Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN THÍCH HỢP VỚI LƯỢNG ĂN TỐI ĐA TRÊN CÁ RÔ PHI DÒNG GIFT (Oreochromis niloticus) VÀ CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN THÍCH HỢP
VỚI LƯỢNG ĂN TỐI ĐA TRÊN CÁ RÔ PHI DÒNG GIFT
(Oreochromis niloticus) VÀ CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)

Họ và tên sinh viên:
Ngành:
Niên khóa:

DƯƠNG NGUYỄN THÙY AN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2006 – 2010

Tháng 8/2010


XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN THÍCH HỢP
VỚI LƯỢNG ĂN TỐI ĐA TRÊN CÁ RÔ PHI DÒNG GIFT
(Oreochromis niloticus) VÀ CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)

Tác giả

DƯƠNG NGUYỄN THÙY AN

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:


TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ

Tháng 8/2010
i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
 Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
 TS. Nguyễn Như Trí đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
 Công ty Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế Anco đã giúp đỡ, hỗ trợ cho
tôi cả về vật chất và tinh thần giúp tôi có đủ điều kiện để hoàn thành quá
trình học tại trường.
 Công ty Uni-President Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập
hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
 Thầy Ngô Văn Ngọc, Anh Ngô Đăng Lâm, Anh Đặng Phúc Thiện, Anh
Nguyễn Thanh Liêm đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Các anh, các bạn trong trại thực nghiệm đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Tập thể lớp DH06NT đã giúp đỡ chia sẻ khó khăn cùng tôi trong suốt thời
gian học và thực tập tốt nghiệp.
 Gia đình đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện về kinh phí và ủng hộ tinh
thần giúp tôi thực hiện khóa luận.

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định số lần cho ăn thích hợp với lượng ăn tối đa trên cá
rô phi dòng GIFT (Oreochromis niloticus) và cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)” được
tiến hành tại trại thực nghiệm khoa thủy sản trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7 năm 2010. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
Kết quả thu được như sau:
+ Tỷ lệ sống (TLS): TLS trung bình của cá ở các nghiệm thức (NT) khi kết thúc
thí nghiệm là:
- Cá rô phi dòng GIFT: NT1 (cho ăn 2 lần/ngày) là 80,8%, NT2 (cho ăn 3
lần/ngày) là 83,3%, NT3 (cho ăn 4 lần/ngày) là 92,5%.
- Cá rô phi đỏ: NT1 là 65,8%, NT2 là 74,2%, NT3 là 72,5%.
TLS giữa các nghiệm thức trong cùng loài không có sai biệt về mặt thống kê
(P = 0,45 > 0,05) nhưng có sự sai biệt về mặt thống kê của TLS giữa 2 loài cá thí
nghiệm (P = 0,025 < 0,050).
+ Trọng lượng trung bình (TLTB): TLTB của cá rô phi dòng GIFT và cá rô phi
đỏ lúc bố trí thí nghiệm là 4 – 5 gam/con. TLTB của cá ở các nghiệm thức khi kết thúc
thí nghiệm là:
- Cá rô phi dòng GIFT: 149,8g (NT1), 147,1g (NT2) và 147,56g (NT3).
- Cá rô phi đỏ: 91,8g (NT1), 96,2g (NT2) và 95,3g (NT3).
TLTB giữa các nghiệm thức trong cùng loài không có khác biệt về mặt thống kê
(P = 0,45 > 0,05) nhưng có sự khác biệt về mặt thống kê của TLTB giữa 2 loài cá
thí nghiệm (P = 0,00 < 0,05).
+ Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): FCR trung bình của các nghiệm thức khi kết
thúc thí nghiệm là:
- Cá rô phi dòng GIFT: NT1 là 1,40, NT2 là 1,53, NT3 là 1,49.
- Cá rô phi đỏ: NT1 là 1,44, NT2 là 1,45, NT3 là 1,46.
FCR giữa các NT trong cùng loài cũng như giữa 2 loài cá với nhau sai biệt không
có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,20 > 0,05 (các NT cùng loài) và P = 0,48 > 0,05

(giữa 2 loài)).
iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa..............................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...........................................................................................................................ii
Tóm tắt.............................................................................................................................. iii
Mục lục ..............................................................................................................................iv
Danh mục các bảng............................................................................................................vi
Danh sách các hình và đồ thị ............................................................................................vii
Chương 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ..............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Vị trí phân loại..............................................................................................................3
2.2 Nguồn gốc và sự phân bố .............................................................................................4
2.2.1 Giới thiệu về cá rô phi đỏ ..........................................................................................6
2.2.2 Giới thiệu về cá rô phi vằn dòng GIFT .....................................................................7
2.3 Đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn dòng GIFT và cá rô phi đỏ ................................8
2.3.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý........................................................................................8
2.3.1.1 Cá rô phi vằn dòng GIFT........................................................................................8
2.3.1.2 Cá rô phi đỏ ............................................................................................................8
2.3.2 Một số yếu tố môi trường của cá rô phi vằn dòng GIFT và cá rô phi đỏ..................9
2.3.2.1 Nhiệt độ ..................................................................................................................9
2.3.2.2 Oxy hòa tan (DO) .................................................................................................10

2.3.2.3 Độ mặn .................................................................................................................10
2.3.2.4 pH .........................................................................................................................11
2.3.2.5 Ammonia ..............................................................................................................11
2.3.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển .........................................................................11
2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng ..............................................................................................12
2.3.5 Đặc điểm sinh sản....................................................................................................12
2.4 Tổng quan về dinh dưỡng trên cá rô phi dòng GIFT và cá rô phi đỏ.........................13
2.5 Chế độ ăn của cá rô phi ..............................................................................................14
iv


Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .......................................................................16
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................................................16
3.3 Các chỉ cần tiêu cần theo dõi trong quá trình thí nghiệm...........................................17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................19
4.1 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm ...............................................................19
4.1.1 Hàm lượng oxy hòa tan ...........................................................................................19
4.1.2 pH của nước.............................................................................................................20
4.1.3 Nhiệt độ ...................................................................................................................21
4.1.4 Ammonia .................................................................................................................22
4.2 Kết quả thí nghiệm .....................................................................................................23
4.2.1 Chỉ tiêu tỷ lệ sống....................................................................................................23
4.2.2 Chỉ tiêu trọng lượng trung bình ...............................................................................26
4.2.3 Chỉ tiêu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ................................................................33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................36
5.1 Kết luận.......................................................................................................................36
5.2 Đề nghị .......................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................37
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Những loài cá rô phi quan trọng trong nuôi trồng thủy sản......................... 5
Bảng 2.2: Phân biệt đực cái cá rô phi ........................................................................... 9
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn trong điều kiện nuôi ....................... 11
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cá rô phi dòng GIFT ở các nghiệm thức qua các lần
kiểm tra ...................................................................................................... 24
Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra. ....... 24
Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ sống giữa cá rô phi dòng GIFT và cá rô phi đỏ khi kết
thúc thí nghiệm (%). .................................................................................. 24
Bảng 4.4: Trọng lượng trung bình của cá rô phi dòng GIFT ở các nghiệm thức
qua các lần kiểm tra ................................................................................... 26
Bảng 4.5: Trọng lượng trung bình của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức qua các
lần kiểm tra ................................................................................................ 27
Bảng 4.6: So sánh trọng lượng trung bình giữa cá rô phi dòng GIFT và cá rô
phi đỏ khi kết thúc thí nghiệm (gam)......................................................... 28
Bảng 4.7: FCR của cá rô phi dòng GIFT ở các nghiệm thức qua các lần kiểm
tra ............................................................................................................... 34
Bảng 4.8: FCR của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra.................. 34
Bảng 4.9: So sánh FCR giữa cá rô phi dòng GIFT và cá rô phi đỏ sau khi kết
thúc thí nghiệm. ......................................................................................... 35

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình

Trang

Hình 2.1: Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus .................................................................3
Hình 2.2: Cá rô phi đỏ Oreochromis sp .............................................................................4
Hình 3.1: Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ................................................................... 18
Hình 3.2: Cân sử dụng để kiểm tra trọng lượng cá sau mỗi 2 tuần thí nghiệm
và cân thức ăn mỗi ngày .................................................................................. 18
Hình 4.1: Giai bố trí thí nghiệm có che lưới .................................................................... 23
Hình 4.2: Cá rô phi dòng GIFT lúc bố trí thí nghiệm ...................................................... 29
Hình 4.3: Cá rô phi dòng GIFT sau 2 tuần thí nghiệm..................................................... 29
Hình 4.4: Cá rô phi dòng GIFT sau 4 tuần thí nghiệm..................................................... 29
Hình 4.5: Cá rô phi dòng GIFT sau 6 tuần thí nghiệm..................................................... 30
Hình 4.6: Cá rô phi dòng GIFT sau 8 tuần thí nghiệm..................................................... 30
Hình 4.7: Cá rô phi dòng GIFT sau 10 tuần thí nghiệm................................................... 30
Hình 4.8: Cá rô phi dòng GIFT sau 12 tuần thí nghiệm................................................... 31
Hình 4.9: Cá rô phi đỏ lúc bố trí thí nghiệm .................................................................... 31
Hình 4.10: Cá rô phi đỏ sau 2 tuần thí nghiệm................................................................. 31
Hình 4.11: Cá rô phi đỏ sau 4 tuần thí nghiệm................................................................. 32
Hình 4.12: Cá rô phi đỏ sau 6 tuần thí nghiệm................................................................. 32
Hình 4.13: Cá rô phi đỏ sau 8 tuần thí nghiệm................................................................. 32
Hình 4.14: Cá rô phi đỏ sau 10 tuần thí nghiệm............................................................... 33
Hình 4.15: Cá rô phi đỏ sau 12 tuần thí nghiệm............................................................... 33
Đồ thị
Đồ thị 4.1: Sự biến động của oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm ............................. 20
Đồ thị 4.2: Sự biến động pH trong quá trình thí nghiệm.................................................. 21

Đồ thị 4.3: Sự biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ......................................... 22
Đồ thị 4.4: Tỷ lệ sống của cá rô phi ở các nghiệm thức trong thí nghiệm ....................... 25
Đồ thị 4.5: Trọng lượng trung bình của cá rô phi dòng GIFT và cá rô phi đỏ ở
các nghiệm thức trong thí nghiệm................................................................. 28
vii


Đồ thị 4.6: FCR của cá rô phi dòng GIFT và cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức
trong thí nghiệm ............................................................................................ 35

viii


Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cá và sản phẩm thủy sản là những mặt hàng thương mại phổ biến trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Năm 2006, trên thế giới xuất khẩu thủy sản đạt
85,9 tỷ USD, tăng 32,1% so với giai đoạn 2000 – 2006. Trong đó, các nước đang phát
triển cũng có những đóng góp đáng kể, từ 43% năm 1992 lên 53% năm 2006 (FAO,
2006).
Cá rô phi là loài cá phổ biến, dễ nuôi và được biết đến khá lâu. Cá rô phi được
nuôi phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Thái
Lan, Đài Loan, Philippin, Ấn Độ và các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ,… Ngoài mục đích
cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo, nuôi cá rô phi còn tạo ra sản phẩm hàng
hóa ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Với ưu thế ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, dễ nuôi, dễ chế
biến theo nhiều dạng sản phẩm khác nhau nên cá rô phi được đa số người tiêu dùng
chấp nhận.
Nuôi cá rô phi đã góp phần tăng nhanh sản lượng cá nuôi, tăng tỷ trọng sản phẩm

thủy sản xuất khẩu được nuôi từ nước ngọt, đa dạng hóa sản phẩm từ nhiều đối tượng
để tạo ra những loại sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, tận dụng tốt hơn các vùng
nước ngọt hiện có. Ở nước ta, trong việc nuôi thâm canh cá rô phi thì chi phí lớn nhất
là về thức ăn, chiếm khoảng 80% tổng chi phí đầu tư. Các nghiên cứu về cá rô phi ở
nước ta chưa thực sự nhiều, nhất là về lĩnh vực dinh dưỡng, thức ăn nhằm nâng cao
năng suất, sản lượng, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Số lần cho cá ăn
trong ngày và khẩu phần ăn của cá là vấn đề đang rất được người nuôi quan tâm.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009) đã thực hiện thí nghiệm cho cá ăn với số lần khác nhau
trong ngày theo một khẩu phần ăn nhất định và kết quả cho thấy không có sự khác
nhau về tăng trọng, tỷ lệ sống cũng như FCR giữa các nghiệm thức của thí nghiệm.
1


Nhưng nếu cho cá ăn nhiều lần trong ngày với lượng ăn không khống chế thì kết quả
sẽ ra sao? Để góp phần trả lời cho câu hỏi trên và được sự phân công của khoa Thủy
Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu “Xác định số lần cho ăn thích hợp với lượng ăn tối đa trên cá rô phi
dòng GIFT (Oreochromis niloticus) và cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định số lần cho ăn thích hợp với lượng ăn tối đa của cá rô phi vằn dòng
GIFT và cá rô phi đỏ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vị trí phân loại
Theo Linnaeus (1757) cá rô phi vằn thuộc
Lớp: Osteichthyes

Lớp phụ: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus

Hình 2.1: Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus

3


Theo Trawavas (1982) cá rô phi đỏ thuộc:
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis sp.

Hình 2.2: Cá rô phi đỏ Oreochromis sp.
2.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Cho đến năm 1964 người ta mới biết khoảng
30 loài cá rô phi. Hiện nay thì con số này khoảng 100 loài, trong đó có khoảng 10 loài
có giá trị kinh tế (Nguồn: ). Ở nước ta hiện nay đã nhập nhiều loài
và dòng cá rô phi khác nhau như:
Cá rô phi đen (O. mossambicus) được nhập vào Việt Nam năm 1951. Dòng cá
này có ưu điểm là chịu được sự thay đổi lớn của môi trường từ nước ngọt sang nước
mặn có nồng độ muối đến 31‰, từ nhiệt độ 5,6 – 400C. Cá thuộc loại ăn tạp, ăn nhiều

tảo xanh và mùn bã hữu cơ. Loài này lớn khá nhanh, mắn đẻ, đẻ quanh năm. Tuy

4


nhiên, do thiếu những kỹ thuật tiến bộ về nuôi và giữ giống, loài cá này trở nên đẻ dày,
chậm lớn, cỡ thương phẩm nhỏ, hiện nay ít được quan tâm (Trần Văn Vỹ, 2002).
Cá rô phi vằn (O. niloticus) được nhập vào Việt Nam năm 1973 từ Đài Loan. Sau
khi giải phóng Miền Nam được chuyển ra Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I
năm 1977. Dòng cá này được lưu giữ chu đáo và chăm sóc tốt nên thích nghi cao với
điều kiện các tỉnh phía Bắc (Trần Văn Vỹ, 2002).
Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, dòng Ai Cập, dòng GIFT nhập vào nước ta năm
1994 (Trần Văn Vỹ, 2002).
Theo Trewavas (1983; trích bởi Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009) thì cá rô phi trên
thế giới được chia làm 3 giống, đó là Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis dựa trên
cơ sở di truyền và tập tính sinh sản của chúng. Bảng 2.1 dưới đây trình bày tập tính
sinh sản và các loài cá rô phi quan trọng trong nuôi trồng thủy sản.
Bảng 2.1: Những loài cá rô phi quan trọng trong nuôi trồng thủy sản (Trần Văn
Vỹ, 2002).
Tên giống

Kiểu sinh sản

Tilapia

Khi đẻ cần có giá thể để trứng

Loài quan trọng trong
nuôi trồng thủy sản
T. zillii, T. rendalli


bám. Cá làm tổ đẻ bằng cỏ rác.
Sau khi đẻ cá cái và cá đực cùng
tham gia bảo vệ tổ.
Sarotherodon

Cá bố mẹ đào tổ đẻ, cá đực hoặc

S. gallilaeus

cá cái hoặc cá đực và cá cái đều
ấp trứng trong miệng
Oreochromis

Cá đực đào tổ đẻ, chỉ có cá cái ấp

O. mosambicus. O. aureus,

trứng trong miệng

O. niloticus, O. spirulus,
O. urolepis - hornorum,
O. andersoni

5


2.2.1 Giới thiệu về cá rô phi đỏ
Cá rô phi đỏ (là con lai giữa O. mossambicus và O. hornorum) có màu hồng được
nhập vào Việt Nam năm 1975 từ Malaysia. Loài này có sức lớn nhanh, màu sắc đẹp,

thịt thơm ngon, rất được thị trường ưa chuộng (Trần Văn Vỹ, 2002).
Xuất xứ cá rô phi đỏ từ Đài Loan. Từ năm 1997, cá rô phi đỏ được nhập về để
nuôi thương phẩm. Hiện nay chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của nước
ta và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.
Cá rô phi đỏ là con lai giữa hai loài cá khác nhau trong cùng một giống cá rô phi
(Oreochromis) (Payne và ctv.,1982; Liao và Chang, 1982, Vatanabe và ctv., 1988;
trích bởi Lê Trần Hồng Yến, 2002).
Nó có thể là con lai giữa:
O. niloticus x O. mossambicus
O. niloticus x O. urolepishornorus
O. niloticus x O. aureus
O. mossambicus x O. urolepishornorus
O. mossambicus O. spilurusspilurus
O. aureus x O. urolepishornorus
Là con lai giữa hai loài cá rô phi nên cá rô phi đỏ phân bố ở những nơi có sự phân
bố của cá rô phi. Ngoài tự nhiên ít thấy có sự hiện diện của cá rô phi đỏ, đôi khi có
xuất hiện nhưng dần dần lai với những cá rô phi đen nên cá rô phi đỏ cũng dần biến
mất.
Ngày nay, tình hình nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng.
Hiện đã có một số trại sản xuất giống tập trung sản xuất cá bột được và không xử lý
hormone để cung cấp theo nhu cầu của người nuôi.
Cá rô phi đỏ xuất hiện ở các nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Israel, một
số nước Châu Phi và các nước vùng Đông Nam Á.
Vì là con lai nên thừa hưởng những đặc tính của cả cha lẫn mẹ, do đó cá rô phi đỏ
có thể sống dễ dàng trong cả ba vùng nước: mặn, lợ, ngọt, chịu đựng tốt với những
điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Cũng như các loài cá rô phi khác, cá rô phi đỏ

6



sinh sản dễ dàng trong ao nuôi, thức ăn chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật và mùn bã
hữu cơ.
2.2.2 Giới thiệu về cá rô phi vằn dòng GIFT
Rô phi dòng GIFT là sản phẩm một dự án nhằm cải thiện di truyền trên loài
Oreochromis niloticus của ICLARM (nay là Worldfish Center), bởi lẽ đây là một loài
cá thương mại quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới với những đặc điểm nổi bật
như tốc độ tăng trưởng nhanh, màu sắc sáng và chu kỳ sinh sản ngắn. Chữ GIFT viết
tắc của Genetically Improved Farmed Tilapia. Dự án được ủng hộ và tài trợ của
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) và được sự chú ý của trên 60 quốc gia.
Mục tiêu của dự án là phát triển một phương pháp hiệu quả cho việc sản xuất
dòng cá rô phi cải thiện với chi phí nuôi thấp, một phương pháp có thể ứng dụng trong
một khu vực rộng lớn cho các nước nhiệt đới trong chương trình cải tiến gen. Dự án
GIFT được thực hiện tại Châu Á và Châu Phi dựa trên tình hình cá rô phi hiện có tại
đó để tiến tới việc tạo ra dòng cá có tính chịu đựng và thích nghi trên toàn thế giới.
Philippine được chọn là nơi triển khai dự án chính thức bởi người nông dân nuôi
cá quốc gia này đang cần sản xuất nhiều cá và một hệ thống cung cấp giống tối ưu.
Đồng thời Philippine còn được sự giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức tư nhân và được
sự giúp đỡ kỹ thuật mạnh mẽ từ nhiều quốc gia khác.
Năm 1988 – 1989, dòng GIFT được lựa chọn trên nền tảng là 4 dòng thuần hoang
dã: Ai Cập, Ghana, Kenya và Senegal, 4 dòng thương mại: Israel, Singapore, Đài
Loan, Thái Lan. Người ta đem 8 dòng này nuôi thí nghiệm ở 11 điều kiện môi trường
khác nhau đại diện cho 11 vùng rộng lớn của hệ thống nuôi cá rô phi ở Philippine, từ
những ao nuôi đơn giản như từ phía sau nhà của người dân cho tới những hệ thống
nuôi thâm canh hơn: những ao được bón phân, những ao được bón phân với chế phẩm
nông nghiệp, hệ thống nuôi kết hợp cá – lúa, chuồng và những vùng khác trên đảo
Luzon. Kết quả được so sánh với các loài cá rô phi hoang dại thì cho thấy chúng phát
triển nhanh hơn (Eknath và ctv., 1993; trích bởi Ngô Thị Kim Phụng, 2008).
Tiếp theo, người ta tiến hành giao phối 8 x 8 dòng (lai chéo) sản sinh ra 64 dòng
con lai nhằm đánh giá mức độ dị hợp tử hay ưu thế lai. Khoảng 21.000 cá hương được

đánh dấu và được nuôi chung trong 8 điều kiện môi trường khác nhau. Kết quả cho
7


thấy sự phát triển và tỷ lệ sống thấp. Sau đó người ta chọn ra 25 dòng tốt từ các dòng
trên cho lai với nhau tạo nên dòng GIFT. Dòng GIFT vẫn được tuyển chọn sau mỗi thế
hệ. Kết quả của sự lựa chọn trên thì sau một thế hệ lựa chọn trong giống tổng hợp, cá
được lựa chọn phát triển nhanh hơn 20% so với thế hệ trước và nhanh hơn 60% so với
các dòng thương mại phổ biến (Eknath và ctv., 1993; trích bởi Ngô Thị Kim Phụng,
2008).
Vào năm 1994, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I (Bắc Ninh) thuộc Bộ
Thủy Sản (cũ) được chuyển giao công nghệ chọn lọc và các gia đình của cá GIFT ở
thế hệ thứ tư. Sau đó, tại đây các nhà khoa học tiếp tục nhân giống dòng cá này và
phân phối cho các tỉnh trong cả nước với mục đích là cải thiện chất lượng giống cá rô
phi trên phạm vi toàn quốc. Đây là dòng cá có sức tăng trưởng nhanh, sức kháng bệnh
tốt nên hiện nay chúng được nuôi với qui mô lớn nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ
nội địa và cho xuất khẩu.
2.3 Đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn dòng GIFT và cá rô phi đỏ
2.3.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý
2.3.1.1 Cá rô phi vằn dòng GIFT
Cá rô phi vằn toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có
màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7 – 9 vạch chạy từ phía lưng xuống
bụng. Vây đuôi có sọc màu đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân
bố khắp vây đuôi. Vây lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen.
Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Bảng 2.2 (trang 9) giúp chúng ta dễ dàng
phân biệt cá rô phi đực và cái
2.3.1.2 Cá rô phi đỏ
Cá rô phi đỏ có vẩy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt, hay màu đỏ hồng.
Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vẩy màu đen
nhạt.


8


Bảng 2.2: Phân biệt đực cái cá rô phi (Trần Văn Vỹ, 2002).
Ðặc điểm phân biệt
Ðầu

Cá đực
To và nhô cao

Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trễ do
ngậm trứng và con

Màu sắc

Vây lưng và vây đuôi

Màu nhạt hơn

sặc sỡ có màu hồng
hoặc hơi đỏ.
Lỗ niệu và lỗ sinh dục
Hình dạng huyệt

2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục

3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh


và lỗ hậu môn.

dục và lỗ hậu môn

Ðầu thoát lỗ niệu sinh

Dạng tròn, hơi lồi và

dục dạng lồi, hình nón

không nhọn như ở cá

dài và nhọn.

đực

2.3.2 Một số yếu tố môi trường sống của cá rô phi vằn dòng GIFT và cá rô phi đỏ
Cá rô phi có khả năng chịu đựng tốt hơn so với các loài cá nước ngọt khác nuôi
phổ biến hiện nay về sự thay đổi độ mặn, nhiệt độ cao, hàm lượng oxy hòa tan thấp và
nồng độ NH3 cao nhưng chúng nhạy cảm với nhiệt độ nước thấp (Lim và Webster,
2006).
2.3.2.1 Nhiệt độ
Cá rô phi có khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ rất cao, từ 8 – 420C. Cá
chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C (Long, 1964; trích bởi Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh, 2009).
Nhiệt độ cho sự tăng trưởng tối ưu của cá rô phi là từ 29 – 310C, cá tăng trưởng
không tốt khi nhiệt độ thấp hơn 160C (Sticknet, 1986a; trích bởi Lim và Webster,
2006) và chúng ngừng sinh sản khi nhiệt độ dưới 200C (Balarin và Haller, 1982).
Khi được cho ăn tối đa, sự tăng trưởng ở nhiệt độ tối ưu tốt hơn 3 lần so với ở
220C. Sự tiêu thụ thức ăn tối đa ở nhiệt độ 220C chỉ bằng 50 – 60% khi ở nhiệt độ

260C. Cá rô phi có thể chịu đựng nhiệt độ lên đến 400C nhưng khi nhiệt độ khoảng 37

9


– 380C sẽ gây bệnh và làm chết cá (Allanson va Noble, 1964; trích bởi Lim và
Webster, 2006).
2.3.2.2 Oxy hòa tan (DO)
Cá rô phi dường như có khả năng lấy oxy hòa tan từ lớp nước được bão hòa ở
tầng mặt. Trong những thời điểm mà lớp nước sâu bị thiếu oxy, cá có thể nổi lên tầng
mặt để lấy nước chứa hàm lượng oxy cao hơn qua mang (Nguyễn Văn Tư, 2000; trích
bởi Ngô Thị Kim Phụng, 2008).
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có
hàm lượng chất hữu cơ cao, chịu đựng sự thiếu oxy tốt. Cá sinh trưởng tốt với hàm
lượng oxy trong nước lớn hơn 2 mg/L (Nguyễn Phú hòa, 2000).
Cá có thể tồn tại được ở DO = 1 mg/L và ngưỡng oxy gây chết cá là 0,1 – 0,3
mg/L. Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp kéo dài thì sẽ làm cá
chậm lớn rõ rệt, giảm khả năng kháng bệnh (Trần Văn Vỹ, 2002).
2.3.2.3 Độ mặn
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống trong môi trường nước sông, suối,
đập tràn, ao hồ nước ngọt, nước lợ và nước mặn có nồng độ muối từ 0 – 40‰.
Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10 – 25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày,
thịt thơm ngon.
Cá rô phi vằn là loài có khả năng chịu đựng độ mặn kém nhất trong các loài cá
thương mại. Tuy cá rô phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở nước biển có độ
mặn tới 32‰ nhưng loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá rô phi khác (Trần
Văn Vỹ, 2002).
Sự tăng trưởng của cá rô phi vằn tốt nhất ở độ mặn nhỏ hơn 15‰ (Popma và
Masser, 1999; trích bởi Ngô Thị Kim Phụng, 2008). Trong khi đó cá rô phi xanh phát
triển tốt nhất trong môi trường nước lợ có độ mặn nhỏ hơn 20‰, cá rô phi đen thì phát

triển tốt ở độ mặn gần hay bằng độ mặn nước biển.
Độ mặn cao gây cản trở và làm giảm sự ăn mồi của cá. Độ mặn thích hợp nhất
cho sự phát triển nhanh và có thể sinh sản của cá rô phi vằn là 8,5 – 17‰ (Balarin và
Haller, 1982; trích bởi Ngô Thị Kim Phụng, 2008).

10


2.3.2.4 pH
Cá rô phi có thể chịu được một giới hạn rộng của pH, từ 4 – 11. Khi vượt quá
giới hạn này cá sẽ chết trong vòng 2 – 6 giờ (Baralin và Halton, 1979; trích bởi
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009).
Tuy nhiên pH nhỏ hơn 5 thì ảnh hưởng xấu đến sự kết hợp của máu và oxy, cá bỏ
ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển, pH thích hợp cho sự phát triển của cá rô phi từ 6,5 –
8,5 (Wangead và ctv., 1988; trích bởi Ngô Thị Kim Phụng, 2008).
2.3.2.5 Ammonia
Cá rô phi vằn có khả năng chịu đựng hàm lượng ammonia tối đa 2,4 mg/L (Trần
Văn Vỹ, 2002).
2.3.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cá rô phi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng thay đổi tùy theo
điều kiện môi trường sống và thức ăn. Với cùng một điều kiện nuôi cá đực thường lớn
nhanh hơn cá cái. Theo Popma và Masser (1999) thì trong điều kiện môi trường và
thức ăn tốt, cá rô phi đực có thể đạt trọng lượng 20 – 40 gr trong 5 – 6 tuần đầu, 200 gr
trong 3 – 4 tháng, 400 gr trong 5 – 6 tháng và đạt 700 gr trong 8 – 9 tháng.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn trong điều kiện nuôi
Thời gian nuôi

Trọng lượng trung bình
của cá (g/con)


2 tuần

8

1 tháng

40

2 tháng

145

3 tháng

240

4 tháng

330

5 tháng

470

6 tháng

585

Ghi chú


Sử dụng thức ăn
viên công nghiệp

Nguồn: Nguyễn Văn Tư, 2000 (Trích bởi Ngô Thị Kim Phụng, 2008).

11


2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Tất cả các loài cá rô phi đều có tính ăn tạp nghiêng về thực vật. Giai đoạn đầu sau
khi tiêu hết noãn hoàng cá ăn các thức ăn có kích thước nhỏ như phù du động, thực
vật,… Sau một tháng cá có thể ăn được các loại thức ăn có kích thước lớn hơn, ăn
được thức ăn chế biến, rau xanh bằm nhỏ, bèo tấm. Cá trưởng thành ăn tạp, có thể ăn
các loại thức ăn như rau, bèo, mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy ao, ấu trùng côn trùng,
thức ăn nhân tạo, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp.
Cá rô phi có khả năng thích nghi cao đối với những loại thức ăn chế biến do con
người làm ra. Ngoài ra, chúng còn có khả năng sử dụng rất hiệu quả thức ăn tự nhiên
trong môi trường ao nuôi. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tự nhiên được cung cấp trong
ao là rất quan trọng, đặc biệt là trong môi trường không có sự thay nước. Thức ăn tự
nhiên có thể cung cấp 1/3 hay nhiều hơn tổng dinh dưỡng cho sự phát triển của cá
(Ngô Thị Kim Phụng, 2008).
2.3.5 Đặc điểm sinh sản
Trong điều kiện ao nuôi, cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng 3 – 4, đối với cá
cái có trọng lượng thông thường 100 – 150 g/con. Tuy nhiên, kích thước thành thục
sinh dục của cá phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi.
Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Oreochromis đều tham gia sinh sản nhiều
lần trong một năm. Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy: trong buồng trứng lúc
nào cũng có tất cả các lứa trứng, từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng rụng để đẻ. Vì
vậy trong tự nhiên, các ao nuôi cá rô phi chúng ta bắt gặp nhiều cá con ở các kích cỡ
khác nhau. Số lượng mỗi lần đẻ khoảng 2000 trứng, chu kỳ sinh sản của cá thường kéo

dài 3 – 4 tuần.
Đến thời kì thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của cá
xuất hiện rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở viền vây ngực, vây lưng và vây
đuôi. Trong khi đó, cá cái có màu hơi vàng, ngoài ra con cái còn có xoang miệng hơi
trễ xuống.
Trước khi đẻ, cá đực đào tổ xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực
nước khoảng 50 – 60 cm. Hố hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 – 40 cm, sâu từ
7 – 10 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái
nhặt hết trứng vào miệng để ấp.
12


Ở nhiệt độ 280C thời gian ấp trứng khoảng 4 ngày.
Ở nhiệt độ 300C thời gian ấp trứng khoảng 2 – 3 ngày.
Ở nhiệt độ 200C thời gian ấp trứng khoảng 6 ngày.
Cá sau khi nở lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trứng trong
miệng từ 4 – 6 ngày, cá mẹ nhả cá con và tiếp tục bảo vệ trong 1 – 2 ngày đầu. Cá bột
khi con nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát được vào sáng sớm
(Ngô Thị Kim Phụng, 2008).
2.4 Tổng quan về dinh dưỡng trên cá rô phi dòng GIFT và cá rô phi đỏ
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng và đắt tiền trong thành phần thức ăn
của cá (Li và ctv.,2000; trích bởi Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn, 2002).
Nhu cầu protein của cá nhỏ cao hơn cá lớn. Theo Siddiqui (1988; trích bởi Lim và
Webster, 2006), cá rô phi vằn Oreochromis niloticus có trọng lượng 0,8g thì nhu cầu
protein là 40% trong khi nhu cầu protein của cá có trọng lượng 40g là 30%.
Bột cá vẫn là nguồn protein động vật chủ yếu trong thức ăn của cá rô phi, ngoài
ra có thể lựa chọn các loại khác như phụ phẩm thịt gia cầm, bột tôm, nhuyễn thể,...
Những protein thực vật được sử dụng nhiều nhất trong thức ăn cá rô phi là đậu nành,
đậu phộng, hạt bông vải, hạt hướng dương, hạt cải dầu.
Thí nghiệm thay thế bột cá trong thức ăn cá rô phi O. niloticus bằng hỗn hợp đậu

nành và bột bắp đã cho kết quả về tốc độ tăng trưởng đặc biệt và hệ số chuyển đổi thức
ăn tốt hơn thức ăn có chứa bột cá (Borgeson và ctv., 2006; trích bởi Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh, 2009).
Nghiên cứu về khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm thực vật cho thấy rằng
bánh dầu và bột đậu nành có thể thay thế hoàn toàn lượng bột cá được sử dụng trong
việc sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá rô phi O. niloticus và acid amin methionine
không bị thiếu hụt trong các khẩu phần thức ăn khi dùng bánh dầu hạt bông vải, bánh
dầu đậu nành và bột xương thịt làm nguồn cung cấp protein cho thức ăn cá rô phi
(Nguyễn Như Trí, 2007; trích bởi Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009).
Theo Trần Lê Cẩm Tú và ctv. (2008; trích bởi Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009) thì
việc sử dụng khoai ngọt với tỉ lệ 20% trong công thức thức ăn đảm bảo sự tăng trưởng
và hiệu quả sử dụng thức ăn cho cá rô phi O. niloticus.
13


Theo Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn (2002), khi tiến hành thí
nghiệm trên cá rô phi vằn O. nilonicus thì hàm lượng protein trong thức ăn và số lần
cho ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá nuôi trong bể xi măng và bể composite,
cụ thể như sau: cá có trọng lượng từ 2 – 30 g/con cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn 35%
hoặc 30% protein, cá từ 30 – 50 g/con cho ăn 3 lần/ngày thức ăn 35% protein hoặc 4
lần/ngày bằng thức ăn 30% protein, cá từ 50 – 100 g/con cho ăn 3 lần/ngày bằng thức
ăn 30% protein hoặc 2 lần/ngày bằng thức ăn 35% protein, cá từ 100 – 200 g/con cho
ăn 3 lần/ngày bằng thức ăn 30% protein hoặc 4 lần/ngày bằng thức ăn 25% protein, cá
từ 200 – 400 g/con cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn 25% protein. Chế độ ăn thay đổi
theo trọng lượng cá như sau: cá 3 – 10 gam cho ăn lượng thức ăn 10% trọng lượng cơ
thể/ngày, cá từ 10 – 30 gam cho ăn 7%, cá từ 30 – 120 gam cho ăn 5%, từ 120 – 250
gam cho ăn 3% trọng lượng cơ thể/ngày.
Cá rô phi vằn (O.niloticus) có nhu cầu về acid béo không no Linoleic acid 18:2n6
là 1%. Thí nghiệm trên cá rô phi cho thấy: khi thức ăn chỉ chứa oleic acid hay lauric
acid (acid béo no), cá tăng trưởng thấp hơn đối chứng. Cá này tăng trường tốt nhất khi

bổ sung 0,5 – 0,1% linoleic acid (Trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
2.5 Chế độ ăn của cá rô phi
Số lần cho ăn khác nhau theo kích cỡ và giai đoạn sống của cá. Cá từ 2 ngày tuổi
đến 1g cho ăn 8 lần/ngày. Cá càng lớn số lần cho ăn càng giảm, khi cá lớn 20 – 100g
cho ăn 3 – 4 lần/ngày, 2 – 3 lần/ngày khi cá có trọng lượng hơn 100g và 1 – 2 lần/ngày
đối với cá bố mẹ (Lim và Webster, 2006).
Cho cá rô phi ăn nhiều lần trong ngày thì tốt hơn do tập tính ăn liên tục và sức
chứa của dạ dày nhỏ hơn so với cá nheo và cá hồi. Tuy nhiên cho ăn quá nhiều lần
trong ngày thì không có lợi và lãng phí. Cá rô phi vằn bột tăng trưởng tốt hơn khi cho
ăn 4 lần/ngày hơn là cho ăn 8 lần/ngày (Kubaryk, 1980; trích bởi Lim và Webster,
2006).
Cho ăn nhiều lần trong ngày cũng làm giảm thời gian tiếp xúc của thức ăn trong
nước do đó nó làm giảm sự phân rã thức ăn và tỷ lệ chất dinh dưỡng hòa tan trong
nước. Khi nhiệt độ nước thấp dưới mức tối ưu cho sự tăng trưởng của cá cũng như khi
thời gian bệnh kéo dài hay nhiệt độ quá cao và điều kiện chất lượng nước không thuận
14


lợi thì đòi hỏi số lần cho ăn ít hơn. Cá ăn mạnh lúc trời rạng đông và lúc chạng vạng
(Lim và Webster, 2006).
Số liệu thu được từ những cuộc thí nghiệm về tần suất cho cá rô phi ăn vẫn còn ít.
Tung Shiau (1991; trích bởi Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009) chỉ ra rằng cho cá rô phi đỏ
ăn 6 lần/ngày thì trọng lượng của chúng tăng nhanh hơn so với cho ăn 2 lần/ngày. Siraj
và ctv. (1988; trích bởi Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009) đạt được sự tăng trưởng và hệ số
chuyển đổi thức ăn (FCR) tốt hơn khi cho cá rô phi đỏ ăn 2 – 3 lần /ngày.
Vài cuộc thí nghiệm ở trung tâm nghiên cứu động vật dưới nước Charoen
Pokphand (Thái Lan) đã được tiến hành để xác định loại thức ăn và tần suất cho ăn
thích hợp cho sự tăng trưởng của cá rô phi (O. mossambicus x O. hornorum). Thí
nghiệm 1 để so sánh hiệu suất hai loại thức ăn cho cá rô phi (loại 20 và loại 25%
protein thô). Kết quả chỉ rằng không có sự khác nhau nhiều ở các nghiệm thức về

trọng lượng trung bình và hệ số chuyển đổi thức ăn. Chi phí cho các loại thức ăn chứa
20 và 25% protein tương ứng là 0,322 và 0,388 USD/kg (giá ở Thái Lan). Với cùng hệ
số chuyển đổi như nhau, cá ăn thức ăn 20% protein có chi phí sản xuất tương đối thấp.
Thí nghiệm 2 để xác định ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến sự tăng trưởng của cá rô
phi. Cá được cho ăn hai, ba và bốn lần/ngày, sử dụng thức ăn chứa 25% protein trong
60 ngày thí nghiệm. Kết quả có sự khác nhau đáng kể về trọng lượng trung bình, hệ số
chuyển đổi thức ăn. Cho ăn ba và bốn lần trong ngày thích hợp cho cá rô phi trong giai
đoạn tăng trưởng, cho ăn hai lần/ngày dẫn đến hệ số chuyển đổi thức ăn lớn hơn.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009), cho cá rô phi (O. niloticus) ăn số lần khác
nhau trong ngày (với lượng ăn nhất định đã được tính theo phần trăm trọng lượng cơ
thể) thì không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình và hệ số chuyển
đổi thức ăn của cá rô phi. Khi cho cá ăn với tần số 2 lần/ngày, tỷ lệ cho ăn bằng 80%
so với lượng ăn tối đa thì không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình
so với khi cho chúng ăn lượng ăn tối đa hoặc 90% lượng ăn đó nhưng chỉ tiêu FCR có
giá trị thấp hơn nhiều so với nghiệm thức cho ăn tối đa.

15


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian: từ ngày 15/04/2010 – 08/07/2010
- Địa điểm: Ao C18, trại Thực Nghiệm Thủy Sản – khoa Thủy Sản trường Đại
Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Dụng cụ cần dùng trong quá trình thí nghiệm: Cân điện tử, giai lưới kích thước
1x1x1,3m, vợt, thước kẻ và giấy kẻ ô ly, cọc tre, lưới, dây kẽm lớn, thau và xô nhựa.
Máy đo pH, DO, nhiệt độ, máy quang phổ kế để phân tích hàm lượng ammonia tổng
cộng.

Trước khi bắt đầu thí nghiệm chúng tôi tiến hành tẩy dọn ao: kéo cá tạp, tháo
nước, dọn cỏ quanh bờ ao, bón vôi, phơi ao 3 ngày, sau đó cắm cọc, cắm giai rồi cho
nước vào. Mực nước dao động từ 1,2 – 1,5 m.
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loài cá: Cá rô phi vằn dòng GIFT
(Oreochromis niloticus) và cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) cùng cỡ 4 – 5 g/cá, không
dị tật dị hình, không có bệnh. Cá sử dụng trong thí nghiệm được mua từ trại giống Phú
Hữu, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh. Trước khi bố trí thí nghiệm cá được giữ trong
giai lớn để thích nghi với điều kiện môi trường ao nuôi trong vài ngày. Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, các điều kiện khác được giữ đồng đều.
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức (mỗi loài 3 nghiệm thức), tương ứng với số lần
cho ăn trong ngày là: 2 lần (7h và 16h), 3 lần (lúc 7h, 11h30 và 16h) và 4 lần (lúc 7h,
11h, 15h và 19h). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mỗi giai thí nghiệm thả 40 con.
Trước khi thả cá vào giai thí nghiệm chúng tôi tiến hành đếm và cân tổng trọng
lượng cá ở từng giai và đo chiều dài ban đầu 30 con ngẫu nhiên đại diện cho từng loài cá.
Để tránh địch hại chúng tôi tiến hành che lưới trên các giai thí nghiệm.

16


×