Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nhận thức của sinh viên giáo dục mầm non trường đại học trà vinh về nghề giáo viên mầm non (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.25 KB, 14 trang )

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Cách tìm hiểu về ngành học của sinh viên ngành giáo dục

19

mầm non
Bảng 3.2

Lý do chọn nghề mầm non của các bạn sinh viên

20

Bảng 3.3

Nhận thức của sinh viên về giá trị của nghề giáo viên

22

mầm non
Bảng 3.4

Nhận thức của sinh viên về tính chất của nghề giáo



25

viên mầm non
Bảng 3.5

Nhận thức của sinh viên về đối tượng của nghề giáo

28

viên mầm non
Bảng 3.6

Nhận thức của sinh viên về các phẩm chất cần thiết

31

của người giáo viên mầm non
Bảng 3.7

Nhận thức của sinh viên ngành giáo dục mầm non về

34

các năng lực cần thiết của giáo viên mầm non
Bảng 3.8

Mức độ rèn luyện của sinh viên để đáp ứng yêu cầu

37


của nghề giáo viên mầm non
Bảng 3.9

Mối quan hệ giữa nhận thức với khả năng lựa chọn lại

40

nghề của sinh viên
Bảng 3.10

Đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của phương

42

tiện truyền thông đại chúng đến nhận thức về nghề giáo
viên mầm non
Bảng 3.11

Đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của sự nỗ lực của
bản thân đến nhận thức về nghề giáo viên mầm non

45


Bảng 3.12

Đánh giá của sinh viên về những nguyên nhân chính gây
áp lực cho nghề giáo viên mầm non


47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ

Tổng số phần trăm nhận thức của sinh viên về các giá trị

23

3.1
Biểu đồ
3.2
Biểu đồ
3.3
Biểu đồ
3.4

của nghề GVMN
Tổng số phần trăm nhận thức của sinh viên về các tính

26


chất của nghề GVMN
Tổng số phần trăm nhận thức của sinh viên về đối tượng

29

của nghề GVMN
Đánh giá của sinh viên các khóa về những nguyên
nhân chính gây áp lực cho nghề GVMN

50


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SV: Sinh viên
ĐHTV: Đại học Trà Vinh
GVMN: Giáo viên mầm non
GDMN: Giáo dục mầm non
ĐHTNC: Đòi hỏi trách nhiệm cao
ĐLNHB: Đem lại nhiều hiểu biết
RLTST: Rèn luyện tính sáng tạo
GCXHL: Giúp cư xử hợp lý
GTC: Giàu tình cảm
ĐTCN: Đào tạo con người
ĐXHCT: Được xã hội coi trọng
CVLÔĐ: Có việc làm ổn định
NCTKH: Nghề có tính khoa học
NCTST: Nghề có tính sáng tạo
NLĐTO: Nghề lao động trí óc
NCTNT: Nghề có tính nghệ thuật

NLĐCT: Nghề lao động chân tay
QCTPH: Quá cao từ phụ huynh
ĐNQNCV: Đảm nhận quá nhiều công việc
ĐBATCT: Đảm bảo an toàn cho trẻ
LTCQT: Lương thưởng còn quá thấp


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................3
1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................3
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................4
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................4
1.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU…………………….......................................4
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................5
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................5
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................5
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................7
2.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................................7
2.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN............................................................ 10
2.2.1. Khái niệm về nhận thức. .................................................................. 10
2.2.2. Khái niệm về sinh viên ngành GDM................................................ 11
2.2.3. Khái niệm về nghề giáo viên mầm non ............................................ 12
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH VỀ NGHỀ

GIÁO VIÊN MẦM NON .................................................................................. 19
3.1. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NGHỀ GVMN. . 19
3.1.1. Nhận thức nghề GVMN thể hiện ở tâm thế chuẩn bị vào nghề ........ 19

1


3.1.2. Mức độ nhận thức về giá trị nghề GVMN của sinh viên ngành
GDMN trường ĐHTV. .............................................................................. 22
3.1.3. Mức độ nhận thức về các đặc điểm đặc trưng trong nghề của sinh
viên ngành GDMN trường ĐHTV............................................................. 25
3.1.4. Mức độ nhận thức về những yêu cầu đặc điểm nhân cách đối với
nghề của sinh viên ngành GDMN trường ĐHTV ...................................... 30
3.1.5. Mối quan hệ giữa nhận thức về nghề GVMN với xu hướng hành vi
của sinh viên ............................................................................................. 37
3.2. ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN VỀ NGHỀ GVMN .......... 42
3.2.1. Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng đến nhận thức về
nghề GVMN của sinh viên ........................................................................ 42
3.2.2. Đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của sự nổ lực của bản thân đến
nhận thức về nghề GVMN ........................................................................ 44
3.3.3. Đánh giá của sinh viên về những nguyên nhân chính gây áp lực cho
nghề GVMN ............................................................................................. 47
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ
VINH VỀ NGHỀ GIÁO VIÊN MẦM NON. ................................................ 50
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 55
4.1. KẾT LUẬN. ........................................................................................... 55
4.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 56


2


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay, tình trạng thiếu hụt giáo viên mầm non ngày càng gia tăng song
tình trạng giáo viên bỏ nghề cũng có chiều hướng tăng nhanh. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng bỏ nghề của giáo viên mầm non như áp lực công việc,
không đủ thời gian chu toàn mọi việc, công việc quá nặng nhọc hay lương không
đủ chi trả cuộc sống,… và còn có thêm nhiều nguyên nhân khác. Công việc chính
của giáo viên mầm non là nuôi dạy và chăm sóc trẻ, nhưng để thực hiện được
nhiệm vụ quan trọng đó giáo viên phải tiến hành những việc như soạn giáo án và
giảng dạy theo từng độ tuổi, thực hiện các công việc của giáo viên mầm non, chăm
sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ, thực hiện công tác giảng dạy, soạn bài, tổ chức các
hoạt động chăm sóc, giáo dục theo kế hoạch đã đề ra, liên lạc phụ huynh, báo cáo
tình hình học tập của trẻ, lập kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương trình giáo
dục mầm non, báo cáo tình hình học tập và nuôi dạy trẻ hàng tuần cho Hiệu
trưởng, làm đồ dùng dạy học…. Và mỗi một công việc như thế đòi hỏi người giáo
viên phải mất nhiều thời gian, sức lực và tinh thần để hoàn thành. Công việc quá
vất vả mà mức lương và đãi ngộ cho giáo viên lại thấp nên đã có nhiều giáo viên
mầm non không chịu được phải bỏ nghề.
Trong những năm gần đây, thường xuyên xuất hiện những trường hợp
giáo viên, bảo mẫu đánh đập hành hạ trẻ khiến cho cái nhìn của xã hội về nghề
giáo viên mầm non ngày càng xấu đi, mất niềm tin về việc gửi con em mình cho
các trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ,… Những vụ việc đó đa phần là do người
giáo viên không có lòng yêu thương đối với trẻ nhưng bên cạnh đó còn có một
nguyên nhân không thể thiếu đó là người giáo viên không chịu được sự vất vả của
công việc mình đang làm. Khi được hỏi đến tại sao lại có thể hành động như thế

đối với các bé thì phần lớn câu trả lời đều bảo là do trẻ không chịu ăn, do trẻ quấy
khóc, do trẻ nghịch phá, do áp lực công việc… các câu trả lời đều xoay quanh việc

1


nuôi dạy trẻ quá vất vả nên mới dẫn đến việc không kiềm chế mà có những hành
động trái với đạo đức nghề nghiệp.
Với vai trò là những giáo viên mầm non trong tương lai, trực tiếp đảm
nhận công việc bồi dưỡng, chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ em cho tương lai, là
lớp người phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước.
Để làm được điều đó, cần một đội ngũ giáo viên có đủ các năng lực và phẩm chất
nhân cách để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thực sự hiểu được vị trí, vai trò,
của nghề, có nhận thức đúng đắn về nghề GVMN. Nếu như trong thời gian ngồi
trên ghế nhà trường mà sinh viên không có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nghề thì
sẽ tạo ra những giáo viên hoặc không có đủ năng lực nghề hoặc không có tình yêu,
tâm huyết với nghề, thiếu niềm tin trong nghề GVMN.
Mỗi ngành nghề đều có cái khó của riêng nó, quan trọng là người làm công
việc đó có nhận thức được nó hay không. Với tình hình sinh viên ngành Giáo dục
mầm non ngày càng đông như hiện nay, vậy các bạn sinh viên đã có đủ nhận thức
được đối với nghề của mình hay không hay các bạn đến với ngành chỉ với lòng
yêu nghề hay những nguyên nhân khác, các bạn đã nhận thức đúng đắn về nghề
của mình hay chưa và liệu các bạn có nguyện vọng gắn bó với nghề GVMN hay
không? Do đó, thông qua việc tiến hành tìm hiểu thực trạng nhận thức về nghề của
sinh viên ngành GDMN trường ĐHTV từ đó tìm ra biện pháp giúp các bạn sinh
viên có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về nghề là rất quan trọng và cần thiết. Việc
nhận thức được công việc mà mình đang theo đuổi rất quan trọng đối với các bạn
sinh viên đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất, có thể có bạn đã qua tìm hiểu rồi
mới đến với nghề và còn có những bạn mang tâm lí chưa có sự chuẩn bị gì, cho dù
các bạn đã qua tìm hiều hoặc chưa có gì cả thì việc định hướng giúp các bạn nhận

thức hiểu rõ hơn về nghề là đều cấp thiết nhất. Nhận thức được công việc, áp lực
của nghề càng sớm càng giúp các bạn chuẩn bị tâm lí vững chắc hơn khi được tiếp
xúc thực tế với công việc. Nếu như không nhận thức được đầy đủ về nghề thì
tương lai khi ra trường và tiếp xúc thực tế nếu chỉ với lòng yêu nghề, yêu trẻ thì
các bạn sẽ rất khó có thể theo được nghề dài lâu vì yêu nghề, yêu trẻ là một
chuyện nhưng có thể đảm nhận công việc nuôi dạy trẻ được không lại khác, cần
phải cân bằng được cả hai thì mới có thể đến với nghề một cách trọn vẹn.
2


Hầu hết các bạn sinh viên đến với nghề mầm non đều có mục tiêu lý do
riêng nhưng đa phần các bạn chưa thể hiểu hết những nỗi niềm mà chỉ có các cô
giáo đã trãi qua mới thấu rõ. Các bạn có thể biết nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của
ngành, trong các tiết học đào tạo sinh viên các giảng viên cũng thường xuyên trao
đổi với sinh viên về công việc cũng như những áp lực cần phải đối mặt nhưng
chưa có một tiết học chính thức nào về việc giúp sinh viên nhận thức rõ hơn về
nghề nghiệp của mình. Đã có nhiều sinh viên sau khi thực tập không thể chịu được
vất vả công việc mà bỏ học giữa chừng với nhiều tiếc nuối.
Trong những nghiên cứu gần đây, đa số tập trung nghiên cứu về công tác
chăm sóc nuôi dạy trẻ, nghiên cứu chuyên sâu về việc giúp sinh viên hiểu hơn về
nghề nghiệp của bản thân, để sinh viên luôn trong trạng thái tâm lí sẵn sàng đón
nhận công việc, khắc phục tình trạng bỏ học, bỏ nghề giữa chừng vẫn còn ít. Với
những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Nhận thức của sinh viên Giáo
dục mầm non trường Đại học Trà vinh về nghề giáo viên mầm non”. Nghiên
cứu này nhằm đưa ra cái nhìn về nghề giáo viên mầm non, bên cạnh đó còn giúp
các bạn sinh viên có thể hiểu được tầm quan trọng của nghề. Điều quan trọng là
nghiên cứu sẽ giúp cho sinh viên nhận thức rõ hơn về con đường mà mình đã chọn,
giúp cho chất lượng giáo viên mầm non trong tương lai ngày càng tốt hơn, các bạn
sinh viên sẽ yên tâm và nổ lực nhiều hơn trên con đường theo đuổi ước mơ.
1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

1.2.1. Mục tiêu.
- Đánh giá thực trạng nhận thức nghề nghiệp của sinh viên trong giai đoạn
hiện nay.
- Tìm hiểu nhận thức về nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành GDMN
trường ĐHTV.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên ngành GDMN
trường ĐHTV về nghề giáo viên mầm non.

3


1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu mức độ nhận thức về nghề
GVMN đối với 100 sinh viên đến từ bộ môn mầm non của khoa sư phạm trường
ĐHTV, gồm sinh viên của hai hệ đào tạo đại học và cao đẳng, cụ thể là:
- Đại học: Gồm 50 sinh viên: 30 sinh viên năm thứ ba, 20 sinh viên năm thứ
tư.
- Cao đẳng: Gồm 50 sinh viên: 30 sinh viên năm thứ nhất, 20 sinh viên năm
thứ hai
Đặc điểm lứa tuổi từ 18 – 24 tuổi, lứa tuổi đã có đầy đủ khả năng tự nhận
thức. Các bạn đều có chung mục tiêu học tập và rèn luyện để trở thành GVMN
trong tương lai.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
Đề tài nghiên cứu đạt hiệu quả góp phần vào việc hệ thống hóa lại các tài liệu,
công trình nghiên cứu về vấn đề nhận thức nghề nghiệp của sinh viên nói chung và
sinh viên GDMN nói riêng, qua đó làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu này.
Mặt khác, đề tài góp phần vào việc xây dựng hệ thống các cấu trúc, tiêu chí để đánh
giá mức độ nhận thức của sinh viên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.

Trên cơ sở khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên ngành GDMN trong quá
trình học tập ở trường ĐHTV, đưa ra các chỉ số đánh giá cụ thể, rõ ràng để làm rõ
thực trạng vấn đề này. Từ đó tìm ra những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ nhận thức của sinh viên, giúp sinh viên yên
tâm học tập và tìm ra phương hướng tích cực rèn luyện nghề nghiệp cho bản thân.
1.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu lý luận: Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan về
nhận thức và nhận thức nghề GVMN.
- Xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài.

4


- Khảo sát biểu hiện và mức độ nhận thức về nghề GVMN của sinh viên
ngành GDMN trường ĐHTV, phân tích một số yếu tố tác động chủ yếu và những
nguyên nhân ảnh hướng đến mức độ nhận thức của sinh viên.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm giúp sinh viên ngành GDMN nhận thức tốt
hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Biểu hiện và mức độ nhận thức về nghề giáo viên mầm non của sinh viên
GDMN trường ĐHTV.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu.
1.5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Tìm đọc, phân tích và khái quát các tài liệu, các công trình có liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu. Thu
thập tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài. Đọc và ghi chép lại những vấn đề quan
trọng được liệt kê trong tài liệu. Qua đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên
cứu. Nguồn tài liệu: Sách, báo, tạp chí, văn bản, các công trình nghiên cứu khoa
học.

1.5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này. Phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin từ sinh viên về nội dung nghiên
cứu.
Bảng hỏi gồm 16 câu hỏi. Trong đó có các loại câu hỏi:
+ Câu hỏi đóng: Đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn.
+ Câu hỏi kết hợp: Bao gồm các phương án trả lời sẵn và phần cho người
được hỏi đưa ra ý kiến của mình nhằm thu thập thêm thông tin.
- Trong bảng hỏi, có những câu hỏi dùng để đánh giá mức độ thích ứng theo
các chỉ số và có những câu hỏi dùng để giải thích thêm nội dung điều tra. Tôi đã
chia nhóm câu hỏi theo các chỉ số như sau:

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách giáo trình
1.TS Phạm Mạnh Hà (2008), Tâm lý học lao động, Trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn.
2. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1992), Giáo trình Tâm lý học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
3. TS Phạm Mạnh Hà (2012), Ảnh hưởng của một số nhân tố khách quan tới
hành vi chọn nghề của học sinh trung học phổ thông hiện nay, Kỉ yếu hội thảo Quốc
tế "Đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng tâm lí học trong bối cảnh hội nhập quốc tế",
Nxb Đại học Quốc gia.
4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa
tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Ts Hồ Lam Hồng (2012), Giáo trình Nghề giáo viên mầm non, Nxb Đại học
Huế.

6. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính Trị Quốc Gia.
7. TS Huỳnh Văn Sơn, TS Trần Thị Thu Mai, TS Nguyễn Thị Tứ (2012), Giáo
trình tâm lý học sư phạm Đại học, Nxb Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
8. TS Nguyễn Ngọc Thu, TS Bùi Văn Mưa (đồng chủ biên) (2003), Giáo trình
Đại cương lịch sử triết học, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu Internet
9. Hoàng Anh (2007), Thực trạng định hướng giá trị đạo đức sinh viên của sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ tâm lý học. Truy cập 27/3/2018,từ
/>10. Phạm Đình Duyên (2012), “Hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp sư
phạm cho sinh viên các trường Đại học – Cao đẳng hiện nay”, Tạp chí khoa học
ĐHQGHN, (số 28), 217-222. Truy cập 19/3/2018, từ
file:///C:/Users/Administrator/Downloads/1402-1-2742-1-10-20160719%20(5).pdf
59


11. Giáo trình của bộ môn Triết học, Khoa Mác-Lênin, Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội. Truy cập 19/3/2018, từ />12. Giáo trình Tâm lý học sư phạm. Truy cập 30/4/2018, từ
/>13. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ( 2016), “Sự phối hợp giữa khoa Giáo dục Mầm non
và trường mầm non thực hành trong công tác đào tạo giáo viên mầm non”, Tạp chí
khoa học Giáo dục, (số 129). Truy cập 20/3/2018, từ />14. Đỗ Long (2006), Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ, Tạp
chí tâm lý học, (số 2). Truy cập ngày 18/3/2018, từ />CE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=col
umn3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles%
2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=1
26906&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0
15. Đặng Thị Ánh Nguyệt (2013), “Tư tưởng của Immanuel Kant về biện
chứng của quá trình nhận thức”, Tạp chí khoa học xã hội, (số 01). Truy cập
18/3/2018, từ o/index.php/khxh/article/viewFile/15020/13476
16. Nguyễn Phương Thảo (1991), Những định hướng giá trị xã hội - nghề
nghiệp của sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Viện xã hội học. Truy cập 20/3/
2018, từ

file:///C:/Users/Administrator/Downloads/So3_1991_%20DinhPhuongThao%20(2).
pdf
17. TS Nguyễn Minh Thuyết, TS Trịnh Văn Tùng (2010), Nghiên cứu việc tổ
chức tư vấn nghề cho sinh viên trong trường Đại học, Đề tài khoa học cấp đại học
quốc gia. Truy cập 25/4/2018, từ

60


/>
61



×