Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

chung là chiếm đoạt được tài sản. Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 20 BLHS: “1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.77 KB, 9 trang )

Bài tập lớn/học kì
Môn Luật Hình sự - Module 2 – K34
BÀI TẬP 2
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt
thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không
được, chúng ra cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm, A và
B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng
gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không
tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc
xe máy mang đi. C và D không có phán ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người
quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết.
Câu hỏi:
a. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao?
b. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại. A và B không lấy được tài
sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết thế nào? Tại sao?
c. E có phạm tội không? Tại sao?
1
BÀI LÀM
a. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao?
Trước hết cần phải khẳng định, hành vi phạm tội của A và B thỏa mãn dấu
hiệu của cấu thành tội phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS.
Trong trường hợp này A và B đều có ý thức thực hiện tội phạm đến cùng vì mục
đích chiếm đoạt được tài sản của C và D. Cả hai người đều biết rõ hành vi của
mình thực hiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Từ việc A và B cùng nhau tìm
mua súng chuẩn bị phạm tội đến việc A đe dọa, khống chế C và D, tạo điều kiện
cho B dễ dàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cho thấy A và B đều tham gia
vào thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện không biệt lập mà
trong sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của
người khác và ngược lại, với mục đích chung là chiếm đoạt được tài sản. Như vậy,
căn cứ vào khoản 1 Điều 20 BLHS: “1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở
lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.” trường hợp phạm tội của A và B bị coi là


đồng phạm. Và theo nguyên tắc những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm
chung về toàn bộ tội phạm mà chúng cùng thực hiện. A và B sẽ cùng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể của tội phạm: Hành vi của A và B, thông qua việc
xâm phạm đến tự do thân thể của C và D để chiếm đoạt tài sản của C, D là chiếc xe
máy. Vì vậy, hành vi phạm tội của A và B đã xâm phạm đồng thời hai quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu – đây
cũng chính là hai khách thể của Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS.
Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến
nhân thân mà người phạm tội (tức A và B) xâm phạm đến quan hệ tài sản.
Thứ hai, đó là mặt khách quan của tội phạm: Về hành vi khách quan của tội
cướp tài sản Điều 133 BLHS quy định có 3 dạng hành vi khách quan. Đó là: hành
vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và hành vi làm cho
2
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Ở trường hợp này,
hành vi của A thỏa mãn dấu hiệu của hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc vì
A bằng hành động phô trương hung khí đó là: “rút súng ra” và bằng lời nói: “ngồi
im không tao bắn chết” dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc
chiếm đoạt. Hành vi này là sự uy hiếp tinh thần đối với C và D là những người
đang quản lý tài sản khiến cho hai người này vì quá lo sợ mà tê liệt ý chí, không
thể kháng cự lại hành vi chiếm đoạt tài sản của B (B lấy chiếc xe mang đi). Vũ lực
đe dọa sẽ thực hiện nhằm vào chính C và D, ngoài ra, dấu hiệu ngay tức khắc thể
hiện ở chỗ bằng cử chỉ và lời nói của mình, A đã khiến cho C và D lo sợ nếu chống
cự sẽ bị bắn ngay và nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy hành vi đe dọa có tính
chất mãnh liệt và nhanh chóng về mặt thời gian. Mặc dù trong trường hợp này,
khẩu súng mà A và B sử dụng là súng giả nên lời đe dọa của A sẽ không có điều
kiện xảy ra trên thực tế nhưng dấu hiệu của hành vi khách quan chỉ đòi hỏi người
phạm tội đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện ra bên ngoài là sẽ dùng vũ lực ngay
tức khắc mà không đòi hỏi ý định sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như điều kiện
để dùng vũ lực ngay tức khắc.

Về đối tượng của tội cướp tài sản là con người đang sống và tài sản – đối
tượng vật chất nhờ đó có sự tồn tại quan hệ sở hữu. Cụ thể, hành vi của A tác động
vào đối tượng con người đang sống - tức C và D và hành vi của B (đồng phạm với
A) tác động vào tài sản đang thuộc quản lý của C và D là chiếc xe máy.
Về hậu quả: Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt
buộc của cấu thành. Mà hậu quả chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt; là tình tiết
quyết định hình phạt. Do khách thể của tội cướp tài sản là hai quan hệ xã hội (quan
hệ tài sản và quan hệ nhân thân) nên tội này được gọi là tội ghép và do đó hậu quả
của tội cướp tái sản có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Trong trường hợp này, người
phạm tội dừng lại ở hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc vì vậy chưa gây ra
3
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên, do B đã lấy được
chiếc xe máy của C và D mang đi, tức đã chiếm đoạt được tài sản của C và D, nên
hậu quả là thiệt hại về tài sản đã xảy ra.
Về mặt chủ quan: Hành vi phạm tội cướp tài sản của A và B được thực hiện
với lỗi cố ý trực tiếp; mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản. Ý thức chiếm đoạt
tài sản của A và B có trước khi A và B thực hiện hành vi đe dọa khiến C và D vì
quá sợ hãi mà lâm vào tình trạng tê liệt ý chí chống cự. Khi thực hiện hành vi
phạm tội, A nhận thức được mình có hành vi làm cho người bị tấn công (tức C và
D) lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. A mong muốn hành vi của mình
làm tê liệt sự chống cự của C và D, để B có thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt
tài sản một cách dễ dàng.
Có thể thấy, trong trường hợp này, vũ khí mà A sử dụng để đe dọa C và D
nhằm chiếm đoạt tài sản là súng giả nhưng đã đạt được mục đích đó là khiến cho
người bị hại tức C, D tưởng là súng thật nên quá sợ hãi mà giao tài sản cho A và B.
Vì vậy trường hợp phạm tội của A và B tuy không thuộc trường hợp cướp có sử
dụng vũ khí vì súng giả không được coi là vũ khí nhưng A và B vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 133 nhưng thuộc trường hợp “sử
dụng thủ đoạn nguy hiểm khác” . Có thể ở đây công cụ mà A và B sử dụng để

phạm tội là khẩu súng nhựa không chứa đựng khả năng gây nguy hại nhưng A và
B đã biết cách áp dụng phương pháp khiến cho lời đe dọa trở nên manh động và
táo tợn đạt được hiệu quả làm tê liệt ý chí kháng cự ngay tức khắc. Như vậy, hành
vi của A thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng được quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
…..d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác…”
Căn cứ vào quy định của pháp luật thì khung hình phạt có thể áp dụng cho
hành vi phạm tội của A và B là phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
4
b. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại. A và B không lấy
được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết thế nào? Tại sao?
Trên lý thuyết, tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức, hậu quả không
phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm; tội phạm hoàn thành khi người
phạm tội thực hiện đầy đủ các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội
phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mặc dù người phạm tội (tức A và B) đã
thực hiện đầy đủ hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng trên thực tế,
hành vi này chưa xâm phạm đến khách thể, đồng thời súng mà A và B sử dụng là
súng giả nên có thể khẳng định: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
của A và B chưa cao. Do đó, trong trường hợp này, có thể truy cứu trách nhiệm
hình sự của A và B như sau: vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự của A và B về tội
cướp tài sản nhưng thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt. Và căn cứ thái độ tâm lí thì
A và B đã phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì:
Căn cứ vào Điều 18 BLHS quy định về phạm tội chưa đạt như sau: “Phạm tội
chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những
nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”. Căn cứ vào thái độ tâm lí của
người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện, có thể phân biệt phạm tội chưa
đạt hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
• Phạm tội chưa đạt hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó
người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành

vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
• Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng
người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu
quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.
Cụ thể trong trường hợp này, A và B đã tiến hành từng bước, từng bước để
hoàn thành tội phạm bao gồm: hình thành ý định chiếm đoạt tài sản của người
khác, chuẩn bị công cụ phạm tội (tìm mua súng nhưng do không mua được A và B
5

×