Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ SINH 7 GIỮA KII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.94 KB, 2 trang )

Ðề kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II
Môn: Sinh học 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1; Em hãy lựa chọn ý trả lời đúng trong các câu sau đây:
1- Lớp động vật nào trong ngành động cật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
A. Lưỡng cư, bò sát, chim C. Thú, bò sát, lưỡng cư
B. Bò sát, chim, thú D. Lưỡng cư, chim, thú
2- Những động vật nào dưới đây thuộc lớp cá?
A. Cá voi, cá nhám, cá chép C. Cá ngứa. cá mực. cá nhám
B. Cá trích, cá chạch, cá heo D. Cá thu, cá đuối, cá bơn
3- Đặc điểm có ở bò sát mà không có ở cá và ếch nhái là:
A. Đẻ trứng C. Là động vật biến nhiệt
B. Thụ tinh trong D. Không có tập tính chăm sóc trứng
4- Điểm giống nhau giữa lớp chim và lớp thú là:
A. Thụ tinh trong, đẻ trứng C. Cơ quan hô hấp là các ống khí
B. Chăm sóc con và nuôi con bằng sữa D. Là động cật hằng nhiệt
5- Đặc điểm về hệ tiêu hoá chỉ có ở thú, không có ở động vật có xương sống khác là:
A. Có ống tiêu hoá dài C. Có manh tràng
B. Có tuyến nước bọt và sự thay răng D. Có thực quản và dạ dày
6- Ở ruộng lúa. nông dân thường dùng bẫy điện để diệt chuột. Theo em có nên không?
A. Không. Bẫy điện rất nguy hiểm làm chết người khi vướng phải
B. Nên. Bẫy điện làm chuột chết hàng loạt
C. Nên. Bẫy điện không gây ô nhiễm môi trường
Câu 2: Em hãy lựa chọn và ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp: (2đ)
Cột A Cột B
1. Sống ở cạn, da khô, có vảy sừng. Đẻ trứng. Phát triển qua nhiều lần
lột xác
A – Cá chép
2.Là động vật hằng nhiệt thuộc bộ móng guốc chẵn B – Thỏ
3.Ăn thực vật bằng cách gặm nhấm. Cấu tạo ngoài, các giác quan, chi và
cách thức di chuyển thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù


C – Thằn lằn
4 . Thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước. Tim có 2 ngăn, một vòng
tuần hoàn
D - Lợn
Câu 3: Tại sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? (1đ)
Câu 4: Hãy lập bảng so sánh cấu tạo các hệ cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn của thằn lằn với của ếch?
(2đ)
Câu 5: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? (2đ)
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II
Môn: Sinh học 7
I. Ma trận đề:
Mức độ
Câu
Biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Câu 1 1,0 1,5 0,5 3,0
Câu 2 2,0 2,0
Câu 3 1,0 1,0
Câu 4 2,0 2,0
Câu 5 1,0 1,0 2,0
Tổng số 4,0 4,5 1,5 10
II. Biểu điểm và đáp án:
Câu 1: (3đ) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5đ
1B; 2D; 3B; 4D; 5B; 6A
Câu 2: (2đ) Ghép mỗi ý cho đúng cho 0,5đ
1C; 2D; 3B; 4A
Câu 3: (1đ)
- Ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nướC. bắt mồi về đêm vì:
+ Ếch hô hấp chủ yếu bằng da (0,25đ)
+ Nếu sống ở xa nguồn nước và môi trường không ẩm ướt thì da ếch sẽ bị khô (0,5đ), cơ
thể sẽ mất nước ếch sẽ bị chết (0,25đ)

Câu 4: (2đ)
Các hệ cơ quan Ếch Thằn lằn
Hô hấp
Phổi đơn giản ít vách ngăn, chủ
yếu hô hấp bằng da (0,5đ)
Phổi có nhiều vách ngăn, cơ
liên sườn tham gia vào hô hấp
(0,5đ)
Tuần hoàn
Tim 3 ngăn – Máu pha trộn
nhiều (0,5đ)
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách
hụt. Máu ít pha trộn hơn (0,5đ)
Câu 5: (2đ) Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay là:
- Thân hình thoi có tác dụng giảm sức cản không khí khi bay (0,25đ)
- Cổ dài, linh hoạt phát huy khả năng quan sát khi bay (0,25)
- Chi trước biến thành cánh có tác dụng quạt gió, cản không khí khi hạ cánh (0,5đ)
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm tăng diện tích khi xoè cánh, khi
cụp lại thì gọn áp vào thân (0,5đ)
- Lông tơ tạo thành lớp lông xốp giúp giữ nhiệt và làm cơ thể nhẹ (0,25đ)
- Đầu nhỏ, mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhẹ (0,25đ)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×