Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

KẾT QUẢỨNG DỤNG CHẾPHẨM BITRICHO CHỨA nấm TRICHODERMAĐỂPHÒNG NGỪABỆNH THỐI CỔRỄTRÊN cây KIỆU (ALLIUM CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.12 KB, 15 trang )

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM BITRICHO CHỨA NẤM
TRICHODERMA ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH THỐI CỔ RỄ TRÊN
CÂY KIỆU (ALLIUM CHINENSE)
TẠI BÌNH ĐỊNH
1. Mở đầu
Cây kiệu là một trong những loại nông sản nổi tiếng của Bình Định.
Hàng năm có 600-700 hecta kiệu được trồng trong vụ Thu – Đông để phục
vụ nhu cầu thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán, như năm 2010 chỉ riêng
huyện Phù Mỹ là 537 ha, sản lượng hơn 12.888 tấn, doanh thu khoảng 70 tỉ
đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn
cầu, thời tiết thay đổi mùa trồng kiệu thường có mưa nhiều làm cho cây
kiệu gặp phải bệnh thối cổ rễ do nấm hoặc vi khuẩn gây hại trên diện rộng
làm ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người nông dân trồng kiệu.
Để phòng trừ bệnh thối cổ rễ thì biện pháp có hiệu quả cao và ít gây ô
nhiễm môi trường là sử dụng các loại chế phẩm vi sinh vật đối kháng như
các loại vi nấm Trichoderma, vi khuẩn Bacillus, xạ khuẩn Streptomyces,
bón trực tiếp vào đất trước khi trồng, giúp ức chế các loại vi sinh vật gây
hại trong đất như Rhizoctonia, Fusarium, Botrytis, ..
Trong các loại vi sinh vật đối kháng kể trên thì nấm Trichoderma là
một loại nấm đối kháng nấm đất gây hại thực vật được sử dụng phổ biến
nhất. Rất nhiều chủng Trichoderma có khả năng kiểm soát nhiều loài nấm
gây bệnh thối cổ rễ trên các cây trồng cạn.
Để có chế phẩm thích nghi cao với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù
của Bình Định cũng như cây kiệu biện pháp hữu hiệu nhất là phân lập, tuyển
chọn chủng nấm Trichoderma tại từ vùng đất của địa phương, đây cũng là
hướng ứng dụng phổ biến ở nhiều quốc gia.
Dự án SXTN độc lập cấp Nhà nước“Ứng dụng công nghệ sinh học sản
xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng phòng ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây
Hồ tiêu, cây Kiệu tại Bình Định” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
Bình Định thực hiện trong 2 năm 2012-2014 đã sản xuất được chế phẩm vi
sinh đối kháng BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây Hồ tiệu,


cây Kiệu.

1


Để thử nghiệm, đánh giá hiệu lực, hiệu quả chế phẩm, Trung tâm đã
phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình ứng
dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng phòng ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây
Kiệu trong các vụ kiệu: giống 2013, thương phẩm 2013-2014, giống 2014,
thương phẩm 2014-2015 tại xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ. Bước đầu mô
hình đạt kết quả khá tốt. Dưới đây là các nội dung về kết quả mô hình.
2. Nội dung thực hiện mô hình:
2.1. Mục tiêu mô hình:
Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng phòng ngừa bệnh thối cổ
rễ do Dự án sản xuất (tên thương mại BITRICHO) trên cây Kiệu để phục vụ
sản xuất nông nghiệp bền vững tại Bình Định.
2.2. Quy mô thực hiện mô hình:
2.2.1. Quy mô mô hình:
- Đối tượng cây trồng: cây kiệu
- Giống: kiệu địa phương.
- Diện tích: 44.000 m2
- Số hộ tham gia: 20 hộ
- Loại chế phẩm: chế phẩm BITRICHO dạng khô, là sản phẩm của dự
án.
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ bệnh.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Số củ/bụi, kích thước củ,
trong lượng củ, mật độ…

2



- Năng suất thu hoạch lý thuyết và thực tế.
- Nhận xét, so sánh hiệu quả kinh tế.
- Ghi nhận ý kiến của bà con nông dân.
2.2.3. Địa điểm:
Mô hình được triển khai tại 3 thôn: Trinh Vân Bắc, Trà Lương và
Trung Hội thuộc xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Công thức thử nghiệm: Trước khi vào vụ gieo trồng, chế phẩm được phối
trộn với phân chuồng gần hoai từ 10 – 15 ngày để nấm nhân sinh khối sau
đó bón lót cho mỗi ô thí nghiệm. Cứ 500g chế phẩm được phối trộn với
phân chuồng dùng bón lót cho mỗi ô thí nghiệm có diện tích 100 m2. Bón
lót phân chuồng có trộn chế phẩm trên các ô thí nghiệm sau đó lấp 01 lớp
đất nhẹ. Sau 02 tháng trồng tiến hành bón bổ sung chế phẩm bằng cách
dùng 500 g chế phẩm/100 m2 rải đều lên mặt luống rồi tưới nước cho thấm.
- Công thức đối chứng: chỉ bón lót phân chuồng không có bón chế
phẩm Trichoderma.
Mỗi công thức được lặp lại 3 lần và tiến hành trong 04 vụ: Giống 2013,
Thương phẩm 2013-2014, giống 2014 và Thương phẩm 2014-2015.
Điều tra cây bệnh: Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương
pháp điều tra dịch hại cây trồng QCVN 01-38:2010/BNNPTNT của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại mỗi ô thí nghiệm điều tra tại 5
điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là
0,25 m2, cách xa bờ ít nhất là 1m.
Các chỉ tiêu đánh giá :
Tỷ lệ cây bị bệnh hại, năng suất, hiệu quả kinh tế, mật độ Trichoderma
trong đất.....
Tỷ lệ cây chết bệnh thối cổ rễ (%) = số cây chết bệnh / tổng số cây điều
tra x100.

Năng suất lý thuyết= trọng lượng củ x số củ mỗi bụi x số bụi/m2 trong
các ô điều tra.

3


Năng suất thực tế (tạ/ha) = Khối lượng củ thực thu trên ô thí nghiệm
(kg) / (0,1x100).
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Statgraphics và so sánh Duncan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả đánh giá khả năng phòng trừ bệnh của chế phẩm ngoài
đồng ruộng
Sử dụng chế phẩm sản xuất được chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng
phòng trừ bệnh thối cổ rễ trên cây Kiệu trong 04 vụ.
Kết quả sử dụng chế phẩm BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ
trên cây Kiệu như sau:

4


Bảng 1: Ảnh hưởng của chế phẩm BITRICHO lên một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Kiệu
trong vụ Kiệu giống năm 2013.

Loại mô hình

Số
củ/bụi

Chiều
dài rễ

(cm)

Chiều
dài lá
(cm)

Tỷ lệ cây
chết do
thối cổ rễ
(%)

Mật độ
trồng
(bụi/m2)

Trọng
lượng
củ (g)

Năng
suất lý
thuyết

Năng
suất
thực tế

(kg/ ha)

(kg/ ha)


Mô hình thử
nghiệm

4,8

10,6

28,7

7,9

45

4,25

10.426

4.700

Mô hình đối
chứng

3,8

7,1

21,3

13,2


45

3,22

7.580

4.200

- Nhận xét: Theo bảng 1 cho thấy, trong vụ Kiệu giống 2013 tại mô hình sử dụng chế phẩm BITRICHO, tỷ lệ cây
chết do bệnh thối cổ rễ giảm còn 7,9% trên mô hình trồng giống kiệu địa phương. Tại mô hình đối chứng, tỷ lệ cây chết
do bệnh thối cổ rễ là 13,2% trên mô hình trồng giống kiệu địa phương.Khi sử dụng chế phẩm BITRICHO để phòng
ngừa bệnh thối cổ rễ, năng suất ở mô hình thí nghiệm cũng tăng 500kg/ha (4700kg/ha so với 4200kg/ha). Dựa vào bảng
1 ta thấy, số củ/bụi ở mô hình sử dụng chế phẩm cao hơn rõ rệt so với mô hình đối chứng ( 4,8 và 3,8 đối với mô hình
giống kiệu địa phương); một số chỉ tiêu khác như chiều dài lá, chiều dài rễ ở mô hình thí nghiệm cũng cao hơn hẳn so
với đối chứng.

5


Bảng 2: Ảnh hưởng của chế phẩm BITRICHO lên một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Kiệu
trong vụ Kiệu thương phẩm năm 2013-2014.
Số
củ/b
ụi

Chiều
dài rễ
(cm)


Chiều
dài lá
(cm)

Tỷ lệ cây
chết do
thối cổ
rễ
(%)

Mô hình sử dụng chế
phẩm Bitricho trên
giống kiệu địa
phương

6,7

12,6

39,7

15,7

65

4,86

15.726

7.600


Mô hình sử dụng chế
phẩm Bitricho trên
giống kiệu Sài Gòn

4,9

12,2

38,9

18,2

65

7,23

16.764

7.800

Mô hình đối chứng
trên giống Kiệu địa
phương

4,4

9,1

35,3


27,9

65

3,07

8.780

6.700

Mô hình đối chứng
trên giống Kiệu Sài
Gòn

2,7

8,5

35,1

29,6

65

5,78

10.144

6.800


Loại mô hình

Mật độ
trồng
2

(bụi/m )

Trọng
lượng
củ (g)

Năng
suất lý
thuyết

Năng suất
thực tế
(kg/ ha)

(kg/ ha)

- Nhận xét: Theo bảng 2, tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm còn 15,7% ở giống Kiệu địa phương và 18,2% ở
giống Kiệu Sài Gòn thuộc mô hình sử dụng chế phẩm BITRICHO; tại mô hình đối chứng, đối với giống Kiệu địa
phương thì tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ là 27,9% và đối với giống kiệu Sài Gòn thì tỷ lệ chết là 29,6%. Khi dùng

6



chế phẩm sinh học BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ thì tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm khoảng từ
11,4% (đối với giống Kiệu Sài Gòn) đến 12,2% (đối với giống Kiệu địa phương) so với khi sử dụng thuốc hóa học
(15,7% - 18,7% so với 27,9% - 29,6%). Khi sử dụng chế phẩm BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ, năng suất ở
mô hình thí nghiệm cũng tăng từ 900kg/ha đối với giống Kiệu địa phương (7.600kg/ha so với 6.700kg/ha) và
1000kg/ha đối với giống Kiệu Sài Gòn (7.800kg/ha so với 6.800kg/ha). Như vậy, năng suất của giống Kiệu Sài Gòn có
cao hơn năng suất của giống Kiệu địa phương nhưng không nhiều (78 tạ/ha so với 76 tạ/ha), điều này có thể được giải
thích: Mặc dù, trọng lượng củ của giống Kiệu Sài Gòn (7,23 g/củ) cao hơn trọng lượng củ của giống Kiệu địa phương,
tuy nhiên, giống Kiệu địa phương lại có số củ/bụi cao hơn so với giống Kiệu Sài Gòn (6,7 củ/bụi so với 4,9 củ/bụi) nên
năng suất của giống Kiệu Sài Gòn cao hơn nhưng sự chênh lệch về năng suất giữa 2 giống Kiệu là không nhiều. Dựa
vào bảng 1 ta thấy, chỉ tiêu số củ/bụi ở mô hình sử dụng chế phẩm cao hơn rõ rệt so với mô hình đối chứng ( 6,7 và 4,4
đối với mô hình giống kiệu địa phương; 4,9 và 2,7 đối với mô hình giống kiệu Sài Gòn) một số chỉ tiêu khác như chiều
dài lá, chiều dài rễ ở mô hình thí nghiệm cũng cao hơn hẳn so với đối chứng.
Bảng 3: Ảnh hưởng của chế phẩm BITRICHO lên một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Kiệu
trong vụ Kiệu giống năm 2014.

Loại mô hình

Số
củ/bụi

Chiều
dài rễ
(cm)

Chiều
dài lá
(cm)

Tỷ lệ cây
chết do

thối cổ rễ
(%)

Mật độ
trồng
(bụi/m2)

Trọng
lượng
củ (g)

Năng suất
lý thuyết
(kg/ ha)

Năng
suất
thực tế
(kg/ ha)

Mô hình thử nghiệm

6,1

10,6

28,7

18,2


65

3,06

9.925

5.100

Mô hình đối chứng

4,7

7,1

21,3

37,9

65

2,67

5.065

4.300

7


- Nhận xét: Theo bảng 3, tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm còn 18,2% ở mô hình sử dụng chế phẩm BITRICHO; tại

mô hình đối chứng, tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ là 37,9%. Khi sử dụng chế phẩm BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ,
năng suất ở mô hình thí nghiệm cũng tăng 800kg/ha (5100kg/ha so với 4300kg/ha). Dựa vào bảng 1 ta thấy, số củ/bụi ở mô hình
sử dụng chế phẩm cao hơn rõ rệt so với mô hình đối chứng ( 6,1 và 4,7 đối với mô hình giống kiệu địa phương); một số chỉ tiêu
khác như chiều dài lá, chiều dài rễ, trọng lượng củ ở mô hình thí nghiệm cũng cao hơn hẳn so với đối chứng.
Bảng 4: Ảnh hưởng của chế phẩm BITRICHO lên một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Kiệu
trong vụ Kiệu thương phẩm năm 2014-2015.

Loại mô hình

Số
củ/bụi

Chiều
dài rễ
(cm)

Chiều
dài lá
(cm)

Mật độ
trồng

Tỷ lệ cây
chết do
thối cổ
rễ
(%)

(bụi/m )


2

Trọng
lượng
củ (g)

Năng suất
lý thuyết
(kg/ ha)

Năng
suất
thực
tế
(kg/ ha)

Mô hình sử dụng
chế phẩm
Bitricho trên
giống kiệu địa
phương

5,4

11,8

34,6

10,3


65

3,03

9.539

8.100

Mô hình sử dụng
chế phẩm
Bitricho trên
giống kiệu Sài
Gòn

4,1

12,6

37,8

13,4

65

5,06

11.813

8.200


Mô hình đối
chứng trên
giống Kiệu địa

4,4

9,9

32,4

17,9

65

3,47

8.148

7.200

8


phương
Mô hình đối
chứng trên
giống Kiệu Sài
Gòn


3,1

10,3

34,3

19,8

65

4,77

7.708

7.000

- Nhận xét: Theo bảng 4, tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm còn 10,3% ở giống Kiệu địa phương và 13,4% ở
giống Kiệu Sài Gòn thuộc mô hình sử dụng chế phẩm BITRICHO; tại mô hình đối chứng, đối với giống Kiệu địa
phương thì tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ là 17,9% và đối với giống kiệu Sài Gòn thì tỷ lệ chết là 19,8%. Khi dùng
chế phẩm sinh học BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ thì tỷ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm khoảng từ 6,4%
(đối với giống Kiệu Sài Gòn) đến 7,6% (đối với giống Kiệu địa phương) so với khi sử dụng thuốc hóa học (10,3% 13,4% so với 17,9% - 19,8%). Khi sử dụng chế phẩm BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ, năng suất ở mô hình
thí nghiệm cũng tăng từ 900kg/ha đối với giống Kiệu địa phương (8.100kg/ha so với 7.200kg/ha) và 1.200kg/ha đối với
giống Kiệu Sài Gòn (8.200kg/ha so với 7.000kg/ha). Như vậy, năng suất của giống Kiệu Sài Gòn có cao hơn năng suất
của giống Kiệu địa phương nhưng không nhiều (8.200 kg/ha so với 8.100 kg/ha), điều này có thể được giải thích: Mặc
dù, trọng lượng củ của giống Kiệu Sài Gòn (5,06 g/củ) cao hơn trọng lượng củ của giống Kiệu địa phương (3,03 g/củ),
tuy nhiên, giống Kiệu địa phương lại có số củ/bụi cao hơn so với giống Kiệu Sài Gòn (5,4 củ/bụi so với 4,1 củ/bụi) nên
năng suất của giống Kiệu Sài Gòn cao hơn nhưng sự chênh lệch về năng suất giữa 2 giống Kiệu là không nhiều. Dựa
vào bảng 1 ta thấy, chỉ tiêu số củ/bụi ở mô hình sử dụng chế phẩm cao hơn rõ rệt so với mô hình đối chứng ( 5,4 và 4,4
đối với mô hình giống kiệu địa phương; 4,1và 3,1 đối với mô hình giống kiệu Sài Gòn) một số chỉ tiêu khác như chiều
dài lá, chiều dài rễ ở mô hình thí nghiệm cũng cao hơn hẳn so với đối chứng, chứng tỏ, sử dụng chế phẩm BITRICHO

giúp cây Kiệu sinh trưởng, phát triển tốt hơn, qua đó giúp tăng năng suất Kiệu so với mô hình đối chứng.
9


3.2. Hiệu quả kinh tế:
Bảng 5: So sánh hiệu quả kinh tế cho 1ha Kiệu mô hình vụ Kiệu thương phẩm 2014-2015

Nội dung

Đơn vị
tính

A-Phần chi
I- Vật tư

Mô hình BITRICHO
dùng giống Kiệu Sài Gòn
Thành
Đơn giá
Số
tiền
(Nghìn
(Triệu
lượng
đồng)
Đồng)
107,1
77

Mô hình BITRICHO dùng Mô hình đối chứng dùng

giống Kiệu địa phương
giống Kiệu Sài gòn
Thành
Thành
Đơn giá
Đơn giá
Số
tiền
Số
tiền
(Nghìn
(Nghìn
(Triệu lượng
(Triệu
lượng
đồng)
đồng)
Đồng)
Đồng)
95,1
92,8
65
62,7

Mô hình đối chứng dùng
giống Kiệu địa phương
Đơn
Thành
Số
giá

tiền
lượng (Nghìn (Triệu
đồng)
Đồng)
92,8
62,7

1/ Giống

Kg

1.000

42

42

1.000

30

30

2/ Phân chuồng

Kg

20.000

0,5


10

20.000

0,5

10

Kg
Kg
kg
Đồng

1.000
1.000
400

3,5
15
5

3.5
15
2
1,5

1.000
1.000
400


3,5
15
5

3.5
15
2
1,5

60

50

3

60

50

3

0

0

70
70
70
70

70
70
70

30,1
4,9
8,4
1,4
1,4
2,8
0,7
10,5

70
70
70
70
70
70
70

30,1
4,9
8,4
1,4
1,4
2,8
0,7
10,5


30,1
4,2
8,4
1,4
1,4
2,8
1,4
10,5

30,1
4,2
8,4
1,4
1,4
2,8
1,4
10,5

3/ Phân lân
4/ Phân NPK
5/Vôi
6/ Thuốc BVTV
7/ Khác
(BITRICHO)
II- Công lao động
1/ Làm đất
2/ Trồng
3/ Tỉa dặm
4/ Bón phân
5/ Làm cỏ

6/ Phun thuốc
7/ Thu hoạch
8/ Chi phí khác

Kg
Công
Công
Công
Công
Công
Công
Công

70
120
20
20
40
10
150

70
120
20
20
40
10
150

1.000

20.00
0
1.000
1.000
400

60
120
20
20
40
20
150

30

30

1.000

30

30

0,5

10

20.000


0,5

10

3,5
15
5

3,5
15
2
2,2

1.000
1.000
400

3,5
15
5

3,5
15
2
2,2

70
70
70
70

70
70
70

60
120
20
20
40
20
150

70
70
70
70
70
70
70

10


B- Phần thu
Năng suất
IV- Tổng thu
V- Tổng chi
C- Lợi nhuận

kg


8.200

20

164
164
164
107,1
56,9

8.100

18

153,9
153,9
153,9
95,1
58,8

7.000

20

140
140
140
92,8
47,2


7.200

18

129,6
129,6
129,6
92,8
36,8

- Nhận xét: Qua bảng 5 cho thấy, Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ
rễ cho cây Kiệu trong vụ Kiệu thương phẩm 2014 – 2015 tại xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ đã cho năng suất cao hơn so
với mô hình đối chứng sử dụng thuốc hóa học là từ 900 kg/ha đến 1.200 kg/ha (8200kg/ha – 8.100 kg/ha so với 7.000 –
7.200 kg/ha); Lợi nhuận tăng từ 9,7 triệu đồng/ha đến 22 triệu đồng/ha (56,9 – 58,8 triệu đồng/ha so với 47,2 – 36,8
triệu đồng/ha).

11


Bảng 6: So sánh hiệu quả kinh tế cho 1ha Kiệu mô hình vụ Kiệu giống 2014

Nội dung

A-Phần chi
I- Vật tư
1/ Giống
2/ Phân chuồng
3/ Phân lân
4/ Phân NPK

7/Vôi
8/ Thuốc BVTV
9/ Khác
(BITRICHO)
II- Công lao động
1/ Làm đất
2/ Trồng
3/ Tỉa dặm
4/ Bón phân
5/ Làm cỏ
6/ Phun thuốc
7/ Thu hoạch
8/ Tưới nước
9/ Chi phí khác
B- Phần thu
III- Năng suất
IV- Tổng thu
V- Tổng chi
IV- Lợi nhuận

Đơn vị
tính

Kg
Kg
Kg
Kg
kg
Đồng


Mô hình thử nghiệm
Thành
Đơn giá
Số
tiền
(Nghìn
(Triệu
lượng
đồng)
Đồng)
91,4
62
1.000
27
27
20.000
0,5
10
1.000
3,5
3,5
1.000
15
15
400
5
2
1,5

Kg


60

50

3

Công
Công
Công
Công
Công
Công
Công
Công

70
120
20
10
20
10
150
20

70
70
70
70
70

70
70
70

29,4
4,9
8,4
1,4
0,7
1,4
0,7
10,5
1,4

Tạ

51

27

137,7
137,7
137,7
91,4
46,3

Mô hình đối chứng
Đơn
Thành
Số

giá
tiền
lượng (Nghìn (Triệu
đồng)
Đồng)
89,1
59,7
1.000
27
27
20.000
0,5
10
1.000
3,5
3,5
1.000
15
15
400
5
2
2,2
0
60
120
20
10
20
10

150
20

43

70
70
70
70
70
70
70
70

27

29,4
4,2
8,4
1,4
0,7
1,4
0,7
10,5
1,4
116,1
116,1
116,1
89,1
27,0


12


- Nhận xét: Qua bảng 6 cho thấy, Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học
BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ cho cây Kiệu trong vụ Kiệu giống
2014 tại xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ đã cho năng suất cao vượt trội so với mô
hình đối chứng sử dụng thuốc hóa học là 8 tạ/ha (51 tạ/ha so với 43 tạ/ha), từ đó,
lợi nhuận thu được từ mô hình thử nghiệm cũng cao hơn rất nhiều so với đối
chứng, lợi nhuận tăng 19,3 triệu đồng/ha (46,3 triệu đồng/ha so với 27,0 triệu
đồng/ha).
- Kết luận: Dùng chế phẩm sinh học BITRICHO để phòng ngừa bệnh thối
cổ rễ cho cây Kiệu trong vụ Kiệu thương phẩm và vụ kiệu giống vừa có thể tiết
kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
4. Về hiệu quả kinh tế - xã hội:
4.1. Hiệu quả kinh tế:
- Qua vụ sản xuất kiệu thương phẩm năm 2014 – 2015 cho thấy, mô hình sử
dụng chế phẩm BITRICHO thật sự có tính thiết thực và đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho bà con nông dân. Được người dân và chính quyền địa phương quan tâm
và đánh giá cao.
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh đối kháng phòng ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây
Kiệu có lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng nhiều (Lợi nhuận tăng từ 9,7
triệu đồng/ha đến 22 triệu đồng/ha).
- Khẳng định được chế phẩm vi sinh vật đối kháng BITRICHO có khả năng
phòng ngừa tốt bệnh thối cổ rễ trên cây Kiệu có nhiều triển vọng cho sản xuất
nông nghiệp ở tỉnh Bình Định.
4.2. Hiệu quả xã hội:
- Từ kết quả xây dựng mô hình này đã giúp cho người nông dân tiếp cận với
một loại chế phẩm sinh học mới, hiệu quả, an toàn cho sức khỏe con người và
môi trường.


13


- Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp với các chế phẩm sinh học để tăng
năng suất và tăng thu nhập.
Lời cảm ơn: Cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí và tạo điều
kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và công nghệ- TCVN 7185:2002 Phân hữu cơ vi sinh vật, Hà
Nội, 2002.
2. Đỗ Tấn Dũng - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn) hại một
số cây trồng vùng Hà Nội 2005-2006, tạp chí BVTV 1 (2007).
3. Dương Minh, Lê Phước Thạnh, Hồ Văn Thiệt, Lê Bảo Ti và Võ Thị Gương Tác động của các chủng nấm đối kháng Trichoderma nội địa trong việc
phòng trị bệnh Phytophthora palmivora gây hại sầu riêng tại Cần Thơ và
Bến Tre, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 6 (2006) 154-161.
4. Dương Minh, Hứa Hoàng Gia Khương, Nguyễn Thị Ngân và Lê Phước
Thạnh - Khảo sát khả năng đối kháng và kích kháng của các chủng nấm
Trichoderma spp. có triển vọng đối với nấm Fusarium solani Sacc. gây bệnh
thối rễ cam quít tại đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo Quốc gia "Bệnh
Cây và Sinh Học Phân Tử lần 6 (Tây Nguyên, 10-11/11/07), NXB Nông
Nghiệp, 2008, tr. 54-63.
5. Nguyễn Văn Tuất và Lê Văn Thuyết- Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật thảo mộc và sinh học, Viện bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.
6. Saman Abeysinghe - Biological control of Fusarium solani f. sp. phaseoli
the causal agent of root rot of bean using Bacillus subtilis CA32 and
Trichoderma harzianum RU01, Ruhuna journal of science 2 (2007) 82-88,
University of Ruhuna, Matara, Sri Lanka,

7. Smith V.L, Wilcox W.F., Harman G. E. - Potential for biological control of
Phytophthora root and crown rots of apple by Trichoderma and Gliocladium
spp., Phytophathology Journal 80 (9) (1996) 880-885.
8. Huỳnh Xuân Trường - Nghiên cứu ứng dụng và sản xuất chế phẩm vi sinh
đối kháng Trichoderma sp. phòng ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây trồng cạn và
nấm ký sinh Metarhizium sp. vào sản xuất lúa thâm canh để kiểm soát rầy
nâu gây hại tại Bình Định, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh
Bình Định, Bình Định, 2012.

14


9.

Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Thị Tú, Bùi Văn Công – Nghiên cứu sản xuất và
sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ một số bệnh
nấm hại vùng rễ cây khoai tây, lạc, đậu tương, Tạp chí Khoa học và phát
triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội 10 (1) (2012) 95-102.

15



×