Ngàydạy : ............
Tiết 28 – Bài 15
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
Học sinh hiểu thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp
luật, khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa việc áp dụng trách nhiệm
pháp lí.
2. Kỹ năng :
Biết sử sự phù hợp với quy định của pháp luật, phân biệt được hành vi
vi phạm pháp luật và tôn trọng pháp luật để có thái độ và cách cư xử phù
hợp.
3. Giáo dục :
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, thực
hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
II. phương tiện tài liệu
- Thầy: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án, ví dụ thực tế.
- HS : học bai, chuẩn bị bài mới.
III. các hoạt động dạy , học :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là vi phạm pháp luật? có mấy loại vi phạm pháp luật?
3. Bài mới :
Nội dung bài giảng :
Cách thức tiến hành : Diễn giải thảo luận , giải quyết vấn đề , vấn đáp
Hoạt động1
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập sau:
- Nêu hành vi vi phạm và biện pháp sử lí trong thực tế cuộc
sống?
Hành vi Loại vi phạm Biện pháp sử lí
- Vứt rác bừa bãi.
- Cãi nhau gây mất trật tự công
cộng.
- Lấn chiếm vỉa hè.
Vi phạm hành chính. Xử lí hành chính.
- Trộm xe máy.
- Cướp giật tài sản.
Vi phạm hình sự. Hình phạt của bộ
luật hình sự.
- Mượn xe máy để đặt lấy tiền. Vi phạm dân sự. Bồi thường dân
sự.
- Viết vẽ bậy lên tường lớp học. Vi phạm kỉ luật. Phê bình trước
lớp.
Em thấy những hành vi vi phạm trên đều phải chịu những biện pháp
xử lí theo quy định của pháp luật. Đó cũng chính là trách nhiệm pháp lí của
công dân mỗi khi ai đó vi phạm pháp luật.
Hoạt động 2
- Em hiểu thế nào là trách nhiệm
pháp lí?
II. Nội dung bài học:
1. Trách nhiệm pháp lí là gì?
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ pháp
lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi
phạm pháp luật phải chấp hành những
biÖn pháp bắt buộc do nhà nước quy
định.
- Các loại trách nhiệm pháp lí ? - Các loại trách nhiệm pháp lí:
+ Vi phạm pháp luật hình sự.
+ Vi phạm pháp luật hành chính.
+ Vi phạm pháp luật dân sự.
+ Vi phạm kỉ luật.
- Những trách nhiệm pháp lí đó có
ý nghĩa gì trong cuộc sống?
2. Ý nghĩa:
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo
dục người vi phạm pháp luật.
- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật.
- Răn đe mọi người không được vi
phạm pháp luật.
- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào
pháp luật và công lí trong nhân dân.
- Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm
pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
- Công dân có trách nhiệm gì
trong vấn đề này?
3. Trách nhiệm của công dân:
Chấp hành nghiêm chỉnh hiến
pháp-pháp luật.
- Đấu tranh chống hành vi, việc làm vi phạm hiến pháp-pháp luật.
- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tèt hiến pháp-pháp luật.
- Có lối sống lành mạnh học tập và lao động tốt.
- Tránh xa tệ nạn xã hội.
Hoạt động 3
- Hướng dẫn học sinh giải
bài tập 1.
III. Bµi tËp :
Bài tập 1:
Hành vi
1
2
3
4
5
6
7
Vi phạm
Luật dân sự
Luật dân sự
Luật hình sự
Luật hành chính
Kỉ luật
Kỉ luật
Luật dân sự
- Bài tập 5.
- Bài tập 6.
- So sánh trách nhiệm ®¹o
®øc
và trách nhiệm pháp lí?
- Ý kiến đúng: c, e.
- Ý kiến sai: a, b, d, đ.
- Giống nhau: Đều là những quan hệ xã hội
và các quan hệ xã hội này được pháp luật
điều chỉnh nhằm làm cho quan hệ giữa người
với người ngày càng tôt đẹp, công bằng trật
tự kỉ cương. Mọi người đều phải tuân theo.
- Khác nhau:
+ §¹o ®øc
: Bằng tác động của dân sự, xã
hội, lương tâm cắn dứt.
+ Pháp lí: Bắt buộc thực hiện , phương pháp
cưỡng chế của nhà nước.
4. Củng cố bài :
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài, làm bài tập 2, 3, 4.
- Chuẩn bị bài 16.