Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 70 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 1/70

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiệu đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trên cả nước ngày càng xuất
hiện nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu kinh tế tập
trung với quy mô ngày càng lớn, dây truyền công nghệ ngày càng hiện đại, đắt tiền,
khối lượng hàng hóa, vật tư của các cơ sở tập trung ngày càng nhiều. Tính chất
cháy, nổ của nhiều thiết bị, dây truyền công nghệ, vật liệu mới cũng phức tạp và
nguy hiểm hơn trước.
Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhiều khu dân cư, tổ hợp nhà cao
tầng được xây dựng, nhiều loại vật liệu dễ cháy được sử dụng để xây dựng các công
trình này. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ cháy, nhất là cháy lớn, cháy gây thiệt hại
nghiêm trọng cũng ngày càng gia tăng. Thực tế cho thấy, thời gian qua ở nước ta,
cùng với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thị trường, tình hình cháy, nổ cũng
diễn biến hết sức phức tạp.
Do đó, việc tạo ra một thiết bị có khả năng phát hiện nhanh chóng sự cố xảy ra
và gửi thông tin cảnh báo đến người hoặc các bộ phận có trách nhiệm để kịp thời
đưa ra các biện pháp xử lí và khắc phục là vô cùng cần thiết.
Thiết bị giám sát hệ thống báo cháy có khả năng giám sát từ xa hoạt động của tủ
báo cháy trung tâm với khoảng cách gần như là không giới hạn từ bất cứ nơi đâu mà
không cần phải túc trực ngay tại tủ.
Ngoài ra thiết bị còn mang tính bảo mật nhất định. Nghĩa là chỉ có những số
điện thoại được cài đặt sẵn trong thiết bị và đúng với cú pháp tin nhắn thì mới có
thể gửi tin nhắn truy cập được thiết bị, tránh việc bất cứ người nào cũng có thể truy
cập được vào.
Từ những yêu cầu thực tế, những yêu cầu ngày cao trong việc phòng cháy chữa


cháy và sự phát triển của mạng di động nên em đã chọn đề tài " Thiết kế và thi
công mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại " để đáp ứng được nhu
cầu thực tế hiện nay.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 2/70

1.2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sự phát triển bùng nổ của công nghệ di động đã
khiến công nghệ di động không còn đơn thuần chỉ dùng để liên lạc đàm thoại nó đã
được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: an ninh, giải trí, giao thông
vận tải, … Do những ưu việt của điện thoại di động, các hệ thống điều khiển và
giám sát qua điện thoại đi động đã được nhiều hãng sản xuất thiết bị trên thế giới
ứng dụng. Đặc điểm cơ bản của các hệ thống này là có sự kết hợp chặt chẽ giữa
thiết bị xử lý viễn thông và các hệ thống vi xử lý.
Kỹ thuật GSM có khả năng truyền tin wireless với phạm vi rất rộng lớn và đảm
bảo độ tin cậy cao. Chính vì vậy người dùng có thể gửi tin nhắn SMS để điều khiển
thiết và giám sát các thiết bị từ xa mang lại hiệu quả cao. Người dùng chỉ cần sử
dụng điện thoại di động của mình (bất cứ loại hoặc thương hiệu) để theo dõi và
kiểm soát những ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp như:
 Máy móc nhà xưởng.
 Hệ thống xử lý nước thải
 Nông nghiệp thủy lợi
 Lò sưởi, ướp lạnh, máy điều hòa
 Các thiết bị dân dụng khác: đèn, quạt…
Trong công nghiệp, với trung tâm SMS đã giúp người sử dụng truy cập nhanh
chóng tới các hệ thống thông tin thông qua mạng nhắn tin GSM-SMS. Với những

lợi ích từ hệ thống GSM (không dây), dữ liệu có thể được truy nhập ở mọi nơi, mọi
lúc bởi bất cứ người sử dụng nào mà không cần có mặt tận nơi, SMS công nghiệp
phát triển linh hoạt nhằm kết nối với các dữ liệu chuẩn của Yokogawa Exaquanium
(gồm Wonderware InSQL, Oracle, SQL) và các cơ sở dữ liệu khác hỗ trợ DDE. Bên
cạnh các hệ thống điều khiển sử dụng tin nhắn SMS còn có các hệ thống sử dụng
giao thức truyền dữ liệu GPRS (General Packet Radio Service) hoặc MMS…
Tại Việt Nam, các mạng điện thoại di động đã và đang phát triển với tốc độ cao.
Ngoài việc sử dụng điện thoại di động cho mục đích liên lạc, hiện nay ở nước ta,
điện thoại di động còn được sử dụng với các mục đích:

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 3/70

+ Dịch vụ truy cập internet trên điện thoại di động qua WAP hoặc GPRS;
+ Dịch vụ giải trí dự đoán kết quả trên truyền hình và các dịch vụ dựa trên tin
nhắn SMS khác;
+

Ứng dụng công nghệ GSM vào quản lý vận hành giao thông;

+ Ứng dụng điện thoại di động trong điều khiển các thiết bị điện trong nhà.
Hệ thống điều khiển giám sát qua điện thoại di động đã được hãng Siemens và
một số hãng khác đưa vào giới thiệu tại nước ta trong năm 2006. Đặc tính của các
hệ thống này là có khả năng tích hợp với các thiết bị điều khiển đã được lắp đặt của
Siemen một cách đồng bộ. Tuy nhiên, nó thường chỉ sử dụng cho các ứng dụng
trong công nghiệp và giá thành khá cao. Mặc dù vậy việc nghiên cứu vẫn có những
biến chuyển khi tập đoàn điện lực EVN đã sử dụng công nghệ nhắn tin SMS để điều

khiển máy cắt thông qua Modem điện thoại của họ. ở Việt Nam khi GSM đã trở
thành công nghệ mà hơn 95% dân số chọn dùng, dịch vụ về SMS cũng tăng lên rất
mạnh. Điều này là một lợi thế cho việc nghiên cứu và phát triển các ứng dụng trong
điều khiển tự động hóa.
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Thời gian gần đây, cháy nổ xảy ra ngày một gia tăng như một thách thức, gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng con người. Theo Thống kê của Bộ
Công an, trong 10 năm trở lại đây, cho thấy, cả nước đã xảy ra trên 16.767 vụ cháy
ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân và
6.109 vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương 1.848 người. Thiệt hại về tài sản
ước tính trị giá 4.187 tỷ đồng và 42.332 ha rừng có giá trị kinh tế lớn. Trung bình
mỗi năm xảy ra 1.677 vụ cháy, nổ, làm chết và bị thương 254 người (chết khoảng
60 người mỗi năm), trung bình mỗi ngày xảy ra 5 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương
8 người, thiệt hại về tài sản trị giá 419 tỷ đồng. Từ những thực tế đó, yêu cầu về
việc phát hiện sớm thông tin nhanh chóng tình hình vụ cháy là hết sức quan trọng.
Đề tài lấy cơ sở là mạng di động GSM với cuộc gọi thoại và tin nhắn SMS. Việc
sử dụng mạng GSM để điều giám sát thiết bị có thuận lợi là tiết kiệm chi phí, mang
tính cạnh tranh và cơ động cao (nghĩa là ở chỗ nào có phủ sóng mạng điện thoại di

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 4/70

động ta cũng có thể thực hiện được). Ngoài ra, sản phẩm của đề tài này có tính mở,
có thể áp dụng cho hầu hết các tủ báo cháy trung tâm khác nhau trong dân dụng
cũng như trong công nghiệp.
1.4 Mục đích nghiên cứu
Đồ án được nghiên cứu, khảo sát và thực hiện với mục đích áp dụng những kiến

thức đã được học trong nhà trường để thiết kế mô hình“ Giám sát hệ thống báo
cháy bằng điện thoại ”. Hệ thống tích hợp module thực hiện cuộc gọi và gửi nhận
tin nhắn sử dụng mạng GSM, module xử lý dữ liệu, module công suất,... Qua xử lí,
dữ liệu sẽ được gửi về thiết bị đầu cuối (điện thoại) của người điều khiển để báo cho
biết trạng thái của hệ thống báo cháy và cảnh báo nếu có hỏa hoạn xảy ra . Mô hình
giám sát hệ thống báo cháy bằng điện thoại có chức năng như sau:
 Có thể kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống.
 Có thể kiểm tra tài khoản điện thoại trên SIM điện thoại gắn vào thiết bị.
 Từ kết quả kiểm tra người dùng có thể đưa ra các biện pháp xử lí thích
hợp.
 Tự động nhắn tin và gọi điện đến người dùng khi có tín hiệu từ tủ báo
cháy trung tâm.
 Có thể chuyển đổi chế độ hoạt động bằng tin nhắn SMS.
 Có thể cài đặt được nhiều số điện thoại khác nhau từ xa bằng tin nhắn
SMS.
 Có thể thu âm nội dung cảnh báo cho cuộc gọi với thời lượng lên đến
20s.
 Có tính bảo mật cao, chỉ những số điện thoại được cài đặt mới có thể truy
cập vào thiết bị.
1.5 Ý tưởng thiết kế
Dùng mạng điện thoại di động của các nhà cung cấp dịch vụ như Viettel,
Mobiphone, Vinaphone… để gửi tin nhắn SMS kiểm tra giám sát đến thiết bị và có
thể nhận dữ liệu đáp ứng lại từ thiết bị cho biết tình trạng hoạt động của hệ thống

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 5/70


bên cạnh đó người dùng còn được cảnh báo bằng cuộc gọi thoại và tin nhắn khi có
các vấn đề hỏa hoạn phát sinh.
1.6 Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên những tài liệu và các hình ảnh minh họa của các hệ
thống báo cháy trung tâm. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm lý
thuyết cơ bản của hệ thống báo cháy. Từ đó lấy tín hiệu từ hệ thống báo cháy để đưa
vào thiết bị giám sát.
1.7 Phương pháp thực hiện
Thực hiện đề tài bằng phương pháp tổng hợp lý thuyết thông qua tra cứu tài liệu
trong sách kết hợp với việc truy cập thông tin trên Internet và trao đổi với giáo viên
hướng dẫn.

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG

2.1 Giới thiệu tổng quan nhà máy thủy điện Ankroet

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 6/70

Hình 2-1: Tổng quan về nhà máy thủy điện Ankroet

Nhà máy thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam được
khởi công vào tháng 10-1942 và khánh thành vào năm 1945, chính thức phát điện
năm 1946
Thủy điện Ankroet cách thành phố Đà Lạt gần 20 km về phía tây bắc, bên

hồ Đan Kia - Suối Vàng thơ mộng. Nhà máy có kiến trúc đá rất đặc trưng của vùng
tây nam nước Pháp và kiến trúc công xưởng đặc trưng đầu thế kỷ 20.
Khởi đầu, thủy điện có công suất 600 kW với hai tổ máy do Hãng Bell của Mỹ
sản xuất vào năm 1940. Trục turbine nằm ngang, cả khối máy nổi trên mặt đất, khác
với các công trình thủy điện sau này các tuôcbin nằm sâu dưới lòng đất với trục
đứng. Công suất thiết kế ban đầu của Ankroët chỉ 600 kW, nhỏ hơn trăm lần so với
những thủy điện hạng trung hiện nay, nhằm cung cấp điện cho đô thị Đà Lạt khi đó.
Điều khiến thủy điện Ankroët trở nên đặc biệt là toàn bộ nhà máy phát điện, bờ
chắn hai đập nước liên hoàn xây bằng đá xanh khai thác ngay tại Suối Vàng bằng
công sức của các phu phen người Việt.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 7/70

Năm 2004, sau gần 60 năm hoạt động liên tục, những tổ máy cũ buộc phải thay
thế bằng những tổ máy mới do Trung Quốc sản xuất cùng công nghệ nhưng công
suất lớn hơn. Hai tổ máy sau khi hoàn thành sứ mệnh đã được đưa về xưởng sửa
chữa của Công ty Điện lực Lâm Đồng và nằm đó suốt 10 năm. Năm 2014, một tổ
máy đã được sửa chữa và phục chế để trưng bày tại nhà truyền thống của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, Tổ máy còn lại hiện vẫn còn lưu tại xưởng để sau khi phục chế,
tổ máy sẽ được đưa lại vào Nhà máy thủy điện Ankroet để trưng bày.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm nhà máy thủy điện lâu đời nhất Việt Nam (17/10/1945
- 17/10/2015), nhà máy thủy điện Ankroet đã chính thức thay thế, đưa vào vận hành
hệ thống điều khiển nhà máy theo công nghệ mới, chuyển hệ thống điều khiển nhà
máy từ bán tự động sang công nghệ tự động hiện đại. Công nghệ mới này sẽ giúp
giảm sức lao động và nâng cao độ an toàn cho người điều khiển thiết bị tại nhà máy.
2.1.1 Lịch sử phát triển

Được khởi công vào tháng 10/1942, Ankroet có thiết kế ban đầu với đập tràn đá
chẻ dài 97m, cao 10m, dung tích hồ chứa 1,3 triệu mét khối nước. Thủy khẩu và
đường hầm bê tông xuyên núi dài 536m, hình móng ngựa đường kính 1,65m, có
giếng áp thủy cuối hầm cao 44m, đường kính 4m.
Gồm 2 tổ máy, mỗi tổ 300kW turbine hiệu BELL phát hiệu CEM-LEHA VRE
do Mỹ sản xuất. Chính thức phát điện vào năm 1946, đưa điện về Đà Lạt hòa điện
với nhà máy điện diesel Đà Lạt để cung cấp điện cho thành phố trẻ đang được
người Pháp cho xây dựng. Thời bấy giờ, không riêng gì Việt Nam, Ankroet là nhà
máy thủy điện duy nhất trên toàn cõi Đông Dương mà rất nhiều năm sau đó các nhà
máy thủy điện tiếp theo mới lần lượt ra đời.
Đầu những năm 1950, quy mô của Đà Lạt phát triển mau lẹ, do không chịu sự
ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh nên quan chức người Pháp và những gia đình
người Việt giàu có đổ lên đây mua đất xây biệt thự ngày càng nhiều. Để đủ điện
cung cấp cho thành phố, giai đoạn 1950-1955, hồ thủy điện Ankroet được người
Pháp cho nâng cấp với quy mô đập dâng bằng đất dài 161m, cao 25m và tự tràn qua
đá chẻ dài 40m, cao 20m, dung tích hồ chứa lúc này đã tăng lên 20 triệu mét khối

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 8/70

nước. Nhà máy thủy điện Ankroet được lắp đặt thêm 2 tổ máy 1250kW-6,6kV, tuốc
bin hiệu Neyrpic và máy phát điện hiệu Alsthom do Pháp sản xuất với mức độ điều
khiển và tự động cao hơn trước, nâng quy mô nhà máy Ankroet lên 4 tổ máy phát
điện, tổng công suất 3,1MW.
Người Pháp đã cho xây dựng đường dây truyền tải điện cao thế 31,5kV Suối
Vàng – Đà Lạt và Cà Rang – Sông Pha để kết lưới hòa điện thủy điện Ankroet với
nhà máy điện diesel Đà Lạt tăng cường cung cấp điện cho Đà Lạt và các vùng lân

cận.
Năm 1962, để có điện phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Đa Nhim (Đơn
Dương, Lâm Đồng), chính quyền đương thời đã lắp thêm tổ máy nâng công suất
Ankroët lên 3.100 kW. Năm 1964, Nhà máy thủy điện Đa Nhim hoàn thành với
công suất 160 MW (gấp khoảng 50 lần thủy điện Ankroët), cung cấp điện cho một
nửa miền Nam khi đó.
Trải qua nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử, thế rồi, những tổ máy phát
điện do Mỹ, Pháp sản xuất lần lượt hoàn thành sứ mệnh của mình. Đến năm 2004,
tổ máy nguyên thủy cuối cùng được lôi ra khỏi vị trí, đặt vào đó là những tổ máy
phát điện mới do Trung Quốc sản xuất có công suất phát điện lớn hơn bằng công
nghệ tự động.
Hiện nay, Nhà máy Thủy điện Ankroet có 3 tổ máy với tổng công suất 4.400kW
được lắp đặt từ các dự án nâng cấp, cải tạo sau:
Năm 1999, dự án nâng công suất Nhà máy Thuỷ điện Ankroet, lắp đặt tổ máy
mới H3-1.600kW thay cho tổ máy cũ H3-300kW, nâng công suất Nhà máy từ
2x1.250+2x300kW thành 2x1.250+300+1.600kW. Dự án hoàn thành và đưa vào
vận hành từ tháng 09/1999.
Năm 2004, dự án phục hồi cải tạo Nhà máy Thuỷ điện Ankroet, lắp đặt các tổ
máy mới H1, H2 2x1.400kW thay cho các tổ máy cũ H1, H2, H4, nâng cấp hệ
thống thiết bị điện, hệ thống điều khiển bảo vệ rơle, thay thế điều tốc tổ máy H3.
Nhà máy hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 11/2004, đảm bảo khả năng phát
điện của nhà máy ổn định và đạt công suất 4.400kW.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 9/70

Năm 2012, hệ thống điện Nhà máy nước Đan Kia được nâng cấp từ điện áp

6,6kV lên 22kV và chuyển sang nhận nguồn 22kV từ trạm 110/22kV Suối Vàng, vì
vậy Nhà máy Thủy điện Ankroet ngừng vận hành hoàn toàn các thiết bị thuộc ngăn
máy cắt 436, máy biến áp T6 và các thiết bị phát tuyến 671 (tuyến 6,6kV cấp điện
cho Nhà máy nước Đan Kia).
Năm 2014, máy biến áp T3 được di dời vào trong nhà lắp tại ngăn T6 cũ, các
thiết bị ngăn 436 cũ sử dụng lại cho 433, giải tỏa thiết bị khu vực ngoài trời.
Năm 2015, sửa chữa cải tạo thay thế hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển,
bảo vệ đo lường, quan trắc nhà máy thủy điện Ankroet.
2.1.2 Phạm vi quản lí
 Phân xưởng thủy điện Ankroet được Công Ty Điện Lực Lâm Đồng phân cấp
quản lý gồm các phần sau:
-

Các công trình thủy công: Hồ chứa nước Ankroet, các đập Đan Kia, đập
Ankroet, thủy khẩu, đường hầm, tháp điều áp, đường ống thủy áp, hạ lưu Nhà
máy và các hệ thống van tại đập, đường hầm, đường ống.

-

Các công trình nhà văn phòng, Nhà máy.
Đường vào toàn bộ công trình Nhà máy, cư xá công nhân viên và các công
trình phụ khác.

-

Đối với quản lý về điện, Phân xưởng Thủy điện Ankroet quản lý vận hành từ
dao cách ly 472-7 trở vào Nhà máy và sợi cáp ngầm 22kV đấu nối từ dao
cách ly này đến LTD 472-8 tại trụ tháp đầu tuyến 472.

-


Điện lực Đà Lạt được Công ty Điện lực Lâm Đồng phân cấp quản lý từ trụ
tháp số 1 trở ra đường dây trên không 22kV (và đường dây 6,6kV nay đã cô
lập vận hành), kể cả trụ tháp 472SV/1, các LTD, các chống sét van trên trụ
tháp và đấu nối nhánh 22kV Đạ Nghịt.

-

2.1.3 Nhiệm vụ của các đơn vị
2.1.3.1 Phân xưởng thủy điện Ankroet
Vận hành nhà máy theo đúng quy trình quy phạm, theo phương thức và yêu
cầu của Công ty Điện lực Lâm Đồng.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 10/70

-

Báo cáo sự cố chính xác, kịp thời về Công ty Điện lực Lâm Đồng khi xảy ra.

-

Trong trường hợp cần xử lý nhanh các hư hỏng nhỏ nhằm nhanh chóng đưa
thiết bị vào vận hành, Phân xưởng Thủy điện Ankroet có thể được phép thực
hiện các công tác sửa chữa nhỏ.

-


Tham gia bảo trì định kỳ nhà máy.

-

Kiến nghị về những hư hỏng, khuyết tật của các công trình, các thiết bị cơ
khí , điện, thủy năng, đường giao thông, nhà cửa, thông tin, ... của nhà máy.
Đề xuất phương án sửa chữa, nâng cấp, thay thế.

-

Phối hợp các đơn vị liên quan thiết lập các kế hoạch sửa chữa thường xuyên,
sửa chữa lớn các công trình, thiết bị của nhà máy.
Phân xưởng cơ điện
Thực hiện công tác sửa chữa, nâng cấp, thay thế và thử nghiệm các thiết bị cơ
2.1.3.2

-

điện nhà máy. Tham gia đề xuất phương án sửa chữa, nâng cấp, thay thế.
-

Bảo trì định kì nhà máy.

-

Tham gia điều tra, kiểm tra các hư hỏng, sự cố của nhà máy. Đề xuất phương
án xử lý.

-


Phối hợp các đơn vị liên quan thiết lập các kế hoạch sửa chữa thường xuyên,
sửa chữa lớn các công trình, thiết bị của nhà máy.

-

Phòng điều độ
Chỉ huy thao tác vận hành nhà máy theo phân cấp.

-

Lập kế hoạch khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý.

-

Tính toán và cung cấp các trị số rơle bảo vệ MC 472. Kiểm tra sự phối hợp

2.1.3.3

giữa các rơle quá dòng của MC 472 và các rơle quá dòng của MC 431, 432,
433.
-

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống thông tin liên lạc của nhà máy.

-

Giám sát vận hành các thiết bị hệ thống MiniScada của nhà máy khi hệ thống
có kết nối với phòng Điều độ.


-

Phối hợp các đơn vị liên quan thiết lập các kế hoạch sửa chữa thường xuyên,
sửa chữa lớn các công trình, thiết bị của nhà máy.
2.1.3.4

Phòng kế hoạch – kỹ thuật

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 11/70

-

Theo dõi, giám sát, kiểm tra kỹ thuật trong các công tác vận hành, xử lý sự cố
và bảo trì nhà máy.

-

Xét duyệt phương án của các đơn vị, đề xuất phương án thực hiện trong các
công tác sửa chữa, nâng cấp, thay thế và thí nghiệm nhà máy.

-

Tham gia điều tra, kiểm tra các hư hỏng, sự cố của nhà máy. Đề xuất phương
án xử lý.

-


Lập các kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn các công trình, thiết
bị của nhà máy.
Phòng an toàn
Theo dõi, giám sát, kiểm tra an toàn trong các công tác vận hành, xử lý sự cố
2.1.3.5

-

và bảo trì nhà máy.
-

Tham gia điều tra, kiểm tra các hư hỏng, sự cố của nhà máy. Đề xuất phương
án xử lý.

2.1.4 Hệ thống báo cháy trung tâm của nhà máy
Nhà máy có diện tích khá nhỏ, thuộc thủy điện loại nhỏ, hệ thống báo cháy chủ
yếu là các đầu báo nhiệt và báo khói được đặt ở gian máy phát, khu vực quanh máy
biến áp và ở các phòng điều khiển nơi đặt các thiết bị điện điều khiển và thiết bị
giám sát của nhà máy, các phòng ban làm việc,...
Các đầu báo nhiệt và báo khói được kết nối với hệ thống tủ báo cháy trung tâm
HOCHIKI 8 Zone. Hệ thống báo cháy hiện nay chỉ có chuông và đèn báo động tại
chỗ, khi có có sự cố lỗi của tủ báo cháy chỉ báo hiệu bằng đèn led và tiếng kêu trên
tủ yêu cầu cần phải có người thường xuyên đi trực để có thể kịp thời phát hiện các
sự cố của tủ.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang 12/70

Hình 2-2: Tủ báo cháy trung tâm HOCHIKI HCV – 8

Hình 2-3: Bên tromg tủ báo cháy trung tâm HOCHIKI HCV – 8

-

HCV – 8 bao gồm 8 zone, thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn BS EN54-4, BS
EN54-2 và hệ thống báo cháy – thiết bị điều khiển và chỉ thị.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 13/70

-

HCV – 8 có kết hợp nguồn và mạch sạc ắc quy. Tủ có các tiếp điểm không điện
áp cho ngõ Fire và Fault kích hoạt mỗi khi cháy. Chúng được sử dụng cho điều
khiển và truyền tín hiệu. Phù hợp với tiêu chuẩn BS EN54-4.

-

Lập trình một cách đầy đủ thông qua menu lựa chọn đơn giản. Tủ có cấu trúc
dạng mạch đơn, dễ dàng cho người lắp đặt. Tương thích với nhiều loại thiết bị.

-


Điều khiển từ xa thông qua các ngõ vào cho phép: Tắt tiếng báo động, tiếng
chuông, báo lỗi và reset.

-

Giám sát 2 ngõ ra NAC.

-

Tương thích với nhiều loại đầu báo cháy

-

Có thể chỉnh thời gian trì hoãn chuông.

-

Tự chọn cấu hình NAC.

-

Nguồn điện cung cấp: 120VAC; 220VAC.

-

Vật liệu: Thép mềm dày 1.2mm

-

Nguồn điện làm việc, dòng cung cấp: 24V, 3 Amps.


-

Cầu chì nguồn chính: 1.6 Amp 250V.

-

Dòng điện tĩnh: 0.093Amp

-

Dòng báo động: 0.55Amp

-

Kích thước dây cáp nối vào tủ: 2.5 mm mỗi tiếp điểm

-

Kích thước: 385 x 310 x 92 (mm).

-

Trọng lượng: 11.5 lbs.

Trong đó có các tiếp điểm relay không điện áp form C

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 14/70

Hình 2-4: Các đầu tiếp điểm của tủ báo cháy HOCHIKI HCV – 8

 Tiếp điểm Fire: bình thường ở vị trí NO, khi có sự cố cháy ở bất kì Zone nào
thì tiếp điểm này sẽ đóng lại ở vị trí NC đến khi nhấn nút reset trên tủ hoặc
không còn cháy.
 Tiếp điểm Fault (Trouble): bình thường ở vị trí NC, khi có bất kì lỗi phát
sinh của tủ báo cháy bao gồm cả mất nguồn thì tiếp điểm này sẽ đóng lại ở vị
trí NO.
Tủ báo cháy thường phát sinh một số lỗi như lỗi mất nguồn điện, đứt dây các
đầu báo, khi các đầu báo bị tháo rời,… khi có các lỗi xảy ra thì bên trong tủ có tích
hợp còi báo và đèn báo hiệu cho biết các lỗi phát sinh cụ thể
Đây là hai cặp tiếp điểm chính ta sẽ sử dụng để lấy tín hiệu cho thiết bị giám sát
sau đây.
2.2 Tổng quan về hệ thống báo cháy trung tâm
2.2.1 Khái niệm chung
Một khía cạnh quan trọng của công tác PCCC là phát hiện kịp thời đám cháy
đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và các tổ chức cứu
hỏa. Đây là vai trò quan trọng của hệ thống phát hiện cháy và báo động. Tùy thuộc
vào kịch bản ngăn chặn đám cháy, cấu trúc tòa nhà và mục đích sử dụng; số lượng
và đối tượng cư ngụ; giới hạn của nội dung và nhiệm vụ, các hệ thống này có thể
cung cấp một số chức năng chính:

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 15/70


1. Thứ nhất, nó cung cấp một phương tiện để phát hiện đám cháy đang bùng
phát theo phương pháp thủ công hoặc tự động.
2. Thứ hai, nó cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà biết có cháy và sự cần thiết
phải sơ tán.
3. Một chức năng phổ biến là truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan PCCC
hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.
4. Chúng cũng có thể ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị xử lý không khí, hoặc
các hoạt động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn cháy...). Và nó có thể được sử
dụng để khởi động hệ thống chữa cháy. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm
tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát
ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt,
lửa,...) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động
liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện.
2.2.2 Các thành phần chính của hệ thống báo cháy tự động
Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
1. Trung tâm báo cháy Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo
mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.
2. Thiết bị đầu vào: đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa, công tắc khẩn
(nút nhấn khẩn),...
3. Thiết bị đầu ra : bảng hiển thị phụ, chuông báo động, còi báo động, đèn báo
động, đèn exit, ...

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 16/70

Hình 2-5: Sơ đồ hệ thống báo cháy chuyên dụng


2.2.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có
hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện
của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín
hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý
thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và
truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các
thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực
đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
2.2.4 Phân loại hệ thống báo cháy
2.2.4.1 Hệ thống báo cháy thông thường – Conventional Fire Alarm
System
Đặc điểm chính:


Tủ báo cháy Quy ước có độ lớn từ 1 kênh (zone) đến trên 60 kênh.



Các Zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị khởi đầu (như: đầu báo, nút
nhấn, công tắc…) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 17/70




Một số tủ báo cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì
không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ
sở muốn mở rộng thêm.



Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực (zone) của tòa nhà.



Mỗi Zone có thể là 01 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau.



Mỗi Zone cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm
báo cháy nhiều.



Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố
trong Zone Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống báo cháy quy ước
chỉ thích hợp lắp đặt tại các dự án có diện tích vừa hoặc nhỏ, số lượng các
phòng không nhiều, nhà xưởng nhỏ… Nhiều thiết bị được lắp trên cùng một
khu vực (zone) nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát
và hiển thị khu vực (zone) có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng
đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám
sát của hệ thống.
2.2.4.2


Hệ báo cháy địa chỉ – Addressable Fire Alarm System

Đặc điểm chính:
• Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop
hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC - Signaling Line Circuits) của nó.
• Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị
kết nối với nó.
• Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà
sản xuất.
• Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị không địa chỉ
được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ.
• Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.
• Giám sát được thực hiện từ Tủ điều khiển bằng quy trình thăm dò tới tất cả
các thiết bị trong mạch loop.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 18/70

• Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm, cho phép nhanh chóng tìm ra
đám cháy.
• Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối (điều khiển)
các thiết bị đầu vào với các đầu ra. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo
cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng
điểm (địa chỉ) độc lập, riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được
giám sát bởi trung tâm báo cháy giúp cho phát hiện sự cố một cách nhanh
chóng, rõ ràng và chính xác. Hệ thống cho phép điều khiển các thiết bị ngoại
vi và các hệ thống khác trong tòa nhà khi có cháy.

2.3 Tổng quan về công nghệ GSM
2.3.1 Giới thiệu về công nghệ GSM
GSM (Global System for Mobile communication) là hệ thống thông tin di động
số toàn cầu, là công nghệ không dây thuộc thế hệ 2G (second generation) có cấu
trúc mạng tế bào, cung cấp dịch vụ truyền giọng nói và chuyển giao dữ liệu chất
lượng cao với các băng tần khác nhau: 400Mhz, 900Mhz, 1800Mhz và 1900Mhz,
được tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) quy định.
GSM là một hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần
cứng, người ta có thể mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau. Do nó hầu như có mặt
khắp mọi nơi trên thế giới nên khi các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện việc ký kết
roaming với nhau nhờ đó mà thuê bao GSM có thể dễ dàng sử dụng máy điện thoại
GSM của mình bất cứ nơi đâu. Mặt thuận lợi to lớn của công nghệ GSM là ngoài
việc truyền âm thanh với chất lượng cao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách
giao tiếp khác rẻ tiền hơn đó là tin nhắn SMS. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà
cung cấp dịch vụ thì công nghệ GSM được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó
dễ dàng kết nối các thiết bị khác nhau từ các nhà cung cấp thiết bị khác nhau.
Nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra tính năng roaming cho thuê bao của
mình với các mạng khác trên toàn thế giới. Và công nghệ GSM cũng phát triển
thêm các tính năng truyền dữ liệu như GPRS và sau này truyền với tốc độ cao hơn
sử dụng EDGE. GSM hiện chiếm 85% thị trường di động với 2,5 tỷ thuê bao tại 218

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 19/70

quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di động GSM cho phép có thể
roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM
khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới.


-

2.3.2 Đặc điểm của công nghệ GSM
Cho phép gởi và nhận những mẫu tin nhắn văn bản bằng kí tự dài đến 126 kí tự.
Cho phép chuyển giao và nhận dữ liệu, FAX giữa các mạng GSM với tốc độ

-

hiện hành lên đến 9.600 bps.
Tính phủ sóng cao: Công nghệ GSM không chỉ cho phép chuyển giao trong toàn
mạng mà còn chuyển giao giữa các mạng GSM trên toàn cầu mà không có một
sự thay đổi, điều chỉnh nào. Đây là một tính năng nổi bật nhất của công nghệ

-

GSM(dịch vụ roaming).
Sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (Time division multiplexing )

-

để chia ra 8 kênh full rate hay 16 kênh haft rate.
Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watts đối với băng
tần GSM 850/900Mhz và tối đa là 1 watts đối với băng tần GSM

-

1800/1900Mhz.
Mạng GSM sử dụng 2 kiểu mã hoá âm thanh để nén tín hiệu âm thanh 3,1khz đó
là mã hoá 6 và 13kbps gọi là Full rate (13kbps) và haft rate (6kbps).

2.3.3 Sự phát triển của công nghệ GSM ở Việt Nam
Công nghệ GSM đã vào Việt năm 1993. Hiện nay, ba nhà cung c ấp di động

công nghệ GSM lớn nhất của Việt Nam là VinaPhone, chóng gian vừa qua. Hiện
nay có đến hơn 85% người dùng hiện nay đang là khách hàng của các nhà cung cấp
dịch vụ theo công nghệ GSM.
Cho tới thời điểm này, thị trường thông tin di động của Việt Nam đã có khoảng
120 triệu thuê bao di động. “đại gia” di động của Việt Nam, MobiFone và Viettel
đều tăng trưởng rất nóng với số lượng thuê bao mỗi ngày phát lên tới hàng trăm
ngàn thuê bao.
2.4 Tổng quan về SMS
2.4.1 Giới thiệu về SMS

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 20/70

SMS là từ viết tắt của Short Message Service. Đó là một công nghệ cho phép
gửi và nhận các tin cđiện thoại với nhau. SMS xuất hiện ở C vào năm 1992. Ở nó
bao gồm cả các chuẩn về GSM (Global System for Mobile Communication). Một
thời gian sau đó, nó phát công như CDMA và TDMA. Các chuẩn GSM và phát
(European Telecommunication Standards Institute nay 3GPP (Third Genn
Partnership Project) đang soát về sự phát triển và duy trì các chuẩn GSM và SMS.
Như chính tên đầy đủ của SMS là Short ervice, dữ liệu có thể được lưu giữ bởi một.
Một chứa tối đa là 140 byte (1120 bit) dữ liệu. Vì vậy,một SMS có thể chứa:
 160 ký tự nếu mã hóa được sử dụng (phù hợp với mã ký tự latin như alphatet
của tiếng Anh).
 70 ký tự nếu bit Unicode UCS2 được sử dụng (dùng cho các ký tự không phải

mã Trung Quốc…) SMS dạng text hỗ trợ ngôn ngữ khác nhau. Nó có thể hoạt
động tốt với nhiều hỗ trợ mã gồm Bản, Hàn Quốc… Bên cạnh gửi tin nhắn
dạng text thì tin nhắn còn có thể mang dữ liệu dạng galery. Nó cho phép gửi
nhạc chuông, hình ảnh cùng nhiều tiện ích khác…tới điện thoại khác.
2.4.2 Cấu trúc một tin nhắn SMS
Nội dung của 1 tin nhắn SMS khi được gửi đi chia làm 5 phần như sau:

Hình 2-6: Cấu trúc tin nhắn SMS

-

Instructions to air interface: chỉ thị dữ liệu kết nối với air interface.

-

Instructions to SMSC: chỉ thị dữ liệu kết nối với trung tâm tin nhắn SMSC.

-

Instructions to handset: chỉ thị dữ liệu kết nối bắt tay

-

nstructions to SIM (optional): chỉ thị dữ liệu kết nối, nhận biết SIM.

-

Message body: nội dung tin nhắn SMS.

-


2.4.3
Ưu điểm của SMS
Tin nhắn có thể được gửi và đọc tại bất kỳ thời điểm nào

-

Tin nhắn SMS có thể được gửi tới các điện thoại dù chúng đang bị tắt nguồn.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 21/70

-

Ít gây phiền phức trong khi bạn vẫn có thể giữ liên lạc với người khác

-

Được sử dụng trên các điện thoại di động khác nhau và có thể gửi cùng mạng
hoặc khác mạng đều được.

-

Phù hợp với các ứng dụng wireless sử dụng cùng với nó như: chức năng
SMS được hỗ trợ 100% bởi các điện thoại sử dụng công nghệ GSM; có thể
gửi nhạc chuông, hình ảnh…; hỗ trợ chi trả các dịch vụ trực tuyến download
nhạc chuông…


2.4.4 SMS Center/SMSC
Một SMS Center (SMSC) là nơi chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan tới
SMS. Khi một tin nhắn SMS được gửi đi từ một điện thoại di động thì trước tiên nó
sẽ được gửi tới một trung tâm SMS. Sau đó, trung tâm SMS này sẽ chuyển tin nhắn
này tới đích (người nhận). Một tin nhắn SMS có thể phải hơn một thực thể mạng
(netwok) như SMSC và SMS gateway) trước khi đi tới đích thực sự của nó. Nhiệm
của một SMSC là luân chuyển các tin nhắn SMS và điều chỉnh quá cho đúng với
chu trình của nó. Nếu như máy của người nhận không ở trạng nhận mở nguồn thì nó
sẽ gửi tin nhắn thì một ẽ cách chuyên chuyển lưu thông SMS của một mạng
wireless. Hệ thống vận hành mạng luôn luôn quản lí SMSC của riêng bên trong hệ
wireless. Tuy nhiên hệ thống vận hành mạng sẽ sử dụng một SMSC thứ ba có vị trí
bên ngoài của hệ thống mạng wireless.
Bạn phải biết địa chỉ SMSC của hệ thống vận hành mạng wireless để sử dụng,
tinh chỉnh chức năng trên điện tho ại của bạn. Điển hình một địa là một số điện
thoại thông thức, khuôn mẫu thoại nên có một thực đơn chọn lựa để cấu hình địa chỉ
thường thì địa chỉ được điều chỉnh lại trong thẻ SIM bởi hệ thống mạng wireless.
Điều này có nghĩa là bạn không cần phải làm bất cứ thay đổi nào cả.
2.4.5 SMS quốc tế
Các tin nhắn SMS giữa các nhà điều điều hành quốc tế với nhau. Tin nhắn SMS
hành cục bộ là tin nhắn mà được gửi giữa các nhà điều một quốc gia còn tin nhắn
SMS giữa các nhà điều hành quốc tế là tin nhắn SMS được gửi giữa các SMS quốc
tế thì cao hơn so với gửi trong nước. Chi phí gửi tin nhắn trong nội mạng thì ít hơn

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 22/70


so với gửi cho mạng khác trong ột quốc gia và nhỏ hơn chi phí cho việc gửi tin
nhắn năng kết hợp của tin nhắn SMS giữa hai mạng wireless cục bộ hay thậm chí là
quốc tế là một nhân tố chính góp phần tới sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống SMS
toàn cầu.
2.5 Module SIM800
2.5.1 Giới thiệu về Module SIM800
Một modem GSM là một modem wireless, nó làm việc cùng với một mạng
wireless GSM. Một modem wireless thì cũng hoạt động giống như một modem
quay số. Điểm khác nhau chính ở đây là modem quay số thì truyền và nhận dữ liệu
thông qua một đường dây điện thoại cố định trong khi đó một modem wireless thì
việc gửi nhận dữ liệu sóng.
Giống như một điện thoại di động GSM , một modem GSM yêu cầu 1 thẻ sim
với một mạng wireless SIM 800 là một trong những loại modem GSM. Nhưng
Module SIM 800 được nâng cao truyền hơn. Nó sử dụng công nghệ GSM/GPRS
hoạt động ở băng 850Mhz, EGSM 900Mhz, DCS 1800 Mhz và PCS 1900Mhz, có
tính năng GPRS của Sim 800. Và hỗ trợ GPRS theo dang đồ thị mã hóa CS-1, CS-2,
CS-3 và CS-4.
Trong đồ án này, Module Sim800 có chức năng nhận tín hiệu SMS từ điện thoại
rồi chuyển tín hiệu tới vi để kiểm tra trạng thời phản hồi bằng SMS tới điện thoại để
cung cấp thông tin về trạng thái các thiết bị và thực hiện cuộc gọi đến điện thoại.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 23/70

Hình 2-7: Module SIM800

2.5.2 Tập lệnh AT Command của Module SIM800

Các lệnh AT là các hướng dẫn được sử dụng để điều khiển một modem.AT là
một cách viết gọn của chữ Attention.Mỗi dòng lệnh của nó bắt đầu với “AT” hay
“at”. Đó là lý do tại sao lệnh AT. Nhiều lệnh của nó số sử dụng dây mối (wired dialup modems), chẳng hạn như ATD (Dial), ATA (Answer), ATH (Hool control) và
ATO (data state), cũng được hỗ trợ bởi các modem GSM/GPRS và các điện thoại di
động.
Bên cạnh bộ lệnh AT thông dụng này, các modem GSM/GPRS và các điện thoại
di động còn được hỗ trợ bởi AT đặc biệt đối (gửi tin nhắn SMS), AT+CMSS (gửi
tinnhắn SMS từ một vùng lư trữ (chuỗi liệt kê các tin nhắn SMS) và AT+CMGR
(đọc tin nhắn SMS). Ngoài ra các chuẩn của GSM. Với các lệnh AT mở rộng
này,bạn có thể làm một số thứ như sau:
+ Đọc,viết, xóa tin nhắn.
+ Gửi tin nhắn SMS.
+ Kiểm tra chiều dài tín hiệu.
+ Đọc, viết và tìm kiếm về các mục danh bạ.

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 24/70

Số tin nhắn SMS có thể được thực thi bởi một modem phút thì rất thấp, nó chỉ
khoảng từ 6 đến của đồ án chỉ tìm hiểu 1 số tập lệnh cơ bản phục vụ. Sau đây là một
số tập lệnh cơ bản để thao tác dùng cho dịch gọi thoại ,bao gồm:
+ Khởi tạo.
+ Nhận cuộc gọi.
+ Thiết lập cuộc gọi.
+ Nhận tin nhắn.
+ Gửi tin nhắn. Các thuật ngữ em dùng:
+ <CR> : carriage return (0x0D).

+ <LF> : Line Feed (0x0A).
+ MT : Mobile Terminal :Thiết bị đầu cuối mạng (chính là module).
+ TE : Terminal Equipment: Thiết bị đầu cuối(chính là vi điều khiển).
Khởi tạo cấu hình mặc định cho module SIM800
(1) ATZ<CR> reset modem, kiểm tra modem đã hoạt động bình thường chưa.
2.5.2.1

Gửi cho đến khi nhận được chuỗi: ATZ<CR><CR><LF>OK<CR><LF>
(2)

ATE0<CR>

tắt

chế

độ

echo

lệnh.

Chuỗi

trả

về




dạng:

ATE0<CR><CR><LF>OK<CR><LF>
(3) AT+CMGF=1<CR> Thiết lập quá trình truyền nhận tin nhắn được thực hiện
ở chế độ text (mặc định là ở chế độ PDU) Chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>OK<CR><LF>
(6) AT+CNMI=2,2,0,0,0<CR> Thiết lập chế độ thông báo cho TE khi MT nhận
được tin nhắn mới. Chuỗi trả về sẽ có dạng: <CR>nào. TE được lưu trong sim trong trường hợp cần thiết.
(7) AT+CSCS="GSM"<CR> thiết lập bộ ký tự GSM mặc định 7 bit (3GPP TS
23.038). Chuỗi trả về có dạng:
<CR><LF>OK<CR><LF>
(8) AT+CSAS<CR> Lưu cấu hình cài lập bởi các lệnh AT+CMGF và
AT+CNMI.
2.5.2.2

Xóa tin nhắn trong SIM

Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 25/70

(1) AT+CMGD=1

Xóa tin nhắn ở vùng nhớ 1 trong SIM. Chuỗi trả về sẽ có

dạng: <CR><LF>OK<CR><LF>
(2) AT+CMGD=2 Xóa tin nhớ 1 trong SIM. Chuỗi trả về sẽ có dạng:

<CR><LF>OK<CR><LF>
(3) AT+CMGD=1,4 Xóa tin nhắn trong SIM. Chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>OK<CR><LF>
Có thể hình dung bộ nhớ lưu tin nhắn trong SIM bao gồm nhiều ngăn. Mỗi ngăn
được đại diện bằng một số thứ tự nhỏ nhất có thể.
Ngoài ra, khi bộ nhớ nhắn đầy, MT sẽ không được phép tin nhắn mới nào nữa.
Những hắn được MT trong trường hợp bộ nhớ chứa tin nhắn được gửi đến MT
trong MT có xuất hiện những ngăn trống tin nhắn. Việc xóa nội dung tin nhắn sẽ
giúp đảm bảo khả tin nhắn mới của MT.
2.5.2.3 Thực hiện cuộc gọi
(1) ATDxxxxxxxxxx;<CR> Quay số cần gọi. Chuỗi trả về sẽ có dạng:

<CR><LF>OK<CR><LF> Chuỗi này thông báo được nhận và đang được thực thi.
Sau đó là những chuỗi thông báo kết quả quá trình kết nối ( nếu như kết nối
không được thực hiện thành công)
(2A) Nếu MT hiện được kết hoặc không có sóng
(thử bằng cách tháo GSM), chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>NO DIAL TONE(2B) Nếu cuộc gọi bị từ chối bởi người nhận cuộc gọi, hoặc số máy đang gọi
tạm thời không hoạt động ( chẳng hạn như bị tắt máy ) chuỗi trả về có dạng:
<CR><LF>NO LF>
(2C) Nếu cuộc gọi không thể trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>BUSY< Tổng từ lúc modem nhận lệnh cho đến lúc nhận được chuỗi
trên thông thường là 4 giây.
(2D) Nếu sau 1 phút mà thuê bao nhận cuộc gọi không bắt máy, chuỗi trả về sẽ
có dạng: <CR><LF>NO ANSWER<CR><LF> (60s)
(3) Trong ra bình thường, chuỗi nào (2A, 2B, 2C hay 2D) được trả về, và đoạn
thông thoại. Qtrình kết thúc cuộc gọi được diễn ra trong hai trường hợp:
Thiết kế mô hình giám sát hệ thống báo cháy qua điện thoại



×