Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam đối với quân đội nhân dân việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.5 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
*******************

HÀ THỊ HOA

GIỮ VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH
HIỆN NAY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
*****************

HÀ THỊ HOA

GIỮ VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH
HIỆN NAY
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh


Người hướng dẫn khoa học

ĐẠI TÁ. THS NGUYỄN VĂN PHONG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến thầy giáo,
Đại tá. ThS Nguyễn Văn Phong, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trung tâm giáo dục
quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khoá
luận mà còn là hành trang qúi báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc
và tự tin.
Với vốn kiến thức chưa được sâu rộng cũng như chưa có kinh nghiệm,
và mới làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên khoá luận này
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý tận tình
cũng như phê bình của quý thầy giáo, cô giáo trong Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tác giả đề tài

Hà Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN

Khoá luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn của thầy giáo,
Đại tá. ThS Nguyễn Văn Phong. Tôi xin cam đoan những vấn đề trình bày
trong đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân.
Đề tài chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tác giả đề tài

Hà Thị Hoa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
6. Phương pháp ngiên cứu ........................................................................................... 2
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 3
7.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3
7.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 3
8. Bố cục của khoá luận .............................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIỮ VỮNG VÀ TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ..................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam ......................................................... 4
1.1.1. Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai

cấp và đấu tranh giai cấp, chiến tranh và quân đội ................................................... 4
1.1.2. Xuất phát từ mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức thành lập
quân đội ta................................................................................................................... 8
1.1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam
là tất yếu khách quan ................................................................................................ 10
1.1.4. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt
Nam là nhân tố quyết định đến sự trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân
đội ta .......................................................................................................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam............................................................... 19


1.2.1. Thực tiễn từ bài học kinh nghiệm của cách mạng thế giới ............................. 19
1.2.2. Thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam ........................................................... 20
1.2.3. Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ đối với giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam ....................... 21
1.3. Nguyên tắc- Cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội
nhân dân Viêt Nam.................................................................................................... 24
1.3.1. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân
dân Việt Nam ............................................................................................................. 24
1.3.2. Cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân
Việt Nam .................................................................................................................... 26
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 34
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN GIỮ VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM ........................................................................................ 35
2.1. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn bổ xung phát triển cụ thể hoá đường lối quân sự
khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam .................................................................... 35
2.1.1. Sự phát triển khoa học quân sự của các nước trên thế giới ........................... 35
2.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân

dân Việt Nam ............................................................................................................. 36
2.2. Lãnh đạo phát huy vai trò của nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân
vào chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh ............................ 37
2.3. Tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân
dân Việt Nam ............................................................................................................ 38
2.4. Xây dựng Đảng bộ quân đội trong sạch, vững mạnh có năng lực lãnh đạo sức
chiến đấu cao, nâng cao chất lượng hiệu quả, hiệu lực công tác đảng, công tác chính
trị trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ...................................................... 39
2.5. Quan tâm xây dựng cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị có phẩm chất
năng lực tốt ................................................................................................................ 41


2.6. Đấu tranh, ngăn ngừa, phòng chống các hiện tượng tiêu cực từ mặt trái cơ chế
thị trường, hội nhập quốc tế, sản phẩm văn hoá độc hại vào quân đội để giữ vững sự
lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam ............... 43
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 50


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội là một nguyên tắc cơ bản, nguồn gốc chủ yếu, quyết định sự trưởng
thành, chiến thắng của quân đội trong mọi thời kì cách mạng. Điều đó khẳng
định: đây là vấn đề có tính quy luật, một trong những nguyên tắc xây dựng quân
đội kiểu mới của giai cấp công nhân, đồng thời là bài học kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam.
Ngày nay, tình hình thế giới, trong nước và khu vực có nhiều biến động

phức tạp, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra yêu cầu cao, đòi hỏi
Đảng phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với quân đội, góp
phần xây dựng quân đội ta thành Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng tổng hợp lấy xây dựng chính trị
làm cơ sở.
Thực trạng trong thời gian qua nhận thức trách nhiệm một tổ chức đảng là
đảng viên chưa có cơ chế bảo đảm lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt. Mặt khác chủ
nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đang ráo riết thực
hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta.
Mục tiêu hàng đầu của chúng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng nhằm vô hiệu hoá
quân đội làm cho quân đội phai nhạt bản chất giai cấp công nhân và phương
hướng chính trị không xác định được mục tiêu chiến đấu từng bước phi chính trị
hoá quân đội. Việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận thực tiễn khẳng định tính tất
yếu khách quan Đảng lãnh đạo quân đội phê phán những nhận thức lệch lạc đấu

1


tranh chống luận điệu xuyên tạc phản động của kẻ thù đồng thời đề ra những
giải pháp giữ vững tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong
điều kiện hiện nay là một nhiệm vụ cơ bản của Đảng trong xây dựng Đảng,
chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình
hình hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam trong
tình hình hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, những nguyên tắc, biện pháp của
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghiên cứu giáo trình công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội
nhân dân Việt Nam, giáo trình giáo dục quốc phòng và an ninh tập 1, nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam và nghiên cứu Nghị quyết VI, IX, X, XI, XII.
6. Phương pháp ngiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp thực tiễn,
phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, so sánh, phương pháp chuyên gia.

2


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân
dân Việt Nam là cơ sở để xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ và
từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
tình hình hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu nói lên được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân
đội nhân dân trong tình hình hiện nay và đưa ra một số biện pháp cơ bản để giữ
vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội
nhân dân Việt Nam.
8. Bố cục của khoá luận

Ngoài mục lục, lời mở đầu, và các tài liệu tham khảo thì đề tài nghiên cứu
gồm 2 chương:
Chương 1: Tính tất yếu khách quan Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và
lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam
Chương 2: Một số biện pháp cơ bản giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIỮ VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận của việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1.1. Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giai cấp và đấu tranh giai cấp, chiến tranh và quân đội
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, lịch sử xã hội loài người từ khi có sự
phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đấu tranh
giai cấp là đấu tranh của những người bị áp bức bóc lột chống giai cấp thống trị
bóc lột. Đấu tranh giai cấp phát triển từ thấp đến cao, đến một trình độ nhất định
thì Nhà nước, quân đội ra đời nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Dưới
chế độ chiếm hữu nô lệ quân đội chưa hình thành rõ nét, nhưng đến chế độ
phong kiến và đặc biệt là chế độ tư bản chủ nghĩa thì quân đội phát triển mạnh.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản là hiếu chiến, xâm lược, phản động. Để thực hiện
được mục đích chính trị của mình, nhà nước của giai cấp tư sản phải tổ chức ra
quân đội, xây dựng quân đội mạnh làm công cụ bạo lực bảo vệ nền thống trị của
mình và tiến hành chiến tranh chinh phục các nước khác, chiếm lĩnh thị trường,
vơ vét tài nguyên. Chiến tranh bao giờ cũng là sự kế tục của chính trị, buộc các

nước khác phải phụ thuộc. Chiến tranh bao giờ cũng là sự kế tục của chính trị,
gắn với chính trị, không có cuộc chiến tranh nào lại không gắn với chính trị. Xét
đến cùng thì nguyên nhân của chiến tranh bắt nguồn từ kinh tế, vì lợi ích kinh tế,
nhưng chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, mâu thuẫn kinh tế dẫn đến

4


mâu thuẫn chính trị. Trong các cuộc chiến tranh giữa hai nước, hai lực lượng, hai
chế độ dưới các hình thức khác nhau bao giờ cũng bắt nguồn từ mâu thuẫn kinh
tế đến mâu thuẫn chính trị, mâu thuẫn chính trị phát triển cao, các hình thức giải
quyết không còn hiệu lực, đó là lúc các nhà nước, các lực lượng, các chế độ xã
hội dùng đến sức mạnh bạo lực, dùng đến quân đội để giải quyết mâu thuẫn, đè
bẹp ý chí của đối phương. Đây là hiện tượng phổ biến, mang tính quy luật, cho
nên những người cách mạng không được phép mơ hồ, ảo tưởng. Bởi vì, quân đội
là công cụ bạo lực của Nhà nước, ra đời cùng với nhà nước, sức mạnh của nhà
nước trước hết biểu hiện ở sức mạnh quân đội, do đó quân đội bao giờ cũng là
của một giai cấp, một Nhà nước nhất định, mang bản chất của giai cấp, một nhà
nước sinh ra nó, nuôi dưỡng và lãnh đạo nó. Quân đội của giai cấp thống trị
mang bản chất của giai cấp thống trị, không có quân đội phi giai cấp, siêu giai
cấp, quân đội của nhiều giai cấp, quân đội đứng ngoài chính trị. Tức là quân đội
của giai cấp nào thì mang bản chất giai cấp ấy, quân đội của giai cấp tư sản mang
bản chất tư sản, còn quân đội của giai cấp công nhân thì mang bản chất của giai
cấp công nhân. Để quân đội mang bản chất giai cấp công nhân phải đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, Đảng Cộng sản là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị
của giai cấp công nhân. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen trong xã hội giai cấp nào
nắm quyền thống trị xã hội đều phải tổ chức ra quân đội, quân đội là hiện tượng
xã hội, một phạm trù lịch sử. Quân đội ra đời khi xã hội phân chia thành giai cấp
và xuất hiện giai cấp, chỉ khi nào xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước
thì quân đội sẽ bị tiêu vong.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì bạo lực cách mạng là hiện
tượng phổ biến, là bà đỡ của mọi cuộc cách mạng. Trong “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản”, sau khi chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản C.Mác và

5


Ph.Ăngghen cho rằng: Để thực hiện được sứ mệnh ấy, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân phải liên minh chặt chẽ với giai cấp nông
dân, dùng bạo lực cách mạng, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, lập
nên nhà nước chuyên chính vô sản muốn vậy phải tổ chức và lãnh đạo lực lượng
vũ trang, dùng lực lượng đó làm công cụ bạo lực để bảo vệ quyền thống trị của
mình đối với xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen công khai tuyên bố rằng: “Giai cấp
vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo
lực”[4] và “Những người Cộng sản không chịu giấu giếm ý kiến và dự định của
mình, họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ (Tức giai cấp vô sản) chỉ có
thể đạt được bằng cách dùng bạo lực cách mạng, lật đổ toàn bộ trật tự của xã
hội hiện có tức xã hội tư bản”[5]. Hai ông cho rằng, để củng cố, giữ vững địa vị
thống trị của mình, tiến hành chiến tranh xâm lược, giai cấp tư sản đã xây dựng
một bộ máy khổng lồ bao gồm quân đội, cảnh sát, nhà tù, muốn đập tan bộ máy
ấy, giai cấp công nhân không có cách nào khác là phải dùng đến bạo lực cách
mạng để chống bạo lực phản cách mạng. Tuy nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen
trong khi nhấn mạnh vai trò của bạo lực cách mạng cũng đề cập đến khả năng
giành chính quyền bằng phương pháp hoà bình, nhưng đây là một khả năng rất
quý và hiếm, nó chỉ xuất hiện khi có các điều kiện khác kèm theo. Để có bạo lực
cách mạng, giai cấp vô sản tất yếu phải có lực lượng vũ trang, lãnh đạo lực
lượng vũ trang đó cùng với nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị
và bảo vệ thành quả cách mạng. Trong thư của Ban Chấp hành Trung ương gửi
“Đồng minh những người cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “Công
nhân cần phải được vũ trang có tổ chức, cần phải trang bị súng trường, các bin,

đại bác và đạn dược” rằng “Công nhân cần phải tổ chức lại thành những đội
quân vô sản độc lập”[3]. Như vậy, quan điểm của các ông là trong cuộc đấu

6


tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản tất yếu phải được giải quyết bằng
bạo lực vũ trang.
Kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện
lịch sử mới, V.I.Lênin đã khẳng định: “Bạo lực như C.Mác nói là bà đỡ cho mọi
xã hội đang thai nghén một xã hội mới, là công cụ mà phong trào xã hội dùng để
mở đường cho mình và phá tan hình thức chính trị cứng đầu” và “Không có bạo
lực thì giai cấp vô sản không thể chiến thắng được”[15]. Sau cách mạng tháng
Mười Nga, V.I.Lênin cho rằng: một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự
bảo vệ. Như vậy, V.I.Lênin không những khẳng định tính tất yếu khách quan
Đảng phải tổ chức ra quân đội mà cả khi giai cấp vô sản đã giành được chính
quyền. Có thể nói, V.I.Lênin đã khẳng định và phát triển quan điểm của C.Mác
và Ph.Ăngghen một cách đầy đủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội. Tính tất
yếu của việc xây dựng một tổ chức quân sự của giai cấp vô sản, đồng thời xây
dựng nên hệ thống các nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công
nhân. Một trong những nguyên tắc cơ bản quyết định nhất là Đảng Cộng sản
phải lành đạo chặt chẽ quân đội. Đây là tiêu chí để phân biệt quân đội kiểu cũ
với quân đội kiểu mới, quân đội cách mạng với quân đội phản cách mạng.
V.I.Lênin cho rằng quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình
huống, sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là một tất yếu khách quan, là quy
luật nhằm làm cho Hồng quân tuyệt đối trung thành với Đảng với giai cấp
công nhân, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, sẵn sàng chiến đấu hi
sinh vì Tổ quốc.
Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin về quân đội ở các nước tư sản,vận
dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam, kế thừa kinh nghiệm, truyền thống đánh

giặc mấy nghìn năm qua của dân tộc. Đảng ta, khi mới ra đời trong cương lĩnh

7


chính trị đã chỉ ra con đường đấu tranh vũ trang làm chính quyền. Trong chánh
cương sách lược vắn tắt của Đảng (2-1930), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề việc:
“Tổ chức ra quân đội công nông”[12] và tiếp sau đó là Luận cương chính trị của
Đảng (10-1930) đã nêu vấn đề “Vũ trang cho công nông”, “Lập quân đội công
nông”, “Tổ chức đội tự vệ công nông”. Tại Đại hội I của Đảng năm 1935, Đảng
đã ra Nghị quyết về tổ chức và lãnh đạo tự vệ thường trực, Nghị quyết ghi rõ:
công nông cách mạng tự vệ là dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương,
quân uỷ Đảng Cộng sản luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng
trong đội tự vệ. Đảng cho rằng, việc tổ chức ra quân đội, tiến hành đấu tranh vũ
trang là một tất yếu khách quan.
1.1.2. Xuất phát từ mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức
thành lập quân đội ta
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội còn do chức năng, nhiệm vụ, đặc
điểm tổ chức và hoạt động của Quân đội đòi hỏi, Ph.Ăngghen cho rằng: “Quân
đội là một tổ chức xã hội có vũ trang nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của một
giai cấp bằng một thủ đoạn bạo lực. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, mục
tiêu chiến đấu là mục tiêu lý tưởng của Đảng, đó là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội”. Trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X nêu rõ: “Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”[1]. Chức năng của quân đội ta ngay từ
khi mới ra đời đã được Đảng, Bác chỉ ra: Quân đội không chỉ có chức năng chiến
đấu mà còn có chức năng công tác, trong đó, chức năng chiến đấu là cơ bản nhất.
Hiện nay, trước yêu cầu mới rất cơ bản về chức năng nhiệm vụ của quân đội là
bảo vệ đất nước hoà bình và phát triển, thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, ngăn ngừa, đẩy lùi


8


nguy cơ chiến tranh xâm lược bằng sức mạnh mới của chế độ xã hội chủ nghĩa,
của toàn dân bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đánh thắng mọi loại hình chiến tranh xâm
lược của mọi thế lực thù địch; Đồng thời phải làm tốt chức năng đội quân công
tác, đội quân lao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế, giúp đỡ nhân dân xoá
đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, xây dựng chính trị ở cơ sở nhất là ở biên
giới, hải đảo, vùng xâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, góp phần giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực
chính trị, tư tưởng hiện nay hết sức gay go phức tạp, cho nên vấn đề cấp thiết đặt
ra phải xây dựng quân đội về chính trị, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ:
“Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng
đối với quân đội nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh”[1]. Có thể
nói rằng: sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu là thuộc tính cố hữu của quân đội, là
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, là mục tiêu cơ bản xuyên suốt trong thời kì cách
mạng. Trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
nêu rõ nhiệm vụ của quân đội trong thời gian tới là: “Bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế,
văn hoá - tư tưởng và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội; góp
phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại
mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động,
bất ngờ”[1]. Ph.Ăngghen viết: “Quân đội là một tập đoàn người vũ trang có tổ
chức do nhà nước xây dựng để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Muốn thực hiện mục
tiêu, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ chính của mình, quân đội không thể không
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

9



1.1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân
Việt Nam là tất yếu khách quan
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch Hồ
Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội
là một nguyên tắc căn bản, một quy luật trong sự nghiệm xây dựng quân đội kiểu
mới của giai cấp vô sản, là nguồn gốc chủ yếu quyết định mọi thắng lợi và
trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội ta
bắt nguồn từ những nguyên lí trong học thuyết Mác-Lênin, về giai cấp và dấu
tranh giai cấp, về xứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về chiến tranh, quân
đội, về bạo lực cách mạng, về nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, của
V.I.Lênin, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của quân đội đòi
hỏi Đảng Cộng sản phải lãnh đạo chặt chẽ quân đội.
Khi xác định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - người đào huyệt
chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa Cộng sản, Mác và Ăngghen đã chỉ
cho giai cấp vô sản con đường đúng đắn nhất để tự giải phóng mình: dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân liên minh chặt chẽ với nông
nhân dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, lập
nên nhà nước chuyên chính vô sản và dùng nhà nước đó làm công cụ để bảo vệ
quyền thống trị của mình đối với toàn xã hội.
Để thực hiện những thắng lợi nhiệm vụ nặng nề đó, giai cấp vô sản phải
có lực lượng vũ trang của mình, lãnh đạo lực lượng cách mạng cùng với nhân
dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị và bảo vệ thành quả cách mạng.
Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Những
người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý

10



định của mình, họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được
bằng cách dùng bạo lực cách mạng lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành”[6].
Kế tục và phát triển tư tưởng của Mác Ăngghen, V.I.Lênin đã phân tích
sâu sắc tính tất yếu của việc xây dựng một tổ chức quân sự, của giai cấp vô sản
trong điều kiện lịch sử mới - điều kiện nhà nước Xô Viết nằm giữa vòng vây của
kẻ thù và yêu cầu bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tư cách là Tổ quốc đã xây dựng
hoàn chỉnh học thuyết về quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Trong học
thuyết của mình, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây đã giải quyết
thành công hàng loạt vấn đề nguyên tắc xây dựng một quân đội kiểu mới của giai
cấp vô sản. Vấn đề cơ bản nhất trong những nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu
mới của Lênin là Đảng Cộng sản lãnh đạo chặt chẽ quân đội về mọi mặt, là đặt
quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình huống.
Trung thành với học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin về quân đội kiểu mới
của giai cấp vô sản, vận dụng một cách đúng đắn sáng tạo những nguyên tắc xây
dựng quân đội kiểu mới của Lênin vào điều kiện cách mạng cụ thể của Việt
Nam, kế thừa và phát triển kinh nghiệm đánh giặc qua mấy nghìn năm của dân
tộc. Đảng ta, khi ra đời trong cương lĩnh cách mạng của mình đã khẳng định
quan điểm cách mạng bạo lực, chỉ ra con đường vũ trang đấu tranh để giành
chính quyền.
Trong chính cương vắn tắt của Đảng tháng 2-1930, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đề xuất việc tổ chức ra quân đội công nông, sau đó Luận cương của Đảng
tháng 10-1930 cũng nêu rõ vấn đề “Vũ trang công nông”, “Lập quân đội công
nông”. Không những tổ chức ra quân đội, Đảng còn xác định sự tất yếu phải
lãnh đạo quân đội đó. Quyền lãnh đạo của quân đội thuộc về một Đảng duy nhất
là Đảng Cộng sản Việt Nam.

11



Quân đội là một lực lượng vũ trang của Đảng, công cụ chủ yếu của Nhà
nước chuyên chính vô sản, thì Đảng phải nắm, phải lãnh đạo. Có như thế sự lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội mới vững chắc và mới thích hợp với tính chất và
đặc điểm của quân đội. Ngày nay nhân dân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược “Diễn
biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mặt khác,
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lí của Nhà nước bên cạnh những mặt tích
cực, mặt tiêu cực cũng gây ra những biến đổi, tác động hàng ngày, hàng giờ đến
nhận thức tư tưởng, chính trị, tâm lý của cán bộ chiến sĩ.
Nhiệm vụ quân đội có sự phát triển mới, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng
tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội, phải xây dựng quân đội cách
mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ
sở. Tình hình đó đòi hỏi phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn trung thành vô hạn với Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, với nhân dân, với lí tưởng của Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, có thể khẳng định. Đảng Cộng sản Việt
Nam phải tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ Quân đội nhân dân Việt Nam, đây là quy
luật khách quan trong xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội cách mạng của
Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố cơ bản, quan trọng, quyết định, sự trưởng
thành và chiến thắng của quân đội, là tiêu chí phân biệt quân đội của giai cấp vô
sản với quân đội của giai cấp khác. Cần đấu tranh, phê phán những quan điểm

12


sai trái, mơ hồ mất cảnh giác với luận điệu của kẻ thù “Phi chính trị hoá” quân

đội. Đồng thời kiên quyết đấu tranh với tư tưởng hạ thấp hay phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
1.1.4. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội
nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định đến sự trưởng thành, chiến đấu
và chiến thắng của quân đội ta
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ
Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, là quân đội của nhân
dân, do dân, vì nhân dân, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và
tính dân tộc sâu sắc. Trong suốt 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của
Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc: Đảng lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Đó là nguyên tắc bất di, bất
dịch; là yếu tố quyết định sự trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Vận dụng học thuyết Mác-Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai
cấp vô sản vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, ngay từ khi ra đời, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
sự cần thiết phải xây dựng quân đội công nông để giành và giữ chính quyền.
Luận cương chính trị (10/1930) cũng nêu rõ các vấn đề “Vũ trang cho công
nông”, “Lập Quân đội công nông” và “Tổ chức đội tự vệ công nông”. Đảng
khẳng định dứt khoát quyền lãnh đạo của mình đối với quân đội công nông, đồng
thời thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, không phân chia
quyền lãnh đạo đó cho một giai cấp, một tổ chức, một đảng phái nào khác.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác lập cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội ngay
từ những tổ chức vũ trang đầu tiên: Tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

13


(1930-1931), các đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941),
Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (1944), Du kích Ba Tơ và Việt Nam

giải phóng quân (1945). Từ những quân đội ấy, nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân
đội từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển của
quân đội trong các giai đoạn cách mạng. Chính sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với quân đội đã góp phần thực hiện thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ; cũng như trong xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong tình hình hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống
phá ta bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Âm mưu của
chúng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế
quốc, với những thủ đoạn phi chính trị hoá quân đội. Trước những âm mưu thủ
đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch như vậy Đảng Cộng sản Việt
Nam không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân
Việt Nam, bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất cách mạng, kiên định
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống, cần coi trọng vào mấy
vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội
nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của Quân
đội nhân dân Việt Nam. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng lãnh đạo của
Đảng là yếu tố quyết định để Đảng nắm chắc quân đội trong mọi tình huống.
Đảng xác định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; đề ra đường lối quân sự, xác định

14


phương hướng phát triển tiềm lực quân sự, quốc phòng của đất nước, đồng thời
đưa ra các chủ trương, giải pháp nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ quân đội,
lãnh đạo việc tổ chức thực hiện hoá quan điểm, đường lối xây dựng quân đội

cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban
Bí thư quyết định những vấn đề cơ bản, xây dựng quân đội vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức; là lực lượng tuyệt đối trung thành vớ Đảng, với Tổ quốc,
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tham gia xây dựng đất nước.
Đảng bộ Quân đội, Quân uỷ trung ương và tổ chức đảng các cấp trong
quân đội cần quán triệt sâu sắc thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối quân
sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng; đồng thời phải làm tốt chức năng
tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; thực hiện có
hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng tổng hợp
và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Đồng thời, giữ vững và thực hiện tốt nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt, bảo đảm cho quyền lãnh đạo quân đội luôn thuộc về Đảng.
Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội nhân
dân Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng với quân đội không thể phân chia cho bất
kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác. Nhà nước quản lý quân
đội thống nhất, chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật.

15


Hai là, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu
của Đảng bộ quân đội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đảng, công tác
chính trị. Trước hết, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao tính chiến đấu, tính hiệu quả
của công tác tư tưởng, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân
đội, bảo đảm cho quân đội luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân; kiên

định mục tiêu lý tưởng của Đảng, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức.
Xây dựng Đảng thực sự là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống những
quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, bảo vệ cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của nhà nước. Tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, nâng cao năng lực,
trình độ lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu và tính năng động của các tổ chức
đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp uỷ thực hiện tốt nguyên
tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo gắn với nhân dân phụ trách; coi trọng xây
dựng và triển khai quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo các mặt công tác trọng
yếu; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nâng cao tính chiến
đấu, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong từng tổ chức đảng và đơn vị; chủ
động triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát trong từng đảng bộ sát với
yêu cầu nhiệm vụ và thực hiện của từng tổ chức, Tăng cường công tác cán bộ,
xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng, gắn liền
với cơ cấu, bố trí sắp xếp cán bộ một cách hợp lý.
Ba là, Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước
với quân đội. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng
gắn với tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với quân đội là hai
vấn đề then chốt, quan hệ chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa quyết định trong việc

16


xây dựng quân đội theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại”.
Nhà nước cần quản lý quân đội trên cơ sở thể chế hoá đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng thành các quy phạm pháp luật; đồng thời đổi mới tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đảng, Nhà
nước cần bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối lãnh đạo, cơ chế chính sách
quản lý đối với quân đội, chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân

đội trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chỉ huy các cấp,
các đơn vị trong quân đội vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ
đạo quản lý công tác quân sự, quốc phòng; xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam trong tình hình mới.
Bốn là, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị - tư tưởng, làm cơ sở
nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu toàn diện của quân đội.
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Đây là bài
học quý báu của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết và phát triển từ kinh
nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng trong lịch sử dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam, quân đội ta lấy việc xây
dựng về chính trị - tư tưởng làm cơ sở để nâng cao sức chiến đấu tổng hợp, tăng
cường hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
minh luôn quan tâm đến giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ. Thông qua việc
giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đặc
biệt là giáo dục mục tiêu, lý tưởng cách mạng, nhiệm vụ chính trị và quân sự của
Đảng qua các thời kỳ, đã củng cố sâu sắc thêm lòng yêu nước, niềm tin vào chủ
nghĩa xã hội cho cán bộ chiến sĩ, biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật
chất, góp phần nâng cao sức chiến đấu của quân đội ta trong mọi tình huống.
17


Quân đội ta cần tiếp tục quán triệt và nắm vững mục tiêu, phương châm
chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI và Nghị quyết Đại Hội
XII của Đảng: “Tích cực chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch,
phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình
huống”. Quan điểm trên đã thể hiện rõ định hướng chiến lược của Đảng ta về
nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, làm cho quân

đội thật sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành
với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi bản lĩnh chính trị vững vàng của quân
đội trong điều kiện mới, thể hiện ở việc nhận thức rõ mục tiêu chiến đấu, tích
cực đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, không giao
động trước những diễn biến phức tạp của tình hình và sự công kích của các thế
lực thù địch. Do đó, cần nhạy bén, sắc sảo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch hòng “phi
chính trị hoá” quân đội, chia rẽ Đảng với quân đội và nhân dân.
Quân đội nhân dân Việt Nam phải xây dựng đội ngũ chất lượng cao, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nhiệm vụ đó đặt ra yêu cầu quân đội ta cần
đầu tư hơn nữa vào công tác huấn luyện bộ đội, đào trạo đội ngũ cán bộ có trình
độ chỉ huy giỏi, sáng tạo. Cần đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nhiên cứu khoa học
quân sự, qua đó vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng học thuyết quân sự
Viêt Nam, học thuyết cách mạng trong giai đoạn quốc phòng, giai đoạn cách
mạng mới, góp phần vào việc đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ huy quân đội.
Cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống về xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố nền
quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
18


×