Hồ Chí Minh - đẹp nhất tên Người
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành
Bí danh: Nguyễn Ái Quốc, Lin, Lý Thụy, Hồ Chí Minh… trong tổng số 169 tên gọi, bí danh và
bút danh
Ngày tháng năm sinh: 19/05/1890
Nơi sinh: Làng Hoàng Trù , xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Nơi thường trú: Hà Nội
Tham gia cách mạng: Năm 1911 (ngày Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước)
Quá trình công tác: Từ năm 1911 đến năm 1969
Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lần thứ nhất: 28/08/1945 (ngày thành lập Chính
phủ lâm thời) đến ngày 02/03/1946 (ngày thành lập Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến).
Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lần thứ hai: 03/11/1946 (ngày thành lập Chính phủ
mới) đến tháng 03/1947
Cấp bậc trong Đảng khi Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
Uỷ viên Ban thường vụ Trung ương Đảng
Quá trình hoạt động:
-Từ bến Nhà Rồng, Sài Gòn, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (cuối năm 1911).
- Nhân danh những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh gửi "Bản yêu sách của
nhân dân An Nam" tới Hội nghị quốc tế ở Véc-xây, đòi quốc tế công nhận các quyền tự do, dân
chủ, bình quyền cho người Việt Nam. Đây được coi là hoạt động đối ngoại tiêu biểu đầu tiên của
Hồ Chí Minh (tháng 06/1919);
- Tại Đại hội Tua, Hồ Chí Minh tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
(1920);
- Tham gia thành lập "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp" (1921);
- Xuất bản tờ báo "Người cùng khổ" (1922) và được bầu vào Ban chấp hành "Quốc tế Nông dân"
(1923);
- Tham dự Đại hội V "Quốc tế Cộng sản" và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương
1
Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam (1924);
- Tham gia thành lập "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Châu Á", xuất bản hai cuốn sách nổi
tiếng là "Bản án chế độ thực dân Pháp" và " Đường Cách mệnh"; Thành lập "Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí Hội" ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản Đoàn" làm
nòng cốt cho tổ chức này (1925);
- Được Ban chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản uỷ nhiệm, Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị
hợp nhất để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau
đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của "Đảng Lao động Việt Nam" rồi "Đảng
Cộng sản Việt Nam" ngày nay (03/02/1930);
- Tổ chức huấn luyện và đào tạo nhiều cán bộ nòng cốt ở Trung Quốc để đưa về nước mở rộng
phong trào chính trị và vũ trang cách mạng (cuối năm 1938);
- Hồ Chí Minh về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương để quyết định đường lối cứu nước (1941); Thành lập Việt Nam độc lập đồng
minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa.... chuẩn bị tổng khởi
nghĩa;
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, ngày 02 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc
"Tuyên ngôn độc lập" khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Hồ Chí Minh được Quốc
hội khoá I bầu làm Chủ tịch nước, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp;
- Tại Đại hội II của Đảng, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương
Đảng (1951);
- Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia chỉ huy chiến dịch Điên Biên Phủ, đánh bại âm mưu kéo dài
chiến tranh thực dân của Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Pháp (1954);
- Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội III của Đảng
Lao động Việt Nam (9/1960) và tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Nước;
- Khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ
cứu nước (1966);
- Sau khi Hồ Chí Minh qua đời(3-9-1969), Di chúc của Hồ Chí Minh được công bố.
Những đóng góp chính cho ngành Ngoại giao:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam trong thế kỷ XX, Người
đã sáng lập nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Với Hồ Chí Minh, lần đầu tiên nước Việt Nam đã
vươn ra bình diện toàn thế giới, tập hợp được lực lượng quốc tế đông đảo và mạnh mẽ chưa từng
có ủng hộ nhân dân Việt Nam. Trong suốt 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, Người trực tiếp
hoạt động đối ngoại và chỉ đạo sát sao công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát
huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của dân tộc
trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Hoạt động ngoại giao
của chính quyền cách mạng non trẻ năm 1945-1946, dưới bàn tay chèo lái khôn khéo của Người,
trong hoàn cảnh phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vận mệnh ngàn cân treo sợi tóc, mãi mãi
là trang sáng chói trong lịch sử ngoại giao Việt nam, là mẫu mực về nghệ thuật nhân nhượng có
nguyên tắc. Với các cương vị chủ tịch nước và hoạt động quốc tế vô cùng phong phú, từ thực
2
tiễn Việt Nam và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra, phát triển nhiều nguyên lý, luận điểm
về thời đại, về đường lối quốc tế và để lại những tư tưởng lớn về các vấn đề quốc tế, đường lối
chính sách đối ngoại của Việt nam, về phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao, đặt
nền móng cho quá trình từng bước xây dựng trường phái ngoại giao Việt nam.
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, là
sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước, văn hóa dân tộc và truyền thống
ngoại giao Việt nam, với tinh hoa văn hóa của nhiều dân tộc phương Đông và phương Tây và
kinh nghiệm ngoại giao thế giới đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Việt nam
từ trước đến nay và mãi mãi về sau và mang lại bản sắc riêng cho nền ngoại giao Việt nam.
Ngoại giao Việt nam thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt và đỉnh cao nhất trong lịch sử ngoại
giao của dân tộc ta.
Ngày qua đời: 02/9/1969 tại Hà Nội.
Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Văn hoá và Giáo
dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Người là "Vị Anh hùng giải phóng dân tộc của
Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" và kiến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm và tuyên
truyền, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người.
(Nguồn : Bộ Ngoại giao Việt Nam )
3