Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Kinh tế học kinh doanhTiểu luận Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.26 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
---O0O---

KINH TẾ HỌC KINH DOANH
Giáo viên: Trần Duy Thanh

Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo của vùng đồng
bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp.
Thành viên:

MSSV:

1. Huỳnh Minh Trí
2. Trương Thị Phúc
3. Nguyễn Văn Hy
4. Phan Thị Yến Nhi
5. Nguyễn Trần Song Thịnh
6. Nguyễn Hoàng Vũ

1

71103794
71102629
71101530
71102426
71103422
71104306



2


MỤC LỤC
SƠ LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ ...................................................................... 4

I.

II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUỖI LÚA GẠO CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................................................................................. 6
III.
PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO PHỤC VỤ NHU CẦU TRONG NƯỚC
CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: ........................................................................ 9
IV.
PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHUỖI GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG: ......................................................................................................14
1.

Tổng quan về tình hình xuất khẩu lúa gạo trên thế giới năm 2013 .............................. 14

2.

Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam.......................................................................... 15
a.

Sơ lược về tình hình sản xuất gạo của Việt Nam hiện nay ........................................ 15

b.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam ............................................................................................... 15


3.

Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu lúa gạo ở ĐB Sông Cửu Long .................................. 16

4.

Những lợi thế trong xuất khẩu và cạnh tranh sản xuất gạo ở Việt Nam..................... 17
a.

Lợi thế tuyệt đối: .................................................................................................................... 17

b.

Lợi thế tương đối:.................................................................................................................. 18

c.

Lợi thế cạnh tranh: ................................................................................................................ 18

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: ...........................................................................................19
Liên kết ngang: ........................................................................................................................... 19

1.
a.

Liên kết ngang là gì? ............................................................................................................. 19

b.


Lý do liên kết ngang:............................................................................................................. 19

c.

Cách thức xây dựng liên kết ngang bền vững: ............................................................. 19
Liên kết dọc: ................................................................................................................................ 20

2.

VI.

a.

Liên kết dọc là gì? .................................................................................................................. 20

b.

Lý do phải liên kết dọc: ........................................................................................................ 20

c.

Cách thức xây dựng liên kết dọc tốt: ............................................................................... 20
LỜI KẾT:........................................................................................................................20

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị”-VIện đào tạo Doanh nhân Việt

2. “Một số vấn đề xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay”-Trần Nguyễn Mỹ Linh
3. “Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu
Long, các vấn đề cần được giải quyết”-Mai Văn Nam
4. “Chính sách và giải pháp đối với sản xuất lúa gạo của hộ nông dân”-Phan
Sỹ Mẫn
5. “Báo cáo sơ bộ-Kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản năm
2011”
6. “Cải thiện chuỗi giá trị xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam”-Võ Hùng Dũng
7. “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long”-Võ Thị
Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son

4


I.

SƠ LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ

Chuỗi giá trị, cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm
từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào
năm 1985. Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động mà sản phẩm đi qua tất cả
các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được
một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá
trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại.
Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm
hay dịch vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan
đến việc kết hợp giữa chuyển hóa vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất
khác nhau), đưa đến người tiêu dùng sau cùng, và bố trí sau sử dụng. Xem xét
dưới dạng tổng quát, chuỗi giá trị có dạng như mô tả trong Hình 1. Như ta thấy
từ hình này, bản thân hoạt động sản xuất không thôi chỉ là một trong nhiều

mắt xích giá trị gia tăng. Hơn nữa, có nhiều hoạt động trong từng mắt xích của
chuỗi giá trị. Cho dù thường được mô tả như một chuỗi hàng dọc, các mắt xích
trong nội bộ chuỗi thường có bản chất hai chiều; ví dụ, các cơ quan thiết kế
chuyên ngành không chỉ ảnh hưởng đến bản chất quá trình sản xuất và tiếp thị
mà tiếp đến còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện ràng buộc trong các mối liên
kết hạ nguồn này trong chuỗi giá trị.
Hình 1.Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị giản đơn
Sản xuất:
-Logistics hướng nội
Thiết kế và phát
triển sản phẩm

-Chuyển hóa
Tiếp thị

-Đầu vào
-Đóng gói
-.v.v…

5

Tiêu
thụ/Tái
chế


II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUỖI LÚA GẠO
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Năm 2009, ĐBSCL sản xuất được 20,52 triệu tấn lúa, sau khi trừ đi thất thoát

trong thu hoạch trên đồng trung bình là 9,8% (DARDs, 2009) thì còn lại 18,51
triệu tấn. Lượng lúa này để lại làm giống 4,2% (lúa giống năm 2009 trung bình
sử dụng khoảng 150kg/ha cộng thêm 10% dự phòng, tổng cộng khoảng
165kg/ha gieo trồng) và chăn nuôi 3,13% (Bảng 2). Vì vậy, lượng lúa còn lại qua
xay xát là 17,29 triệu tấn (tương đương 11,41 triệu tấn gạo). Sau khi trừ đi lượng
gạo thất thoát sau xay xát và lưu thông khoảng 9,83% (MDI, 2010) thì lượng gạo
còn lại trước khi phân phối là 10,29 triệu tấn. Trong đó: Tiêu dùng gạo khoảng
135kg/người/năm bao gồm cả tiêu dùng tại gia đình và bên ngoài gia đình như
tại các quán ăn, nhà hàng. Vậy lượng gạo tiêu dùng của vùng ĐBSCL năm 2009
là 2,32 triệu tấn (chiếm 22,5%). Tiêu dùng công nghiệp 2% lượng gạo (0,24 triệu
tấn) bao gồm làm hủ tiếu, bánh phở, mì tươi, bánh tráng và bột gạo (các sản
phẩm này tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu tuy chưa được thống kê chính
thức) kể cả nấu rượu. Tuy nhiên, các sản phẩm trên chủ yếu sản xuất từ tấm
chứ không phải từ gạo thành phẩm (xay xát 1 tấn lúa thu được 0,15 tấn tấm và
0,20 tấn cám, lượng tấm năm 2009 lên đến 2,6 triệu tấn, đây là một sản phẩm
phụ quan trọng từ ngành hàng lúa gạo). Do vậy, số lượng gạo hàng hóa còn lại
của vùng ĐBSCL là 7,74 triệu tấn. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên nếu gạo
dành cho tiêu dùng công nghiệp làm từ tấm thì lượng gạo hàng hóa này lên đến
gần 8 triệu tấn (7,74 + 0,24 triệu tấn).

Sơ đồ dưới đây trình bày chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSCL theo lượng gạo hàng
hóa của vùng này (7,74 triệu tấn) bao gồm chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và xuất
khẩu có chức năng và kênh thị trường chuỗi tương đối giống nhau. Những chức
năng cụ thể bao gồm khâu đầu vào (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, rầy…), khâu
sản xuất (nông dân, câu lạc bộ nông dân,…), khâu thu gom (thương lái/hàng
xáo), khâu chế biến (nhà máy xay xát, lau bóng và công ty), khâu thương mại
(công ty, bán sỉ/lẻ) và tiêu dùng (nội địa và xuất khẩu). Số liệu trong sơ đồ được
tính toán từ kết quả điều tra cơ cấu lúa gạo bán ra của mỗi tác nhân tham gia
chuỗi (chú ý: Lúa của nông dân và thu gom khi tính toán được qui đổi từ lúa ra
gạo với tỷ lệ 1kg lúa bằng 0,66kg gạo).

6


Lúa nông dân sản xuất ra bán cho thương lái 93,1%. Tuy nhiên, giữa nông dân
và thương lái còn có lực lượng “Cò” môi giới mua bán lúa với chi phí 20đ/kg do
thương lái trả nhưng nhiều trường hợp nông dân muốn bán lúa nhanh vẫn phải
chi thêm cho Cò từ 20-50 đồng/kg. Thương lái đem lúa bán cho nhà máy xay
xát (30,3%) hoặc xay xát ra gạo lức rồi bán cho công ty (47,8%) và bán cho nhà
máy lau bóng (10,7%), bán gạo trắng cho người bán sỉ/lẻ (15%). Nông dân bán
lúa trực tiếp cho công ty một lượng rất ít (4,2%) và nhà máy xay xát (2,7%).

Chuỗi giá trị gạo xuất khẩu chủ yếu do công ty đảm trách. Kênh thị trường bao
gồm (1) Kênh trực tiếp: có một xu hướng liên kết dọc giữa công ty và nhà sản
xuất mặc dù tỷ lệ này còn thấp (4,2%), đây là hình thức phân phối lúa gạo có
kênh thị trường ngắn nhất và hiệu quả cao đối với người sản xuất; (2) Kênh 3
cấp: lúa gạo được bán qua 3 tác nhân trung gian là nhà máy xay xát, nhà máy
lau bóng và công ty; và (3) Kênh 4 cấp: lúa gạo được bán qua 4 tác nhân trung
gian đó là thương lái, nhà máy xay xát, nhà máy lau bóng và công ty. Lượng gạo
xuất khẩu chiếm 70,3% tổng lượng gạo hàng hóa của vùng ĐBSCL qua các thị
trường chính như Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Trung Đông.

7


Chuỗi giá trị gạo đáp ứng nhu cầu nội địa chiếm 29,7% thông qua các tác nhân
như chuỗi giá trị gạo xuất khẩu (trừ công ty, lúc này công ty đóng vai người bán
sỉ/lẻ để bán gạo ở thị trường nội địa) nhưng thêm nhà bán sỉ/lẻ gạo nội địa được
cung cấp bởi thương lái (15%), nhà máy lau bóng (7,2%), công ty (6,2%) và nhà
máy xay xát (1,3%). Chuỗi gạo nội địa cũng là thị trường thứ hai trong trường
hợp sản phẩm gạo xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng,

khẩu vị, và an toàn thực phẩm như gạo lộn nhiều loại, suy thoái giống, sâu mọt
gạo, gạo lẫn tạp chất như tóc, sạn, gạo nhiễm chất hóa học do xịt thuốc chống
sâu mọt.
Liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ, có nhiều tổ chức hỗ trợ chuỗi giá trị lúa gạo về
kỹ thuật, tài chính và thị trường như Viện/trường và trung tâm giống hỗ trợ về
chất lượng lai tạo giống lúa; hỗ trợ tài chính từ ngân hàng nhà nước và tư nhân;
hỗ trợ kỹ thuật từ trung tâm khuyến nông, công ty cung cấp đầu vào; cung cấp
thông tin thi trường, thương mại quốc tế, tiêu chuẩn chất lượng và những thủ tục
xuất khẩu cũng như chính sách được hỗ trợ từ chính phủ, chính quyền địa
phương các cấp, hiệp hộiLương Thực Việt Nam (VFA), tổng công ty Lương
Thực Miền Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và
Hải quan (Sơ đồ 1)
Mặc dù ĐBSCL là nơi có sản lượng lúa gạo lớn nhất nước nhưng ảnh hưởng
lớn của hạn hán và lũ lụt liên tiếp xảy ra, những thay đổi về thời tiết, khí hậu,
lượng nước và chất lượng nước, hệ thống tiếp thị gạo thì manh múng, yếu trong
liên kết dọc, liên kết ngang thì thiếu nguồn lực tài chính và yếu năng lực quản lý,
thất thoát sau thu hoạch lớn và quản lý chất lượng kém. Nhiều vấn đề cần được
nghiên cứu và quan tâm liên quan đến sản xuất và tiêu thụ chuỗi ngành hàng lúa
gạo nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả từ đầu vào đến đầu ra, quản lý chất
lượng từ đầu ra trở về đầu vào, quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển
các chính sách hỗ trợ có liên quan để tăng giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập và
sinh kế người trồng lúa cũng như phát triển bền vững chuỗi ngành hàng lúa gạo
của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

8


III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA
GẠO PHỤC VỤ NHU CẦU TRONG NƯỚC CỦA
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

Qua nghiên cứu, tìm hiểu, chuỗi giá trị lúa gạo nội địa của vùng đồng bằng Sông
Cửu Long có thể được mô tả như sơ đồ sau:
Nhà cung cấp máy móc thiết
bị: xay xát, lau bong, kho hàng

Nhà máy phân bón,
thuốc BVTV

Nhà cung cấp dịch vụ: bảo hiểm,
vận chuyển, bốc xếp, đóng gói,…

Thương lái

Ngành CN khác
Bán sỉ
Nhà máy xay xát
Đầu vào

Nông dân
Phụ
phẩm

Bán lẻ

Cơ sở lau bóng

SẢN XUẤT

CHẾ BIẾN


PHÂN PHỐI

NHÀ HỖ TRỢ

NHÀ HỖ TRỢ

NHÀ HỖ TRỢ

VFA, Hội Nông Dân, Trung tâm
nghiên cứu phát triển nông nghiệp,…

Các cơ quan nhà nước, chính quyền
địa phương,…

Các cơ quan
nhà nước,…

Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo nội địa của vùng đông bằng sông Cửu Long

9


Mỗi cấp bậc trong sơ đồ trên là một bước góp phần hình thành nên giá trị của
lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và để thống nhất, trong bài này
chúng tôi sẽ sử dụng giá qui đổi về thành giá 1kg gạo thành phẩm (giá 1kg gạo
bằng 1,28 lần giá 1 kg lúa).
Đầu vào, mở đầu cho chuỗi bao gồm giống, phân bón thuốc bảo vệ thực vật,…
những vật chất ban đầu giúp hình thành nên sản phẩm cuối cùng. Giống lúa rất
đa dạng về chủng loại như giống lúa thường IR50404 có chất lượng thấp hay
các giống lúa thơm chất lượng cao như OM1490, OM2718,… Tùy vào yêu cầu

về thời gian của thời vụ, chất lượng, giá cả thị trường chấp nhận, thời tiết của
thời vụ … người nông dân sẽ chọn loại giống thích hợp và chi phí cho giống lúa
trung bình khoảng 8000-9000 đồng/kg lúa giống(năm 2009-2011 và trung bình
nguồn giống này lấy từ 4,2% sản lượng lúa tạo thành trước đó). Bởi lẽ Việt Nam
là quốc gia nông nghiệp nên phần giống được nhà nước hỗ trợ nghiên cứu và
phát triển rất nhiều. Năng suất các giống lúa ngày càng tăng và vào năm 2010,
năng suất lúa trung bình của vùng khoảng 54 tạ gạo/ha (Tổng cục Thống Kê2010) và dùng khoảng 150-165 kg lúa giống/ha thì chi phí này tương đương
600-00 đồng /kg gạo.
Trong quá trình sản xuất, để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển, phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là yếu tố không thể thiếu. Nhu cầu về phân
bón và thuốc BVTV của cây lúa khác nhau với những giai đoạn phát triển, và
trung bình cho khoảng chi phí về phân bón và thuốc BVTV này là 5-6 triệu
đồng/ha. Và với năng suất lúa trung bình của vùng khoảng 54 tạ/ha (Tổng cục
Thống Kê-2010) thì chi phí này tương đương 1000-1200 đồng/kg gạo.
Ngoài ra, nông dân còn phải chịu một số chi phí khác như chi phí nhân công
(đặc biệt là vào mùa thu hoạch), chi phí lãi vay (nếu có) để trang trải trong quá
trình sản xuất, chi phí đi lại, chi phí thủy lợi,… và tổng cho chi phí phát sinh này
khoảng 2700 đồng/kg gạo. Chi phí phát sinh này càng cao khi qui mô sản xuất
càng nhỏ lẻ. Ta có thể đánh giá vấn đề này qua 2 bảng số liệu sau:

10


Phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long được dùng vào
trồng lúa và so với cả nước thì vùng này có qui mô sử dụng đất lớn nhất và tập
trung nhất. Do đó ta có thể suy ra rằng khoản chi phí phát sinh mà vùng này phải
chịu là nhỏ nhất so với cả nước nhưng nhìn chung với mức diện tích trồng lúa
mỗi hộ trên 1ha chỉ chiếm khoảng 35% là chưa cao và đây có lẽ là một trong
những thách thức trong việc giảm chi phí trồng lúa nói riêng và nâng cao chuỗi
giá trị lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

11


Như vậy tổng chi phí mà người nông dân phải bỏ ra để thu được 1 kg gạo vào
cỡ 4700 đồng. Tuy nhiên do đặc điểm khác nhau giữa các thời vụ (về thời tiết,
dịch bệnh, giá cả,…) chi phí này không đều. Chẳng hạn vụ đông xuân thì do thời
tiết phù hợp, dịch bệnh ít nên chi phí cho phân bón và thuốc BVTV thấp hẳn so
với vụ thu đông do khí hậu biến đổi, dịch bệnh dễ phát triển. Ngoài ra năng suất
lúa giảm dần theo thứ tự các vụ đông xuân, hè thu, và thu đông, cũng ảnh
hưởng đến chi phí tính trên 1 kg gạo tạo thành. Và hoàn tất khâu sản xuất của
người nông dân đó là bước bán lúa sau thu hoạch. Thông thường, lúa được tạo
ra sẽ đi vào 3 trường hợp chính là: tự tiêu thụ, bán cho thương lái và bán cho
công ty thu mua nông sản. Lấy trung bình ta được giá bán lúa của người nông
dân là khoảng 5200 đồng/kg gạo.
Trong sơ đồ chuỗi ở trên, sự xuất hiện của Thương lái không được xếp vào bất
kì một khâu chính nào trong chuỗi nhưng không thể thiếu đối với thực trạng
chuỗi lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đây là bộ phận đóng vai trò
trung gian giúp đưa sản phẩm lúa của nông dân đến các bộ phận khác của khâu
chế biến. Đặc điểm của bộ phận này là: nguồn vốn phần lớn do chính họ huy
động từ gia đình hoặc vay mượn. Do vậy qui mô và khả năng hoạt động của hầu
hết thương lái còn khá hạn chế. Họ vận chuyển lúa thu mua từ nông dân chủ
yếu bằng đường sông với ghe thuyền cỡ trung và nhỏ (do đặc điểm sông nước
của vùng) và không chú trọng khâu bảo quản, lưu trữ. Họ được xem là “mua lúa
bán lúa”.
Kế tiếp chuỗi là khâu chế biến với sự tham gia chính của 3 bộ phận: nhà máy
xay xát, nhà máy làm bóng và các công ty chế biến dùng nguyên liệu từ lúa gạo.
Những bộ phận này có thể thu mua trực tiếp từ nông dân nhưng nhìn chung
phần lớn là lấy đầu vào từ thương lái. Nhà máy xay xát có nhiệm vụ chính là bóc
tách vỏ trấu, nghĩa là biến đổi lúa thành gạo. Người chủ nhà máy xay xát thu lợi
nhuận từ hoạt động bóc tách này. Nhà máy làm bóng giúp gạo nâng thêm giá trị

thẩm mĩ cũng như chất lượng gạo thông qua việc làm trắng gạo và chọn lọc, sản
phẩm tạo ra có chất lượng tương đối cao do đó chỉ một phần nhỏ sản phẩm từ
nhà máy làm bong được tiêu thụ trong nước. Các sản phẩm phụ trong quá trình
chế biến này như vỏ trấu, cám gạo,…(trung bình 1 tấn lúa xay xát ra thu được
0,15 tấn tấm và 0,2 tấn cám) cũng được tận dụng và tạo thêm một phần đáng kể
thu nhập cho các tác nhân trong khâu chế biến này.
Cuối cùng, ta xét đến khâu phân phối,bao gồm các nhà bán sỉ và lẻ. Các nhà
nhà máy chế biến cũng có thể đóng vai trò là 1 nhà bán sỉ, tuy nhiên thông
thường chức năng này do 1 tổ chức, cá nhân tự đứng ra với phần vốn tự có
12


hoặc vay mượn để mua lại các sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến để
bán lại. Khả năng vốn, lưu trữ có ảnh hưởng quyết định đến lợi nhuận của các
tác nhân bán sỉ. Các nhà bán lẻ có qui mô nhỏ hơn và thường là người cung cấp
sản phẩm gạo cuối cùng cho khách hàng cuối cùng.
Sau đây là bảng tóm tắt giá trị gia tăng của chuỗi lúa gạo trong nội địa:

Qua thống kê này, ta thấy rằng đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là các nhà bán
le, bán sỉ trong khâu phân phối, kế đến mới là người nông dân-trực tiếp trồng trọt
tạo ra lúa gạo. Tuy nhiên trên thực tế, điều kiện sống của người nông dân không
cao mặc cho phần trăm lợi nhuận trong tổng thể cả chuỗi, người nông dân chiếm
thứ 2. Lý giải cho điều này là khoảng thời gian xảy ra thu nhập. Nông dân chỉ thu
được lợi khi bán được lúa, tuy nhiên 1 năm chỉ có 3 thời vụ chính và do đó
tương ứng chỉ có 3 lần thu nhập xảy ra. Trong khi đó các tác nhân khác trong
khâu khác có thể xảy ra thu nhập vào mọi thời điểm tùy vào khả năng tìm kiếm
đầu vào của họ. Tổng quan thì trong 1 năm thì tổng thu nhập của nông dân lại là
thấp nhất.
Sau đây, chúng tôi xin nêu ra một vài khó khăn, bất cập của các tác nhân trong
các khâu của chuỗi. Trước hết chúng tôi muốn đề cập đến khả năng bảo toàn

(liên quan đến tỉ lệ thất thoát) bằng bảng sau (số liệu theo DARAs và MID năm
2010):
Tác nhân/Khâu
1.
Sản xuất của người nông
dân
2.
Thất thoát trong xay xát
3.
Thất thoát trong lau bong
4.
Thất thoát trong hệ thống sỉ
13

Tỉ lệ thất thoát trung bình
9,8%
2,47%
4%
1%


lẻ
5.
Thất thoát trong lưu thông
2,36%
Vậy nguyên nhân nào đã gây ra những con số thất thoát trên. Nhóm chúng tôi
cho rằng, ở khâu sản xuất của người nông dân, sự thất thoát đó là do phương
tiện, kỹ thuật thu hoạch và cất trữ thấp; đối với trong xay xát và lau bong là do
máy móc không đảm bảo; trong hệ thống bán sỉ lẻ là do khả năng lưu trữ còn
kém, đồng thời khâu quản lý cũng thấp; trong lưu thông là do phương tiện vận

chuyển không đảm bảo kỹ thuật để có thể bảo toàn được hàng hóa. Và điều
đáng nhấn mạnh ở đây là tỉ lệ thất thoát ở khậu sản xuất của người nông dân lại
là cao nhất.
Ngoài ra, ở mỗi tác nhân lại tồn tại những bất cập riêng. Đối với khâu sản xuất,
người nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều vốn, do đó,
các phương tiện hỗ trợ không được chú trọng và dẫn đến hiệu quả thấp. Tổng
chi phí của giai đoạn này còn có thể cao hơn do nhân công từ chính gia đình
chưa được thống kê để tính vào nhưng đây lại là dạng lao động chủ yếu (mà lao
động thì phải có chi phí cho lao động). Bởi thế giá trị nhận được thực sự của
người nông dân thấp hơn nhiều so với bảng số liệu nệu trên. Và thêm nữa là
hoạt động sản xuất của nông dân phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết trong khi đây
là yếu tố con người không thể làm chủ. Với thương lái, khó khăn của họ cũng
xuất phát từ vốn, vốn không nhiều, do đó họ không thể đầu tư phương tiện vận
chuyển chuyên nghiệp hơn, năng suất hơn,… hệ thống kho chứa chưa được họ
chú trọng, trong khi nếu có được hệ thống kho chứa, họ có thể kiếm được nhiều
hơn nhờ vào việc chủ động được thời điểm bán ra và mua vào. Đối với khâu chế
biến, đa phần công việc vận chuyển được làm hoàn toàn bằng tay, nghĩa là con
người trực tiếp bốc vác đươc lúa, gạo vào máy gia công, chính điều này đã làm
hiệu quả công việc không cao trong khi chi phí lại tăng. Đối với hệ thống phân
phối, công suất kho lưu trữ nhỏ chỉ vào khoảng 20-50 tấn

IV. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHUỖI GIÁ TRỊ XUẤT
KHẨU LÚA GẠO CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG:
1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu lúa gạo trên thế giới
năm 2013
Hiện nay các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo gồm: Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ, Mỹ, Pakistan và Trung Quốc.
14



Trong những nhà xuất khẩu chính ở trên thì Việt Nam là quốc gia có sản lượng
xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn chỉ là quốc gia đứng
thứ 2 về xuất khẩu gạo. Thái lan là nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, năm 2009
là 8.57 triệu tấn.Đứng thứ 3 là Ấn Độ, tuy nhiên sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ
có xu hướng giảm mạnh.Mỹ là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 4 , kế đến là
Pakistan và thứ 6 là Trung Quốc.Tuy nhiên , Trung Quốc đang có xu hướng
giảm.

2. Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
a.
Sơ lược về tình hình sản xuất gạo của Việt Nam hiện nay
Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng
lên, không những đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước mà còn đảm
bảo được lượng gạo xuất khẩu ổn định và ngày càng tăng. Như vậy , năng suất
sản xuất gạo của Việt Nam ngày một tăng lên.Nguyên nhân chính là do :
+ Đã có những nổ lực to lớn của Nhà nước trong việc đầu tư, phát triển thủy lợi
để khai hoang, tăng vụ và thâm canh.
+ Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật, nhất là các giống mới, chống chịu sâu bệnh, năng
suất cao được đưa vào sản xuất, chẳng hạn như việc áp dụng những biện pháp
kỹ thuật tốt để tăng năng suất như việc sử dụng các loại máy móc hiện đại để
thu hoạch thay vì thu hoạch bằng thủ công như trước.
b.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam
Gạo là sản phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp Việt Nam, và Việt Nam là nước
xuất khẩu gạo từ rất sớm, từ đầu thập kỷ 30 nhưng sau năm 1945 do tình hình
kinh tế-xã hội , cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , thốn nhất đất nước nên
15



lượng gạo xuất khẩu hàng năm không đáng kể và sau đó không những không có
gạo để xuất khẩu mà còn phải nhập vào do thiếu ăn. Cuối những năm 60 và
trong thập niên 70 , Việt Nam nhập khoảng 842 ngàn tấn, kể từ năm 1975 các
khoảng viện trợ không còn nữa nên lượng gạo nhập vào Việt Nam cũng không
đáng kể ( từ năm 1975-1979 nhập khoảng 406,000 tấn ). Và từ năm 1989, sau
khi Chính phủ thực hiện một số cải cách về nông nghiệp, chính đều đó đã làm
cho gạo Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới cho đến nay.

3.Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu lúa gạo ở ĐB Sông Cửu
Long
Mối liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo

Đầu
vào

Trồng trọt ,
thu hoạch

Chế biến(
xay xát, lau
bóng)

Thương
lái

Công ty XK,
Cty cung
ứng

Xuất

khẩu

Bán lẻ

Chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL là một hệ thống kết nối các phân khúc từ cung
cấp đầu vào, trồng trọt (và thu hoạch), chế biến (xay xát, lau bóng), phân phối và
tiêu thụ cuối cùng. Các tác nhân tham gia bao gồm: Nông dân, thương lái, nhà
máy xay xát, các công ty cung ứng, công ty xuất khẩu, mạng lưới bán sĩ, bán lẻ.
Tham gia vào chuỗi còn có các ngành có liên quan, các dịch vụ, cơ sở hạ tầng
và thể chế hỗ trợ.
Hình : Chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu

16


Đây là sơ đồ mô tả mối liên hệ trong chuỗi giá trị lúa gạo đi từ người nông dân
trồng lúa đến khâu xay xát, chế biến, xuất khẩu trong mối liên hệ với các yếu tố
thể chế và các ngành liên quan.
Và giống như chuỗi tiêu thụ nội địa, điểm yếu nhất của chuỗi xuất khẩu lúa gạo
vẫn là người nông đân.

4.
Những lợi thế trong xuất khẩu và cạnh tranh sản
xuất gạo ở Việt Nam
a. Lợi thế tuyệt đối:
Lợi thế tuyệt đối chính là sự so sánh về chi phí sản xuất cuối cùng của cùng một
loại sản phẩm giữa các nước khác nhau. Chi phí sản xuất thấp phải phụ thuộc
vafp lợi thế về nguồn tài nguyên sẵn có của quốc gia đó. Việt Nam có được
những yếu tố này như đất đai phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa với
17



lượng mưa lớn, nguồn lao động trẻ dồi dào … đã mang đến những lợi thế nhất
định.
b. Lợi thế tương đối:
Lợi thế tương đối là lợi thế về thương mại quốc tế, một đất nước muốn phát triển
thì phải mở rộng việc trao đổi hàng hóa chứ không thể tự sản xuất tất cả các mặt
hàng. Lợi thế tương đối dựa trên chi phí sản xuất để quyết định sản xuất hay
mua ngoài. Ví dụ như Việt Nam sản xuất ra gạo có chi phí chỉ bằng 1/10 giá 1
chiếc máy kéo, còn Nhật Bản thì chi phí này là 1/5 giá 1 chiếc máy kéo. Do đó
Việt Nam sản xuất gạo còn Nhật Bản thì sản xuất máy kéo sau đó trao đổi cho
nhau. Hiện nay Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng thị trường trên thế giới nên
đầu ra của lúa gạo càng trở nên dễ dàng hơn.
c. Lợi thế cạnh tranh:
Hiện nay tham gia vào thương mại quốc tế không chỉ có Việt Nam mà còn nhiều
nước khác như: Thái Lan, Ấn Độ, Philipin,… vì thế môi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Nét đặt trưng của lợi thế cạnh tranh thể hiện ở mặt chất lượng, giá
cả, sản lượng, thời gian giao hàng,… của hạt gạo.
Tuy nhiên theo bao cáo gần đây của VAF giá gạo của Việt Nam trên thị trường
thế giới ngày một giảm và theo dự báo trong tương lai thì càng sụt hơn nữa.
Trong khi đó Thái Lan cũng là nước xuất khẩu gạo như Việt Nam nhưng giá gạo
của Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam.

(Nguồn tiengiang.tbtvn.org)

18


V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU
CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG:
Như đã phân tích ở các phần trước, ta có thể nhận thấy rằng chuỗi giá trị lúa
gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long còn rất nhiều bất cập, thậm chí có thể
nói là chuỗi này còn yếu. Bởi lẽ ở mỗi tác nhân, mỗi khâu trong chuỗi đều xuất
hiện điểm yếu khiến cho chuỗi không đạt được giá trị cuối cùng cao nhất. Để
khắc phục điều này, ta không thể chỉ cải thiện từng tác nhân, ta phải cải thiện
tổng quát cả chuỗi, ở đây chúng tôi đề cập đến giải pháp xây dựng và nâng cấp
hệ thống liên kết dọc và liên kết ngang trong toàn bộ chuỗi.

1.Liên kết ngang:
a. Liên kết ngang là gì?
Liên kết ngang được đề cập trong đây là sự liên kết giữa các tác nhân trong
cùng một khâu trong chuỗi nhằm mục đích giảm chi phí, tăng giá bán, tăng số
lượng bán,…
b. Lý do liên kết ngang:
Lấy một vài ví dụ về liên kết ngang để ta có thể hiểu hơn về lý do phải liên kết
ngang: trong khâu sản xuất của người nông dân, nếu các hộ sản xuất lúa gạo
liên kết lại, mua những đầu vào (chẳng hạn phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực
vật,…) với số lượng lớn và mua trực tiếp từ nhà cung cấp thì ta sẽ được chi phí
bỏ ra thấp hơn nhiều. Trong khâu thu mua, nếu như ta tập trung được lại bên
cung và bên mua lại thì việc thu mua diễn ra dễ dàng, đồng thời chi phí vận
chuyển sẽ giảm đi rất nhiều.
Như vậy, liên kết ngang rất có lợi trong việc nâng cao giá trị chuỗi lúa gạo của
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và sau đây là một số lợi ích của việc liên kết
ngang:

Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên trong nhóm liên
kết.

Đảm bảo được hàng hóa về cả mặt chất lượng và số lượng.


Đầu ra có thể đạt qui mô lớn hơn.

Đảm bảo tính bền vững.
c. Cách thức xây dựng liên kết ngang bền vững:
Một điểm lưu ý là việc xây dựng liên kết này phải dựa trên lợi ích của các bên
tham gia và xuất phát từ nhu cầu của họ, có như thế liên kết tạo thành mới hiệu
quả và bền vững. Cách thức xây dựng liên kết ngang như sau:
19



Tổ chức cho người trồng lúa tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các tập
thể sản xuất hiệu quả, từ đó tạo cho họ suy nghĩ về tính hiệu quả hơn của làm
việc tập thể.

Tổ chức các cuộc đối thoại giữa những người đang cùng làm trong 1 khâu
để tạo tiếng nói chung.

2.

Liên kết dọc:

a. Liên kết dọc là gì?
Liên kết dọc là sự liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau trong
chuỗi.
b. Lý do phải liên kết dọc:
Chẳng hạn nếu xây dựng được mối quan hệ (hợp đồng) giữa nông dân và
doanh nghiệp thu mua thì giá sẽ được ổn định, đồng thời người nông dân được
đảm bảo an toàn hơn. Và việc xây dựng liên kết dọc này giúp:


Giảm chi phí chuỗi.

Những người trong cùng một chuỗi có cùng tiếng nói.

Tất cả thông tin về thị trường tiêu thụ đều được các tác nhân trong chuỗi
biết đến.

Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn.
c. Cách thức xây dựng liên kết dọc tốt:

Khuyến khích các tác nhân trong chuỗi tham gia các chương trình triển
lãm, hội chợ thương mại nhằm tập hợp các tác nhân trong chuỗi.

Tổ chức các cuộc họp, hội thảo giữa người sản xuất và thu mua để xây
dựng quan hệ tốt đẹp.

Xây dựng sàn giao dịch gạo, website giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho cả bên bán lẫn bên mua đồng thời làm giảm bớt chi phí trung gian.

VI. LỜI KẾT:
Chuỗi giá trị lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đang tồn tại nhiều
điểm yếu, nó khiến cho các tác nhân trong chuỗi dù phải bỏ nhiều thời gian,
công sức nhưng những gì họ thu lại lại không xứng đáng. Hy vọng với những
tổng hợp về các giải pháp cũng như những phân tích cho thấy các điểm yếu
trong chuỗi có thể giúp chuỗi này được cải thiện trong tương lai, góp phần làm
tăng thu nhập người dân Việt Nam

20




×