Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

động cơ điện đồng bộ 3 pha kích thích vĩnh cửu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.51 KB, 22 trang )

Mục lục
Chương 1: Tổng quan về máy điện đồng bộ……………………………………2
1.1. Cấu tạo máy điện đồng bộ……………………………………………………2
1.2. Nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ……………………………………4
1.3. Máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu (PMSM)………………………….…5
Chương 2: Xây dựng mô hình máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu…..…….8
2.1. Khái quát chung về các phương trình cơ bản trong hệ toạ độ αβ………..….....8
2.2. Biến đổi hệ toạ độ các phương trình toán của MĐĐB trong hệ toạ độ dq…..10
Chương 3. Mô phỏng các đặc tính của máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu
dùng simulink…………………………………………………………………….13
3.1. Lựa chọn các thông số cho mô phỏng dùng simulink………………………15
3.2. Mô phỏng các đáp ứng cụ thể của máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu….16
3.3 Nhận xét về kết quả thu được…………………………………………….….20
Kết luận
Tài liệu kham khảo

[1]


Chương 1. Tổng quan về máy điện đồng bộ
1.1 Cấu tạo máy điện đồng bộ
Máy điện đồng bộ gồm hai bộ phận chính là stator và rotor
1.1.1 Startor
Tương tự như của động cơ không đồng bộ, stator gồm có lõi thép và dây
quấn. Dây quấn stator gọi là dây quấn phần ứng. Lõi thép làm bằng vật liệu sắt từ
tốt, nghĩa là có từ trở nhỏ và điện trở suất lớn. Loại vận tốc chậm có chiều dài dọc
trục ngắn; còn loại vận tốc nhanh chiều dài dọc trục lớn qấp đường kính nhiều lần.
Ngoài ra, trong stator còn có hệ thống làm mát (nước ,khí hydro).
1.1.2 Rotor
Rotor máy điện đòng bộ có các cực từ và dây quấn kích từ dùng để tạo từ
trường cho máy (đối với máy nhỏ rotor là nam châm vĩnh cửu).


Có hai dạng rotor : rotor cực lồi và rotor cực ẩn
1.1.2.1 Rotor cực lồi
Dạng của mặt cực được thiết kế sao cho khe hở không khí không đều, mục
đích từ cảm trong khe hở không khí có phân bố hình sin và do đó sức điện động
cảm ứng trong dây quấn cũng có hình sin. Loại rotor cực lồi được dùng trong máy
phát kéo bởi tua bin có vận tốc chậm( tuabin thuỷ điện)
Đường kính D của rotor cực lồi có thể lớn tới 15m trong khi chiều dài l lại
nhỏ, với tỷ lệ l/D = 0,15→0,2.
Rotor của máy điện đồng bộ cực lồi công suất nhỏ và trung bình có lõi thép
được chế tạo bằng thép đúc và gia công thành khối lăng trụ hoặc khối trụ trên mặt
có đặt các cực từ. Ở các máy lớn, lõi thép được hình thành bởi các tấm thép dày
1→ 6 mm được dập hoặc đúc định hình sẵn để ghép thành các khối lăng trụ.

Hình 1.1- Cực từ rotor máy điện đồng bộ cực lồi
[2]


Dây quấn kích từ được chế tạo từ dây đồng trần, tiết diện chữ nhật quấn theo
chiều mỏng thành từng cuộn dây. Cách diện giữa các vòng dây là các lớp mica
hoặc amiăng.
Dây quấn cảm ứng (trường hợp máy phát đồng bộ) hoặc dây quấn mở máy
( trường hợp động cơ đồng bộ) được đặt trên các đầu cực. Các dây quấn nà giống
như dây quấn kiểu lồng sóc của máy điện không đồng bộ, nghĩa là làm bằng các
thanh đồng đặt vào rãnh các đầu cực và được nối bởi hai vòng ngắn mạch.
Trục của máy cực lồi có thể đặt nằm ngang như ở các động cơ đồng bộ, máy
bù đồng bộ, máy phát điện diesel hoặc máy phát tuabin nước công suất nhỏ và tốc
độ quay tương đối lớn (khoảng trên 200 vòng/phút). Ở trường hợp máy phát tuabin
nước công suất lớn ,tốc độ chậm, trục máy được đặt thẳng đứng theo hai kiểu: kiếu
treo và kiểu dù.
1.1.2.2 Rotor cực ẩn

Rotor của máy điện đồng bộ cực ẩn làm bằng thép hợp kim chất lượng cao,
được rèn thành khối hình trụ, sau đó gia công và phay rãnh để đặt dây quấn kích
từ. Phần không phay hình thành mặt cực từ.
Máy điện đồng bộ cực ẩn thường chế tạo với số cực 2p = 2, tốc độ quay của
rotor là 3000 vòng/phút, và để hạn chế lực ly tâm, đường kính D của rotor không
vượt quá 1,1→1,5m. Để tăng công suất của máy, chỉ có thể tăng chiều dài của
rotor. Chiều dài tối đa của rotor vào khoảng 6,5m.
1.2 Nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ
1.2.1 Máy phát đồng bộ
Khi cho dòng điện kích từ (dòng điện không đổi) vào dây quấn kích từ sẽ
tạo nên từ trường roto. Khi quay rotor bằng động cơ sơ cấp, từ trường của rotor sẽ
cắt dây quấn phần ứng stator và cảm ứng sức điện động xoay chiều hình sin, có trị
hiệu dụng:
E0 = 4,44.f.W1.kdq.Ø0
(V)
E0 : sức điện động pha
W1 : số vòng dây 1 pha dây quấn phần ứng
Kdq : hệ số dây quấn
Ø0 : từ thông cực từ rotor

[3]


Hình 1.2- Nguyên lý làm việc của máy phát đồng bộ
Nếu rotor có p đôi cực, khi rotor quay n vòng/phút , thì tần số sức điện động
sinh ra trong các cuộn dây ax, by, cz la :
f = n.p/60 (Hz)
Dây quấn 3 pha stator có trục lệch nhau trong không gian 1 góc 120 0. Khi
dây quấn sator nối với tải, trong các dây quấn sẽ có dòng điện 3 pha giống như ở
máy điện không đồng bộ, dòng điện 3 pha trong dây quấn sẽ tạo nên từ trường

quay với tốc độ đồng bộ n1 = 60f / p đúng bằng tốc động n của rotor.
1.2.2 Nguyên lý làm việc của động cơ đồng bộ
Vì dây quấn stator của động cơ đồng bộ cũng giống như động cơ không
đồng bộ nên khi cung cấp cho stator một hệ thống dòng điện 3 pha cân bằng, ta
được một từ trường quay 2p cực và quay với tốc độ đồng bộ
n1 = 60f / p
(vòng/phút)
Khi cho dòng một chiều vào dây quấn rotor, rotor biến thành một nam châm
điện.

[4]


Hình 1.3- Sự tạo thành mômen quay trong động cơ đồng bộ
Nếu rotor đang đứng yên thì cực S của rotor bị cực N của stator kéo theo và
nó có khuynh hướng quay theo chiều quay của từ trường sator. Nhưng do quán tính
và do cực N của stator quét nhanh quá, kết quả là rotor không quay được.
Tuy nhiên nếu ta có biện pháp để cho rotor quay trước với vận tốc đồng bộ
thì các cực rotor sẽ bị khoá chặt vào các cực của sator trái dấu .Lúc không tải ,trục
của chúng trùng nhau (θ = 0). Lúc có tải, trục của rotor đi chậm sau trục từ trường
stator một góc θ càng lớn, nhưng cả hai cùng quay với vận tốc đồng bô.
1.3 Máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu (PMSM)
1.3.1 Cấu tạo
Máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu cấu tạo cũng giống như máy điện
đồng bộ thông thường, tuy nhiên ở máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu thì rotor
bao gồm những phiến nam châm nghép lại với nhau, từ đó ta có từ trường rotor là
từ trường không đổi.
1.3.2 Nguyên lý làm việc
PMSM làm việc dựa trên sự tương tác giữa từ trường quay của cuộn stator
và từ trường của nam tram vĩnh cửu đặt trên rotor tạo nên. Khi số đôi cực của từ

trường stator và rotor như nhau, vận tốc quay của các từ trường bằng nhau(chế độ
[5]


đồng bộ), thì xuất hiện lực kéo điện từ giữa cực từ của của stator và rotor hình
thành momen điện từ.

Hình 1.4- Mô hình động cơ đồng bộ 3 pha với rotor có cấu trúc cực lồi

[6]


Hình 1.5- Mô hình động cơ đồng bộ 3 pha với rotor có cấu trcú cực ẩn
Sự khác nhau cơ bản giữa ĐCKĐB và ĐCĐB là sự khác nhau trong
phương thức sản sinh ra từ thông rotor. Từ thông rotor của ĐCKĐB được tạo nên
bởi dòng kích từ isd, một thành phần của dòng stator, còn tù thông rotor của ĐCĐB
hoặc được tạo lên bởi một cuộn kích từ biệt lập với các cuộn dây stator, hoặc bởi
các phiến nam trâm vĩnh cửu bố trí đều đặn trện bề mặt rotor, vì lý do đó dòng điện
stator chỉ còn chứa dòng điện tạo momen quay i sd và không còn dòng kích từ nào
nữa. ĐCĐB sử dụng cuộn kích từ biệt lập có cấu trúc cơ học hình 1.1 (còn được
gọi là động cơ đồng bộ cực lồi) , loại kích thích bởi nam tram vĩnh cửu hình 1.2
( còn được gọi là ĐCĐB cực tròng hay ẩn).

[7]


Chương 2. Xây dựng mô hình máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu
2.1 Khái quát chung về các phương trình cơ bản trong hệ toạ độ α,β

2.1- Mô hình đơn giản của động cơ đồng bộ ba pha với rotor có cấu trúc

cực ẩn

Phương trình điện áp stator của ĐCĐB tương tự như động cơ KĐB, ta có:
uss =Rsiss +
(2.1a)
Pt (2.1a) chuyển sang quan sát trên hệ toạ độ dq - có trục thực d trùng với
trục từ thông rotor vĩnh cửu – sẽ có dang như sau:
ufs = Rsifs + +jωsψfs
(2.1b)
[8]


Vector từ thông rotor ψfp (chỉ số p: viết tắt của Pol , nghĩa là cực) chỉ có
thành phần thực ψp, do trục thực d đi qua trục của chính vector ψfp.
Ψfp = ψp
(2.1c)
f
Vector từ thông stator ψ s gồm có 2 thành phần, một thành phần do dòng
stator tự cảm trong các cuộn dây stator và một thành phần chính ψfp cảm ứng sang.
Ψfs = Lsifs + ψfp
(2.1d)
Hệ phương trình mô tả đầy đủ còn bao gồm hai phương trình cơ sau đây.
_Phương trình mômen
mM = pc (ψs x is)
(2.1e)
_Phương trình chuyển động
mM = mT +
(2.1f )
Ta có một số chú ý khi chuyển sang mục kế tiếp như sau:
_Do luôn tồn tại một hưỡng xác định của từ thông rotor nên đối với ĐCĐB

ta chỉ sử dụng phương pháp mô tả toán học thu được trên cơ sở các quan sát từ hệ
toạ độ dq. Điều đó thể hiện ở chỉ số “f” viết nhỏ ở phía trên bên tay phải các đại
lượng mô tả.
_Khác với ĐCKĐB, đối với ĐCĐB ω s trong phương trình 2.1b cũng chính
là ω trong phương trình 2.1f. Nhờ phương pháp T 4R, đặc điểm đồng bộ giữa tốc độ
góc ωs của vector điện và tốc độ góc cơ học ω của rotor luôn được bảo đảm trong
mọi chế độ làm việc của động cơ. Đây là điểm khác nhau so với truyền động cổ
điển.Trong truyền động đồng bộ cổ điển, tích đồng bộ chỉ đạt được sau quá trình
khởi động nhờ cuộn dây khởi động.
_Trong ĐCKĐB, điện cảm stator Ls là không đổi do kết cấu tròn đều của
rotor, do khoảng cách khe từ giữa rotor và stator có thể được coi là cố định.Điều đó
không thỏa mãn đối với ĐCĐB. Quan sát loại cực lồi ta sẽ thấy rằng khe từ giữa
rotor và stator tại đỉnh cực (vị trí trục d) bé hơn rất nhiều so với khe tại vị trí trục
q. Điều đó dẫn đến các trị số điện cảm stator khác nhau khi đó với các vị trí khác
nhau của rotor.
Lsd
điện cảm stator đo ở đỉnh cực (vị trí trục d)
Lsq
điện cảm stator đo ngang cực (vị trí trục q)
Ngay cả đối với loại cực ẩn cũng vậy, các phiến nam trâm vĩnh cửu được
bố trí đều trên bề mặt rotor. Do giá thành và công nghệ gia công chi phối, nhà chế
tạo chỉ có thể bố trí một lượng hữu hạn phiến, điều đó dẫn đến khe từ ở vị trí giữa
phiến (vị trí đỉnh cực ,vị trí trục d ) bé hơn khe từ ở vị trí tiếp giáp giữa hai phiến
(vị trí trục q). Tuy sự chênh lệch của loại cực ẩn không lớn như loại cực lồi, kinh
nghiệm thực tiễn cho thấy rằng chất lượng truyền động được nâng lên rất nhiều nếu
như sự chênh lệch ấy được tính đến một cách đầy đủ trong mô hình. Đây cũng
chính là một trong những ưu điểm của các phương pháp sau này. Chúng ta có thể
[9]



thấy rõ tương quan thực tế sau đây: L sd > Lsq ,trong đó sự chênh lệch định lượng tuỳ
thuộc vào từng loại động cơ cụ thể.
2.2 Biến đổi hệ toạ độ các phương trình toán của MĐĐB trong hệ toạ độ dq
a. Sau khi đã xét đến sự khác biệt của điện cảm stator trên hai trục d và q ta có thể
viết lại pt (2.1d) như sau:
Ψsd = isdLsd +ψp
Ψsq = isqLsq

(2.2a)
(2.2b)

Thay các phương trình (2.2a) và (2.2b) vào (2.1b) đồng thời viết lại (2.1b)
dưới dạng phương trìn của các phần tử ta sẽ thu được.
usd = Rsisd + Lsd –ωsLsqisq
usq = Rsisq + Lsq +ωsLsdisd + ωsψp

(2.2c)
(2.2d)

Trong hai hệ phương trình (2.2ab) và(2.2cd), phần tử của các véctơ i s, us và
ψs đã được định nghĩa trong quá trình biến đổi hệ tọa độ không gian. Hệ pt (2.2cd)
có thể được viết lại dưới dang hệ phương trình trạng thái sau đây.
= – isd +ωs isq + usd
= – ωs isd – isq + usq – ωs
Trong đó : Tsd = Lsd /Rs
Tsq = Lsq/Rs

(2.2e)
(2.2f)


hằng số thời gian trục d của mạch stator
hằng số thời gian trục q của mạch stator

So sánh với phương trình ta dễ dàng nhận thấy ưu thế của ĐCĐB so với
ĐCKĐB: do đặc điểm kích thích vĩnh cửu, hệ (2.2) bớt đi hai phương trình tử
thông rotor và do đó vector trạng thái đơn giản đi hai chiều so với ĐCKĐB.
Thay các phần tử của vector is, ψs vào phương trình (2.1e) ta có mô men quay của
đọng cơ.
mM = pc( ψsdisq – ψsqisd)

(2.2g)

Bằng ψsd, ψsq trong phương trình (2.2a) và (2.2b) ta thu được phương trình
cuối cùng của momen quay với hai cách viết như sau:
mM = pc [ψpisq + isdisq(Lsd – Lsq)]
=pc [( + isd)Lsdisq – Lsdisqisd]
[10]

(2.2h)
(2.2i)


Hai cách viết của mM trong (2.2h) và (2.2i) cho phép ta rút ra hai nhận xét sau đây:
Phương trình (2.2h) chỉ ra rõ ràng, mômen quay của ĐCĐB bao gồmhai
thành phần: thành phần chính với tích ψ pisq và thành phần phản kháng do sự chênh
lệch điện cảm stator (Lsd – Lsq # 0) gây ra. Trong mọi chế độ vận hành, ĐCĐB phải
sản sinh một thành phần mômen phụ để bù thành phần phản kháng. Thành phần
phản kháng tồn tại một cách rõ ràng và không bỏ qua được đối với các loại cực
lồi .Đối với loại cực ẩn, thành phần đó đã bị bỏ qua không tính đến trong các
phương án điều khiển điều chỉnh kinh điển. Việc bỏ qua đó có xuất xứ từ quan

điểm cũ cho rằng: kiểu cực ẩn có kết cấu hình học tròn đều lý tưởng và vì vậy có
thể coi Lsd = Lsq. Việc bỏ qua đó giúp làm đơn giản hoá hệ thống điều chỉnh và trên
thực tế có thể chấp nhận được trong dải tốc đọ quay cơ sở ,là là dải tốc độ quay bé
hơn tốc độ danh định, bởi trong dải đó i sd = 0. Ngược lai, ở dải tốc độ trên danh
định, để thu thêm được điện áp điều chỉnh ta phải giảm biên độ từ thông rotor
(vĩnh cửu) bằng cách bơm thêm vào trục d một thành phần dòng i sd<0, ĐCĐB lúc
này được vận hành ở chế độ giảm từ thông và dòng i sd sẽ có biên độ lớn tăng tỉ lệ
thuận với tốc độ quay rotor. Điều đó dẫn đến thành phần mômen phản kháng có
khả năng đạt được biên độ đánh kể không thể bỏ qua.
b. Cách biểu diễn trong (2.2i) với ψp/Lsd cho thấy rõ tương quan giữa hai loại kích
thích:
_Đối với loại (cực lồi) kích thích độc lập bằng dòng một chiều, ψ p/Lsd chính
là dòng kích thích, để vận hành ở chế độ giảm từ thông ta chỉ việcgiảm dòng kích
thích đó và vẫn giữ nguyên isd = 0.
_Đối với loại (cực ẩn,cực tròn) kích thích bởi nam trâm vĩnh cửu với từ
thông ψp và điện cảm stator Lsd dọc theo trục d, tỷ lệ ψp/Lsd chính là dòng kích thích
tương ứng được dùng thay thế trong tính toán. Tỷ lệ đó cho biết kích cỡ của dòng
isd<0 dùng ở chế độ giảm từ thông của ĐCĐB.
Từ các phương trình (2.2e) và (2.2f) ta tiến hành xây dựng mô hình máy
điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu, căn cứ từ đó ta có thể xây dựng được mô hình
thực tế trên phần mềm mô phỏng simulink.

[11]


Hình 2.2- Mô hình toán máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu

[12]



Chương 3. Mô phỏng các đặc tính của máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu
dùng simulink
Khái quát về Matlab và Simulink:
A. Matlab và các công cụ toán học
MATLAB là một bộ chương trình lớn của lĩnh vực toán số. Tên bộ chương
trình chính là chữ viết tắt từ MATrix LABoratory, thể hiện định hướng chính của
chương trình là các phép tính vectơ và ma trận. Phần cốt lõi của chương trình bao
gồm một số hàm toán, các chức năng xuất/nhập cũng như các khả năng điều khiển
chu trình mà nhờ đó ta có thể xây dựng các Scripts.
Phần mềm matlab giành cho sinh viên được nhà sản xuất cung cấp free có
các toolbox liên quan tới Điều khiển và tự động hóa như: Control System Toolbox,
Signal Processing Toolbox, Optimization Toolbox, Stateflow Blockset, Power
System Blockset, Real Time workshop và Simulink. SIMULINK là một toolbox có
vai trò đặc biệt quan trọng: Vai trò của một công cụ mạnh phục vụ mô hình hóa và
mô phỏng các hệ thống các kỹ thuật Kỹ thuật – Vật lý trên cơ sở sơ đồ cấu trúc
dạng khối. Cùng với SIMULINK, Stateflow Blockset tạo cho ta khả năng mô hình
hóa và mô phỏng các automat trạng thái hữu hạn.
B. Công cụ Simulink
SIMULINK là phần chương trình mở rộng của matlab nhằm mục đích mô
hình hóa, mô phỏng và khảo sát các hệ thống động học. Giao diện đồ họa trên màn
hình của simulink cho phép thể hiện hệ thống dưới dạng sơ đồ tín hiệu với các khối
chức năng quen thuộc. Simulink cung cấp cho người sử dụng một thư viện rất
phong phú, có sẵn với số lượng lớn các khối chức năng cho các hệ tuyến tính phi
tuyến và gián đoạn. Hơn thế người sử dụng có thể tạo nên các khối riêng của mình.
Sau khi đã xây dựng mô hình của hệ thống cần nghiên cứu, bằng cách ghép
các khối cần thiết thành sơ đồ cấu trúc của hệ, ta có thể khởi động quá trình mô
phỏng. Trong quá trình mô phỏng ta có thể trích tín hiệu tại vị trí bất kỳ của sơ đồ
[13]



cấu trúc và hiển thị đặc tính của tín hiệu đó trên màn hình. Hơn thế nữa nếu có nhu
cầu ta có thể cất giữ các đặc tính đó vào môi trường nhớ. Việc nhập hay thay đổi
các tham số của tất cả các khối cũng có thể được thực hiện rất đơn giản bằng cách
nhập trực tiếp hay thông qua MATLAB. Để khảo sát hệ thống, ta có thể sử dụg
thêm các toolbox như Signal Processing (xử lý tín hiệu), Optimization (tối ưu )
hay Control System (hệ thống điều khiển).
Dưới đây em sẽ trình bày các đặc điểm cơ bản của simulink, với cách thức
tạo nên và xây dựng một chương trình mô phỏng máy điện đồng bộ kích từ vĩnh
cửu. Thêm vào đó là các thư viện và các block đựoc sử dụng trong quá trình mô
phỏng.

- Các khối cơ bản:

Khối tạo tín hiệu Khối tạo tín hiệu
không đổi

1(t)

Khối tạo tín hiệu sin

[14]

Khuếch đại


Tích phân

Demux

Cộng


mux

Nhân

Chuyển dổi điện áp
Hiển thị

3.1 Lựa chọn các thông số cho mô phỏng dùng simulink
Ta có các thông số đầu bài cho như sau:
_Pđm= 2200 W
_Uđm= 380 V
_Số cặp cực Pc= 2
_Tốc độ nđm= 1430 vòng/phút
_Điện trở stator Rr= 0,877 Ω
_Điện trở rotor Rr= 1,47 Ω
_Điện cảm tương hỗ Lm= 0,001608 H
_Mômen quản tính J= 0,015 Kg/m2
_Điện cảm dò phía stator Lσs= 0,004342 H
_Điện cảm dò phía sator Lσr= 0,004342 H

[15]


Từ các thông số trên ta sẽ tính toán các thông số còn lại dùng trong mô phỏng:
Ls= Lσs + Lm= 0,004342 + 0.001608= 0.00595 H
Lr= Lσr + Lm= 0.004342 + 0.001608= 0.00595 H
3.2 Mô phỏng các đáp ứng cụ thể của máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu
3.2.1 Mô hình máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu :
Tham số của khối nguồn sin dùng trong mô phỏng:


[16]


Hình 3.1- Mô hình máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu trên simulink

[17]


3.2.2 Đáp ứng tốc độ của mô hình PMSM trên simulink

3.2.3 Đáp ứng momen

[18]


3.2.4 Dòng điện kích từ isd

3.2.5 Dòng điện tạo momen quay

[19]


3.3 Nhận xét về kết quả thu được
Từ kết quả mô phỏng ta đưa ra các nhận xét như sau:
Tốc độ của PMSM đạt xác lập rất nhanh, điều này khẳng định ưu thế so với
máy điện một chiều. Mặc đù đó mới chỉ là đối tượng.
Xét đến sự ảnh hưởng của momen cản m T, nếu ta cho giá trị momen cản
bằng 0 (mT = 0) thì dòng tạo ra mômen động cơ isq sẽ bằng không, điều này dẫn tới
mM cũng bằng 0.

Do cấu tạo đặc biệt của máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu: rotor bao
gồm các phiến nam trâm được đặt quanh rotor cho lên từ thông rotor luôn không
đổi.
Cũng do cấu tạo đặc biệt này cho lên dòng kích từ i sd vẫn tồn tại ngay cả khi
mM= 0
Từ các đáp ứng trong quá trình mô phỏng trên ta nhận thấy kết quả tương tự
như trong thực tế, căn cứ vào kết quả này ta có thể áp dụng để tính toán lên bộ diều
khiển và điều chỉnh sau này.

[20]


Kết luận
Qua việc mô phỏng động cơ điện đồng bộ 3 pha kích thích vĩnh cửu, ta đã
thấy được đặc tính tốc độ cũng như mô men của động cơ. Từ đó ta có thể thiết kế
được các bộ điều chỉnh phù hợp.
Đồ án đã giải quyết được các vấn đề sau:
-

Khái quát chung về các vấn đề động cơ đồng bộ ba pha kích thích vĩnh cửu
nói riêng và máy điện đồng bộ nói chung.

-

Mô phỏng động cơ đồng bộ ba pha kích thích vĩnh cửu theo yêu cầu được
giao.

[21]



Tài liệu tham khảo:
[1]. Điều chỉnh tự động truyền động điện – Bùi Quốc Khánh,
Nguyễn Văn Liễn,… - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[2]. Điều khiển tự động truyền động điện xoay chiều 3 pha –
Ts. Nguyễn Phùng Quang – Nhà xuất bản giáo dục.
[3]. Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động –
Ts. Nguyễn Phùng Quang – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[22]



×