Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.15 KB, 13 trang )

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1: Bảng số lượng trẻ qua các năm ở trường Mẫu giáo Hoa
Sen…………...........23
Bảng 3.2: Các phương pháp, hình thức giáo viên đã sử dụng để phát triển ngôn ngữ
cho

trẻ

thông

qua

hoạt

động

làm

quen

tác

phẩm

văn

học…………………………………26
Bảng 3.3: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học……………………………………………27
Bảng 3.4: Thực trạng khả năng phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo Hoa
Sen…………………………………………………………………………………….27


Bảng 3.5: Thực trạng khả năng hiểu từ của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo Hoa Sen
…………………………………………………………………………………….......28
Bảng 3.6: Thực trạng khả năng sử dụng ngữ pháp của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo
Hoa Sen……………………………………………………………………………….28
Bảng 3.7: Thực trạng khả năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo Hoa
Sen…………………………………………………………………………………….28
Bảng 3.8: Thực trạng khả năng cảm thụ văn học của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo
Hoa Sen……………………………………………………………………………….28
Bảng 3.9: Kết quả khả năng phát âm của trẻ…………………………………………47
Bảng 3.10: Kết quả khả năng hiểu từ của trẻ…………………………………………47
Bảng 3.11: Kết quả khả năng sử dụng ngữ pháp của trẻ……………………………..47
Bảng 3.12: Kết quả khả năng giao tiếp của trẻ……………………………………….47
Bảng 3.13: Kết quả khả năng cảm thụ văn học của trẻ………………………………48


DANH MỤC HÌNH
Hình

3.1:

Góc

văn

học

được

trang


trí



sân

khấu

để

kể

chuyện………………………31
Hình

3.2:

Trẻ

đang

kẻ

chuyện

theo

tranh………………………………………………35
Hình


3.3:

Trẻ

đang

tập

kể

chuyện

theo

rối

tay…………………………………………36
Hình

3.4:

Trẻ

đang

chơi

trò

chơi


“nu

na

nu

nống”

sau

khi

ngủ

dậy……………………43
Hình

3.5:

Trẻ

đọc

nhóm………………………………………………………44

thơ

theo



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 10
1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 10
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 11
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận nghiên cứu ......................................... 11
1.3.1 Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 11
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 12
1.4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 12
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 12
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................... 14
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................ 14
2.2 Khái niệm, chức năng của ngôn ngữ......................................................................... 18
2.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ ..................................................................................... 19
2.2.2 Chức năng của ngôn ngữ ................................................................................... 19
2. 3 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ .................................... 20
2.3.1 Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp ........................................................................... 20
2. 3. 2 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ .......................................... 21
2. 3. 3 Vai trò ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức .............................................. 22
2.3.4 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ ......................................... 23
2.3.5 Vai trò của ngôn ngữ đối việc giáo dục thể chất ................................................ 23
2.4 Đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi ........................................................ 23
2.4.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi ..................................................................... 23
2.4.2 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi ................................................................ 26
2.5 Ý nghĩa của tác phẩm văn học đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ....................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 28
3.1 Tình hình giáo dục ở địa phương .............................................................................. 28



3.2 Đặc điểm tình hình trường mẫu giáo Hoa Sen .......................................................... 29
3.3 Thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen tác phẩm văn học tại trường mẫu giáo Hoa Sen ............................................. 30
3.3.1 Nội dung và cách thức điều tra .......................................................................... 31
3.3.2 Kết quả điều tra ................................................................................................. 31
3.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ..................................... 36
3.5 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động làm quen tác phẩm
văn học .................................................................................................................. 37
3.5.1 Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho giáo viên mầm non..................................... 38
3.5.2 Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học .......................... 39
3.5.3 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc hướng dẫn trẻ kể lại chuyện............ 40
3.5.4 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch .................................. 45
3.5.5 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao, ca dao ........................ 48
3.5.6 Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm ............................ 51
3.6 Kết quả sau khi thực hiện đề tài................................................................................ 55
3.7 Thảo luận ................................................................................................................. 57
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 59
4. 1 Kết luận .................................................................................................................. 59
4.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học
đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị
tâm lý cho trẻ vào học cấp 1.
Thứ nhất, ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đối với con người vì nó là công

cụ để con người giao tiếp và tư duy. Nhờ có ngôn ngữ con người đã chiếm lĩnh được
kho tàng tri thức của nhân loại và vươn lên làm chủ thế giới. Bởi vậy, việc giáo dục và
phát triển ngôn ngữ có vai trò rất là quan trọng, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ
em. Đối với trẻ ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp, công cụ để phát triển tư duy
mà ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ phát triển một cách toàn diện. Như U. Sinxki
đã nhận định “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri
thức”.
Thứ hai, ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan
trọng, nó giúp trẻ lĩnh hội cả ba thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngôn ngữ.
Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm
đúng bởi ngay từ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi
nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình trẻ bắt chước lời nói của ông bà, cha
mẹ, cô giáo, người lớn,…kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó, nhiệm
vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt
động cho trẻ để trẻ được nghe, được nói một cách chuẩn mực nhất. Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học làm phong
phú đời sống tinh thần trẻ, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của trẻ, phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ, nhờ đó trẻ lĩnh hội được thông tin và tình cảm của người khác một
cách chính xác. Đồng thời, nó còn là điều kiện để phát triển tư duy, giúp trẻ tham gia
các hoạt động vui chơi, học tập và phát triển toàn diện.
Thứ ba, là một giáo viên mầm non tương lai, được tiếp xúc với trẻ, được dự các
tiết dạy của các quý cô cũng như là được lên tiết dạy của chính bản thân mình thì tác
giả nhận thấy rằng đặc điểm của bộ môn văn học rất phù hợp với sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ em. Văn học giúp trẻ tích lũy được vốn từ ngữ phong phú, đa dạng, giúp
trẻ phát âm rõ ràng, nói chuẩn Tiếng Việt, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, trọn vẹn câu.


Với ba lý do kể trên mà tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số phương
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm
văn học” để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước

vào lớp 1.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài trước hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc lý luận của
phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đồng thời xác định được những
nội dung biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm
quen tác phẩm văn học.
Góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên ngành giáo dục
mầm non – khoa sư phạm và những người quan tâm đến vấn đề phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi
5 - 6 thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học
Nghiên cứu cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tác giả chỉ tập trung điều tra, khảo sát tại
trường mẫu giáo Hoa Sen tọa lạc tại ấp Vinh Hưng, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận nghiên cứu
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc nâng cao việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
Lựa chọn những lí thuyết thuộc các chuyên ngành ngôn ngữ học, tâm lý học,
giáo dục học,… để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Đề xuất và vận dụng các nội dung, biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển ngôn
ngữ, diễn đạt câu mạch lạc, rõ ràng thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
Sự nghiên cứu thành công của khóa luận còn được đóng góp tài liệu trong công
tác nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non của sinh viên Khoa sư
phạm, Trường Đại học Trà Vinh nói riêng và những độc giả quan tâm đến vấn đề này
nói chung.



1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nếu các phương pháp tác giả của khóa luận đề xuất phù hợp và được áp dụng thì
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ sẽ có hiệu quả, từng bước được nâng cao và dần hoàn
thiện.
1.4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có thể xem là một đề tài nghiên cứu
khoa học thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Dựa trên cơ sở của ngôn ngữ học, các quá trình
phát triển tâm lý của trẻ để xác định về nội dung, phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ một cách mạch lạc.
Vậy đối tượng của đề tài này là một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học tại trường mẫu giáo Hoa
Sen
- ấp Vĩnh Hưng – xã Long Đức – Thành phố Trà Vinh.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phương pháp này được tác giả sử dụng khi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
khóa luận thông qua việc đọc sách, báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề đang
nghiên cứu.

 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
a. Phương pháp quan sát:
Phương pháp này được tác giả vận dụng khi dự giờ những tiết học của trẻ ở
Trường Mẫu Giáo Hoa Sen, quan sát trẻ trong các hoạt động giao tiếp bằng lời để đánh
giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ
b. Phương pháp điều tra:
Dùng phiếu khảo sát kết hợp với trao đổi với các giáo viên của trẻ về các thông
tin có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu
c. Phương pháp đàm thoại:

Tác giả đã vận dụng phương pháp này bằng cách trao đổi với giáo viên ở các lớp
về những nội dung cơ bản có liên quan đến đề tài.
Phương pháp này còn được tác giả vận dụng khi trò chuyện với trẻ để hiểu rõ
hơn về khả năng diễn đạt bằng lời của trẻ.


 Một số phương pháp khác:
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài tác giả còn sử dụng một số phương pháp
khác như: Thống kê, phân tích, tổng hợp.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã tạo ra ngôn ngữ, một hệ thống tín hiệu đặc
biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất trong giao tiếp giữa các thành
viên trong cộng đồng người. Cũng từ đó ngôn ngữ được phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố nâng tầm cao
con người lên vượt xa về chất so với mọi giống loài.
Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để tư duy, để
giáo tiếp, là chìa khóa để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của
nhân loại.
Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kì nhanh ở giai đoạn từ 0 – 6
tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi – trẻ đã có
thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Đây chính là giai đoạn
phát triển ngôn ngữ. Ở giai đoạn này nếu không có những điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được. Chính vì vậy ngôn ngữ
nói chung và ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học nói riêng là vấn đề được rất nhiều nhà
khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại. Thời đó, người ta
nghiên cứu ngôn ngữ không tách khỏi triết học và lôgic học. Các nhà triết học cổ đại

coi ngôn ngữ như một hình thức biểu hiện bề ngoài của các bên trong là “logos”, tinh
thần, trí tuệ của con người. Trong cuốn “Bàn về phương pháp”, Descartes đã chỉ ra
những đặc tính chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chí phân biệt con người khác
với động vật. Ông đã nhấn mạnh tính chất của ngôn ngữ, cái tín hiệu duy nhất ấy chắc
chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể và kết luận rằng “Có thể lấy ngôn ngữ
làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người và con vật” [25]. Chỉ đến giũa thế kỷ 19
khuynh hướng tâm lý học mới nảy sinh trong ngôn ngữ học. Người đầu tiên sáng lập
ra trường phái ngôn ngữ học tâm lý là Shteintal (1823 – 1899). Ông đã đưa học thuyết
ngôn ngữ là sự hoạt động của cá nhân và sự phản ánh tâm lý dân tộc. Theo ông, ngôn
ngữ học phải dựa vào tâm lý cá nhân trong khi nghiên cứu ngôn ngữ cá nhân, phải dựa
vào tâm lý dân tộc trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc.


Thuyết tâm lý liên tưởng – đại biểu là V.Vunt (1832 – 1920) – nghiên cứu lý
thuyết về dạng thức bên trong của từ, về các loại ý nghĩa chuyển đổi của từ, về nghĩa
hiện có của từ và câu, về mối quan hiện liên tưởng có tính ngữ đoạn.
Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học Xô Viết
đã vận dụng quan điểm của Mac-Lênin vào hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ đó là: xem
xét ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ thể hiện các mối quan hệ
giữa con người với con người được quy định bởi những điều kiện cụ thể của thời kỳ
lịch sử nhất định. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiện giao
tiếp chủ yếu của con người. Với quan điểm này có thể kể đến: L.X.Vưgôtxki;
R.O.Shor;

E.D.Polivanov;

K.N.Derzhavin;

B.A.Larin;


M.V.Sergievskij;

M.N.Peterson; L.J.Jakubinkij; A.M.Selishchev… Họ đã đi vào nghiên cứu tính chất xã
hội của ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, sự phụ thuộc qua lại giữa
các thuộc tính của ngôn ngữ. L.X.Vưgôtxki trong cuốn “Tư duy và ngôn ngữ” đã lập
luận rằng hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả học tập mang tính xã hội
chứ không phải là một học tập chỉ là của cá thể. Theo ông, khi trẻ em gặp phải những
khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác của người lớn và bạn bè có
năng lực cao hơn, những người này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan
hệ hợp tác này, quá trình tư duy trong một xã hội nhất định được chuyển giao sang trẻ.
Do ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó, con người trao đổi các giá trị xã hội.
L.X.Vưtgôxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tư duy
[20].
Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) cũng được
rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận sâu ở từng góc độ khác
nhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Có thể kể đến các xu hướng nghiên cứu sau:
* Nghiên cứu sự phát triển các thành phần ngôn ngữ của trẻ:
Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp… của trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có các
công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn Minh Huệ (1989), Hồ
Minh Tâm (1989)v.v… Chẳng hạn, Lưu Thị Lan (1966) trong công trình nghiên cứu
“Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 – 6 tuổi” [19] đã chỉ rõ các bước phát
triển về ngữ âm của trẻ em Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngư (0 – 1 tuổi)
giai đoạn ngôn ngữ (1 – 6 tuổi), về mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là giai
đoạn 4 – 6 tuổi. Các bước phát triển về từ vựng được tác giả thống kê từng lứa tuổi với


số lượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa. Từ 18 tháng tuổi trở lên trẻ có sự nhảy vọt
về số lượng từ và yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từ
của trẻ. Các bước phát triển về ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam được
tác giả nghiên cứu rất cụ thể từng lứa tuổi với loại câu đơn, câu phức, các loại câu

phức như câu phức chính phụ, câu phức đẳng lập. Câu phức chính phụ xuất hiện muộn
và có số lượng ít hơn.
Đặc biệt ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi, điều kiện cần thiết cho trẻ học tập
ở phổ thông được rất nhiều tác giả dày công nghiên cứu như: A.M.Leusina;
X.L.Rubinxtêrin; D.N.Ixtomina; Nguyễn Xuân Khoa; Nguyễn Thị Oanh,…
A.M.Leusina đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ
mẫu giáo và đi đến kêt luận: Không phải là từ mà là câu và ngôn ngữ mạch lạc là đơn
vị của ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Trẻ càng lớn tính hoàn cảnh của ngôn
ngữ càng giảm dần chuyển sang hình thức nói mạch lạc gắn chặt với sự lĩnh hội của
vốn từ, lĩnh hội ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ.
X.L.Rubinxtêrin cho rằng: Điều cơ bản trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ
là chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng sử dụng lời nói như một phương tiện giao
tiếp…Phát triển vốn từ cũng như việc nắm vững các hình thức ngữ pháp đã ảnh hưởng
đến lời nói mạch lạc ở từng thời điểm nhất định.
* Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non:
Có thể kể các công trình nghiên cứu của E.I.Tikhêêva; L.P.Phedorenco;
G.A.Phomitreva; B.K.Lotarep; Nguyễn Gia Cầu; Hà Thị Dân; Nguyễn Xuân Khoa;
Nguyễn Huy Cần; Nguyễn Thị Oanh; Lưu Thị Lan…
Tác giả E.I.Tikhêêva đã đề ra phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách
hệ thống trong đó bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới
thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh, kể chuyện cho trẻ nghe…Bà đưa ra
các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mẫu giáo như: nói chuyện với
các em, giao nhiệm vụ cho các em, đàm thoại, kể chuyện, đọc chuyện, thư từ, học
thuộc lòng thơ ca. Những tư tưởng này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc
giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non [9].
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo” đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ kể chuyện nhằm phát triển lời


Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng, đồ chơi đep, đảm bảo tính thẩm

mỹ và khoa học, thu hút được trẻ vào tiết học.
Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt
của giáo viên .
* Đối với phụ huynh:
Cần quan tâm, phối hợp chặt chẽ với giáo viên để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
cũng như là phát triển toàn diện về mọi mặt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Kim Anh, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Đại học
Sư phạm Hà Nội, 1999
2. Phan Thị Lan Anh, Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng tiền – đọc viết
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội,
2009
3. Đào Thanh Âm, Giáo dục học mầm non, tập I, II, III, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1997
4. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981
5. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Đại học và THCN, Hà Nội,
1985
6. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 1993
7. Võ Phan Thu Hương, Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nói đúng ngữ pháp, Luận án
tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội, 2009
8. Nguyễn Xuân Khoa, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997


9. Lưu Thị Lan, Những bước phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (0 – 6 tuổi), Luận
án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1997
10. Lương Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thủy, Tiếng Việt – văn
học và phương pháp giáo dục, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988
11. Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng,

Tiếng Việt và Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, NXB Giáo dục, 1998 (tái bản lần
I)
12. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Viêt, Nguyễn Kim Đức, Phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội, 2008 (tái bản lần IV)
13. Phạm Thị Phú, Lê Thị Ánh Tuyết, Phương pháp làm quen với văn học ở
trường mẫu giáo, Cục đào tạo, Bộ Giáo dục, Hà Nội, 1983
14. Đinh Hồng Thái, Trần Thị Mai, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non, NXB Giáo dục, 2009 (tái bản lần I)
15. Đinh Hồng Thái, Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, Bài giảng chuyên đề cao
học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006
16. Tạ Thị Ngọc Thanh, Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1980
17. Phan Thiều, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Khoa, Trần Gia Linh, Tiếng
Việt – văn học và phương pháp giáo dục, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988
18. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học và
THCN, Hà Nội, 1983
19. Lê Thị Ánh Tuyết, Lê Thu Hương, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mẫu giáo lớn, NXB Giáo dục, 2007
20. Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lý trẻ em trước tuổi học, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1988
21. E.I. Chikhieva, Phát triển lời nói trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông, Bản
dịch từ tiếng Nga của Trương Thiên Thanh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1976



×