Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009). Bất cập và kiến nghị hoàn thiện.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.21 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trí tuệ vốn là tài sản của công dân vì vậy bản thân các quan hệ của quyền
sở hữu công nghiệp quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Thực tế cho thấy,
hiện nay, tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp diễn ra ở hầu hết các lĩnh
vực với các hình thức và mức độ khác nhau. Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, vấn
đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trước những xâm phạm nói chung chính là
việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đặc biệt đối với các quyền về kinh
tế và văn hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp nên Đảng và Nhà nước đã có những chính sách cũng nhưng những
cơ chế quản lý đối với đối quyền này tại Việt Nam. Trong đó, bảo hộ về chỉ dẫn
địa lí cũng không nằm ngoài nội dung đó.
Những năm vừa qua, công tác quản lý của Nhà nước đối với bảo hộ chỉ dẫn
địa lí tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,
bất cập cần được tháo gỡ kịp thời dẫn đến nhiều sai phạm. Do đó, trong bài tập
nhóm này, nhóm sẽ đi sâu vào tìm hiểu một nội dung trong quyền sở hữu công
nghiệp đó là quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lí.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc, vú
sữa Lò Rèn, chè Tân Cương Thái Nguyên,…


2. Đặc điểm chỉ dẫn địa lý
Có dấu hiệu (bao gồm từ ngữ, hình ảnh…) để chỉ ra được sản phẩm đó
mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bắt nguồn từ lãnh thổ của quốc gia nào hoặc
thuộc khu vực địa phương nào của lãnh thổ quốc gia đó.
Có nguồn gốc từ quốc gia hoặc từ khu vực, địa phương mà hàng hoá đó
được xác định mang chỉ dẫn địa lý.


Có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do quốc gia hay khu
vực địa phương đã được chỉ dẫn là nơi hàng hoá bắt nguồn quy định.
3. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Thông qua chỉ dẫn địa lý, chúng ta có thể nhận biết một khu vực địa lý cụ thể
gắn liền với chất lượng, danh tiếng và những đặc tính riêng có của sản phẩm mà
chỉ ở nơi ấy mới có. Ví dụ như: khi nói Champagne người ta biết đó đó là rượu
vang được sản xuất vùng Champagne của Pháp, hay một phần nào đó người tiêu
dùng đã biết được Phan Thiết là nước mắm nổi tiếng có chất lượng đặc thù
không lẫn với các loại nước mắm khác của các vùng: Phú Quốc, Nha Trang...
hơn 200 năm nay được sản xuất tại thành phố Phan Thiết - vùng duyên hải với
nguồn nguyên liệu hải sản đặc sản phong phú, hay Bình Thuận là những trái
thanh long có hương vị đặc trưng được trồng tại vùng đất tỉnh Bình Thuận khác
với các loại thanh long được trồng tại Long An, Tiền Giang, ...
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thực tế đã chứng minh và chỉ ra rất rõ vai trò, lợi
ích của nó, như là:
Thứ nhất, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế: Người tiêu
dùng tin rằng khi mua sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, họ đã lựa chọn
được sản phẩm, có chất lượng, an toàn. Đồng thời các sản phẩm được bảo hộ chỉ
dẫn địa lý được đảm bảo rằng các sản phẩm có tính chất đặc thù của địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc quốc gia; bảo vệ được bí quyết công nghệ, thúc đẩy phát
triển nông thôn và du lịch. Chỉ dẫn địa lý cũng là một nhân tố quan trọng góp
phần trong bình ổn chất lượng và danh tiếng của các sản phẩm. Chỉ dẫn địa lý


được coi là công cụ marketing quan trọng trong cạnh tranh thị trường trong thời
gian tới. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đóng vai trò quan trọng để phát triển hình
ảnh tốt đẹp của sản phẩm tới người tiêu dùng.
Thứ hai, chỉ dẫn địa lí là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông
thôn theo hướng hiện đại hóa. Kinh nghiệm của các nước phát triển và thực tế
tại Việt Nam cho thấy việc xây dựng hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần

cải thiện nền nông nghiệp nông thôn vì nó là điều kiện phát huy các lợi thế riêng
có của địa phương đó để phát triển sản phẩm đặc sản. Đây được coi là cách thức
hiệu quả nhất để có được sự thành công trong việc phát triển sản phẩm nông
nghiệp.
Thứ ba, bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho đặc
sản địa phương: Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng là vùng nông nghiệp
nhiệt đới, phong phú, đa dạng sinh học, 50-60% người dân tham gia vào sản
xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp chiếm 20-30% GDP, nên Việt Nam có
đầy đủ điều kiện phát triển nền nông nghiệp dựa trên cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa
lý… Trong những năm gần đây, xu hướng của người tiêu dùng đang chuyển
sang sử dụng các sản phẩm tự nhiên và tại Việt Nam mức thu nhập người dân
tăng: người trồng vải thiều, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, xoài
cát Hòa Lộc, nho Ninh Thuận, đặc biệt là đối với người trồng thanh long. Nhiều
người đã “đổi đời” nhờ vào trồng thanh long. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản
phẩm đặc sản đang là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng
cao giá trị hàng hoá trong nước, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước
ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Thiết nghĩ, nếu triển khai tốt việc xây
dựng, quản lý, khai thác càng nhiều sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ mang lại
nhiều lợi ích kinh tế cho hàng nông sản, đặc biệt đối với Việt Nam, một trong
các nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu nông sản: hạt tiêu, gạo, cà phê,
điều, thanh long …


Thứ tư, bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho người
sản xuất và tiêu dùng. Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng
cung cấp sự đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi một chỉ
dẫn địa lý được bảo hộ, cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý
cũng như việc duy trì, đảm bảo chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ tạo
ra công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động của địa phương đó, khắc
phục tình trạng thất nghiệp.

Ngoài ra, địa phương có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ còn có thể phát triển
ngành công nghiệp du lịch sinh thái nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho cư
dân địa phương. Hiện nay, các tour du lịch Phú Quốc thường kèm theo tham
quan các cơ sở sản xuất nước mắm, điều này sẽ thúc đẩy phát triển du lịch. Đối
với Bình Thuận, cũng cần phát triển theo hướng đi này. Du lịch kèm theo tham
quan làng nghề sản xuất nước mắm, thanh long, góp phần thúc đẩy phát triển
thương hiệu các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đồng thời giúp ngành du lịch phát
triển hơn nữa.
5. Các đối tượng không được bảo hộ
Căn cứ theo Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm
2009) thì các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lí bao
gồm:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam.
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được
bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ,
nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn
gốc của sản phẩm.
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.


II. Giải quyết yêu cầu
Tình huống
Nguyên đơn: Hội nông dân Thái Nguyên.
Bị đơn: Đại lí Hoa Hồng – Nguyễn Văn A và Hoàng Thị B làm chủ.
Ngày 27/08/2014, anh Nguyễn Văn A và chị Hoàng Thị B ở phường Dương
Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đăng kí thành lập doanh nghiệp “Hoa
Hồng” tại phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Đại lí của

anh chị chuyên thu mua chè từ xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) (tạm gọi
là đại lí chè). Ngày 30/08/2014, anh A và chị B tiến hành thu mua chè lần 1. Sau
khi thu mua chè về, anh chỉ thuê nhân công vò chè, sao khô chè, tẩm ướp hương
vị và bán ra thị trường với nhãn hiệu “chè Tân Cương, Thái Nguyên” với giá
150.000 đồng 100g. Ngày 27/12/2014, sau khi tiêu thụ hết số chè sản xuất ra
trong lần thu mua thứ nhất, anh A và chị B tiến hành thu mua lần 2 và thêm vài
lần nữa trót lọt. Biết được thông tin này, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên đã gửi
thư cảnh báo vi phạm, thương lượng để yêu cầu đại lí Hoa Hồng chấm dứt hành
vi vi phạm. Tuy nhiên, đại lí này không chấm dứt mà tiếp tục thực hiện hành vi
vi phạm. Đến ngày 07/09/2015, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên đã gửi đơn khởi
kiện ra Tòa án nhân dân quận Hà Đông yêu cầu đại lí Hoa Hồng chấm dứt hành
vi xâm phạm chỉ dẫn địa lí của nhãn hiệu chè Tân Cương và bồi thường thiệt
hại. Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên đã có đầy đủ các giấy tờ, chứng cứ chứng
minh mình là chủ sở hữu của nhãn hiệu “chè Tân Cương, Thái Nguyên”.
Anh chị hãy đưa ra quan điểm giải quyết cho tình huống trên.
1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý:
Một chỉ dẫn địa lí được bảo hộ là một đối tượng sở hữu công nghiệp nêu
đáp ứng được các điều kiện sau (Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ): Chỉ rõ nguồn gốc


địa lí của sản phẩm: Chỉ dẫn địa lí là dấu hiệu (có thể là tên gọi, biểu tượng hoặc
hình ảnh) nhưng dấu hiệu đó phải thỏa mãn các yêu cầu như:
Thứ nhất, phải gắn với một khu vực, địa phương cụ thể hay nói cách khác
tên gọi, biểu tượng đó phải có thực và chỉ thuộc về khu vực địa phương đó mà
thôi. Khu vực địa lí mang chỉ dẫn địa lí có ranh giới được xác định chính xác
bằng từ ngữ và bản đồ. Khu vực địa lí có thể là một đơn vị hành chính quốc gia
hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp khu vực địa lí không thuộc
toàn bộ đơn vị hoặc các đơn vị hành chính, bản đồ khu vực địa lí đó sẽ được lập
theo khu vực sản xuất thực tế sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tương ứng, được cơ
quan quản lý khu vực đó xác nhận.

Thứ hai, phải được dùng với mục đích duy nhất để chỉ rõ sản phẩm hàng
hóa có nguồn gốc được sản xuất từ khu vực địa phương đó chứ không phải được
gắn trên hàng hóa hay bao bì của hàng hóa nhằm mục đích trang trí cho đẹp hay
vì bất lì mục đích nào khác.
Mối quan hệ giữa danh tiếng, chất lượng của sản phẩm với điều kiện địa lí:
Có mối liên hệ phụ thuộc giữa chất lượng đặc thù, danh tiếng của hàng hóa với
môi trường địa lí được chỉ rõ trong chỉ dẫn địa lí đó. Hàng hóa, sản phẩm đó
phải có ít nhất có một tính chất đặc thù về chất lượng hoặc có danh tiếng liên
quan đến điều kiện địa lí tự nhiên, con người của địa phương đó. Như vậy, yêu
cầu tối thiểu là phải chỉ ra được bằng chứng về đặc tính của hàng hóa có sự kết
hợp cả hai yếu tố đó của khu vực, địa phương cụ thể.
Ở đây, chúng ta cần phần biệt giữa khái niệm chỉ dẫn địa lí và chỉ dẫn
nguồn gốc. Chỉ dẫn nguồn gốc không có một sự đảm bảo nào về chất lượng đặc
biệt của sản phẩm. Nó chỉ đơn giản là giúp người tiêu dùng biết sản phẩm đó có
nguồn gốc ở đâu. Ví dụ: made in China,…
2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu về chỉ dẫn địa lý


Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý trong nền kinh tế thị trường thường hay đối mặt
với hành vi xâm phạm quyền, hành vi xâm phạm quyền thường diễn ra hết sức
phức tạp, tinh vi và đa dạng. Và có những trường hợp có những hành vi xâm
phạm đến quyền lợi của mình mà chính họ không biết, chính vì vậy, Luật sở hữu
trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 – tại khoản 3 điều 129 đã quy định cụ
thể các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Cụ thể như
sau:
Thứ nhất, sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có
nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó
không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý. Ví dụ: sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí “Cà phê Buôn Mê
Thuật”, có xuất xứ từ vùng này thật những chất lượng và mùi vị thì không đúng

như chất lượng chuẩn của cà phê Buôn Mê Thuật.
Thứ hai, sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ
dẫn địa lý. Ví dụ: anh A có bán vú sữa lấy nguồn từ Long An nhưng lại dán nhãn
là vú sữa Lò Rèn.
Thứ ba, sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn
địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực địa lý đó. Ví dụ: doanh nghiệp H3 bán sản phẩm xoài với nhãn hiệu “Xoài
cát Hoài Lộc” dễ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm được bảo hộ chỉ
dẫn địa lí “Xoài cát Hòa Lộc”.
Thứ tư, sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh
cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương
ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ
thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên


âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những
từ tương tự như vậy.
3. Giải quyết tình huống
Như chúng ta đã biết, chè Tân Cương Thái Nguyên là một thương hiệu nổi
tiếng được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước biết đến và tin dùng.
Trước tiên, ngày 20/9/2007, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã
ban hành Quyết định số: 1144/QĐ-SHTT cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
“Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương TP. Thái Nguyên. Đây là 1 trong 5
sản phẩm của Quốc gia được đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn quốc. Chỉ
dẫn địa lí này do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên quản lí.
Các doanh nghiệp muốn đăng kí sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí chè Tân
Cương Thái Nguyên thì phải được sự cho phép của Hội nông dân tỉnh Thái
Nguyên và đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên cùng các sở,

ngành chức năng quản lí Nhà nước liên quan được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên ủy quyền, chịu trách nhiệm cấp và quản lí sử dụng chỉ dẫn địa lí chè
Tân Cương Thái Nguyên.
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí chè Tân Cương Thái Nguyên có nguồn gốc
từ 3 xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương, có tổng diện tích 4.861,8 ha. Bên
cạnh đó, ngoài tiêu chuẩn về nơi sản xuất, quy trình sản xuất, các doanh nghiệp
đăng kí chỉ dẫn địa lí chè Thái Nguyên còn cần phải đảm bảo chất lượng mang
tính chất đặc trưng của chè Tân Cương, Thái Nguyên.
Tuy nhiên, trong sự việc trên của đại lí Hoa Hồng, anh Nguyễn Văn A và
chị Hoàng Thị B đã tự ý mua chè từ Tân Cương, Thái Nguyên về rồi chế biến
thành sản phẩm, đóng gói, tung ra thị trường với nhãn hiệu chè Tân Cương Thái
Nguyên với giá chính hãng của sản phẩm này. Bên cạnh đó, mặc dù đã được Hội
nông dân tỉnh Thái Nguyên gửi thư yêu cầu chấm dứt hành vi này nhưng đại lí
Hoa Hồng vẫn không dừng lại mà tiếp tục mua chè và chế biến. Thế nên họ có
những sai phạm ở các điểm sau:


Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) “ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản
phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh
tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý”. Sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên nổi
tiếng thơm ngon nhờ điều kiện tự nhiên như chất đất, điều kiện thổ nhưỡng
thuận lợi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, bao bọc tránh được ánh nắng phía
tây gay gắt, hứng trọn được ánh nắng phía đông, có nguyên tố vi sinh của đất
phù sa cổ, đất feralit có độ PH (5,5-7) là loại đất hơi chua phù hợp để cây Chè
Thái Nguyên phát triển sinh trưởng tốt. Bên cạnh đấy, quá trình sản xuất, chế
biến đặc trưng của người dân nơi đây đã biến các lá trà tươi thành đặc sản, tạo
nên hương vị riêng không thể quên và phân biệt với các loại chè đến từ các nhãn
hiệu khác. Quy trình sản xuất của nó làm bằng thủ công vì nó mới thấy hết khả
năng của nghệ nhân sao chè, tạo ra hương vị riêng biệt, thơm ngon mà chỉ có

chế biến thủ công mới có được. Tuy nhiên, trong sự việc này, đại lí Hoa Hồng
của anh A và chị B đã tự thu mua chè từ Tân Cương, Thái Nguyên, chất lượng
chè thu mua cũng không thể đảm bảo bởi không có sự quản lí chặt chẽ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền rồi mang về Dương Nội, Hà Đông tự chế biến,
sao chè rồi đóng gói sản phẩm. Ở đây chưa đề cập đến chất lượng sản phẩm như
thế nào nhưng việc chế biến không đúng quy trình, dãn nhãn thương hiệu và bán
ra thị trường như vậy là trái với quy định của pháp luật, đã xâm phạm chỉ dẫn
địa lí đối với sản phẩm chè Tân Cương đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ
dẫn địa lí. Gây ảnh hưởng cả về kinh tế lẫn uy tín của nhãn hiệu chè Tân Cương
chính hiệu. Cụ thể là đại lí Hoa Hồng đã sử dụng chỉ dẫn chè Tân Cương, Thái
Nguyên cho sản phẩm chè tương tự với sản phẩm này nhằm mục đích lợi dụng
danh tiếng, uy tín của sản phẩm chè Tân Cương.
Thứ hai, việc sử dụng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí những chưa được sự
cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu muốn sử dụng chỉ dẫn địa lí
này, đại lí Hoa Hồng phải có trách nhiệm đăng kí với Hội nông dân tỉnh Thái
Nguyên và tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi trên thực tế có nhiều


doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại sản phẩm và quy luật cạnh tranh là điều
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc cạnh tranh không lành mạnh diễn ra rất
nhiều: làm giả, sử dùng hành kém chất lượng để giảm giá thành,… để tranh
giành thị trường của nhau, gây mất đàn kết. Vì vậy, các hiệp hội và các tổ chức
ra đời sẽ bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức kinh doanh cùng một sản phẩm
có hướng đi đúng đắn, lành mạnh trong kinh doanh, mở rộng thị trường, góp
phần phát triển nền kinh tế trong nước. Điều này phổ biến với các sản phẩm
được cho là “đặc sản”, vì vậy có rất nhiều tổ chức được thành lập. Trong trường
hợp này, đại lí Hoa Hồng không thuộc Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên, vậy nên
những hành vi thu mua chè, sản xuất rồi bán ra thị trường đã ảnh hưởng đến Hội
nông dân và cả danh tiếng, uy tín, chất lượng của chè Tân Cương, Thái Nguyên.
Với các căn cứ trên, nhóm xin đưa ra cách giải quyết như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung
2009) áp dụng biện pháp xử lí hành vi vi phạm của đại lí Hoa Hồng bằng biện
pháp dân sự.
Căn cứ khoản 2 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung
2009) ta có: Tòa án trong trường hợp này có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân
sự để xử lí đại lí Hoa Hồng.
Căn cứ Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Tòa án
có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lí hành vi vi phạm của đại lí Hoa Hồng:
Một là, buộc đại lí Hoa Hồng chấm dứt hành vi sản xuất chè và tung ra thị
trường với chỉ dẫn “chè Tân Cương, Thái Nguyên”, buộc đại lí này xin lỗi, cải
chính công khai để đảm bảo uy tín của nhãn hiệu chè Tân Cương, Thái Nguyên.
Hai là, áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), nếu
Hội nông dân Thái Nguyên chứng minh được việc xâm phạm của đại lí Hoa
Hồng đã gây ra thiệt hại về vật chất thì mức bồi thường được xác định như sau:
Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà đại lí Hoa


Hồng đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu
khoản lợi nhuận bị giảm sút của Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên chưa được tính
vào tổng thiệt hại vật chất.
Nếu không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì
mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án quận Hà Đông ấn định, tuỳ thuộc
vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.
Trường hợp Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên chứng minh được hành vi
xâm phạm của đại lí Hoa Hồng đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có
quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
Ngoài ra, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên có thể yêu cầu Toà án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời như thu giữ nếu nghi ngờ số chè mà đại lí Hoa

Hồng đã sản xuất có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ
kịp thời và phải chứng minh được số hàng hóa này đang có nguy cơ bị tẩu tán.
III. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
1. Bất cập
- Hệ thống văn bản pháp luật còn cồng kềnh, chồng chéo: Các nguồn luật
điều chỉnh sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng ở Việt Nam hiện
nay rất đa dạng, gây khó khăn trong việc áp dụng: Quốc hội ban hành Luật,
Nghị quyết; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh; Chính phủ ban
hành Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị. Trong khi đó, việc
áp dụng luật phụ thuộc rất nhiều sự giải thích pháp luật từ phía Chính phủ và
việc giải thích nhiều quy định của Chính phủ lại phụ thuộc vào sự giải thích,
hướng dẫn của các Bộ và chính quyền địa phương. Những hạn chế này làm cho
việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ trong đó có chỉ dẫn địa lý trở nên cồng
kềnh và thiếu hiệu quả. Có thể nói đây là tình trạng chung của nhiều ngành luật
của Việt Nam chứ không chỉ riêng đối với pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Những quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành về chỉ dẫn địa lý
nói chung và vấn đề kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý nói riêng


còn nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể: Những quy định của pháp luật Việt Nam về
chỉ dẫn địa lý chưa bao quát được hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực
tiễn: Ví như pháp luật Việt Nam chấp nhận chỉ dẫn địa lý có thể là từ ngữ (tên
gọi) hay hình ảnh, biểu tượng. Nhưng trường hợp chỉ dẫn địa lý là hình ảnh, biểu
tượng (hình ảnh Chùa Một cột…) thường rất dễ gây nhầm lẫn hay khó xác định
địa danh nơi sản xuất ra sản phẩm, bởi không phải người tiêu dùng nào, đặc biệt
là người nước ngoài cũng đều đã đến thăm hay biết đến hình ảnh địa danh đó.
Vậy có nên có một quy định yêu cầu chú thích thêm tên địa danh nơi sản xuất ra
sản phẩm đối với các trường hợp này không? Không những thế, những văn bản
pháp luật của Việt Nam hiện nay về chỉ dẫn địa lý cũng chưa xem xét, hướng
dẫn cho các trường hợp chỉ dẫn địa lý là tên một địa danh (có thể đã/ chưa được

Nhà nước công nhận và bảo hộ) nhưng nay địa danh đó đã biến mất trên bản đồ
(do quá trình sát nhập, đổi tên…) nhằm đảm bảo những lợi ích lâu dài của chỉ
dẫn địa lý. Hay một số vấn đề xung đột giữa chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu hàng
hoá vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể: Ví dụ như trường hợp tên địa danh là từ có
nghĩa, từ thông dụng trong ngôn ngữ đời sống của người tiêu dùng như “Hoà
Bình” hay tên địa danh không liên quan đến chất lượng đặc thù của hàng hoá
không thể bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý thì hình thức bảo hộ nào là thích
hợp để hạn chế những xung đột có thể phát sinh sau này. Hay đối với tên địa
danh mà rất ít người biết đến, quy mô sản xuất còn nhỏ thì hình thức bảo hộ nào
là thích hợp cũng chưa được hướng dẫn chỉ đạo hay quy định trong các văn bản
pháp luật. Mặt khác, vấn đề kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý chưa
được quy định trong các văn bản có tính nguồn luật: Trong khi chỉ dẫn địa lý là
tài sản của quốc gia, việc quản lý và kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa
lý cũng vì thế mà phải do Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn để địa phương thực
hiện, thì Luật Sở hữu trí tuệ, các Nghị định, Thông tư được ban hành hiện nay
chưa có một quy định cụ thể nào về vấn đề kiểm soát chất lượng đối với các chỉ
dẫn địa lý. Vấn đề này chỉ nằm trong các văn bản do địa phương tự soạn thảo,
ban hành. Mặc dù cơ cấu tổ chức các đơn vị thực hiện việc kiểm soát hay các
quy trình kiểm soát cụ thể là khác nhau ở từng mặt hàng, từng địa phương có chỉ


dẫn địa lý, nhưng những vấn đề cơ bản như khái niệm, nội dung, các đơn vị có
thẩm quyền kiểm soát chất lượng…thì cần phải được Nhà nước đưa vào trong
một văn bản có tính nguồn luật để làm nền tảng, định hướng chung cho tất cả
các địa phương có chỉ dẫn địa lý thực hiện.
- Cơ chế quản lý Nhà nước đối với quy trình kiểm soát chất lượng tại các
địa phương chưa chặt chẽ: Do tính chất đặc thù của chỉ dẫn địa lý là quyền sở
hữu thuộc về Nhà nước nhưng quá trình sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
lại chỉ diễn ra trong phạm vi vùng địa lý tương ứng, nên việc quản lý các chỉ dẫn
địa lý thường được trao cho cơ quan địa phương có thẩm quyền. Điều này là hợp

lý bởi Nhà nước không thể trực tiếp quản lý tất cả các chỉ dẫn địa lý ở khắp mọi
miền của Tổ quốc. Quy trình kiểm soát chất lượng đối với chỉ dẫn địa lý cũng vì
thế mà do Trung ương chỉ đạo địa phương thực hiện. Tuy nhiên, việc chưa có
một cơ quan chuyên môn giám sát việc thực hiện tại địa phương có thể làm giảm
hiệu quả kiểm soát chất lượng. Quy trình kiểm soát chất lượng đối với các chỉ
dẫn địa lý có thể chỉ mang tính hình thức bởi các đơn vị thực hiện việc kiểm soát
tại địa phương (cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý, cơ quan kiểm soát chất lượng đối
với các chỉ dẫn địa lý hay tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh) thường
đứng về phía các nhà sản xuất hơn là người tiêu dùng. Các đơn vị này cũng có
thể sẽ thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ quy trình kiểm soát vì chính lợi ích lâu
dài của mình, nhưng thực tế này cho thấy hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý
của Nhà nước hiện nay về kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý còn rất
nhiều bất cập, lỏng lẻo.
- Nhận thức về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và những quy định về chỉ
dẫn địa lý nói riêng của đa số người dân còn thấp. Bên cạnh đó vai trò, tầm quan
trọng của các quy trình kiểm soát chất lượng chưa được các nhà sản xuất, kinh
doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đánh giá đúng mức, từ đó gây ra những vi
phạm về chất lượng sản phẩm, hàng giả , hàng nhái…

2. Kiến nghị hoàn thiện


Như đã trình bày trong những nội dung trước, hệ thống văn bản pháp luật
về sở hữu trí tuệ nói chung, chỉ dẫn địa lý và vấn đề kiểm soát chất lượng đối
với chỉ dẫn địa lý nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu sót, cần được hoàn thiện.
Nhiều quy định về chỉ dẫn địa lý cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để
phù hợp, bao quát hết các trường hợp trong thực tiễn như: vấn đề công nhận bảo
hộ cho chỉ dẫn địa lý là tên địa danh đã biến mất trên bản đồ; những quy định bổ
sung khi chỉ dẫn địa lý là hình ảnh, biểu tượng; các văn bản hướng dẫn cụ thể
trong các trường hợp xung đột giữa Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu hàng hoá; đặc

biệt, trong các trường hợp điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, quy mô sản xuất tại
địa phương còn chưa đáp ứng các yêu cầu để bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa
lý, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những định hướng, chỉ dẫn bảo
hộ sản phẩm dưới hình thức khác phù hợp hơn …
Các văn bản luật hiện hành cũng mới chỉ đề cập đến thẩm quyền quản lý chỉ
dẫn địa lý hay việc kiểm soát chất lượng đối với hàng hoá thông thường, trong
khi kiểm soát chỉ dẫn địa lý là rất quan trọng và gồm nhiều phạm trù hơn so với
các loại hàng hoá khác thì lại chưa được đề cập đến. Chính điều này là một
nguyên nhân quan trọng khiến cho công tác kiểm soát chất lượng đối với các chỉ
dẫn địa lý của Việt Nam thời gian qua diễn ra lộn xộn, khó quản lý. Nhằm đảm
bảo việc kiểm soát chất lượng được thực hiện thống nhất, có hiệu quả pháp lý
cao đối với tất cả các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, cũng như làm tiền đề cho
những chỉ dẫn địa lý sẽ được Nhà nước công nhận, những quy định về kiểm soát
chất lượng làm căn cứ trao quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý rất cần được
đưa vào luật. Những vấn đề cần được xây dựng như: khái niệm, nội dung quản
lý, kiểm soát chất lượng đối với chỉ dẫn địa lý; cơ cấu hệ thống kiểm soát chất
lượng đối với các chỉ dẫn địa lý; cơ quan có thẩm quyền trao quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý; đơn vị xây dựng, phê duyệt, ban hành những văn bản phục vụ quá
trình kiểm soát (Tiêu chuẩn chất lượng, Quy trình kỹ thuật…);…Những chế tài
xử lý vi phạm trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý cũng cần được quy định cụ thể, mức xử phạt có thể được quy định nặng hơn


để đảm bảo công tác kiểm soát được thực thi nghiêm túc và có hiệu quả. Những
trường hợp vi phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý như sản xuất, lưu thông hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mang chỉ dẫn địa lý cũng cần phải được xử
lý nghiêm khắc, có tác dụng răn đe.
C. KẾT LUẬN
Quyền đối với chỉ dẫn địa lí vẫn còn mới mẻ và khá phức tạp tại Việt Nam.
Chế tài xử phạt để bảo đảm việc thực thi đúng quyền này là rất quan trọng.

Nhưng quan trọng hơn vẫn là việc nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp
hành pháp luật cho công chúng, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên
quan. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng quyền sở hữu công
nghiệp không chỉ có tác động tích cực về mặt tinh thần, kinh tế mà quan trọng
hơn, giúp bạn bè quốc tế có cách nhìn nhận đúng về thực thi bản quyền tại Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Hy vọng, cùng với các văn bản luật như
Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản..., cũng như các điều ước
quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam đã tham
gia, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính…
sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích và bảo hộ có hiệu quả
các hoạt động sáng tạo cũng như thu hút sự đầu tư.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009).
2. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2013.


3.

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 Quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
4. Tài liệu tham khảo khác:
/> />ItemID=1955

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................2

I. Cơ sở lí luận.................................................................................................2
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý.............................................................................2


2. Đặc điểm chỉ dẫn địa lý...............................................................................2
3. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.......................................................2
5. Các đối tượng không được bảo hộ..............................................................4
II. Giải quyết yêu cầu.........................................................................................5
1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý:...................................................6
2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu về chỉ dẫn địa lý...........................7
3. Giải quyết tình huống...............................................................................8
III. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện.................................................................11
1. Bất cập....................................................................................................11
2. Kiến nghị hoàn thiện...............................................................................14
C. KẾT LUẬN...................................................................................................15
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................16



×