Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ôn tập lịch sử vàop lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.4 KB, 29 trang )

ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 9
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Giai đoạn 1919-1930
Câu 1. Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần 2
- Nguyên nhân:
Sau chiến tranh TG thứ 1 (1914-1918), đế quốc Pháp là nước thắng trận nhưng KT bị
kiệt quệ. Vì thế, bọn TB độc quyền vừa tăng cường bốc lột nhân dân lao động Pháp vừa ráo
riết đẩy mạnh khai thác bóc lột các thuộc địa. Chúng tiến hành chương trình khai thác
thuộc địa ở Đông Dương. Trong đó có Việt nam.
-Nội dung:
+Nông nghiệp: bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là các đồn điền cao su).
+Công nghiệp: Chú trọng tới khai mỏ, nhiều công ty than mới nối tiếp nhau ra đời,
đồng thời một số cơ sở CN chế biến mới như sợi, rượu, diêm. đường…
+Thương nghiệp: chúng độc chiếm thị trường, đánh thuế nặng các hàng hoá nước khác
nhập vào, riêng hàng hoá của Pháp được giảm hoặc miễn thuế.
+Giao thông vận tải: đầu tư và phát triển đường sắt xuyên Đông Dương
+Ngân hàng Đông Dương: Nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương
+Thuế: Đánh thuế nặng vào rượu muối, thuốc phiện và đặt ra hàng trăn thứ thuế khác.
+Chính trị: Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù
nhìn; Việt Nam chia thành 3 kỳ với 3 chế độ khác nhau
+Văn hoá: Thực hiện “văn hoá nô dịch”; trường học được mở rất hạn chế; sách báo
xuất bản tuyên truyền chính sách “khai hoá” của thực dân.
Câu 2. Những biến đổi về xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? TháI độ
chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp?
Xã hội Việt Nam sau chiến tranh tiếp tục phân hóa một cách sâu sắc.
- G/c địa chủ PK: Cấu kết chặt chẽ với TDP, chúng cướp đoạt ruộng đất, đàn áp bóc lột
nông dân. Cũng có một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước sẵn sàng tham
gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- G/c tư sản: Trong quá trình phát triển g/c tư sản Việt Nam phân hoá thành hai bộ phận:
TSMT có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chính quyền thực dân và


là lực lượng cần phải đánh đổ. Còn TSDT có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh
thần chống đế quốc, PK, nhưng không kiên định dễ thoả hiệp.
- G/c TTS thành thị: cũng tăng lên về số lượng. Bị khinh miệt, bạc đãi, đời sống bấp
bênh, TTS rất hăng hái CM. Nhờ được tiếp xúc với các tư tưởng mới có tinh thần đấu tranh
CM, trở thành một lực lượng quan trọng trong CM dân tộc, dân chủ ở nước ta.
- G/c nông dân: Chiếm trên 90% dân cư. Bị thực dân, PK áp bức và cướp đoạt ruộng
đất, lâm vào tình cảnh bần cùng phá sản. Họ có tinh thần yêu nước và lực lượng đông đảo
nhất của CM.
- G/c công nhân: Phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Sống tập trung tại
vùng mỏ, đồn điền hoặc thành phố công nghiệp. Ngoài tính chất chung của giai cấp công
nhân quốc tế, g/c công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng như bị ba tầng áp bức
bóc lột cuả đế quốc, PK và TS người Việt, có quan hệ tự nhiên và gắn bó với giai cấp nông
dân, kế thừa được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. Giai cấp công nhân nhanh
chóng trưởng thành về mặt chính trị và vươn lên nắm quyền lãnh đạo CMVN.
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 1
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
Câu 3: Phong trào công nhân sau(1919-1925)? Cuộc bãi công của công nhân Ba Son
có điểm gì mới?
Những năm đầu sau chiến tranh, các cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ, tự phát.
Năm 1920 công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn thành lập Công hội
Các cuộc đấu tranh của thuỷ thủ Pháp và T.Quốc ở Hương Cảng và Thượng Hải (1921)
ảnh hưởng đến phong trào CNVN có bước phát triển mới.
Năm 1922, CN viên chức các cơ sở công thương của tư bản ở Bắc Kỳ bãi công đòi nghỉ
ngày chủ nhật có trả lương.
Năm 1924 có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở
Nam Định, Hà Nội…
Đặc biệt 8/1925, thợ máy xưởng Ba son đã bãi công để ngăn cản việc sửa chữa chiếc
tàu chiến Mi-sơ-lê của Pháp chuẩn bị chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân
dân và thuỷ thủ Trung Quốc. Cuộc bãi công này thắng lợi đã đánh dấu bước tiến mới của

phong trào cách mạng Việt Nam. Giai cấp công nhân nước ta bước đầu đi vào đấu tranh tự
giác. có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Câu 4: Hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1919-1930. Nguyễn ái Quốc đã chuẩn bị về tư
tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam như thế nào?
Thời gian Sự kiện
6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vộc xai “Bản yờu sỏch của nhõn dõn
An Namđũi quyền tự do dõn chủ và quyền bỡnh đẳng của nhõn dõn Việt
Nam
7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lê nin. Người nhận biết đó là chân lý cỏch mạng.
12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham, gia Đại hội của Đảng xó hội Phỏp, người bỏ
phiêu tán thành Quốc tế III, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp
1921 Nguyến Ái Quốc cựng với một số nhà lónh đạo cách mạng thuộc địa ở
Pa ri thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa để truyền bá chủ nghĩa
Mác Lê nin vào thuộc địa trong đó có Việt Nam.
1922 Người sáng lập ra báo “Người cùng khổ” để truyền bá tư tưởng cách
mạng mới vào thuộc địa trong đó có Việt Nam.
6/1923-1924 Người từ Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội V
của Quốc tế Cộng sản, tỡm hiểu kinh nghiệm xõy dựng CNXH ở Liờn
Xụ
12/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Chõu Trung Quốc
6/1925 Thành lập Hội Việt Nam cỏch mạng thanh niờn (tiền thõn của Đảng
Cộng sản Việt Nam)
3/2/1930 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
là người soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt... Đây là cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
b.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: -
-Sau 10 năm tìm đường cứu nước, từ người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành
người Cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920), NAQ vừa hăng say hoạt động CM, học tập
nghiên cứu ở nước ngoài, vừa tìm cách truyền bá CN Mác Lênin về trong nước, Người

luôn tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 2
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
-Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí
hội. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập ĐCSVN.
-Tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lê nin thông qua sách báo: Nhân đạo, bản án chế độ
thực dân Pháp...
-Uy tớn to lớn của Nguyễn Ái Quốc đó ảnh hưởng rất sâu sắc đến cả 3 tổ chức cộng
sản và là người duy nhất có đủ uy tín và tài năng đứng ra hợp nhất 3 tổ chức cộng sản
thành một Đảng duy nhất.
Như vậy, NAQ có công lớn trong việc chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức để tiến tới
thành lập ĐCSVN.
Câu 5: Em hãy trình bày 3 tổ chức cách mạng ở Việt Nam trước khi ĐCS ra đời (1925-
1930)
1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Sau khi rời Liên Xô về Trung Quốc 11-1924 NAQ đã liên lạc với các nhà yêu nước
ở Quảng Châu thành lập Hội VNCMTN 6-1925.
Để tuyên truyền vận động quần chúng, Nguyễn áI Quốc mở nhiều lớp tập huấn
chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Báo Thanh niên được xuất bản làm cơ quan ngôn
luộn của hội. Một số hội viên tiên tiến được gữi đi học ở trường đại học Cộng sản Phương
Đông và Trung Quốc, còn lại về nước hoạt động.
Đầu năm 1927, những bài giảng của NAQ tại lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu
được tập hợp xuất bản thành tác phẩm “Đường cách mệnh” và cùng với tờ báo Thanh
niên được truyền về nước.
Từ cuối 1928, có chủ trương vô sản hóa, nhiều cán bộ hội viên đã đi vào các nhà
máy, xí nghiệp đồn điền cùng sống, cùng lao động với công nhân để tuyên truyền vận động
cách mạng.
2.Tân Việt cách mạng đảng
1925 tù chính trị ở Trung kỳ và nhóm sinh viên thành lập Hội phục Việt sau nhiều

lần đổi tên, 7-1928 lấy tên Tân Việt cách mạng đảng.
Hoạt động: Chủ yếu ở Trung Kỳ
Lực lượng: Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản. chịu ảnh hưởng của tổ chức Thanh
niên, một số đảng viên tiên chuyển sang Hội VNCMTN.
3. VNQD Đảng:
25/12/1927 VNQD đảng thành lập. Cơ sở hạt nhân là NXB tiến bộ Nam Đồng thư
xã của một nhóm thanh niên trí thức yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt. Sau đó
Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính đã sáng lập ra
VNQD đảng theo xu hướng CMDCTS tiêu biểu cho TSDTVN. Đảng viên của Đảng gồm
SV, HS, công chức, TSDT, tiểu chủ, thân hào, phú nông, địa chủ ở nông thôn và binh lính
cùng hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
Tháng 2/1929, VNQD đảng ám sát tên trùm mộ phu Badanh. Thực dân Pháp tiến hành
khủng bố. Phần lớn cơ sở của VNQD đảng bị tan rã, các lãnh tụ bị truy lùng ráo riết, đảng
viên bị bắt gần 1000 người, vũ khí dự trữ bị khám phá. Đứng trước tình hình đó, các lãnh
tụ của Đảng quyết định khởi nghĩa.
- Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm 9/2/1930 ở Yên Bái. Tiếp sau là Phú Thọ, Hải
Dương, Thái Bình…Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị
thương một số sỹ quan và hạ sĩ quan Pháp nhưng ngày hôm sau đã bị phản công lại. Các
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 3
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
nơi khác, nghĩa quân chỉ làm chủ vài huyện lị nhỏ nhưng bị địch nhanh chóng chiếm lại.
Cuộc khởi nghĩa của VNQD đảng đã bị thất bại nhanh chóng và bị đàn áp man rợ, Nguyễn
Thái Học cùng 12 đ/c khi lên máy chém đã hiên ngang hô to: “Việt Nam vạn tuế”.
- Ý nghĩa: Khởi nghĩa Yên Bái tuy thất bại, nhưng đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước và
chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
- Nguyên nhân thất bại:
Về khách quan, lúc ấy ĐQ Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp một cuộc đấu tranh vụ trang
vừa cô độc vừa non kém như k/n Yên Bái.
Về chủ quan, VNQD đảng là tổ chức phát động cuộc k/n non yếu và không vững chắc

về tổ chức và lãnh đạo.
Câu 6: Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt nam cuối năm 1929?
-Hoàn cảnh: Cuối năm 1928 đầu 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát
triển mạnh mẽ, đòi hỏi phảI có tổ chức đảng cộng sản để lãnh đạo.
-Sự thành lập:
+3/1929 Một số hội viên tiên tiến của hội VNCMTN thành lập chi bộ cộng sản đầu
tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội.
+5/1929 Hội VNCMTN đại hội, đàon đại biểu Bắc Kỳ đề nghị thành lập DCS nhưng
không được chấp nhận, bèn bỏ hội nghị ra về.
+17/6/1929 đại biểu cộng sản ở Bắc Kỳ thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
+8/1929 Hoàngội viên tiên tién của hội VNCMTN ở Nam Kỳ và Trung Quốc thành
lập An Nam Cộng sản đảng.
+9/1929, các đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản
đảng.
-ý nghĩa: 3 tổ chức Cộng sản ra đời là xu thế tất yếu của cách mạng VN.
Câu 7. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị thành lập ĐCSVN? Ý nghĩa của sự ra đời
ĐCSVN.
a. Hoàn cảnh lich sử:
3 tổ chức Cộng sản ra đời là xu thế tất yếu của cách mạng VN. Phong trào đấu tranh
của các tầng lớp tạo thành một làn sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ, ba tổ chức cộng sản
hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng vì vậy phải có một đảng thống nhất lãnh đạo để
đưa CM .
NAQ với tư cách là đặc phái viên của QTCS triệu tập các đại biểu của ĐDCSĐ, ANCĐ
để tổ chức Hội nghị hợp nhất Đảng tại Cửu Long- Hương Cảng Trung Quốc.
b. Nội dung Hội nghị:
-Nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất lấy
tên là ĐCSVN. Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, Điểu lệ tóm tắt
Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh đầu
tiên của đảng
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương có ý nghĩa như một đại hội

thành lập đảng.
Sau Hội nghị hợp nhất ngày 24/2/1930, ĐĐCSLĐ xin gia nhập ĐCSVN.
c. Ý nghĩa của sự ra đời ĐCSVN:
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 4
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
ĐCSVN ra đời ngày 03/2/1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp
ở nước ta trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN Mác Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của TK XX.
Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của CMVN. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai
cấp lãnh đạo và đường lối. Từ đây, CMVN đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp
CN mà đội tiên phong là ĐCSVN. CMVN thực sự là một bộ phận của CMTG.
Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu, là điều kiện kiên quyết cho những bước nhảy vọt về
sau của CMVN.
Câu 8. So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930 của NAQ) với Luận cương chính
trị (10/1930 của Trần Phú)
Nội dung so sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của NAQ
Luận cương chính trị 10/1930
của Trần Phú
Hoàn cảnh ra đời Trong Hội nghị thành lập ĐCSVN,
thông qua Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt do lãnh tụ NAQ
soạn thảo. Đây là Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng .
Hội nghị lần thứ nhất của
BCHTW Đảng tại Hương Cảng
Trung Quốc (10-1930), đã
thông qua Luận cương chính trị
do đồng chí Trần Phú khởi thảo.

Chiến lựơc cách
mạnh
Tiến hành cách mạng tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng để đi
tới XHCS.
Tiến hành cách mạng tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng để
đi tới XHCS.
Nhiệm vụ cách
mạng
Chống ĐQ và chống PK, nhưng
luôn đề cao nhiệm vụ chống ĐQ và
GPDT lên hàng đầu.
Chống ĐQ và PK nhưng hai
nhiệm vụ này đựơc tiến hành
song song.
Lực lượng CM Công nông, TTS, TSDT và trung
tiểu địa chủ chưa lộ rõ mặt phản
CM.
Công nông, không lôi kéo TTS,
TSDT.
Lãnh đạo CM ĐCSVN ĐCSVN
Quan hệ với thế
giới
CMVN là 1 bộ phận của
CMVSTG
CMVN là 1 bộ phận của
CMVSTG
Giai đoạn 1930-1945
Câu 9. Hoàn cảnh bùng nổ, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng

1930 -1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh?
a. Hoàn cảnh bùng nổ:
Khủng hoảng KTTG (1929 –1933) từ các nước tư bản đã lan nhanh sang các nước
thuộc địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam.
Việt Nam vốn hoàn toàn phụ thuộc vào ĐQ Pháp càng phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề của cuộc khủng hoảng: bắt đầu từ ngành nông nghiệp, công nghiệp, XNK bị đình
đốn, hàng hoá rất khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
Đời sống nhân dân vốn đã khó khăn lại vô cùng khốn khổ. Nhất là công nhân và nông
dân. Số công nhân thất nghiệp không có việc làm ngày càng tăng; nông dân tiếp tục bị bần
cùng hoá trên quy mô lớn. Ruộng đất nhanh chóng bị thâu tóm vào tay địa chủ người Việt
và người Pháp. Các tầng lớp khác như TTS cũng rất điêu đứng. Thợ thủ công bị phá sản;
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 5
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
nhà buôn nhỏ phải đóng cửa, viên chức bị sa thải. Cả tư sản và địa chủ cũng lâm vào tình trạng gieo
neo.
Hạn hán thiên tai liên tiếp xảy ra, TD Pháp lại tăng cường chính sách khủng bố, nhân dân ta
căm thù và quyết tâm đấu tranh để giành lấy quyền sống của mình.
b. Diễn biến:
Trên toàn quốc: phong trào đấu tranh đã bùng lên khắp cả 3 miền Bắc-Trung-Nam. Tiêu biểu là
cuộc bãi công của 3000 CN đồn điền cao su Phú Riềng (2/1930), cuộc bãi công của Nhà máy
Diêm- nhà máy cưa Bến Thuỷ (4/30), của CN nhà máy xi măng Hải Phòng.
Ngày 1/5/1930 CN đã tổ chức bãi công ở HN, HP, Hòn Gai, Vinh – Bến Thuỷ, SG-Chợ lớn,
Nông dân cũng đấu tranh rất mạnh mẽ ở nhiều địa phương như Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Ngãi và Nam Kỳ.
Ở Nghệ-Tĩnh: Tháng 9/1930, phong trào đạt đỉnh cao. Bộ máy chính quyền của thực dân PK
nhiều nơi tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập theo hình thức Xô viết.
-Về chính trị: kiên quyết trấn áp bọn phản CM.
-Về KT,:bãi bỏ các thứ thuê vô lý, chia lại ruộng đất công, bắt địa chủ giảm tô và xoá nợ cho
nông dân.

-Về Vhoá giáo dục: khuyến khích nông dân học chữ quốc ngữ; lập các tổ chức Nông hội, Hội
PN, Hội cứu tế đỏ, Hội học sinh và Đoàn TN phản đế. Kết hợp bài trừ mê tín dị đoan
-Về quân sự, mỗi làng có một đội tự vệ vũ trang.
Tuy chỉ tồn tại 4-5 tháng, nhưng XVNT thực sự là chính quyền cách mạng của dân do dân và vì
dân.
Hoảng sợ, Pháp tiến hành khủng bố cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên, triệt hạ làng
mạc, bắt bớ các cán bộ cách mạng và chiến sĩ yêu nước, dìm phong tràop trong biểm máu.
c. Ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân ta. Là
cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám.
Câu 10: Cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng: (1932-1935)
Trong tù: Các đảng viên và chiến sĩ cộng sản tìm cách liên hệ với cơ sở đảng bên ngoài.
Bên ngoài: Các đảng viên âm thầm gây dựng tổ chức đảng và quần chúng. Các tổ chức đảng
ở địa phương bám chắc quần chúng để hoạt động, lợi dụng các tổ chức công khai của kẻ thù để đấu
tranh như tranh cử vào hội đồng thành phố, tuyên truyền các khẩu hiệu của đảng.
Cuối 1934 đầu 1935 Xứ uỷ Bắc, Trung, Nam kỳ được lập lại. Các tổ chức đảng được phục
hồi. Tháng 3.1935 đại hội đảng tại Ma cao- Trung Quốc
Câu 11:. Trình bày những nét cơ bản (hoàn cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, kết
quả và ý nghĩa) về cao trào dân chủ 36-39?
a. Hoàn cảnh bùng nổ:
- Tình hình TG:
Cuộc khủng hoảng KTTG 1929 –1933 đã làm mâu thuẫn XH vốn có trong các nước
TB thêm sâu sắc. G/c TS ở nhiều nước đã tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách
thiết lập CN phát xít
CN phát xít xuất hiện ở Đức, Ý, NBản trở thành một mối nguy cơ đe doạ hoà bình và an
ninh quốc tế.
Đại hội QTCS lần 7 đã họp và xác định: Kẻ thù nguy hiểm và trước mắt của nhân dân
TG là CN Phát xít. Do đó đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở
các nước.
1936, Mặt trận nhân Pháp lên cầm quyền. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã
ban bố nhiều chính sách về quyền tự do dân chủ áp dụng với cả thuộc địa.

- Tình hình trong nước:
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 6
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
Tù chính trị được thả nhanh chóng tìm cách hoạt động.
Đời sông nhân dân khó khăn lại bị TDP vơ vét đàn áp, khủng bố.
b. Về chủ trương của Đảng
Xác định: Kẻ thù nguy hiểm và trước mắt là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai
của chúng;
Nêu nhiệm vụ trước mắt: chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc
địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông dương(7/1936), sau đổi thành Mặt trận DC
Đông Dương (3/1938).
Hình thứcđáu tranh: công khai – nửa công khai, hợp pháp – nửa hợp
c. Các phong trào đấu tranh (Diến biến):
- Phong trào Đông Dương Đại hội: Vào giữa năm 1936, “Mặt trận nhân dân Pháp” sắp cử
một phái đoàn sang thuộc địa Đông Dương để điều tra tình hình. ĐCS Đông Dương đã phát
động một phong trào đấu tranh công khai quần chúng đưa tới Đông dương Đại hội
- Phong trào đón rước Gôđa- đưa đơn dân nguyện để đòi các quyền dân chủ bằng hình thức
công khai là míttinh, biểu tình.
- Phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ: của các lực lưọng quần chúng Tiêu
biểu nhất là sự kiện 1/5/1938, tại nhà Đấu Xảo Hà nội đã có tới 25 vạn người tham gia
- Phong trào báo chí: nhiều tờ báo mới như tờ Tiền Phong, Dân chúng, Bạn dân, Lao động
ra đời.
- Phong trào đấu tranh nghị trường: lợi dụng các tổ chức hợp pháp để đưa người của Đảng
và của Mặt trận vào Viện dân biểu
- Ý nghĩa:
Là một cao trào CMDT DC rộng lớn sôi nổi có tính chất quần chúng rộng rãi. Đường
lối chính sách của đảng được phổ biến sâu rộng
Đảng tập hợp được đội quân chính trị hàng triệu người ở thành thị và nông thôn.

Đây là cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho CM8 –1945.
Câu 12. So sánh sự khác nhau của phong trào 36 –39 với phong trào 30-31
Nội dung 1930-1931 1936-1939
Kẻ thù ĐQ và PK TD phản động Pháp và tay sai
Nhiệm vụ
(khẩu hiệu)
“Độc lập dân tộc” và “Người cày có
ruộng”
Đòi tự do – cơm áo – hoà
bình, chống CN phát xít,
chống bọn phản động thuộc
địa Pháp và tay sai
Mặt trận Chưa có MT MTND phản đế Đông Dương
(sau đổi thành hặt trận dân
chủ Đông Dương)
Lực lượng Công, nông Đông đảo các tầng lớp nhân
dân
Hình thức,
Phương pháp đấu
tranh
Bí mật, bất hợp pháp, Bạo động vũ
trang
Công khai- nửa công khai;
hợp pháp- nửa hợp pháp.
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 7
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
Câu 13: Tình hình VM trong CTTG thứ 2 (1939-1945) có gì đáng chú ý?
-Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. 6/1940 Pháp đầu hàng Đức.
-Việt Nam: 9/1940 Pháp đầu hàng Nhật mở cửa cho chúng vào Đông Dương. Pháp –

Nhật ký hiếp ước phòng thủ chung Đông Dương. VN nói riêng và Đông Dương nói chung
trở thành thuộc địa của Nhật – Pháp.
+Chính sách của Pháp: Thực hiện chính sách kinh té chỉ huy. Tăng các loại thuế,
đánh nặng vào thuế rượu, muối và thuốc phiện.
+Chính sách của Nhật: Thu mua lương thực theo lối cưỡng bức và giá rẻ, bắt dân ta
nhổ lúa trồng đay… gây ra nạn đói làm 2 triệu người chết.
Dưới 2 tầng áp bức của Nhật – Pháp nhân dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu
đứng. Chính điều đó dẫn đến phong trào đấu tranh mạnh mẽ.
Câu 14. Các cuộc nổi dậy đầu tiên (Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương).
a. K/n Bắc Sơn (27/9/1940):
-Nguyên nhân: Nhật tiến vào Lạng Sơn. quân Pháp thua rút chạy qua châu Bắc Sơn, nhân
cơ hội đó Đảng bộ Bắc Sơn đã phát động k/n.
-Diễn biến: Ngày 27/9/1940 Đảng bộ địa phương Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy
k/n thành lập chính quyền CM. Pháp – Nhật câu kết với nhau đàn áp. Đội du kích Bắc Sơn
thành lập tiếp tục hoạt động. Đây là lực lượng vũ trang CM đầu tiên của ta.
-ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào GPDT, Đảng rút ra bài học về khởi nghĩa vũ trang và
thời cơ CM.
b. K/n Nam Kỳ ( 23/11/1940):
-Nguyên nhân: Pháp bắt binh lính Việt Nam làm bia đỡ đạn, nhân dân nam Kỳ và binh
lính căm phẫn
-Diễn biến: Xứ uỷ Nam Kỳ đã quyết định k/n mặc dù chưa được chuẩn bị chu đáo và
chưa được lệnh của TW đảng. ( Kế hoạch bị lộ)
Đêm 22 rạng ngày 23/11/1940, K/n bùng nổ ở hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ. Nghĩa quân
đã triệt hạ nhiều đồn bốt của giặc, phá nhiều đoạn đường giao thông và thành lập chính
quyền nhân dân, lập Toà án CM ở các tỉnh như Gia Định, Mỹ Tho…. lần đầu tiên lá cờ đỏ
sao vàng xuất hiện. TD Pháp đàn áp rất dã man. Đẩng bị tổn thất nặng.
-ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yên nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ.
c. Binh biến Đô Lương (13/1/1941):
-Nguyên nhân: binh lính người Việt bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn.
-Diễn biến: Ngày 13/1/1941 Đội Cung chỉ huy binh lính đồn Chợ Rạng nổi dậy, chiếm

được đồn Đô Lương, kéo về Vinh. Pháp xử tử Đội Cung và 10 đồng đội của ông, một số
người khác bị đưa đi đày khổ sai.
-ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt trong quân đội Pháp.
Câu 15. Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của HNTƯ 8 (5/41).
a. Hoàn cảnh:
TG sẽ hình thành hai phe đó là phe đồng minh và phe phát xít (
Trước tình hình TG và trong nước ngày càng khẩn trương, lãnh tụ NAQ đã trở về
nước( 28/2/41) triệu tập HNTW 8 từ 10/5 đến 19/5/41 tại PắcBó – Cao Bằng.
b.Nội dung:
Đưa nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của g/c dịa
chủ chia cho dân nghèo” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, Việt gian
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 8
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công”, tiến tới thực hiện
khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.
Hội nghị chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập Đồng minh” (gọi tắt là mặt trận Việt
Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng mang tên “Hội cứu quốc.
Hình thức đấu tranh đi từ k/n từng phần lên Tổng k/n.
Ngày 19/5/1941 Mạt trận Việt Minh thành lập.
c. Ý nghĩa:
HN TW lần 8 có tầm quan trọng đặc biệt, đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược và sách lược CM được đề ra từ HN TW lần thứ 6, chuẩn bị tiến tới CM8;
d.Tầm quan trọng của Hội Nghị:
-Động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám.
-Với chủ trương của Hội nghị Mặt trận Việt Minh ra đời, qua đó xây dựng được khối đoàn
kết tòan dân, tiếp đó lực lượng vũ trang ra đời, căn cứ địa cách mạng được thành lập,
phong trào đấu tranh phát triển chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.
Trình bày h/c quá trình phát triển (hoạt động) của Mặt trận Việt Minh ?
a.Hoàn cảnh: TG sẽ hình thành hai phe đó là phe đồng minh và phe phát xít. Trước tình

hình TG và trong nước ngày càng khẩn trương, lãnh tụ NAQ đã trở về nước( 28/2/41) triệu
tập HNTW 8 từ 10/5 đến 19/5/41 tại PắcBó – Cao Bằng chủ trương thành lập MTVM.
Ngày 19.5.1941, MTVM chính thức thành lập.
b. Quá trình phát triển (hoạt động) của MTVM:
Xây dựng lực lượng chính trị: Cao Bằng là nơi thí điểm việc thành lập các Hội cứu
quốc trong MTVM. Đến 1942 cả 9 châu ở Cao Bằng đều có MTVM trong đó có 3 châu
hoàn toàn, nghĩa là xã nào cũng có UBVM, nhà nào cũng có người tham gia MTVM.
UBVM Cao Bằng và UBVM Cao –Bắc – Lạng được thành lập. 1943 UBVM Cao –Bắc –
Lạng thành lập 19 ban xung phong “Nam Tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn- Võ
Nhai.
Tranh thủ tập hợp các tầng lớp: học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận
cứu quốc.
Báo chí của đảng và của MTVM phát triển phong phú, góp phần tuyên truyền đường lối
chính sách của đảng.
Xây dựng lực lượng vũ trang: Sau khởi nghĩa Bắc Sơn đội du kích Bắc Sơn thành
lập, đến 1941 phát triển thành Trung đội cứu quốc quân hoạt động ở Băc Sơn- Võ Nhai.
“Cứu quốc quân” phát động chiến tranh du kích và tuyên truyền gây cơ sở.
Tháng 5-1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị chuẩn bị khởi nghĩa.
Ngày 22/12/1944, Lãnh tụ NAQ ra chỉ thị thành lập đội VNTTGPQ đã liên tiếp hạ được
hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần.
Đồng thời ở Thái Nguyên Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích ở Thái Nguyên
Vĩnh Yên.
Câu 16. Trình bày hoàn cảnh, Diễn diến, ý nghĩa của cao trào chống Nhật cứu nước để
chuẩn bị cho Tổng k/n CM8?
a. Hoàn cảnh:
-Đầu 1945 chiến tranh thế giới thứ hai săp bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp
được giảI phóng.
-ở Châu á- Thái Bình Dương Nhật khốn đốn trước các đòn tấn công của Anh, Pháp.
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 9

ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
-Thực dân Pháp ở Đông Dương nhân cơ hội cũng ráo riết hoạt động chờ thời cơ.
-Trước tình thê thất bại gần kề, buộc Nhật phải đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm
Đông Dương vào đêm 9/3/1945.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ TW Đảng họp ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta”. Hội nghị nhận định: Kẻ thù của nhân dân Đông Dương
lúc này là phát xít Nhật. Đề ra khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật”; Chủ trương phát
động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
d. Diễn diến của cao trào chống Nhật cứu nước để chuẩn bị cho Tổng k/n CMT8:
Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc- Lạng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cứu quốc
quân đã phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt châu, xã
huyện. ậ nhiều địa phương quần chúng đã cảnh cáo bọn quan lại có ý chống cách mạng.
Ngày 15-4-1945 Hội nghị quân sự Bắc Kỳ họp quyết định:
+Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
+Mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị
+Phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.
UB quân sự Bắc Kỳ được thành lập
4-6-1945 Khu giải phóng Việc Bắc ra đời là căn cứ địa của cả nước và hình ảnh thu nhỏ
của nước Việt Nam mới.
Giữa lúc Cao trào đang phát triẻn mạnh, Đảng đã phát động phong trào “Phá kho thóc
giải quyết nạn đói”. Không khí tiền khởi nghĩa lan tràn khắp cả nước.
e. Ý nghĩa:
Cao trào đã lôi cuốn được hàng triệu quần chúng vào trận tuyến đấu tranh với kẻ thù;
Có thể nói cao trào là một bước phát triển, là tiền đề để đưa nhân dân ta tiến lên tổng k/n.
Và đây chính là cuộc tập dượt thứ 3 để chuẩn bị cho CM8.
Câu 17. Cách mạng Tháng Tám 1945:.
1. Thời cơ (nguyên nhân) bùng nổ:
a. Về khách quan: Cuộc CTTG thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc. Ở châu Âu, phát xít
Đức đã đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/45); ở Châu á Nhật cũng đầu hàng đồng
minh không điều kiện (8-1945). Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang cựck độ đây là

thời cơ thuận lợi cho ta khởi nghĩa giành chính quyền.
b. Về chủ quan: ĐCS Đông Dương đã chuẩn bị sẵn sàng
Ngày 14 đến 15/8 , Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động
Tổng k/n trong cả nước, lập ra UB k/n toàn quốc và ra Quân Lệnh số 1 kêu gọi toàn dân
nổi dậy.
Ngày 16 Quốc dân đại hội ở Tân Trào. Đại hội tán thành quyết định Tổng k/n thông qua
10 chính sách của Vminh, lập UB dân tộc gp Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời sau này)
do HCM đứng đầu. Sau đó CT HCM đã gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng
k/n giành chính quyền.
2.Diễn biến:
-Chiều 16/8/45, theo lệnh UB k/n, một đội quân gp do đ/c Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ
Tân Trào tiến về gp TX Thái Nguyên.
-ở Hà Nội: Đội tuyên truyền xung phong của VM đã tổ chức diễn thuyết công khai ở
các rạp hát lớn trong thành phố. Ngày 16/8 truyền đơn, biểu ngữ, kêu gọi k/n xuất hiện ở
khắp nơi. Ngày 19/8 cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Nhà hát lớn do MTVM tổ chức đã
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 10
ĐÈ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10 Năm học: 2008-2009
nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành có vũ trang chiếm các cơ quan của
chính phủ bù nhìn.Cuộc k/n đã hoàn toàn thắng lợi ở Thủ đô HN.
-Từ ngày 14 đến 18/8, nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh từ Bắc vào Nam đã nổi dậy giành
chính quyền. Bốn tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang,
Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
-Ngày 23/8, ta giành chính quyền ở Huế
-Ngày 25/8 ta giành chính quyền ở Sài Gòn
-Đến 28/8 Cuộc tổng k/n đã thành công hoàn toàn.
30/8/45, vua Bảo Đại giao nộp ấn tín và kiếm cho CM.
2/9/45, tại Quảng trường Ba Đình , trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, CTHCM
thay mặt CP Lâm thời đã đọc bản TNĐL khai sinh ra nước VNDCCH.
3. Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với trong nứơc:
+ CM8 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đã phá tan hai tầng
xiền xích nô lệ của TD Pháp và của phát xít Nhật lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại
gần 1000 năm ở Việt Nam.
+Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ
cộng hoà, đưa nhân ta từ thân phận nô lệ trở thành người tự do và làm chủ đất nước
+Mở ra kỷ nguyên mới đó là kỷ nguyên độc lập và tự do.
-Đối với TG:
+ Là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu, đã tự gp khỏi ách ĐQ TD; cổ vũ
mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa trên TG
4. Nguyên nhân thành công:
- Về khách quan:
Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi Hồng quân LX và quân Đồng minh đã đánh bại Phát xít Đức
–Nhật.
-Về chủ quan:
+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, có tinh thần đấu tranh bất khuất
từ ngàn xưa, từ khi có ĐCS Đông Dương lãnh đạo thì mọi người hăng hái hưởng ứng
+Có khối liên minh công-nông vững chắc, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong
mặt trận thống nhất, biết tổ chức từ k/n từng phần ở nông thôn tiến lên tổng k/n trong cả
nước, đánh đổ toàn bộ chính quyền của ĐQ và PK giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 18. Tình hình nước ta sau cách mạng Tháng Tám khó khăn như thế nào?
Chỉ 10 ngày sau cách mạng tháng Tám thành công quân Đồng mInh kéo vào nước ta
-Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc 20 vạn quân Tưởng ạt kéo vào miền Bắc kéo theo chân
chúng là bọn phản động Việt Quốc - Việt Cách, với âm mưu lật đổ chính quyền CM, thành
lập chính quyền tai sai.
-Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh mở đường cho Pháp quay lại xâm lược nước ta;
Ngoài ra trên đất nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp chúng theo lệnh của quân Anh
đánh lại lực lượng vũ trang của ta..
Trong khi đó nước ta vừa độc lập, nhà nước chưa được củng cố.
-Nạn đói: từ năm 45 chưa được khắc phục, tiếp đó nạn lụt lớn làm cho 9 tỉnh ở Bắc Bộ

vỡ đê, mất mùa, nông dân không cày cấy được, sx công nghiệp bị đình đốn, hàng hoá khan
hiếm, giá cả tăng vọt.
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thu H¬ng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng
Trang 11

×