Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.99 KB, 17 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp . Doanh thu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, công ty có doanh thu
cao thì mới có thể duy trì hoạt động, tồn tại và phát triển bền vững.
Với mục đích đưa ra được cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về ngành sản xuất
thực phẩm mà cụ thể xung quanh vấn đề nâng cao doanh thu, em đã lựa chọn
đề tài cho Bài tiểu luân của mình là “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trên địa bàn Hà Nội”.
Nội dung Bài được chia thành 3 phần như sau:
PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN 2 : MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN 3 : ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Trong thực tế không có sự thành công nào là không có sự hỗ trợ, dù ít hay
nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian học tập em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô
trong trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội, Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và tri ân sâu sắc đến Cô giáo – TS Cao Thị Thanh, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em chu đáo trong thời gian em nghiên cứu và thực
hiện bài tập này.
Trong quá trình thực hiện và nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.


2


Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô đang công tác và giảng dạy tại
trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui để
thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là cập bến con thuyền tri thức cho thế hệ
mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Thị
Tuyết Nhung


3

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu trong các doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm địa bàn Hà Nội
Nghiên cứu này tìm hiểu các nhân tố chính tác động tới doanh thu trong các
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động tới
doanh thu là giá sản phẩm ,chất lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu
thụ ,Nhu cầu thị trường trong đó chất lượng sản phẩm là nhân tố tác động
mạnh nhất tới doanh thu.
Từ khoá: Chất lượng sản phẩm, doanh thu, công ty sản xuất thực phẩm


4

PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1

Xuất phát từ lý thuyết


Doanh thu là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, do vậy
có rất nhiều chủ đề, sách báo khoa học đã xuất bản về đề tài này.
Theo Spreng, MacKenzie, và Olshavsky (1996), doanh thu được xem là mục
tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra các
nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như chât lượng sản phẩm,thị trường tiêu
thụ,chính sách bán hàng.
Chittithawom và cộng sự (2011), đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến thành công kinh doanh của các doanh nghiệp tại Thái Lan"
Mục đích của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thành công của các DN tại Thái Lan. Nghiêu cứu sử dụng phương pháp phân
tích hồi quy đa biến để kiểm định các nhân tố có tác động đến sự thành công
của các DN tại Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các nhân tố ảnh
hưởng đến sự thành công của các DN tại Thái Lan như: Đặc tính của DN,
Khách hàng và thị trường, Cách để thực hiện kinh doanh, Nguồn lực và tài
chính,chất lượng sản phẩm, Môi trường bên ngoài.
Qureshi và cộng sự (2012), đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
đến doanh thu của các doanh nghiệp ở Punjab – Pakistan”. Mục đích của
nghiên cứu là so sánh doanh thu của DN do Nam và Nữ làm chủ sở hữu.
Phương pháp thống kê kiểm định bằng t- test được sử dụng để so sánh hiệu
qua của các DN do Nam và Nữ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh
thu của các DN do Nam làm chủ sở hữu hoạt động hiệu quả hơn DN do Nữ
làm chủ sở hữu và đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng
đến doanh thu do Nam làm chủ sở hữu như: Mối quan hệ xã hội, Văn hoá của
xã hội,Môi trường kinh doanh,môi trường chính trị pháp luật. Qua nghiên cứu


5

cho thấy, vấn đề giới tính của DN có ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động của
các DN tại Punjab - Pakistan.

Qua các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy doanh thu có vai trò tác động đối
với mục tiêu, chiến lược phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Việc tăng doanh
thu trở thành mục tiêu quan trọng trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh
của tổ chức, doanh nghiệp. Doanh thu là một yếu tố quan trọng để duy trì
được thành công lâu dài trong kinh doanh .
1.2

Xuất phát từ thực tiễn

Ở Việt Nam Nghiên cứu về doanh thu của doanh nghiệp là một chủ đề thu hút
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như những nhà chuyên môn, và nhà
hoạch định chính sách. Đã có rất nhiều bài báo ví dụ như Nguyễn Thị Minh
Hà (2015) về các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu và Nguyễn Quang Toản
(1995) về vấn đề quản trị chất lượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như mức độ tiếp cận chính sách hỗ
trợ của chính phủ, trình độ học vấn của chủ DN, qui mô DN, các mối quan hệ
xã hội của DN ảnh hưởng đến doanh thu. Các tác giả chỉ nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng chung tới doanh thu mà không đi vào nghiên cứu ảnh hưởng cụ
thể của nhân tố như chất lượng sản phẩm ,giá cả,nhu cầu.
Các tác giả nghiên cứu về doanh nghiệp nói chung không đi vào nghiên cứu
cụ thể .
Do đó việc đi vào nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu trong
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trong bài viết này là thực sự cần thiết nhằm
nhận diện đầy đủ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu để
đưa ra các kiến nghị cho ngành sản xuất thực phẩm.


6

PHẦN 2 : MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu trong các doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm.
Từ đó, đưa ra một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu đạt được.
2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng ngành Công nghiệp sản xuất thực phẩm trên địa bàn Hà
Nội.
Xác định mức độ tác động cụ thể của các yếu tố đến doanh thu.đưa ra các kiến
nghị cho ngành sản xuất thực phẩm.
2.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu trong các doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm địa bàn Hà Nội
Đối tượng khảo sát:các cán bộ nhân viên của các công ty sản xuất thực phẩm,
các nhà cung cấp và khách hàng .

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian thực hiện :Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trên địa bàn Hà
Nội
Thời gian thực hiện :12/2018 – 01/2019


7

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai
đoạn nghiên cứu sơ bộ với kỹ thuật phỏng vấn và thảo luận nhóm để hiệu
chỉnh thang đo. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai

đoạn nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập thông tin thông qua hình
thức phát phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được sử dụng trong giai
đoạn nghiên cứu sơ bộ nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo trước khi tiến
hành nghiên cứu chính thức
Các dữ liệu, thông số được tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bằng phần
mềm SPSS phiên bản 20.
2.4 MÔ HÌNH VÀ GỈA THUYÊT NGHIÊN CỨU
2.4.1 Mô hình về ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu

Chất lượng sản phẩm

H1
H2

Giá sản phẩm

H3
Doanh
Thu

H4

Khối lượng sản phẩm tiêu
thụ

Nhu cầu thị trường


8


Khung lý thuyết này chỉ rõ các nhân tố cơ bản sau :
Nhân tố Chất lượng sản phẩm (mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, độ bền).
Chất lượng sản phẩm thường thể hiện ở phẩm cấp, kiểu dáng mẩu mã, màu
sắc, khả năng thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng…. chất lượng sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ có ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao
hơn và ngược lại, chất lượng thấp giá sẽ hạ. Chất lượng sản phẩm cao là một
trong những điều kiện quyết định mức độ tín nhiệm đối với người tiêu dùng,
nó là một trong ba yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, là điều kiện
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, nâng cao chất lượng
sản phẩm còn tạo điều kiện để sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn và nhanh chóng
thu được tiền hàng. Ngược lại, những sản phẩm chất lượng thấp, không đúng
quy cách sẽ rất khó tiêu thụ hoặc tiêu thụ được nhưng giá rẻ, từ đó làm giảm
doanh thu tiêu thụ dẫn tới giảm lợi nhuận. Đây là nhân tố chủ quan thuộc về
doanh nghiệp, thể hiện trình độ tay nghề của người lao động và khả năng ứng
dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các kinh nghiệm quản lý vào sản xuất kinh
doanh.
H1: Chất lượng sản phẩm
Nhân tố Giá sản phẩm (giá cả của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung
cấp).
Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Trong điều
kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng
lên thì doanh thu bán hàng sẽ tăng lên và ngược lại, giá giảm sẽ làm doanh thu
giảm đi. Tuy nhiên, thông thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng
tiêu thụ lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại, khi giảm giá thì khối lượng


9


tiêu thụ lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tăng giá
không phải là biện pháp thích hợp để tăng doanh thu, nếu việc tăng giá bán
không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, gây nên tình
trạng ứ đọng hàng hoá và sẽ làm cho doanh thu giảm xuống. Như vậy, giá bán
tăng hay giảm một phần quan trọng là do quan hệ cung cầu trên thị trường
quyết định. Do vậy, để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp
cần phải có một chính sách giá bán hợp lý.
H2: Giá sản phẩm
Nhân tố Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (số lượng sản phẩm công ty sản
xuất và bán ra thị trường).
Khối lượng sản phẩm sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản
phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì có khả năng tiêu thụ càng
lớn, khả năng tiêu thụ lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao. Song nếu sản phẩm
sản xuất ra mà vượt nhu cầu thị trường thì dẫn tới cung vượt cầu, sản phẩm
không tiêu thụ hết, hàmg hoá bị ứ đọng, gây hậu quả xấu cho sản xuất kinh
doanh điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu
khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh thu sẽ
giảm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, doanh
nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
để xác định khối lượng sản xuất cho phù hợp. Đây được coi là nhân tố mang
tính chủ quan thuộc về doanh nghiệp, nó phản ánh những cố gắng của doanh
nghiệp trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
H3: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Nhân tố Nhu cầu thị trường


10

Nhu cầu thị trường có ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường và

được thị trường chấp nhận thì việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn, nếu thị trường tiêu
thụ rộng lớn không chỉ bó hẹp trong nước mà còn mở rộng ra thị trường quốc
tế thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng khối lượng tiêu thụ để tăng doanh thu.
H4: Nhu cầu thị trường
2.4.2 Giả Thuyết Về Mối Quan Hệ Giữa Các Nhân Tố
Ta giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố như sau :
H1: Chất lượng sản phẩm có quan hệ thuận chiều với doanh thu.
H2: Giá sản phẩm có quan hệ ngược chiều với doanh thu.
H3: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ có quan hệ thuận chiều với doanh thu.
H4: Nhu cầu thị trường có quan hệ thuận chiều với doanh thu.
Các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến

Loại biến

Mã biến

Doanh thu
Chất lượng sản phẩm
Giá sản phẩm
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Nhu cầu thị trường

Phụ thuộc
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Độc lập

DT

CLSP
GSP
KLSPTT
NCTT

Chiều ảnh
hưởng
+
+
+

Khung lý thuyết này có cơ sở lý thuyết rõ ràng. Đây hoàn toàn có thể coi là
mô hình nghiên cứu của một nghiên cứu định lượng vì đã có đủ biến cụ thể và
có giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến này (thuận hay ngược chiều).


11

2.5 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.5.1 Xác Định Kích Thước Mẫu
Trước khi tiến hành phát phiếu khảo sát cần phải xác định số lượng mẫu cần
phải đạt được. Trong phương pháp phân tích hồi qui đa biến kích thước mẫu
sẽ phụ thuộc vào số lượng biến độc lập được đưa trong mô hình nghiên cứu.
Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp xác định cỡ mẫu khác
nhau, cho phù hợp với từng trường hơp nghiên cứu. Theo Green (1991) đề
xuất công thức xác định cỡ mẫu n > 50 + 8.p (p là tổng biến độc lập trong mô
hình), mô hình nghiên cứu có 4 biến độc lập nên n > 50 + 8.4 = 82. Theo đó,
để đảm bảo đủ số quan sát có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu nên cỡ
mẫu dự kiến của đề tài nghiên cứu là 90.
2.5.2 Xác Định Phương Pháp Thu Thập Và Xử Lý Dữ Liệu

Việc lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu phải phù hợp với câu hỏi nghiên
cứu, phương pháp tiếp cận và chiến lược nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng
thường thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi khảo sát (survey/Questionnaire)
và phương pháp quan sát, còn nghiên cứu định tính thường sử dụng phương
pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thu thập dữ liệu thứ
cấp.Bài nghiên cứu lựa chọn phương pháp phát phiếu khảo sát để thu thập dữ
liệu.Các dữ liệu, thông số được tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bằng
phần mềm SPSS phiên bản 20.
2.5.3 Thang Đo Mức Độ Và Cách Thức Trả Lời
Yêu cầu các đối tượng được khảo sát cho biết mức độ đồng ý của mình
về các phát biểu trong phiếu khảo sát. Đối với mỗi phát biểu các đối tượng trả
lời sẽ đánh dấu “X” vào một trong các con số từ 1 đến 5; theo quy ước 1 là


12

hoàn toàn không đồng ý, …; 5 là hoàn toàn đồng ý; số càng lớn đối tượng
được khảo sát càng đồng ý.
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DOANH
THU DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM
Xin chào Anh/Chị!
Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu trong các
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vì vậy, rất hy vọng nhận được sự đóng góp của Anh/Chị vào
nghiên cứu này thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Chúng tôi cam kết tất cả thông tin
trong phiếu khảo sát sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

I. THÔNG TIN CHUNG
1.Họ và tên người trả lời:....................................................................................
2.Địa chỉ:.............................................................................................................

3.Số điện thoại:....................................................................................................
4.Địa chỉ mail (thư điện tử):................................................................................
5. Vị trí công việc của anh/chị trong công ty:.....................................................
6. Đối tượng khác:...............................................................................................
II. NỘI DUNG CHÍNH
Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu
dướiđây. Đối với mỗi phát biểu anh/chị hãyđánh dấu “X” vào một trong các
con số từ 1 đến 5; theo quy ước 1: hoàn toàn không đồng ý…5: hoàn toàn
đồngý; số càng lớn anh/chị càng đồngý.
1. Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến doanh thu
CLSP

Chất lượng sản phẩm

CLSP1

Sản phẩm có mẫu mãđẹp, màu sắc tươi mới và độ bền
cao

1

2

3

4

5

CLSP2


Sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng

1

2

3

4

5

CLSP3

Sản phẩm đáp ứng đầyđủ các yêu cầu về chất lượng

1

2

3

4

5

CLSP4


Sản phẩm ngày càng được nhiều khách hàngưa chuộng

1

2

3

4

5

CLSP5

Khách hàngđánh giá cao về chất lượng sản phẩm và uy
tín của công ty

1

2

3

4

5


13


2. Ảnh hưởng của giá sản phẩm đến doanh thu
GSP

Giá sản phẩm

GSP1

Giá cao nhưng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất

1

2

3

4

5

GSP2

Giá tương đối nhưng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt
nhất

1

2

3


4

5

GSP3

Giá và chất lượng sản phẩm, dịch vụ tương đương với
công ty khác

1

2

3

4

5

GSP4

Không lưu ý về giá, chỉ quan tâm tới chất lượng sản
phẩm và dịch vụ

1

2

3


4

5

3. Ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ đến doanh thu
KLSPTT

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

KLSPTT1

Công ty có ngày càng nhiềuđơn đặt hàng

1

2

3

4

5

KLSPTT2

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng

1

2


3

4

5

KLSPTT3

Dịch vụ sau bán hàng của công ty rất tốt

1

2

3

4

5

KLSPTT4

Công ty thường có chương trình giảm giá, khuyến mại

1

2

3


4

5

4 Ảnh hưởng của nhu cầu thị trường đến doanh thu
NCTT

Nhu cầu thị trường

NCTT1

Công ty phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm
dựa trên đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu thị
trường

1

2

3

4

5

NCTT2

Công ty luôn chú trọng công tác điều tra và đáp ứng nhu
cầu thị trường


1

2

3

4

5

NCTT3

Công ty nắm bắt nhanh nhạy với sự thay đổi nhu cầu thị
trường

1

2

3

4

5

NCTT4

Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của
thị trường


1

2

3

4

5

NCTT5

Thị trường tiêu thụ của công ty không ngừng mở rộng
về quy mô

1

2

3

4

5


14

5. Doanh thu

DT

Doanh thu

DT1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt

1

2

3

4

5

DT2

Doanh thu công ty cao vàổnđịnh

1

2

3

4


5

DT3

Lợi nhuận của công ty cao

1

2

3

4

5

DT4

Công ty có tốc độ phát triển rất nhanh

1

2

3

4

5


Người trả lời

PHẦN 3 : ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận, Bài nghiên cưu đã góp phần bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận về
Doanh thu. Đồng thời, bài nghiên cưu đã tiến hành kiếm định mối tương quan
giữa các biến độc lập trong mô hình. Các kết quả trên bổ sung thêm vào lý
thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.
Về mặt thực tiễn, kết quả bài nghiên cứu các nhà quản trị đưa ra những quyết
định đúng đắn trong công tác điều hành doanh nghiệp của mình.
Các doanh nghiệp nên có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho
phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh,
như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
lợi nhuận.
Doanh nghiệp cần hiểu được chính yếu tố Chất lượng hàng hóa có ảnh hưởng
lớn nhất đến doanh thu . Cần có các chương trình xây dựng, quảng bá và định


15

vị thương hiệu trên thị trường hiệu quả hơn để tăng khả năng cạnh tranh, thu
hút được nhiều khách hàng cũng như nâng cao được sự hài lòng của khách
hàng.
Doanh nghiệp cần thực hiện các dự án nghiên cứu thị thường và cách thức xây
dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mại đúng hướng và có hiệu quả để
tăng doanh thu bán hàng.
Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh
nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.Việc triển
khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách marketing: chính sách sản phẩm,
chính sách giá cả, chính sách giao tiếp khuyếch trương, chính sách phân
phối... cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu

nhu cầu của khách hàng... cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng,
góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và
dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ
chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần...
Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng
tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.
Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: Cần sử dụng các biện pháp như
quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số
bán.
Với chính sách phân phối: Cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các cửa hàng,
nhà kho nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp
hàng hoá đến cho khách hàng nhanh nhất, đồng thời bố trí mạng lưới phân
phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.


16

Tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công
ty.Việc tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi
Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu: nguồn cung ứng đầu vào, cho đến
đầu vào , cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng hoá, tổ chức thanh
toán ... thực hiện tốt các khâu của quá trình trên cho phép doanh nghiệp đáp
ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt giảm được các
chi phí không hợp lý phát sinh trong quá trình trên và do đó làm gia tăng chi
tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng

Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu
nghiên cứu .
[2] Kotler, P., 2003. Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vũ
Trọng Hùng, 2009. TPHCM : NXB Lao động – Xã hội
[3] Kotler,

P., 2007. Marketing căn bản. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Phan

Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến. NXB Lao động – Xã hội.
[4] Nguyễn

Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học. TP.HCM :

NXB Lao động xã hội
[5] Chuẩn

mực kế toán Việt Nam (Chuẩn mực số 14. Quyếtđịnh số

149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính).
[6] Các

tài liệu tham khảo trên trang web:

/>[7] Trang

web :ketoan.vn




×