Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BT nhóm tháng lịch sử NN và PL việt nam đặc điểm của chính quyền đô hộ ở âu lạc thời bắc thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.24 KB, 5 trang )

BÀI LÀM:
MỞ ĐẦU:
Từ sau khi bị Triệu Đà xâm chiếm (179 TCN) cho đến đầu thế kỷ X nước ta bị
các triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ. Qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, phong kiến
Phương Bắc ngày càng ra sức củng cố tổ chức bộ máy cai trị của chúng trên đất nước
ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, chính quyền đô hộ được tăng cường
ngày càng chặt chẽ hơn nhưng không một triều đại nào thiết lập được chính quyền đô
hộ trên làng xã người Việt. Bài viết xin được trình bày về các đặc điểm của chính
quyền đô hộ ở Âu Lạc thời Bắc thuộc để hiểu rõ hơn thủ đoạn cai trị của phong kiến
Phương Bắc ở Âu Lạc cũng như cách thức tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ của
phong kiến Phương Bắc trên đất nước ta.
NỘI DUNG
Thời Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm trải qua các triều đại Triệu, Hán
(Tây Hán và Đông Hán), Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường kế tiếp nhau
xâm chiếm và đô hộ, biến Âu Lạc thành quận huyện, đồng hóa dân tộc, bóc lột tàn tệ
và triệt để nhân dân. Chính sách đô hộ của chính quyền ngoại bang biểu hiện từng thời
kì có khác nhau, lúc rắn, lúc mềm, nhưng mục đích nói trên thì không thay đổi. Ở mỗi
giai đoạn, chính quyền đô hộ của phong kiến Phương Bắc cũng luôn từng bước được
củng cố không ngừng để đạt được mục đích.
Căn cứ vào không gian trực trị có thể chia quá trình diễn biến của tổ chức bộ
máy chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc làm 2 giai đoạn chính với dấu mốc quan trọng
là khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Giai đoạn từ năm 179 đến năm 40 SCN và Giai đoạn từ
năm 43 trở đi.
Tuy nhiên, tựu chung lại thì trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, chính quyền đô
hộ phong kiến Phương Bắc vẫn có 4 đặc điểm nổi trội cơ bản.
1.
Hệ thống chính quyền chủ đạo là hệ thống chính quyền đô hộ phong
kiến Trung Quốc.
- Trong thời kì Bắc thuộc có hai hệ thống chính quyền hoặc đan xen tồn tại hoặc
song song tồn tại trong các thời gian lịch sử khác nhau nhưng hệ thống chính quyền
chủ đạo là hệ thống chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc, hệ thống chính quyền


tự chủ người Việt chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn như: chính quyền Hai
Bà Trưng (40 – 43), nhà nước Vạn Xuân (544 - 603)…
- Chính quyền đô hộ ở Âu Lạc chỉ được xem như là một bộ phận của hệ thống
chính quyền phong kiến Trung Quốc. Năm 206 TCN, nhà Tần bị nhà Hán thay thế.
Nhân cơ hội đó, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt (gồm 3 quận cực Nam của nhà
Tần trước đó, đóng đô ở Phiên Ngung. Đến khi chinh phục được Âu Lạc, Triệu Đà đã
sáp nhập đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt. Lãnh thổ Âu Lạc cũ bị chia thành 2 quận
của Nam Việt là Giao Chỉ và Cửu Chân. Cách thức tổ chức chính quyền nhà nước của
Nam Việt được mô phỏng theo mô hình của nhà Tần trước dó và nhà Hán đương thời.
1


Hệ thống chính quyền địa phương cũng được mô phỏng tổ chức chính quyền địa
phương của Trung Quốc. Cho đến những giai đoạn sau, dù trong cách phân chia địa
giới hành chính và cách thức tổ chức chính quyền đô hộ ở mỗi giai đoạn có sự thay
đổi song xét đến đâu thì nước ta cũng bị xem như một bộ phận của lãnh thổ Trung
Quốc.

Thông qua cách thức phân chia địa giới hành chính (Âu Lạc được chia
thành 2 quận + 3 quận cực Nam của nhà Tần = Nam Việt) cũng như cách thức tổ chức
bộ máy chính quyền đô hộ, Trung Quốc đã xem Âu Lạc của chúng ta như một bộ phận
lãnh thổ của Trung Quốc. Cũng phải nói thêm rằng hệ thống chính quyền đô hộ phong
kiến Trung Quốc ở Âu Lạc chỉ là 1 bộ phận của bộ máy nhà nước phong kiến Trung
Quốc, đó là các cấp chính quyền địa phương của bộ máy nhà nước phong kiến Trung
Quốc chứ không phải là một hệ thống chính quyền có cơ cấu hoàn chỉnh chặt chẽ từ
trung ương xuống địa phương.
2.
Bộ máy chính quyền đô hộ mang nặng tính hành chính – quân sự
phục vụ cho mục đích đô hộ.
Vì là chính quyền thực hiện đô hộ nên phải thực hiện hai chức năng chủ yếu là

Hành chính (tức thiết lập sự quản lý đối với chính quyền các cấp) và quân sự (để đàn
áp các cuộc nổi dậy chống đối của người Việt).
Đặc điểm này dễ thấy thông qua cách thức tổ chức chính quyền đô hộ qua các
giai đoạn. Bên cạnh việc thực hiện phân chia địa giới hành chính cũng như thiết lập
các chức quan trông coi các cấp với sự giúp đỡ của những chức quan có nhiệm vụ
quản lý tô thuế, dân cư… thì chính quyền đô hộ còn có những chức quan được thiết
lập nhằm mục đích ổn định và củng cố quân sự.
Ví dụ như:
- Trong cách thức tổ chức chính quyền nhà nước Nam Việt, trông coi các quận là
2 viên quan điển sứ đại diện triều đình Phiên Ngung, là sứ giả của vua Triệu. Giúp
việc quan điển sứ có một số quan chức người Hán và người Việt cùng một số lực
lượng quân đội đồn trú ở 2 quận như chức Tả tướng là chức quan võ giúp quan điển
sứ kiềm chế các Lạc tướng người Việt và dân Âu Lạc
- Dưới thời Tây Hán, đứng đầu cấp châu là chức Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là
một viên Thái thú chủ yếu quản lý về hành chính, dân sự, giúp việc cho Thái thú có
Đô úy chỉ huy quân sự.
- Hay như dưới ách đô hộ của nhà Lương, nhà Lương đã tiến hành cải tổ đơn vị
hành chính ở Giao Châu cũ, lập nhiều châu nhỏ trực thuộc triều đình nhà Lương để
kiểm soát chặt chẽ dân Âu Lạc.
- Và đặc biệt đến thời nhà Đường, nhà Đường bãi bỏ hệ thống các quận và khôi
phục hệ thống các châu. Đứng đầu mỗi châu là chức quan Thứ sử, ngoài ra còn có
chức Trưởng lại chỉ huy quân đội. Dưới cấp châu vẫn là cấp huyện, đứng đầu là
Huyện lệnh. Ngoài việc cải cách hành chính thì chính quyền đô hộ nhà Đường còn
tăng cường lực lượng quân sự, ra sức xây đắp thành lũy nhằm chống phá các cuộc
2


khởi nghĩa của nhân dân ta. Quân lính đồn trú ban đầu thường đưa từ chính quốc sang
nhưng sau đó dân đinh An Nam cũng phải đi lính. Như vậy, nếu như các triều đại
trước phân chia lãnh thổ nước ta theo mô hình đơn bị hành chính và bộ máy chính

quyền địa phương như các địa phương chính quốc thì từ thời nhà Đường đã lập ra đô
hộ phủ - cấp hành chính đặc biệt và là cơ quan cai trị bằng bạo lực quân sự ở các
thuộc quốc của đế quốc Đường.
3.
Chính quyền đô hộ chỉ được thiết lập đến cấp huyện và chưa bao giờ
can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của xã hội nước ta.
- Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chính quyền đô hộ chỉ được thiết lập đến cấp
huyện. Chính quyền đô hộ luôn muốn tiến thêm một bước trong việc đô hộ nước ta,
trực tiếp với tay đến tận hương, xã, nhằm trực tiếp khống chế các xóm làng người
Việt. Nhưng kết quả trong thực tế, chúng chỉ mới nắm được tới cấp châu, huyện và
chưa bao giờ can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của xã hội nước ta. Mặc dù các
chính quyền đô hộ Đường cũng như Triệu, Hán... trước đó thực hiện thủ đoạn chia rẽ
thâm độc “dĩ Di công Di” (lấy người Di đánh người Di), có sử dụng một bộ phận quan
lại và quân lính người Việt trong chính quyền đô hộ, nhưng số quan lại, binh lính
người Việt yêu nước cũng đã nhiều lần có mặt trong phong trào đấu tranh chống lại
nền đô hộ ngoại bang.
Sau khi chiếm được và sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, lãnh thổ Âu Lạc cũ bị
chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Trông coi các quận không phải là Thái thú mà
là 2 viên quan điển sứ đại diện triều đình Phiên Ngung, là sứ giả của vua Triệu. Dưới
cấp quận chưa có một tổ chức hành chính mới nào. Chế độ Lạc tướng và tổ chức
chính quyền ở các công xã nông thôn cổ truyền vẫn mặc nhiên tồn tại. Nói một cách
khác, tổ chức hành chính vùng (bộ, công xã) của người Việt vẫn còn tồn tại. Các Lạc
tướng vẫn cai trị người dân ở địa phương như cũ, họ chỉ nộp cống cho triều đình Phiên
Ngung thông qua 2 viên sứ giả của vua Triệu. Như vậy, cơ sở xã hội của Âu Lạc cũ
chưa bị động chạm nhiều. Và sử sách cũ cũng không thấy ghi chép một biến động
chính trị lớn nào ở Giao Chỉ và Cửu Chân trong hơn 60 năm thống trị của nhà Triệu.
Đến thời nhà Hán đã hình thành thêm một cấp hành chính trên cấp quận gọi là
châu và từ năm 106 TCN trở đi, miền đất thuộc Nam Việt cũ được đặt thành châu
Giao Chỉ , trụ sở đặt ở quận Giao Chỉ là quận lớn nhất và quan trọng nhất. Đứng đầu
cấp châu là chức Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là môt viên Thái thú. Dưới cấp quận là

cấp huyện (từ cấp bộ đổi thành). Các Lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị, cha truyền con
nối nhưng được đổi gọi là Huyện lệnh. Như vậy so với nhà Triệu, nhà Hán đã tiến
thêm một bước trong việc tổ chức bộ máy đô hộ, bộ máy chính quyền đô hộ đã cai trị
trực tiếp ở châu, quận và Thứ sử, Thái thú là các quan cai trị chứ không phải là sứ giả
như trước đây (sứ giả được xem như một nhà ngoại giao, thực hiện việc tống đạt
thông tin đến các nước khác còn Thái thú là một viên quan cai trị, nằm trong bộ máy
hành chính của một nhà nước có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác hẳn so với sứ
giả). Tuy nhiên, từ cấp huyện trở xuống về cơ bản chưa có gì thay đổi.
3


Từ năm 23, nhà Hán được khôi phục (sử sách gọi là Đông Hán). Tổ chức bộ
máy đô hộ tiếp tục được củng cố. Trước đây, cứ đến tHáng 8, Thứ sử đi tuần hành các
quận và cuối năm về kinh đô tâu trình. Sang thời Đông Hán. Thứ sử phải luôn ở Giao
Châu và được cử người thay mặt mình về triều đình báo cáo. Giúp việc Thứ sử có các
Tào tòng sự gồm 7 người phụ trách những mảng công việc khác nhau. Tuy nhiên ở
cấp huyện, chức Huyện lệnh vẫn do các Lạc tướng nắm giữ, giúp việc có một viên
Thừa tướng (quan văn) và 2 Viên úy (quan võ). Như vậy, đến thời Đông Hán tới năm
40, bộ máy cai trị từ cấp huyện trở xuống vẫn do các quý tộc người Việt đảm nhiệm.
Tới giai đoạn từ sau năm 43, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán ở cấp châu và quận vẫn như trước nhưng ở cấp
huyện có những thay đổi căn bản. Chế độ Lạc tướng thế tập giữ chức Huyện lệnh bị
bãi bỏ, thay vào đó là viên quan Huyện lệnh người Hán do triều đình Đông Hán trực
tiếp bổ nhiệm. Đồng thời tiến hành chia nhỏ huyện to, sáp nhập huyện nhỏ, vạch lại
địa giới hành chính. Như vậy từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ
muốn phá tan cơ sở vật chất – xã hội của tầng lớp quý tộc Lạc Việt và thi hành chế độ
trực trị tới cấp huyện nhưng vẫn không cái trị trực tiếp được các làng xã.
Dưới thời nhà Đường, cấp hương, xã cũng được lập ra song cũng chỉ là sự quy
định trên giấy tờ, còn các lãng xã hầu như vẫn do người Việt tự quản lý. Các vùng
miền núi xã xôi vẫn do các Tù trưởng làm chủ.

- Nguyên nhân chính quyền đô hộ chỉ thiết lập sự cai trị đến cấp huyện, không
thể đến cấp xã vì làng xã trong thời kì Bắc thuộc được người Việt sử dụng như một
thứ vũ khí sắc bén, một hàng rào chắn vững chắc để chống lại chính sách cai trị, đồng
hóa của phong kiến Phương Bắc, cộng với tính tự trị, tự quản cao trong các làng xã
khiến cho phong kiến Phương Bắc không thể áp đặt các chính sách cai trị. Trước khi
bị Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta đã có hàng chục vạn năm văn hoá tiền sử và có nền văn
hoá Đông Sơn trong đó đã định hình thể chế chính trị riêng: Nhà nước Văn Lang - Âu
Lạc. Về phía kẻ đô hộ, xét theo chiều dọc thời gian, tuy nền đô hộ đó kéo dài hơn
ngàn năm nhưng không liên tục. Xét theo chiều ngang và chiều sâu của không gian,
chính quyền đô hộ không thể với tay tới và làm thay đổi được cơ cấu làng xã cổ
truyền của người Việt, nhiều vùng rộng lớn xa xôi vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị của
chúng.
4.
Chính quyền đô hộ có vai trò chủ đạo về mặt Nhà nước.
- Mặc dù trên thực tế chính quyền đô hộ chỉ mới nắm được tới cấp châu, huyện
và chưa bao giờ can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của xã hội nước ta song suốt hơn
10 thế kỉ đô hộ nước ta, chính quyền đô hộ vẫn có vai trò chủ đạo về mặt Nhà nước.
- Thể hiện trước hết ở sự tồn tại suốt một thời gian dài của chính quyền đô hộ,
những chính quyền độc lập tự chủ của người Việt chỉ xuất hiện và tồn tại đan xen
trong một khoảng thời gian ngắn.
- Bên cạnh đó, cách thức tổ chức hệ thống chính quyền đô hộ đã có ảnh hưởng
và chi phối đến cách thức xây dựng và tổ chức chính quyền độ lập tự chủ của người
4


Việt. Người Việt đã tiếp thu kĩ thuật tổ chức bộ máy nhà nước theo đơn vị hành chính
lãnh thổ các cấp của Trung Quốc để xây dựng nên các chính quyền độc lập tự chủ; đặt
nền móng cho sự tiếp thu quy mô và hoàn thiện hơn mô hình nhà nước phong kiến
Việt Nam thời kì sau. Đây là một trong những hệ quả cơ bản của hơn 1000 năm Bắc
thuộc ở nước ta.

Đơn cử cho sự tiếp thu có hiệu quả cách thức tổ chức chính quyền đô hộ là cách
thức tổ chức chính quyền của Khúc Hạo. Sau khi lên thay ngôi cha, Khúc Hạo đã nỗ
lực xây dựng một chính quyền dân tộc thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia lãnh
thổ thành các cấp hành chính lộ, phủ, châu, giáp, xã. Xã có Xã quan đứng đầu là một
cHánh lệnh trưởng và một Tá lệnh trưởng. Mỗi giáp có một quản giáp phụ trách chung
và một phó tri giáp trông coi việc thu thuế. Các chức quan đứng đầu lộ, phủ, châu vẫn
được trao cho Hào trưởng địa phương đảm nhiệm.

Nhận xét, đánh giá:
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương của nhà nước phong kiến Trung Quốc
được du nhập vào Việt Nam và tồn tại trong hơn 10 thế kỷ nhưng nó được thiết lập
trên một nền tảng kinh tế - xã hội thấp kém. Chính điều này đã làm cho tổ chức bộ
máy nhà nước Việt Nam thời kỳ này có tính vượt trước so với hạ tầng kinh tế xã hội.
Trong hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc người Việt đã xoá bỏ được cơ cấu vùng bộ lạc
trước kia giữ lại và cũng cố cơ cấu làng xóm cổ truyền, đồng thời thích nghi dần với
cơ cấu tổ chức quận huyện của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc.
Mặc dù đặt ách thống trị và đô hộ nước ta trong suốt một quãng thời gian dài,
song mục đích cuối cùng là đồng hóa dân tộc ta của phong kiến Trung Quốc không thể
thành công. Hệ thống chính quyền đô hộ không thể với tay tới các làng xã người Việt.
Có thể xem đây là đặc điểm mang tính chất nổi trội và đặc trưng nhất khi nói về chính
quyền đô hộ ở Âu Lạc thời Bắc thuộc.
Người Việt đã tiếp thu kĩ thuật tổ chức bộ máy nhà nước theo đơn vị hành chính
lãnh thổ các cấp của Trung Quốc để xây dựng nên các chính quyền độc lập tự chủ; đặt
nền móng cho sự tiếp thu quy mô và hoàn thiện hơn mô hình nhà nước phong kiến
Việt Nam thời kì sau.
KẾT LUẬN:
Như vậy là, hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, trải qua các triều đại từ Triệu
đến Đường, mặc dù phong kiến Phương Bắc ngày càng ra sức củng cố tổ chức cai trị
của chúng trên đất nước ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, chính quyền
đô hộ được tăng cường chặt chẽ hơn. Nhưng kết cục, không có một triều đại nào thiết

lập được nền đô hộ của chúng lên các làng xã người Việt, không hề đặt được một hệ
thống Xã quan trên đất nước ta; không thể trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ
lãnh thổ của người Việt, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của phong
kiến Phương Bắc. Đó là một biểu hiện sự thất bại của các triều đại phong kiến Phương
Bắc trong chính sách đô hộ nước ta thời Bắc thuộc.
5



×