Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thuyet minh DA phan bon 10 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.24 KB, 23 trang )

M-2-TMDTTC
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI/DỰ ÁN
1. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài/dự án:
Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng các
nguồn phân bón tại chỗ ở vùng cao
1.2. Thời gian thực hiện:
 Bắt đầu: Tháng 06 năm 2009
 Kết thúc: Tháng 12 năm 2011
1.3. Kinh phí

Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Nguồn
Ngân sách
Tự có
Khác

Năm thứ 1

Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4

157480

318260

197900

0
0

0


0

0
0

226360

Tổng

900000
0
0

1.4. Chủ trì thực hiện đề tài/dự án
 Họ và Tên:

Đặng Văn Minh

 Nam/nữ:

Nam

 Ngày tháng năm sinh:

20/1/1959

 Học hàm:

Phó Giáo sư


 Học vị:

Tiến sỹ

 Chức danh khoa học:
 Chức vụ: Trưởng khoa
 Điện thoại: (0280)3852925; 0912334310
 Fax: (0280)3852921
 E-mail:
 Tài khoản:
 Ngân hàng: Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển, Chi nhánh Thái Nguyên
 Địa chỉ nhà riêng: 151, Đường Ga Thái Nguyên, Phường Quang Trung,
Thành phố Thái Nguyên
1.5. Cơ quan chủ trì đề tài/dự án

1


 Tên cơ quan: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
 Địa chỉ: Xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
 Điện thoại: 0280 3855564
 Fax: 0280.3852921
 E-mail:
 Tài khoản: 931 01 00 00025
 Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

1.6. Danh sách cán bộ tham gia đề tài/dự án
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Họ và Tên

Hoạt động được giao

Thời gian dự
kiến
(Quy ra ngày)

Đặng Văn Minh
Hoàng Hải
Nguyễn Chí Hiểu
Phan Tiến Hùng
Nguyễn Thị Nga
Nguyễn Văn Nguyên
Nguyễn Thế Hùng
Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Quang Thi
Nguyễn Thị Bình
Đỗ Thị Nga


Chủ trì và tổ chức thực hiện
Thư ký đề tài
Nghiên cứu, xây dựng mô hình
Nghiên cứu, xây dựng mô hình
Nghiên cứu, xây dựng mô hình
Nghiên cứu, xây dựng mô hình
Xây dựng mô hình, tập huấn
Xây dựng mô hình, tập huấn
Xây dựng mô hình, tập huấn
Xây dựng mô hình, tập huấn
Xây dựng mô hình, tập huấn

180
180
180
150
150
150
150
150
150
150
150

1.7. Danh sách tổ chức, cá nhân phối hợp chính
TT
Tên tổ chức/
Hoạt động được giao
cá nhân
Địa chỉ

1

3

Trung Tâm Nghiên Cứu
Phân Bón và Dinh
Dưỡng Cây Trồng- Viên
Thổ Nhưỡng và Nông
Hoá
Trung Tâm Khuyến
Nông tỉnh Lao Cai

Hà Nội

Phối hợp nghiên cứu
các quy trình sản xuất
phân bón tại chỗ, đánh
giá thử nghiệm

Tỉnh Lao
Cai

Tiếp nhận kết quả,
tham gia tập huấn và
nhân rộng kết quả

Thời
gian dự
kiến
(Quy ra

ngày)
30 ngày

220 ngày

1.8. Thông tin về tổ chức, cá nhân phối hợp chính
- Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm có chức

2


năng nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất và ứng dụng các sản phẩm sản
xuất phân bón mới đưa vào sử dụng. Trung tâm có nhiều kinh nghệm trong nghiên
cứu và sử dụng phân bón có nguồn gôc hữu cơ – nghiên cứu các giá thể phân bón
hữu cơ cho các loại cây trồng.
Trung tâm sẽ tham gia các hoạt động trong đề tài: Thực hiện nghiên cứu đề
xuất quy trình sử dụng phân bón tại chỗ.
Trung tâm sẽ đóng góp các kết quả nghiên cứu của mình, các chế phẩm sinh
học để sản xuất giá thể và phân bón.
Trung tâm cũng cung cấp nguồn nhân lục nghiên cứu khoa học để cùng chủ
trì đề tài tiến hành các thí nghiệm, sử dụng phòng thí nghiệm để phân tích kết quả.
- Trung tâm Khuyên nông tỉnh Lao Cai, thuộc sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh Lao Cai. Trung tâm co nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển giao các kết quả của dự
án trên diện rộng. Trong khuôn khổ của đề tài, Trung tâm sẽ hỗ trợ nguồn nhân lực
trong điều tra ban đầu, cùng tổ chức xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật cho
nông dân
1.9. Tóm tắt đề tài/dự án
Đề tài “Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất và sử
dụng các nguồn phân bón tại chỗ ở vùng cao” sẽ tiến hành tại tỉnh Lào Cai, một

trong những tỉnh vùng cao nghèo và có nhiều khó khăn thuộc khu vực miền núi
phía Bắc. Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng và chuyển giao các quy trình sản
xuất và sử dụng phân bón tại chỗ cho đồng bào dân tộc vùng cao. Các nội dung và
hoạt động chính của đề tài bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và
các nguồn nguyên liệu tại chỗ như các nguồn chất thải chăn nuôi, trầm tích thực
vật, các phụ phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng chế biến phân bón tại chố; (2)
kế thừa các kết quả nghiên cứu để hoàn thiện các quy chình chế biến phân bón tại
chỗ đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế của người dân; (3) xây dựng các mô
hình trình diễn chế biến và sử dụng phân bón sản xuất tại chỗ tại 2 huyện Bát Sát
và Bảo Thắng của tỉnh Lào Cai; (4) tập huấn chuyển giao kỹ thuật chế biến và sử
dụng phân bón tại chỗ cho 360 nông dân toàn tỉnh. Kết quả của đề tài sẽ góp phần
giải quyết một phần khó khăn về thiếu phân bón cho đồng bào vùng cao thông qua
sản xuất và sử dụng phân bón bằng các nguyên liệu tại chỗ. Qua đó thúc đẩy phát
triển sản xuất nông nghiệp tại vùng cao, đặc biệt là các đối tượng nông dân nghèo.
Đề tài cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên đất đai thông qua tận
dụng các nguồn hữu cơ sẵn có tại địa phương làm phân bón cung cấp cho đất và
cây trồng. Việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ sẽ làm tăng độ phì đất, góp phần
tăng năng suất cây trồng theo hướng sản xuất bền vững.
2. MÔ TẢ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN
2.1.

Xác định vấn đề và sự liên quan

2.1.1 Xác định vấn đề
a) Vấn đề mà đề tài giải quyết hoặc cơ hội phát triển nông nghiệp và nông
thôn mà đề tài/dự án nhằm tới.

3



Hiện nay sản xuất nông nghiệp ở miền núi còn nhiều khó khăn, trong đó nổi bật
nhất là đất đai nông nghiệp nhanh bị thoái hoá và sử dụng đất kém bền vững. Đặc
điểm chung của sản xuất nông nghiệp vùng cao là canh tác trên những địa hình
phức tạp, chia cắt nhiều và độ dốc lớn. Nên đất thường bị xói mòn, làm trôi lớp đất
canh tác màu mỡ (Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên- Đất đồi núi Việt Nam, NXBNN,
1999). Trong khi đó việc sử dụng các nguồn phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho
cây và cải tạo đất của người dân còn thiếu hoặc chưa hợp lý làm cho đất càng bị
thoái hoá nhanh.
Qua phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu và thực tế sản xuất cho thấy
những khó khăn trong sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào
vùng cao có một số vấn đề như sau:
- Người dân vùng cao thường là người nghèo, khả năng đầu tư thấp. Người dân
không có khả năng để mua đủ lượng phân bón vô cơ cần thiết cho thâm canh cây
trồng như nông dân các vùng canh tác ở đất thấp. Nhiều diện tích trồng trọt chủ
yếu theo phương pháp quảng canh, không có đủ phân bón. Dẫn đến hiệu quả sản
xuất thấp.
- Do địa hình phức tạp, người dân ở rất xa các trung tâm. Nên việc đi lại và vận
chuyển phân bón từ nơi khác đến khó khăn, giá thành cao. Chính vì vậy nhiều nơi
nông dân vùng cao không sử dụng phân bón cho cây trồng. Việc nghiên cứu, phát
triển các nguồn phân bón tại chỗ cho đồng bào vùng cao là rất cần thiết.
- Do trình độ nhận thức kém và thiếu kinh nghiệm của người dân trong việc sử
dụng hợp lý các loại phân bón, chưa tận dụng hết các nguồn có thể làm phân bón
sẵn có của địa phương. Ở nhiều địa phương vùng cao, do tập quán chăn thả gia súc
tự do cũng gây lãng phí nguồn cung cấp phân bón.
Trong khí đó, tiềm năng khai thác các nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất
phân bón tại chỗ ở nông thôn vùng cao là rất lớn. Các nguồn phân hữu cơ như phân
chuồng, phân xanh còn rất dồi dào chưa được khai thác và sử dụng đúng mức.
Ngoài ra còn các nguồn nguyên liệu khác có thể chế biến làm phân bón tại chỗ
như: than bùn, phôtphorit từ phân dơi trong hang núi đá....đây là các nguồn hữu cơ
rất đáng quý cần được khai thác làm phân bón tại chỗ cho đồng bào trong sản xuất.

Tuy nhiên hiện tại các nguồn hữu cơ này hầu như chưa được người dân quan tâm
đúng mức nên việc khai thác và sử dụng hạn chế (Đặng Văn Minh, Báo cáo đề tài
cấp Bộ, 2005).

4


Ngoài ra, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp như: rơm rạ; thân lá ngô; thân lá,
vỏ quả các cây họ đậu và nhiều loại chất hữu cơ xanh khác sau khi thu hoạch vẫn
chưa được tận dụng để sử dụng làm phân bón. Có thể nói đây là nguồn tài nguyên
vô cùng lớn và có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp (Báo cáo “ Công nghệ xử
lý một số phế thải nông sản chủ yếu thành phân bón hữu cơ sinh học” thuộc
chương trình công nghệ sinh học KHCN-02-04B). Tuy nhiên lượng phụ phẩm này
chưa được sử dụng một cách hợp lý, gây ô nhiễm môi trường (đốt bỏ, thải trực tiếp
ra môi trường..). Nếu lượng phế phụ phẩm này tiếp tục cứ bị đốt, vứt bỏ không
hoàn trả cho đất, thì đất sẽ thiếu trầm trọng chất hữu cơ, càng ngày càng chai cứng,
không có khả năng hút và giữ nước, khiến cây cối không thể sinh trưởng phát triển
bình thường nên năng suất thấp và giảm dần theo thời gian.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề chính sau:
* Tiến hành điều tra, đánh giá tình hình sử dụng phân bón tại vùng cao. Đánh
giá các nguồn phân bón hữu cơ và các nguồn nguyên liệu tại chỗ như than bùn,
phân xanh tự nhiên, phân dơi và các nguồn trầm tích có thể sử dụng để chế biến
làm phân bón tại chỗ để sử dụng trong canh tác nông nghiệp bền vững
* Nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất, chế biến và sử dụng các
nguồn phân bón tại chỗ theo các hướng chính sau:
+ Nghiên cứu biện pháp ủ phân chuồng phối trộn với các nguồn hữu cơ tại chỗ.
Phối hợp sử dụng phân bón hữu cơ với các loại phân vô cơ nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng phân chuồng trong sản xuất nông nghiệp và giảm ô nhiễm vệ sinh môi
trường
+ Thu gom và chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp như thân lá cây trồng để

làm phân bón.
+ Trồng và khai thác sử dụng một số loài cây phân xanh có giá trị cải tạo đất tốt
và tạo sinh khối lớn, để đưa vào cơ cấu canh tác nông nghiệp trên vùng đất dốc bạc
màu ở vùng cao.
+ Khai thác và sử dụng một số loại nguyên liệu hữu cơ sẵn có: các nguyên liệu
trầm tích (than bùn) và các nguyên liệu khác như phosphorit tự nhiên trong hang
núi đá và phân rơi ở những vùng có khả năng khai thác.
* Xây dựng mô hình trình diễn các quy trình chế biến và sử dụng các nguồn
phân bón trên tại 1 số địa phương của tỉnh Lao Cai
* Tổ chức tập huấn, tham quan cho người dân để nhân rộng mô hình..

5


b) Sự phù hợp của đề tài trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu sinh kế
vùng cao thuộc ARD SPS
Nội dung đề tài hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển của chương trình
nghiên cứu sinh kế vùng cao thuộc ARD SPS. Đó là giúp đồng bào miền núi phát
triển sản xuất, sử dụng các nguồn lực và tài nguyên sẵn có của địa phương phục vụ
sự phát triển kinh tế xã hội, nhằm xoá đói giảm nghèo. Nguồn lực đó là sử dụng
lao động của địa phương để thu gom và sản xuất phân bón từ nguyên liệu tại chỗ
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của chính họ. Nâng cao nhận thức của người
dân trong việc sử dụng hợp lý phân bón cho cây trông. Thông qua đó nâng cao
năng suất cây trồng, và góp phần làm sạch môi trường, nâng cao độ phì đất cho sản
xuất nông nghiệp bền vững.
c) Những đóng góp chính của đề tài
Đề tài sẽ tạo ra phương hướng để giải quyết khó khăn hiện nay trong sản xuất
nông nghiệp ở miền núi là giúp đồng bào miền núi sử dụng lao động nông thôn và
nguồn nguyên liệu sẵn có để làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đề tài sẽ nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất và sử phân bón tại

chỗ đơn giản, phù hợp với điều kiện sản xuất, điều kiện kinh tế xã hội của đồng
bào vùng cao. Người dân có thể áp dụng được.
Xây dựng các mô hình chế biến và sử dụng phân bón tại chỗ, sự phối hợp giữa
sử dụng phân hữu cơ với phân vô cơ để làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Đề tài sẽ tổ chức tập huấn và chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân (it
nhất 360 người) tại các huyện vùng cao của tỉnh Lao Cai. Đây là cơ sở để nhân
rộng hiệu quả của đề tài.
d) Những chủ thể liên quan/đối tượng hưởng lợi chính của đề tài và sự tham
gia của họ trong việc thực thi đề tài.
* Các chủ thể chính tham gia trong đề tài bao gồm:
+ Các nhà khoa học của Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên chủ trì/ tham
gia nghiên cứu và thực hiện đề tài.
+ Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa: Tư vấn và tham gia nghiên cứu, cùng chủ đề tài tiến hành các
thí nghiệm, sử dụng phòng thí nghiệm để phân tích đánh giá kết quả.

6


+ Cơ quan quản lý và chuyển giao kỹ thuật của địa phương (Trung tâm
khuyến nông, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai) tham gia chuyển giao và
nhân rộng mô hình.
+ Ngưòi nông dân là đối tượng tiếp nhận, hưởng lợi và thực hiện kỹ thuật.
* Đối tượng hưởng lợi chính:
Người dân vùng cao của tỉnh Lao Cai sẽ là những người được hưởng lợi trực
tiếp từ kết quả của dự án. Người nông dân sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu và
ứng dụng vào trong sản xuất của họ. Kết quả đó sẽ góp phần tăng năng suất cây
trồng và tăng thu nhập cho người dân.
Do phương pháp tiếp cận chính của dự án là phương pháp cùng tham gia, nên
các cán bộ địa phương và người dân (đối tượng hưỏng lợi chính) sẽ cùng tham gia

vào quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Người dân và cán bộ địa phương sẽ
được thực hiện các nội dung nghên cứu như cung cấp thông tin, cung cấp nguồn
nguyên liệu, nhân công và cùng theo dõi thử nghiệm kết quả nghiên cứu.
2.1.2 Những đề tài/dự án có liên quan:
 Một số đề tài/dự án hoặc hoạt động khác có liên quan đang được các
đối tác/cộng tác thực hiện riêng lẻ hay cùng nhau.
- Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên liệu che tủ sinh học cho
chè đông tại Thái Nguyên (2005- 2007). Chủ trì: Đặng Văn Minh, Trường ĐH
Nông lâm Thái Nguyên.
- Nghiên cứu và thử nghiệm giá thể hữu cơ cho vườn ươm. Đã kết thúc 2006.
Chủ trì và phối hợp: Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồngViên Thổ nhưỡng và Nông Hoá, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
- Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ cho lúa nếp tại Bắc Ninh. Đề tài nghiên
cứu đang thực hiện (2005-2008). Chủ trì và phối hợp: Trường ĐH Nông Lâm Thái
Nguyên. Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng- Viên Thổ
nhưỡng và Nông Hoá.
- Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh từ than bùn tại Trung
tâm Thực hành thực nghiệm, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Thử nghiệm
các loại phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn cho chè tại Thái Nguyên (20072008). Chủ trì: Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.


Một số đề tài/dự án và nghiên cứu khác có liên quan
Tên đề tài

Tên tác giả

Tên cơ quan

Ghi chú

7



Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm
nông nghiệp để nâng cao năng
suất cây trồng, chất lượng
nông sản và cải thiện độ phì
nhiêu đất

Viện Thổ
nhưỡng Nông
hóa.

Đề tài Trọng
điểm cấp Bộ
(2005 - 2007).

Nghiên cứu công nghệ sản xuất Phạm Văn
phân bón vi sinh vật đa chủng, Toản
phân bón chức năng phục vụ
chăm sóc cây trồng cho một số
vùng sinh thái.

Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt
Nam.

Đề tài Khoa học
cấp nhà nước
KC.04.04 (20012004).


Công nghệ xử lý một số phế
Lê Văn
thải nông sản chủ yếu (lá mía, Nhượng
vỏ thải cà phê, rác thải nông
nghiệp) thành phân bón hữu cơ
sinh học

Viện Khoa học Đề tài KHCN
Kỹ thuật Nông 02-04B (2001)
nghiệp Việt
Nam.

Đánh giá chất lượng phân hữu
cơ vi sinh – vi sinh được ủ từ
nguồn phế thải thực vật nông
thôn.

Nguyễn
Mỹ Hoa và
cộng sự

Tạp chí Khoa
học Đất

Kết quả nghiên
cứu-Tạp chí
Khoa học Đất,
Số 30/2008


Nghiên cứu, áp dụng các biện
pháp che phủ đất phục vụ phát
triển nông nghiệp bền vững
vùng cao

Hà Đình
Tuấn, Lê
Quốc
Doanh và
cộng sự

Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông
nghiệp Miền
núi phía Bắc

Kết quả Nghiên
cứu KHCN giai
đoạn 2001 –
2005. NXB
Nông nghiệp,
Hà Nội (2006)

Sử dụng vi sinh vật có hoạt
tính phân giải xenluloza để
nâng cao chất lượng phân hủy
rác thải sinh hoạt và nông
nghiệp

Lê Kim

Bảng, Lê
Gia Huy và
cs.

Báo cáo KH
tại hội nghị
Công nghệ
sinh học toàn
quốc.

Tuyển tập hội
nghị Công nghệ
sinh học toàn
quốc, Hà Nội
12/1999

Cây phủ đất ở Việt Nam

Nguyễn Tử Nhà Xuất Bản
Siêm, Thái Nông Nghiệp
Phiên

Kết quả các
công trình NC

Phân Chuồng

Lê Văn
Căn


Kết quả các
công trình NC



Trần Thị
Tâm

Nhà Xuất Bản
Nông Nghiệp

Khả năng phối kết hợp giữa đề tài/dự án này với các đề tài liệt kê ở
trên.

8


- Các công trình đã hoàn thành được liệt kê ở trên là những cơ sở quan trọng về
khoa học và thực tiễn để xác định phương pháp tiếp cận, nội dung và phương pháp
tiến hành của đề tài.
- Đề tài sẽ sử dụng những kết quả nghiên cứu của các công trình trên để áp
dụng trong việc nghiên cứu thực nghiệm và triển khai các quy trình chế biến và sử
dụng phân bón tại chỗ phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
- Đề tài sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu và sản xuất phân bón hữu cơ đã được
công bố để áp dụng trong điều kiện thực tế của tỉnh Lao cai
- Sẽ phối hợp và chia sẻ thông tin đối với các đề tài khác đang trong giai đoạn
triển khai và sẽ triển khai (phuơng pháp tiếp cân, kết quả nghiên cứu…).
2.2.

Cách tiếp cận và Phương pháp thực hiện đề tài/dự án


2.2.1. Cách tiếp cận
Đối với các vùng kinh tế khó khăn như các tỉnh vùng cao miền núi phía
Bắc, do dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, điều kiện địa lý khó khăn nên sản
xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp. Để giải quyết các vấn đề khó khăn
về phân bón đảm bảo cả 2 yếu tố phát triển sản xuất và bảo vệ tài nguyên môi
trường thì cần thiết phải thay đổi nhận thức cho người dân về ý thức sử dụng phân
bón cho cây trồng, tạo cho họ cách làm đơn giản để sử dụng các nguồn phân bón
có nguồn gốc hữu cơ tại chỗ cho sản xuất, cung cấp phương pháp sử dụng hợp lý
phối hợp giữa sử dụng phân vô cơ với hữu cơ.
Để làm được điều đó, cách tiếp cận của đề tài là:
Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống theo phương pháp phát triển hệ thống
FSRD (farming system development research), từ nghiên cứu hoàn thiện quy trình
sản xuất phân bón tại chỗ với các nguyên liệu sẵn có tới xây dựng mô hình ủ phân,
xây dựng mô hình thử nghiệm hiệu lực của phân bón trên cây trồng, tổ chức tập
huấn chuyển giao kỹ thuật tới người dân. Các hoạt động trên đều có sự tham gia
của người dân. Người dân sẽ là đối tưọng hưởng lợi chính và là người tiếp nhận và
áp dụng kết quả của đề tài.
Tiếp cận kế thừa: Trên cơ sở kết quả những kết quả đã nghiên cứu và công bố
về chế biến các loại phân bón hữu cơ như phương pháp ủ và chế biến phân hữu cơ,
sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ sẽ được kế thừa. Đề tài
sẽ chọn lọc, kế thừa để phát triển và hoàn thiện quy trình sản xuất phân bón tại chỗ
đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

9


Tiếp cận từ dưới lên: Thông qua kết quả điều tra xác định được thực trạng
vùng dự án; những khó khăn trở ngại mà người dan hiện đang gặp phải, phân tích
những nguyện vọng, đề xuất, kinh nghiệm và khả năng của người dân về chế biến

và sử dụng phân bón. Thông qua tiếp cận trực tiếp với người dân và cán bộ địa
phương để thu thập thông tin liên quan, từ đó phân tích hiện trạng sản xuất, nguồn
nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh (phân gia súc, phế
phụ phẩm nông nghiệp…), và tiềm năng phục vụ sản xuất tại địa phương.
Tổ chức thực hiện theo nhóm: Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài
cần có sự phối hợp hành động của nhiều cán bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau: thổ
nhưỡng nông hóa, trồng trọt, khuyến nông…Các cán bộ này cùng tham gia vào
một nhóm nghiên cứu phát triển và chuyển giao kỹ thuật. Sự tham gia của nhiều
cán bộ có chuyên môn khác này phát huy được khả năng nhận thức của môi người
về những vấn đề tồn tại cần giải quyết và bổ sung cho nhau trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tham gia phối hợp nghiên cứu và chuyển giao:
- Có sự phối hợp và hợp tác với các viện nghiên cứu (Viện Thổ nhưỡng Nông
hóa), các cơ quan, tổ chức có liên quan của huyện, tỉnh (Trung tâm Khuyến nông
tỉnh Lao Cai) và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để triển khai thực hiện
nội dung nghiên cứu, xây dựng mô hình và tập huấn.
- Sự tham gia, hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn được thực hiện dưới nhiều hình
thức: Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học, viết báo cáo chuyên đề.
- Sự tham gia của nhân dân là người trực tiếp hưởng lợi từ kết quả đề tài. Các
nghiên cứu đồng ruộng, tập huấn, xây dựng mô hình phân ủ, xây dựng mô hình thí
nghiệm hiệu lực của phân bón, cây trồng đều có sự tham gia của người dân. Họ dễ
dàng học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, đánh giá kết quả mô hình, vì vậy dễ
tạo niềm tin và để nhân rộng kết quả dự án.
2.2.2. Phương pháp thực hiện đề tài/dự án
Nội dung 1: Điều tra nguồn và nhu cầu sử dụng phân bón tại chỗ
(1). Phương pháp thu thập tài liệu:
Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài thông qua các hình thức: điều tra
phỏng vấn cán bộ địa phương và nông dân, thu thập tài liệu qua kênh khác nhau
như báo cáo tổng kết, Internet …
(2). Phương pháp chuyên gia:

Tham vấn và lấy ý kiên của các chuyên gia trong và ngoài Trường.

10


(3). Điều tra khảo sát thực địa:
Công tác điều tra thực địa được tiến hành theo vùng sản xuất.
Tiến hành lấy mẫu đất trồng; Lấy mẫu nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu
cơ sinh học; Điều tra nông hộ …
(4). Phân tích mẫu
Phân tích mẫu đất trồng; Phân tích các mẫu nguyên liệu sử dụng trong sản
xuất phân bón hữu cơ. Các mẫu đất, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón
hữu cơ được phân tích các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn Việt Nam, phương pháp của
FAO – ISRIC (1987, 1996) và của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998).
(5). Thống kê xử lý số liệu:
Sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng như: EXCEL, SPSS, IRRISTAT.
Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế biến và sử dụng phân bón
tại chỗ.
A. Sản xuất chế biến phân bón tại chỗ:
(1) Hoàn thiện quy trình ủ, xử lý phế thải chăn nuôi làm phân bón:
- Thu gom phế thải chăn nuôi bao gồm phân gia súc cùng với chất độn chuồng
và thức ăn thừa của gia súc. Xác định quy trình ủ phân thích hợp cho một số loại
phế thải chăn nuôi chính kết hợp với chất độn hữu cơ. Sử dụng 1 số chủng men
VSV để thúc đẩy quá trình ủ theo các phương pháp: Ủ nóng hay ủ xốp, ủ nguội, ủ
hỗn hợp
(2) Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng phân bón từ
nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp như thân lá ngô, đậu đỗ, rơm rạ
- Thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm vi sinh (micro-activity và chế phẩm vi sinh
chuyên dùng sản xuất phân hữu cơ sinh học) để tăng quá trình phân huỷ các loại
nguyên liệu thân lá ngô, đậu đỗ, rơm rạ. Xác định lượng chế phẩm vi sinh phù hợp

cho các loại cho các loại nguyên liệu đó.
- Thí nghiệm 2: Xác định thời gian ủ, đảo đống khi ủ (không đảo đống ủ, đảo
20 ngày sau ủ, đảo 30 ngày sau ủ). Tùy theo điều kiện thực tế bổ sung thêm một
lượng phân chuồng và các chất độn khác. Sơ đồ đống ủ được thiết kế, xử lý với sự
tham gia của người dân. (thiết kế các công thức thí nghiệm với quy mô sản xuất hộ
gia đình)
(3) Sử dụng than bùn làm phân bón

11


- Khai thác than bùn: Thành phần và tính chất của than bùn phụ thuộc vào thực
vật và điều kiện hình thành, chia ra làm 3 loại than bùn: Than bùn nông, than bùn
sâu, than bùn trung gian.
- Xác định tỷ lệ trộn phân và than bùn: Trộn một phần phân chuồng với 2 hay 3
phần than bùn. Rải thành lớp 15-20cm, rắc lên một ít vôi bột hoặc bột photphorit
(rất sẵn có tại Lao Cai) theo tỷ lệ 20-30 kg/tấn phân ủ. Trộn đảo đều đánh thành
đống. Hoàn thiện quy trình chế biến phân từ 3 loại than bùn (Than bùn nông, than
bùn sâu, than bùn trung gian): Sử dụng VSV để tăng quá trình chuyển hóa. Các
loại than bùn này ủ với phân hữu cơ có hoạt tính sinh học như phân chuồng, nước
giải.
(4) Trồng và sử dụng cây phân xanh:
- Thử nghiệm 1 số cây phân xanh che phủ đất có sinh khối lớn (4-5 giống) trên
các địa hình có độ dốc khác nhau, cây trồng khác nhau
- Khai thác chất xanh làm phân bón theo 2 hướng: (1) Ủ phối hợp với các chất
thải chăn nuôi hoặc các phụ phẩm nông nghiệp. (2) Trả lại chất hữu cơ trực tiếp
cho đất tại vùng trồng cây phân xanh. Đánh giá khối lượng, chất xanh trả lại đất, sự
thay đổi tính chất đất sau 1 thời gian trồng cây phân xanh.
B. đánh giáchất lượng phân bón và hiệu quả sử dụng đói với 1 số cây trồng
- Phân tích đánh giá chất lượng phân bón: Phân tích chất lượng sản phẩm phân

bón tại phòng thí nghiệm với các chỉ tiêu: Thành phần hữu cơ, độ ẩm, N,P,K tổng
số và dễ tiêu trong phân.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đối với một số cây trồng: Lúa, cây trồng cạn (ngô,
cây ăn quả). Bố trí thí nghiệm đồng ruộng với phương pháp nông dân tham gia
nghiên cứu (On farm research / Farmer participatory research) với các công thức:
Đối chứng (không bón, bón theo nông dân – 100% chí phí, bón thay thế bằng phân
chế biến tại chố với 30%, 50%, 70% chi phí phân bón thông thường.
Nội dung 3: Xây dựng các mô hình sản xuất và sử dụng phân bón tại nông hộ
Tiến hành xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng phân bón quy mô hộ tại 2
huyện với số mô hình: 4 quy trình x 4 mô hình/huyện x 2 huyện = 32 mô hình.
Người dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật, hộ trợ 1 phần vật tư nguyên liệu cần thiết.
Phân bón chế biến sẽ được tiếp tục đưa vào sử dụng trong mô hình mô hình trình
diễn về cây trồng, cụ thể như sau:
+ Chọn 8 hộ (tại 2 huyện) có điều kiện thích hợp để triển khai xây dựng mô
hình ủ phân chuồng và phế thải chăn nuôi làm phân bón sử dụng tại chỗ (chọn

12


các hộ có phát triển chăn nuôi kết hợp với trồng trọt). Mỗi mô hình sẽ sản xuất và
sử dụng tối thiểu 01 tấn phân ủ từ phế thải chăn nuôi/vụ x 02 vụ/năm.
+ Chọn 8 hộ (tại 2 huyện) có điều kiện thích hợp để triển khai xây dựng mô
hình sản suất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp (chọn các hộ chủ yếu
canh tác nông nghiệp). Mỗi mô hình sẽ sản xuất và sử dụng tối thiểu 01 tấn phân
hữu cơ làm từ phế phụ phẩm nông nghiệp/năm.
+ Chọn 8 hộ (tại 2 huyện) có điều kiện thích hợp để triển khai xây dựng mô
hình khai thác, chế biến và sử dụng than bùn làm phân bón tại chỗ (chọn các hộ
canh tác nông nghiệp có điều kiện khai thác và sử dụng than bùn tại chỗ). Mỗi mô
hình sẽ khai thác, chế biến và sử dụng tối thiểu 01 tấn than bùn làm phân bón/vụ x
02 vụ/năm.

+ Chọn 8 hộ (tại 2 huyện) có điều kiện thích hợp để triển khai xây dựng mô
hình trồng và sử dụng cây phân xanh cải tạo đất và làm phân bón tại chỗ (chọn
các hộ chủ yếu canh tác nông nghiệp trên đất dốc và bạc màu). Mỗi mô hình trồng
tối thiểu 500m2 cây phân xanh để cải tạo đất và sử dụng làm phân tại chỗ.
Nội dung 4: Tổ chức tập huấn và và chuyển giao công nghệ
- Để đạt kết quả cao trong việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân bón tại chỗ,
đề tài sẽ tiến hành tập huấn kỹ thuật cho trên 300 nông dân nòng cột tại các địa
phương, kết hợp với phát triển các mô hình trình diễn về sản xuất và sử dụng phân
bón tại chỗ. Lựa chọn hộ có nguồn nguyên liệu, có lao động, nhiệt tình áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự nguyện tham gia, kết hợp với khuyến nông, phòng
nông nghiệp và UBND xã tổ chức tập huấn. Sau khi tập huấn bằng lý thuyết tiến
hành và tham quan chính tại các mô hình chế biến và sử dụng phân bón đã được
xây dựng.
- Tổ chức hội thảo đầu bờ, tài liệu hóa các kỹ thuật chế biến phân bón tại chỗ.
Tài liệu tập huấn được chuyển trực tiếp đến đến người dân, các cấp chính quyền và
đoàn thể quần chúng, đông thời được phổ biến rộng rải trên các phương tiện ở địa
phương. Đây là các tác nhân quan trọng để nhân rộng mô hình cho nông dân vùng
trong và ngoài dự án.
2.3. Tác động môi trường
- Tác động tích cực:
+ Việc thu gom triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp và tiến hành xử lý theo
quy trình sẽ làm cho môi trường không bị tác động bởi các loại chất thải này (ví dụ

13


như việc đốt phụ phẩm nông nghiệp để lấy tro có thể làm cho không khí bị ô nhiễm
bởi bụi, khói, quá trình phân hủy loại chất thải này có thể tạo ra môi trường thuận
lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát sinh...)
+ Việc ủ phân chuồng đúng cách sẽ hạn chế được nguy cơ ô nhiễm và dịch

bệnh đối với con người và gia súc, gia cầm.
+ Các loại cây được trồng đúng kỹ thuật, bón đầy đủ phân hữu cơ sẽ góp phần
nâng cao độ phì của đất trồng, giữ ẩm cho đất làm cho môi trường đất được cải
thiện.
+ Khi tham gia thực hiện đề tài các hộ dân sẽ có khối lượng công việc lớn hơn
và được dải đều trong năm, việc này góp phần giải quyết vấn đề thiếu việc làm cục
bộ (không thường xuyên). Đây là nét đặc trưng về lao động và việc làm ở nông
thôn và miền núi.
- Những tác động tiêu cực: Không đáng kể
2.4. Phổ biến/nhân rộng kết quả của đề tài/dự án
- Đối tượng sử dụng kết quả của đề tài là các hộ nông dân (Đặc biệt là hộ
nghèo) thuộc các tỉnh vùng cao miền núi phía Bắc.
- Phương pháp chuyển giao kết quả của đề tài này tới người sử dụng tiếp theo
được xác định là:
Chuyển giao quy trình sản xuất và sử dụng các nguồn phân bón tại chỗ theo
hình thức chuyển giao công nghệ có đào tạo thông qua đơn vị phối hợp là Trung
tâm khuyến nông, sẽ mở các lớp tập huấn thực hành tại chỗ, thỏa thuận với một số
nhóm hộ nông dân, các trang trại nhỏ để áp dụng kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng đề tài sẽ tổ chức liên kết,
liên doanh với các đơn vị có đủ năng lực để sản xuất chế phẩm xử lý nhanh phế
phụ phẩm, sản xuất phân hữu cơ vi sinh, trong đó bên đối tác đầu tư vốn, cơ sở vật
chất, đề tài chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất và chất lượng chế phẩm vi sinh
vật.
Đề tài cũng có thể chuyển giao công nghệ cho địa phương thông qua đào tạo
tập huấn thực địa: Các thông số kỹ thuật của quy trình công nghệ được thử nghiệm
và xác định với sự cộng tác của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá. Sử dụng các mô hình
được chuẩn bị tại địa phương với sự tham gia của nông dân. Cán bộ kỹ thuật của
đề tài trực tiếp theo dõi quá trình sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật và đánh giá chất lượng
sản phẩm tạo ra. Cơ sở sản xuất (nhóm hoặc hộ nông dân) sẽ cùng với cán bộ khoa


14


học của đề tài tham gia khảo nghiệm hiệu quả của việc sử dụng phân bón. Các kết
quả khảo nghiệm sẽ được đánh giá cùng với sự tham gia của các bên liên quan và
cùng nhau hoàn thiện kỹ thuật. Như vậy, các bên tham gia, đặc biệt là nông dân sẽ
có đủ năng lực để áp dụng các kết quả của đề tài để sản xuất ra nhiều sản phẩm
hơn với chất lượng tốt hơn.
2.5.

Mục
đích

Mục
tiêu
chung
Mục
tiêu 1

Khung logic
Diễn giải

Chỉ số thực hiện

Nghiên cứu và chuyển
giao quy trình kỹ thuật
sản xuất và sử dụng các
nguồn phân bón tại chỗ
ở vùng cao để tăng
năng suất cây trồng,

bảo vệ đất đai. Góp
phần xoá đói giảm
nghèo
Xây dựng và chuyển
giao các quy trình sản
xuất và sử dụng phân
bón tại chỗ cho đồng bào
dân tộc vùng cao
Đánh giá tình hình sử
dụng phân bón và điều
tra các nguồn để sản
xuất phân bón tại chỗ

Số quy trình, số
mô hình, số hộ
tập huấn, năng
suất cây trồng

Kết
quả
1.1

Tìm hiếu được thực
trạng, xác định các
nguồn nguyên liệu để
sản xuất phân bón tại
chỗ

Hoạt
động

1.1.1

- Thu thập tài liệu thứ
cấp có liên quan.
- Điều tra phỏng vấn
nông dân tại 2 huyện
(Bát Sát, Bảo Thắng)
tỉnh Lao Cai
Điều tra đánh giá số
lượng, phân tích chất

Hoạt
động

Biện pháp
xác minh
Các báo
cáo đánh
giá

Giả
định/Rủi ro
Điều kiện về
kinh phí và
vật tư được
đảm bảo

Số quy trình, số
mô hình, số hộ
tập huấn


Các báo
cáo kết quả
thực hiện
đề tài

Điều kiện về
kinh phí và
vật tư được
đảm bảo

- Tình hình sử
dụng phân bón.
- Nguồn nguyên
liệu

- Báo cáo
- Số liệu
thống kê
- Kết quả
nghiên
cứu

- Các điều
kiện tiến
hành được
đảm bảo
(kinh phí, sự
ủng hộ của
địa phương)

- Thực trạng sử - Báo cáo
- Người dân
dụng phân
đánh giá
cung cấp
- Các nguồn
- Số liệu
thông tin
nguyên liệu
kiểm
chính xác
chứng
- Thu được
các thông
tin đầy đủ
- Số lượng tài
- Nguồn tài - Được sự
liệu thu thập.
liệu
hưởng ứng
Điều tra:
- Số lượng cộng tác của
- Số huyện: 2
phiếu điều các đối tác
- Số xã: 6
tra, kết quả
điều tra
- Số lượng và
- Báo cáo
- Có nguồn

chất lượng nguồn kết quả
nguyên liệu

15


1.1.2

lượng nguồn nguyên
liệu làm phân, chọn địa
điểm nghiên cứu

nguyên liêu.
- Số mẫu phân
tích chất lượng

Mục
tiêu 2

Nghiên cứu hoàn thiện
quy trình kỹ thuật chế
biến và sử dụng phân
bón tại chỗ
Hoàn thiện quy trình
chế biến phân bón từ
các nguồn chất thải
chăn nuôi, phụ phẩm và
chất hữu cơ tại chỗ
Hoàn thiện quy trình ủ
và xử lý phế thải chăn

nuôi làm phân bón

- Số quy trình
đề xuất (4)

Hoạt
động
2.1.2

Hoàn thiện quy trình chế
biến phân từ các phụ
phẩm nông nghiệp sẵn có
(sử dụng chế phẩm EM
để ủ)

Báo cáo
kết quả

Hoạt
động
2.1.3

Khai thác sử dụng các
nguồn trầm tích (than
bùn) làm phân bón

Hoạt
động
2.1.4


Trồng và sử dụng một số
cây phân xanh họ đậu có
sinh khối lớn làm phân
bón và cải tạo đất.

Kết
quả
2.2

Đánh giá chất lượng
phân bón và hiệu quả
sử dụng

- Loại nguyên
liệu dùng: Rơm
rạ, thân lá ngô,
đậu đõ
- Loại và số
lượng EM thích
hợp
- Thời gian ủ,
đảo đống
- Cách khai thác
- Tỷ lệ phối trộn
với chất khác
- Sử dụng làm
phân bón
- 4-5 loại cây
phân xanh thử
nghiệm

- Cách trồng và
sử dụng làm
phân bón
- Các chỉ tiêu
chất lượng
- Hiệu quả sử
dụng

Hoạt
động
2.2.1

Phân tích đánh giá chất
lượng phân bón

- Thành phần
OC(%), ẩm độ,
N,P,K tổng số và
dễ tiêu trong

Kết quả
phân tích
chất lượng
phân bón

Kết
quả
2.1
Hoạt
động

2.1.1

- 4 quy trình
được nghiên
cứu và đề xuât
- Xác định được
1-2 phương pháp
ủ phù hợp

đánh giá,
phân tích
nguồn
nguyên liệu
- Báo cáo
kết quả
nghiên
cứu
- Báo cáo
đánh giá
chất lượng
nội dung
quy trinh
Báo cáo
kết quả

tại địa
phương
Các nghiên
cứu thực
hiện đúng

kế hoạch
Các điều
kiện nghiên
cứu được
đảm bảo
Kinh phí và
các điều kiện
nghiên cứu
đảm bảo
Kinh phí và
các điều kiện
nghiên cứu
đảm bảo

Báo cáo
kết quả

Kinh phí và
các điều kiện
nghiên cứu
đảm bảo

Báo cáo
kết quả

Kinh phí và
các điều kiện
nghiên cứu
đảm bảo


Báo cáo
kết quả

Kinh phí và
các điều
kiện nghiên
cứu đảm
bảo
Kinh phí và
các điều kiện
nghiên cứu
đảm bảo,

16


phân

Hoạt
động
2.2.2

Mục
tiêu 3

Kết
quả 3

Hoạt
động

3.1

Hoạt
động
3.2

Mục
tiêu 4

chế biến

chất lượng
phân tích
mẫu đảm bảo
Thí nghiệm về sử dụng
- Năng suất cây
Báo cáo
Kinh phí và
và hiệu quả trên 1 số
trồng
kết quả thí điều kiện
loại cây trồng (lúa, cây
- Tính chất đất
nghiệm
nghiên cứu
ăn quả)
cải thiện
đảm bảo, có
sự hợp tác
của nông dân

Xây dựng mô hình sản Tạo ra các mô
Đánh giá
Kinh phí và
xuất phân bón và thử
hình sản xuất và số lượng
các điều kiện
nghiệm sử dụng phân
sử dụng phân
và chất
thực hiện mô
bón tại chỗ cho các
bón
lượng mô hình đảm
nông hộ
hình
bảo, có sự
hợp tác của
người dân
Các mô hình sản xuất
Xây dựng mô
Đánh giá
Kinh phí và
và sử dụng phân bón tại hình 4 quy trình số lượng
các điều kiện
các nông hộ
X 2 huyện x 4
và tiến độ, thực hiện mô
mô hình/quy
chất lượng hình đảm
trình = 32 mô

bảo, hợp tác
hình
của người
dân tốt
Chọn hộ và hướng dẫn
- Chọn hộ đủ
Báo cáo
Kinh phí và
kỹ thuật, chuẩn bị vật tư điều kiện (32hộ) kết quả
các điều kiện
- Hướng dẫn KT
thực hiện mô
- Vật tư chuẩn bị
hình đảm
bảo, chọn
được hộ đủ
điều kiện
làm mô hình
Tổ chức người dân thực - Số hộ làm mô
Báo cáo
Kinh phí và
hiện xây dựng mô hình
hình (32 hộ)
kết quả xây các điều kiện
sản xuất và sử dụng phân - Kết quả MH:
dựng mô
thực hiện mô
bón tại chỗ (4 quy trình
sản xuất được 40 hình, đánh hình đảm
sản xuất; thử nghiệm sử T phân đạt chất

giá mô
bảo
dụng cho 2 nhóm cây
lượng tốt; thử
hình
trồng là lúa và cây trồng nghiệm trên 5 ha
cạn)
(lúa, ngô và cây
ăn quả)
Tập huấn và chuyển
Tổ chức tập
Báo cáo
- Kinh phí
giao quy trình sản xuất huấn cho 300
kết quả
đảm bảo
sử dụng phân bón tại
nông dân; tổ
tập huấn
- Được sự
chỗ cho nông dân
chức 2 hội thảo;
trợ giúp của
in tài liệu tập
địa phương
huấn
về cử người

17



Kết
quả
4.1

Các cán bộ khuyến
nông và nông dân được
tập huấn cách làm tham
quan mô hình sản xuất
sử dụng phân bón

300 nông dân và
cán bộ địa
phươngđược tập
huấn

Báo cáo
kết quả

Hoạt
động
4.1.

Tổ chức tập huấn và
tham quan cho các cán
bộ và nông dân ở các địa
phương khác nhau

- Số lượng lớp
TH: 10 lớp tập

huấn nông dân
- Số ngưòi TH:
300

Báo cáo
kết quả

Kết
quả
4.2

Hội thảo và Tài liệu hoá
các quy trình sản xuất
và sử dụng phân bón tại
chỗ
Tổ chức hội thảo đầu bờ,
hội thảo đánh giá kết quả

- Tổ chức 2 hội
thảo, bộ tài liệu
tập huấn, 1-2
báo cáo KH
- Số lượng: 2 hội
thảo

Báo cáo
kết quả

tập huấn
- Kinh phí

đảm bảo
- Được sự
trợ giúp của
địa phương
về cử người
tập huấn
- Kinh phí
đảm bảo
- Được sự trợ
giúp của địa
phương về
cử người tập
huấn
- Kinh phí
đảm bảo

Báo cáo
kết quả

- Kinh phí
đảm bảo

Biên soạn và in ấn tài
liệu phục vụ cho tập
huấn và khuyến nông
Đăng bài báo khoa học
trên các tạp chí khoa học
để quảng bá kết quả.

1 bộ tài liệu biên

soạn và in ấn 500
bản
1-2 bài báo KH

Báo cáo số
lượng tài
liệu in ấn
Nguồn tài
liệu đăng
tải

- Kinh phí
đảm bảo

Hoạt
động
4.2.1
Hoạt
động
4.2.2
Hoạt
động
4.2.3

2.6.

Kế hoạch thực hiện
Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực
hiện; các mốc đánh giá chủ

yếu

1

2

1

Nội dung 1: Điều tra, đánh
giá, lấy mẫu các loại phế phụ
phẩm nông nghiệp và các
nguồn chất hữu cơ làm phân
bón tại chỗ

T
T

- Kinh phí
đảm bảo, kết
quả được
chấp nhận

Kết quả phải đạt

Thời
gian (bắt
đầu,
kết thúc)

Cá nhân,

tổ chức
thực hiện

3

4

6

11/2009

12/2009

1.1 Điều tra tình hình sử dụng 01 báo cáo phân 11/2009 – Trường
phân bón và kinh nghiệm bản tích số liệu điều 12/2009
ĐHNL Thái

18


địa. Đánh giá nguồn hữu cơ tra.
phế phụ phẩm nông nghiệp,
than bùn, chất thải chăn nuôi
tại địa phương

Nguyên;
TTKN Lào
Cai

1.2 Lấy mẫu và phân tích các 01 báo cáo kết 11/2009 – Trường

nguồn vật liệu hữu cơ có thể quả phân tích mẫu 12/2009
ĐHNLTN ,
khai thác làm phân bón tại
Viện TNNH
chỗ.
2

Nội dung 2: Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình chế
biến và sử dụng phân bón
hữu cơ từ các nguồn nguyên
liệu tại chỗ

02/2010–
12/2010

2.1 Hoàn thiện quy trình ủ chất - Quy cách ủ.
02/2010
thải phối trộn với các nguồn - Tỷ lệ phối trộn – 6/2010
hữu cơ tại chỗ.
nguyên liệu hữu
cơ.
- Thời gian ủ

Trường
ĐHNL Thái
Nguyên;
Viện TNNH;
người
dân

địa phương

2.2 Nghiên cứu sản xuất phân hữu
cơ từ nguồn phế thải nông
nghiệp (rơm rạ, thân lá ngô ,
đậu đõ) quy mô gia đình và
trang trại nhỏ

- Loại nguyên liệu 02/2010
sử dụng.
– 6/2010
- Quy cách ủ.
- Tỷ lệ phối trộn
nguyên liệu.
- Thời gian ủ và
đảo đống

Trường
ĐHNL Thái
Nguyên;
Viện TNNH;
người
dân
địa phương

2.3 Xác định phương pháp khai
thác, ủ và sử dụng làm phân
bón các nguồn trầm tích hữu
cơ (than bùn) tại vùng có
nguyên liệu sẵn có


- Cách khai thác
nguyên liệu
- Tỷ lệ ủ và phối
trộn
- Thời gian ủ

02/2010
– 6/2010

Trường
ĐHNL Thái
Nguyên;
Viện TNNH;
người
dân
địa phương

2.4 Nghiên cứu trồng sử dụng
một số cây phân xanh họ đậu
có sinh khối lớn làm phân bón
và cải tạo đất.

- Loại cây phân
06/2010
xanh phù hợp với –
địa phương
12/2010
- Cách trồng và sử
dụng làm phân

bón, cải tạo đất

Trường
ĐHNL Thái
Nguyên;
Viện TNNH;
người
dân
địa phương

2.5 Đánh giá chất lượng phân bón - 01 báo cáo về
và nghiên cứu hiệu quả sử chất lượng phân
dụng đối với một số cây trồng bón
- 01 báo cáo hiệu

01/2010

12/2010

Trường
ĐHNL Thái
Nguyên;
Viện TNNH

19


quả sử dụng phân
bón cho lúa, ngô,
cây ăn quả

3

Nội dung 3: Xây dựng các
mô hình sản xuất và sử dụng
phân bón tại nông hộ
Các mô hình sản xuất và sử
dụng phân bón tại các nông
hộ ( 4 quy trình sản xuất phân
bón tại chỗ; sử dụng cho 2
nhóm cây trồng là: lúa; cây
màu và cây ăn quả)

Nội dung 4: Tập huấn và
chuyển giao quy trình sản
xuất sử dụng phân bón tại
chỗ cho nông dân
4.1 Tập huấn cho cán bộ khuyến
nông và nông dân về kỹ thuật
sản xuất và sử dụng phân bón
tại chỗ
4.2 Hội thảo và Tài liệu hoá các
quy trình sản xuất và sử dụng
phân bón tại chỗ

12/201012/2011
- Số lượng mô
12/2010hình xây dưng: 32 12/2011
mô hình tại 2
huyện. Sản xuất
được 45 T phân

đạt chất lượng tốt;
thử nghiệm trên 5
ha (lúa, ngô và
cây ăn quả)

4

12/201106/2012
- 300 nông dân 12/2011được tập huấn về 06/2012
cách làm và sử
dụng phân bón.

Trường
ĐHNL,
Trung
tâm
KN Lào Cai

- Tổ chức 2 cuộc
hội thảo
- Biên soạn và in
500 bộ tài liệu
phục vụ phát triển
mở rộng

12/201106/2012

Trường
ĐHNL, Viện
TNNH,

Trung tâm
KN Lào Cai

04/201206/2012

Trưòng
ĐHNL

4.3 Đánh giá báo cáo tổng kết đề
tài
2.7.

Trường
ĐHNL Thái
Nguyên;
Viện TNNH;
người
dân
địa phương

Đầu ra và sản phẩm của đề tài/dự án

2.7.1. Đầu ra
TT Mốc thời
Đầu ra
gian
1
- Kết quả điều tra đánh giá tình hình
sử dụng phân bón
- Xác định khối lượng và chủng loại,

11/2009- chất lượng các nguyên liệu đầu vào
12/2009 để sản xuất phân bón tại chỗ

Chất lượng
- Số liệu có cơ sở khoa
học về chủng loại và số
lượng, chất lượng các
nguồn nguyên liệu hữu
cơ có thể khai thác chế
biến và sử dụng phân

20


2

02/201012/2010

4
5

12/201012/2011
12/201106/2012

6

12/201106/2012

7


04/201206/2012

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chế
biến và sử dụng phân bón tại chỗ:
- Ủ phân chuồng
- Chế biến phụ phẩm nông nghiệp
- Khai thác trầm tích than bùn
- Xác định loại cây, trồng và sử dụng
cây phân xanh có sinh khối lớn làm
phân bón và cải tạo đất
- Đánh giá chất lượng phân bón và
nghiên cứu hiệu quả sử dụng đối với
cây trồng
Xây dựng 32 mô hình sản xuất và sử
dụng phân bón tại nông hộ
Tập huấn và chuyển giao quy trình
sản xuất sử dụng phân bón tại chỗ
cho 300 nông dân và cán bộ tại tỉnh
Lào Cai
Tổ chức 2 hội thảo đầu bờ, viết và in
tài liệu phổ biến quy trình sản xuất
và sử dụng phân bón tại chỗ cho tập
huấn và mở rộng
Tổng kết nghiệm thu

bón tại chỗ.
Quy trình đơn giản và
có khả năng áp dụng
đối với người dân vùng
cao


Mô hình phải được
người dân thực hiện,
người dân đánh giá tốt
Đảm bảo đúng đối
tượng, số lượng người
được tập huấn
Tài liệu và kết quả hội
thảo có giá trị cho tập
huấn và nhân rộng
Đảm bảo đúng quy
định

2.7.1. Sản phẩm của đề tài/dự án
T Sản phẩm/Chỉ tiêu chất
T
lượng
1 01 báo cáo phân tích điều
tra, đánh giá về tình hình
sử dụng phân bón và kinh
nghiêm bản địa, nguồn
phế phụ phẩm trong sản
xuất nông nghiệp; các
nguồn hữu cơ khác như
than bùn, chất thải chăn
nuôi tại 3 huyện
2 Phương pháp (quy trình)
sản xuất phân bón tại chỗ
cho nông hộ:
- Ủ và xử lý phế thải chăn

nuôi làm phân bón
- Sử dụng phụ phẩm nông

Mức chất lượng cần đạt

Số lượng/quy


Ghi
chú

Báo cáo mang tính khoa
học cao, đảm bảo độ tin
cậy.
1 báo cáo kết
quả

- Phương pháp đơn giản,
thực tiễn phù hợp với
điều kiện thực tế về
nguồn nguyên liệu, trình
độ dân trí, điều kiện kinh

04 quy trình
được hoàn
thiện và áp
dụng

21



nghiệp làm phân bón
- Khai thác nguồn trầm
tích và phosphoris tự
nhiên
- Trồng và sử dụng cây
phân xanh
3 Đánh giá chất lượng và
hiệu quả sử dụng các loại
phân bón trên

tế xã hội tại địa phương.
- Được người dân chấp
nhận và có thể áp dụng

- Đáp ứng tiêu chuẩn
phân bón .
- Sử dụng có hiệu quả
làm tăng năng suất cây
trồng và tăng độ phì đất

01 báo cáo kết
quả

4 Xây dựng các mô hình sản Mô hình được người dân
xuất và sử dụng phân bón chấp nhận và áp dụng,
32 mô hình tại
bởi các nông hộ
hiệu quả kinh tế, năng
2 huyện

suất cây trồng và chất
lượng đất tăng lên
6 Tập huấn quy trình kỹ
thuật cho nông dân và cán
bộ kỹ thuật địa phương
7 Tài liệu hoá cho nông dân

Người dân hiêu và có thể
áp dụng

300 người
được tập huấn

Các tài liệu in ấn đẹp và 01 bộ tài liệu
được biên soạn
dễ hiểu cho người dân
và in 500 bản
8 Hội thảo đầu bờ để nhân Đáp ứng yêu cầu chia sẻ
2 hội thảo
rộng kết quả
và học tập của người dân
9 Bài báo khoa học đăng Bài báo có giá trị khoa
1-2 bài được
trong tạp chí KH ngành
học
đăng
1 Báo cáo tổng kết cuối
Đáp ứng yêu cầu của
1 báo cáo tổng
0 cung

Chương trình
kết
2.8. Dự toán kinh phí
2.8.1. Bảng tổng hợp kinh phí ( Đơn vị tính: 1000 VNĐ)
Hạng mục

Kinh phí

Tổng

Năm 1
15820

Năm 2
36120

Năm 3
36120

Năm 4
23240

111300

Thiết bị, máy móc

23000

23400


0

0

46400

Nguyên, vật liệu,
năng lượng

41700

78400

39940

1400

161440

Tập huấn, đào tạo

8100
14360

0
57440

0
57440


143500
21720

151600
150960

Lương cán bộ

Đi lại, lưu trú, phụ

22


cấp
Quản lý, thực hiện

18500

94500

45000

31500

189500

Chi khác

36000


28400

19400

5000

88800

157480

318260

197900

226360

900000

Tổng

2.8.2. Dự trù kinh phí chi tiết (Phụ lục đính kèm)
2.9.

Kết luận

Đề tài “Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng
các nguồn phân bón tại chỗ” được thiết kế và xây dựng dựa trên thực tế yêu cầu
phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng cao. Đề tài cũng đáp ứng các
tiêu chí của Chương trình sinh kế vùng cao ARD SPS.
Vì vậy cơ quan và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài rất mong muốn đề tài được

phê duyêt.
Ngày tháng năm 2009
Thủ trưởng cơ quan
chủ trì thực hiện đề tài

Chủ trì thực hiện đề tài

Đặng Văn Minh
Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường
(Họ, tên, chữ ký, đóng dấu)

Vụ Tài chính
(Họ, tên, chữ ký)

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×