Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tết Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.56 KB, 5 trang )

Họ tên sinh viên: Phạm Hồng Quân
Mã số sinh viên: B1708170
Học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam H02

TẾT THƯỢNG NGUYÊN, TRUNG NGUYÊN VÀ HẠ
NGUYÊN
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách
đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc
sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc
đến lễ hội ở Việt Nam thì không thể nào không nhắc đến Tết vậy Tết là gì và ở
Việt Nam có bao nhiêu cái Tết? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Tết xuất xứ từ chữ hán đọc theo âm Hán Việt là Tiết, có nghĩa là đốt tre
đốt trúc, mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm. Cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời
vụ và phần nông nhàn. Phần thời vụ thì “nông vụ chí kỳ” không còn thì giờ để xum
họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, dãi đằng nhau, gặp gỡ nhau. Chính vì lẽ đó trong
những lúc nông nhàn, người Việt đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ
tiên, gia tiên, thánh thần. Nói một cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân
bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ. Đây là dịp để
người Việt hưởng thú thanh nhàn trong những lúc nông nhàn. Ở Việt Nam có khá
nhiều tết như: Tết Nguyên Đán, Tết Thượng Nguyên, Tết Trung Nguyên và Tết Hạ
nguyên trong đó Tết Nguyên Đán là Tết quan trọng nhất, nhưng hôm nay chúng ta
sẽ không tìm hiểu về Tết Nguyên Đán mà chỉ tìm hiểu về ba cái Tết còn lại vì Tết
Nguyên Đán đã quá quen thuộc. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về Tết Thượng
Nguyên.
Tết Thượng Nguyên(Tết Nguyên Tiêu) hay còn gọi là Rằm tháng giêng có nghĩa là
đêm Rằm đầu tiên của năm mới. Đối với mỗi người dân Việt Nam, Tết Nguyên
Tiêu là một ngày lễ rất quan trọng, không thể bỏ qua trong những ngày đầu năm.
Bởi thế mới có câu thành ngữ “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Có



truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân
gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm
sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc
đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu
bọ. Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo,
vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người
theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật…
Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho
mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết
thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới. Lễ hội trăng rằm
diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa
đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Do rằm tháng giêng trùng hợp
với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là
rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả
năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.
Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan
trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt
Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc
thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho
bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện
trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp
và Dân tộc”. Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa
chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn
hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những
giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức,
thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường.
Khá nhiều chùa chiền nhân dịp tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh
Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến
khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho
Phật tử. Thiết nghĩ, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để

đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới. Tiếp
theo là Tết Trung Nguyên.
Tết Trung Nguyên là tết của người Hán được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, trùng
hợp với ngày Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan báo hiếu ông bà cha mẹ. Tết Trung
Nguyên có nguồn gốc từ lễ Vu Lan Bồn, theo truyền thuyết Phật giáo về sự tích Bồ


tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ kiếp quỷ đói. Theo đó, câu chuyện về Bồ tát
Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề.
Sinh thời, mẹ của bồ tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư Tăng nên
khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói. Bồ tát Mục Kiền Liên tìm cách
cứu mẹ nhưng không được, ông được đức Phật chỉ rằng: "Dù ông thần thông quảng
đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư
tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày
thích hợp để vận động Bồ tát Mục Kiền Liên liền làm theo lời phật dạy và cứu
được mẹ của mình, Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ
của mình thì cũng nên làm theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu
Lan ra đời. Hàng năm, cứ vào dịp tháng 7 âm lịch, các tín đồ Phật giáo khắp nơi
đều tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ.
Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch thể hiện tính cộng đồng
sâu sắc, được coi là cái tết nhân văn hóa và đa nguyên hóa. Với phương hướng tôn
trọng sinh mệnh và phát huy giá trị sinh mệnh, ngày tết Trung Nguyên càng có ý
nghĩa và nội hàm giáo dục phong phú. Theo đó cứ vào ngày rằm tháng 7 người dân
sẽ có dịp để tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ, đồng thời
thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên. Trong ngày này, hầu hết
những người con xa quê đều cố gắng trở về quê hương, sum họp bên gia đình.
Trong ngày lễ vu lan tết Trung Nguyên, nhà phật thường khuyến cáo nên ăn chay,
đến chùa thắp hương cầu khấn và nghe các vị trụ trì thuyết giảng giáo lý nhà phật,
nhằm mục đích muốn chúng sinh và những người đã khuất được yên nghỉ, còn
người đang sống có sức khỏe dồi dào để mãi ở bên con cháu. Bên cạnh đó tết

Trung Nguyên (ngày rằm tháng 7) người ta còn thường làm các nghi thức phóng
sinh để thể hiện lòng nhân từ với chúng sinh, vừa tạo phước cho bản thân, con cháu
trong gia đình vừa giúp cho những người già, người cô đơn cảm thấy hạnh phúc và
ấm cúng hơn. Ngày tết Trung Nguyên mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cơm để
dâng lên gia tiên, thần linh, cửa phật và cúng phóng sinh để tỏ lòng hiếu thảo, hoặc
dành tặng những lời chúc và món quà ý nghĩa cho cha mẹ của mình. Ý nghĩa của
tết Trung Nguyên đã thức tỉnh bao người con về đạo hiếu với mẹ cha.
Cuối là Tết Hạ Nguyên Với nhiều người, Tết Hạ Nguyên thật lạ lẫm. Rất ít người
biết đến nguồn gốc của ngày Tết Hạ Nguyên này chứ chưa nói đến việc ý nghĩa
của nó là gì hay vào ngày này, mọi người thường làm gì. Điều này cũng dễ hiểu
thôi bởi vì Tết Hạ Nguyên thường được gọi là lễ mừng lúa mới, cơm mới - ngay
cái tên cũng phản ánh rằng nó không quen thuộc với những người sống với thành
phố.


Sau khi vụ lúa tháng 8 vừa gặt hái xong, công việc đồng áng bắt đầu nhẹ nhàng.
Lúa đã đầy bô, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Dù thời tiết lạnh lẽo
nhưng vẫn được mùa, có lúa mới để ăn, cuộc sống no đủ. Chính vì vậy, người dân
thường nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất đã mang đến mưa thuận gió hòa, trăm
sự đều thành. Ngày rằm tháng mười được tổ chức như là một cách để cảm tạ những
gì mà trời đất đã dành cho người dân ở hạ giới. Theo các tài liệu về phong tục tập
quán dân gian, ngày xưa Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng một hoặc
mồng mười, cũng có thể là ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Quan niệm
truyền thống cho rằng ngày này Thiên đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để
xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ
để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “tiến tân” cơm gạo
mới cúng tổ tiên. Nhân Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp mới
cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông bà cha mẹ và những bậc
được tôn kính để tỏ lòng hiếu bề trên. Phong tục từ cổ xưa cũng nói rằng, ngày Tết
Cơm mới (Tết Hạ Nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn

nến cùng mâm lễ thơm ngon tinh khiết để cúng . Tết Hạ Nguyên được tổ chức vào
ngày 15/10 âm lịch hàng năm không chỉ là ngày để cầu an cho gia đạo, cầu siêu
cho người thân đã khuất mà còn là dịp để mỗi người nhớ ơn, kết nối truyền
thống gia đình trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa sinh
thành muôn kiếp khó đáp đền”. Vì lẽ này mà trong ngày rằm tháng 10, rất nhiều
tuyến đường ở gần các chùa luôn đông đúc. Cảnh chen lấn, hương bay nghi ngút là
điều dễ nhận thấy. Thắp hương lễ Phật xong, nhiều gia đình còn ghé thăm người
thân đã khuất được tro cốt gửi tại chùa. Theo đại đức Thích Phước Đạt, cha mẹ
chính là người thầy dạy con cái phải biết làm việc thiện lành, từ bỏ điều quấy ác.
Do vậy, người dân tụ họp ở các chùa đúng vào ngày Tết Hạ Nguyên để cùng khấn
nguyện, mong sao chư Phật, thánh thần và tổ tiên ông bà phù hộ để cuộc sống gia
đình yên ổn.
Ngoài ra, thông qua lễ hội tết Hạ Nguyên, mỗi người tự nguyện hứa với lòng mình,
tự nguyện thực thi hạnh nguyện sống theo nếp sống hướng thiện cao quý, mong
sao được thành tựu trước sự chứng minh của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên trong
không khí trang nghiêm của mái chùa quê hương thân thương: “Nay nhân mùa
gặt hái/Gánh nếp tẻ đầu mùa/Nghĩ đến ơn xưa/Cày bừa vun xới/Sửa nồi cơm
mới/Kính cẩn dâng lên/ Thường tiên nếm trước/Mong nhờ tổ phước/Hỏa cốc
phóng đăng/Thóc lúa thêm tăng/Hoa màu tươi mới/Làm ăn tiến tới/Con cháu
được nhờ”.
Tóm lại cả ba cái Tết Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên đã trở
thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thấm đẫm chất
nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ,


bình thơ hay thăm viếng cảnh chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ
thuận, quốc thái dân an. Chúng ta cần bảo tồn và phát huy nét văn hóa lễ hội đặc
sắc và độc đáo ấy.




×