Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tính chất nghịch dị trong tiểu thuyết của diêm liên khoa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.33 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NĂM 2018

Tên đề tài:

TÍNH CHẤT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
Demo Version - Select.Pdf SDK
DIÊM LIÊN KHOA

Mã số: T.18-XH-02
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Tịnh Thy
Thời gian thực hiện: 11 tháng

Thừa Thiên Huế, 12/2018


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2
3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ................................................................. 3
6. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................ 4


CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ NGHỊCH DỊ VÀ TÍNH CHẤT
NGHỊCH DỊ QUA NHÂN VẬT CỦA DIÊM LIÊN KHOA ................................ 4
1.1. Giới thuyết về nghịch dị ............................................................................................... 4
1.2. Nghịch dị như một quan điểm sáng tác của Diêm Liên Khoa ............................ 4
1.3. Tính chất nghịch dị qua nhân vật của Diêm Liên Khoa ...................................... 5

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.3.1. Người trí thức trong sự phi lý của sinh tồn ................................................... 5
1.3.2. Người cách mạng với sự nổi loạn kì quặc ................................................. 13
CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT NGHỊCH DỊ QUA THẾ GIỚI
DỊ THƯỜNG .......................................................................................................... 25
2.1. Thế giới dị thường với các trò diễn và cơn cuồng điên ..................................... 25
2.1.1. Trò diễn phê đấu - chà đạp nhân phẩm con người ..................................... 25
2.1.2. Cuồng điên trong sản xuất - vòng tròn bất hạnh của thành tích ảo ............ 28
2.2. “Thế giới lộn trái” với những chuyện “náo thiên náo địa” ................................ 32
2.2.1. Thế giới cuồng hoan của ái tình và cách mạng ......................................... 32
2.2.2. Thế giới tự do của trí thức và gái điếm....................................................... 35
CHƯƠNG 3. TÍNH CHẤT NGHỊCH DỊ QUA CÁC THỦ PHÁP
CARNAVAL HÓA VÀ LIÊN VĂN BẢN ............................................................ 39
3.1. Tính chất nghịch dị quan thủ pháp carnaval hóa .............................................. 39
3.1.1. Các trò hài hước đùa nghịch mang tính suồng sã ...................................... 39


3.1.2. Trò chơi thân xác với sự tấn phong - hạ bệ ................................................ 42
3.2. Tính chất nghịch dị qua thủ pháp liên văn bản .................................................. 47
3.2.1. Cận văn bản trong nhan đề và tiêu đề - sách lược tự sự của nhà văn ......... 48
3.2.2. Trích dẫn liên văn bản - chồng lớp ngôn từ với trò chơi ngôn ngữ ............ 52
3.2.3. Chất giễu nhại trong “giả trang từ ngữ” - giải thiêng bằng cuồng
hoan ngôn ngữ ..................................................................................................... 55

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK


A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dũng cảm đến mức liều lĩnh, táo bạo; trần trụi và sắc sảo, thâm thúy…,
Diêm Liên Khoa đã đột phá vào văn đàn Trung Quốc như một kẻ bợm nghịch đầy
thông minh, láu lỉnh. Những trò hoạt náo mà nhà văn này bày ra trong tiểu thuyết
của mình thật đã làm điên đầu các nhà kiểm duyệt. Vì vậy, dù Diêm Liên Khoa tha
thiết mong mỏi người đời đừng giới thiệu ông với tư cách là nhà văn có nhiều sách
cấm, nhưng giới nghiên cứu và truyền thông không thể chiều theo ý ông. Trước tiên,
khi nhắc đến Diêm Liên Khoa, cần phải nói ông là nhà văn có nhiều sách cấm nhất
Trung Quốc hiện nay. Tự xưng mình là “phản đồ của sáng tác”, Diêm Liên Khoa đã
đưa văn học Trung Quốc phát triển theo một đường hướng khác trong gần hai mươi
năm qua. Dường như ông cũng là nhà văn Trung Quốc duy nhất giành được danh
tiếng trên thế giới mà không cần dựa vào chiến lược thúc đẩy “văn học hướng ngoại”
của chính phủ [18].
Diêm Liên Khoa được xem là “bậc thầy của chủ nghĩa siêu hiện thực, một
nhà văn đầy dũng khí và trách nhiệm xã hội”, nhà tiểu thuyết có sức sáng tạo nghệ
thuật vào loại
bậc nhất
của văn- học
Trung Quốc,
“suy tư trực tiếp nhất, nhìn thẳng
Demo
Version
Select.Pdf

SDK
nhất vào lịch sử và hiện thực Trung Quốc, con người Trung Quốc”. Không chỉ đụng
chạm, Diêm Liên Khoa còn khoét sâu vào những ung nhọt của xã hội Trung Quốc
đương đại với những màn hài kịch cười ra nước mắt. Đồng thời, ông cũng là “nhà
văn có nhiều cách thể hiện kết cấu và ngôn ngữ trần thuật khác nhau” [18]. Đặc biệt,
Diêm Liên Khoa đã sử dụng nghệ thuật nghịch dị với một ngòi bút tung hứng giàu
chất hài hước đen, chất carnaval hóa sâu cay. Vì vậy, đằng sau mỗi yếu tố nghịch dị
trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa là lịch sử với nhiều biến động, là thân phận
con người trong guồng quay của những cuộc cách mạng xây dựng đất nước ở cái
thời kỳ “sinh tồn và sống không phải là việc quan trọng nhất với người Trung Quốc;
mà Cách mạng, mới là đại sự duy nhất của quốc gia” [17]. Tất cả những thân phận
ấy đều thấm đẫm nỗi đau thương lẫn nhục nhã, nước mắt ướt, nước mắt khô và
tiếng cười điên dại của những con người không được làm người.
Ở Trung Quốc và trên thế giới, Diêm Liên Khoa là đối tượng, là đề tài
nghiên cứu của nhiều công trình khoa học và khoa bảng. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
tác gia này chưa được chú ý nhiều, đặc biệt là với tính chất nghịch dị trong tiểu
thuyết của ông.
1


Nghiên cứu nghịch dị sẽ giúp giải mã động cơ, tư tưởng sáng tác, những giá
trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết cũng như phong cách sáng tác của Diêm
Liên Khoa; góp phần lý giải vai trò “vừa làm thay đổi trật tự văn học Trung Quốc,
vừa xây dựng một trật tự mới của văn học Trung Quốc” của nhà văn này [18].
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
- Ở Trung Quốc, nghiên cứu về Diêm Liên Khoa đã có những thành tựu đáng
kể. Tiểu thuyết của ông được các học giả khai thác ở nhiều góc độ khác nhau: tiểu
thuyết hương thổ, tự sự thân thể, tự sự gian khổ, tự sự về bệnh điên, tự sự ngụ ngôn
hóa, hệ thống không gian núi Bả Lâu, nghệ thuật sử dụng phương ngữ… Nhìn
chung, các công trình này đã đi sâu phân tích thi pháp tự sự để khẳng định tâm lý

sáng tác và phong cách sáng tác của Diêm Liên Khoa.
Đáng chú ý nhất trong những bài viết về Diêm Liên Khoa là tiểu luận Văn
học sử của một cá nhân hay là xuất phát từ điểm mờ của lịch sử văn học (Bàn về
tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa và những vấn đề liên quan) của nhà phê bình văn
học Vương Nghiêu. Điểm lại lịch sử sáng tác gần ba mươi năm của Diêm Liên
Khoa, Vương Nghiêu tiếp cận những vấn đề liên quan đến nhà văn này theo hướng
xem ông là “mắt xích quan trọng trong sự thay đổi trật tự văn học giữa thập niên 90
trở lại đây” [46, tr.149]. “Xung đột giữa hiện thực và nội tâm”, “quan hệ giữa chính
Demo Version - Select.Pdf SDK
trị và mĩ học”, “siêu thể loại và siêu chủ nghĩa” được Vương Nghiêu phân tích rất
kỹ và đi đến khẳng định sự “thành đạt” trong sáng tác của Diêm Liên Khoa.
“Tự sự mang tính đảo ngược”, tính “hỗn loạn của trật tự xã hội và hỗn loạn
của nhân tâm”, “cuồng hoan ngôn ngữ”… là những biểu hiện của tính chất nghịch
dị trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa được Vương Nghiêu khơi mở. Kế thừa
những gợi ý và đúc kết này, chúng tôi đã triển khai thành đề tài khoa học của mình.
- Ở trong nước, Diêm Liên Khoa chưa thực sự được chú ý đúng mức và
nghiên cứu đúng tầm. Chưa có chuyên luận, luận án tiến sĩ về tiểu thuyết Diêm Liên
Khoa. Ở trường Đại học Sư phạm Huế có luận văn thạc sĩ với đề tài Bi kịch của
người trí thức trong tiểu thuyết “Phong nhã tụng” của Diêm Liên Khoa của Trần
Thị Việt Hà (2015). Luận văn chủ yếu phân loại các kiểu bi kịch của người trí thức
như bi kịch gia đình, bi kịch nghề nghiệp… và sự phân tích, lý giải vấn đề còn rất
sơ sài. Tương tự, khóa luận tốt nghiệp Bức tranh hiện thực trong "Phong Nhã
Tụng" của Diêm Liên Khoa của Ngô Thị Thúy (2017) cũng chỉ dừng lại ở việc mô
tả hiện thực được tác giả đề cập trong tác phẩm.

2


Như vậy, tiểu thuyết Diêm Liên Khoa nói cung và yếu tố nghịch dị nói riêng
vẫn còn là một mảnh đất chờ đợi các nhà nghiên cứu cày xới.

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Khảo sát tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa theo định hướng của lý thuyết
nghịch dị
- Xác lập phong cách sáng tác của tác giả qua thể loại
- Khẳng định vị trí của tác giả qua kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng
của đề tài
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
- Các tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa đã được dịch sang tiếng Việt: Vì nhân
dân phục vụ, Kiên ngạnh như thủy, Phong nhã tụng, Tứ thư
Phạm vi nghiên cứu:
- Yếu tố nghịch dị: bao gồm tư tưởng, quan niệm sáng tác và các bình diện
nghệ thuật
5. CÁCH TIẾP
CẬN,
PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK CỨU
- Vận dụng lý thuyết nghịch dị vào nghiên cứu tác phẩm
- Sử dụng các phương pháp sau: phương pháp cấu trúc hệ thống, phương
pháp loại hình, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, so sánh văn học,
nghiên cứu liên ngành...
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Giới thuyết về nghịch dị và tính chất nghịch dị qua nhân vật của
Diêm Liên Khoa
Chương 2: Tính chất nghịch dị qua thế giới dị thường

Chương 3: Tính chất nghịch dị qua các thủ pháp carnaval hóa và liên văn bản

3


CHƢƠNG 1

GIỚI THUYẾT VỀ NGHỊCH DỊ VÀ TÍNH CHẤT NGHỊCH DỊ QUA
NHÂN VẬT CỦA DIÊM LIÊN KHOA
1.1. Giới thuyết về nghịch dị
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nghịch dị “là một kiểu tổ chức hình tượng
nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tưởng, tiếng cười, sự
phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyễn hoặc với cái thực,
cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống như thực với cái biếm họa” [22,
tr.203]
“Nghệ thuật nghịch dị là một kiểu ước lệ đặc thù: nó công nhiên và chú ý
trình bày một thế giới dị thường, trái tự nhiên”. Nghịch dị vốn có trong nghệ thuật
cổ sơ của mọi dân tộc, nhưng chỉ trong văn học dân gian và văn học cổ đại châu Âu
nó mới trở thành một thủ pháp và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật với tác gia thời Phục
hưng François Rabelais qua “chủ nghĩa hiện thực nghịch dị”.
Các nhà nghiên cứu cũng phân biệt đặc điểm nghệ thuật nghịch dị trong tiến
trình văn học. Hình tượng nghịch dị ở văn học Phục hưng là “sự miêu tả toàn vẹn
không tách rời cả hai cực của sự phát triển như cái mới lẫn cái cũ, cái đang chết đi

Demo Version - Select.Pdf SDK

lẫn cái đang sinh ra, tính lưỡng trị vừa khẳng định vừa phủ định”. Thời trung đại
châu Âu, tiếng cười nghịch dị “nghiêng về sự sợ hãi, tố cáo một cách tiêu cực”. Văn
học Khai sáng lại “sáng tạo ra kiểu nghịch dị châm biếm cay độc, lật tẩy cái thế giới
của sự dốt nát và áp bức”; các nhà văn lãng mạn “dùng cái nghịch dị để nhấn mạnh

tình trạng chưa giải quyết của những đối kháng, những tương phản, nhất là về thẩm
mĩ và đạo đức”. Đến thế kỷ XIX, thi pháp hiện thực tăng tính tố cáo với “chất
nghịch dị châm biếm cay độc”. Ở thế kỷ XX, trong kiểu hình tượng nghịch dị hiện
đại chủ nghĩa, chất nghịch dị “trở thành ý thức về sự phi lí của sinh tồn” [22, tr.204].
1.2. Nghịch dị nhƣ một quan điểm sáng tác của Diêm Liên Khoa
Như trên đã nói, nghịch dị là “thế giới dị thường, trái tự nhiên” được nhà văn
xây dựng nên trong tác phẩm. Thế giới ấy trở thành một quan điểm sáng tác nhất
quán của Diêm Liên Khoa trong các tiểu thuyết của mình. Vừa mang đặc điểm, mô
thức chung của chất nghịch dị truyền thống, tác phẩm của Diêm Liên Khoa còn thể
hiện những yếu tố nghịch dị mang đậm tính thời đại và chất Trung Hoa hiện đại. Đó
là sự thể hiện ý thức về tính phi lý của đời sống, là sự nổi loạn cả về tư tưởng, hành
động lẫn ngôn từ xuất phát từ cái nhìn phản tư đầy dũng cảm của nhà văn. Nghịch
4



×