi pháp lí đpưn phương cũng đều nhằm
làm phát sinh hậu quả pháp lí nhất định , mà ở đây là “ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”
Cũng qua phân tích ỏ trên, có thể đưa ra khái niệm về giao dịch dân sự như sau: Giao
dịch dân sự là hành vi pháp lí của chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự.
b. Đặc điểm của giao dịch dân sự
Thứ nhất, giao dịch dân sự phải thể hiện được ý chí đích thực của các bên khi

tham gia giao dịch.
Khi tham gia vào giao dịch dân sự, các chủ thể đều đạt được mục đích nhất định nhằm
thỏa mãn như cầu kinh doanh hay sản xuất tiêu dùng. Để đạt được mục đích các chủ thể
phải thể hiện ý chí của mình, “sự thể hiện ý chí là hành vi có ý chí nhằm thu một kết quả
nhất định và là yếu tố bắt buộc của giao dịch pháp lí”. Như vậy, tuy hành vi là có ý chí,
nhưng không làm phát sinh hậu quả pháp lí, hoặc có làm phát sinh hậu quả nhưng các bên
chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cũng không mog muốn làm phát sinh

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
-4-


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

giao dịch dân sự. Sự thể hiện ý chí phải diễn ra theo một hình thức nhất định, phù hợp với
quy định của pháp luật mới làm phát sinh hậu quả pháp lí.
Thứ hai, các bên tham gia giao dịch phải tự nguyện.
Cơ sở để hình thành giao dịch dân sự là ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí là
nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của chủ thể và phải được thể hiện ra bên
ngoài dưới một hình thức nhất định. Tuy nhiên, ý chí này phải được kiểm soát bởi lí trí
của chủ thể. Khi nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong được thể hiện ra bên
ngoài đúng như ý chí đích thực thì khi đó chủ thể có sự tự nguyện.
Đây là một nguyên tắc quan trọng để thiết lập nên giao dịc dấn sự, vì nó chính là
sự phản ánh tính thồng nhất ý chí của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự. Trong
giao dịch dân sự, các chủ thể tham gia vào giao dịch nhằm mục đích nhất đinh phục vụ
cho nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ. Mặc dù trong giao dịch dân sự, nguyên tắc
cam kết, thỏa thuận phải phù hợp với ý chí của các chủ thể khi tham gia giao dịch là một
nguyển tắc bất biến, nhưng tực tế lại không hoàn toàn như vậy. Trong nhiều lĩnh vực hoạt
động, nhất là đối với các lĩnh vực dịch vụ mà các giao dịch được lặp đi lặ lại giữa một
chủ thể với nhiều chủ thể khác nhau với cùng một đối tượng phục vụ, bên cung cấp dịch

vụ thường thảo sẵn hợp đồng với các điều khaorn nhất định, bên nhận dịch vụ chỉ có thể
chấp nhận hoặc không chấp nhận các điều khoản đá có tỏng hợp đồng, mà không thể
thỏa thuận hay bày tỏ ý chí của mình trong hợp đồng.
Thứ ba, chế tài trong giao dịch dân sự mang tính bắt buộc nhưng cũng rất linh
hoạt.
Trên thế giới, pháp luật nhiều nước sự dụng hệ thống án lệ để xây dựng các quy
phạm pháp luật về giao dịch dân sự nhằm làm chi tiêt và rõ ràng hơn những quy định về
giao dịch dân sự. Ở nước ta hiện nay không coi án lệ là nguồn của hệ thống pháp luật nói
chung và pháp luật giao dịch nói riêng. Do vậy, cùng với sự phát triển ngày càng phong
phú và phức tạp của các mối quan hệ xã hội và các giao dịch dân sự, chúng ta rất khó giải
quyết, áp dụng trên thực tế, việc sửu đổi, hướng dẫn bằng văn bản là công việc thường
xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực tê cho thấy rằng có một số loại văn bản dù mói ra
dời, mới ban hành nhưng đã cũ, lạc hậu so với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội,
các giao dịch dân sự.
Thứ tư, lợi ích mà các chủ thể nhằm đạt được khi tham gia giao dịch dân sự
không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
-5-


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

Trong giao dịch dân sự, các chủ thể khi tham gia gioao dich đều nhằm một mục
đích nhất định và mong muốn mục đích đó trở thạnh hiện thực. Vì vậy, để đạt được mục
đích đó, các quyền và nghĩa vụ phải được xác lập, các chủ thể có quyền tự do đặt ra yêu
cầu và cam kết phù hợp với ý chí của mình. Tuy nhiên, những cam kết, thỏa thuận này
phải phù hợp, không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, Pháp luật được
đặt ra để tạo điều kiện cho các chủ thể được tự do gioa kết các giao dịch dân sự cũng như
tạo điều kiện để các giao dịch được thực thi trên thực tế. Tuy nhiên, pháp luật ngoài việc

bảo vệ lợi ích của chính các chủ thể còn bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Vì vậy, các
giao dịch dân sự nhất thiết phải phù hợp với những quy định của pháp luật.
2.
Khái quát chung về giao dịch dân sự do giả tạo.
a.
Khái niệm giả tạo
Theo từ điển Tiếng Việt thì giả tạo được hiểu là không thật, vì được tạo ra một
cách không tự nhiên. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lí khái niệm giả ạo chưa được đề
cập đến. Chúng ta thường nhắc đến giao dịch giả tạo, hợp đồng giả tạo, và thường đưa ra
cách hiểu về giao dịch giả tạo, hợp đồng giả tạo chứ không đưa ra cách hiểu về giả tạo.
BLDS 2005 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo tại Điều 121, và tại điều này các
nhà làm luật cũng không đưa ra cách giải thích về giao dịch dân sjw do giả taọ. Vì thế,
khoa học pháp lí thường hiểu gi tạ theo nghĩa trong từ điển Tiếng Viêt.
b.
Khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học giải thích: “ Giao dịch dân sự do giả tạo là
giao dịch dân sự được xác lập nhằm che giấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch dân
sự giả tạo, các chủ thể không co ý định xác lập quyền, nghĩa vụ với nhau”
Đối với giao dịch dân sự do giả tạo, chủ thể hoàn toàn mong muốn sự thể hiện ý
chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, mặc dù ý chí đó không phải là ý chí đích
thực của các chủ thể. Theo cách hiểu về giả tạo như nói ỏ trên, giao dịch dân sự do giả
tạo là loại giao dịch dược tạo ra một cách không tự nhiên, ý chí muốn tạo nên giao dịch
củ các bên là không có thật. Trong khoa học pháp lí, giao dịch giả tạo là giao dịch được
các bên chủ hể xác lập nhưng khồn nhằm mục đích thiết lập các quyền và nghĩa vụ hợp
pháp thông quan giao dịch. Nội dung của giao dịch thiết lập không phải xuất phát từ ý
chí đích thực củ các bên.
Pháp luật các nước đều coi giao dịch do giả tạo là vô hiệu. Bởi mặc dù trong giao
dịch này, các chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại
cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ, tức là mạc dù có sự tự nguyện
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5

-6-


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

nhưng không có sự thồng nhất ý chí bên trong với ý chí bày tỏ ra bên ngoài. Điều 129
BLDS 2005 của nước ta cũng quy định: “ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
gi tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạ vô hiệu, còn giao dịch bị che
giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật
này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba thì giao dịch đó vô hiệu”
Trên thực tế, các bên không có ý định xác lập quyề và nghĩa vụ giao dịch vói giao
dịch này. Thông thường nó được thiết lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người khác hoặc với xã hội, cũng có khi để che giấu một hành vi bất hợp pháp. Tuy
nhiên, không phải bất cứ một sự thể hiện ý chí giả tạo nào cũng là giao dịch giả tạo. Mà
chỉ những giao dịch giả tạo tồn tại ở các chủ thể (nghĩa là có sự thông đồng trước) trước
khi tham gia giao dịch, mới là giao dịch giả tạo. Nếu không có sự thông đồng này, giao
dịch cũng có thế bị tuyên bố vô hiệu nhưng không là giao dịch giả tạo. Pháp luật vì bảo
vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình cũng như để đảm bào trình tự pháp luật đã quy
định giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực pháp luật.
Qua những phân tich trên, có thể đưa ra một khái niệm về giao dịch dân sự do giả
tạo nhưn sau: Giao dịch dân sự do gỉả tạo là giao dịch dân sự đươc xác lập không xuất
phát từ y chí đích thực của các bên, không nhằm mục đích xác lập các quyền và nghĩa vụ
dân sự theo quy định của pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh
với người thứ ba’
c.
Đặc điểm cuả giao dịch dân sự do giả tạo
Pháp luật Việt Nam quy định giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch vô hiệu. Vì
vậy, giao dịch dân sự do giả tạo manh những đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô
hiệu.

Về phương diện lí luận thực tiễn, khi tham gia giao dich dân sự các bên chủ thể
đều mong muốn đạt được những mục đích nhất định và pháp luật bảo hộ cũng như tạo
điều kiện để mục đich này trở thành hiện thực. Vì thế, để được pháp luật bảo hộ, người
tham gia giao dịch dân sự phải tuân theo những điều kiện mà pháp luật quy định.
Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng các điều kiện có
hiệu lực cuả giao dịch theo quy định của pháp luật. Khi giao dịch vô hiệu, các bên phải
gánh chịu những hập quả pháp lí nhât định, có thể bất lợi về mặt vật chất hay tinh thần,
không đạt được mục đích khi đã xác lập giao dịch , còn nếu đang thực hiện giao dịch thì

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
-7-


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

phải chấm dứt việc thực hiện giao dịch, quay lại trạng thái ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận (Điều 138 BLDS 2005)
Về nguyên tắc, giao dịch dân sự do giả tạo đáp ứng tất cả các điều kiện có hiệu
lực của một giao dịch dân sự theo quy đinh tại Điều 122 BLDS 2005. Tuy nhiên, giao
dịch dân sự xác lập do giả tạo xác định là vô hiệu do không đảm bảo được yêu cầu về
tính tự nguyện cuả các bên chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch. Phâp luật đòi hỏi các
chủ thể khi tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực. Ý chí đích thực ở đây là sự
thể hiện của các chủ thể, khi tham gia giao dịch các chủ thể th hiện mong muốn của mình
ra bên ngoài khuôn khổ pháp luật cho phép mà không bị sự ép buộc của bất kì yếu tố nào
khác.
Giao dịch dân sự do giả tạo mặc dù được xác lập dựa trên ý chí tự nguyện của các
bên, các bên biết trước sự sai lệch về ý chí đích thực bên trong và sự biểu hiện ý chí ra
bên ngoài, nhưng tự nguyện xác lập dựa trên sự sai lệch này. Mục đích chính của các bên
khi xác lập giao dịch không nhằm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định
của pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người

thứ ba. Pháp luật quy định giao dịch dân sự do giả tạo vô hiệu xuất phát từ việc các bên
chủ thể khi tham gia giao dịch đã không thống nhất giữa ý chí địch thực bên trong với
việc thể hiện ý chí ra bên ngoài. Không có sự thống nhất ý chí cũng đồng nghĩa với việc
không có sự tự nguyện. Có nghĩa, sự tự nguyện ở đây không đơn giản chỉ là sự tự nguyện
xác lập giao dịch, chấp nhận việc giao kết là một giao dịch giả tạo, không có thực hiện
giứa các bên chủ thể với nhau, mà còn là sự tự nguyện ở chính bản thân các chủ thể. Các
bên chủ thể phải biểu lộ ý chí một cách thoải mái và trung thực theo đúng ý chí và mong
muôn của mình. Nếu có sự mâu thuẫn giữa ý chí đích thực bên trong và sự biểu hiện ý
chí ra bên ngoài thì coi như không có sự tự nguyện. Yếu tố tự nguyện trong xác lập giao
dich dân sự phải được hiểu một cách rõ ràng như vậy, mới đảm bảo cho việc xác lập giao
dịch giữa các bên được đảm bảo không vi phạm pháp luật.
Giao dịch dân sự xác lập bởi sự giả tạo còn có một đặc điểm nổi bật để phân biệt
với các giao dịch khác đó là giao dịch dân sự bình thường chỉ là giao kêt dưới dang một
hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ hợp đồng này, nhưng với giao
dịch dân sự do giả tạo thì khác. Có nghĩa, nếu như các giao dịch dân sự bình thường chỉ
có một giao dịch tồn tại thì giao dịch xác lập do giả tạo có tới ít nhất hai giao dịch tồn tại.
Giao dịch giả tạo thể hiện ra bên ngoài, nhưng lại không có giá trị trên thực tế. Còn giao
dịch ẩn giấu bên trong mởi là giao dịch đích thực, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
-8-


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

của các bên chủ thể. Giao dịch giả tạo chỉ mang tính hình thức. Nội dung đích thực mà
các bên muốn thiết lập dựa trên ý chí chung của chính họ là giao dịch bên trong, bị che
giấu bởi giao dịch do giả tạo bên ngoài. Và chỉ có giao dịch gải tạo mới vô hiệu hoàn
toàn, còn giao dịch trên thực tế vẫn có thể có hiệu lực pháp luật nêu đảm bảo các điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định: “ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều

cấm cuả pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Xuất phát từ mục đích xác lập giao dịch
dân sự giả tạo, các bên chủ thể khi giao kết giao dịch có thể vi phạm ý chí của Nhà nước
hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu
do giả tạo sẽ đương nhiên bị vô hiệu mà không phải có sự yêu cầu của chủ thể có quyền
lợi liên quan. Hơn nữa thời hiệu tuyên bố giao dịch vô hiệu do giả tạo cũng không bị giới
hạn như các trường họp giao dịch vô hiệu khác.
d.
Các trường hợp giao dịch dân sự do giả tạo
Trên cơ sở xác định mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự giả tạo, Điều 129
BLDS 2005 đã phân chia giao dịch giả tạo thành hai trường hợp:
Thứ nhất: Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao
dịch khác
Theo quy định trên, ít nhất trong trường hợp này có hai giao dịch song song tồn
tại, đó là giao dịch đích thực bên trong và giao dịch giat tạo, che giấu, biểu hiện ra bên
ngoài bằng hợp đồng. VD: anh A muốn bán căn nhà cho chị B là em gài của mình nhưng
lại kí hợp đồng tặng cho nhà ở nhằm trốn thuế với nhà mước. Như vậy, ở đây có hai giao
dịch song song tồn tại, đó là giao dịch mua ban nhà ở( giao dịch bên trong, giao dịch đích
thực) và giao dịch tặng cho nhà ở (giao dịch bên ngoài, giao dịch giả tạo)
Khi xac lập giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dich khác, các bên chủ thể
đều tự nguyện bày tỏ thống nhất ý chí, nhưng không có sự đồng nhất dưới ý chí bên trong
và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài. Các bên xác lập giao dịch giả tạo nhưng trên thực tế giao
dịch này không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc giao kết hợp đồng này
chỉ để che giấu một giao dịch khác ( có thể vì mục đích riêng hoặc có thể vi phạm pháp
luật). Giao dịch đã giao kết chỉ mang tính hình thức vì nội dung giao dịch đã thiết lập
không đúng với ý chí đích thực của các bên.
Pháp luật quy định gia dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu giao dịch khác luôn luôn
vô hiệu, còn giao dịch đích thực vẫn có hiệu lực pháp luật.

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
-9-



Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

Pháp luật quy định , giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu giao dịch khác luôn luôn vô
hiệu, còn giao dịch đích thực vẫn có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp giao dịch này vi
phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp
luật)
Thứ hai: Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba
Trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện khi thể hiện
ý chí, tuy nhiên, sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ
thể khác. Thông thường việc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thể hiện ở hai trường
hợp:
Trường hợp thứ nhất: Bản thâ chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ
với chủ thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này, chủ thể đã xác lập một giao dịch giả
tạo. VD: Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ trong một hợp đồng vay tài sản với anh A, anh B
đã kí một hợp đồng giả tạo bàn nhà cho người thân là chị C, chị của anh B để tránh
trường hợp ngôi nhà có thể bị xử lí để thưc hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh A
Thường hợp thứ hai: Khi tham gia giao dịch, chủ thể có thể phải thực hiện một
nghĩa vụ nhất định đối vói Nhà nước, nhưng chủ thể đã xác lập giao dịch với sự giả tạo.
VD: Ông A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con gái là chị B. Nhưng trên thực tế,
ông A và chị B lại kí hợp đồng tặng cho nhà ở đẻ trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà
nước.
Ở đây có thể thấy, mặc dù giao dịch gải tọa được xác lập không có sự vi phạm nào
về mặt nội dung, tuy nhiên ý chí đích thực của các bển và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài
không có sự thống nhất. Mặt khác, mục đích cuối cùng cúa các bên khi giao kết giao dịch
này là để một bên không phải để thực hiện nghĩa vụ nào đó với người thứ ba hoặc với
Nhà nước, mặc dù trên thực tế họ có đủ điều kiện để thực hiện. Do đó, mục đích này đã
vi phạm các các quy định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, giao dihcj này

cũng vô hiệu do vi phạm ý chí của Nhà nước.
Cũng vì mục đích xác lập giao dịch dâ sự giả tạo của các bên chủ thể có thể vi
phạm ý chí của Nhà nước. Để bảo vệ lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích của người thứ
ba, pháp luật dân sự đã có quy định nghiêm khắc về trường hợp vô hiệu này. Theo đó,
giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo sẽ đương nhiên vô hiệu mà không cần phải có sự yêu
cầu của chủ thể có quyền lợi liên quan và thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bô giao dịch vô

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 10 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

hiệu do giả tạo là không bị giới hạn như các giao dịch vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể
khác.
BLDS 2005 chỉ đề cập đến giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo. Song trên
thực tế cũng có một trường hợp một giao dịch dân sự được thể hiện ra bên ngoài nhưng
hoàn toàn không có thực và cũng không nhằm che giấu một giao dịch nào cả. Đó chính là
giao dịch dân sự được xác lập bởi sự tưởng tượng
3.
Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự do giả tạo
Hậu quả theo nghĩa thông thường là “kết quả không hay về sau”. Như vậy, hậu quả
trước hết phải là một kết quả và kết quả đó phải xảy ra từ một sự kiện hay hành vi nào đó.
Nói cách khác, hành vi, sự kiện và kết quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau, trong
đó hành vi hay sự kiện phải là nguyên nhân dẫn đến kết quả.
Trong khoa học pháp lí, chỉ những hành vi, sự kiện (do con người gây ra) gây ra
hậu quả bất lợi cho cá nhân, tỏ chức…và chủ thể của những hành vi này phải gánh chịu
những hậu quả pháp lí nhất định. Hậu quả pháp lí của từng loại hành vi, sự kiện phụ
thuộc vào từng giai đoạn lịch sử và chế độ chính trị xã hội nhất định.
Trên thực tế, có thể một hành vi trái pháp luật phải gánh chịu hậu quả của một

ngành luật, nhưng cũng có thể phải gánh chịu hậu quả củ nhiều ngành luật khác có liên
quan. Mặc dù khái niệm hậu quả pháp lí được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học pháp
lí, nhưng trên thực tế vẫn chưa có một tài liệu hay công trình khoa học nào đưa rak khái
niệm hoàn chỉnh về hậu quả pháp lý.
Về nguyên tắc, hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao
dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nói riêng là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự
với các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, không phát sinh giữa
các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm giao dịch dân sự xác lập. Việc quy
định giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự thực chất
chỉ là cách thức quy định của nhà làm luật. Còn thực tế, khi Tòa án giải quyết các vụ kiện
xin tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thường là trường hợp các bên đã thực hiện một
phần hoặc toàn bộ những cam kết đã thỏa thuận. Do vậy, rất ít các trường hợp có thể khắc
phục hoàn toàn hậu quả như các nhà làm luật đã dự liệu.
Về mặt lý thuyết, các bên khi tham gia thiết lập một giao dịch đều mong muốn đạt
được mục đích, thỏa mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình. Từ đó sẵn sang gánh
chịu những trách nhiệm để được hưởng những quyền lợi nhất định, nhưng vì giao dịch vô
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 11 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

hiệu nên các bên nếu chưa thực hiện được giao dịch thì không thực hiện nữa, nếu thực
hiện một phần hay toàn bộ thì không được thực hiện tiếp. Hậu quả pháp lí của giao dịch
vô hiệu là buộc các bên phải khôi phục lại tình tạng ban đầu, hoàn trả cho nhay những gì
đã nhận, trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền,
bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định
của pháp luật. Do vậy, trên thực tế, giao dịch vô hiệu về trách nhiệm dân sự hay bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào hâu quả của giao dịch

dân sự vô hiệu cũng được giải quyết như vậy. Đôi khi vì pháp luật quy định không rõ
ràng, hoặc không dự liệu hết các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế, và do trình độ bất
cập của các Thẩm phán, nên có những trường hợp Thẩm phán giải quyến hậu quả pháp lí
của giao dịch dân sự vô hiệu theo hướng co lợi cho một phía, hay thậm chí có những
trường hợp, mặc dù đã tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, nhưng lại buộc các bên thực
hiện thỏa thuận giống như thực hiện các quyền vfa nghĩa vụ của một giao dịch dân sự có
hiệu lực.
Tóm lai, hậu quả pháp lí của một giao dịch dân sự nói chung và của giao dịch dân
sự vô hiệu do giả tạo nói riêng có thể hiểu là những hậu quả pháp lí phát sinh theo quy
định của pháp luật khi một giao dịch dân sự bị vô hiệu. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc trên cơ sở một bản án, quyết định
của Tòa án coshieeuj lực pháp luật. Cơ sớ để xác định hậu quả pháp lí có thể do các bên
thỏa thuận trước hoặc do pháp luật quy định, Khi xảy ra vi phạm, các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền sẽ ra quyết định áp dụng các biện pháp chế tài, mà không phụ thuộc Vào ý
chí của các chủ thể tham gia giao dịch, nếu các bên không thỏa thuận được.
Riêng đối với giao dịch dân sự vô hiệu do gải tạo, hậu quả pháp lí còn có một
trường hợp đặc biệt. Đó là trường hợp các bên xác lập giao dịch giả tạo nhằm che giấu
một giao dịch khác. Trong trường hợp này, giao dịch giả tạo dượng nhiên bị vô hiệu va
hậu quả pháp lí cũng tương tự như giao dich vô hiệu. Nhưng bên trong giao dịch giả tạo
là một giao dịch khác, giao dịch này mới là giao dịch đích thực giữa các bên, và nếu giao
dịch này đàm bảo các điều kiên có hiêu lực của giao dich dân sự thì giao dịch này vẫn có
hiệu lực pháp luật,. Do vậy, mặc dù chỉ có một giao dịch biểu hiện ra bên ngoài, nhưng
trên thực tế giao dịch do giả tạo có tới hai giao dịch, vfa chỉ một giao dịch vô hiệu, còn
một giao dịch có thể vẫn có hiệu lực pháp luật.
III.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIA DỊCH DÂ SỰ DO GIẢ TẠO

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 12 -



Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

Dẫn chiếu các quy định của BLDS 2005 về giao dịch dân sự nói chung cũng như
giao dịch dân sự do giả tạo nói riêng cho thấy, các quy định của pháp luật hiện nay về cơ
bản đã đáp ứng được phần nào việc dự liệu các trường hợp trên thực tế và làm cơ sở cho
viêc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của xã hội là những diễn biến ngày càng phức tạp của các quan hệ
dân sự, đòi hỏi pháp luật phải được sửa đổi bổ sung. Các chế định về giao dịch dâ sự nói
chung và giao dịch dân sự do giả tạo nói riêng hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn
chế mà bất kì chế định nào của pháp luật về giao dịch dân sư, giao dịch dân sự do giả tạo
cũng trở nên hạn chế.mặc dù được thường xuyên sửa đổi, nhưng vẫn không theo kịp sự
phát triển của xã hội, cụ thế:
1.
Khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo
Điều 121 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi
pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Điều 129 BLDS 2005 quy định: “ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị
che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ
luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh với người thứ ba
thì giao dịch đó cũng vô hiệu”
Như vây, pháp luật hiện hành chưa co một khái niệm nào rõ ràng về giao dịch dân
sự, giao dịch dân sự do giả tạo. Điều 121 và Điều 129 BLDS 2005 chỉ dừng lại ở việc liệt
kê các hình thức của giao dịch dân sự, giao dịch dịch dân sự do giả tạo, chứ chưa đưa ra
một khái niệm mang tính kho học pháp lí về giao dịch dân sự, giao dịch dân sự do giả
tạo. Việc này, một mặt gây kh khắn cho việc tiếp cận các quy định pháp luật nói chung,
mặt khác dấn đến những quan điểm, những cách hiểu khác nhau về cúng một vấn đề. Tất
nhiên, cúng cần nói thêm rằng, không phải bất cứ đối tượng của chế định pháp luật nào
cúng phải xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh về nó, nhưng việc thống nhất một cách

hiểu trong quá trình áp dung là cần thiết. Thêm vào đó là vấn đề định nghĩa hợp đồng dân
sự vô hiệu. Theo quy định tại Điều 129 BLDS 2005 giao dịch dân sự do giả tạo là vô
hiệu. Tuy nhiên, Điều 127 BLDS 2005 cũng quy định: “Giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”
Theo ngôn từ của điều luật này thì Điều 127 BLDS 2005 và các điều khoản tiếp
sau, bao gồm cả Điều 410 BLDS 2005 thì các điều kiện được quy định tại Điều 122
BLDS 2005 chính là điều kiện cần và đủ để hợp đồng dân sự có hiệu lực. Có nghĩa hợp
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 13 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

đồng dân sự chỉ vô hiệu khi vi phạm một trong các điều kiện trên. Tuy nhiên Điều 411
BLDS 2005 quy đinh: “trong trường hợp ngay từ khi kí kết hợp đồng có đối tượng không
thể thực hiện được vì lí do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu” điều này có thể hiểu
là đối tượng cuả hợp đồng cúng là một trong điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Như
vậy, quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 122 BLDS 2005 là không
bao quát hết.
2.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba.
Các quy định hiện hành về giao dịch do giả tạo còn rất “mờ”, mới chỉ dừng lịa ở
một chế định quy định thành một điều luật trong BLDS 2005 mà chưa có văn bản hướng
dẫn cụ thể trong quá trình áp dụng pháp luật, cho nên dẫn đến những cách hiểu và áp
dụng khác nhau.
Theo quy định của BLDS 2005 có hai trường hợp giao dịch được xác lập do giả
tạo: đó là giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Về giao dịch dân sư do giả tạo nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba hiện nay đang có những quan điểm khác nhau về hiểu như thế

nào về giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Trong trường hợp này, cân phải
hiểu rằng yếu tố giả tạo và yếu tố trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba là hai về của giao
dịch. Có quan điểm cho rằng, hai yếu tố này nhất thiết phải đi với nhau. Nghĩa là muốn
xác định giao dịch vô hiệu già tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì yếu tố
giả tạo và yếu tố trốn trành nghĩa vụ phải xảy ra trên thực tế. Nói cách khác nếu yếu tố
trốn tránh nghĩa vu mới chỉ dừng lại ở suy đoán thì không thế xác định là giao dịch vô
hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Tuy vậy, nhưng cũng có quan
điểm ngược lại cho rằng chỉ cần yếu tố giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
mà không cần yếu tố trốn tránh nghĩa vụ phải xảy ra trên thực tế là có thể quy kết giao
dịch vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Chính những quan
điểm khác nhau về cách xác định giao dịch vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba đã tạo ra những bản án khác nhau trong việc giải quyết các tranh chấp
dân sự về giao dịch dân sự do giả tạo.
Hơn nữa, hiện nay, các chủ thể tham gia xác lập dân sự giả tạo nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với Nhà nước, cụ thể ở đây là nghĩa vụ nộp thuế, ngày càng tinh vi hơn. Thực tế
cho thấy, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì trường, các mối quan hệ
ngày càng mở rộng hơn, nhu cầu của các chủ thể khi tham gia các giao dịch về bất động
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 14 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

sản và tài sản có giá trị lớn cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, các chủ thể thường xác lập các
giao dịch không đùng với ý chí, nguyện vọng của mình nhằm trốn tránh việc nộp thuế
nhiều cho Nhà nước. Do vậy, giao dịch giả tạo là lựa chọn hàng đầu của các chủ
thể.Thông thường với những giao dịch mua bán hay chuyển nhượng , các bên thống nhất
về giá cả và nó là một điều khoản trong hợp đồng, tuy nhiên, để tránh việc phải nộp thuế
nhiều các bên đã ghi giá thấp hơn so với giá thực tế trong hợp đồng. Hay cũng có nhiều
trường họp, các bên không muồn nộp thuế cho Nhà nước nên đã lập hợp đồng tặng cho

thay vì hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng. Thực tế này đang diễn ra rất phổ
biến và gấy ra những khó khăn đối với cơ quan pháp luật. Bởi lẽ, những giao dịch như
thế này thường rất khó phát hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền. Các bên chủ thể thường
ít khi xảy ra tranh chấp, chỉ một số trường hợp không đạt được thoả thuận thực tế sau khi
đã giao kết giao dịch giả tạo mới phát sinh tranh chấp, yêu cầu giải quyết ở Tòa án. Pháp
luật hiện hành cũng chưa có những quy định cụ thể về việc giair quyết những giao dịch
giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước. Các giao dịch giả tạo thường bị tuyên là
vô hiệu và giải quyêt theo hướng giải quyết hậu quả pháp lí của giao dịch vô hiệu. Tuy
nhiên, cách giải quyết như thế này dường như không đạt được hiệu quả vì các chế tài áp
dụng chưa thực sự nghiêm khắc, chưa thực sự mang tính răn đe triệt để và các giao dịch
như thế này vẫn diễn ra thường xuyên và theo hường gia tăng trên thực tế.
3.
Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự do giả tạo
Pháp luật nước ta quy định giao dịch dân sự xác lập di giả tạo là giao dịch vô hiệu.
Do vậy, hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiều được áp dụng cho giao dịch dân sự
giả tạo.
Theo quy định tại Điều 137 BLDS 2005, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ các bên kêt từ thời điểm xác lập. Theo đó, khi
giao dich dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vất thì hoàn trả bằng tiền, trừ
trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định pháp luật.
Bên có lỗi gấy thiệt hại phải bồi thường. Về nguyên tắc, quy định này là rất rõ ràng về
mặt hình thức, ngô từ cũng như nôi dung biểu đạt. Tuy nhiên, trên thực tế, việc các bên
khôi phục lại tình trạng ban đầu không phải trong trường hợp nào cũng thực hiện được,
bới trong một số trường hợp đối tượng của hợp đồng là tài sản không còn giữ được tình
trạng ban đầu hay đối tượng của hợp đồng là công việc, dịch vụ đã thực hiện…Do vậy,
quy định các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thực sự không đơn giản. Nếu áp
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 15 -



Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

dụng quy định “không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền” thì quy định về
việc không công nhận quyền và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng vô hiệu không còn ý
nghĩa pháp lí gì nữa. Đối với giao dịch dân sự xác lập do giả tạo, nguyên tắc này cũng rất
khó thực hiện trên thực tế.
4.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự do giả tạo vô hiệu
Điều 136 BLDS 2005 quy định: “ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu được quy định tạo các điều từ Điều 130 đến 134 của Bộ luật này là hai
năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với cacsc giao dịch dân sự được quy
định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế”. Như vậy, theo quy định này thì thời hiệu yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự xác lập do giả tạo vô hiệu là không hạn chế.
Việc quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với giao dịch giả tạo không
bị hạn chế là không có ý nghĩa vè mặt pháp lí bởi ý nghĩa của thời hiệu không còn và
cũng không có ý nghĩa về thực tế. Thực tế cho thấy, nếu quy định thời gian dài như vậy
thì các chứng cứ chứng minh cho sự vi phạm của giao dịch này có còn đủ để xem xét
hiệu lực của nó hay không? Mặt khác nếu quy định thời hiệu khởi kiện đối với trường
hợp này có thể dấn đến sự mâu thuãn với điều 247 BLDS 2005 nếu vào thời điểm xác lập
giao dịch, người xác lập không biết hoặc không thể biết hành vi xác lập hợp đồng của
mình là vi phạm pháp luật. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như là bảo vệ lợi ích của xã hội
không chỉ trong việc xác định chứng cứ mà cả trong việc lựa chọn điều khoản áp dụng.
Như vậy, rõ ràng điều luật đang gây ra những mâu thuẫn trong quá trình áp dụng, đòi hỏi
phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật đối với
các hành vi và bảo vệ lợi ích chung, bảo đảm trật tự an toàn trong dân sự.
IV.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO GIẢ

TẠO
Bản chất của giáo dịch dân sự do giả tạo là giao dịch màn tính hình thức nhằm che
giấu một hoạt động khác và thiết lập không dựa trên ý chí đích thức của các bên. Trên
thực tế, các bên không có ý định xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lí với giao dịch này.
Giao dịch giả tạo thiết lập nhằm mục đích che giấu một giao dịch khác hoặc để nhằm trốn
tránh nghĩa vụ với Nhà nước hay người thứ ba. Một trong những vấn đề cơ bản để xác lập
nên một giao dịch giả tạo là ý chí giả tạo tồn tại ở các chủ thể. Tức là giữa các chủ thể

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 16 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

phải có sự thồng đồng trước, trước khi xác lập giao dịch dân sự gải tạo. Đây là yếu tố đặc
trưng để xác định một giao dịch dân sự là giao dịch dân sự do giả tạo.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
các giao dịch dân sự trong xã hội ngày càng phát triển và phức tạp. Cùng với sự phát triển
đó là sự gia tă tăng của các tranh chấp nảy sinh từ các giao dịch. Nguyên nhận của các
tranh chấp này do quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch hoặc quyền lợi của cộng
đồng bị ảnh hưởng do viêc thực hiện không đúng, khồng đủ hoặc không thực hiện nghĩa
vụ cam kết. Tranh chấp trong giao dịch dân sự xâc lập do giả tạo thường diễn ra theo
hướng các bên thỏa thuận kí với nhau hợp đồng hay giao dịch giả tạo, không xuất phát từ
mục đích thực của các bên khi tha gia giao dịch, cũng không nhằm ràng buộc quyền lợi
và nghĩa vụ cho nhau dựa trên bản hợp đồng này, mà xác lập quyền và nghĩa vụ dựa trên
hợp đồng đích thực bị che giấu bên trong, nhưng khi quyền lợi và nghĩa vụ bị ảnh hưởng,
lại dùng bản hợp đồng giả tạo để ràng buộc nghĩa vụ pháp lí với nhau. Hoặc theo chiều
hướng, người thứ ba có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án giải quyết do phát
hiện các chủ thể xác lập giao dịch với nhau nhằm trốn tránh nghĩa vụ với mình hoặc với
Nhà nước.

Thực tiến cho thấy, giao dịch dân sự do giả tạo chiếm số lớn lượng án tương đối
hạn chế trong tổng số án về giao dịch dân sự được đưa ra giải quyết tại Tòa án. Thông
thường khi các bên xảy ra tranh chấp thường cố tìm cách giải quyêt trên cơ sở thương
lượng với nhau. Nếu không đạt được thỏa thuận mói đưa ra giải quyêt tại Tòa án. Hay
nhiều trường hợp các bên kí hợp đồng mua bán với nhau thấp hơn giá trị thực tế nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước, nhưng một bên cố ý không thực hiện đúng nghĩa vụ tài
chính đã cam kết, mới đưa ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Số lượng án ít nhưng đa phần lại
rất phức tạp, chủ yếu liên quan tới các giao dịch về đất, nhà ở hay tài sản có giả trị lớn.
Nên Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ án còn gặp rất nhiều khó khăn do trình độ
hiểu biết của các Thẩm phán còn hạn chế, do quy định củ pháp luật không rõ ràng và do
các bên chủ thể cố tình giấu giếm sự thật. Thông thường các vụ án về giao dịch dân sự do
giả tạo thường chỉ dừng lại ở cấp sơ thẩm, các bên nếu đã đạt được mục đích thì không
kháng cáo nữa. Tuy nhiên, một số trường hợp
Do không đánh giá đúng nội dung của vụ việc, Tòa án cấp sơ thẩm đã xử lí không
đảm bảo quyền lợi cho các bên, nên mới kháng cáo.
V.
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN
SỰ DO GIẢ TẠO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THẾ
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 17 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

1.

Phương hướng hoàn thiện pháp luât
Trước hết là sự cần thiết phải xem xét, rà soát, cân đối và thống nhất giữa các quy
đinh của các văn bản pháp luật về các quy định giao dịch dân sự nói chung cũng như giao
dịch dân sự do giả tạo nói riêng. Từ những sự rà soát này, nhà làm luật cấn có hướng sửa

đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật, giúp cho việc áo dụng pháp luật của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền và người dân được thuận lợi.
Thêm vào đó, cần thiết phải có phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động xét
xử án về giao dịch dân sự do giả tạo, thông qua việc đào tạo trình độ chuyện môn cac
Thẩm phán.
Đồng thời cũng phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong
nhân dân. Khuyến khích họ có ý thức tham gia bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá
nhân, tổ chức. Nhà nước, chống lại những hành vi xâm phạm đến cac quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ trong giớ hạn cho phép. Từ đó hạn chế tối đa việc các chủ thể xác
lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu những giao dịch trái pháp luật khác hoạc để
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, hoạc nếu có thì giữa hai bên đương sự cần phải thấy
được lỗi của mình và tự nguyện hủy các cam kết, giao dịch đã xác lập.
Cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung của BLDS về giao dịch dân sự do gải
tạo.
2.
Một số kiến nghị cụ thể.
Chế định giao dịch dân sự được quy đinh nhằm định hướng cho các chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật đồng thời tạo nên một hành lang thông thoáng, an toàn cho sự ổn
định các quan hệ tài sản.
Thứ nhất là về khái niệm giao dịch dân sự giả tạo. Hiện nay, BLDS 2005 cũng như
các văn bản pháp luật khách hướng dấn BLDS 2005 đều chưa quy định rõ ràng thế nào là
giao dịch dân sự do giả tạo, yếu tố giả tạo trong giao dịch dân sự do giả tạo được hiểu
như thế nào? Đôi khi, việc pháp luật không đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về giao dịch dân
sự do giả tạo đã gián tiếp dấn đến cách hiểu khác nhau về khái niệm cũng như các trường
hợp giả tạo trên thực tế của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự và các cán bộ
thực thi pháp luật. Điều 129 BLDS mới chỉ dừng lại ở việc đứa ra các trường hợp giao
dịch dân sự do giả tạo mà không quy định rõ khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo. bởi
vậy, để pháp luật thực thi một cách thống nhất, nên có quy định cụ thể hơn về khái niệm
giao dịch dân sự do giả tạo.


SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 18 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

Thứ hai, về vấn đề quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba. Như đã nói ở phần trên, hiện nay có hai qian điểm về vấn đề
này. Quan điểm thứ nhất cho rằng chỉ cần có giấu hiệu giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ là có
thể tuyên hợp đồng vô hieeuu do gỉa tạo, mà không cần xem xét việc trốn tránh nghĩa vụ
có xảy ra trên thực tế hy không. Quan điểm thứ hai cho rằng hợp đồng vô hiệu chỉ xảy ra
khi có giấu hiệu giả tạo và trốn tránh nghĩa vụ. Hai vế này phải đi liền với nhau mới đảm
bảo đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là giấu hiệu trốn tranha nghĩa vụ phải xủy ra trên
thực tế cùng với giấu hiệu giả tạo. Và thực tế khi áo dụng pháp luật, tòa án cúng gặp
nhiều khó khăn do quan điểm chưa đồng nhất. Bản thân em cho rằng, nên xác định đúng
và đủ hai vế của quy định pháp luật là có sự giả tao và có sự trốn tránh, tức là sự trốn
tránh này phải có thật ở trên thực tế, mói có thể xác định giao dịch vô hiệu do giả tạo
nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Nếu chỉ một vế thôi thì chưa đủ để xác định
giao dịch vô hiệu do gải tạo. Điều này, tránh một số tình trạng oan sai cho một số dương
sự khi mà giao dịch của họ khồn giả tạo hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Do
vậy, thiết nghĩ, pháp luật cần phải quy đinh cụ thể hơn về vấn đề này.
Thứ ba là về giao dịch dân sự xác lập do tưởng tượng. Thực tế hiện nay có những
trường hợp một giao dịch dân sự được thể hiện ra bên ngooai nhưng hoàn toàn không có
thực, không nhằm che giấu một giao dịch nào và cũng không nhằm trốn tránh với người
thứ ba. Giao dịch này cũng không nhằm làm xác lập quyền và nghĩa vụ cảu các chủ thể
vối nhau. Đây chính là những giao dịch xác lập bởi sự tưởng tượng. Pháp luật hiện nay
không có những quy định cụ thể về trường hợp giao dịch này. Thực tế đang đòi hỏi pháp
luật phải có những quy định rõ ràng hơn, dự liệu trong những trường hợp có thể xảy ra
trên thực tế.
Thứ tư là vấn đề chế tài áp dụng đối với giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh

nghĩa vụ với người thứ ba hoặc Nhà nước. Hiện nay, các giao dịch này diễn ra khá phổ
biến và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Các chủ thể xac lập giao dịch khéo léo hơn, khó
phát hiện hơn. Đồng thời khi xảy ra tranh chấp, các biện pháp chế tài áp dụng chưa thực
sự nghiêm khắc, không đạt được hiệu quả. Thực tế cũng cho thấy các giao dịch này
thường rất khó phát hiện, do pháp luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền chưa có
những quy định, biện pháp cụ thể nhằm phát hiện, xử lí và hạn chế những giao dịch trốn
tránh nghĩa vụ này. Do vậy, cần thiết phải có chế tài cuu thể hơn, nghiêm khắc hơn với
những trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba và
với Nhà nước.\
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 19 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

Thứ năm là về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dich dân sự vô hiệu do giả
tạo. Như đã nói ở trên, Điều 136 BLDS 2005 quy định thời hiệu tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu do giả tạo là không bị hạn chế không có ý nghiac pháp lí cũng như thực tế, vì
thời gian quá dài làm cho các chúng cứ chứng minh sự vi phạm của các chủ thể không
còn giá trị chứng minh nữa. Đồng thời nếu quy định thời hiệu khởi kiện với giao dịch xác
lập do giả tạo có thể đưa đến sự mâu thuẫn với các quy định tài Điều 247 BLDS 2005 nếu
vào thời điểm xác lập giao dịch các bên không biết hành vi xác lập giao dịch của mình là
vi phạm pháp luật. Do vậy, thiết nghĩ rằng thời hiệu để Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu do giả tạo cần được xác định bằng một con số chính xác, cụ thể đối với các giao
dịch giả tạo có đối tượng là bất động sản thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch là 30
năm còn đối với các giao dịch giả tạo có đối tượng là động sản thì thời hiệu yêu cầu Tòa
án tuyên bố vô hiệu là 20 năm, kể từ thời điểm xác lập giao dịch.

KẾT LUẬN
Như vậy, từ những phân tích trên, chúng ta phần nào hiểu được hơn về giao dịch

dân sự được xác lập do giả tạo. Bên cạch những thực tiễn về giao dịch do giả tạo thì vẫn
còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, thiếu sót. Chính vì vậy, mà pháp luật về giao dich do
giả tạo cần hơn nữa công tác hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung những quy định về vấn đề này
để không những góp phần hạn chế tiêu cực mà còn đảm bảo hơn quyền lợi cho chủ thể
khi tham gia vào giao dịch này.

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 20 -


Bài tập lớn học kì- Môn Luật Dân sự Việt Nam- Modul 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luận án Thạc sĩ Luật học về Giao dịch dân sự do giả tạo.Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn- tác giả Vũ Thị Thanh Nga- Người hướng dẫn TS Lê Đình
Nghị- chuyên ngành Luật Dân sự MS:60 38 30, năm 2011
2.

Khóa luận tốt nghiệp về Giao dịch dân sư vô hiệu và hậu quả pháp lí

của giao dịch dân sự vô hiệu- tác giả Hà Thị Thanh Phương- người hướng dấn TS
Nguyễn Minh Tuấn- chuyên ngành Luật Dân sự MS DS33C
3.

Luận án Tiến sĩ Luật học về Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải

quyết hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu- tác giả Nguyễn Văn Cườngngười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thế Liên và TS Đinh Ngọc Hiệnchuyên ngành Luật Dân sự MS 62.38.30.01

4.

Khóa luận tốt nghiệp về Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện về ý

chí của chủ thể- tác giả Phạm Thị Thanh Vân- Người hướng dẫn TS Vũ Thị Hải
Yến- Chuyên ngành Luật Dân sự-MS:DS31B, năm 2012
5.

Giáo trình Luật Dân sự tập 1- Đại học Luật Hà Nội-Nxb Công an

nhân dân, năm 2012
6.

Bộ Luật Dân sự năm 2005

7.

Một số trang Web tham khảo:
-

www.diendanphapluat.vn

-

hoidapluatviet.com

-

tuphap.wordpress.com


SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV: 360368- Lớp NO4. TL5
- 21 -



×