Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập nụ cười trong giao tiếp kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.23 KB, 2 trang )

Bài Tập Nụ Cười
4 Tháng 11 2011 lúc 22:23

Do hoàn cảnh gia đình, tôi đã không đi học đại học đúng tuổi. Phải sau 
một thời gian đã lập gia đình và đi làm, tôi mới quay trở lại trường, hoàn thành chương trình học đại 
học. Khóa cuối cùng của tôi là Xã hội học. Vị giảng viên đó quả thật là một người biết tạo cảm hứng 
cho người khác, với những đức tính mà tôi ước mỗi người đều có. Bà giao cho chúng tôi bài tập lớn
cuối khóa là “Bài tập nụ cười”.
  Bà giảng viên đề nghị cả lớp chúng tôi hãy ra ngoài, mỉm cười với ba người khác nhau và ghi lại 
phản ứng của họ. Thực tế, tôi là người rất thân thiện. Lúc nào tôi cũng mỉm cười và chào họ. Cho 
nên tôi nghĩ chuyện này cũng dễ như ăn bánh thôi – theo đúng nghĩa đen.
   Sáng ngày hôm sau, tôi cùng chồng mình tới tiệm McDonald’s. Chúng tôi đứng xếp hàng đợi, 
nhưng bỗng nhiên, tất cả những người chung quanh chúng tôi lùi lại, rồi thậm chí cả chồng tôi cũng 
lùi lại. Tôi không cử động. Khi không biết chuyện gì xảy ra thì cảm giác đầu tiên của con người sẽ là
lo sợ và đứng yên cái đã.
  Khi không thấy có thảm họa nào, tôi mới quay lại xem tại sao mọi người lại tránh ra. Ngay khi quay
người, tôi ngửi thấy mùi hôi rõ ràng là của ai đó bẩn thỉu. Và đứng bên cạnh tôi là hai người đàn ông
trông rất nghèo khổ.
  Khi tôi nhìn xuống người người đàn ông thấp nhỏ, đứng gần tôi, thì ông ta đang “mỉm cười”. Đôi 
mắt màu xanh da trời rất đẹp của ông ấy tràn đầy ánh sáng và dường như rất mong người khác 
chấp nhận mình. Ông ấy bảo “Chúc một ngày tốt lành” khi hì hụi đếm những đồng xu trong tay. 
Người đàn ông thứ hai đứng đằng sau, có vẻ lúng túng và liên tục lau mồ hôi trong tay. Tôi nhận ra 
hình như người đó hơi khiếm khuyết về thần kinh, và người đàn ông thấp nhỏ với đôi mắt màu xanh
là “cứu cánh” của ông ta. Tôi sững lại, không nói được lời nào, thậm chí không nhấc được chân để 
tránh ra.
  Cô gái trẻ ở quầy bán hàng hỏi hai người đàn ông cần gì. Người thấp nhỏ đáp: “Chỉ cà phê thôi, cô
ạ” – rõ ràng bởi vì đó là tất cả những gì họ có thể mua được. Để được ngồi trong tiệm ăn ấm áp một
chút, thì họ phải mua thứ gì đó mà.
  Bống nhiên, tôi cảm thấy điều gì đó thôi thúc bên trong mình. Tôi mỉm cười với người đàn ông thấp
nhỏ ­ và thấy rằng cả tiệm ăn đang hướng mắt về tôi, dường như để đánh giá hành động của tôi.
  Tôi đề nghị cô gái trẻ ở quầy tính tiền làm cho mình hai khay thức ăn sáng nữa. Thế rồi tôi bê hai 


chiếc khay tới cái bàn trong góc mà hai người đàn ông đang ngồi nghỉ. Tôi đặt hai chiếc khay trước 
mặt họ và bắt tay người đàn ông thấp nhỏ. Ông ấy ngẩng lên nhìn tôi, khóe mắt hơi đỏ, và cảm ơn. 
Tôi vẫn giữ tay ông ấy và nói: “Tôi muốn hai anh có một bữa sáng đầy đủ. Và tôi muốn hai anh luôn 
giữ hi vọng”.


  Khi tôi quay lại bàn mình, chồng tôi mỉm cười và bảo: “Em cũng mang đến cho anh hi vọng đấy”. 
Chúng tôi nắm tay nhau và tôi hiểu rằng hạnh phúc không chỉ mình được nhận, mà khi mình có khả 
năng cho đi.
  Tôi quay trở lại trường đại học vào buổi học cuối cùng và với câu chuyện trên được ghi ra giấy để 
nộp. Tôi biết nó không thực sự đúng với yêu cầu của bà giảng viên, nhưng tôi nghĩ đó là những gì 
tôi thực sự đã làm. Bà giảng viên đọc bài của tôi và hỏi: “Tôi có thể chia sẻ câu chuyện này được 
không?”. Buổi học hôm đó, bà giảng viên đã đọc bài của tôi cho cả lớp nghe và nói về việc chúng ta 
cần giúp đỡ mọi người, để rồi được giúp đỡ như thế nào.
  Tôi tốt nghiệp khóa Xã hội học với một trong những bài học lớn nhất cuộc sống: Chấp nhận người 
khác vô điều kiện. Như trong chính cuốn sách của chúng tôi đã viết: Mỗi người chúng ta phải học 
cách yêu thương con người và sử dụng vật chất. Chứ không phải làyêu thương vật chất và sử
dụng con người. Khi mỗi người thực hiện điều này, chắc chắn thế giới sẽ trở thành nơi tốt đẹp hơn
và nhiều hi vọng hơn cho chúng ta.
( “Bài tập nụ cười” – trích “ Truyện đôi khúc tình tự”)



×