Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

NGU VAN 9 - TAP II.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.12 KB, 120 trang )

TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
Ngày soạn:3/01/09
Ngày dạy : 5/01/09
Tuần 20

Tiết 91+92 : Văn bản : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Trích - Chu Quang Tiềm)
I.Mục tiêu cần đạt:
1/ KT : Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
2/ KN : Rèn luyên thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động,
giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
3/ TĐ : Yêu thích sách, ham mê đọc sách nhiều hơn .
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, vở ghi, vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3p )
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ:thông qua.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Giới thiệu bài mới:
Chu Quang Tiềm là nhà mĩ học nhà lí luận văn học nỗi tiếng.Bài viết này là quá trình tích luỹ
kinh nghịêm và dày công tâm huyết của ông.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới ( 42p )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
I .
 PPDH : Đọc sáng tạo,vấn đáp gợi tìm
H: Trình bày những hiểu biết của em về Chu
Quang Tiềm?
*GV giới thiệu xuất xứ văn bản “Bàn về đọc sách”.
II.


 PPDH : Đọc sáng tạo, gợi tìm
 ĐDDH : Bảng phụ
*GV hướng dẫn đọc – GV đọc mẫu một đoạn – HS
đọc tiếp.
* Tìm hiểu một số từ khó.
H: Kiểu VB của bài văn này là gì? (nghị luận) Kiểu
Vb đó quy định cách trình bày ý kiến của TG theo
hình thức nào? (Hệ thống sự việc. Bố cục 3 phần. Hệ
thống luận điểm?
H: Hãy nêu bố cục của VB? Dựa vào bố cục của bài
viết hãy tóm tắt các luận điểm của TG khi triển khai
vấn đề nghị luận.
-“Từ đầu…..thế giới mới”: Tầm quan trọng và ý
A.Tìm hiểu bài
I.Tác giả, tác phẩm
( SGK/6 )
II. Kết cấu
- Thể loại : Văn nghị luận
- PTBĐ : nghị luận
- Bố cục : 3 phần
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
nghĩa của việc đọc sách.
-“Tiếp đó…..tiêu hao lực lượng”: Nêu các khó khăn,
các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc
sách trong tình hình hiện nay.
- Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.(Cách lựa
chọn sách, cách đọc như thế nào để có hiệu quả.)
*Hướng dẫn HS phân tích.
III.

 PPDH : Phân tích, bình giảng, vấn đáp gợi tìm
HS đọc đoạn 1.
H: Hãy trình bày tóm tắt ý kiến của TG về tầm quan
trọng của sách. Ý nghĩa của sách là gì ?
Gợi ý : TG đã đưa ra những luận điểm, luận cứ nào
để chứng minh tầm quan trọng của sách và ý nghĩa
của việc đọc sách.
H: Khi cho rằng: “học vấn không chỉ là chuyện đọc
sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng
của học vấn”, TG muốn ta nhận thức điều gì về học
vấn và quan hệ đọc sách với học vấn?
(Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động
học tập của con người, trong đó, đọc sách chỉ là một
mặt, nhưng là mặt quan trọng. Muốn có học vấn,
không thể không đọc sách.)
H: Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được
Tg phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
(Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học
vấn, cần dựa vào thành tựu này. Đọc sách là hưởng
thụ để tiến lên con đường học vấn.)
H: Những cuốn SGK em đang học tập có phải là di
sản tinh thần đó không? Vì sao?
(Vì đó là tinh hoa học vấn của nhân loại trong lĩnh
vực khoa học tự nhiên và khoa học XH.)
H: Theo TG, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên
con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực. Đọc sách
là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học
vấn luôn mở rộng phía trước. Để tiến lên, con người
phải dựa vào đi sản học vấn này .

H: Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ
văn chuẩn bị cho học vấn của mình?
H: Những lí lẽ trên của TG đem lại cho em hiểu biết
gì về sách và lợi ích của việc đọc sách.
(CHUYỂN TIẾT 92 )
HĐ2 : Tổ chức dạy và học bài mới ( 39P )
HS theo dõi đoạn 2.
H: Theo em đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa
chọn sách khi đọc? Học giả Chu Quang Tiềm đã đưa
ra những khó khăn, nguy hại gì khi đọc sách?
III / Phân tích.
1.Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
đọc sách.
- Đọc sách là con đường quan trọng của học
vấn.
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản
tinh thần nhân loại.
- Muốn tiến lên con đường học vấn, không
thể không đọc sách.
2.Các khó khăn, nguy hại dễ gặp trong
việc đọc sách.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
H: Hãy tóm tắt ý kiến của Tg về cách đọc chuyên
sâu, đọc không chuyên sâu . Nhận xét về cách trình
bày lí lẽ của Tg.
(Xem trọng cách đọc chuyên sâu và coi thường cách
đọc không chuyên sâu. Phân tích qua so sánh đối
chiếu và dẫn chứng cụ thể.)

H: Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của Tg?
H: Nhận xét của Tg về cách đọc lạc hướng? Vì sao
có hiện tượng đọc lệch hướng? Cái hại của được
phân tích như thế nào?
HS theo dõi đoạn 3.
H: Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
(-Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi
cho mình.
-Cần đọc kĩ những quyển sách thuộc lĩnh vực
chuyên môn, chuyên sâu của mình.
-Cần chú ý các loại sách thường thức kế cận với
sách chuyên môn.)
H: Khi đọc sách cần chú ý những gì? (không đọc lấy
số lượng, đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc
tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.)
H: Việc đọc sách có ý nghĩa gì với việc rèn luyện
tính cách, nhân cách con người?
H: Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von so
sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, VB còn hấp dẫn
bạn đọc ở những phương diện nào?
(ND lời bàn và các lời bình luận vừa đạt lí, thấu
tình. Bố cục chặt chẽ, hợp lí. Các ý kiến dẫn dắt rất
tự nhiên.)
H: Những lời bàn trong VB cho ta những lời khuyên
bổ ích nào về sách và việc đọc sách?
H: Em hiểu gì về tác giả qua VB này ?
*HS đọc ghi nhớ SGK/7.
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập (5p )
HTHĐ : GV cho hs viết trên giấy, đọc trước lớp –
GV nhận xét .

sâu.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.
3.Phương pháp đọc sách.

- Chọn cho tinh
- Đọc cho kĩ
- Không nên đọc lướt qua
- Không nên đọc tràn lan
* Ghi nhớ : SGK/7
B.Luyện tập.
Điều mà em thấm thía nhất khi học bài
này
HOẠT ĐỘNG 4 : Đánh giá (3p )
-Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách ?
- Các khó khăn nguy hại của việc đọc sách ?
- Phương pháp đọc sách ?
HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (3p)
- Hoàn thành bài tập ở SGK.
- Nắm phần nội dung phân tích và học phần ghi nhớ.
- Soạn bài “Khởi ngữ”.
+ Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
+ Xem trước phần luyện tập.
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
************************************************************************************
Ngày soạn:4/01/09
Ngày dạy : 6/01/09
Tiết 93: KHỞI NGỮ
I.Mục tiêu cần đạt:
1/ KT : - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (Câu hỏi thăm dò như
sau: “Cái gì là đối tượng nói đến trong câu này?)
2/ KN : Biết đặt những câu có khởi ngữ.
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, vở ghi, vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3P)
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh..
3.Giới thiệu bài mới:
Khi chúng ta đang trình bày văn bản mà muốn người nghe dễ dàng chuển sang một ý văn khác thì
ta phải làm gì?Khởi ngữ cũng còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. Vậy khởi ngữ là gì
tiết học hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới (24P)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
- PP : Phân tích theo mẫu,vấn đáp.
- ĐDDH : Bảng phụ
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và công
dụng của khởi ngữ.
*HS đọc các VD SGK/7. GV treo bảng phụ phần
VD lên bảng.
H: Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ in
đậm. Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ về vị
trí, về quan hệ với vị ngữ.
a.Từ in đậm đứng trước CN, có quan hệ trực tiếp
với CN, nêu lên đối tượng được nhắc tới trong
câu.
b.Từ in đậm đứng trước CN, quan hệ gián tiếp với

VN ở sau, nêu lên đặc điểm của đối tượng.
c.Cụm từ in đậm đứng trước CN, có quan hệ gián
triếp với VN, nêu lên đề tài được nói đến trong
câu.
H: Trước những từ in đậm , có hoặc có thêm
những quan hệ từ nào? (từ còn, về, đối với…)
H: Em hãy nhận xét về các từ in đậm trong câu.
A.Tìm hiểu bài.
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
trong câu.
VD/7.
-Giàu, tôi/ cũng giàu rồi.
KN CN VN
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
-Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
-Về quan hệ với VN: Các từ in đậm không có
quan hệ chủ - vị với VN.
*GV: Những từ in đậm ở VD a, b, c gọi là các
khởi ngữ.
H: Thế nào là khởi ngữ?
*GV nhấn mạnh thêm: Chỉ những từ ngữ đứng
trước CN, biểu thị đề tài nói đến trong câu và
không thể chuyển sang vị trí khác mới được coi là
khởi ngữ.
*HS đọc ghi nhớ SGK/8.
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập ( 13P )
HTHĐ
Bt1 :
(GV treo bảng phụ cho HS lên bảng gạch chân)

Bt2 : GV gọi 2 hs lên bảng làm – ghi điểm
*Ghi nhớ: SGK/8
B.Luyện tập.
BT1/8. Tìm khởi ngữ.
a.Điều này
c.Một mình
e.Đối với cháu.
b.Đối với chúng mình
d.Làm khí tượng
BT2/8.Chuyển phần in thành khởi ngữ.
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi
chưa giải được.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá (2p)
- Nêu đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (3p)
- Học bài nắn nội dung bài học.
- Soạn bài: “Phép phân tích và tổng hợp”
+ Đọc phần VB và trả lời câu hỏi SGK/9,110
+ Thế nào là phân tích và thế nào là tổng hợp?
+ Xem trước phần LT.
**********************************************************************************
Ngày soạn:5/01/09
Ngày dạy : 7/01/09
Tiết 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I.Mục tiêu cần đạt:
1. KT :Giúp HS hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn
nghị luận.
2. KN : HS biết vận dụng vào bài văn nghị luận

II.Chuẩn bị:
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
- GV: SGK, SGV, STK,giáo án,bảng phụ.
- HS: SGK,vở ghi ,vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3p)
1.Ổn định
2. Bài cũ
Kiểm tra bài soạn của học sinh.
3.Giới thiệu bài mới
Khi muốn người khác nắm rõ nội dung chính của văn bản hay nắm chi tiết cụ thể của một vấn đề
thì ta phải làm sao? Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép
phân tích và Tổng hợp. Vậy phép phân tích và tổng hợp là gì ta sẽ đi tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới (22p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
PP:Rèn luyện theo mẫu.
*HS đọc văn bản “Trang phục” SGK/9.
H: VB bàn luận vấn đề gì? (cách ăn mặc và trang
phục)
H: Phần mở đầu nêu lên hiện tượng gì? (hiện
tượng không xảy ra trong đời sống)
+Mặc quần áo chỉnh tề lại đi chân đất.
+Đi giày có bít tất….da thịt.
H: Tiếp đó TG nêu ra biểu hiện nào? Các hiện
tượng đó nêu lên một nguyên tắt nào trong ăn mặc
của con người?
+Cô gái một mình trong hang sâu.
+Anh thanh niên đi tát nước, câu cá ngoài đồng
vắng.

Ăn mặc phải đồng bộ. Ăn mặc phải phù hợp
với công việc và tính chất công việc.
H: Vì sao không ai làm cái điều phi lí như trên?
Việc không làm đó cho thấy những quy tắt nào
trong ăn mặc của con người?
(Ăn cho mình, mặc cho người. Y phục xứng kì
đức)
*Qua phần phân tích trên Tg đã dùng phép phân
tích để làm rõ vấn đề.
H: Theo em thế nào là phép phân tích? Qua VD
để phân tích ND trên người viết có thể vận dụng
các biện pháp gì?
H: Bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại
vấn đề?
H: “Ăn mặc ra sao cũng phù hợp……hay toàn
XH”, có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở
trên không? Nó có thâu tóm được các ý trong từng
dãn chứng cụ thể nêu trên không?
 Câu nói có tác dụng thâu tóm, tổng hợp lại các
ý đã trình bày, phân tích.
H: Từ đó TG đã mở rộng bàn luận vấn đề gì?
A.Tìm hiểu bài.
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và
tổng hợp.
VD: SGK/9
- Ăn mặc phải đồng bộ.
- Ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính
chất công việc.
Phân tích quy tắt về ăn mặc.
=>Phép phân tích.

-Trang phục hợp môi trường, hợp văn hoá,
hợp đạo đức là trang phục đẹp.
Nhận định chung về văn hoá trang phục.
=>Phép tổng hợp.
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
Trang phục đẹp: Phù hợp với môi trường, hiểu
biết, trình độ, đạo đức.
H: Cuối cùng Tg đã khẳng định điều gì ở phần kết
thúc?
Trang phục đẹp: hợp văn hoá, đạo đức, môi
trường.
*GV: Cách làm như vậy gọi là phép lập luận tổng
hợp.
H: Vậy thế nào là phép lập luận tổng hợp? Phép
lập luận tổng hợp thường được thực hiện ở vị trí
nào trong văn bản?
H: Quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp?
H: Như vậy để nói vai trò của trang phục và cách
ăn mặc trong cuộc sống hằng ngày, TG đã sử
dụng rộng rãi các phép phân tích, tổng hợp. Các
phép ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể
hiện chủ đề của VB trên?
 Giúp người đọc hiểu sâu sắc, cặn kẽ chủ đề.
H: Vậy thế nào là các phép lập luận phân tích và
tổng hợp? Tác dụng phép phân tích và tổng hợp?
*HS đọc ghi nhớ SGK/10.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập(15p)
- HTHĐ : GV cho hs đọc y/c từng bài tập . H/S
thảo luận trả lời bảng phụ .

Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong VB “Bàn về đọc
sách” của Chu Quang Tiềm.
*Ghi nhớ: SGK/10
B.Luyện tập .
BT1/10. Phân tích ý: “Đọc sách là con
đường quan trọng của học vấn”. (Xem gợi ý
trong SGK)
BT2/10. Phân tích lí do phải chọn sách mà
đọc.
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho
nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.
- Do sức người có hạn, không chọn sách
mà đọc thì lãng phí sức mình.
- Sách có loại chuyên môn, có loại thường
thức, chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn
cũng cần đọc sách thường thức.
BT3/10. Phân tích tầm quan trọng của cách
đọc sách.
- Không đọc thì không có điểm xuất phát
cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận
tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn
ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều
mà qua loa, không lợi ích gì.
BT4/10. Vai trò của phân tích trong lập luận.
Phương pháp phân tích rất cần thiết trong
lập luận, vì có sự phân tích lợi - hại, đúng -
sai, thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết

GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
phục.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá (3p)
- Thế nào là phép phân tích? Để phân tích ND của sự vật, hiện tượng người ta thường vận
dụng các biện pháp nào?
- Phép tổng hợp là gì? Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong VB?
HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp(2p)
- Học phần ghi nhớ.
- Hoàn thành bài tập SGK
- Soạn bài “Luyện tập phân tích và tổng hợp”
+Làm 4 BT ở SGK/11.
******************************************************************************************
Tuần21
Ngày soạn:5/01/09
Ngày dạy : 8/01/09
Tiết 95: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK,giáo án.
- HS: SGK,vở ghi ,vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động(4p)
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
Thế nào là phép phân tích ? Cho ví du ? (5đ)
Thế nào là phép tồng hợp ? Cho ví dụ ? (5đ)
3.Giới thiệu bài mới:
vừa rồi chúng ta đã làm quen với phép phân tích và tổng hợp.Nhằm khắc sâu hơn phần lí thuyết mà

các em vừa học, tiết này chúng ta sẽ đi phân tích một số bài tập.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới(35p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
Hướng dẫn HS luyện tập
HTHĐ:Hoạt động nhóm
BT1/11.
a.TG đã vận dụng phép lập luận nào và
vận dụng ra sao? TG đã chỉ ra những
cái hay nào?(Nêu rõ luận cứ để làm rõ
cái hay của thơ Nguyễn Khuyến)
b.TG đã sử dụng phép lập luận nào?
Phân tích các bước lập luận của TG.
*Học sinh thảo luận 4 nhóm, sau đó đại
BT1/11.TG đã vận dụng phép lập luận nào và vận
dụng như thế nào?
a.*Phép lập luận phân tích
-Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả
bài
-Trình tự phân tích:
+Cái hay ở các điệu xanh
+Cái hay ở những cử động
+Cái hay ở các vần thơ
+Cái hay ở các chữ không non ép
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
diện nhóm sẽ trình bày. GV sữa chữa,
bổ sung.
BT2/12.Phân tích thực chất của lối học
đối phó.
*HS suy nghĩ và làm độc lập, sau đó

gọi một vài em trả lời, các em khác bổ
sung.
*GV cho HS nêu tổng hợp tác hại của
lối học đối phó trên cơ sở đã phân tích.
GV hướng dẫn HS nêu nhận định tổng
hợp.
BT3/12. Phân tích lí do buộc mọi người
phải đọc sách.
*GV cho HS thảo luận , sau đó đại diện
nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
*GV chốt.
BT4/12.Viết đoạn văn tổng hợp những
điều đã phân tích trong bài “Bàn về đọc
sách”.
b.*Phép lập luận phân tích.
-Trình tự phân tích: Gồm 2 đoạn:
+Đoạn 1: Nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt
gồm: nguỵân nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan.
+Đoạn 2: Phân tích từng quan niệm, kết luận.
Phân tích quan niệm đúng – sai, cơ hội gặp may, hoàn
cảnh khó khăn, không cố gắng không tận dụng sẽ
qua.
.CM: Điều kiện học tập và tài năng.
 Kết luận: Mấu chốt của sự thành đạt ở bản thân
mỗi người thể hiện ở sự kiện trì, phân đấu, học tập
không mệt mỏi, trau dồi đạo đức tốt đẹp.
BT2/12. Phân tích thực chất của lối học đối phó.
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục
đích, xem việc học là việc phụ.

- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt
đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử
- Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã
không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực
chất kiến thức của bài học.
-Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn
rỗng tuếch.
 Nêu nhận định tổng hợp tác hại của lối học đối
phó:
Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy
việc học làm mục đích chính. Lối học đó chẳng
những làm cho người học mệt mỏi, mà còn không tạo
ra được những nhân tài đích thực cho đất nước.
BT3/12. Phân tích lí do buộc mọi người phải đọc
sách.
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ
xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp
thu kiến thức, kinh nghiệm.
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu,
đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới
có ích.
- Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề,
cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn
tốt hơn.
BT4/12. Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân
tích trong bài “Bàn về đọc sách”.
Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học
– con đường ngắn nhất là đọc sách. Muốn đọc sách

GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
có hiệu quả phải chọn những quyển sách quan trọng
mà đọc kĩ, đồng thời chú trọng đọc rộng để hổ trợ
cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá (2p)
- Thế nào là phép phận tích , tổng hợp ?
HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (4p)
- Hoàn thành các bài tập.
- Soạn bài “Tiếng nói của văn nghệ”
+Tìm hiểu TG Nguyễn Đình Thi và TP.
+Tìm và tóm tắt những luận điểm chính.
+Tìm bố cục.
+Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người.
************************************************************************************
Ngày soạn: 10/01/09
Ngày dạy : 12/01/09

Tiết 96+97 : Văn bản TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.KT : - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với con người.
- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu
hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2.KN: Rèn kĩ năng đọc hiểu và phân tích văn bản nmghị luận
3.TĐ : Đề cao văn nghệ trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- H S: SGK, vở ghi, vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5p)
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
-Sách có tầm quan trọng gì trong con đường của học vấn? (5đ )
-Vì sao phải chọn sách để đọc?Việc chọn sách có gì khó khăn? (5đ )
3.Giới thiệu bài mới:
Ông bà ta thường quan niệm rằng:
“văn nghệ là món ăn tinh thần quan trọng và không thể thiếu”
Tại sao con người cần đến văn nghệ? Văn nghệ nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con
người.Qua bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi ta sẽ hiểu rõ điều này.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới (40p)
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
+ PP : Đọc sáng tạo,vấn đáp
*GV cho HS đọc chú thích *SGK/16.
H: Em hãy giới thiệu những nét khái quát về TG và
xuất xứ của văn bản?
+ PP : Đọc sáng tạo, vấn đáp gợi tìm
+ ĐDDH : Bảng phụ
*GV hướng dẫn cách đọc – GV đọc mẫu – HS đọc
tiếp.
*GV yêu cầu HS tóm tắt những luận điểm chính của
văn bản.
- Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách
quan, ND của VNghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất
cả tư tưởng, tình cảm của cá nhận nghệ sĩ. Mỗi TPVN
lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi
hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
- Tiếng nói của VNghệ rất cần thiết đối với cuộc sống

con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu sản xuất
vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu
kháng chiến.
- VNghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của
nó thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác
động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa
của trái tim.
Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích
cho nhau, vừa được nối tiếp tự nhiên theo hướng ngày
càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
H: Em hiểu gì về nhan đề bài viết? (Nhan đề bài viết
vừa có tính khái quát, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó
bao hàm được cả ND lẫn cách thức, giọng điệu nói của
văn nghệ).
H: Dựa vào hệ thống tóm tắt luận điểm, em hãy chỉ ra
bố cục của văn bản?(3 phần)
-Từ đầu…..của tâm hồn: NDcủa VNghệ.
-Tiếp đó…..tiếng nói của tình cảm: NThuật với đời
sống tình cảm của con người.
-Còn lại: Sức mạnh kì diệu, khả năng cảm hoá của văn
nghệ.
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu VB theo bố cục 3 phần.
+ PP: Phân tích, bình giảng
PP:Vấn đáp gợi tìm,
Dùng lời.
*HS theo dõi đoạn 1.
H: Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?
H: Để làm sáng tỏ những luận điểm đó, TG đã đưa ra
những dẫn chứng cụ thể nào?
- TPVN không chỉ là những lời lẽ suông, lí thuyết khô

khan mà nó chứa đựng cả tâm hồn và tình cảm của
A.Tìm hiểu bài.
I.Tác giả, tác phẩm
SGK/16.
II. Kết cấu
- Thể loại : Nghị luận về một vấn đề văn
nghệ .
- PTBĐ : Giải thích, chứng minh
- Bố cục : 3 phần
III.Phân tích .
1.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn
nghệ.
- Ghi lại những gì đã có(phản ánh hiện
thực khách quan)
- Gửi vào TP một lá thư, một lời nhắn
nhủ….(hiện tượng tình cảm, cá nhân của
người nghệ sĩ.)
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
người sáng tạo ra nó.
- Nó chứa đựng tâm hồn tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh đến người đọc.
H: Tiếng nói của văn nghệ đem đến cho người đọc
người nghe những gì?
- Những nhận thức
- Những rung cảm
- Mở rộng phát huy vô tận qua từng thế hệ.
VNghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính
cách, số phận của con người và cảe thế giới bên trong
của con người.

H: Như vậy ND tiếng nói VNghệ có gì khác so với
ND các môn khoa học XH khác?
Những bộ môn KHXH khác đi vào khám phá, miêu
tả đúc kết bộ mặt tự nhiên hay XH, các quy luật khách
quan.
H: Từ đó em hiểu như thế nào về ND tiếng nói văn
nghệ?
ND chủ yếu của VNghệ là hiện thực mang tính cụ
thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua
cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.

( CHUYỂN TIẾT 97 )
HOẠT ĐỘNG 2: Tổ chức dạy và học bài mới (33p)
*HS đọc phần 2.
H: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Tình huống cụ thể nào để lập luận? Tình huống cụ thể
nào để lập luận?
-Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi
cuộc sống , tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc
sống bên ngoài.
VD:
+ Những người tù chính trị :Bị ngăn cách với thế giới
bên ngoài, bị tra tấn đánh đập, không gian tối tăm chật
hẹp…tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu,
một sức mạnh cỗ vũ tinh thần to lớn.
+ Những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc
đời. Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được
sống, quên đi nỗi cơ cực hằng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng , làm
cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua

văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung
cảm và biết ước mơ.
H: Nếu như không có tiếng nói văn nghệ, đời sống con
người sẽ như thế nào?
H: Em nhận xét như thế nào về những lí lẽ và dẫn
chứng mà TG đưa ra để lập luận? (Dẫn chứng đưa ra
tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức
2.Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với
đời sống con người.
-…nối cuộc sống văn nghệ của họ với
cuộc sống bên ngoài.
-….con người trở nên lạc quan hơn, biết
rung cảm và biết ước mơ.
3.Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Văn nghệ đến với con người bằng con
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
thuyết phục.)
*HS đọc đoạn cuối.
H: Tiếng nói của văn nghệ không đơn thuần là tình
cảm mà còn chứa đựng những gì? Văn nghệ đến với
con người bằng cách nào?
(-Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ
thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
-Tư tưởng trong NT không khô khan, trừu tượng mà
thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm
-Tự thân văn nghệ, những TP chân chính có tác dụng
tuyên truyền.)
*HS thảo luận: Văn nghệ là một thứ tuyên truyền –
không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn

cả. Vì sao?
(Vì: TPVN chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi
một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào
một lẽ sống, cách nghĩ đúng đắng nhân đạo mà vẫn có
tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai
cấp, một dân tộc nào đó. Nó không tuyên truyền một
cách lộ liễu, kho khan.)
H: Vì sao nói văn nghệ mặc dù không tuyên truyền mà
lại sâu sắc hơn, hiệu quả hơn?
(-Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái
cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời
sống cụ thể, sinh động.
-Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt –
con đường tình cảm. Qua tình cảm văn nghệ lay động
toàn bộ con tim khối óc chúng ta.)
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức
mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.
*GV nêu một số VD minh hoạ cho sức mạnh cảm hoá
kì diệu của VN. -Truyện : Bức tranh (Nguyễn Minh
Châu)
-Bài thơ thần : Nam quốc sơn hà.
-Câu chuyện : Bó đũa - thể hiện tính giáo dục.
H: Hãy nêu những nét đặc sắc về cách viết văn nghị
luận của Nguyễn Đình Thi.
-Bố cục: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
-Cách viết: giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng tiêu
biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao.
-Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lí.
-Lời văn: Chân thành, say sưa nhiệt huyết.
H:Từ những lời bàn về tiếng nói văn nghệ, TG đã cho

thấy quan niệm về NT của ông như thế nào?
(-VN có khả năng kì diệu trong phản ánh và tác động
đến đời sống tâm hồn của con người.
-VN làm giàu đời sống tâm hồn cho con người, XD
đời sống tâm hồn cho XH, do đó không thể thiếu trong
đời sống XH và con người.
đường tình cảm.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là
mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong
phú.
- Văn nghệ lay động toàn con tim khối óc
chúng ta.
*Ghi nhớ: SGK/17
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
*HS đọc ghi nhớ SGK/17.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập (5p)
+ HTHĐ
Nêu một TP văn nghệ mà em thích và phân tích ý
nghĩa, tác động của TP ấy đối với chính mình.
*GV căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày để
đánh giá HS.
B.Luyện tập.
Phân tích ý nghĩa, tác động của TP ấy
một TP văn nghệ ấy đối với chính mình.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá (4P)
-Nội dung của văn nghệ là gì?
-Văn nghệ đến với con người bằng cách nào?
-Vai trò và ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người như thế nào?
-Văn nghệ có sức mạnh kì diệu như thế nào?

HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (3p)
-Nắm vững ND của VB.
-Học ghi nhớ.
-Soạn bài “Các thành phần biệt lập”
+Thế nào là thành phần biệt lập?
+Tìm hiểu thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
+Trả lời các câu hỏi trong SGK/18.
**********************************************************************************
Ngày soạn: 11/01/09
Ngày dạy : 13/01/09
Tiết 98: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. KT: - Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái ,cảm thán.
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
2. KN:-Biết đặt câu có thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án, bảng phụ
- HS: SGK, vở ghi, vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động(4p)
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
- khởi ngữ có những đặc điểm và công dụng nào? (7đ )
- Xác định khởi ngữ trong ví dụ sau. (bảng phụ) (3đ )
1.Với tôi,tiền bạc là chuyện nhỏ.
2.Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
3.Giới thiệu bài mới:
một câu văn được cấu tạo nên bởi rất nhiều phần khác nhau. Có những phần gắn liền với nội dung
cùa câu nhưng cũng có những thành phần đóng vai trò phụ mà thôi. những thành phần đó có mặt
hay không cũng không làm ảnh huởng đến ý nghĩa của câu.

GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới (20p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
PP: Phân tích ngôn ngữ,rèn luyện theo mẫu.
PT: Bảng phụ
*GV ghi VD lên bảng:
Có lẽ, trời không mưa.
H: Từ “có lẽ” có vai trò gì trong câu? Từ đó có nằm
trong cấu trúc của câu hay không?
(Trời không mưa là nòng cốt của câu, gồm CN và VN nói
về hiện tượng sự việc trời không mưa.
Có lẽ : Thái độ phỏng đoán sự việc trời mưa có thể xảy
ra ở thời điểm đó.)
GV : gọi từ có lẽ là thành phần biệt lập.
H: Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
Là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của
câu mà được dùng dể diễn đạt thái độ của người nói ,
cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến
trong câu hoặc đối với người nghe.
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu thành phần tình thái.
+ PP : Rèn luyện theo mẫu
+ ĐDDH : Bảng phụ
*HS đọc VD SGK/18.
H: Các từ in đậm trong câu thể hiện nhận định của người
nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
(Hai từ chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự
việc được nói đến trong câu. Chắc thể hiện thái độ tin
cậy cao hơn có lẽ.)
H: Nếu không có từ in đậm đó thì nghĩa của sự việc của

câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
(Sự việc vẫn không thay đổi vì các từ đó không nằm
trong thành phần chính của câu, không trực tiếp nêu lên
sự việc mà chỉ thể hiện thái độ của người nói.
*GV: Cô gọi các từ có lẽ, chắc là thành phần tình thái.
H: Em hiểu như thế nào là thành phần tình thái?
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu thành phần cảm thán.
+ PP : Phân tích, rèn luyện theo mẫu
+ ĐDDH : Bảng phụ
*HS đọc VD SGK/18.
H: Các từ in đậm trong VD có chỉ sự vật, hiện tượng
không? Có tham gia vào nòng cốt của câu không?
H: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại
sao người nói kêu lên “ồ” hoặc “trời ơi” ? (nhờ phần câu
tiếp theo sau những tiếng này)
H: Các từ in đậm dùng để làm gì?
(-Trời ơi: thái độ tiếc rẻ của người nói.
-Ồ: tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng khi nghĩ đến
khoảng thời gian đã qua.)
Các từ in đậm này không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ
A.Tìm hiểu bài.
I.Thành phần tình thái.
VD/18.
a. chắc
b. có lẽ
Nhận định của người nói đối với sự
việc trong câu.
II.Thành phần cảm thán.
VD/18.
a. Ồ

b. Trời ơi
 Bộc lộ trạng thái tâm lí của người
nói.
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.
GV: Cô gọi những từ in đậm là những thành phần cảm
thán.
H: Vậy theo em thế nào là thành phần cảm thán? Theo
em các từ này có thể tách riêng ra thành câu không? Nếu
được nó sẽ gọi là câu gì? (câu cảm thán)
H: Hai thành phần phụ tình thái và cảm thán là hai thành
phần biệt lập, vậy theo em thế nào là thành phần biệt lập?
*HS đọc ghi nhớ SGK/18
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập(15p)
HTHĐ
GV hướng dẫn HS làm BT.
1/GV dùng bảng cho HS lên bảng gạch chân.
2/ HS thảo luận nhóm trả lời ở bảng nhóm
3/ GV hướng dẫn, h/s trả lời ( có cho điểm )
4/ HS viết bài ở giấy nháp, G/V sửa .
*Ghi nhớ: SGK/18
B.Luyện tập
BT1/19.Tìm các thành phần tình thái
và cảm thán.
a.có lẽ (tình thái)
b.Chao ôi (cảm thán)
c.hình như (tình thái)
d.chả nhẽ (tình thái)
BT2/19. Xếp theo trình tự tăng dần

theo độ tin cậy.
Dường như - hình như - có vẻ như -
có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.
BT3/19.
-Từ “chắc chắn” người nói phải chịu
tránh nhiệm cao nhất.
-Từ “hình như” người nói phải chịu
trách nhiệm thấp nhất.
-TG “Chiếc lược ngà” chọn từ “chắc”
vì: nhằm thể hiện thái độ của người
kể với sự việc người cha đang bồn
chồn mong gặp con với tình cảm yêu
thương dồn nén trong lòng, ở mức độ
cao nhưng chưa phải là tuyệt đối:
rằng con ông sẽ chạy xô đến với
ông. Cách kể này còn tạo nên
những sự việc bất ngờ.
BT4/19. Viết đoạn văn nói về cảm
xúc của em khi thưởng thức một tác
phẩm văn nghệ, trong đó có sử dụng
thành phần tình thái hoặc cảm thán.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá (3p)
-Thành phần biệt lập là gì?
-Thế nào là thành phần tình thái và thành phần biệt lập?
HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (3p)
-Hoàn thành các bài tập.
-Học ghi nhớ.
-Soạn bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống”
+Đọc văn bản “Bệnh lề mề” và trả lời câu hỏi SGK/20,21.
+Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội.

+Yêu cầu về ND và hình thức của bài nghị luận này là gì?
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
+Xem trước phần LT.
***********************************************************************************
Tuần 22
Ngày soạn: 12/01/09
Ngày dạy : 14/01/09
Tiết 99: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN
TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
I.Mục tiêu cần đạt:
1. KT :Giúp HS hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: Nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống.
2. KN : Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án
- HS: SGK,vở ghi ,vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động(4p)
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
-Thế nào là lập luận phân tích và lập luận tổng hợp? (7đ )
- Lập luận phân tích và lập luận tổng hợp có vai trò gì? (3đ )
3.Giới thiệu bài mới:
Cuộc sống chung quanh chúng ta muôn màu muôn vẻ,có rất nhiều sự xảy ra mà chúng ta khó lòng
hiểu hết được. vậy làm sao để có cái nhìn tổng quát và đúng đắn nhất ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới(25p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
PP: Đọc sáng tạo, rèn luyện theo mẫu
*HS đọc văn bản : “Bệnh lề mề” SGK/20

H: VB bàn về vấn đề gì? (bệnh lề mề) Có thể chia
VB trên làm mấy phần, ý của mỗi phần là gì? (3
phần)
-Mở bài (đoạn 1): Thế nào là bệnh lề mề?
-Thân bài (đoạn 2,3,4): Những biểu hiện, nguyên
nhân và tác hại của bệnh lề mề.
-Kết bài (đoạn cuối): Đấu tranh của bệnh lề mề, một
biểu hiện của người có văn hoá.
H: TG nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện
tượng đó bằng cách nào? (bằng các luận điểm, luận
cứ cụ thể, rõ ràng)
H: TG đã trình bày vấn đề qua những luận điểm
nào? Những luận điểm đó đã thể hiện qua những
A.Tìm hiểu bài.
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống.
VD: Văn bản “Bệnh lề mề”
-Vấn đề nghị luận : Bệnh lề mề
-Luận điểm:
+Những biểu hiện của hiện tượng lề
mề.
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
luận cứ nào?
+Luận điểm:
-Những biểu hiện của hiện tượng lề mề.
-Nguyên nhân của hiện tượng lề mề.
-Tác hại của bệnh lề mề.
H: Bệnh lề mề có những biểu hiện như thế nào?
-Coi thường giờ giấc.

-Việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn.
Sự đến muộn có tình toán, có hệ thống trở thành
thói quen không sửa được.
H: Nguyên nhân của bệnh lề mề là gì?
-Do thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác.
-Quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng
thời gian của người khác.
-Thiếu trách nhiệm đối với công việc chung.
H: Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại như thế
nào?
-Gây phiền hà cho tập thể: Đi họp muộn sẽ không
nắm được ND, kéo dài cuộc họp.
-Ảnh hưởng đến người đến đúng giờ.
-Tạo ra một tập quán không tốt: phải trừ hao thời
gian trên giấy mời.
H: Bài văn đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
(Hiện tượng lề mề trở thành thói quen có hệ thống,
tạo ra những mối quan hệ không tốt, trở thành chững
bệnh không sửa được)
H: Theo TG, chúng ta phải làm gì để chống lại căn
bệnh lề mề?
Quan điểm của TG về vấn đề trên như thế nào? (Làm
việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.)
H: Nhận xét bố cục của bài viết? Mở bài có nêu
được hiện tượng cần bàn luận không? Thân bài có
làm nổi bật được vấn đề không? Phần kết bài như thế
nào?
(-Thân bài nêu các biểu hiện cụ thể, dùng luận cứ rõ
ràng, xác đáng , dẫn chứng sinh động dễ hiểu…Phân
tích rõ nguyên nhân, các mặt đúng sai, lợi hại…

-Kết bài bày tỏ thái độ, ý kiến, gợi được nhiều suy
nghĩ cho người đọc.)
H: Văn bản “Bệnh lề mề”là văn bản nghị luận về sự
việc hiện tượng trong đời sống , vậy theo em thế nào
là bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời
sống? Kiểu bài nghị luận này có yêu cầu gì về ND và
hình thức?
*HS đọc ghi nhớ SGK/21.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập(10p)
HTHĐ :
BT1/21. Nêu các hiện tượng của các bạn trong
trường và ngoài XH (việc tốt - việc xấu), sự việc nào
+Nguyên nhân của hiện tượng lề mề.
+Tác hại của bệnh lề mề.
*Ghi nhớ: SGK/21
B.Luyện tập.
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
cần viết nghị luận.
*HS thảo luận theo nhóm sau đó lên bảng liệt kê các
trường hợp
*GV chốt một số trường hợp cụ thể. 

BT2/21. HS đọc và trả lời câu hỏi.
BT1/21. Nêu các hiện tượng của các bạn
trong trường và ngoài XH (việc tốt -
việc xấu), sự việc nào cần viết nghị
luận.
+ Việc tốt :
- Những tấm gương học tốt

- Hs nghèo vượt khó
- Gương người tốt việc tốt
- Đôi bạn cùng tiến
+ Việc xấu :
- Sai hẹn, không gữi lời hứa
- Ăn mặc đua đòi
- Lười biếng, trốn học chơi điện tử
- Quay cóp khi thi cử
BT2/21.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá (3p)
-Thế nào là nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống xã hội?
-Yâu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài nghị luận này?
HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (3p)
- Nắm vững nội dung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
-Soạn bài: “Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.”
+Đọc các đề bài SGK/22 và tìm điểm giống nhau.
+Tự nghĩ ra một đề bài tương tự.
+Đọc đề bài đã cho SGK/23 và trả lời các câu hỏi
*************************************************************************
Ngày soạn: 13/01/09
Ngày dạy : 15/01/09
Tiết 100: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ
VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1. KT :Giúp HS biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. KN : Rèn luyện kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội .
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK,vở ghi ,vở BT, vở soạn.
III.Tổ chức các hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5p)
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
-Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ? (7đ)
- Về Nội Dung và Hình Thức của kiểu bài này có những yêu cầu nào?(3đ)
3.Giới thiệu bài mới:
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
Người ta thường nói:”Học đi đôi với hành” .Để biết được cách làm một bài văn nghị luận về sự việc,
hiện tượng đời sống trãi qua những bước nào? Tiết học này sẽ giúp em kĩ năng làm bài .
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới (30p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
PP: Đọc, vấn đáp gợi tìm
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
*HS đọc các đề trong SGK/22.
H: Đề 1,2,3 nêu vấn đề gì? Yêu cầu đối với người
viết là gì?
H: Đề 4 có điểm gì khác với các đề trên?
(Đưa ra mẫu chuyện, yêu cầu nhận xét, suy nghĩ về
con người và sự việc trong mẫu chuyện đó. Vấn đề
được nêu ra gián tiếp, người viết phải căn cứ vào ND
mẫu chuyện thì mới xác định được vấn đề.)
H: Các đề trên giống nhau ở điểm nào?
(Đều yêu cầu người viết trình bày quan điểm, tư
tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề được nêu ra.)
*GV yêu cầu HS nghĩ ra một đề bài tương tự.
-Hiện tượng nói tục, chửi bậy trong HS còn nhiều, đôi
khi là phổ biến ở nhiều trường, nhiều em. Hãy trình
bày suy nghĩ, thái độ quan điểm của em về hiện
tượng này.

-Trường em có nhiều gương người tốt, việc tốt. Em
hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ
của mình.
PP: Rèn luyện theo mẫu
@.GV hướng dẫn cách làm bài nghị luận.
*HS đọc đề bài SGK/23.
H:Trước một đề bài TLV em cần thực hiện những
bước nào?
+Đọc kĩ đề : Tìm hiểu đề
-Thể loại: nghị luận, bình luận.
-ND: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng, sự việc
được nêu ra: Nghĩa thương mẹ, luôn giúp mẹ trong
mọi công việc.
-Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
+Tìm ý:
H: Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ? Những việc làm của
Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào? Vì sao
Thành đoàn thành phố phát động phong trào học tập
bạn Nghĩa?
H: Bố cục của bài nghị luận gồm mấy phần? (2 phần)
-Nêu vấn đề cần bàn luận.
-Nêu ý kiến, nhận xét của người viết.
H: Dựa vào SGK cho biết dàn bài của bài văn trên
gồm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
*GV yêu cầu HS cụ thể hoá các mục nhỏ thành dàn ý
chi tiết.
A.Tìm hiểu bài.
I.Đề bài nghị luận về một sự việc
hiện tượng đời sống.
Ví dụ: 4 đề /22.

-Cả 4 đề đều đề cập đến những việc, hiện
tượng sống xã hội.
-Yêu cầu người viết trình bày nhận xét,
suy nghĩ, nêu ý kiến.
II.Cách làm bài nghị luận về một đời
sống.
Ví dụ /23.
-Nghị luận về một sự việc, hiện tượng
cuộc sống.
1.Tìm hiểu đề
2.Tìm ý.
3.Lập dàn bài
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
a.Mở bài:
-Có một số bạn ham chơi, lười học; có một số bạn
nhỏ tuổi mà trí lớn, chăm học chăm làm yêu thương
cha mẹ - Phạm Văn Nghĩa chính là tấm gương như
vậy.
-Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập
gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
b.Thân bài:
+Ý nghĩa việc làm:
-Nêu những việclàm của Nghĩa -Những việc làm đó
không khó.
+Đánh giá việc làm:
-Trước hết là thể hiện tình yêu thương mẹ. Biết giúp
mẹ
-Vận dụng kiến thức học ở trường vào công việc
trồng trọt.

-Giúp mẹ công việc nhà.
-Nghĩa còn là người sáng tạo, thông minh tự làm cho
mẹ cỉa tời để kéo nước cho nhẹ.
+Đánh giá việc phát động phong trào…..
-Con phải yêu thương giúp đỡ cha mẹ.
-Học lao động kết hợp với thực hành
-Học sáng tạo, làm việc nhỏ có ý nghĩa to lớn
Nghĩa ngoài việc học tập còn biết giúp đỡ cha mẹ
làm ra của cải vật chất góp phần cải thiện đời sống.
c.Kết luận.
-Ý nghĩa tấm gương của Phạm văn Nghĩa
-Rút ra bài học cho bản thân.
*GV cho HS viết một đoạn văn thể hiện các ý trong
phần thân bài sau đó gọi một vài bài đọc trước lớp.
Cho HS nhận xét. GV nhận xét sau.
H: Như vậy muốn làm tốt bài nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống, ta phải làm gì?
H: Dàn ý chung cho kiểu bài này như thế nào?
*HS đọc ghi nhớ SGK/24.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập(5p)
HTHĐ
*GV hướng dẫn HS tìm các ý chính.
Lập dàn bài cho đề 4/22.
a.Mở bài: Giới thiệu chung về Nguyễn Hiền.
b.Thân bài: -Nêu hoàn cảnh -Tinh thần -Ý thức
-Kết quả sự thành công
c.Kết bài: -Nhận xét của mình - Học tập tấm gương
của Nguyễn Hiền.
4.Viết bài.
5.Đọc bài viết và sửa chữa.

* Ghi nhớ: SGK/24
B.Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4 /22.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá (3p)
-Để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ta phải làm gì?
-Dàn bài của kiểu bài này là gì ?
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (2p)
-Học bài. Xem lại bài học vừa rồi
Nắm được quy trình của cách làm bài văn này.
-Soạn bài “Chuẩn bị cho trương trình địa phương phần TLV”.
+Tìm các tác giả ở Bính Thuận.
+Sưu tầm các bài viết của các tác giả này?
+Tìm hiểu về đề tài viết của mỗi tác giả?
***********************************************************************
Ngày soạn: 17/01/09
Ngày dạy : 19/01/09
Tiết 101 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn)
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. KT : Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một sự việc- hiện tượng
xã hội nói riêng .
2. KN : -Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
-Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức
thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
II.Chuẩn bị:
-GV: SGK, SGV, giáo án.
-HS: Viết bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động(2p)
1.Ổn định.
2.Bài cũ.Thông qua
3.Giới thiệu bài mới:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam »
Vậy đã là người địa phương thì ta phải đi tìm hiểu những gì gần gũi nhất của địa phương.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới(37p)
Giới thiệu nhiệm vụ và yêu cầu của chương trình.
*GV nêu yêu cầu của chương trình và chép lên bảng:
Tìm hiểu và suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng
nào đó ở địa phương.
*GV cho HS đọc lần lượt từng mục đã nêu trong SGK, sau đó nêu câu hỏi xem HS có hiểu vấn đề
không.
-Vấn đề môi trường là gì?
- Đời sống nhân dân ở địa phương em như tế nào?
- Địa phương em đang tồn tại những tệ nạn xã hội nào?
- Địa phương em có những mẹ Việt Nam anh hùng nào? Địa phương em có giúp đỡ không, bằng
cách nào?……
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
*Dặn HS những điều đã ghi ở phần lưu ý.
*Đây không phải là báo cáo, tường trình hay đơn khiếu nại trong thực tế, do đó cần lưu ý vấn đề
sau:
Về ND: tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân phải rõ ràng cụ thể, có lập luận, thuyết minh,
thuyết phục.
-Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật, vì như vậy phạm vi tập
làm văn đã trở thành một phạm vi khác. HS vi phạm sẽ bị phê bình.
*GV quy định thời gian phải nộp bài.
Để chuẩn bị cho hoạt động ngữ văn ở tuần 28, HS nộp bài từ tuần 24 – 25.

HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá(2p)
-Chọn một sự việc, hiện tượng ở địa phương để viết thành bài văn.
HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn hoạt động nối tiếp(4p)
-Soạn bài tiếp: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
+Tìm hiểu TG, TP.
+Tìm hiểu bố cục
+Xác định luận điểm và luận cứ.
+Qua VB này, em nhận thức được điều gì trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
***********************************************************************
Ngày soạn: 25/01/09
Ngày dạy : 02/02/09

Tiết 102 : CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
(Vũ Khoan)

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. KT :-Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tình cách và thói quen của người Việt
Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục những điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt
khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.
-Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của TG.
2. KN : Rèn kĩ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề con người xã hội .
3. TĐ : HS ý thức đượcnhững điểm yếu để khắc phục
II.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: Soạn bài
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (6p)
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
-Vì sao nói tiếng nói văn nghệ có sức mạnh kì diệu ? (5đ)

-Tiếng nói của văn nghệ có nội dung và ý nghĩa nào? (5đ)
3.Giới thiệu bài mới:
Lâu nay, khi nói tới phẩm chất của con người VN, chúng ta thường nhấn mạnh những nét tốt đẹp
như lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, đức tính cần cù, dũng cảm, trí thông minh.Những phẩm
chất ấy đã được kiểm định trong thực tế lịch sử, đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh giữ nước.
Nhưng như mọi dân tộc, con người VN bên cạnh những mặc mạnh cũng có không ít những điểm
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
yếu. Nhận thức được những điểm mạnh, đặt biệt là nhận rõ những điểm yếu của mình là điều hết
sức cần thiết để một dân tộc, một đất nước tiến lên phía trước, vượt qua những trở ngại, thách thức
ở mỗi chặn đường lịch sử, đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổ chức dạy và học bài mới(28p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
PP : Đọc sáng tạo,vấn đáp gợi tìm.
*HS đọc phần chú thích */29
H: Nêu xuất xứ của TP.TP có ý nghĩa như thế nào
trong việc thể hiện những vấn đề cấp bách của xã
hội?
Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đầu
của TK XXI, thời điểm chuyển giao hai thế kỉ, hai
thiên niên kỉ, thời điểm quan trọng trên con đường
phát triển và hội nhập thế giới và phấn đấu trở
thành nước công nghiệp vào năm 2020.
PP : Đọc sáng tạo, vấn đáp gợi tìm
PT: Bảng phụ
*GV hướng dẫn cách đọc: Yêu cầu đọc rõ ràng,
mạch lạc, giọng trầm tĩnh, khúc chiếc.
*GV đọc mẫu một đoạn – HS đọc tiếp.
*GV hướng dẫn HS giải thích từ khó.
VB được viết theo phương thức nào? (Nghị luận

bình luận về một vấn đề tư tưởng trong đời sống
xã hội)
H: Đề tài mà TG bàn luận ở đây là gì? (Chuẩn bị
hành trang vào TK mới)
H: VB chia làm mấy phần, ý của mỗi phần là gì?
-Từ đầu…….thiên niên kỉ mới: Nêu luận điểm
-Tiếp đó……..hội nhập: Bình luận và phân tích
luận điểm bằng hệ thống luận cứ.
-Còn lại: Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ.
PP : Phân tích, vấn đáp, bình luận
H: Hãy xác định hệ thống luận điểm, luận cứ
trong văn bản?
-Luận điểm: Câu đầu.
-Luận cứ:
+Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan
trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
+Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục
tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
+Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN
cần được nhận rõ khi bước vào nền KT mới trong
TK mới.
H: Trong các luận cứ được TG đưa ra, luận cứ
nào quan trọng nhất? Vì sao?(Luận cứ 1 là quan
trọng, mở đầu cho hệ thống, có ý nghĩa đặt vấn
đề- mở ra hướng lập luận toàn bài.)
H: Để làm rõ luận cứ 1, TG đưa ra những lí lẽ
A.Tìm hiểu bài
I.Tác giả. Tác phẩm.
SGK/29
II.Kết cấu

+ Thể loại : Nghị luận về một v/đ xh-
giáo dục
+ PTBĐ : NL giải thích
+ Bố cục : 3 phần
III.Phân tích.
1.Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản
thân con người.
- Con người là động lực của lịch sử.
- Nền KT tri thức phát triển mạnh thì vai
trò của con người lại càng nổi trội.
2.Bối cảnh thế giới hiện nay và những
mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
- Khoa học công nghệ phát triển cùng với
việc hội nhập sâu rộng.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước:
+Đẩy mạnh CNH, HĐH
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Năm học:2008-2009
nào? (Từ cổ chí kim…..nổi trội)
H: Em hãy nhận xét về cách đưa những lí lẽ để
làm rõ luận cứ này.Vấn đề TG đưa ra có ý nghĩa
thực tiễn như thế nào?
Các lí lẽ đưa ra chính xác, lôgíc, chặt chẽ,
khách quan.
Trong thế kỉ trước, nước ta đã đặt được những
thành tựu rất vững chắc. Chúng ta đang bước sang
thế kỉ mới với nhiệm vụ là trở thành một nước
công nghiệp hoá. Việc chuẩn bị hành trang là vô
cùng cần thiết.

H: Để khẳng định vai trò yếu tố con người, TG đã
trình bày vấn đề gì trong luận cứ tiếp theo?
-Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà KHCNghệ
phát triển, hội nhập các nền KT.
H: Theo TG, trong thế kỉ mới, nước ta hướng đến
những mục tiêu nào, đồng thời phải thực hiện
những nhiệm vụ nào? (3 nhiệm vụ)
H: TG đưa ra điểm mạnh, điểm yếu nào của con
người VN? Cách nêu và phân tích của TG có gì
đặt biệt? (Phân tích cụ thể thấu đáo, nêu song
song hai mặt và luôn đối chiếu với yêu cầu xây
dựng và phát triển đất nước chứ không chỉ nhìn
trong lịch sử.)
H: Nhận xét về trình tự lập luận của TG khi nêu
điểm mạnh, điểm yếu của người VN? TG đã kết
thúc hệ thống luận cứ theo cách nào? (bằng cách
khẳng định lại luận điểm đã nêu ở phần mở đầu)
H: TG đã thể hiện thái độ như thế nào khi đánh
giá những điểm mạnh, điểm yếu của con người
VN?
 G/V chốt lại nội dung ở bảng phụ
H: Qua VB này, em nhận thức được điều gì trong
việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới?
*HS đọc ghi nhớ SGK/30
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập(5p)
HTHĐ
BT1/31. GV cho HS phát biểu những dẫn chứng
trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ
những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN
BT2/31. GV gợi ý trong phần tổng kết bài, HS về

nhà tiếp tục suy nghĩ và tự đánh giá, nêu phương
hướng hàng động.
+Tiếp cận nền KT tri thức.
+Thoát khỏi nền KT nghèo nàn, lạc hậu.
3.Những điểm mạnh, điểm yếu của con
người VN khi bước vào nền KT mới
trong TK mới


*Ghi nhớ: SGK/30
B.Luyện tập.
BT1,2/31.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá(3p)
- Đọc VB, em nhận thức rõ ràng hơn về những đặc điểm nào trong tính cách con người VN
trước yêu cầu mới của thời đại?
- HS đọc lại ghi nhớ
GVBM : Nguyễn Thị Ngọc Môn : Ngữ Văn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×