Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kháng cáo kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.59 KB, 18 trang )

A. Đặt vấn đề:
Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã qui định những biện pháp để đảm bảo
cho Toà án xét xử dúng người đúng tội , đúng pháp luật,phù hợp với đường
lối,chính sách của Đảng và Nhà nước,không để lọt kẻ phạm tội,không làm
oan người vô tội. Để đảm bảo sự thận trong trong xét xử cũng như đảm bảo
quyền được phản đối lại bản án và quyết định của Toà án của bị cáo và
những chủ thể có quyền lợi ích liên quan ,luật tó tụng hình sự Viẹt Nam đã
qui định nguyên tắc hai ấp xét xử, đay cũng là thông lệ chung của các quốc
gia khác trên thế giới.Theo nguyên tắc này ,bản án và quyết định sơ thẩm
không có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án mà có thể bị kháng cáo
kháng nghị để xét xử lại một lần nữa.Những quyết định của Toà án cấp sơ
thẩm khi bị kháng cáo kháng nghị sẽ được Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại
theo thủ tục để kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định đó.
B.Giải quyết vấn đề
I.Những qui định của pháp luật về kháng cáo kháng nghị phúc thẩm
hình sự:
1.1 Khái niệm:
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một văn bản do Viện kiểm sát ban
hành yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm
cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp đã xét xử, nhưng xét thấy không đúng pháp
luật. Quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một căn cứ làm phát
sinh một trình tự xét xử - trình tự xét xử phúc thẩm hay còn gọi là thủ tục
phúc thẩm. Tuy nhiên không phải là căn cứ duy nhất làm phát sinh trình tự
phúc thẩm mà ngoài kháng nghị ra còn có kháng cáo của bị cáo và những
người tham gia tố tụng.
Kháng cáo là không chấp nhận bản án đã được tuyên khi xử sơ thẩm, bị
cáo có quyền gởi văn bản kháng cáo trong luật định để tòa xử lần thứ 2 gọi
1


là Tái Thẩm. Ngay cả tái thẩm cũng không chấp nhận bản án được tuyên thì


bị cáo có quyền gởi kháng cáo Tòa Thượng Thẩm. Phán xét của Tòa Thượng
Thẩm là phán xét cuối cùng , bị cáo phải tuân theo . Đó là Kháng Cáo,
quyền lợi theo luật định của bị cáo .
1.2Ý nghĩa của kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự:
a. Ý nghĩa chính trị:
Việc qui định và thực hiện chế định kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình
sự trong TTHS có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng yêu cầu xây dựng
nhà nước pháp quyền.Pháp luật TTHS qui định quyền kháng cáo kháng nghị
phúc thẩm ch bị cáo và những người tham gia tố tụng khác chính là việc nhà
nước tạo điều kiện cho công dân tự mình đứng ra bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.Bên cạnh đó,bị cáo và người đại diện hợp pháp của
họ thực hiện quyền kháng cáo kháng nghị là những cách thức để họ thực
hiện quyền bào chữa cho chính bị cáo.Thông qua việc thực hiện quyền
kháng cáo,bị cáo và những người tham gia tố tụng khac thể hiện sự bất đồng
về việc giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm, đồng thời đưa ra những yêu
cầu của mình đối với Toà án cấp phúc thẩm,qua đó để bảo vệ quyền và lợi
ích của mình.Mặt khác, đối với kháng nghị phúc thẩm,,nó là một hình thức
pháp lí để Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình.Qua đó,cũng thẻ
hiện được mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Đó là mối quan hệ giữa
Nhà nước với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu là tội phạm
hoặc trả tự do cho họ nếu không phải là tội phạm qua đó đáp ứng được yêu
cầu của Nhà nước pháp quyền.
b. Ý nghĩa pháp lí:
Việc qui định và thực hiệnquyền kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự là
căn cứ,cơ sở pháp lí quan trọng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm, đồng thời
cũng xác định phạm vi xét xử của Toà án cấp phúc thẩm .Pháp luật tố tụng
2


hình sự Việt Nam hiện hành qui định về kháng cáo kháng nghị phúc thẩm

hình sự tương đối cụ thể và phù hợp với mục đích của xét xử phúc thẩm là
kiểm tra tính căn cứ của bản án quyết định sơ thẩm đồng thời xử lại vụ án về
mặt nội dung.
Bên cạnh đó,kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự còn có ý nghĩa pháp
lí quan trọng khác là cơ sở ghi nhận cũng như đảm bảo thực hiện mọt số
nguyên tắc cơ bản của bộ luật tố tụng hình sự,nó là cơ sở để hình thành
nguyên tắc “thực hiện chế độ 2 cấp xét xử”.
c. Ý nghĩa xã hội :
Kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự góp phần đảm bảo công bằng xã
hội củng cố lòng tin của nhân dân và hoạt động xét xử của Toà án ,góp phần
bảo đảm uy tín của cơ quan tư pháp nói chung và của Toà án nói riêng.Việc
đảm bảo pháp luật đựoc thực thi,giải thích và áp dụng thống nhất là điều
kiện quan trọng để hành vi của công dân được điều chỉnh bởi một hệ thống
pháp luật thống nhất, đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật.
Kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự góp phần vào việc hạn chế các
trường hợp xét xử oan sai đồng thời tránh các trường hợp bỏ lọt tội phạm ở
Toà án cấp sơ thẩm,từ đó bảo vệ được các quyền và lợi ích của Nhà nước và
công dân,góp phần vào việc đảm bảo trạt tự xã hội, đồng thời nó cũng góp
phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân chấp hành pháp luật
1 cách có hiệu quả,thống nhất.
1.3 Những qui định chung của Bộ luật tố tụng hìh sự về kháng cáo
kháng nghị:
1.3.1Đối tượng của kháng cáo kháng nghị
Đối tượng của kháng cáo khangs nghị phúc thẩm hình sự là bản án
hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án so thẩm
3


là đối tượng của kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2003 quy định tương đối rõ ràng bản án là những phán quyết
của hội đồng xét xử về những nội dung và hình thức theo quy định tại điều
244 Bộ luật TTHS năm 2003. Đồng thời tất cả các bane án sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật đều có thể là đối tượng của kháng cáo kháng nghị phúc
thẩm hình sự. Điều này có sự khác biệt so với luật TTHS của một số nước
trên thế giới.
1.3.2 Chủ thể
1.3.2.1 Chủ thể có quyền kháng cáo
Bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ. Bị cáo và người đại diện
hợp pháp của họ có quyền kháng cáo đối với bản án quyết định sơ thẩm, họ
có quyền kháng cáo bản án và cấp quyết định sơ thẩm theo quy định của
pháp luật: “ bị cáo là người đã bị toà án đưa ra quyết định xét xử” ( khoản 1
điều 50) và là đối tượng của hoạt động buộc tội trong tố tụng hình sự, họ có
thể phải chịu hình phạt và phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp
luật của mình gây ra bằng một bản án hoặc quy định của toà án cấp sơ thẩm
hoặc họ cũng có thể được tuyên vô tội. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình mà họ có quyền kháng cáo. Quyền này được pháp luật TTHS quy
định cho bsnr thaqam bị cáo. Nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì họ vẫn có quyền kháng
cáo, tuy nhiên quyền kháng cáo này có thể được thực hiện thông qua người
đại diện hợp pháp của bị cáo.
Người bị hai và người đại diện hợp pháp của họ. Người bị hại và
người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định
sơ thẩm. Nếu người bị hại là người chưa thành niên hoặc người có nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp của họ trong
những trường hợp này cũng phải là người đại diện theo pháp luật. Việc pháp
4


luật tố tụng hình sự hiện nay không hạn chế hưởng kháng cáo của người bị

hại và người đại diện hợp pháp của họ là hoàn toàn hợp lý, trong nhiều
trường hợp việc người bị hại kháng cáo theo hướng lcó lợi cho bị cáo là
mong muốn tự nguyện của họ không phải do họ bị dụ dỗ ép buộc.
Người bào chữa. Theo điều 230 Bộ luật TTHS 2003 người bào chữa
có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Như vậy, người bào chữa có
quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của bị cáo là người chưa thành niên.
Người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất. Như vậy, việc quy định
quyền kháng cáo cho người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Bộ
luật TTHS quy định người bào chữa trong những trường hợp trên là những
người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm tâm thần hoặc thể chất bị
hạn chế năng lực tố tụng hình sự
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp
của họ. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của
họ có quyền kháng cáo đối với bản án quyết định sơ thẩm có liên quan đến
việc bồi thường thiệt hại. Xuất phát từ thực tế là nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự tham gia vào vụ án hình sự là để giải quyết vấn đề dân sự phát sinh
trong vụ án hình sự mà chủ yếu liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, mà
pháp luật TTHS quy định cho họ có quyền kháng cáo. Quyền kháng cáo của
họ chỉ hạn chế trong phạm vi bản án quyết định liên quan đến việc bồi
thường thiệt hại.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện
hợp pháp của họ. Người có quyền nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người
đại diện hợp pháp của họ là những người có quyền lợi nghĩa vụ bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng .Họ có thể
là người không liên quanđến việc thực hiện tội phạm nhưng các cơ quan tiến
5


hành tố tụng phải phải xử lí theo pháp luật nhưng ván đề có liên quan đến

quyền và nghĩa vụ của họ.Từ đó,mà pháp luật TTHS qui định quyền kháng
cáo cho họ.Tuy nhiên,người có quyền lợ ,nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
người đại diện hợp pháp của họ chỉ được thực hiện quyeenf kháng cáo của
mình đối với phần bản án hoặc quýet định của phiên tào sơ thẩm.
Người bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên hoặc người có nhược
điểm về tâm thần hoặc htể chất. Đây chủ thể có quyền kháng cáo mới ghi
nhận trongBLTTHS năm 2003.Xuất phát từ mục đích là nhằm bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên hoặc người có nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chaats có thể là bị cáo, người bị hại ,nguyên đơn
dân sự bị đơn dân sự mà ngưòi đại diện hợp pháp của của họ chỉ được thực
hiện quyền kháng cáo của mình đối với phần bản án hoặc quyết định sơ
thẩm hiên quan đến quyền lợivà nghĩa vụ của mình.
1.3.2.2 Chủ thể có quyền kháng nghị
“Điều 232. Kháng nghị của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng
nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm.”
Nhằm mục đích bảo vệ và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa ,luật tố tụng
hình sự qui định Viện kiểm sát cùng cấp với toà án đã ra quyết định sơ thẩm
và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện kiểm sát đó có quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Thẩm quyền quyết định việc kháng nghị thuộc về Viện trưởng Viện kiểm
sát.Khi được phân công thực hành quyền công tố thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt độngtố tụngđối với vụ án
hình sư.Phó viện trưởng Viện kiểm sát có quyền quyết định việc kháng nghị.

6


Trong thực tế có những trường hợp Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và Viện
kiểm sát cùng cấp đều kháng nghị đối với một bản án hay quyết định sơ

thẩm song lại mâu thuẫn với nhau.Trong trường hợp đó,nếu Viện kiểm sát
cấp dười không rút kháng nghị của mình. ,Viện kiểm sát cấp dưới thì Toà án
cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận để xử theo kháng nghị của Viện kiểm sátcấp
trên trực tiếp. Nếu hai bản kháng nghị có tính chất bổ sung cho nhau thì Toà
án cấp phúc thẩm chấp nhận để xét xử theo cả hai bản kháng nghị đó.
1.4Những căn cứ kháng nghị kháng cáo
1.4.1Những căn cứ kháng cáo:
Căn cứ thứ nhất:Việc điều tra ,xét hỏitại phiên toà sơ thẩm phiến diện hoặc
không dầy đủ.
Việc điều tra xét hỏi,tại phiên toà sơ thẩm phién diện hoặc không đầy đủlà
hai nội dung khác nhau nhưng có mối quan hệmật thiết với nhau.Nếu việc
điều tra,xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm không đầy dủ sẽ dẫn đến việc điều tra
xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm.phiến diện và ngược lại,nếu điều tra tại phiên
toà sơ thẩm.Hiện nay,hién diệndẫn đến tình trạngđiều tra xét hỏi tại phiên
toàkhông đầy đủ tồn tại hiểu việc điều tráet hỏi tại phiên toà sơ thẩm không
xác định hết những vấn đề.
Căn cứ thứ hai:Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không
phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án .hiện nay về cách hiểu căn cứ
này còn tồn tại nhiều quan điểm khá nhau.Phần lớn quan điểm cho rằng kết
luận trong bản án hoặc quyết định hình sự sơthẩm bị coi là không phù hợp
với các tình tiết khách quancủa vụ án là kết luận trong bản án quyết định sơ
thẩm không phù hợp với các chứng cứ.

7


Căn cứ thứ ba:Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.Căn cứ này
đề cậpđến những vi phạm trong việc áp dụng luật nội dung của quá trình giải
quyết vụ án hình sự.trong BLTTHS Việt Nam hiện naykhông qui định các
trường hợp cụ thể nào bị coi là vi phạm trong việc áp dụng BLHS,cũng

nhưkhông có bất kì một văn bản pháp luật nào giải thích về căn cứ này.Vì
vậy, việc áp dụng căn cứ này chủ yếu dựa trên ý chí chủquan của Viện Kiểm
soát khi kháng nghị phúc thẩm.
Căn cứ thứ tư:Thành phần hội đòng xét xử sơ thẩm không đúng luật định
hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.So với điều 33 Quy
chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử
các vụ án ban hành kèm theo quýêt định số 121/QĐ-VKSTC ngày
16/09/2004 của Viện trưởng VKSNDTC thi hành hướng dẫn tại Điều 33 Qui
chế thi hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành
kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng
VKSNDTC về căn cứ trên có sự thay đổi căn bản:Thứ nhất bổ sung thêm
một trường hợp mới trong căn cứ là thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng
luật luật định .Thứ hai,bổ sung thêm dáu hiệu “nghiêm trọng” trongviệc xác
định vi phạm trong thủ tục tố tụng, đã ban hành theo kháng nghị dang tràn
lan hiện nay.
1.3.6 Thông báo về việc kháng cáo,kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Khi có kháng cáo,kháng nghị phúc thẩm hình sự TA cấp sơ thẩm cần phải
thông báo cho những người tham gia tố tụng biết có kháng cáo kháng
nghị,nội dung tóm tắt kháng cáo kháng nghị về những phần có liên quan đến
quyền lợi của họ.Việc thong báo này có ý nghĩa quan trọng .Một là để cho
những người tham gia tố tụng có theer cung cấp thêm những tầi liệu góp
phần tìm ra sự thật của vụ án,chuẩn bị tốt hơn cho việc báo về quyền lợi hợp
8


phápcủa họ.Hai là,riêng đối với bị cáo,việc thông báo về kháng nghị kháng
cáo còn để họ chuẩn bị tốt hơn cho việc thực hiện quyền bào chữa của họ.
1.3.7 Hậu quả của kháng cáo kháng nghị phúc thaamr hình sự.
Đối tượng ủa kháng cáo kháng nghị phúc thẩm là bản án hoặc quyết định sơ
thẩm chưa có hieu lực pháp luạt.Khi những bản án hoặc quyết định sơ thẩm

này bị kháng cáo kháng nghị đã để lại hậu quả pháp lí nhất định.Khoản 1
Điều 237 BLTTHS năm 2003 .Khi có kháng cáo kháng nghị đối với toàn bộ
bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.Như vây,theo qui định
trên có 2 trường hợp liên quan dến hậu quả kháng cáo kháng nghị phúc thẩm
hình sự .Trườnghợp thứ nhất :Những phần của bản án bị kháng cáo kháng
nghị thì chưa được đưa ra thi hành,,trừ trường hợp qui định tại khoản 2 điều
255 BLTTHS năm 2003 .Trường hợp thứ hai :Toàn bộ bản án bị kháng nghị
kháng cáo thì toàn bộ bản án sơ thẩm bị kháng nghị kháng cáo chưa được
đưa ra thi hành.
1.3.8 Bỏ sung thay đổi rút kháng nghị kháng cáo phúc thẩm hình sự
Tại điều 238 của Bộ luật TTHS đã qui định rõ về việc bổ sung thay dổi rút
kháng cáo,kháng nghị: “Điều 238. Bổ sung, thay đổi, rút kháng
cáo, kháng nghị
1. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo
hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị
nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần
hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.
2. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì
việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực
pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ
việc xét xử phúc thẩm.”


9


Qui định này được hương dẫn thi hành tại thông tư số 01/LN ngày
08/12/1998 của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.Cụ thể,tại điểm 2 phần IV Thông tư này đã hướng dẫn:
Sau khi có kháng cáo, kháng nghị cho đến trước khi hội đồng xét xử

nghị án, người đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ
sung hoặc thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không làm xấu hơn tình
trạng của bị cáo.
Ngưới đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị về tội nào thì
có quyền bổ sung hoặc thay đổi kháng cáo, kháng nghị của mình về tội đó,
còn đối với những tội chưa có kháng cáo, kháng nghị thì không được bổ
sung hoặc thay đổi.
Làm xấu hơn tình trạng là làm cho bị cáo có thể bị toà án cấp phúc
thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn
hoặc tăng mức bồi thường so với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm. Do đó,
người đã kháng cáo hoặc viện Kiểm sát đã kháng nghị theo hướng giảm nhẹ
cho bị cáo so với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm thì không được bổ sung
hoặc thay đổi theo hướng tăng nặng cho bị cáo. Nếu đã kháng cáo, kháng
nghị theo hướng tăng nặng thì không được bổ sung hình phạt khác hoặc thay
đổi bằng loại hình phạt khác nặng hơn.
Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:
a) Trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại
Điều 234 của BLTTHS, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có
quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần hoặc
toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi
hoặc không có lợi cho bị cáo.

10


Trong trong hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn
bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn
còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử
phúc thẩm theo thủ tục chung.
b) Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại

Điều 234 của BLTTHS, thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm,
người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi
nội dung kháng cáo, kháng nghị, nhưng không được làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo.
II.Những tồn tai trong việc thực hiện quyền kháng cáo kháng nghị và
hướng hoàn thiện
2.1 Những vướng mắc ,tồn tại và nguyên nhân của những vướng mắc
tồn tại trong việc thực hiẹn quyền khang cáo phúc thẩm.
Bên cạnh nhưng kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền kháng cáo
kháng nghị phúc thẩm hình sự của bị cáo và những người tham giatố tụng
khác theo qui định của pháp luật việc thực hiệnquyền kháng cáo kháng nghị
vẫn còn một số vấn đề,cu thể:
Thứ nhất qua thực tiễn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm hàng năm số vụ án và
số bị cáo có khngs cáo kháng nghị phúc thẩm là khá lớn,từ năm 2005 đến
2010 tỷ lệ trung bình số vụ án và số bị cáo có kháng cáo kháng nghị phúc
thẩm trên tổng số vụ án và bị cáo đã xét xử sơ thẩm lần lượt là 18,72 % và
18.27 % .Tuy nhiên phần lớn kháng cáo phúc thẩm này đều là kháng cáo
theo kiểu :cầu may”,chất lượng kháng cáo không cao ,lí do của việc kháng
cáo chủ yếu là xin giảm hình phạt.Dẫn đến tình trạng kháng cáo tràn lan ,từ
kéo dài quá trình tố tụng tốn kém thời gian và tiền của Nhà nwocs.Còn tồn

11


tại nhiều trường hợp rõ ràng hành vi phạm tội đã đày đủ chứng cứ chứng
minh phạm tộimà vẫn kêu oan và xin giảm hình phạt .
Thứ hai,Việc một số qui định về kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự
theo BLTTHS năm 2003 của TA cáp phúc thẩm còn tồn tại một số vi phạm
nhât định làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi và lợi ích của người
kháng cáo như vi phạm về xác định thờihạn kháng cáo ,thậm chí là không

xem xét đến kháng cáo của người kháng cáo .
Thư ba,Công tácthụ lí đơnkháng cáo còn thấy nhiều tồn tại sai phạm liên
quan đến việc thực hiện quyền kháng cáo của chính các chủ thể có quyền
kháng cáo sau: Chủ thể thực hiện kháng cáo là những người không có quyền
kháng cáo ,ví dụ vợ kháng cáo thay cho chồng ,trong khi chông không phải
là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần …Đơn kháng cáo của
người tham gia tó tụng nhờ người khác viết hộ và kí thay , đơn kháng cáo
không có chữ kíđiểm chí ,không có dấu xác nhận của Ban giám thị trại giam.
2.2 Những vướng mắc,tồn tại trong việc thực hiện quyền kháng nghị
phúc thảm hình sự.
Trong qua trình thực hiện chức năg và nhiệm vụ của mình,Viện kiẻm sát các
cấp đã dạt đượcnhiều kết quả trong việc thực hiện quỳen kháng nghị phúc
thẩm hình sự,qua đó làm cho chất lượng xét xử của Toà án được nâng lên
,góp phần cùng với TA không ngừng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người tham gia tố tụng.Ben cạnh,kết quả đạt được đó việc thực hiện quỳen
kháng nghị phúc thẩm còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Thứ nhất: Số vụ án và số bị cáo bị VKS các cấp kháng nghị phúc thẩm hình
chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số vụ án và số bị cáo đã xét xử sơ thẩm.

12


Thư hai: Vẫn còn tồn tại những kháng nghị phúc thảm hình sự chưa phù hợp
với qui định của pháp luật, nội dung của kháng nghị chưa bám sát vào ăn cứ
kháng nghị phúc thẩm được qui định trong Quy chế thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự,cho nên số kháng nghị bị rút ,cũng
như số kháng nghị phúc thẩmkhông được toà án cấp phúc thẩm ,chưa xác
định các vi phạm trong thủ tục tố tụng,chưa bám sát vào căn cứ kháng nghị
phúc thẩm theo khoản 1 điều 33 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc xét xử vụ án các vụ án hình sự màchỉ đề cập một cách chung chung.

Thứ ba: Khi thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hìh sự của Viện kiểm
sát các cấp vẫn còn tồn tại tình trạng kháng nghị ban hành quá hạn,còn tồn
tại những sai sót về hình thức kháng nghị.
2.3 .Kiến nghị về hướng hoàn thiện
Thư nhất:Về đối tượng của kháng cáo kháng nghị phuc thẩm hình sự
BLTTHS năm 2003 qui định khá rõ ràng bản án sơ thẩm là đối tượng của
kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự ,quyết định sơ thẩm là đối tượng
của kháng cáo kháng nghị phúc thẩm ,tuy nhiên chưa qui định cụ thể những
quyết định sơ thẩm nào là đối tượng của kháng nghị kháng cáo.Tuy nhiên
trong luật lại không qui định cụ thể quyêt định sơ thẩm nào là đối tượng của
kháng cáo kháng nghị.Do đó em xin giải quyết vân đề này như sau cần xác
đỉnh rõ quyết định sơ thẩm nào là đối tượng của kháng nghị kháng cáo phúc
thẩm trong BLTHS năm 2003 hay thông tư liên tịch ngành giữa Toà án và
Viện kiểm sát. Đồng thời cũng phải quy định quyết định của Toà án phải gửi
ngay cho VKS trong thời hạn qui định để Viện kiểm sát xem xét có kháng
nghị kháng cáo phúc thẩm hay không .
Về những căn cứ của kháng nghị phúc thẩm hình sự:cần sửa đổi như sau:

13


Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:
1.Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ.
2.Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với
với các qui định về tình tiết khách quan của vụ án.
3.Có vi phạm trog việc áp dụng Bộ luật hình sự.
4.Thành phần hội đồng xét xử không đúng luật định hoặc có vi phạm
nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Thứ ba,Thời hạn kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự:

Theo ý kiến của cá nhân em cần sửa đổi khoản 1 Điều 234 BLTTHS năm
2003 như sau:
“Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày ,tính từ ngày tiếp theo của tuyên án .
Đối với bịcáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn thì thời hạn
kháng cáo tính từ ngày tiếp theo của ngày bản án được giao cho họ hoặc
được niêm yết.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày,của Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày,tính từ ngày tiếp theo của tuyên
án.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo kháng nghị vào ngày nghỉ cuối
tuần hoặc ngày nghỉ lễ,thì ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo kháng
nghị là ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó.”
Thứ tư, Về việc thông báo về việc kháng cáo kháng nghị thì khoản 1 điều
236 BLTTHS cần sửa đổi như sau: “Việc kháng cáo kháng nghị về nội dung
kháng cáo kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn

14


bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo
kháng nghị trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo kháng
nghị”
Thứ năm,Việc bổ sung thay đổi rút kháng cáo kháng nghị: phúc thẩm hình
sự: Điều 238 BLTTHS năm 2003 cần được sửa đổi như sau: “Trước khi băts
đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm,người khang cáo,Viện kiểm sát có quyền
bổ sung thay đổi kháng cáo kháng nghị nhưng không dượclàm xấu hơn tìn
trạng của bị cáo.Nếu việc bổ sung kháng cáo,kháng nghị dẫn đến phải triệu
tập những người có liên quan đên skháng cáo kháng nghị bổ sung thì phải
triệu tập những người tham gia phiên toà.
2.Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguời kháng cáo hoặc

viện kiểm sát có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo kháng nghị.
Đối với trường hợp rút toàn bộ kháng cáo ,kháng nghị khác.Bản án cấp sơ
thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày toà án cấp phúc thẩm ra quyết định
đình chỉ việc xét xử phúc thẩm”.
C.

Phần kết luận:
Kháng cáo kháng nghị phúc thẩm hình sự là một chế định quan trọng và

qui định rất sớm trong pháp luật tố tụng hình sự,có phạm vi nghiên cứu
rộng,lien quan đến nhiều chế định khác,là cơ sỏ phát sinh thủ tục xét xử
phúc thẩm trong TTHS.Trên cơ sỏ kháng nghị kháng cáo phúc thẩm hình
sự,Toà án cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm
nhằm khắcphục những sai sót ,vi phạm thủ tục của Toà án cấp dưới góp phần
bảo vệ chế độ Xa hội chủ nghĩa ,bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi
ích họp pháp của công dân,tổ chức, đồng thới giáo dục mọi người có ý thức
tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam .NXB Tư pháp.Trường
đại học luật Hà Nội.
2.Bộ luật tố tụng hình sự NXB Lao động
3.Luận văn thạc sĩ Luật học Ngô Thanh Xuân “Kháng cáo,kháng
nghị trong phúc thẩm hình sự” HN-2011.
4.Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Hoà Phương “kháng cáotheo thủ
tục phúc thẩm trong tố tụng hhình sự Việt Nam”.
5.Khoá luận tốt nghiệp Trần Tuấn Anh “kháng nghị theo thủ tục

phúc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam” HN-2010
6. Trang web:
7.

www.luatsu.cc/van.../thong-bao-ve-viec-khangcao--khang-nghi.htm..
www.phapluat24h.vn

16


MỤC LỤC

Trang

A. Đặt vấn đề………………………………………………………..

1

B.Giải quyết vấn đề………………………………………………….

1

I.Những qui định của pháp luật về kháng nghị kháng
cáo phúc thẩm hình sự……………………………………………..

1

1.Khái niệm…………………………………………………………

1


2. Ý nghĩa của kháng cáo kháng nghị………………………………

2

3 Những qui định chung của Bộ luật tố tụng hìh sự về
kháng cáo kháng nghị:……………………………………………

3

II.Những tồn tai trong việc thực hiện quyền kháng cáo
kháng nghị và hướng hoàn thiện…………………………………

5

2.1 Những vướng mắc ,tồn tại và nguyên nhân của những
vướng mắc tồn tại trong việc thực hiẹn quyền khang cáo
phúc thẩm………………………………………………………….

6

2.2 Những vướng mắc,tồn tại trong việc thực hiện
quyền kháng nghị phúc thảm hình sự…………………………….

8

2.3 .Kiến nghị về hướng hoàn thiện ……………………………..

10


C.

15

Phần kết luận:………………………………………………

17


18



×