Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ LỆNH THỰ

SỬ DỤNG GẠO XAY THAY THẾ NGÔ TRONG
THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Tôn Thất Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn


Lê Lệnh Thự

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Tôn Thất Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Xí nghiệp gà giống
Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Lệnh Thự

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tiềm năng sử dụng lúa gạo làm thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ........................ 3

2.2.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lúa gạo ...................................... 7

2.3.

Đặc điểm một số nguyên liệu thức ăn trong chăn nuôi gia cầm ....................... 16


2.3.1.

Nhóm thức ăn giàu năng lượng ............................................................... 16

2.3.2.

Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật ............................................... 18

2.3.3.

Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật............................................... 19

2.3.4.

Nhóm thức ăn bổ sung ............................................................................ 21

2.4.

Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của gà ............................................. 22

2.4.1.

Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt trên gia cầm sống ................. 22

2.4.2.

Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt khi giết mổ........................... 24

2.5.


Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt gia cầm................. 25

2.5.1.

Yếu tố di truyền....................................................................................... 25

2.5.2.

Giới tính .................................................................................................. 26

2.5.3.

Chế độ dinh dưỡng .................................................................................. 26

2.5.4.

Vận chuyển và giết mổ............................................................................ 27

2.6.

Tình hình nghiên cứu sử dụng gạo xay làm thức ăn cho gà trong và ngoài
nước .................................................................................................................. 28

iii


2.6.1.

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ....................................................... 28


2.6.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................ 29

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 32
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 32

3.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 32

3.2.1.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 32

3.2.2.

Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................ 32

3.2.3.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................... 35

3.2.4

Các phương pháp phân tích hóa học và xác định giá trị năng lượng................ 37


3.3.

Phương pháp xử ký số liệu ............................................................................... 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 38
4.1.

Khối lượng cơ thể gà ........................................................................................ 38

4.2.

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối............................................................................. 40

4.3.

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm .................................................................... 43

4.4.

Lượng thức ăn thu nhận .................................................................................... 44

4.5.

Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................................. 47

4.6.

Hiệu quả sử dụng năng lượng ........................................................................... 48

4.7.


Hiệu quả sử dụng protein .................................................................................. 50

4.8.

Kết quả mổ khảo sát ......................................................................................... 51

4.9.

Hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô ............................................. 52

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 55
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 55

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 55

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 56

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


DDGS

Phụ phẩm chế biến Ethanol

EU

Liên minh châu Âu

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên
hiệp quốc

FAOSTAT

Ngân hàng dữ liệu trực tuyến của Tổ chức
lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc

HQSDTA

Hiệu quả sử dụng thức ăn

IGC

Hội đồng ngũ cốc quốc tế

LTATN

Lượng thức ăn thu nhận


PTNT

Phát triển Nông thôn

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TME

Giá trị năng lượng trao đổi thực

TN1

Thí nghiệm 1 (0% gạo xay)

TN2

Thí nghiệm 2 (25% gạo xay thay thế ngô)

TN3

Thí nghiệm 3 (50% gạo xay thay thế ngô)

USD


Đô la Mỹ

VCK

Vật chất khô

VFA

Hiệp hội Lương thực Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 1970 2012................................................................................................................ 4
Bảng 2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô........... 8
Bảng 2.3. Thành phần hóa học của ngô và gạo xay ....................................................... 9
Bảng 2.4. Thành phần axit amin của gạo xay và ngô hạt ............................................. 10
Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mỳ (%) .................. 11
Bảng 2.6. Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của thóc, gạo xay
và ngô ........................................................................................................... 12
Bảng 2.7. Thành phần axit amin trong thóc, gạo tẻ, ngô tẻ và lúa mỳ ......................... 13
Bảng 2.8. Chất lượng protein và năng lượng của gạo so với ngô và lúa mỳ ............... 15
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................ 33
Bảng 3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thí nghiệm ....................................................... 33
Bảng 3.3. Công thức thức ăn thí nghiệm ...................................................................... 34
Bảng 3.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ............. 34
Bảng 4.1. Khối lượng gà thí nghiệm từ 0 đến 12 tuần tuổi (n=50).............................. 39
Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (n=50) ......................................... 42
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ............................................................... 44

Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí ghiệm.................................................... 45
Bảng 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm ............................................... 48
Bảng 4.6. Hiệu quả sử dụng năng lượng (ME) của gà thí nghiệm ............................... 48
Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng protein của gà thí nghiệm ............................................... 50
Bảng 4.8. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (n=20) ........................................... 52
Bảng 4.9. Hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần nuôi
gà thịt thương phẩm ..................................................................................... 53

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1.

Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc ...................................................... 7

Biểu đồ 4.1. Khối lượng gà từ 0 - 12 tuần tuổi .............................................................. 40
Biểu đồ 4.2. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ........................................ 42
Biểu đồ 4.3. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí ghiệm ................................................. 46

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Lệnh Thự
Tên Luận văn: Sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt
thương phẩm
Ngành: Chăn nuôi


Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiêp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của việc sử dụng 25% và
50% gạo xay trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng của gà thịt thương phẩm và
đánh giá hiệu quả của việc sử dụng gạo xay trong khẩu phần ăn cho gà thịt thương phẩm.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của việc sử dụng 25% và
50% gạo xay thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng, lượng thức
ăn thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng xuất thịt của 3720 con gà lai (Mía × JA57)
một ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với mô hình
bố trí thí nghiệm một nhân tố. Mỗi lô có 620 con và được lặp lại hai lần. Gà được nuôi
thí nghiệm 12 tuần, trong thời gian nuôi thí nghiệm chúng được chăm sóc, nuôi dưỡng
và vệ sinh thú y theo đúng tiêu chuẩn nuôi gà thịt thương phẩm của Xí nghiệp gà giống
Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh. Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 04/2015 đến
tháng 4/2016.
Kết quả chính và kết luận
Khối lượng gà thịt thí nghiệm ở 12 tuần là 1274g, 1434 g và 1304 g tương ứng
với lô đối chứng, 25% và 50 % gạo xay. Sinh trưởng tuyệt đối là 14,78; 16,68 và 15,13
(g/con/ngày) tương ứng với lô đối chứng, 25% và 50 % gạo xay. Hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt nhất là 2,96 (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) khi gà được cho ăn khẩu phần chứa
25% gạo xay, theo sau là 3,14 và 3,21 (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) tương ứng khẩu
phần 50% gạo xay và đối chứng. Thay thế 25 và 50% ngô bằng gạo xay trong khẩu
phần cho gà thịt không ảnh hưởng đến tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ thịt lườn so
với khẩu phần đối chứng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề nghị khi nguồn nguyên liệu
thóc gạo dồi dào, giá hợp lý nên thay thế 25% ngô bằng gạo xay trong sản xuất thức ăn
hỗn hợp cho gà thịt.

viii



THESIS ABSTRACT
Name of author: Le Lenh Thu
Thesis title: Using milled rice to replace corn in concentrates diet for broilers
Major: Animal Science

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objective:
The experiment was conducted to determine the effect of using 25% and 50% of
milled rice in concentrates diet on growth of broilers and to evaluate the efficiency of
the using milled rice in concentrates diet for broilers.
Materials and Methods:
The experiment was conducted to determine the effect of using 25% and 50% of
milled rice (MR) to replace corn in concentrates diet on growth, feed intake, feed
efficiency, meat yield of 3720 one-day old hybrid chikens (Mia × JA57). All chickens
was ramdomly desinged in 3 treatment diets (0, 25 MR, 50MR). Each treatment diet
contained 620 chickens with two times repetitions. Chickens were raised until 12 weeks
of age. During the experiment chickens were cared, fed and controled veterinary
hygiene according to the standard of the poultry breeding company at Lac Ve - Tien Du
- Bac Ninh. The experiment was conducted from April 2015 to April 2016.
Results and conclusions
Body weigh at 12 weeks of age was 1274g, 1434 g and 1304 g for the control,
25MR and 50MR diets, respectively. The absolute growth (g/head/day) was 14.78;
16.68 and 15.13 for the control, 25MR and 50MR diets, respectively. Feed conversion
ratio (kg feed/kg weight gain) was lowest 2.96 for 25MR diet, and by 3.21 for 50MR
diet and 3.14 for the control diet. The replacing corn by 25 and 50% of RM in
concentrates diets did not affect on carcass ratio, the percentage of thigh and breast

meat, compared to the control diet. Based on the results, it could be suggested that when
rice is abundant and the price of rice is acceptable, should be able to replace 25% corn
by milled rice in concentrates diet for broilers.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thức ăn công nghiệp Việt Nam
đã phát triển nhanh, với sản lượng năm 2011 đạt 11,5 triệu tấn (Cục Chăn nuôi,
2012). Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo thu về 3 tỷ đô la nhưng
hàng năm Việt Nam lại phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu để sản xuất thức ăn
chăn nuôi. Năm 2011, Việt Nam đã sử dụng gần 3,7 tỷ đô la để nhập khẩu gần 8
triệu tấn thức ăn, trong đó đáng chú ý 1,3 tỷ đô la để nhập 3,86 triệu tấn ngô, cám
gạo và lúa mỳ (Cục Chăn nuôi, 2012). Để đáp ứng chiến lược phát triển chăn
nuôi, đến năm 2020 nhu cầu sử dụng thức ăn của Việt Nam ước tính là 27,4 triệu
tấn (tăng 1,3 lần so với năm 2012). Như vậy với năng lực của ngành nông nghiệp
hiện nay chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đặc
biệt các loại giàu năng lượng như ngô, lúa mỳ, khô dầu. Tuy nhiên Hội đồng ngũ
cốc quốc tế (IGC) dự báo sản lượng ngô thế giới trong một số năm tới sẽ giảm
nhiều do thời tiết khô hạn ở một số quốc gia sản xuất lớn như Mỹ, Ấn Độ. Dự
báo sản lượng lúa mỳ thế giới ước tính giảm xuống còn 662 triệu tấn so với dự
kiến 665 triệu tấn. Trong một tương lai không xa, chúng ta hướng đến chăn nuôi
để xuất khẩu. Vì vậy, nếu chăn nuôi luôn phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ các nước như hiện nay thì sẽ là một rào cản khó
vượt qua để hướng đến mục tiêu này. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn
thứ 2 thế giới nhưng vẫn phải nhập quá nhiều nguyên liệu như ngô, đậu tương,
cám gạo thì không thể đảm bảo cho một ngành chăn nuôi bền vững. Bên cạnh đó,
hàng năm Việt Nam còn tồn dư một lượng lớn thóc trong dân, giá lúa nhiều lúc

giảm thấp, nhà nước đã phải chi nguồn ngân sách không nhỏ cho việc mua tạm
trữ lúa gạo để bình ổn giá. Như vậy trong khi nguồn lúa gạo trong nước tồn đọng
khá lớn khoảng 2 triệu tấn mỗi năm thì ngành chăn nuôi lại chi ra một khoản
ngoại tệ không nhỏ để nhập 4 triệu tấn nguyên liệu cùng năng lương như ngô lúa
mì để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Lúa gạo từ lâu đã được sử dụng trong chăn
nuôi, tuy nhiên, tỷ lệ lúa gạo sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp tại Việt
nam chưa được chú trọng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp
cho gà thịt thương phẩm”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng 25% và 50% gạo xay trong thức
ăn đến khả năng sinh trưởng của gà thịt thương phẩm;
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng gạo xay trong khẩu phần ăn cho gà
thịt thương phẩm.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TIỀM NĂNG SỬ DỤNG LÚA GẠO LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở
VIỆT NAM
Cây lúa (Oryza sativa) là một trong những loại cây lương thực chính của
thế giới, cung cấp lương thực cho hơn 65% dân số trên thế giới. Năm 2012, theo
số liệu sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng
lúa là 7.750.000 ha chiếm trên 90% tổng diện tích đất trồng cây lương thực có
hạt, với sản lượng là 43 triệu tấn được trồng tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc

Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt
Nam (VFA) công bố vào tháng 10 năm 2012, lượng gạo xuất khẩu năm 2012 đạt
7,75 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,23 tỉ đô la Mỹ, tăng 15,4% về số lượng
và 21,2% về giá trị so với năm 2011. Có thể nói lúa gạo giữ vai trò chủ lực trong
phần trăm cơ cấu cây trồng và phân công lao động xã hội, không chỉ cung cấp
lương thực cho dân cư mà còn giải quyết việc làm cho người dân.
Trong những năm gần đây, Việt Nam là nước luôn giữ vị trí thứ nhì về
xuất khẩu gạo trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, chất lượng gạo xuất
khẩu còn kém so với các nước như Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ… nên
giá trị xuất khẩu không cao. Theo đánh giá của Hiệp hội lúa gạo thì năm 2013 và
một số năm tới đây, Việt Nam vẫn giữ được vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo,
thế nhưng cũng như hơn 20 năm qua Việt Nam xuất khẩu gạo xếp vào hạng nhất
nhì thế giới với hàng trăm giống lúa nhưng vẫn chưa tạo dựng được một loại gạo
chất lượng cao có thương hiệu tầm cỡ quốc gia. Từ đầu năm 2013, trong khi thị
trường gạo trầm lắng thì ngược lại chỉ với hai loại gạo chất lượng cao mang
thương hiệu đặc trưng của mình, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với
giá lên đến 700 - 1.000 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài
vốn chiếm 80 - 90% sản lượng của Việt Nam.
Hiện nay cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Trung
Quốc, Hong kong là rất lớn: xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo thơm của Việt
Nam vào thị trường Hongkong trong 2 năm 2011-2012 đã có một cuộc bứt
phá ngoạn mục. Tuy chất lượng của gạo Việt Nam còn thấp hơn gạo thơm
Thái Lan, nhưng vấn đề quan trọng là giá gạo Việt Nam đang ngày càng trở
nên hấp dẫn hơn. Ưu thế này đang ngày càng trở nên đáng kể trong bối cảnh
chính phủ Thái Lan tuyên bố duy trì chính sách trợ giá lúa, khiến giá gạo
3


không có khả năng giảm giá.
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời. Vì

thế, lúa là cây trồng quan trọng nhất hiện nay với diện tích gieo trồng chiếm 61%
diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Việt Nam trồng lúa.
Theo số liệu của FAO (2014), diện tích lúa gạo ở Việt Nam Giai đoạn
1970 - 2012 được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam
giai đoạn 1970 - 2012
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (Tấn/ha)

Sản lượng (Nghìn tấn)

1970

4.724,4

2,15

10.173,3

1985

5.718,3

2,77

15.874,8


1990

6.042,8

3,18

19.225,1

1995

6.765,6

3,68

24.963,7

2000

7.666,3

4,24

32.529,5

2005

7.329,2

4,89


35.832,9

2010

7.489,4

5,34

40.005,6

2011

7.655,4

5,53

42.398,3

2012

7.753,1

5,63

43.661,5
Nguồn: FAOSTAT (2014)

Nhìn vào bảng 2.1 diện tích trồng lúa của nước ta liên tục tăng từ năm
1970 đến năm 2000 từ 4.724,4 nghìn ha tăng đến 7.666,3 nghìn ha với năng suất
trung bình từ 2,15 đến 4,24 tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt được 32,53 triệu tấn.

Tuy nhiên diện tích trồng lúa từ sau năm 2000 có xu hướng giảm, đến năm 2005
thì diện tích trồng lúa đã giảm từ 7.692,7 nghìn ha xuống còn 7.207,4 nghìn ha.
Nguyên nhân chủ yếu là do xây dựng những khu công nghiệp và phát triển đô thị
trên đất lúa. Từ đó Chính phủ có chủ trương bảo vệ diện tích trồng lúa hiện có.
Vì vậy, diện tích trồng lúa được phục hồi và đang dần được tăng lên, đạt 7.753,1
nghìn ha vào năm 2012. Không chỉ phục hồi và mở rộng diên tích trồng lúa mà
năng suất cũng ngày càng được nâng cao, đạt 5,63 tấn/ha (2012), đã góp phần
đáng kể cho sản lượng lúa gạo của cả nước đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ
gạo Việt Nam trên thế giới.
Năm 2012 xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được kết quả vượt mức,

4


đáp ứng được yêu cầu đề ra là tiêu thụ kịp thời sản lượng hàng hóa của nông dân,
giữ ổn định giá lúa gạo trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cả
năm 2012 nước ta đã xuất khẩu 8,02 triệu tấn gạo, thu về 3,67 triệu USD (tăng
12,71% về lượng và tăng nhẹ 0,45% về kim ngạch so với năm 2011. Trung Quốc
là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam với 2,09 triệu tấn, tương đương
898,43 triệu USD, chiếm 24,46% tổng kim ngạch. Thị trường lớn thứ 2 là
Philipines đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 475,26 triệu USD, chiếm 12,94 tổng kim
ngạch, tiếp đến là Indonesia đạt 929,905 tấn, trị giá 458,39 triệu USD chiếm
12,48% tổng kim ngạch. Theo tin kinh tế, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu gạo
tăng mạnh ở các thị trường như châu Âu (tăng 161%), châu Mỹ (tăng 25,9%),
Trung Quốc (tăng 14,8) và châu Phi (tăng 5,75%). Trong số lượng xuất khẩu tính
đến tháng 10, gạo trắng cao cấp chiếm đến 35,5%. Gạo trung bình chỉ có 21,4%,
còn gạo cấp thấp chiếm 16,4%. Còn gạo thơm tăng bất thường, chiếm gần 14%
sản lượng gạo xuất khẩu, hay tăng 72%. Đó là một khuynh hướng tốt cho xuất
khẩu gạo Việt Nam.
Năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,68 triệu tấn và đứng thứ

hai thế giới. Song về chất lượng, đa số gạo xuất khẩu của nước ta thuộc loại
thấp và một ít đạt loại trung bình nên hiệu quả kinh tế không cao, đời sống
người dân trồng lúa rất chậm cải thiện. Trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu hàng
năm 5,0-7,0 triệu tấn gạo (luôn đứng đầu thế giới), gạo thơm chất lượng chiếm
25,0-30,0%. Mặt khác, nhu cầu gạo thơm ngon của người tiêu dùng trong nước
ngày càng tăng, giá của các loại gạo thơm truyền thống như tám thơm, tám
xoan, dự hương còn cao do các giống lúa thơm này còn nhiều hạn chế như thời
gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh yếu, không đáp ứng
được nhu cầu sản xuất.
Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qui hoạch
quỹ đất trồng lúa năm 2015 là 3,899 triệu ha, trong đó lúa nước hai vụ trở lên là
3,258 triệu ha, diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha.; Năm 2020 bảo vệ quỹ đất lúa
ổn định là 3,812 ha, trong đó lúa hai vụ trở lên là 3,222 triệu ha, diện tích gieo
trồng 7 triệu ha. Áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản
lượng 42 - 43 triệu tấn vào năm 2015 - 2020, đảm bảo an ninh lương thực và xuất
khẩu gạo.
Như vậy, sản lượng thóc của nước ta từ nay đến năm 2020 dao động trong
khoảng từ 42 - 43 triệu tấn/năm. Nhu cầu thóc giống trong nước từ 0,8 - 1 triệu
5


tấn/năm. Nhu cầu thóc để ăn và dự trữ trong cả nước mỗi năm khoảng 22 - 24
triệu tấn. Nhu cầu thóc để chế biến khoảng 0,6 - 1,0 triệu tấn. Nhu cầu cho chăn
nuôi và hao hụt từ 7,5 - 8,5 triệu tấn/năm. Như vậy, lượng thóc hàng hóa dự kiến
trong năm 2015 là 11,1 triệu tấn và năm 2020 là 8,7 triệu tấn. Đây là nguồn thóc
gạo rất lớn đối với thị trường trong nước.
Trong các giống lúa trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long thì giống lúa
IR 50404 là giống lúa lai được đưa vào trồng từ năm 1992. Ưu điểm của giống
này là phát triển nhanh, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết (trồng được 3
vụ/năm), chống chịu bệnh tốt, ít phân bón, năng suất cao: Trung bình 18

tấn/ha/năm, giá thành hạ. Nhược điểm chính là chất lượng gạo của giống lúa này
không cao (tỷ lệ bạc bụng nhiều, hạt gạo ngắn, hàm lượng amylose cao nên cơm
bị khô, cứng) (Cục Chăn nuôi, 2012); chính đây là giống lúa có tiềm năng làm
nguồn thức ăn chăn nuôi.
Theo Cục Chăn nuôi (2013), ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải
đương đầu với những khó khăn, gần như một thảm họa nếu sản xuất thức ăn chăn
nuôi bị chi phối bởi nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay, mỗi năm chúng ta
phải bỏ ra một nguồn ngoại tệ khá lớn nhập khẩu ngô và lúa mỳ để sản xuất thức
ăn chăn nuôi. Như vậy, việc khai thác nguồn nguyên liệu trong nước để chủ động
sản xuất thức ăn chăn nuôi đang là một yêu cầu bức thiết.
Thêm vào đó, để tránh nguy cơ mất thị trường do không cạnh tranh
được với các quốc gia xuất khẩu gạo khác, ngành sản xuất lúa gạo Việt nam
cần áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị hạt gạo và tìm những thị
trường cao cấp cho gạo thơm của Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng phải tìm
thị trường tiêu thụ cho số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp khi không
xuất khẩu được hoặc xuất khẩu với giá thấp. Có thể nói thị trường sản xuất
thức ăn gia súc trong nước đang là một tiềm năng cần được khai thác. Việc sử
dụng lúa gạo để sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể góp phần giải quyết tình
hình xuất khẩu gạo gặp khó khăn. Tuy nhiên, để khai thác thị trường này,
chúng ta cần giải được bài toán về giá thành và hiệu quả của việc sử dụng thóc
gạo thay thế ngô và lúa mì nhập khẩu. Giải quyết được vấn đề này, chúng ta
còn giải quyết được nhiều khó khăn khác đang tồn tại trong thực tế sản xuất
của nghành nông nghiệp trong nước. Một trong giải pháp để giải bài toán giá
thành trong việc sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mì nhập khẩu là sử
dụng thóc của các giống lúa cao sản.

6


2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA LÚA

GẠO
Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm các thành phần như
trấu (husk), chiếm tỷ lệ khoảng 20%; gạo xay (còn gọi là gạo lức, gạo lật - brown
rice) với tỷ lệ khoảng 80%; cám bổi (polard) chiếm 11%, trong đó, cám mịn
(Rice polishing) là 8% và cám thô (bran) là 3%; tấm (crack rice) khoảng 2% và
gạo trắng (white rice) chiếm tỷ lệ khoảng 67%.
Tỷ lệ các thành phần của thóc, gạo và các loại phụ phẩm được trình bày
trong Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc
Nguồn: D. Floukes (1998)

Trước đây, khi thóc gạo còn khan hiếm, phần gạo trắng thường được sử
dụng làm lương thực cho người. Người ta chỉ sử dụng các sản phẩm phụ như tấm
và cám làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có thể sử dụng cả
gạo để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì thế, thông thường người ta hay sử dụng
gạo xay (còn gọi là gạo lứt hay gạo lật). Tỷ lệ gạo xay chiếm tới 80%, bao gồm
cả tấm và cám.
7


Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố khác nhau như giống cây trồng, chế độ canh tác, đặc điểm thổ
nhưỡng và mùa vụ gieo trồng v.v... Vì vậy, các kết quả nghiên cứu trên các giống
khác nhau, chế độ canh tác và mùa vụ ở các địa phương khác nhau thì kết quả
cũng sẽ khác nhau.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô được
đánh giá ở các chỉ tiêu năng lựợng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ,
chất xơ, chất khoáng theo kết quả của Kyiomi Kosaka (1990) được trình bày ở
bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc,
gạo xay và ngô
Chỉ tiêu

Gạo xay

Thóc

STFC*

Arbolio**

Arbolio**

STFC*

13,8

14,2

13,7

14,0

13,5

Protein thô, %

7,9


8,1

8,9

7,1

8,8

Lipit thô, %

2,3

2,1

2,2

1,9

3,9

73,7

74,3

61,2

65,0

70,7


Xơ thô, %

0,9

0,9

8,6

7,0

1,9

Tro thô, %

1,4

1,4

5,4

5,0

1,2

3,29

3,35

2,64


2,85

3,27

Độ ẩm, %

Chiết chất không nitơ (NFE), %

ME gia cầm (Mcal/kg)

STFC*

Ngô

Nguồn: Kiyomi Kosaka (1990)
*STFC: Srandard Tables of Feed Composition in Japan (1987)
** Arbolio: Một chủng thóc của Ý, chi tiết từ Yamzaki et al. (1988)

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, sự khác nhau về hàm lượng protein thô, chất
triết không nitơ và tro thô giữa ngô và gạo xay là không đáng kể. Đặc biệt giá trị
năng lượng trao đổi của ngô và gạo xay gần như tương đương nhau (3,27 và 3,29
Mcal/kg). Mặc dù hàm lượng lipit thô của gạo xay thấp hơn ngô khá nhiều (2,1
và 3,9 %). Điều này cho thấy thay thế ngô bằng gạo, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu
cầu về năng lượng. Hàm lượng xơ thô trong gạo xay thấp hơn trong ngô là 1%
(0,9 và 1,9%). Điểm yếu nhất của gạo xay so với ngô là rất nghèo sắc tố

8


(xanthophyll và criptoxanthine…).

Riêng thóc, có nhiều yếu điểm hơn so với ngô và gạo xay. Giá trị năng
lượng trao đổi của thóc thấp hơn so với gạo xay và ngô khoảng 15-20%. Hàm
lượng xơ thô cao hơn gạo xay từ 6,1 - 7,7% và cao hơn ngô từ 5,1 - 6,7%. Đặc
biệt vỏ trấu của thóc rất khó tiêu hóa. Theo Sikka (2007) trong vỏ trấu có 35%
cellulose, 30% lignin, 18% pentosans và 17% tro thô.
Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của ngô và gạo xay theo Li et al.
(2006) được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thành phần hóa học của ngô và gạo xay
Chỉ tiêu (%)

Ngô

Gạo xay

Độ ẩm
Protein thô

12,2
8,35

12,1
8,59

Lipit thô

2,80

2,44

Tinh bột tổng số


59,6

72,4

Xơ thô

2,1

1,0

Tro thô

1,22

1,05

ADF

2,91

1,31

Arginine

0,36

0,77

Histidine


0,28

0,23

Leucine

1,05

0,75

Isoleucine

0,30

0,38

Lysine

0,27

0,35

Methionine

0,19

0,20

Phenylalanine


0,47

0,51

Threonine

0,30

0,32

Trytophan

0,07

0,12

Valine

0,33

0,45

Axit amin thiết yếu

Nguồn: Li et al. (2006)

Kết quả ở bảng 2.3. cho biết, trong các chỉ tiêu phân tích cơ bản về thành
phần hóa học của ngô và gạo xay gồm protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô và
tinh bột tổng số thì chỉ có hàm lượng tinh bột tổng số của gạo xay là cao hơn hẳn


9


so với ngô (72,4 và 59,6%). Các chỉ tiêu khác, sự khác nhau giữa ngô và gạo xay
không nhiều. Trong 10 axit amin thiết yếu được phân tích thì có tám axit amin
(Arginine, isoleucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophane,
valine) trong gạo xay cao hơn ngô, chỉ có hai axit amin (histidine và leucine)
trong ngô cao hơn gạo xay. Trong số chín chất khoáng phân tích được thì có sáu
chất khoáng (Ca, P, Na, Cu, Zn, Mn) trong gạo xay cao hơn ngô; ba chất khoáng
(K, Mg, Fe) trong ngô cao hơn gạo xay.
Kết quả nghiên cứu của Piao et al. (2002) về hàm lượng protein thô cùng
hàm lượng 16 axit amin trong ngô và gạo xay được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thành phần axit amin của gạo xay và ngô hạt
Chỉ tiêu (%)

Ngô hạt

Gạo xay

Độ ẩm

11,8

11,7

Protein thô

7,93


8,0

Aspartic acid

0,64

0,53

Threonine

0,26

0,30

Serine

0,27

0,37

Glutamic acid

1,28

1,55

Glycine

0,38


0,30

Alanine

0,49

0,62

Valine

0,46

0,34

Methionine

0,24

0,17

Isoleucine

0,31

0,28

Leucine

0,60


1,03

Tryptophane

0,35

0,38

Phenylalanine

0,40

0,47

Histidine

0,27

0,28

Lysine

0,31

0,25

Arginine

0,60


0,35

Cystine

0,57

0,57

0,49

Nguồn: X.S. Piao et al. (2002)

Kết quả ở bảng 2.4. cho thấy, trong ngô và gạo xay có độ ẩm (11,8 và 11,7%)
và hàm lượng protein thô (7,93 và 8,00%) gần như nhau. Trong 16 axit amin phân
tích được thì có chín axit amin (Asparctic, glycine, valine, methionine, isoleucine,

10


leucine, lysine, arginine, cystine) trong ngô cao hơn gạo xay; có 7 axit amin
(threonine, serine, glutamic acid, alanine, tryptophane, phenylalanine, histidine) trong
gạo xay cao hơn ngô.
Trong kết quả nghiên cứu của Leeson and Summer (2008) đã cho biết thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mì (bảng 2.5.)
Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mỳ (%)
Chỉ tiêu
ME (kcal/kg)
Vật chất khô
Protein thô
Xơ thô

Lipit thô
Ca
P dễ tiêu
Na
Cl
K
Se (ppm)
Axit linoleic
Methionine
Methionine + Cystine
Lysine
Tryptophan
Threonine
Arginine

Thóc

Gạo xay

Ngô

Lúa mỳ

2.680
85,0
7,3
10,0
1,7
0,04
0,13

0,03
0,28
0,34
0,17
0,60
0,12
0,23
0,22
0,11
0,34
0,62

3.345
86,2
8,2
1,2
2,42
0,03
0,15
0,03
0,21
0,19
0,15
0,73
0,20
0,65
0,31
0,25
0,32
0,67


3.330
85,0
8,5
2,5
3,8
0,01
0,13
0,05
0,05
0,38
0,04
1,9
0,20
0,31
0,20
0,10
0,41
0,39

3.150
87,0
12 - 15
2,7
1,5
0,05
0,20
0,09
0,08
0,52

0,50
0,50
0,20
0,41
0,49
0,21
0,42
0,72

Nguồn: Leeson and Summer (2008)

Kết quả ở bảng 2.5 cho biết, giá trị năng lượng trao đổi (ME) cao nhất là
của gạo xay (3.345kcal/kg), tiếp đến là ngô (3.330 kcal/kg); sau đó là lá lúa mì
(3.150 kcal/kg) và thấp nhất là thóc (2.680 kcal/kg). Ngược lại, hàm lượng xơ
cao nhất là trong thóc (10,0%), tiếp đó là lúa mì (2,7%), sau đó là ngô (2,5%) và
thấp nhất là gạo xay (1,2%). Hàm lượng lipit cao nhất trong ngô (3,8%), sau đó
là gạo xay (2,42%) và thấp nhất trong lúa mì (1,5%). Hàm lượng các chất khoáng
và axit amin tổng số trong hạt ngô là thấp nhất và cao nhất là trong hạt lúa mì.
Kết quả nghiên cứu của Li et al. (2006) cho biết, giá trị năng lượng trao

11


đổi (ME) của gạo xay và ngô tương ứng là 14,13 và 14,24 MJ/kg; tỷ lệ ni tơ tích
lũy là 48 và 54,7%; giá trị sinh học protein (BV) của ngô là 59,1% và gạo xay là
64,6%; tỷ lệ protein thuần sử dụng (NPU) của ngô là 47,8% và gạo xay là 54,9%.
Như vậy, có thể nói, chất lượng protein của gạo xay tốt hơn của ngô.
Kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia cầm Việt
nam của Viện Chăn nuôi quốc gia (1995) đã cho biết thành phần hóa học và giá
trị năng lượng trao đổi của thóc tẻ, gạo tẻ xay, ngô và lúa mỳ (bảng 2.6 và 2.7)

Khác với hầu hết kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, kết quả ở
bảng 2.6. cho thấy giá trị năng lượng trao đổi của ngô vàng cao hơn gạo tẻ xay 50
kcal/kg (3321 và 3271 kcal/kg). Hàm lượng protein thô của ngô cao hơn gạo xay
(8,90 và 8,61), tuy nhiên mức cao hơn là không nhiều. Kết quả này phù hợp với
kết quả của Leeson and Summer (2008). Điều này không có gì đặc biệt bởi thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố. Thời điểm phân tích, mẫu phân tích, giống cây trồng và chế độ canh tác khác
nhau thì kết quả cũng khác nhau.
Theo Sittiya et al. (2011) giá trị ME tương ứng của ngô và gạo xay là
2.790 và 3.020 kcal/kg.
Theo Asyifah et al. (2012) giá trị năng lượng trao đổi thực (TME) của gạo
xay khác nhau theo giống lúa và biến động từ 2.904 đên 3.692 kcal/kg.
Bảng 2.6. Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của thóc, gạo
xay và ngô
Chỉ tiêu

Thóc tẻ

Gạo tẻ xay

88,23
7,41
2,20
10,49
63,04
5,09
0,22
0,27
2.687


86,38
8,61
2,30
0,60
73,57
1,30
0,06
0,24
3.271

Vật chất khô, %
Protein thô, %
Lipit thô, %
Xơ thô, %
Dẫn xuất không ni tơ, %
Khoáng tổng số, %
Can xi, %
Phot pho, %
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

Ngô vàng
87,30
8,90
4,40
2,70
69,90
1,40
0,22
0,30
3.321


Nguồn: Viện Chăn nuôi (1995)

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy hàm lượng axit amin tổng số cao nhất trong
12


hạt lúa mì, sau đó là hạt gạo tẻ, tiếp đến là ngô và thấp nhất trong thóc tẻ.
Từ các kết quả phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của
thóc, gạo ngô và lúa mì ở trên cho thấy, giá trị năng lượng, hàm lượng protein và
các axit amin giữa gạo xay và ngô không khác nhau nhiều. Điều này cho thấy có
thể sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho các loại gia cầm. Song,
điểm hạn chế nhất của gạo so với ngô đỏ và vàng không phải là ở các thành phần
dinh dưỡng đã nêu trên mà là hàm lượng các sắc tố (xanthophyll). Trong 1kg ngô
đỏ hay vàng có 20 - 30 mg sắc tố, nhưng trong gạo gần như không có (2 3mg/kg). Sắc tố tuy không cung cấp năng lượng hay các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể gia cầm, nhưng lại có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thiếu
sắc tố sẽ làm da gà có mầu trắng và lòng đỏ trứng có mầu vàng rất nhạt. Điều này
làm giảm chất lượng sản phẩm và không hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được trong chăn nuôi hiện nay.
Chúng ta có thể sử dụng gluten ngô, DDGS (phụ phẩm chế biến Ethanol) và các
loại bột thức ăn xanh để bổ sung thêm sắc tố trong khẩu phần ăn cho gia cầm.
Bảng 2.7. Thành phần axit amin trong thóc, gạo tẻ, ngô tẻ và lúa mỳ
Axit amin (g/kg thức ăn)
Arginine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Phenylalanine

Threonine
Tryptophan
Valine
Cystine
Tổng số

Thóc tẻ

Gạo tẻ

Ngô tẻ

Lúa mỳ

4,62
1,83
3,64
7,20
3,19
1,46
3,99
2,35
1,26
3,77
1,11
34,46

6,20
1,70
7,22

4,70
2,40
1,71
4,28
2,60
1,30
5,00
1,85
38,96

4,35
2,60
2,54
10,90
2,60
1,50
3,94
2,91
0,94
3,52
1,80
37,60

6,20
4,10
13,60
4,90
2,40
6,50
4,10

1,40
5,40
1,80
50,40

Nguồn: Viện Chăn nuôi (1995)

Tập thể các tác giả Hội Chăn nuôi (2002) cho biết, gluten ngô có màu
vàng, là nguồn xantophill rất tốt cho gia cầm, hàm lượng xanthophyll của gluten
ngô tương đương với bột cỏ alfafa (160 - 300mg/kg). Theo Raghavan (2001)
hàm lượng xanthophyll trong gluten ngô 130 - 190 ppm. Sử dụng gluten ngô
13


trong thức ăn gia cầm sẽ làm tăng thêm màu vàng của da, mỡ, lòng đỏ trứng.
David (2006) cho biết, hàm lượng xanthophyll trong DDGS khá cao, tuy
nhiên khoảng biến động cũng khá lớn (20 - 40mg/kg) tùy thuộc vào nguồn
nguyên liệu đưa vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu của Shurson et al. (2003);
Roberson et al. (2005) đã cho biết sử dụng khẩu phần có chứa 10% DDGS đã
làm tăng đáng kể độ đậm màu của lòng đỏ trứng và làm đậm màu da của gà thịt.
Theo Blas et al. (2010), hàm lượng xanthophyll trung bình trong bột cỏ
alfalfa là 200 mg/kg; sản phẩm tách chiết protein từ lá và hoa của alfalfa có hàm
lượng protein 50 - 55% rất giàu xanthophyll (1200 mg/kg). Bột cỏ alfalfa của
công ty DABACO nhập khẩu năm 2013 có 18,5 % protein thô và 280 mg
xanthophyll/kg. Không những thế, sử dụng bột thức ăn xanh trong khẩu phần ăn
cho gia cầm còn làm tăng khả năng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và
giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi mang lại hiệu quả chăn nuôi tốt hơn.
Như vậy, xét về mặt dinh dưỡng, khả năng sử dụng gạo xay (brown rice)
thay thế ngô trong chăn nuôi là hoàn toàn khả thi. Ở đây chỉ còn vấn đề về giá
của ngô và gạo. Nếu theo thời giá tháng 11 năm 2013, 1kg thóc loại thường tại

kho giá 5.250 - 5.450 VNĐ (báo cáo thị trường lúa gạo tháng 11/2013 của VITIC
- Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công thương), tỷ lệ gạo
xay/thóc = 80% thì giá 1 kg gạo xay là 6.563 - 6.813 VNĐ (chưa tính chi phí xay
sát), tương đương giá ngô (1kg ngô giá 6.800 VNĐ). Nhưng đến tháng 3/2014,
giá lúa vụ đông xuân tại đồng bằng Sông Cửu long chỉ còn 4.800 - 5.000 đ/kg
(Thời báo Kinh tế Sài gòn, 2014), giá gạo xay giảm xuống chỉ còn 6.000 - 6.250
đ/kg; rẻ hơn giá ngô (1 kg ngô có giá 6.500 đ/kg). Chiến lược sản xuất thóc gạo
và sử dụng thóc gạo trong chăn nuôi, bao gồm quy hoạch về diện tích, về chủng
giống, về điều tiết lượng thóc gạo xuất khẩu, cũng như áp dụng các biện pháp kỹ
thuật phù hợp để có năng suất cao và đảm bảo giá thóc gạo hợp lý.
Trong hạt lúa gạo khô (thóc) có 1,79 - 3,07 % lipit, 5,5 - 13% protein,
62,40 - 82,51% tinh bột, 5,7% tro thô và 0,48 - 1,19% đường. Ngoài ra còn chứa
một số chất khoáng và vitamin nhất là vitamin nhóm B như: B1, B2, B6, PP…
lượng vitamin B1 là 0,45mg/100g hạt, trong đó ở phôi chiếm 47%, vỏ cám
34,5% , ở hạt gạo chỉ có 3,8% nên nếu khi xát kĩ hàm lượng B1 trong hạt gạo còn
rất thấp.
Lipit chủ yếu tập trung ở vỏ gạo. Nếu ở gạo xay có hàm lượng lipit là
2,02% khối lượng khô thì ở gạo xát lượng lipit chỉ còn 0,52%. Hàm lượng lipit
14


liên quan đến chất lượng trên hai phương diện là giá trị dinh dưỡng và giá trị bảo
quản. Hàm lượng lipit càng cao thì bảo quản càng phức tạp.
Tinh bột chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần vật chất khô trong hạt lúa
chiếm 62,40 - 82,51%, nó là nguồn cung cấp chủ yếu calo. Tinh bột được cấu tạo
bởi amylose và amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng có nhiều ở gạo tẻ,
độ dẻo thấp. Amylopectin có cấu tạo mạch nhánh có nhiều ở gạo nếp nên độ dẻo
đặc trưng ở cơm.
Protein trong hạt lúa chiếm từ 5,5 - 13% khối lượng khô của hạt. Khoảng
80% protein là glutelin, 18 - 20% là prolalin, 2 - 8% là globulin, abumin chiếm

5%. Glutelin là một loại protein quan trọng, có thành phần axit amin cân đối với
gần 3% lizin, khối lượng phân tử lớn (20 - 22 KDa và 35 - 37 KDa). Prolamin
gạo là một trong những protein dễ tan, dạng chính là 13KDa còn lại là những
thành phần phụ, thành phần axit amin rất giàu glutamine, prolin, loxin nhưng
thấp về metionin, cystein, threonin và tyrozin. Globumin là thành phần chính của
protein trong phôi hạt thóc, khối lượng phân tử 26KDa.Albumin trong gạo là loại
protein không đồng nhất, gồm nhiều thành phần điện di và phân li mạnh.
Trong lúa nước hàm lượng protein chiếm từ 5,50 - 10,77%, các giống lúa
cạn thì hàm lượng cao hơn từ 8,00 - 11,62%, lúa nếp cao hơn lúa tẻ và lúa thơm
cao hơn lúa thường. Hàm lượng protein trong hạt lúa không cao nhưng là protein
dễ tiêu hóa và hấp thu đối với người và vật nuôi. Trong hạt lúa protein có 17 loại
axit amin trong đó có các axit amin không thay thế là: valine, leucine, isoleucine,
methionine, phenylalanine, lysine, threonine (4).
Tuy hàm lượng protein thấp nhưng chất lượng protein của gạo cao hơn
hẳn các loại ngũ cốc khác. Điều này thể hiện ở giá trị sinh học của protein và tỷ
lệ protein thuần sử dụng (NPU) của gạo đều có giá trị cao (bảng 2.8).
Bảng 2.8. Chất lượng protein và năng lượng của gạo so với ngô và lúa mỳ
Chỉ tiêu

Gạo lật

Lúa mỳ

Ngô

Giá trị sinh học protein , %

74,0

55,0


61,0

NPU, %

73,8

53,0

59,0

Năng lượng cung cấp (kJ/100g)

1.610

1.570

1.660

Năng lượng hấp thu (kJ/100g)

1.550

1.360

1.450

Tỷ lệ hấp thu năng lượng , %

96,3


86,4

87,2

15


×