Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

quy trình kỹ thuật sản xuất tại công ty cổ phần nhựa rạng đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP-HCM
KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG
GVHD: LÊ TƯỜNG SINH

SVTH:
Quang Thi Ngoc Anh
Thái Thị Minh Hằng
Nguyễn Đình Minh Tiến
Trần Đình Nghi

07/2009
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN:



















LỜI MỞ ĐẦU
  
Ngày nay,cùng với sự phát triển nhanh chóng của Khoa Học- Kỹ Thuật, nhiều
công nghệ mới, sản phẩm mới ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng được
nâng cao .Ngành Vật Liệu nói chung, và ngành vật liệu Polime – Composite nói riêng ,đã
có những bước tiến mới vượt bậc, nhiều loại vật liệu mới ra đời với những tính năng ưu
việt.Ta có thể bắt gặp chúng trong đời sống hàng ngày như cặp, giỏ xách giả da, khăn trải
bàn, tôn, tấm lợp…và nhiều sản phẩm khác.
Nhận thấy được tầm quan trọng và ứng dụng rộng lớn của Polime – Composite
như trên, kết hợp với những kiến thức đã học và quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần
Nhựa Rạng Đông, nhóm chúng em thực hiện bài báo cáo này như một cái nhìn tổng quát
về các quy trình sản xuất sản phẩm Polime-Composite tại Công ty Rạng Đông .Trong quá
trình tìm hiểu không thể tránh khỏi các thiếu sót, chúng em rất mong được sự góp ý ,bổ
sung của thầy, và các cán bộ lãnh đạo nghiệp vụ của công ty để bài báo cáo này được
hoàn thiện hơn .
Chúng em chân thành cảm ơn thầy và các anh chị trong công ty Rạng Đông đã
tạo điều kiện , giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc thầy cô trường ĐHBK TP-HCM nói chung và
thầy cô khoa Công Nghệ Vật Liệu nói riêng dồi dào sức khỏe,hạnh phúc và gặp nhiều
thành công trong cuộc sống.Kính chúc quý Công ty ngày càng phát triển,đời sống cán bộ
công nhân viên ngày càng được nâng cao để góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn
vinh và giàu mạnh.
Tp HCM ,ngày 11 tháng 7 năm 2009
І )Tổng quan về công ty:
1) Lịch sử hình thành và phát triển:
- Từ đầu thập niên 60: được thành lập với tên là hãng UFEOC (Liên hiệp các
xí nghiệp cao su Viễn Đông Pháp). Năm 1962 đổi tên thành UFIPLASTIC COMPANY.
- Từ 1963 – 1975: nhập khẩu các máy cán, dây chuyền máy tráng đầu tiên từ

Nhật Bản và Đài Loan để sản xuất các loại giả da PVC, PU xốp, khăn trải bàn, màng
mỏng PVC, vải tráng PVC, PU, vải dù chống thấm.
- Sau ngày 30/4/1975 Cty UFIPLASTIC chuyển thành NHÀ MÁY NHỰA
RẠNG ĐÔNG (tháng 11/1977), trực thuộc Cty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ.
- Từ 1985 - 1995: Đổi tên thành CÔNG TY NHỰA RẠNG ĐÔNG. Liên
doanh với Cty Full-Dexterity (Đài Loan) chuyên sản xuất giả da PU, giấy dán tường, vải
chống thấm xuất khẩu.
- Năm 1993: Thành lập Nhà máy Nhựa Hóc Môn chuyên sản xuất bao bì.
- Năm 1996: Thành lập Chi nhánh công ty tại Hà Nội.
- Năm 1997: Thành lập Nhà máy Nhựa Nha Trang tại TP. Nha Trang - tỉnh
Khánh Hoà.
- Năm 1999: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác Đài Loan tại XNLD Li
Phú Đông để thành lập Nhà máy Nhựa 6.
- Năm 2000: thành lập Chi nhánh Công ty tại Nghệ An.
- Năm 2003: công ty chuyển về trực thuộc trực tiếp Bộ Công nghiệp. Công ty
nhận chứng chỉ ISO 9001-2000.
- Ngày 02/5/2005: Công ty được cổ phần hoá, chính thức đi vào hoạt động với
tên là CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG.

2) Địa điểm xây dựng :

Số 190 đường Lạc Long Quân, P.03, Quận 11, T/P Hồ Chí Minh.
3) Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự:
3) Các sản phẩm chính phụ của nhà máy : màng mỏng, giả da, tôn ván, bao bì
4) An toàn lao động -phòng cháy chữa cháy : Nhà máy luôn quan tâm đến an toàn
lao động và công tác phòng cháy chữa cháy:
- Đặt ra các nội quy nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Công nhân trong nhà máy được trang bị đồng phục, quần áo bảo hộ lao
động,khẩu trang…
- Công nhân nghiêm túc tuân thủ đúng trình tự và cách thức vận hành máy

móc.
- Máy móc luôn được kiểm tra thường xuyên ,kĩ lưỡng trước khi vận hành để
phòng tránh tai nạn lao động.
- Công tác phòng cháy chữa cháy được tuyên truyền giáo dục đến từng công
nhân trong nhà máy.
- Trang bị đầy đủ thiết bị ,bình chữa cháy trong từng khu vực sản xuất, để có
thể kịp thời xử lí khi gặp sự cố.
5) * Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp :
- Song song với việc phát triển sản xuất, nhà máy cũng luôn quan tâm đến
việc bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo môi trường trong lành bằng các biện pháp khác
nhau:
* Xử lí kĩ thuật - nâng cao quản lí:
- Lắp đặt hệ thống thu hồi và xử lí khí thải trong quá trình sản xuất,lọc bụi
trong không khí ,đảm bảo môi truờng làm việc trong lành.
- Xử lí nước thải và tuần hoàn để bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
- Thu gom, phân loại chất thải rắn ngay tại nơi sản xuất, quay vòng phế liệu để
tiết kiệm chi phí nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
- Sử dụng các nguyên liệu sạch và thân thiện với môi trường để đảm bảo sản
phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và an toàn sức khỏe con người.
- Thường xuyên kiểm soát, đo lường đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
* Tuyên truyền giáo dục – nâng cao ý thức người lao động :
- Tổ chức các khóa tập huấn về môi trường cho CB – NV.
- Ban hành các quy định thực hiện.
- Tuyên truyền giáo dục .
* Công ty đã nhận Giấy Chứng Nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường do Sở
Khoa Học Công Nghệ Môi Trường TP HCM cấp.
II)Công nghệ:
1) Nguyên liệu:
1.1) PVC:
- PVC là 1 loại nhựa được trùng hợp theo sơ đồ sau:

nCH
2
=CHCl → (-CH
2
-CHCl-)
n
- Phản ứng trùng hợp này có thể tiến hành theo các phương pháp sau:
+ trùng hợp khối:tạo PVC dạng khối (phương pháp này ít được sử dụng)
+ trùng hợp huyền phù:tạo ra PVC-S(Suspension) có đặc tính hút dầu tốt,độ
trong cáo,giá thành rẻ để sản xuất bằng phương pháp cán,đùn,đúc tiêm….
+ trùng hợp nhũ tương:tạo PVC-E(Emulsion) có cấu trúc hạt chặt,ít hút dầu để
sản xuất các sản phẩm từ hỗn hợp PVC-DOP như các sản phẩm tráng,đúc quay,làm hồ…
- PVC là 1 loại nhựa vô định hình (có độ kết tinh thấp),T
g
~ 80
0
C nên ở nhiệt độ
bình thường PVC cứng nếu không hóa dẻo.Chính vì vậy người ta cần phân biệt PVC
cứng và PVC mềm khi nói về sản phẩm PVC.Sau đây là cách phân biệt 3 sản phẩm PVC:
+ PVC cứng: hàm lượng chất hóa dẻo từ 0-5%
+ PVC bán cứng: hàm lượng chất hóa dẻo từ 5-15%
+ PVC mềm: hàm lượng chất hóa dẻo >15%
- Nhiệt độ gia công cảu PVC từ 150
0
C -220
0
C,tuy nhiên PVC bị phân hủy ở nhiệt
độ trên 1400C nên khi gia công phải sử dụng chất ổn định nhiệt.PVC cũng dễ bị ánh sang
làm lão hóa,vì vậy trong nhiều trường hợp phải sử dụng chất ổn định quang
- Một vài tính chất quan trọng của PVC:

+ bằng cách thêm chất hóa dẻo có thể sản xuất ra các sản phẩm có độ cứng
thay đổi.
+ có thể sử dụng hầu hết các phương pháp gia công đối với PVC
+ PVC có nhiều tính chất cơ học tốt như độ bền kéo đứt,độ giãn đứt,tính chất
cách điện,chịu ăn mòn cao.
+ có thể sản xuất với các màu sắc đa dạng
+ PVC kém bền đối với acid,kềm,chất tẩy rửa
+ PVC là loại nhựa khó cháy vì trong phân tử có chứa Clo
+ giá thành vừa phải.
- Một vài tiêu chuẩn cần lưu ý đối với PVC:
+ giá trị K: là một giá trị đo được bằng cách đo độ nhớt của dung dịch PVC
trong cyclohexanone, sau đó dùng công thức để tính ra K. Như vậy giá trị K phản ánh độ
nhớt của dung dịch PVC,do đó phản ánh khối lượng phân tử của PVC. Khi lựa chọn
PVC để gia công, giá trị K là tiêu chuẩn cần xét đến đầu tiên vì tính chất sảm phẩm và gia
công phụ thuộc nhiều vào K,vì vậy cần lựa chọn cẩn thận.
Ví dụ: đối với sản phẩm thông thường như tole, màng, ống nước… dùng PVC có
K=65-68, đối với màng bán cứng,khớp nối… dùng PVC có K=57-62
+ khối lượng riêng thể tích (g/cm3): phản ánh mức độ nén chặt của PVC, nó
quan trọng khi đùn vì nếu đại lượng này càng lớn thì năng suất máy theo khối lượng càng
cao.Tuy nhiên không thể tăng đại lượng này cao quá mức thì sẽ nằm ngoài khả năng thiết
kế của máy(mỗi máy đùn có trục vít chỉ được thiết kế cho 1 dạng nguyên liệu thích
hợp).Ví dụ không thể dùng máy chạy hạt để chạy cho bột và ngược lại.
+ Độ hấp thụ và tốc độ hấp thụ dầu DOP: độ hấp thụ DOP là lượng DOP hấp
thụ được cho 100g nhựa còn tốc độ hấp thụ DOP là lượng DOP hấp thụ được trong 1 đơn
vị thời gian. Đối với những sản phẩm có hàm lượng DOP cao thì phải chọn PVC có khả
năng hấp thụ DOP tốt để tạo ra hỗn hợp bột khô có tính chảy tốt.Nếu khả năng hấp thụ
DOP thấp thì bột sau khi trộn không được khô, thậm chí DOP không thấm được vào
nhựa, như vậy chất lượng trộn không đạt yêu cầu, năng suất trộn giảm xuống thì phải kéo
dài thời gian trộn.So sánh về mức độ hấp thụ DOP thì PVC-S tốt hơn PVC-E
+ Hàm lượng mắt cá: là những hạt trong lấm tấm trong sản phẩm.Mắt cá được

tạo ra có thể là do bụi lẫn vào,do công thức bôi trơn không hợp lý nên nhựa nóng chảy
không đều,hoặc do PVC có những khối lượng phân tử lớn quá mức
+ Hàm lượng chất dễ bay hơi:chất dễ bay hơi,ẩm có thể gây bọt cho sản
phẩm,vì vậy hàm lượng chất dễ bay hơi phải nhỏ hơn 0.3%
- PVC của công ty thường được sử dụng ở dạng bột,sau đó qua công đoạn đùn để
thành dạng hạt dể dùng cho những máy sử dụng PVC ở dạng hạt.
1.2) PE(polyetylen): gồm 3 dạng
- LDPE
- LLDPE
- HDPE
1.2.1)LDPE:(Low Density PolyEtylen)
- LDPE là loại nhựa được trùng hợp ở áp suất cao,đi từ polyetylen,có tỷ trọng từ
0.910-0.925 kg/cm
3
.
- LDPE có cấu tạo mạch phân nhánh như sau:
- Nhựa LDPE được phân loại chủ yếu là theo tỷ trọng và chỉ số chảy (chỉ số MI)
và khi lựa chon người ta xem xét 2 yếu tố này là chủ yếu
- LDPE là một loại nhưa có tính chất kết hợp được nhiều tính chất như độ dai,độ
bền va đập,chịu lạnh,độ mềm dẻo,dễ gia công,chịu hóa chất,ít thấm nước,cách điện tốt.
LDPE chịu nước tốt,chịu được dung dịch muối, kềm và acid nhưng bị oxy hóa khi gặp
các chất oxy hóa như HNO
3
,H
2
SO
4
….Do bản chất trơ nên khó kết dính với các loại
keo,mực in nếu không được xử lý bề mặt(bằng dòng diện cao tần hay ozon…). Dưới
60

0
C PE không tan trong tất cả dung môi hữu cơ nhưng trương trong dung môi
thơm(benzene,toluene) và dung môi chứa clo.Độ thấm hơi ẩm của LDPE khá nhỏ nhưng
khi tăng tỷ trọng thì độ thấm giảm xuống.Khả năng cháy chậm.
- Các loại PE còn được phân loại theo độ kết tinh và sự phân bố khối lượng phân
tử:
+ Khi giảm chỉ số chảy hay chỉ số MI (1 chỉ số có ý nghĩa hoàn toàn tương tự
như chỉ số K của PVC),nhựa khó chảy hơn,khó kéo mỏng phôi đùn hơn(lý do tại sao khi
sản xuất màng đều khó sản xuất màng có độ dày thấp) nhưng bù lại tính chất cơ lý sản
phẩm tốt hơn.
+ Độ kết tinh của LDPE trong khoảng từ 30-40%.Tăng dộ kết tinh thì độ
cứng,độ chịu hóa dẻo,độ chống thấm khí,độ bền kéo đứt,dộ chịu nhiệt tăng,còn vộ bền va
đập và độ bền xé rách giảm.
+ Khi cùng M (tức cùng MI), phân bố M rộng thì nhựa dễ chảy hơn phân bố
hẹp.Phân bố M cũng ảnh hưởng đến tính chất sử dụng của sản phẩm nhưng khi thay đổi
M (MI) thì tính chất sử dụng thay đổi nhiều hơn.
- Các thông số nhiệt của LDPE:T
g
khoảng từ -90
0
C tới -25
0
C,T
f
khoảng từ 110
0
C
tới 125
0
C.

- LDPE có các thông số chính sau:
+ Đùn màng: thường được sản xuất bằng 2 phương pháp là đùn thổi và đùn
dung đầu khuôn chữ T.Màng PE có dộ trong và độ bền cơ lý tương đối tốt,mềm,dễ dán,ít
gây mùi vị khó chịu và trơ hóa chất,thường được dùng làm màng nông nghiệp,bao
bì,màng co…Thường chỉ số MI của PE làm màng từ 1-5g/10 phút
+ Đùn trang1 phần LDPE còn được dung dề đùn tráng lên giấy,vải,các loại
màng nhựa khác.Sản phẩm tráng thường có tính dán nhiệt tốt,tính chống ẩm và nhiều tình
chất cơ lý đươc cải thiện.Thường dùng PE có chỉ số MI từ 3-15g/10phút
+ Ép phun và ép thổi: LDPE cũng được dùng để sản xuất các sản phẩm ép
phun như nắp chai,ép thổi cũng như các loại chai dùng trong y tế Thường dùng PE có
chỉ số MI từ 0.5-2.0g/10phút và tỷ trọng từ 0.918-0.922g/cm
3
+ Bọc dây dẫn điện:Thường dùng PE có chỉ số MI từ 0.25-2.0g/10phút và tỷ
trọng từ 0.918-0.932g/cm
3
1.2.2) LLDPE:(Linear Low Density PolyEtylen)
-LLDPE là nhựa PE có mạch phân tử thẳng,có nhánh ngắn
- LLDPE và LDPE khác nhau về số lượng mạch nhánh và chiều dài mạch
nhánh.LLDPE có ít mạch nhánh hơn và mạch nhánh ngắn hơn nhánh của LDPE
- Do LLDPE có mạch nhánh ngắn hơn nên độ kết tinh của LLDPE cao hơn,do đó
sản phẩm cứng hơn, nhiệt độ kết tinh cao hơn và nhiệt dộ nóng chảy của LLDPE cao hơn
LDPE khoảng 10-15
0
C.Ngoài ra LLDPE có độ bền đứt,độ bền xuyên thủng,độ giản đứt
cao hơn LDPE,màng LLDDE đục hơn LDPE (do độ kết tinh cao hơn).Độ mảng của
LLDPE có thể được cải thiện khi pha vào lượng nhỏ LDPE
- LLDPE có sự phân bố khối lượng phân tử hẹp hơn LDPE và kết hợp với loại
cấu trúc mạch thẳng nên tạo ra độ nhớt nóng chảy cao hơn LDPE dù có cùng chỉ số chảy
MI
- LLDPE có các ứng dụng như LDPe khi người ta cần lợi dụng các tính chất của

LLDPE như độ bền đứt,độ bền xuyên thủng,độ giản đứt cao hơn LDPE
1.2.3)HDPE:(High Density PolyEtylen)
-HDPE là 1 loại nhưa trùng hợp ở áp suất thấp,có tỷ trọng cao,độ kết tinh cao nên
cứng hơn nhựa LLDPE
- HDPE với LLDPE chỉ khác nhau về số lượng mạch nhánh,ở 2 loại này mạch
nhánh đều ngắn như nhau
- tính chất của HDPE có sự khác nhau chủ yếu là do:
+ có tý trọng khác nhau:đây là tính chất quyết định các tính chất cảu
HDPE.Giữa tỷ trọng và độ kết tinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Độ kết tinh giảm thì
tỷ trọng giảm và ngược lại.Do đó muốn làm giảm tỷ trọng ta làm giảm độ kết tinh bằng
cách đưa vào các comonomer như buten,hexen.Theo tỷ trong người ta phân HDPE ra làm
loại có tỷ trọng cao (từ 0.940-0.965g/cm
3
) và loại c1o tỷ trọng trung bình MDPE (từ
0.926-0.940g/cm
3
),Khi tăng tỷ trọng thì độ bền đứt và độ cứng cao hơn nhưng dộ bền va
đập giảm xuống
+ có khối lượng phân tử khác nhau:khi giảm MI (tăng M) độ bền sản phẩm
tăng lên,độ dai tốt hơn nhưng gia công khó hơn
+ phân bố M:thay đổi từ phân bố rộng dến phân bố hẹp tùy vào xúc tác và
công nghệ sản xuất.Thường thì phân bố hẹp thích hợp cho ép phun,phấn bố từ trung bình
đến rộng thích hợp cho đùn
- Một vài tính chất của HDPE:
+ T
f
khoảng 130-140
0
C.
+ HDPE có độ bền kéo cao nhưng độ bền xé và độ bền va đập kém hơn

LDPE,khả năng chấm thống khí và hơi nước tốt hơn LDPE.
+ HDPE bền với hóa chất hơn so với LDPE,cũng rất khó kết dính với các loại
keo,mực in nếu không xử lý bế mặt,khả năng cháy chậm.
-HDPE có thể gia công bằng các phương pháp đùn,ép phun,ép thổi,đùn thổi,đúc
quay để cho ra nhiều loại sản phẩn khác nhau như các loại chai,cán,ván nhựa,ông
nước,xô chậu,các loại màng…Sau đây là bảng chọn chỉ số MI theo phương pháp gia công
của HDPE
Phương pháp gia công MI(g/10 phút)
ép phun 1-20
ép thổi 0.03-0.9
đùn sợi 0.3-1.0
đùn thổi màng 0.03-0.30
đùn ống 0.2-0.8
1.3) PP:(polypropylene)
-PP cũng là 1 loại nhựa thuộc nhóm polyplefin như PE nhưng do có các nhóm
etylen dọc theo mạch phân tử nên PP có độ cứng cao hơn các loại PE,có nhiệt độ nóng
chảy cao hơn PE,độ bền kéo đứt cao hơn PE (nhất là sau khi đã được kéo dịnh hướng)
nên thường làm các loại dây sợi.
-có 2 loại PP chính:
+ homopolymer:trùng hợp chỉ từ propylene.
+ comoplymer:thường thêm comonomer là etylen.Khi tăng hàm lượng etylen
thì độ kết tinh của PP giảm xuống,PP càng mềm và cuối cùng thành cao su etylen
propylene ký hiệu là cao su EPR.
- các tính chất điển hình của PP là kháng hóa chất tốt,bền đối với acid,kiềm ngay
cả ở nhiệt độ cao.Ở nhiệt độ thường nó không tan trong bất kì dung môi nào nhưng ở
nhiệt độ trên 80
0
C nó tan trong hydrocacbon thơm,paraffin clo hóa,tỷ trọng thấp (0.90-
0.901g/cm
3

),T
f
khoảng 160-170
0
C,độ bền kéo đứt cao và có giá thành vừa phải.Cũng
như PE,PP có bề mặt rất trơ nên khó in sơn,dán bằng keo nếu không xử ý bề mặt.Khả
năng cháy chậm.
- PP có thể bị oxy hóa khi gia công và sử dụng nên phải dùng thêm chất chống
oxy hóa.
- PP có thể gia công bằng nhiều phương pháp để tạo ra các sản phẩm khác nhau
như màng PP làm bao bì(bao gồm cả loại không định hướng và có định hướng),làm các
sản phẩm profile,đùn tấm định hình nhiệt cho bao bì thực phẩm,các loại sợi để dệt bao và
vải không dệt,các loại chai lọ,vỏ ắc quy,các bộ phận trong ô tô
- Việc lựa chọn PP cho từng sản phẩm phụ thuộc vào chỉ số chảy MI,loại
homopolymer hay copolymer (chỉ số MI đối với PP không những phụ thuộc vào khối
lượng phân tử M mà còn phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng phân tử,trong khi các loại
nhựa khác chủ yếu MI phụ thuộc vào M)
1.4) EVA (etylen vinyl acetat)
- nhựa EVA là 1 loại sản phẩm dồng trùng hợp của etylen với Vinyl acetat,tùy
theo hàm lượng Vinyl acetic (VAC) mà nhựa EVA có các tính chất khác nhau,những ứng
dụng khác nhau như:
+ EVA với hàm lượng 1-15% VAC:sản phẩm có dộ trong suốt,mềm dai hơn
nhựa LDPE,thích hợp cho việc sản xuất các loại bao bì chịu lực và chịu lạnh
+ EVA với hàm lượng 15-30% VAC:sản phẩm có tính mềm dẻo cao,sử dụng
trong ép phun,sản xuất các miếng đệm,vỏ bọc cách điện
+ EVA với hàm lượng 30-40% VAC:có độ mềm dẻo cao,sử dụng tốt trong
công nghệ tráng
+ EVA với hàm lượng 40-50% VAC:sản phẩm có tính chất giống như cao su
+ EVA với hàm lượng 70-95% VAC:dùng để sản xuất chất kết dính trong keo
sơn…

- Khi hàm lượng EVA tăng sẽ làm thay đổi một số tính chất cho sản phẩm
như:làm tăng độ bền ở nhiệt độ thấp,độ mểm dẻo,độ trong,tỷ trọng,khả năng dán nhiệt…
nhưng làm giảm tính bền hóa chất,nhiệt độ biến dạng nhiệt,tính ngăn chặn khí
- Nguyên liệu EVA sử dụng dể sản xuất màng có rất nhiều ưu điểm so với sản
phẩm màng từ nhựa LDPE như:
+ độ trong suốt cao hơn
+ tính mềm dẻo và dai hơn
+ khả năng dán nhiệt tốt hơn
- Tính chất hóa học: EVA bền với acid, kiềm loãng, alcohol, chất béo, chất tẩy
rửa nhưng không bền với acid đậm đặc, xeton, hydrocacbon thơm.Khả năng chịu hóa
chất của EVA có phần kém hơn so với LDPE do độ kết tinh thấp hơn và tính chất phân
cực của EVA
1.5)PU (polyuretan)
-là trong phân tử có liên kết uretan -NH-CO-O- được tổng hợp từ diisocyanat theo
phản ứng trùng hợp bậc.
-PU có tính mềm dẻo,bền với môi trường,đặc biệt tia tử ngoại và môi trường oxi
hóa.
1.6) UPE (Unsaturated Polyeste) là polyester không no hay là polyester chưa bảo
hòa
- là loại polymer được tổng hợp bằng phản ứng trung ngưng giữa polyol và poly
acid,trong đó nối đôi có thề trùng hợp và đồng trùng hợp.Các nối đôi thường mang vào từ
polyacid.
- là loại nhựa nhiệt rắn,sau khi đóng rắn có độ bền cơ tính cao,khi làm vật liệu
composite có khả năng chịu lực tốt,biến dạng đàn hồi cao.
- UPE chịu môi trường dung môi tốt,chịu sương muối,tia tử ngoại,chịu được môi
trường acid HCl 15%,HNO
3
7%,kém chịu NaOH trên 2%.
1.7) sợi thủy tinh
-dùng để gia cường cho vật liệu composite.

-trong công ty dùng loại sợi thủy tinh là loại cuộn roving liên tục.
1.8 Các chất phụ gia
1.8.1 Chất hóa dẻo: vì ở nhiệt độ thường PVC rất cứng, khi cần mềm dẻo hơn người
ta trộn thêm với chất hóa dẻo,các phân tử hóa dẻo len lỏi giữa các mạch phân tử PVC làm
yếu liên kết giữa các mạch tạo PVC mềm. Có 2 loại hóa dẻo:
- Chất hóa dẻo chính: có độ tương hợp cao với PVC nên có thể sử dụng một
mình như DOP
- Chất hóa dẻo phụ: thường không sử dụng một mình có thể vì có độ tương
hợp thấp với PVC hay giá thành cao. Ví dụ dùng thêm DOA để tăng khả năng chịu lạnh
của sản phẩm, dùng BBP để tăng khả năng nhựa hóa,
* Yếu tố lựa chọn chất hóa dẻo:
- Hiệu quả hóa dẻo và độ tương hợp với PVC: để tạo ra độ mềm dẻo nào đó
cần dùng lượng nhất định. Nếu dùng ít thì chất hóa dẻo có hiệu quả hóa dẻo mạnh.
- Các tính chất gia công: độ bay hơi thấp, gây ảnh hưởng đến thời gian nhựa
hóa, có khả năng ảnh hưởng đến tính ổn định nhiệt của PVC hay không…
- Các tính chất sử dụng của sản phẩm: độ chịu lạnh, tính không cháy, tính độc
hại, di hành…
- Giá thành: càng thấp càng tốt. Tuy nhiên loại hóa dẻo rẻ tiền thì chất lượng
càng thấp.
* Nói chung hay dùng DOP làm chất hóa dẻo chính vì nó có tính năng tốt ở giá thành
thích hợp. Khi cần các tính năng đặc biệt người ta mới trộn thêm hóa dẻo khác.
1.8.2 Chất ổn định: là chất ngăn chặn sự phân hủy của PVC bằng phản ứng hóa học,
ngăn chặn sự dính vào bề mặt kim loại bằng tác dụng bôi trơn giảm ma sát.
- Cơ chế ổn định:
+ Hấp thu HCl phát sinh:
2HCl + 3PbO.PbSO
4
.H
2
O → PbCl

2
+ 2PbO.PbSO
4
.H
2
O + H
2
O
+ Hấp thu gốc tự do:
R + R
2
Sn(RCOO)
2
→ R – R + RSn(RCOO)
2
.
+ Ngăn chặn sự tạo thành liên kết đôi
+ Chống oxy hóa
+ Hấp thụ tia UV (ổn định ánh sáng)
- Các loại ổn định:
+ Chất ổn định chì: có tính ổn nhiệt mạnh, cách điện tốt, chịu thời tiết tốt
giá thành vừa phải nhưng độ phân tán kém gây độc hại ví dụ: tribasic chì sunphat
(3PbO.PbSO
4
.H
2
O), Stearat chì ( Pb(C
17
H
35

COO)
2
)
+ Chất ổn định xà phòng kim loại: tính ổn nhiệt tốt nhưng yếu hơn chì, có
tính chất bôi trơn, ít gây mùi ví dụ:calcium stearat Ca(C
17
H
35
COO)
2
, kẽm stearat
+ Chất ổn định thiếc: độ ổn nhiệt tốt, tạo sản phẩm có độ trong cao,tan tốt
trong PVC nhưng rất đắt tiền, không có tính bôi trơn, mùi khó chịu, một vài dạng độc hại.
1.8.3 Chất bôi trơn: bôi trơn là một dạng chất ổn định như ngăn chặn PVC không
bám dính vào bề mặt kim loại(bôi trơn ngoại); bôi trơn còn làm giảm ma sát nội sinh ra
khi gia công, tạo ra độ nhớt và tính chảy thích hợp cho hỗn hợp (bôi trơn nội).
- Cơ chế tác dụng của chất bôi trơn:
+ Chất bôi trơn ngoại: có độ tương hợp kém với PVC nên tạo ra một lớp
màng chất bôi trơn giữa bề mặt kim loại và nhựa. Do đó ngăn chặn PVC bám vào kim
loại.
+ Chất bôi trơn nội: có độ tương hợp tốt với PVC nên nằm xen các phân tử
PVC làm giảm ma sát giữa các phân tử, giảm độ nhớt PVC nóng chảy.
- Các loại bôi trơn:
+ Hydro cacbon: Paraffin
+ Các xà phòng kim loại: Pb-St, Zn-St,
+ Acid béo: acid stesric
+ Ester, alcohol
1.8.4 Chất độn: mục đích là làm giảm giá thành sản phẩm.
- Chất độn dùng cho PVC: thường sử dụng là CaCO
3

.
+ Ưu điểm dùng độn: tăng độ đục cho sản phẩm, tăng tính ổn nhiệt, tăng độ
cứng,
+ Nhược điểm: tạo độ nhớt cao nên khó gia công, giảm độ bền cơ lí, giảm
độ bóng sản phẩm.
+ Các yếu tố lựa chọn chất độn:
• Cỡ hạt: hạt càng mịn thì cơ lí sản phẩm càng tốt, nhưng giá thành
chất độn tăng.
• Khả năng phân tán: chất độn phải dễ phân tán vào PVC, nếu khó
phân tán thì lượng dùng phải có giới hạn.
• Không được lẫn tạp chất vì gây ảnh hưởng đến ngoại quang và cơ lí
sản phẩm.
• Độ hấp thụ dầu DOP càng thấp càng tốt
- Chất độn dùng cho PE, PP ,EVA: để đảm bảo độ tương hợp tốt, nếu không
tương hợp tốt rất khó phân tán và làm suy giảm nhiều tính chất cơ lí. Đôi khi chất độn có
thể pha thêm lượng nhỏ TiO
2
để tăng độ trắng của sản phẩm. Chất độn thường dùng là
CaCO
3
, khi sử dụng có thể tạo ra các hiệu quả khác như:
+ Tăng độ đục, độ cứng cho sản phẩm
+ Tăng tỷ trọng sản phẩm
+ Giảm độ co rút của sản phẩm ép phun
+ Giảm độ bóng của sản phẩm.
-các loại chất độn là
* Chất màu:
Đối với PVC chất màu phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Không gây bụi,dễ cân đo.
- Khả năng phân tán màu tốt.

- Không bị di hành.
- Chịu được nhiệt độ cao khi gia công.
- Chịu được thời tiết.
- Không độc hại.
Chất màu thường có 2 loại:
- Pigment: là loại màu không hòa tan trong dung môi, nhựa mà chỉ phân tán vào
dưới dạng các hạt màu có kích thước rất nhỏ.
- Phẩm màu: là loại màu hòa tan trong dung môi và nhựa.Loại này ít sử dụng vì
thường có độ chịu nhiệt kém, do tính hòa tan cao nên hay xảy ra hiện tượng di
hành màu. Tuy nhiên chúng có màu sắc đẹp.
Trong thực tế ta có thể gặp các màu dạng bột,màu dạng hạt mịn hay dạng bánh (phân tán
sẵn với nhựa) hoặc màu dạng paste (phân tán trong chất hóa dẻo).
Theo bản chất hóa học có thể phân loại màu thành hai dạng:
- Màu vô cơ: độ bền quang và bền nhiệt cao nhưng màu sắc không đẹp.
- Màu hữu cơ: màu sắc đẹp nhưng độ bền quang và bền nhiệt kém.
Đối với PE,PP,EVA chất màu thường được dùng dưới dạng masterbach, nghĩa là màu
được phân tán trước trong một loại nhựa mang thích hợp có cùng bản chất với nhựa mà
nó cần tạo màu.
* Chất trợ gia công:
Chất trợ gia công là một loại nhựa mà khi thêm vào hỗn hợp PVC thì:
- Cải thiện sự nhựa hóa, các tính chất cơ lý của hỗn hợp được phát triển đầy đủ sau
khi gia công, tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp hơn.
- Nâng cao tính ổn định của quá trình sản xuất, tăng năng suất.
- Các sự cố bề mặt ở sản phẩm và sự cố do năng suất không ổn định giảm đi hoặc
không còn xuất hiện.
- Tăng được chiều rộng sản phẩm khi cán.
- Sự phân bố các tế bào xốp đồng đều hơn.
- Khả năng chịu nhiệt,chịu thời tiết,độ bền màu có xu hướng được cải thiện.
* Chất tạo xốp và xúc tiến tạo xốp:
Chất tạo xốp là một hợp chất hóa học bị phân hủy ở nhiệt độ cao tạo ra các sản phẩm khí,

các chất khí sinh ra tạo ra các lỗ xốp trong sản phẩm.
Chất tạo xốp thông dụng nhất cho PVC là AZ ( Azodicarbonamid) :
H
2
N-CO-N=N-CO-NH
2
Đây là chất tạo xốp dạng bột có màu từ cam đến vàng nhạt, nhiệt độ phân hủy 205-215
o
C.
Nhiệt độ phân hủy của AZ khá cao nên phải dùng chất xúc tác để hạ thấp nhiệt độ phân
hủy của nó.
Các hợp chất xúc tác có thể là các hợp chất ure,amin,hợp chất kim loại đặc biệt là hợp
chất của chì,cadmium,kẽm và hỗn hợp của các kim loại trên.
* Chất xử lý:
Mục đích của chất xử lý là tạo ra một lớp bề mặt có các tính chất sau:
- Tạo ra độ bóng,mờ cần thiết theo yêu cầu.
- Tạo cảm quan cho giả da như cảm giác trơn tay, khô tay….
- Chống trầy xước, chống bám bẩn.
- Chống di hành chất hóa dẻo khỏi bề mặt, tăng được thời hạn sử dụng cho sản
phẩm.
- Chống tạo khối.
- Tăng độ bền của lớp mực in vì lớp mực in nằm phí dưới lớp xử lý.
Thành phần của chất xử lý giống như mực in PVC nhưng tỉ lệ các chất sử dụng khác.
Ngoài ra phải sử dụng thêm nhiều các chất phụ gia như chất làm mờ, chất làm bóng, chất
tạo cảm giác trơn tay…tùy theo tính chất của lớp xử lý cần có.
* Chất đóng rắn:
Sử dụng chất đóng rắn MEKP.
*Chất xúc tiến đóng rắn
Công ty sử dụng chất xúc tiến là dạng muối hữu cơ của coban như coban napthalat
1.9. Vải – Hồ vải

Dung dịch hồ vải là dung dich PVCe có pha trộn thêm một số chất phụ gia khác.
Vải là tập hợp các sợi được dệt thành tấm theo các phương pháp khác nhau. Có hai
phương pháp dệt điển hình hiện nay là phương pháp dệt kim ( thun Cotton, thun
Polyester, thun PE…) và phương pháp dệt thoi ( vải TR, Soie-xô, Tám thưa, Kate…).
Hiện nay tại Công ty cổ phần nhựa Rạng Đông đang sử dụng:
- Các loại xơ: Cotton, Polyester, Polyamid…
- Các loại vải:
Vải thun Cotton
Vải thun PE
Vải thun Polyester
Vải Tám thưa
Vải Kate 83/17
Vải Soie-xô
Vải Nylon Taffet
Vải TR
Vải được sử dụng cho giả da nhằm mục đích làm tăng cường độ bền cơ lý cho sản phẩm
làm cho sản phẩm có độ mềm dẻo cao, không bị co giãn khi chịu các tác động của lực,
tăng cường độ bền xé và độ bền kéo cho sản phẩm.
1.10)Kiểm định nguyên liệu :
Mục Đích : Quy định các tiêu chuẩn phải kiểm tra ,phương pháp kiểm tra , mức chấp
nhận đối với các loại nguyên liệu mới ( chưa từng sử dụng), nguyên vật liệu thay thế
(đang sử dụng mà thay đổi nguồn cung cấp)
●PVC
» Đối với PVC-S : dạng bột
_Kiểm tra ngoại quan : xem xét bao bì, kí mã hiệu, quan sát màu sắc, mùi, kích thước
hạt ,độ mịn…so sánh với mẫu
Kiểm tra tính chất gia công của vật liệu :
Sử dụng công thức : PVC-S :100
DOP : 40
Ổn định: 2

Epoxy : 2
Sau khi trộn hỗn hợp theo công thức trên, đem gia công trên máy cán tại nhiệt độ 100-
165
o
C , trong 5’.Cán song song với mẫu có sẵn của nhà máy. Trong suốt quá trình ,so
sánh khả năng nhựa hóa, so sánh bề mặt, tìm khuyết tật,
Sau khi cán, đem thử cơ tính mẫu mới và mẫu chuẩn :kéo đứt, xé rách
Kiểm tra độ ổn định nhiệt sau khi cán thành màng, đưa vào lò 180
o
C trong 75’
Lấy 5 mẫu mới và 5 mẫu chuẩn ,thường xuyên lấy ra để so sánh với nhau tại các thời
điểm :35’,45’,55’,65’,75’
» Đối với PVC-E : dạng lỏng
_ Kiểm tra ngoại quan : kiểm tra bao bì, kí mã hiệu, độ nhớt …
_Kiểm tra tính chất gia công của vật liệu :
Sử dụng công thức : PVC-E :100
DOP : 60
Ổn định: 2
Thử gia công bằng phương pháp tráng (t
0
từ 190-195
o
C)
Tráng trực tiếp trên giấy vân,tráng song song 2 mẫu mới và mẫu chuẩn; cách 1’ lấy ra 1
lần, để kiểm tra màu sắc và khuyết tật .
●Kiểm tra chất hóa dẻo (lỏng) :
Cũng kiểm theo công thức PVC-S ;kiểm tra ngoại quan, đo tỷ trọng, khả năng gia công.
PVC
●Kiểm tra chất ổn định :
Cũng kiểm theo công thức PVC-S ;kiểm tra ngoại quan, kiểm tra ổn nhiệt (cán liên tiếp

1h) so sánh tại các thời điểm :10’,20’,30’,40’ .
●Kiểm màu:
Kiểm tra ngoại quan.
Thử bền màu có thể sử dụng công thức PVC-S thêm 1% màu (riêng màu đen &tím
0.1%) hay thêm 1% TiO
2
=>cán ra=> so sánh mẫu với nhau.
Thử ổn định nhiệt, kiểm tra độ bền di hành màu, bền quang, bền nhiệt .
●Kiểm tra phụ gia khác:
Sử dụng công thức PVC-S nếu phụ gia thêm vào PVC-S
Sử dụng công thức PVC-E nếu phụ gia thêm vào PVC-E
2)công nghệ và thiết bị gia công
2.1 Công nghệ cán chất dẻo:
2.1.1. Nguyên liệu:
• PCV : chủ yếu là PCV-S, dạng bột
• Các chất phụ gia: hóa dẻo, bôi trơn, ổn định, độn, màu, chất trợ gia công cho PVC
2.1.2 Thiết bị gia công: hệ thống máy cán là một dây chuyền hoạt động liên tục từ
khâu chuần bị, cân nguyên liệu đến ra sản phẩm hoàn chỉnh. Bao gồm:
• Hệ thống cân nguyên liệu tự động nhanh và chính xác.
• Máy trộn nguyên liệu: trộn tự động và trộn tay
• Máy nấu: kín, có thể gia nhiệt bằng dầu(tự động) hay hơi nước, lò hơi
• Hệ thống hai máy nghiền: là máy cán hai trục. Máy được cấu tạo bởi hai trục cán
đặt trên 4 gối đỡ được bôi trơn bằng hệ thống nhớt tuần hoàn. Máy được gia nhiệt
bằng hơi nước hoặc dầu. Vận tốc quay của hai trục không bằng nhau.
• máy nghiền 1: nghiền thô
• máy nghiền 2: nghiền tinh
• Máy lọc(máy đùn): lọc các tạp chất nâng cao chất lượng sản phẩm
• Máy cán 4 trục: cấu tạo chủ yếu bằng 4 trục cán xếp theo kiểu hình chữ L ngược,
các trục này quay trong gối đỡ được bôi trơn bằng một hệ thống dầu nhớt tuần
hoàn. Bốn trục cán được gia nhiệt bằng dầu hoặc hơi nước. Vận tốc quay của bốn

trục không đồng đều nhau và tăng dần từ trên xuống dưới. Máy cán 4 trục kiểu L
ngược như hình vẽ sau:
• Trục take off (bộ phận kéo màng ra), trục ép vân cho sản phẩm có vân.
• Dàn giải nhiệt cho sản phẩm sử dụng bằng nước thường, nước lạnh, nước nóng,
hơi nước tùy từng loại sản phẩm
PVC
• Dàn quấn: quấn sản phẩm thành cuộn.
• Máy hấp xốp: gồm các bộ phận sau
• Lò đốt:
- Hệ thống ống dẫn dầu vào lò đốt
- Bộ phận phun tự động
- Bộ phận điện tử đốt lò
- Quạt nhiệt
• Lò hấp: nhiệt độ 180-200
0
C
- Trục căng nhựa bằng kim loại.
- Hai dây sên gắn kim
- Bộ phận kẹp vải và gắn biên tự động
- Quạt hút, quạt tuần hoàn
- Trục vân, trục ép bằng kim loại
- Ba trục làm nguội
- Dàn quấn sản phẩm.
2.1.3 Quy trình sản xuất
2.1.3.1 Sản xuất màng mỏng PVC
• Quy trình
PVC
Chất phụ gia
Cân
Máy nấu

160 - 170
0
C
Máy trộn
Máy nghiền
thô 160
0
C
Máy nghiền
tinh
Máy lọc
Máy cán 4 trục
Dàn lạnh
Dàn quấn
Màng mỏng
PVC
Phế liệu, biên liệu
* Giải thích quy trình:
- Nguyên liệu từ cân xả xuống máy trộn nhờ vào cánh khuấy chuyển động
quay ở tốc độ cao làm nguyên liệu được trộn đều. Sau đó nguyên liệu
được đưa vào máy nấu đề nhựa hóa sơ bộ các nguyên liệu đã được trộn.
- Nhựa được đưa từ máy nấu sang máy nghiền thô 2 trục qua hệ thống băng
tải, dưới tác dụng quay ngược chiều của hai trục với vận tốc khác nhau
nên nhựa được nhựa hóa tiếp tục. Theo hệ thống băng tải nhựa chuyển
sang máy nghiền tinh và được nhựa hóa hoàn toàn trước khi chuyển sang
máy lọc. Trước máy lọc có lưới tổ ong để lọc giữ tạp chất,còn lượng nhựa
sạch ra khỏi lưới sang máy cán 4 trục qua băng tải.
- Màng PVC mềm được sản xuất ở nhiệt độ 155-190
0
C. Màng được cán

cần thiết phải được cặng theo hướng kéo.Trục kéo căng(take off) được đặt
sau máy cán.
- Khi tạo màng PVC xong có thể tiến hành ép vân ngay khi ra khỏi trục sẽ
được ép bằng trục vân và trục cao su.
- Sau khi qua trục ép vân màng mỏng được dẫn qua nhiều trục làm nguội.
Màng được làm nguội rồi được cuộn lại với tốc độ không đổi bằng ma sát
bề mặt (3 trục).
2.1.3.2 Sản xuất sản phẩm giả da
Để đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm, tạo nhiều sản phẩm tốt về chất lượng, hình
thức, tạo vân theo yêu cầu khách hàng người ta sản xuất mặt hàng này. Có 3 loại giả da:
giả da có vải, giả da không vải, vải giả da hấp xốp.
• Giả da có vải: sản phẩm gồm 3 lớp
• Lớp skin(lớp mặt): được sản xuất từ PVC. Công đoạn tạo lớp skin
giống như tạo màng mỏng PVC
• Lớp foam (lớp đế): sử dụng phế phẩm, phế liệu để tái sinh. Các phế
liệu được đưa vào máy nấu để xử lí, tiếp đến đưa sang máy nghiền
nhựa hóa hoàn toàn và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó, được đưa trở
lại máy nấu cùng các phế liệu rơi vãi thu được ở các máy nấu rồi
qua máy nghiền nhựa hóa, qua máy cán 4 trục dát mỏng và cuộn lại
thành cuộn nhỏ.
• Lớp vải: để nhựa và vải bám dính với nhau được chắc chắn cần hồ
lên vải một lớp paste PVC. Sau đó sấy khô vải đã hồ, rồi đưa sang
máy cán 4 trục để ghép vải với lớp foam.
• Vải giả da hấp xốp: giống như sản phẩm giả da có vải nhưng ở lớp foam có
thêm chất hấp xốp mà lớp skin không có. Sau khi ghép nhựa lên vải rồi
đem đi hấp xốp.
• Giả da không vải: hỗn hợp PVC sau khi trộn xong được đưa vào máy nấu
rồi qua máy nghiền, qua máy cán 4 trục tạo lớp skin và được ghép với lớp
đế. Việc ghép được tiến hành trước máy cán.
2.1.4 Sản phẩm

+ Màng mỏng: PVC và PVC in hoa
- Giả da: + làm salon, yên xe
+ giả da giày thể thao
+ thảm nhựa:
+ +
+giả da quai dép, sandal:
+ vải ghép nhựa : may áo mưa, túi xách

2.2 Công nghệ tráng ( cốt tinh)
2.2.1 Nguyên liệu :
Sử dụng nguyên liệu chính là PVC-E & PU ở dạng bột, chất hóa dẻo, chất độn, chất ổn
định, màu và một số phụ gia khác
2.2.2 Các quy trình tráng :
a) Quy trình tráng gián tiếp :
Nhựa được tráng trực tiếp lên giấy vân ,tạo ra sản phẩm giả da
●Giải thích quy trình :
Đầu tiên là phối trộn nguyên vật liệu : nguyên liệu được phối trộn riêng ,tạo thành từng
mẻ nguyên liệu ở dạng lỏng nhớt,đựng trong các xô nguyên liệu,khi sản xuất được vận
chuyển đến dây chuyền sản xuất .
Nguyên liệu được phối trộn gồm :
_ Hỗn hợp nguyên liệu tạo lớp skin (lớp bề mặt) :nhựa và các phụ gia
_ Hỗn hợp nguyên liệu tạo lớp foam(lớp xốp ở giữa) :chũng là hỗn hợp nhựa, chất phụ
gia,nhưng có thêm chất nở xốp
_ Hỗn hợp hồ vải (dùng để dán vải vào lớp foam)

Bắt đầu vào sản xuất:
Hình : Sơ đồ quy trình tráng gián tiếp
Đầu dây chuyền sản xuất được đặt cuộn giấy vân, dùng để cung cấp giấy vân cho
quá trình sản xuất
Giấy vân phải đi qua một hệ thống các trục trước khi đi vào dao1 (do trong quá

trình sản xuất,giấy vân hết,ta có thể kịp thời nối cuộn giấy vân khác vào để sản xuất được
liên tục)
Khi đến dao1, hỗn hợp nguyên liệu nhựa dạng lỏng nhớt được công nhân tráng trực
tiếp lên giấy vân, tạo thành lớp nhựa bề mặt (skin) (bề dày lớp nhựa phụ thuộc vào
khoảng cách giữa dao và tấm vải chạy qua .), tiếp tục đi vào lò 1.Tại lò 1,lớp nhựa đầu
tiên sẽ được sấy khô.ra khỏi lò 1,lớp skin nằm trên giấy vân đi qua trục giải nhiệt (giải
nhiệt bằng nước chảy trong trục )
Tiếp tục đến dao 2,hỗn hợp nguyên liệu nhựa (có chứa chất nở xốp) được tráng tiếp
lên lớp skin, tạo thành lớp foam. Qua lò 2, lớp foam được nhựa hóa ,sản phẩm nở xốp.sau
khi đi qua lò 2, lúc này sản phẩm có 2 lớp: lớp skin bề mặt ,lớp foam nở xốp; tiếp tục qua
trục giải nhiệt.
Kế tiếp, khi đến dao 3, hồ vải được tráng lên mặt lớp foam, đồng thời vải đựơc xả
xuống,dán vải vào lớp foam, đi qua lò 3 =>vải dính chặt vào lớp foam => sản phẩm có 3
lớp. Sản phẩm ra khỏi lò 3,được giải nhiệt bằng trục.
Sau khi qua trục giải nhiệt, giấy vân được tách khỏi sản phẩm,qua hệ thống cuộn, được
cuộn lại để tái sử dụng.
Sản phẩm hòan chỉnh được quấn lại thành từng cuộn bởi hệ thống quấn trung tâm.
Tiếp tục được đưa đi xử lí các công đoạn tiếp theo: xử lí bóng, mờ; xử lí sinh học, in
ấn…

b) Quy trình tráng trực tiếp:
Nhựa được tráng trực tiếp lên vải.
Dưới đây,chúng ta xét quy trình sản xuất DU3 :tráng trực tiếp trên vải với nguyên liệu
hoàn tòan là PU,tạo ra sản phẩm DU3 (1 lớp vải,3 lớp nhựa PU).
»Giải thích quy trình :
Vải Dao1 Lò sấy 1 Dao 2
Lò sấy 2
Dao3
Lò sấy 3
Hệ thống

quấn tiếp
xúc
Hỗn hợp
nguyên
liệu PU
Đầu tiên, nguyên liệu với thành phần chính là PU, kết hợp với những chất phụ gia cần
thiết ,tạo thành những mẻ nguyên liệu. Đối với các lớp khác nhau có công thức trộn
nguyên liệu riêng .
Vải được kéo ra từ cuộn, được gài vào hệ thống kim ,làm kéo căng hai biên của vải,hệ
thống trục xích chuyển vải đến dao 1
Khi đến dao 1, hỗn hợp nguyên liệu theo dao 1 ,tráng trực tiếp một lớp nhưa lên lớp vải
(bề dày lớp nhựa phụ thuộc vào khoảng cách giữa dao 1 và tấm vải chạy qua .) Tiếp theo
qua lò 1,lớp nhựa được sấy trong lò 1,qua hệ thống giải nhiệt.
Sau đó tương tự đến dao 2,tráng lớp nhựa 2,qua lò 2,giải nhiệt, dao 3,tráng lớp nhựa
3,qua lò 3,giải nhiệt.
Cuối cùng, sản phẩm đựơc hệ thống quấn trực tiếp ,thu hồi,và chuyển sang giai đoạn xử lí
tiếp theo.
Hình: máy tráng
2.2.3 Sản phẩm:
»Sản phẩm qua quy trình tráng gián tiếp bao gồm : Các loại tấm giả da PVC,PU,semi-PU
dùng làm nguyên liệu sản xuất túi xách, cặp, ….

×