Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích một vụ việc thực tế liên quan đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân và đưa ra những nhận xét, kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.15 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội , hình ảnh cá nhân thuộc vào lĩnh vực riêng tư của mỗi
người. Tuy có những hình ảnh được chia sẽ bằng nhiều cách khác nhau, có những
hình ảnh được xem là bí mật của mỗi cá nhân nhưng một khi muốn sử dụng hình
ảnh cá nhân của ai đó, nhất là sử dụng chúng để khai thác vào mục đích kinh
doanh thì đều phải hỏi ý kiến của người hiện hữu trong bức hình đó. Bởi về
nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình, mỗi người đều
có quyền quyết định cho hay không người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu
chưa được sự đồng ý của chủ nhân bức ảnh mà tự ý sử dụng thì đã vi phạm đến
quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Thực tế cho thấy, việc vi phạm quyền đối với
hình ảnh của cá nhân xảy ra rất nhiều và thường xuyên với nhiều mức độ ảnh
hưởng đến cá nhân khác nhau. Trong nội dung bài viết em xin phân tích một vụ
việc liên quan đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong vụ việc tranh chấp
giữa ông Võ Hồng Ngoãn, ngụ tại tỉnh Bạc Liêu, được người dân nơi đây mệnh
danh là “Vua Tôm bất bại” và Công ty Nam Mỹ - có trụ sở tại ấp Mỹ Trường, xã
Nhân Hải, huyện Hải Ninh, tỉnh Ninh Thuận, đồng thời đưa ra những nhận xét và
kiến nghị của cá nhân.

NỘI DUNG
1. Vụ việc thực tế (sưu tầm tại />Tháng 11/2011, Công ty Nam Mỹ đã cấp phát hàng ngàn tờ rơi quảng cáo cho
người nuôi tôm ở 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Trong tờ rơi này, công ty Nam Mỹ
đã cho in hình ảnh ông Ngoãn cùng vợ của mình đang bưng rổ tôm vừa thu hoạch
mà không hỏi hoặc được sự cho phép của ông. Công ty còn có chủ ý bố trí hình
ảnh từ khâu sản xuất giống, mua giống thả nuôi, hợp tác giữa Công ty Nam Mỹ
với người nuôi tôm, đến kiểm tra tôm nuôi và sau cùng là ảnh thu hoạch ở ao ông

1


Ngoãn. Điều này làm cho nhiều người dân cứ tưởng lâu nay “vua tôm” Võ Hồng
Ngoãn mua tôm giống của Công ty Nam Mỹ thả nuôi mới trúng lớn như thế.


Từ trước đến nay ông Ngoãn hoàn toàn không biết về Công ty Nam Mỹ ở đâu
và cũng chưa từng mua tôm giống của công ty này về thả nuôi. Do đó, việc Công
ty Nam Mỹ dùng hình ảnh của ông Ngoãn đăng trên tờ rơi quảng cáo là để đánh
lừa người nuôi tôm nhằm trục lợi. Công ty đã sử dụng hình ảnh của ông Ngoãn
vào mục đích thương mại để quảng cáo cho sản phẩm của công ty mình. Nhiều
người dân ở nhiều nơi đã điện thoại hỏi thăm ông Ngoãn mới biết về việc hình ảnh
của mình đã bị sử dụng mà chưa được phép của ông. Trong nhiều năm qua, hình
ảnh, quy trình nuôi tôm sạch, bền vững của ông Ngoãn được đa số người nuôi tôm
cả nước biết đến, thậm chí ở một số nước có thế mạnh về nuôi tôm đều biết.
Ý kiến của các bên
Ngày 9/12, ông Võ Hồng Ngoãn - được nhiều người gọi là “vua tôm bất bại” ở
tỉnh Bạc Liêu chính thức gửi đơn đến các ngành chức năng khởi kiện công ty Nam
Mỹ đã tự ý dùng hình ảnh của ông để in hàng ngàn tờ rơi quảng cáo ở hai tỉnh Cà
Mau và Bạc Liêu nhằm mục đích để trục lợi, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự
của ông. Theo nội dung đơn gởi các cơ quan chức năng, ông Ngoãn yêu cầu Công
ty Nam Mỹ phải công khai xin lỗi gia đình ông, thu hồi lại tất cả các tờ rơi quảng
cáo có in hình của ông, đồng thời đang xem xét sẽ khởi kiện ra tòa đối với công ty
này.
Ông Ngoãn cho biết, việc Công ty Nam Mỹ sử dụng hình ảnh của ông đăng
trên tờ rơi quảng cáo không những ảnh hưởng đến uy tín của gia đình, đặc biệt vi
phạm nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu nuôi tôm sạch, bền vững của ông.
Cụ thể, ngày 9/3/2010, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu độc quyền “Trang trại nuôi tôm sạch Sáu Ngoãn (VN)”. Do đó,
thương hiệu nuôi tôm sạch của ông Ngoãn được pháp luật bảo hộ và bất kỳ những
hình ảnh về hoạt động nuôi tôm của ông hoàn toàn không cho phép Công ty Nam
Mỹ sử dụng tùy tiện, nhất là để quảng cáo nhằm trục lợi.
2


Ông Ngoãn “lên tiếng” không vì quyền lợi cá nhân hay nhằm thương lượng

buộc công ty bồi thường tiền, mà quan trọng là ông đấu tranh nhằm bảo vệ người
nuôi tôm trong cả nước. Tên tuổi của ông đã có “thương hiệu”, tác động ảnh
hưởng rất lớn đến nghề nuôi tôm ở Việt Nam . Trong khi đó, công ty Nam Mỹ cố
tình lấy hình ảnh ông làm tờ rơi nhằm quảng bá thương hiệu, trục lợi cá nhân
khiến người dân cứ tưởng lâu nay “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn mua tôm giống của
công ty Nam Mỹ thả nuôi mới trúng lớn như thế.
Theo trình bày của ông Bùi Văn Chẩm, Giám đốc Công ty Nam Mỹ dù đã biết
vua tôm Võ Hồng Ngoãn nổi tiếng về nuôi tôm sú “bất bại” từ trước đến nay,
nhưng cứ tưởng hình ảnh ông đã được đăng trên các phương tiện thông tin đại
chúng thì mọi người có thể lấy sử dụng lại, không vi phạm pháp luật. Ngày 16/12,
ông Bùi Văn Chẩm, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất tôm giống thủy sản Nam
Mỹ đã trực tiếp đến Bạc Liêu gặp “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn để công khai xin lỗi
ông trước sự chứng kiến của các cơ quan thông tin đại chúng. Ông Chẩm cũng
cam kết thu hồi, tiêu hủy ngàn hàng tờ rơi đăng quảng cáo sử dụng hình ảnh vợ
chồng “vua tôm” mà không xin phép trước đó.
Trước thái độ cầu thị, biết nhận sai sót và hứa khắc phục hậu quả của công ty
Nam Mỹ (ở ấp Mỹ Tường, xã Nhân Hải, huyện Hải Ninh, tỉnh Ninh Thuận), ông
Võ Hồng Ngoãn chấp nhận lời xin lỗi và rút lại đơn kiện công ty này ra tòa.

2. Nhận xét về vụ việc
Thứ nhất là hành vi sử dụng hình ảnh của ông Võ Hồng Ngoãn của Công ty
Trách nhiệm hữu hạn sản xuất tôm giống thủy sản Nam Mỹ mà chưa có sự cho
phép của ông Ngoãn là trái pháp luật, vi phạm quyền nhân thân của cá nhân.
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 về quyền của cá nhân đối với
hình ảnh thì :
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
3


2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường

hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì
phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người
đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp
luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
Cụ thể công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất tôm giống thủy sản Nam Mỹ đã
dụng hình ảnh vợ chồng “vua tôm” mà không xin phép trước đó in trên các tờ rơi
quảng cáo ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nhằm mục đích để trục lợi. Điều này gây
ra hậu quả nghiêm trọng : Trước hết là ảnh hưởng đến đến uy tín của gia đình ông
Ngoãn , đặc biệt vi phạm đến hình ảnh, thương hiệu nuôi tôm sạch, bền vững của
ông đã được công nhận, mặt khác còn ảnh hưởng đến người nuôi tôm trong cả
nước. Việc sử dụng hình ảnh của một cá nhân bình thường sẽ không có gì đáng
bàn nhiều bằng việc sử dụng hình ảnh của một cá nhân đã nổi tiếng, có sức lan
truyền như ông Ngoãn trong nghề nuôi tôm. Tên của ông Võ Hồng Ngoãn đã có
thương hiệu nổi tiếng về việc nuôi tôm không chỉ ở trong nước mà còn trên thế
giới. Do đó công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất tôm giống thủy sản Nam Mỹ sử
dụng hình ảnh cá nhân của ông Ngoãn mà chưa có sự xin phép của ông là trái pháp
luật.
Thứ hai việc ông Võ Hồng Ngoãn đưa đơn kiện đến cơ quan chức năng về
công ty tự ý sử dụng hình ảnh của ông là đúng với quy định của pháp luật
nhằm bảo vệ quyền nhân thân chính dáng của mình.
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2005 bảo vệ quyền nhân thân thì:
“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;

4


2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc

người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm bồi thường thiệt hại”.
Uy tín, danh dự của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân,
đặc biệt với những người nổi tiếng việc bảo vệ uy tín và thương hiệu mang tính
“sống còn”. Do đó ông Ngoãn có đơn khởi kiện yêu cầu công ty Trách nhiệm hữu
hạn sản xuất tôm giống thủy sản Nam Mỹ là nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của
mình đồng thời bảo vệ thương hiệu của mình đã dày công tạo dựng và những
người nuôi tôm trong cả nước. Trước tình hình nghiêm trọng mà Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất tôm giống thủy sản Nam Mỹ đã gây ra thì Công ty cũng
đã tiến hành công khai xin lỗi ông trước sự chứng kiến của các cơ quan thông tin
đại chúng và cam kết thu hồi, tiêu hủy ngàn hàng tờ rơi đăng quảng cáo sử dụng
hình ảnh vợ chồng “vua tôm” mà không xin phép trước đó là hợp lí.
3. Kiến nghị về hướng khắc phục những hạn chế thực trạng xâm phạm
quyền đối với hình ảnh của cá nhân
“Khi pháp luật không cấm cũng như những quy định thiếu sót thì mọi người
đều được quyền làm những gì mình thích mặc dù nó ảnh hưởng đến các chủ thể
khác”. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật của
nước ta. Những quy định cần rõ ràng, chặt chẽ, có tính răn đe cao để các chủ thể
hình thành “thói quen tôn trọng” quyền của các chủ thể khác. Đối với quyền hình
ảnh của cá nhân mà đang phân tích ở trên cũng vậy, chúng ta cần có những quy
định chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền hình ảnh của mỗi cá nhân, nó không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến cá nhân đó mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến các chủ thể khác.
Trong trường hợp này, sự thương lượng của hai bên đã giải quyết một cách ổn thỏa
nhưng có những trường hợp khác thì hậu quả để lại rất lớn mà không thể khôi phục
lại được . Vì vậy mà để khắc phục được tình trạng xâm phạm quyền đối với hình

5



ảnh của cá nhân thì cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung để những quy định về vấn
đề này được chặt chẽ và có tính khả thi cao.
Về quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS: “1. Cá
nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân
phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực
hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã
thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác; 3. Nghiêm cấm việc
sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người có hình ảnh”, thì có thể nhận thấy rằng tuy quy định này của BLDS khá cụ
thể nhưng vẫn còn không ít hạn chế:
Thứ nhất, Điều 31 BLDS không miễn trừ việc xin phép khi sử dụng ảnh chụp
phong cảnh hay các buổi tụ tập đông người (biểu tình, tuần hành, hội họp). Vì vậy
thực tiễn đặt ra một vấn đề là nếu muốn công bố một bức ảnh có bao nhiêu khuôn
mặt người khác trong đó thì phải đi hỏi ý kiến của từng ấy người cho phép mới
được hay sao. Nếu ảnh chụp chung cả Quốc hội thì phải xin phép bao nhiêu
người?. Hay giả sử khi sử dụng ảnh cụ Phan Thanh Giản đi sứ qua Pháp chụp cuối
thế kỷ XIX thì kiếm đâu ra hậu duệ của cụ để xin phép ?...Theo quan điểm của
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cho rằng: “Quy định như thế là
chặt chẽ. Nhưng theo tôi, đúng là phải tính đến tính khả thi. Hình ảnh trong sinh
hoạt bình thường, chẳng hạn tường thuật về một hội thảo nào đó, mình lên phát
biểu, người ta chụp đưa lên báo thì cũng phải xin phép à? Hoặc trong sinh hoạt
nào đấy có hình ảnh cá nhân như lễ hội, mít tinh... thì như thế nào? Thật ra chỉ
nên quy định là cần phải xin phép đối với việc sử dụng hình ảnh thuộc về đời tư
của người ta. Bộ luật Dân sự hiện hành cũng đã quy định rồi nhưng chưa
nghiêm”. Cho nên thiết nghĩ để những quy định về quyền đối với hình ảnh của cá
nhân được mọi chủ thể tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện thì luật nên có quy
định rõ ràng hơn về những trường hợp nào sử dụng hình ảnh cá nhân cần phải xin
phép (như sử dụng hình ảnh vào mục đích thương mại hay việc sử dụng hình ảnh
6



làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm…) và cũng
nên quy định thời hiệu đối với việc phải xin phép khi sử dụng hình ảnh của cá
nhân.
Thứ hai, Điều 31 BLDS chỉ điều chỉnh hành vi “sử dụng” hình ảnh của người
khác mà không điều chỉnh hành vi “ghi hình”. Đây là một khoảng trống đáng lo
ngại của pháp luật Việt Nam, bởi ngay khi bị ghi hình thì cá nhân đã mất đi một
phần quyền định đoạt đối với hình ảnh của mình. Hơn nữa, trong điều kiện các
trang thiết bị ghi hình ngày càng phổ biến ở Việt Nam thì nguy cơ bị chụp trộm,
quay phim trộm ở những nơi nhạy cảm như nhà nghỉ, nhà tắm hày buồng thử quần
áo cao hơn bao giờ hết. Nhưng do pháp luật dân sự không quy định hành vi “ghi
hình” hình ảnh cá nhân của người khác là vi phạm pháp luật nên nếu không thể
chứng minh được người “ghi hình” những hình ảnh đó đã phát tán các hình ảnh
này thì không thể truy cứu trách nhiệm dân sự theo Điều 31 BLDS hay trách
nhiệm hình sự theo Điều 121 và 226 BLHS.
Thứ ba, Quy định về quyền về hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS có quy
định: “…sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…”, tuy nhiên
trong trong thực tế chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp việc báo chí tự do đưa tin có kèm
hình ảnh của bị cáo tại phiên tòa. Việc đăng bài có kèm hình ảnh của bị cáo mô
hình chung sẽ trở thành “vết đen” trong cuộc đời của bị cáo, sẽ ảnh hưởng lớn đến
công việc làm ăn, uy tín, danh dự của bản thân, gia đình và dòng họ (dù sau đó họ
có trắng án). Theo quy định tại Điều 28, 36, 37, 38 và 39 Bộ luật hình sự thì chỉ
hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền dân dự của bị can, bị cáo như: cấm đảm nhiệm
chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, cấm đi khỏi nơi cư trú...
Không có quy định nào tước bỏ quyền đối với hình ảnh của một người, dù người
đó là kẻ phạm tội. Những điều kể trên lại mâu thuẫn với quy định về quyền hạn
của nhà báo được quy định trong nghị định số 51/NĐCP/2002 của chính phủ: Nhà
báo “Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên
tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm

phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp” (khoản 3 điều 8 nghị
7


định số 51/NĐCP/2002 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật báo chí,
luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí) . Phải chăng theo những quy định
này của pháp luật thì những bị cáo khi ra tòa không có quyền đối với hình ảnh của cá
nhân (?). Theo quan điểm của bản thân thì đây là một quy định còn thiếu tính chặt chẽ
và mâu thuẫn của pháp luật Việt Nam. Nên chăng, về vấn đề quyền đối với hình ảnh
của cá nhân nên được pháp luật quan tâm hơn và có những sửa đổi phù hợp để việc
bảo đảm thực hiện quyền này của cá nhân được thực hiện nghiêm chỉnh và bảo đảm.
Về quy định về phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân, Điều 25
BLDS quy định: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có
quyền:
1. Tự cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên quy định này lại bộc lộ một hạn
chế, đó là trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm đã chết mà việc xâm
phạm đến hình ảnh của cá nhân đó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người
thân còn sống của cá nhân đó. Vậy khi đó, ai sẽ có thể thay cá nhân đó thực hiện
những phương thức để bảo vệ quyền đối với hình ảnh khi mà luật chỉ quy định
quyền đó cho cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm? Nên chăng cần sửa đổi đổi theo
chiều hướng không chỉ có cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm mà
ngay cả những người thân thích của cá nhân đó cũng có các quyền theo quy định
của Điều 25 BLDS trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm chết.
Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân xảy ra, thì theo
quy định của pháp luật, thì cá nhân có hành ảnh bị xâm phạm có quyền yêu cầu
người xâm phạm phải xin lỗi, cải chính và bồi thường…Tuy nhiên về vấn đề mức

bồi thường thì cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn, cho
nên mạnh ai người ấy đòi, đòi cho bằng thích, đến khi vụ việc phải kéo nhau đến
8


toà án thì toà cũng chỉ theo thông lệ là…“việc dân sự muốn xử sao cũng được”!!! .
.Các tòa án thường căn cứ vào giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà
buộc người sử dụng hình ảnh của người khác trái phép phải thanh toán một khoản
tiền có thể là vài triệu đồng, vài chục triệu và cũng có thể lên đến hàng trăm triệu
đồng. Thiết nghĩ, để quyền của mỗi cá nhân đối với hình ảnh của mình được tôn
trọng và không bị xâm phạm thì pháp luật cũng nên đề ra những chế tài phù hợp
với mức độ xâm phạm nhưng cũng phải đủ sức răn đe. Nên nhanh chóng có một
văn bản quy định về các mức phạt trong từng trường hợp vi phạm cụ thể (mức
hình phạt nên căn cứ vào mục đích sử dụng hình ảnh, mức độ gây ảnh hưởng đến
chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm…).
KẾT LUẬN
Quyền nhân thân là một quyền cơ bản, không thể tách rời của cá nhân. Tuy
nhiên mọi người chưa ý thức bảo vệ quyền nhân thân nói chung và quyền nhân
thân đối với hình ảnh hình ảnh nói riêng. Điều khiến mọi người chưa ý thức để bảo
vệ quyền nhân thân về hình ảnh của mình là bởi phần lớn họ chưa ý thức được
quyền lợi chính đáng của mình đang được pháp luật bảo vệ. Trên thực tiễn, các
quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh còn có
những quy định đan xen vào nhau gây ra những cách hiểu khác nhau, dẫn tới
những nhận định và gây khó khăn trong quá trình xét xử cho các cơ quan bảo vệ
luật pháp. Chính vì vậy, pháp luật cần có những quy định thống nhất, cụ thể, rõ
ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ quyền nhân thân.

9




×