Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ VĂN HÙNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
THEO HƯỚNG HÀNG HÓA TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU,
TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các
thầy cô giáo trong Học viện Nông ngiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan
người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo UBND huyện Khoái Châu, lãnh
đạo UBND và bà con nông dân đơn vị Đông Tảo, Hàm Tử và Tân Dân đã giúp tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin giành tặng những lời tri ân, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình tôi khi
luôn động viên, ủng hộ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Hùng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... viii
DANH MỤC HỘP ....................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................. 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3

1.5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI THEO HƯỚNG HÀNG HÓA.............. 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 5


2.1.1.

Một số khái niệm .......................................................................................... 5

2.1.2.

Sự cần thiết và đặc điểm phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng
hàng hóa........................................................................................................ 8

2.1.3.

Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cây ăn quả có múi ............................................. 10

2.1.4.

Vai trò phát triển sản xuất cây ăn quả hàng hóa .......................................... 21

2.1.5.

Nội dung phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ........ 24

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây ăn quả có múi theo hướng
sản xuất hàng hóa ........................................................................................ 28

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 33


iii


2.2.1.

Kinh nghiệm sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hoá ở một
số tỉnh của nước ta ...................................................................................... 33

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng
hàng hoá cho huyện Khoái Châu................................................................. 39

2.2.3.

Những nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố ............................ 40

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 43
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN............... 43

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 43

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 48


3.1.3.

Đánh giá chung ........................................................................................... 53

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 53

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ......................... 53

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 55

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 56

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 57

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 58
4.1.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ THEO
HƯỚNG HÀNG HÓA CỦA HUYỆN KHOÁI CHÂU GIAI ĐOẠN

2013 - 2015 ................................................................................................. 58

4.1.1.

Công tác quy hoạch ..................................................................................... 58

4.1.2.

Diện tích ..................................................................................................... 59

4.1.3.

Năng suất .................................................................................................... 60

4.1.4.

Sản lượng .................................................................................................... 61

4.1.5.

Thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả có múi ở các hộ điều tra ............ 63

4.1.6.

Đánh giá thực trạng chung về phát triển sản xuất cây ăn quả theo
hướng hàng hóa của Huyện Khoái Châu giai đoạn 2013 - 2015.................. 66

4.2.

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN

QUẢ CÓ MÚI THEO HƯỚNG HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU
TRA ............................................................................................................ 67

4.2.1.

Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng
hàng hóa của các hộ điều tra ....................................................................... 67

4.2.2.

Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng
hàng hóa của các hộ điều tra theo nhóm tuổi cây trồng ............................... 71

iv


4.2.3.

Các liên kết trong sản xuất một số cây ăn quả có múi theo hướng
hàng hóa...................................................................................................... 73

4.2.4.

Tiêu thụ và phân phối sản phẩm..................................................................... 81

4.2.5.

Đánh giá về phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa ở
huyện Khoái Châu .......................................................................................... 83


4.3.

NHỮNG NHẤN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÂY ĂN QUẢ HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI
CHÂU............................................................................................................. 86

4.3.1.

Nguồn lực của địa phương ............................................................................. 86

4.3.2.

Năng lực tổ chức của cán bộ quản lý ............................................................. 88

4.3.3.

Người sản xuất ............................................................................................... 89

4.3.4.

Thị trường....................................................................................................... 90

4.3.5.

Áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật, phát triển công nghệ bảo quản,
chế biến sản phẩm .......................................................................................... 91

4.3.6.

Hạ tầng cơ sở .................................................................................................. 95


4.4.

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở
HUYỆN KHOÁI CHÂU ................................................................................ 95

4.4.1.

Quan điểm, định hướng cho việc phát triển sản xuất cây ăn quả có múi
theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu .................................................... 95

4.4.2.

Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo
hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu ............................................................ 96

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 105
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 105

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 108
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 110

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CC

: Cơ cấu

CAQ

: Cây ăn quả

CNH

: Công nghiệp hóa

DT

: Diện tích


KHKT

: Khoa học kỹ thuật

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HTX

: Hợp tác xã

SL

: Số lượng

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO:

World Heath Organization Tổ chức Y tế thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Khoái Châu ........................................... 45

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Khoái Châu ........................................ 49
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Khoái Châu giai đoạn
2013 – 2015 ................................................................................................. 50
Bảng 3.4. Phân nhóm hộ trồng cây ăn quả có múi chọn điều tra trong từng xã............... 54
Bảng 4.1. Diện tích cây ăn quả huyện Khoái Châu giai đoạn 2013-2015.................... 59
Bảng 4.2. Năng suất một số loại cây ăn quả của huyện Khoái Châu giai đoạn
2013 - 2015 .................................................................................................. 60
Bảng 4.3. Sản lượng một số loại trái cây của huyện Khoái Châu giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................... 61
Bảng 4.4. Tình hình lao động của nhóm hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu ................ 64
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng đất đai, lao động và vốn của các hộ điều tra trồng
cây ăn quả theo hướng hàng hóa .................................................................. 65
Bảng 4.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây ăn quả có múi của các hộ điều tra
năm 2015 ...................................................................................................... 70
Bảng 4.7. Kết quả và HQKT sản xuất cây ăn quả có múi theo các nhóm tuổi năm 2015..... 72
Bảng 4.8. Tình hình chuyển giao KHKT sản xuất CAQ có múi theo hướng hàng
hóa trên địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 75
Bảng 4.9. Đánh giá của hộ điều tra về mức độ thay đổi kiến thức sau khi được
chuyển giao khoa học kĩ thuật ..................................................................... 76
Bảng 4.10. Tình hình liên kết trong tiêu thụ CAQ có múi ở các xã điều tra.................. 77
Bảng 4.11. Tình hình liên kết trong tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi của các
hộ điều tra .................................................................................................... 80
Bảng 4.12. Hình thức tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi của các hộ ........................ 81
Bảng 4.13. Ý kiến của các hộ về các vấn đề khó khăn gặp phải trong sản xuất cây
ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ............................................................ 85
Bảng 4.14. Thông tin chung về cán bộ chỉ đạo sản xuất cây ăn quả có múi theo
hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu.......................................................... 88

vii



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên ............................... 43
Hình 3.2. Lượng mưa và lượng bốc hơi tại huyện Khoái Châu................................... 44
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Khoái Châu năm 2015 ....................................... 46
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trồng cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa của
các hộ điều tra .............................................................................................. 65

Sơ đồ 4.1. Các hình thức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có
múi tại Huyện Khoái Châu .......................................................................... 78
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm cam Đường Canh .................................................. 82

viii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1.
Hộp 4.2.
Hộp 4.3.
Hộp 4.4.
Hộp 4.5.

Ý kiến của người sản xuất về việc mua các yếu tố đầu vào trong quá
trình sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa

73

Ý kiến của cán bộ khuyến nông về thực hiện chuyển giao khoa học kỹ

thuật cho người sản xuất

76

Ý kiến của lao động được điều tra về vay vốn sản xuất cây ăn quả có
múi theo hướng hàng hóa

76

Ý kiến của người sản xuất về liên kết trong tiêu thụ cây ăn quả có múi
theo hướng hàng hóa

77

Ý kiến đánh giá củacác chủ nhiệm hợp tác xã về cây ăn quả có múi
theo hướng hàng hóa trên thị trường

94

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Văn Hùng
2. Tên Luận văn: Phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa tại huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10


4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Để hội nhập với nền Kinh tế thị trường trong khu vực và quốc tế, giữ được thị
trường trong nước, cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hướng đi đó được được đưa ra trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII:
“Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và
khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị
trường, mở rộng xuất khẩu”.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia là một hướng đi
đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, đồng thời đó cũng là một xu hướng tất yếu trong
quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Những năm gần đây, nông nghiệp nước ta có sự
tăng trưởng khá, tiềm năng nông nghiệp được phát huy, cơ sở vật chất kỹ thuật trong
nông thôn được tăng cường.
Huyện Khoái Châu là huyện nằm vị trí trung tâm tỉnh Hưng Yên, nằm ở cửa ngõ
phía Đông Nam thành phố Hà Nội, có diện tích rộng, dân số đông, điều kiện tự nhiên
thuận lợi, đất đai màu mỡ, có thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá rộng lớn. Sản xuất
nông nghiệp ở Khoái Châu đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh rau an
toàn, cây ăn quả, chăn nuôi gà … đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, trong đó, cây ăn quả
có múi ở nhiều địa phương trong cả nước đã minh chứng cho thu nhập cao hơn nhiều
lần so với cây lúa hai vụ trên năm và điều kiện cuộc sống của người dân những địa
phương đó cũng không ngừng được cải thiện theo thời gian.
Tuy nhiên, sản xuất cây ăn quả có múi ở Khoái Châu còn gặp nhiều khó khăn, tồn
tại như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất thấp, chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi
thế về đất đai, kinh nghiệm sản xuất của người dân… vấn đề chất lượng chưa được quan
tâm; các hoạt động dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm còn yếu, đời sống của người nông dân
còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển sản xuất cây ăn quả có múi
theo hướng hàng hóa là hết sức cần thiết để đưa nền nông nghiệp của huyện lên một vị
trế cao hơn, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch và phát triển sản xuất cây ăn quả
có múi theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Khoái Châu đã đạt được những kết quả


x


khả quan. Về kết quả quy hoạch sản xuất nông sản hàng hóa: ngành trồng trọt vẫn là
ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện, diện tích trồng cây ăn quả tăng dần
qua các năm. Năm 2014 tăng 4,1 ha (tương ứng 0,6%) so với năm 2013, năm 2015 tăng
17 ha (tương ứng 2,4%) so với năm 2014.Trong sản xuất trái cây ăn quả của huyện qua
3 năm 2013-2015, có một số loại cây là chuối, ổi, cam có xu hướng tăng nhanh về diện
tích, các loại cây khác như xoài, nhãn, đu đủ, hồng xiêm và các loại cây khác diện tích
có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm.
Về huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của các hộ điều tra:
chủ yếu các hộ đều sử dụng nguồn đất của gia đình, chỉ có các hộ sản xuất với quy mô
lớn mới đi thuê. Mỗi gia đình có 2-3 lao động tham gia vào sản xuất nông sản hàng hóa.
Tất cả các hộ sản xuất nông sản hàng hóa đều đi vay vốn sản xuất. Giống và khoa học
kỹ thuật hộ đều được sự tư vấn của HTXDVNN, các bộ khuyến nông…
Về các mối liên kết trong phát triển nông sản hàng hóa: liên kết trong đưa các
đầu vào sản xuất vào sản xuất nông sản hàng hóa, liên kết trong huy động vốn, liên kết
trong chuyên gia kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ.
Về tiêu thụ một số nông sản hàng hóa: có rất nhiều kênh phân phối nông sản
hàng hóa, kênh phân phối chủ yếu đó là người sản xuất => thương lái => người tiêu
dùng.
Nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp phát triển sản
xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu hiện nay bao gồm:
Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa tập trung; Điều
kiện tự nhiên; Các tổ chức kinh tế sản xuất cây ăn quả có múi hàng hóa; Đầu tư công
cho phát triển sản xuất hàng hóa ở huyện Khoái Châu; Năng lực tổ chức của cán bộ thực
hiện giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa; Đặc điểm cư
dân; Phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm; Sự liên kết giữa các tác nhân
tham gia liên liết chuỗi giá trị cây ăn quả; Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm;

Phát triển thị trường tiêu thụ; Chất lượng sản phẩm cây ăn qủa có múi theo hướng hàng
hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhu cầu của thị trường nông sản; Hạ tầng cơ sở
Từ những thực tiễn trên, luận văn đã đề xuất 4 nhóm giải pháp cụ thể nhằm phát
triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu trong thời
gian tới, cụ thể: Đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến quy hoạch và
phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa; Khai thác tối đa và sử dụng
triệt để các yếu tố đầu vào trong sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa; Tăng
cường, củng cố các mối liên kết trong sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa;
Xây dựng thị trường tiêu thụ cho cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa, tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra giám sát quá trình tiêu thụ cây ăn quả có múi theo hướng
hàng hóa ở trên địa bàn huyện Khoái Châu.

xi


THESIS ABSTRACT
To integrate with the market economy in the region and internationally, to keep
the domestic market, the need to develop agriculture in the direction of commodity
production. The direction was given in Acts congress delegates XII th National:
"Development of agricultural produce large quantities of goods, productivity, quality,
efficiency and high competitiveness, friendly environment, linking production to
processing and marketing, expansion of exports ". Develop agriculture towards
commodity production, improve productivity, quality and efficiency; solid ensure
national food security as a right direction of our party and state, and there is also an
inevitable trend in the process of integration with the world economy. In recent years,
our agriculture has the growth potential of agriculture is developed, technical
infrastructure in rural areas has been strengthened.
Khoai Chau district is located the center of Hung Yen province , located at the
gateway to the southeast of Hanoi , with large areas , large population, favorable natural
conditions , fertile soil , with market consumption of large commercial farm produce .

Agricultural production in Khoai Chau has formed and developed specialized areas of
safe vegetables , fruit , chicken ... bring significant economic efficiency , which, citrus
fruit trees in many localities in the country have demonstrated much higher income than
in the case of rice two years and the conditions of life of the local people that are
constantly being improved over time.
However , production of citrus fruit in Khoai Chau also difficult , exist as small scale production , low production efficiency , good untapped potential and advantages
on land , experience manufacturer of people ... quality problems are not interested ;
service activities , weak product sales , the life of farmers are facing many difficulties .
Therefore , research and development production of citrus fruit in the direction of
commodities is essential to put agriculture in the district to a higher TRE , raise incomes
, life for the people.
In recent years , the planning and development of production of citrus fruits in
the direction of commodity Khoai Chau district has achieved positive results . On the
results of the planning of production of agricultural commodities : the farming sector is
still the main industry in the district's agricultural production , fruit growing area has
increased over the years . 2014 increased 4.1 ha ( respectively 0.6 % ) compared with
2013, in 2015 increased by 17 ha (equivalent to 2.4% ) than in 2014.Trong fruit fruit
production of over 3 years district 2013-2015 , with some crops are bananas , guavas ,
oranges tend to increase in size, the other crops like mango, longan , papaya , sapodilla
and other plants tend area remain or decreased.

xii


On the mobilization and use of inputs for production of household surveys: the
household mainly use land resources of the family, only producers with large-scale new
lessee. Each family has 2-3 employees involved in the production of agricultural
commodities. All agricultural producers are borrowing capital goods production.
Scientific and technical varieties are households consultation, the extension ...
Regarding the development of linkages in agricultural commodities: The link in

the first put into production in the production of agricultural commodities, linked in
raising capital, linking the technical experts, the link in consumption.
On the consumption of some agricultural commodities: there are many
distribution channels of agricultural products, distribution channels were mainly
producer => Traders => consumers.
The study also showed that the factors affecting the production solutions
developed citrus fruit towards commodities in Khoai Chau district now includes:
planning the development of production of citrus fruits in the direction rows centrally;
Natural condition; Economic organizations producing citrus fruit goods; Investment in
the development of commodity production in Khoai Chau district; Organizational
capacity of implementing staff development solutions producing citrus fruit in the
direction of the goods; Features residents; Preservation technology development,
product processing; The link between the actors associated Liet fruit value chain;
Branding and product promotion; Developing markets; Product quality citrus fruit trees
in the direction of goods and food safety; Needs of the agricultural markets;
Infrastructure.
From the practice, the thesis has proposed four specific groups of measures to
develop the production of citrus fruit in the direction of the goods in Khoai Chau district
in the near future, namely: Promote the implementation of policies, policies related to
the planning and development of production of citrus fruits in the direction of the
goods; Get the most thorough and use the inputs in the production of citrus fruit in the
direction of the goods; Enhancing and strengthening linkages in the production of citrus
fruit in the direction of the goods; Building markets for citrus fruit in the direction of
commodities, strengthening the management, supervision and monitoring process of
consuming citrus fruit towards commodities in Khoai Chau district.
Keywords: Development producing citrus fruit; In the direction of the goods;
Khoai Chau District.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt
nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá xã
hội - an ninh quốc phòng. Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch tương đối rõ
nét. Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm dần. Tuy nhiên, Đảng và nhà nước ta
vẫn luôn xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người nông dân là nhiệm vụ chiến lược, làm cơ sở đảm bảo
ổn định tình hình chính trị, xã hội, là biểu tượng của sự phát triển hài hoà và
bền vững.
Để hội nhập với nền kinh tế thị trường trong khu vực và quốc tế, giữ được thị
trường trong nước, cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hướng đi đó được đưa ra trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Phát
triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị
trường, mở rộng xuất khẩu”.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia là một
hướng đi đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, đồng thời đó cũng là một xu hướng
tất yếu trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Những năm gần đây, nông
nghiệp nước ta có sự tăng trưởng khá, tiềm năng nông nghiệp được phát huy, cơ
sở vật chất kỹ thuật trong nông thôn được tăng cường.
Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở nước ta
còn tồn tại nhiều hạn chế: phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh thấp, chậm cải thiện, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu
cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo
hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, trong đó tìm ra các giải pháp khai thác lợi
thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hoá với năng suất,

chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao là một trong những định hướng
lớn được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai
đoạn 2011 – 2020.

1


Huyện Khoái Châu là huyện nằm vị trí trung tâm tỉnh Hưng Yên, nằm ở cửa
ngõ phía Đông Nam thành phố Hà Nội, có diện tích rộng, dân số đông, điều kiện
tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, có thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá rộng
lớn. Sản xuất nông nghiệp ở Khoái Châu đã hình thành và phát triển các vùng
chuyên canh rau an toàn, cây ăn quả, chăn nuôi gà … đem lại hiệu quả kinh tế rõ
rệt, trong đó, cây ăn quả có múi ở nhiều địa phương trong cả nước đã minh
chứng cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây lúa hai vụ trên năm và điều kiện
cuộc sống của người dân những địa phương đó cũng không ngừng được cải thiện
theo thời gian.
Tuy nhiên, sản xuất cây ăn quả có múi ở Khoái Châu còn gặp nhiều khó
khăn, tồn tại như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất thấp, chưa khai thác
tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, kinh nghiệm sản xuất của người dân… vấn đề
chất lượng chưa được quan tâm; các hoạt động dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm còn
yếu, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng
hàng hóa là hết sức cần thiết để đưa nền nông nghiệp của huyện lên một vị thế
cao hơn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Xuất phát từ lý do trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất cây ăn quả có múi
theo hướng hàng hóa tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo
hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu thời gian qua đề xuất giải pháp đẩy mạnh

phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ở địa phương trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
nông nghiệp và sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng
hóa ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa.
- Đối tượng điều tra khảo sát: Các hộ dân sản xuất, các cơ sở thu gom, tiêu
thụ, các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà
nước về cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển sản xuất cây ăn quả có
múi theo hướng hàng hóa.
- Tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giải
pháp chủ yếu để phát triển sản xuất cây ăn quả có múi hàng hóa ở địa phương.
- Cây ăn quả có múi ở địa phương tập trung vào cây cam Đường Canh,
quýt và bưởi Diễn.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên. Tập trung nghiên cứu tại 3 xã là Tân Dân, Hàm Tử và Đông Tảo.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu thu thập từ năm 2013 đến năm 2015;
- Số liệu sơ cấp điều tra khảo sát năm 2016;
- Định hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2020;
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 11/2015 đến tháng 10/2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên:
- Thực trạng sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ở huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thời gian qua diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng

3


hàng hóa ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên?
- Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cây ăn
quả có múi theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thời gian tới?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên thời gian qua;
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả có múi
theo hướng hàng hóa ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và
những năm tiếp theo.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI THEO HƯỚNG HÀNG HÓA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi như nhau, nhưng thực chất
chúng có những nét khác nhau và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh
tế thường được quan niệm là sự tăng thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định (Vũ Thị Ngọc Phùng, 1997). Tăng trưởng được đánh
giá bằng tỷ lệ thu nhập quốc dân (GNP) và sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm.
Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về một mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lượng về sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế. Trong thực tế phát triển kinh tế
phải kết hợp hài hòa với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế phải hài hòa với
công bằng và tiến bộ xã hội, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân
dân. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công bằng
xã hội. Ngược lại công bằng xã hội lại tạo ra động lực vững chắc để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội. Nó là
tiêu chuẩn quan trọng của phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp.
Các nước trên thế giới trong quá trình phát triển nói chung, phát triển
nông nghiệp và phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa ở
Việt Nam đều phải quan tâm đến các mục tiêu của phát triển:
- Tăng khả năng có và mở rộng việc phân phối các loại hàng hóa thiết
yếu cho cuộc sống như lương thực, nhà ở, y tế và bảo vệ cho tất cả các thành
viên của hội.
- Tăng mức sống, tức là ngoài mục tiêu tăng thu nhập ra còn phải tạo thêm
việc làm, cải thiện công tác giáo dục và chú trọng nhiều hơn đến những giá trị
văn hóa và nhân văn.

Phát triển sản xuất cây ăn quả hàng hóa cũng phải hướng tới những mục
tiêu tăng khối lượng cây ăn quả hàng hóa, tăng mức sống cho nông dân, giúp xóa
đói giảm nghèo trong nông thôn tạo công bằng xã hội.

5


2.1.1.2. Sản xuất và phát triển sản xuất
Theo giáo trình triết học Mác - Lênin (Nguyễn Ngọc Long, 2006): Sản
xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội
bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản
xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của
cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra. (Vũ
Đình Thắng, 2006).
Theo Phạm Thị Mỹ Dung (1996) thì Sản xuất là quá trình tạo ra của cải
vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con người là lực lượng chủ yếu đóng vai trò
quyết định.
Như vậy sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động
để tạo ra sản phẩm, do vậy phát triển sản xuất được coi như quá trình tăng lên về
quy mô và hoàn thiện về cơ cấu sản xuất.
Trong thực tế muốn thúc đẩy sản xuất phát triển chúng ta luôn đứng
trước ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất
như thế nào? Tức là để sản xuất phát triển thì việc xác định thị trường tiêu thụ và
cách phân phối sản phẩm như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Vì vậy,
phát triển sản xuất cũng được coi là quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy

mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận
(Bùi Thị Thu Hương, 2004).
2.1.1.3. Hàng hoá
Hàng hóa là vật phẩm do lao động của con người tạo nên để trao đổi, là
thứ sản phẩm để trao đổi, thông qua lưu thông trên thị trường thực hiện giá trị và
mang lại hiệu quả để tái sản xuất chứ không phải để tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu.
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Hàng hóa không chỉ bao gồm những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà
còn bao gồm các yếu tố đầu vào của sản xuất, mọi quan hệ kinh tế trong xã hội
đều được tiền tệ hóa thông qua thị trường.

6


Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động để tạo ra hàng hóa, kết tinh
trong hàng hóa là cơ sở chung của sự trao đổi, giá trị hàng hóa là biểu hiện quan
hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện
của giá trị. Giá trị hàng hóa là nội dung là cơ sở của sự trao đổi, người sản xuất
làm ra hàng hóa để bán, nên mục đích của họ là giá trị chứ không phải là giá trị
sử dụng, trong tay người sản xuất có giá trị sử dụng nhưng mà cái họ quan tâm là
giá trị hàng hóa. Người sản xuất chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để đạt
được mục đích của giá trị; Ngược lại, người mua cần có giá trị sử dụng, nhưng
muốn có giá trị sử dụng thì trước hết phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó, tức
là phải thực hiện được giá trị hàng hóa thì mới chi phối được giá trị sử dụng (Bộ
Giáo dục và đào tạo, 2009).
Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính cùng tồn tại và thống
nhất với nhau ở một hàng hóa, quá trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện
giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình
thực hiện giá trị được tiến hành trước trên thị trường còn quá trình thực hiện giá
trị sử dụng được diễn ra sau và trong lĩnh vực tiêu dùng.

2.1.1.4. Sản xuất hàng hóa
Những năm trước đây, nông nghiệp nước ta mang tính tực túc tự cấp nên
hàng năm vẫn phải nhập khẩu lương thực vì sản phẩm lương thực không đủ đáp
ứng nhu cầu của toàn dân. Trong suốt thời gian dài sản lượng lương thực thực
phẩm của ta hầu như dậm chân tại chỗ, mà chi phí sản xuất lại quá cao, hiệu quả
kinh tế thấp các nông trường quốc doanh năm nào cũng “lãi giả lỗ thật”, Nhà
nước thường xuyên phải cung cấp ngân sách để bù vào. Từ khi thực hiện giao đất
ổn định cho hộ nông dân sử dụng lâu dài, tình hình sản xuất nông nghiệp đã có
nhiều khởi sắc, sản lượng lương thực không ngừng tăng lên, đời sống của người
dân ngày càng ổn định và bước đầu đã có tích lũy, Kinh tế học vi mô đã khẳng
định: Khi tồn tại nền kinh tế thị trường thì cũng tồn tại nền sản xuất hàng hóa.
Vậy sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa là việc sản xuất ra những sản phẩm với mục đích đem
bán để thu về giá trị của nó và có giá trị thặng dư để tái sản xuất mở rộng.
Sản xuất hàng hóa là quá trình sản xuất ra sản phẩm để bán, không phải là
để tiêu dùng cho nhu cầu của chính người sản xuất ra sản phẩm đó.
“Sản xuất hàng hóa chính là cách tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản phẩm

7


đều do những người sản xuất cá thể, nhưng là sản phẩm nhất định, thành thử
muốn thỏa mãn nhu cầu của xã hội thì cần phải có mua bán sản phẩm (vì vậy sản
phẩm trở thành hàng hóa) trên thị trường” (Nguyễn Ngọc Long, 2006).
Sản xuất hàng hóa nông nghiệp càng phát triển thì thu nhập của người
nông dân càng được nâng cao, thị trường nông sản lưu thông sẽ làm tăng giá trị
của các nông sản phẩm, từng bước đưa đời sống của người nông dân tiến tới đời
sống tốt hơn. Nếu nông nghiệp vẫn giữ lối sản xuất cũ thì khả năng tích lũy của
nông dân hầu như không có, thu nhập của họ sẽ không vượt qua nghèo khổ, đối
với quy mô sản xuất của hộ gia đình nếu như không có chuyên môn hóa, sản xuất

mỗi loại một ít, nuôi nhiều loại vật nuôi thì kết quả cao nhất cũng chỉ thỏa mãn
nhu cầu về đời sống tinh thần cũng như tại nạn rủi ro. Sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng đắn giúp cho người nông dân có thu
nhập cao nhất.
2.1.2. Sự cần thiết và đặc điểm phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng
hàng hóa
2.1.2.1. Sự cần thiết của phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa
Hoa quả là loại thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của con
người, cây ăn quả cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ, có tính dược
liệu cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được.
Việt Nam có khả năng sản xuất những loại quả quanh năm với số lượng,
chủng loại quả rất phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất
khẩu. Để nâng cao thu nhập cho người sản xuất và các tác nhân trong chuỗi giá trị
các loại hoa quả ở Việt Nam, việc xác định các loại quả chủ yếu cung cấp cho thị
trường nội địa và xuất khẩu và mối liên kết của thị trường với các khách hàng tiềm
năng với đảm bảo về chất lượng, VSATTP là cần thiết.
Phát triển sản xuất cây ăn quả hàng hóa cho phép tăng thêm khối lượng
cây ăn quả có múi theo hướng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, tăng nguyên liệu cho chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển nền sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc
sang nền nông nghiệp hàng hóa thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, tạo giá trị cao, thu nhập cho người nông dân.
Phát triển sản xuất cây ăn quả hàng hóa cho phép các địa phương khai
thác có hiệu quả yếu tố, khí hậu, đất đai, lao động nông nghiệp, nông thôn; thúc

8


đẩy quá trình cải tạo đất đai, thiết kế lại đồng ruộng, tổ chức sản xuất, sử dụng
hiệu quả hơn nguồn lực khác ở nông thôn.

Phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ tạo động
lực mới cho các hộ nông dân trên cơ sở sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng
hóa có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng cao nhất cho nhu cầu của thị trường
nhằm tăng thu nhập, Sản xuất hàng hóa làm thay đổi tập quán sản xuất tự cấp, tự
túc với hai vụ lúa trước đây.
Ngoài ra phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa
còn tạo thêm nguồn thức ăn cung cấp cho ngành chăn nuôi phát triển, cùng với
nghành trồng trọt tạo nên nông nghiệp cân đối bền vững, góp phần thay đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp vững chắc và hiệu quả.
2.1.2.2. Đặc điểm của sản xuất cây ăn quả hàng hóa
Thứ nhất, Sản xuất cây ăn quả hàng hóa có rất nhiều tiềm năng như
tiềm năng về diện tích; Tiềm năng về lao động; Tiềm năng tăng khối lượng
hàng hóa; Tiềm năng giá trị sản xuất do từng cây trồng có giá trị kinh tế; Tiềm
năng về tăng thu nhập bằng tiền cho nông dân trồng lúa, nếu được khai thác
đúng đắn, hợp lý sẽ đóng góp đáng kể vào chuyển nền nông nghiệp sang sản
xuất hàng hóa, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro: Rủi ro do thời tiết; Rủi ro
do thị trường; Rủi ro do trình độ tổ chức quản lý thấp kém và do công nghệ chế
biến nông sản còn lạc hậu.
Thứ hai, sản xuất cây ăn quả hàng hóa đòi hỏi trình độ tổ chức sản xuất và
trình độ thâm canh cao
Sản xuất cây ăn quả hàng hóa phải giải quyết quan hệ giữa các đối tượng
cây trồng, vùng sản xuất nên phải tổ chức tốt thì mới có hiệu quả.
Yêu cầu kỹ thuật của cây ăn quả có múi đòi hỏi cao và phải chỉ đạo thật
cụ thể, đúng thời vụ, đúng quy trình thâm canh mới đạt hiệu quả
Thứ ba, sản xuất cây ăn quả hàng hóa có khối lượng sản phẩm lớn cồng
kềnh khó vận chuyển, hàm lượng nước trong sản phẩm cao, nhiều loại dễ hư
hỏng đòi hỏi phải tổ chức có tính hệ thống từ khâu vận chuyển, chế biến, bảo
quản và tiêu thụ sản phẩm trong từng tiểu vùng và toàn vùng mới có hiệu quả.
Sản xuất cây ăn quả hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức tốt hệ thống các yếu
tố đầu vào: thủy lợi, vật tư, giống, vốn, kỹ thuật.


9


Sản xuất cây ăn quả hàng hóa đòi hỏi tổ chức tốt và có hiệu quả hệ thống
sản xuất: phân vùng, bố trí cây trồng, xác định hệ thống cây trồng, thực hiện
thâm canh trên toàn bộ diện tích sản xuất.
Sản xuất cây ăn quả hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức tốt hệ thống sau thu
hoạch, bảo quản, chế biến tiêu thụ kịp thời thích ứng và phù hợp với từng tiểu
vùng và toàn vùng. Sản phẩm cây trồng khi thu hoạch xong cần phải tiêu thụ
nhanh chóng mới có hiệu quả kinh tế cao. Nếu không tiêu thụ được ngay cần tổ
chức tốt khâu bảo quản, chế biến. Do đặc điểm về sản phẩm riêng của từng cây
trồng và do đặc điểm sinh vật học cũng như kinh tế và kỹ thuật của chúng mà đòi
hỏi các vùng nông thôn tích cực đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nhất là công
nghiệp chế biến nông sản phẩm ở nông thôn, cũng như tăng cường xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ đắc lực cho sản xuất hàng hóa thì phát
triển sản xuất hàng hóa cây ăn quả có múi sẽ cho hiệu quả cao.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cây ăn quả có múi
* Khái niệm về cây ăn quả có múi
Cây ăn quả có múi thường gọi tắt là cây có múi (tên khoa học là Citrus) là
tập đoàn những cây trồng thuộc họ rễ nấm có hoa thuộc họ cửu ly hương.Có
nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam Á. Sinh trưởng và
phát triển thuận lợi đối với nhiều kiểu khí hậu, chính vì điều này nên chủng loại
cây có múi trải dài khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới và phát triển hết sức đa
dạng về giống. Được trồng phổ biến và cho lợi ích kinh tế cao hơn cả trong số
chúng là các loại Bưởi (Citrus paradisi, C. maxima, C. sinensis…), Cam (C.
reticulata , C. sinensis…), Chanh (C. limon, C. paradisi…).
Tại Việt Nam, cây có múi được coi là một cây trồng có đặc thù truyền
thống của người dân. Cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện, bảo tồn và
phục tráng được rất nhiều loại quý hiếm như: Cam Xã Đoài (Citrus sinensis),

Cam Đường Canh, Cam Sành, Bưởi Diễn, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Năm Roi,
Quýt Bố Hạ, Quýt Bắc Sơn, Quýt Nam Sơn...Đây là những loại cây có múi có
chất lượng sản phẩm cao, có tiềm năng kinh tế và hứa hẹ sẽ là sản phẩm thế
mạnh cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến nay cũng mới
chỉ có Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Năm Roi là những sản phẩm được xuất khẩu
nhiều và còn thiếu về số lượng. Các sản phẩm Cam, Quýt của chúng ta vẫn còn
kém xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới cả về chất lượng cũng như
giá thành thiếu tính cạnh tranh.

10


* Các loại cây ăn quả có múi chủ yếu
Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng trên 500 nghìn loại cây ăn
quả thuộc bộ có múi. Trong số đó, một số loại chỉ tồn tại trong tự nhiên và các
phòng nghiên cứu khoa học của các tổ chức tài nguyên thực vật học.
Trong khuân khổ của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến các loại cây có múi
có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến trên nhiều Quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cụ thể là một số chủng loại chủ yếu sau:
- Bưởi (Citrus paradisi, C. maxima,…): tại Việt Nam có rất nhiều giống
bưởi quý mà chất lượng được đánh giá là đứng đầu thế giới như: Bưởi Năm roi,
Bưởi da xanh, Bưởi Phúc Trạch, bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng…
- Cam (Citrus sinensis, C. reticulata…): Cam Xã Đoài có phổ trồng rộng
rãi nhất, nó được trồng trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với đặc điểm của loài,
chất lượng quả chịu tác động nhiều bởi chế độ dinh dưỡng và đặc tính thổ
nhưỡng khí hậu nên tại mỗi vùng miền, lãnh thổ giống cam này thường cho chất
lượng khác nhau từ chua vừa đến ngọt đậm. Các giống cam trồng tại Việt Nam
thì ưu việt hơn hẳn về chất lượng phải kể đến cam Đường Canh hay còn gọi là
“cam bóc”.
- Chanh (C. limon, C. paradisi…): cây Chanh có đặc tính kháng chịu sâu

bệnh rất cao, rất rễ trồng và tiêu thụ. Hiện nay sản lượng Chanh tiêu thụ trong
nước vẫn đang còn thiếu rất nhiều. Các giống Chanh được trồng phổ biến tại Việt
Nam như Chanh Tứ Quý, Chanh bản địa, Chanh Ngón tay.
- Quýt là giống cùng chi với Cam trong họ cây có múi, điểm khác biệt của
Quýt với Cam là, Quýt có vỏ dễ bóc, nhân hạt có màu xanh. Tại Việt Nam Quýt
được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam với một số giống nhập nội. Còn ở khu
vực phía Bắc, các giống Quýt thường tồn tại từ lâu ở các vùng có tiểu khí hậu
thuận lợi, do người dân khu vực tự thuần hóa khi phát hiện chúng trong tự nhiên.
Một trong số chúng đang được nghiên cứu phục tráng và nhân rộng ra đó là:
Quýt Bắc Sơn – Lạng Sơn, Quýt Nam Sơn – Tân Lạc…
* Đặc điểm kinh tế cây ăn quả có múi
Ở nước ta, nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được
coi là một trong 4 loại các cây ăn quả chủ lực. Nước ta có 3 vùng trồng cây có
múi chủ yếu là (Đào Thanh Vân, 2003).

11


×