Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích, so sánh các đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối sống nông thôn ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn đối với

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.89 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Mục lục

Trang

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………
GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ……………………………………………….
A. Phân tích, so sánh các đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối

2
3

sống nông thôn…………………………………………………………
I. Thế nào là đô thị, lối sống đô thị, nông thôn, lối sống nông thôn?......
II. So sánh các đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối sống nông

3
3

thôn……………………………………………………………………..
1. Giống nhau…………………………………………………………
2. Khác nhau……………………………………………………………
B. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn đối với

4
4
4

lĩnh vực pháp luật………………………………………………………
KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….



10
11
12

1


LỜI MỞ ĐẦU

Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức xã hội bên trong của hệ
thống xã hội nhất định – biểu hiện như là sự thống nhất tương đối bền vững của
các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội đó.
Những thành tố này tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người. Những thành tố
cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm với vai trò vị thế của nó và các thiết chế.
Xã hội học về cơ cấu xã hội cơ bản nghiên cứu về các phân hệ cơ cấu xã
hội cơ bản, phân tầng xã hội và tính cơ động xã hội. Xã hội học về cơ cấu xã hội
chủ yếu nghiên cứu một số phân hệ cơ bản như cơ cấu xã hội – nhân khẩu, lãnh
thổ, dân tộc, nghề nghiệp, giai cấp.
Cơ cấu xã hội – lãnh thổ được phân biệt chủ yếu thông qua đường ranh
giới lãnh thổ , theo hình thức tổ chức cư trú, lao động sinh hoạt của cộng đồng
dân cư. Theo đó, trong xã hội có hai cộng đồng cơ bản là cộng đồng đo thị và
cộng đồng nông thôn. Giữa hai cộng đồng xã hội nói trên có những khác biệt về
điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, trình độ sản xuất lối sống, các đặc trưng văn
hóa, mật độ dân cư, thiết chế xã hội cũng như các đặc trưng khác về thói quen, tị
hiếu nghệ thuật… Trong những cơ sở đó thì lối sống là một trong những cơ sở
quan trọng nhất để phân định rõ thành thị và nông thôn. Vì vậy, trong bài tập ;ớn
học kì này, em xin phép chọn đề tài: “Phân tích, so sánh các đặc trưng cơ bản
của lối sống đô thị và lối sống nông thôn? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên
cứu xã hội học nông thôn đối với lĩnh vực pháp luật?”

Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em rất
mong nhận được lời góp ý từ thầy, cô.

2


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Phân tích, so sánh các đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và
lối sống nông thôn
I. Thế nào là đô thị, lối sống đô thị, nông thôn, lối sống nông thôn?
Để so sánh được đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối sống nông thôn
trước hết ta cần phải hiểu khái niệm đô thị, lối sống đô thị, nông thôn, lối sống nông
thôn.
- Đô thị là hình thức tồn tại của xã hội loài người trong phạm vi không gian –
xã hội mang tính cụ thể về mặt lịch sử, là hình thức tổ chức cư trú của con người
được đặc trưng bởi các chỉ báo sau:
+ Số lượng đan cư tập trung trên phạm vi lãnh thổ hạn chế (mật độ dân số cao).
+ Đại bộ phận dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
+ Là môi trường sống trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển xã hội và cá nhân.
+ Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh với toàn xã hội
nói chung.
- Lối sống đô thị là tổng thể các nét đặc trưng cơ bản cho phương thức hoạt
động sống có ý nghĩa xã hội đặc thù của các cá nhân và các nhóm xã hội, các giai cấp
tầng lớp xã hội tại các đô thị, điểm độc đáo của nó là được hình thành dưới ảnh
hưởng trực tiếp của đời sống xã hội đô thị với tư cách là môi trường không gian xã
hội đặc biệt , phân định rõ nết với môi trường xã hội nông thôn.
- Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ xã hội có tính cách lịch sử hình
thành trong một quá trình phân công lao động xã hội. Nông thôn là địa bàn cư trú đầu
tiên của con người, nó ra đời một cách tự nhiên cùng với sự ra đời của hình thức sản

xuất nông nghiệp là chăn nuôi và trồng trọt.

3


- Lối sống nông thôn là tổng thể các nết đặc trưng cơ bản cho phương thức
hoạt động sống và sinh hoạt của các giai cấp , dân tộc , các tập đoàn xã hội nhất định
về mặt lịch sử. phân biệt rõ nết với môi trường xã hội đô thị.

II. So sánh các đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối sống nông thôn
1. Giống nhau:
Cả đô thị và nông thôn đều được coi là những hệ thống xã hội, những
cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng như những xã hội nhỏ và trong đó có
đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội. Vì vậy trước hết đô
thị và nông thôn cần được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt
các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị đều là tổng thể các nét đặc trưng
cơ bản cho phương thức hoạt động sống và sinh hoạt của các giai cấp, dân tộc ,
các nhân và các nhóm xã hội tại khu vực đó. Đây là những đặc trưng cho lối
sống của người dân tại khu vực đó.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị đều được hình thành bởi các điều kiện
địa lý tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội, loại hình nghề nghiệp, địa bàn cư trú… tất
cả tạo nên những đặc trưng riêng cho lối sống của con người nơi đó. Ví dụ: ở khu
vực miền núi với địa hình chủ yếu là đồi núi nghười dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp đã tạo cho con người lối sống cần cù chịu khó. Họ phải thường
xuyên đối mặt với thiên tai dịch bệnh nên tạo cho họ tinh thần đoàn kết lối sống
tương thân tương ái cùng nhau vượt qua khó khăn.

2. Khác nhau
Lối sống đô thị và lối sống nông thôn đều có những đặc trưng riêng. Qua

các đặc trưng đó ta có thể nhận ra được rõ sự khác nhau giữa lối sống đô thị và
lối sống nông thôn.

4


a, Tính cơ động nghề nghiệp- xã hội, không gian- xã hội
Đô thị: Tính cơ động nghề nghiệp- xã hội, không gian- xã hội ở đô thị tương
đối cao. Đặc trưng này được quy định bởi sự đa dạng và phong phú trong cơ cấu
nghề nghiệp ở đô thị: giáo viên, luật sư, bác sĩ, kỹ sư….Sự đa dang và phong phú đó
đã tạo cho các cá nhân và các nhóm xã hội có nhiều cơ hội để lựa chọn và thay đổi
nghề nghiệp cho phù hợp với sở thích và năng lực và điều kiện của mình. Nhà ở tại
đô thị cũng có thể dễ dàng thay đổi ( mua , bán , chuyển đổi…) theo nguyện vọng,
mong muốn của các hộ gia đình, chỉ cần sự thay đổi đố tạo thuận lợi cho công việc
và sinh hoạt của họ.
Nông thôn: Trong khi đó ở nông thôn điều này khó thực hiện vì nhà ở
thường gắn liền với đất đai của cha ông để lại, liên quan đến việc thờ cúng tổ
tiên, chịu sự chi phối của dòng họ. Ỏ nông thôn, lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp (trồng chọt và chăn nuôi) là nghề cơ bản và chiếm lực lượng lao động
chủ yếu.

b, Hoạt động sống và sinh hoạt
Tại các đô thị, các hoạt động sống và sinh hoạt, nhất là các hoạt động sinh
hoạt phụ thuộc nhiều vào hệ thống dịch vụ công cộng và thị trường. Các thành
phố với đặc điểm cơ bản là mật độ dân số cao, chủ yếu hoạt động sản xuất phi
nông nghiếp, các nhu yếu phẩm như lương thực thực phẩm, rau xanh , hàng tiêu
dùng…phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân phát triển đa dạng , thuận tiện
cho nhu cầu của thị dân. Do không trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng nhu yếu
phẩm nên người dân phải dựa vào hệ thống dịch vụ và thị trường. Vì vậy các
chợ và các siêu thị tại các thành phố ở nước ta đang tăng nhanh chóng. Ở hầu

hết bất cứ khu dân cư nào cũng có chợ và thường hợp cả ngày
Ở nông thôn theo truyền thống lại chủ yếu phổ biến lối sống tự cấp tự túc
vì các gia đình nông thôn thường tự sản xuất ra các nhu yếu phẩm phục vụ sinh
hoạt hàng ngày. Ở nông thôn, không có siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa lớn,
chỉ có những cửa hàng nhỏ bán đồ lặt vặt và những phiên chợ họp buổi sáng.
5


c, Hoạt động giao tiếp
Ở đô thị , hoạt động giao tiếp xã hội với tư cách một mặt cơ bản của lối sống
đô thị, cúng có nhiều điểm khác biệt với lối sống nông thôn. Tại các thành phố, phạm
vi giao tiếp xã hội cơ bản tương đối rộng, cường độ giao tiếp cao và mang tính ẩn
danh trong giao tiếp vì đô thị là nơi tập trung đông dân cư mọi người thường xuyên
gặp mặt, trao đổi công việc ….các hoạt động giao tiếp chủ yếu nhằm vào những nội
dung mục đích cụ thể , được xây dựng hoặc thiết lập giữa những người có cùng sở
thích: câu lạc bộ tennis , hội sinh vật cảnh … Vì vậy ở các đô thị đang có sự suy giảm
các giao tiếp truyền thống, tăng cường giao tiếp theo nhóm sở thích hoặc nhóm vai
trò.
Ở nông thôn , phông cách giao tiếp ứng sử mang tính chân thành , cởi mở ,
chan hòa. Đây là đặc trưng cơ bản của lối sống nông thôn . Dù nhiều ý kiến cho rằng
phạm vi và môi trường giao tiếp ở nông thôn thường bị khép kín, hạn chế trong
không gian và thời gian nhưng phải công nhận sự giao tiếp xã hội đó xuất hiện từ tình
cảm chân thành, mộc mạc, tuân theo những chuẩn mực xã hội và khuôn phép truyền
thống lâu đời. Ở đây, sự giả dối không có nơi tồn tại . Cánh xưng hô giứa mọi người
với nhau tùy theo quan hệ gia tộc hoặc lứa tuổi trong làng xóm cũng thể hiện sự tôn
trọng và thân mật như những người cùng gia đình , dòng họ. Nó khác với thói dửng
dưng và xã giao trong giao tiếp đô thị. Sự chân thành cởi mở trong giao tiếp xã hội ở
nông thôn là đặc trưng nổi bật của lối sống nông thôn.

d, Sử dụng thời gian nhàn rỗi

Thời gian nhàn rỗi là khoảng thì giờ trong đó con người không bị ràng
buộc bởi các nhu cầu sinh tồn sơ đẳng. Đó là khoảng thì giờ gần như tự do cho
nhu cấu của mỗi người, mà chủ yếu là thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Vì vậy sử
dụng thì giờ nhàn rỗi như thế nào cũng là chỉ báo quan trọng về đặc điểm và
đẳng cấp xã hội – văn hóa của mỗi người.

6


Ở đô thị, nhu cầu văn hóa – giáo dục tương đối cao, việc sử dụng thời gian
nhàn rỗi diễn ra rất đa dạng dưới nhiều hình thức: dạo chơi công viên, sinh hoạt của
lạc bộ, đọc sách báo, thưởng thức nghệ thuật… Điều này được quy định chủ yếu bởi
sự vượt trội về cơ sở hạ tầng và các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng ở đô thị
so với ở nông thôn ( các công viên, rạp chiếu phim, nhà hát..) .Ở phương diện này tại
các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh lúc 23 giờ đêm đường phố vẫn
sang đèn, vẫn nhộn nhịp, các nhà hát ngoài trời, quàn cà phê vẫn còn đông khách.
Ở nông thôn chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, các hoạt động lao động khác
của các gia đình nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp về cường độ và nhịp điệu thời
gian gần như phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp
mang tính thời vụ nghiêm ngặt, việc gieo trồng chăm bón, thu hoạch diễn ra theo
mùa vụ nên thời gian ở nông thôn không tính theo ngày, giờ, tuần, tháng mà tính theo
mùa vụ. Việc sử dụng thời gian nhà rỗi của nông thôn gắn với nhịp điệ sản xuất nông
nghiệp. Ở nông thôn có khái niêm “ tháng ba ngày tám” là để chỉ những khoảng thời
gian nhàn rỗi thồi gian thu hoạch mùa , thời gian có thể sử dụng để làm các công việc
phi nông nghiệp . Ở nông thôn không có thời gian rỗi mang tính định kỳ và ổn định
diễn ra đều đều như ở đô thị . Do nhịp điệu thời gian và công việc nhà nông theo mùa
vụ , do môi trường sống là nông thôn , do truyền thống văn hóa giáo dục nên việc dân
cư nông thôn dành thời gian nhà rỗi cho những mục đích riêng như; vui chơi giải trí,
xem báo, nghe đài, nâng cao trình độ học vấn còn hạn chế. Ở nông thôn thời gian nhà
rỗi được người dân dành cho các hoạt động chung có tính cộng đồng như hội làng

hội chùa còn chiếm phần ưu tiên so với cá nhân và gia đình. Ở nông thôn lúc hai mốt
giờ đêm đã được coi là khuya, khoảng 22 giờ là rất khuya , các sinh hoạt hằng ngày
chấm dứt người dân đã đi ngủ.

e, Tính tích cực chính trị - xã hội
Ở đô thị, tính tích cực chính trị xã hội tương đối cao. Cư dân đô thị có điều
kiện nhạy bén với các thông tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia vào hoạt động
xã hội mà phần nhiều được tổ chức tạ các đô thị. Các phong trào có sức huy động
7


quần chúng ở các dô thị nhanh hơn ở nông thôn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đô thị
thường là nơi tập trung nhiều thành phần xã hội có trình độ học vấn tương đối cao
như tầng lớp trí thức, cán bộ, viên chức nhà nước. Thêm vào đó là sự tập trung hoạt
động của các cơ quan thông tin đại chúng làm cho chất lượng và tốc độ tiếp thu thông
tin chính trị - xã hội của cư dân đô thị phát triển cao. Ví dụ như ở Việt Nam nếu như
trước đây chỉ quan tâm đến chuyện cơm áo, gạo tiền, những vấn đề xung quanh cuộc
sống chật vật, khó khăn thì hiện nay kinh tế đã phát triển ở một mức độ nhất định,
người dân,đặc biệt là cư dân đô thị, đã quan tâm nhiều hơn tình hình chính trị, thời sự
trong nước và quốc tế. Điều đó gián tiếp thể hiện ở hiệu quả cũng như các thông tin
chính trị - xã hội trên các kênh thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, tuyên
truyền. Qua đó, có thể thấy rõ tính tích cực và nhạy bén thông tin chính trị - xã hội
của người dân, nhất là cư dân đô thị, đã được nâng lên đáng kể.
Ở nông thôn , điều kiện sản xuất nông nghiệp và nghề thủ công còn nhiều khó
khăn, vướng mắc, phương tiện sản xuất còn ở trình độ thô sơ , hạn chế thì con người
ở nông thôn cò nhiều khó khăn , phương tiện sản xuất còn ở trình độ thô sơ hạn chế
thì con người nông thôn còn phải vất vả lao động , sản xuất của cải vật chất để đảm
bảo cuộc sống. Vì vậy họ ít có thời gian quan tâm và theo dõi các hoạt động chính trị
- xã hội , các phong trào có sức huy động quần chúng ở nông thôn còn chậm hơn
nhiều so với ở đô thị .


f, Mức sống
Ở đô thị, trong những năm qua, mức sống của người dân của người dân đô thị
đã được cải tiến đáng kể. Các chi tiêu cho nhu cầu ăn uống, học hành, ăn mặc, đi lại ,
may mặc được đáp ứng hơn so với nông thôn. Mức sống của người dân đô thị cao
hơn hẳn người dân nông thôn ở chỗ họ sẵn sang chi các khoản tiền để đáp ứng nhu
cầu cho bản thân và gia đình như: cho con em học trường tốt, trường điểm, phương
tiện đi lại không chỉ đảm bảo nhu cầu đi lại mà còn thỏa mãn về độ thời trang. Mức
sống đô thị ngày nay thể hiện một sự chênh lệch khá lớn so với mức sống nông thôn
vì vậy Nhà nước nên có những chính sách cân bằng, làm hài hòa mức sống ở khu vực
8


đô thị và nông thôn để giúp những người dân nông thôn đỡ khó khăn, vất vả hơn.
Dân cư đô thị cũng nên có ý thức và trách nhiệm giúp đỡ những người dân nông thôn
vượt qua khó khăn, thiếu thốn để có thể tiếp cận với những điều kiện tốt.
Ở nông thôn mặc dù trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đời sống vật chất của người nông dân đã được cải thiện nhiều
hơn so với trước đây . Nhưng mức sống ở nông thôn nói chung và các gia đình nông
thôn nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn , túng thiếu nhất là các vùng trung du và miền
núi. Những địa bàn này còn nhiều gia đình thiếu đói cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ
mặc, con em phải làm việc vất vả thay cho việc đến trường. Họ không có mức sống
như thành thị để có thể vui chơi giải trí và được học hành đầy đủ như họ. Mọi người
đều biết rằng mức sống được nâng cao là điều kiện vật chất cần thiết để con người có
thể bồi dưỡng sức khỏe, nâng cao thể chất , phát triển tài năng , tổ chức cuộc sống gia
đình và đóng góp nhiều hơn cho xã hội . Vì vậy nâng cao mức sống là nguyện vọng
và là mục tiêu phấn đấu của mọi người nhất là người dân nông thôn để có cuộc sống
ổn định . Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nhân dân nông thôn đã quyết tâm
xóa đói giảm nghèo để đem lại sự giàu có cho Tổ Quốc và không ngừng nâng cao
mức sống cho mọi người.
Ở nông thôn hiện nay bên cạnh những thói quên tốt căn bản của người dân

(thức khuya dậy sớm để lao động , tiết kiệm , may mặc và xây dựng , giúp đỡ nhau
khi tắt lửa tối đèn ), nếp sống nông thôn cũng đang bộc lộ những nhược điểm : việc
tổ chức hội hè là nơi vui chơi của các em thiếu nhi nhưng bên cạnh đó cũng xảy ra
những vụ ảu đả của các thanh niên trong xã ; ma chay, giỗ chạp tổ chức đình đám
nhiều lúc nhiều nơi còn cồng kềnh , lãng phí yếu kếm ; những hủ tục lạc hậu lỗi thời
còn tồn tại , trình độ dân trí thấp , thói hư tật xấu và tệ nạn phát sinh , tính tích cực
chính trị - xã hội của người dân còn hạn chế …..Vì vậy xây dựng nếp sống văn hóa
mới ở nông thôn đang là vấn đề được nhà nước và Đảng quan tâm. Khôi phục những
thuần phông mỹ tục , xây dựng nếp sống văn hóa mới văn minh và gia đình văn hóa ,
phất huy tính tích cực chính trị xã hội của mỗi người ; phấn đấu vì sự công bằng xã

9


hội ; phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở…. đang là giải pháp quan trọng trước mắt
thúc đẩy xã hội công bằng nông thôn phát triển.

g, Tính chất của lối sống
Ở đô thị đó là lối sống khép kín giữa các gia đình. Sự gắn bó quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm dang mất dần đi mà thay vào đó là lối sống khép kín ,
chỉ quan tâm giúp đỡ giữa các thành viên trong gia đình. Sở dĩ như vậy là do sự phát
triển của kinh tế thời gian ở cơ quan gần như chiếm trọn cả ngày, thời gian ở nhà rất
ít vì vậy thời gian cha mẹ dành cho con cái cũng ít đi, thời gian giao lưu hàng xóm
láng giềng hầu như không có vì vậy tình làng nghĩa xóm đang mất dần đi.
Lối sống nông thôn mang tính cộng đồng và xã hội rất cao. Nó thể hiện ở mối
quan hệ gắn bó, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình,
dòng họ, trong lối xóm ở nông thôn. Con người nông thôn sống đơàn kết gắn bó với
quê hương, rất coi trọng tình làng nghĩa xóm. Họ luôn sẵn sang giúp đỡ, che chở đùm
bọc chia sẻ với nhau niềm vui nỗi buồn theo tinh thần “ lá lành đùm lá rách”, “ bán
anh em xa mua láng giềng gần” …..biết đặt lợi ích chung của cộng đồng lên trên lợi

ích cá nhân.

B. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn đối với
lĩnh vực pháp luật
Việc thực hiện nghiên cứu xã hội học nông thôn có ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh
vực pháp luật.
Xã hội học nông thôn cho chúng ta cách nhìn bao quát về nông thôn trong giai
doạn đổi mới hiện nay . Những thành tựu đã đạt được và những hạn chế đang còn tồn
tại ( việc tổ chức hội hè đình đám , ma chay , giỗ chạp nhiều nơi nhiều lúc còn cồng
kềnh tốn kém và lãng phí những hủ tực lạc hậu lỗi thời còn tồn tại , vì vậy nhiều
người đã lợi dụng những hủ tục mê tín dị đoan này để lừa gạt người dân , các thói hư
tật xấu , tệ nạn xã hội phát sinh …). Từ những nghiên cứu đó cung cấp cho các nhà
10


làm luật những tri thức vốn hiểu biết nhằm ban hành cho các điều luật nhằm hạn chế ,
giảm bớt những tồn tại những nhược điểm trong cuộc sống nông thôn.
- Nghiên cứu xã hội học nông thôn tạo cơ sở khoa học để các nhà nước ban
hành các chính sách xã hội phù hợp kịp thời đối với nông thôn. Nhà nước ta đã tiến
hành giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình nông dân, giao việc chăm
sóc bảo vệ rừng cho từng hộ dân . Từ đó tạo công việc cho người dân , giảm số người
thất nghiệp ra thành phố làm thuê tụ tập thành các nhóm xã hội gây mất trật tự xã hội.
- Nghiên cứu về xã hội học nông thôn , nhà nước đã ban hành các chính sách
xóa đói giảm nghèo song song với việc khuyến khích người dân làm giàu chính đáng.
Để từ đó, kinh tế phất triển số trẻ em đến lớp ngày càng nhiều , ý thức người dân
ngày càng nâng cao , góp phần hiểu biết nhiều hơn về phấp luật, ý thức chấp hành
luật ngày càng cao.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ


Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có những đặc trưng rất khác biệt nhau.
Đó là cơ sở quan trọng để phân định nông thôn và đô thị. Hiện nay với công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước mức sống của người dân nông thôn đang
được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Với việc nghiên cứu xã hội học nông thôn,
nó đã có vai trò to lớn với những chính sách của Đảng và nhà nước đặc biệt là đối với
lĩnh vực pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng xã hội học
11


Trường đại học luật Hà Nội , NXB Công an nhân dân. Năm 2010
2. Xã hội học
Giáo sư Tất Dong – TS Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên ). NXB thế giới

12



×