Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người 2 hành vi phạm tội của a thuộc giai đoạn phạm tội nào giải thích r

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.84 KB, 10 trang )

Lời mở đầu
BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, chốnh mọi hành vi
phạm tội đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ này, BLHS quy định tội danh và hình
phạt đối với người phạm tội.
Trong thực tế quá trình xét xử, xác định tội và áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội là một công việc mang tính chất phức tạp và đòi hỏi sự chính xác. Để hiểu rõ
vấn đề này chúng ta cần phải đi phân tích những tình huống thực tế. Dưới đây là một
trường hợp cụ thể:
“Vì ghen tuông, A có ý định giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B
ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã
được cứu sống. Toà án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS”.
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
Phân loại tội phạm là việc phân chia tội phạm theo căn cứ cụ thể thành những nhóm
tội phạm khác nhau nhằm mục đích nhất định. Phân loại tội phạm có thể là phân loại
tội phạm trong luật hình sự, có thể là phân loại tội phạm trong nghiên cứu luật hình sự
hoặc thực tiễn áp dụng luật hình sự và còn có thể là phân loại tội phạm trong các ngành
khoa học khác có đối tượng nghiên cứu là tôi phạm như trong tội phạm học, trong khoa
học điều tra tội phạm… Phân loại tội phạm trong luật hình sự là việc phân loại tội
phạm của cơ quan xây dựng luật. Cơ quan này dựa vào căn cứ nhất định để phân loại
tội phạm thành những nhóm tội phạm khác nhau nhằm mục đích quy định tội phạm và
hình phạt. Căn cứ cũng như kết quả của việc phân loại này phải được thể hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp qua các điều luật cụ thể của BLHS. Như vậy, phân loại tội phạm trong


luật hình sự là một hoạt động lập pháp chứ không phải là hoạt động áp dụng luật cũng
như không phải là hoạt động nghiên cứu luật. Trong BLHS hiện hành, tội phạm được
phân loại theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, theo tính chất lỗi của người thực
hiện và theo nhóm quan hệ xã hội bị xâm phạm. Theo mức độ của tính nguy hiểm cho


xã hội, tội phạm được phân loại thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; theo tính chất lỗi,
tội phạm được phân thành tội phạm cố ý và tội phạm vô ý và theo nhóm quan hệ xã hội
bị xâm hại, BLHS chia toàn bộ tội phạm thành 14 nhóm tội phạm khác nhau và quy
định trong 14 chương khác nhau như nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu, nhóm tội phạm
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng… Trong ba cách phân loại này, cách
phân loại cơ bản, quan trọng và có ý nghĩa nhất là cách phân loại tội phạm theo mức độ
của tính nguy hiểm cho xã hội. Đây là cách phân loại tội phạm được thể hiện trực tiếp
trong luật tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8-BLHS.
Theo khoản 3, Điều 8 BLHS, các nhóm tội phạm được định nghĩa như sau: “Tội
phạm ít nghiêm trọng là tôi phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình.”
Theo đó, trong trường hợp này, Toà án đã xác định A phạm tội giết người theo
khoản 2, Điều 93 BLHS: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.” Mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội này là mười lăm năm tù, căn cứ vào khoản 3, Điều 8 BLHS thì đây là
loại tội phạm rất nghiêm trọng. Tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hoá ở tội rất
nghiêm trọng là tính gây nguy hại rất lớn cho xã hội.Tính nguy hiểm cho xã hội của tội


phạm thể hiện ở chỗ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội
xã hội chủ nghĩa. Chỉ ra “thiệt hại đáng kể” trong khi xác định “tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm” thực tế chúng ta đã phân biệt ở một mức độ nào đó tội phạm với các
vi phạm pháp luật khác. Câu hỏi được đặt ra tiếp theo là những yếu tố nào hợp thành
tính nguy hiểm của hành vi tội phạm? Tính nguy hiểm xã hội của hành vi tội phạm phụ

thuộc trước hết vào khách thể của sự xâm hại (vào tầm quan trọng của nó), vào phương
pháp - thủ đoạn thực hiện hành vi tội phạm, vào mức độ và hình thức của lỗi, vào mục
đích và động cơ của người thực hiện hành vi tôi phạm. Ở mức độ nào đó nó còn phụ
thuộc vào địa điểm, thời gian thực hiện tội phạm, và đặc biệt chú ý là phụ thuộc vào
mức độ lan rộng trong xã hội của loại hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể. Sự xác định
dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý biểu hiện ở mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là
kết quả của quá trình đánh giá đầy đủ và toàn diện của các nhà làm luật về sự cần thiết
khách quan của các biện pháp TNHS đối với những hành vi phạm tội có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng khi đã được xác định, khung hình
phạt cũng trở thành dấu hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các nhóm tội phạm
với nhau, không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể đã được áp dụng.
2. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, trong khoa học luật hình sự các giai đoạn
thực hiện tội phạm được hiểu thống nhất là “các bước trong quá trình cố ý thực hiện
tội phạm”. Song trong nhận thức về từng nội dung của định nghĩa này có những điểm
khác nhau. Có quan điểm cho rằng các bước của quá trình thực hiện tội phạm là các
bước tiến triển nối tiếp nhau của quá trình thực hiện tội phạm. Quá trình đó dừng lại ở
giai đoạn nào thì xem xét trách nhiệm hình sự của người có hành vi ở giai đoạn đó.
Việc xác định này không phụ thuộc vào nguyên nhân bị dừng lại. Cho dù nguyên nhân
dừng lại là nguyên nhân khách quan hay do chủ thể tự nguyện dừng lại thì vẫn đều xác
định đó là chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Quan điểm khác cho rằng, các giai
đoạn thực hiện tội phạm, nhất là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra đối


với trường hợp bị dừng lại do những nguyên nhân ngoài ý muốn. Những trường hợp
dừng lại do sự tự nguyện của chủ thể không thuộc những khái niệm này.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước của quá trình thực hiện tội phạm
nhưng không phải của một tội phạm bất kỳ mà là của tội phạm cố ý.
Trong trường hợp này, hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã
hoàn thành. “Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt

nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu
quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra”. A có ý định giết
B vì ghen tuông. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng B đã
chết nên A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Người
phạm tội tin là hành vi của mình đã gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.
Việc phân biệt phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành với phạm tội chưa đạt đã hoàn
thành có ý nghĩa đối với việc xác định các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội. “Hoàn thành” hay “chưa hoàn thành” là dùng để chỉ các mức độ khác nhau
của việc thực hiện ý tưởng của người phạm tội về tội phạm. Vì vậy, việc phân biệt
phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành với phạm tội chưa đạt đã hoàn thành chỉ cần căn cứ
vào mối liên hệ giữa hành vi đã thực hiện với ý tưởng của người phạm tội về tội phạm.
Trong trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, người phạm tội chưa thực hiện
hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Còn trong trường hợp
phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, người phạm tội đã thực hiện tất cả các hành vi, theo ý
tưởng của họ là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
Các dấu hiệu để có thể xác định trường hợp trên thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt
đã hoàn thành:
Thứ nhất, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Sự bắt đầu này thể hiện ở
chỗ: Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. A đã
thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác (đã dùng dao đâm) là hành vi được
mô tả trong CTTP tội giết người (Điều 93 BLHS).


Thứ hai, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng (về mặt pháp lý),
nghĩa là hành vi của họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của
CTTP.
Thứ ba, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những
nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn
thành nhưng tội phạm không hoàn thành là do nạn nhân được phát hiện và cấp cứu kịp
thời nên đã được cứu sống.

3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.
- Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bạ hành
vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ
xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Việc xác định đúng đối tượng của tội giết người có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi
lẽ nếu hành vi đó tác động vào đối tượng không phải hoặc chưa phải là con người thì
không xâm phạm quyền sống của con người – không phạm tội.
Theo đó, trong vụ án trên thì đối tượng tác động của tội phạm là B.
- Công cụ phạm tội: là một trong những nội dung biểu hiện của mặt khách quan của
tội phạm, nó là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội.
Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để
thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Theo đó, trong vụ án trên thi công cụ phạm tội là “con dao” mà A đã dùng để đâm
B.
4. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ
đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A
có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?
Hành vi của A có phải chịu trách nhiệm hình sự và A phải chịu trách nhiệm về tội cố
ý gây thương tích.


Trách nhiêm hình sự được hiểu là “Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi của mình”. Theo Điều 2 BLHS năm 1999 thì
“chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự”. Vậy để kết luận hành vi đã thực hiện của người nào đó có phải là tội phạm hay
không thì cần phải xác định hành vi đó đã thoả mãn những dấu hiệu của cấu thành tội
phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Việc tuyên bố người nào đó là phạm tội và
buộc họ phải chịu TNHS chỉ có thể dựa trên cơ sở pháp lý là cấu thành tội phạm mà
không thể dựa vào cơ sở nào khác.
Trong trường hợp A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá

bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. Hành
vi của A đã cấu thành tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS mặc dù A
trong khi đang giết người đã tự ý nửa chưng chấm dứt tội phạm.
- Thứ nhất, xét về mặt chủ thể thì ở đây chủ thể của tội phạm là A có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Thứ hai, khách thể hành vi phạm tội của A xâm hại là quan hệ nhân thân, tính
mạng, sức khoẻ của B. Đối tượng tác động của tội phạm là con người đang sống.
- Thứ ba, mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm của A chính là
đâm B vì hành vi này là hành động có ý thức và ý chí của A, A nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho B và trong ý chí của A là phải đâm B do ghen tuông với B
và A biết hành vi đó trái pháp luật. Hậu quả xảy ra là B ra nhiều máu và bị thương tích
với tỉ lệ thương tật là 21%. Mối quan hệ nhân quả ở đây là việc A đâm B là nguyên
nhân dẫn tới hậu quả thương tích của B. Và công cụ mà A dùng là dao, địa điểm là ở
chỗ vắng.
- Thứ tư, về mặt chủ quan thì lỗi của A lầ lỗi cố ý trực tiếp. A thấy trước hành vi của
mình là nguy hiểm tới tính mạng B, thấy trước hậu quả đó và mong muốn cho nó xảy
ra.


5. Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện
và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Toà án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên
hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Toà án quyết định đối với A có đúng
không? Giải thích rõ tại sao?
Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể
trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.
Để quyết định hình phạt đối với một người là phạm tội thì ta cần dựa vào các căn cứ
để quyết định hình phạt. Điều 145 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Toà án
căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng
nặng TNHS”.

Trong trương hợp này, hành vi của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt. Do đó khi
quyết định, Toà án không những dựa vào quy định chung về căn cứ quyết định hình
phạt cho mọi trường hợp phạm tội mà còn pahỉ dựa vào quy định bổ sung cho trường
hợp này. Về quy định bổ sung cho các quy định của BLHS thì khoản 3 Điều 52 BLHS
khi quyết định hình phạt trong trường hợp pạhm tội chưa đạt quy định: “Đối với
trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao
nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá
ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Trường hợp của A, Toà án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS “Phạm tội không thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”.
Song như đã nói thì hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt mà đây
lại là hình phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 15 năm thì mức hình phạt không quá ba
phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định, tức là mức hình phạt áp dụng đối với A là
không quá 11 năm. Vậy Toà án tuyên phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Toà án
quyết định đối với A là không đúng.


6. Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên
doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình
sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
Điều 5 BLHS năm 1999 quy định về hiệu lực của BLHS đối với những hành vi
phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam:
“1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh
thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
thuộc đối tượng được miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự
theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách
nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Căn cứ vào quyết định trên để trả lời cho câu hỏi: “Giả sử A là người nước ngoài
đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của
A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam không? Tại sao?
Thông thường những người được hưởng các quyền đặc miễn tư pháp là những
người đứng đầu nhà nước, các thành viên của chính phủ, những người đứng đầu các cơ
quan ngoại giao, các thành viên của đoàn ngoại giao như đại sứ, tham tán đại sứ, bí thư,
tuỳ viên… Theo tục lệ quốc tế thì vợ chồng hoặc con chưa thành niên của những người
kể trên cũng được quyền đặc miễn tư pháp.
Song A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh
ở Hà Nội, ta có thể thấy A là người nước ngoài không thuộc đối tượng được hưởng các
quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật
Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam kí kết hoặc tham
gia theo tập quán quốc tế, thực hiện hành vi giết người ở (Việt Nam) Hà Nội thì áp
dụng khoản 1 Điều 5 BLHS quy định: “BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm


tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam” thì đương nhiên A sẽ bị xử lý
theo luật hình sự Việt Nam.
Hành vi giết người của A được quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS nên A sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, bị xử lý theo luật hình sự và theo khoản 2 Điều 93 BLHS.

Kết luận
Từ việc xem xét vụ việc thực tế trên ta có thể thấy từ lý luận đến thực tiễn là một
quá trình diễn biến rất phức tạp. Từ đó đặt ra yêu cầu thực tế là trong quá trình xét xử,
xác địhn tội, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội các cơ quan có thẩm quyền phải
cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo, duy trì an
ninh, trật tự xã hội đồng thời kết hợp hài hoà giữa tính nghiêm minh và sự nhân đạo
của pháp luật Việt Nam hiện nay.



Tài liệu tham khảo
1.

Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1, trường đại học Luật Hà Nội, NXB
CAND, 2009.

2.

Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999, NXB Chính trị quốc gia, năm
2001.

3.

Trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật, Phạm
Mạnh Hùng.

4.

Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học,
Trần Văn Sơn.

5.

Bộ luật hình sự năm 1999.

6.

Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB CAND, PGS.TS Nguyễn Ngoạ Hoà.

7.


Bộ luật hình sự và 79 câu hỏi - trả lời, NXB LĐXH, TS Hoàng Anh Tuyên.

8.

Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, TS Cao Thị Oanh, NXB CAND.



×