Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN THÍCH HỢP VỚI LƯỢNG ĂN TỐI ĐA TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN THÍCH HỢP VỚI LƯỢNG ĂN
TỐI ĐA TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Sinh viên thực hiện: DƯƠNG THỊ PHI NI
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2008 – 2010

Tháng 8/2010


 
XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN THÍCH HỢP VỚI LƯỢNG ĂN TỐI ĐA
TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Tác giả

DƯƠNG THỊ PHI NI

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ

Tháng 8 năm 2010

i




 
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.

-

TS. Nguyễn Như Trí đã hết lòng hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực tập
tốt nghiệp tại trường.

-

PGS. TS Lê Thanh Hùng, Ths. Ngô Văn Ngọc và cô Võ Thị Thanh Bình đã hỗ
trợ chúng tôi trong việc mua cá thí nghiệm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp trong thời gian chúng tôi thực tập
tại Trại thực nghiệm thủy sản của trường.

-

Các anh, em tại Trại thực nghiệm thủy sản đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

-


Các bạn Châu Điền Minh Phụng, Trang Ngọc Thanh Tùng, Hồ Thị Hồng Mai,
Chử Thị Ngân, Phạm Gia Điệp, Nguyễn Huy Lâm đã giúp đỡ tôi rất tận tình
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại Trại thực nghiệm Thủy sản
của trường.

-

Các bạn bè thân yêu của lớp LT08NT đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong
thời gian học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập
khóa luận tốt nghiệp.

ii


 
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định số lần cho ăn thích hợp với lượng ăn tối đa trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành tại Trại thực nghiệm thủy sản
trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng
6 năm 2010.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong ao đất, gồm 3 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nghiệm thức I cho ăn 2 lần/ngày, nghiệm thức II cho ăn 3
lần/ngày, nghiệm thức III cho ăn 4 lần/ngày. Cá được cho ăn với lượng tối đa.
Kết quả thu được như sau:
- Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống trung bình của cá tra ở các nghiệm thức (NT) khi kết
thúc thí nghiệm là: NT I 94,7%; NT II là 96,0%; NT III là 90,0%. Tỷ lệ sống giữa các
nghiệm thức sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,615 > 0,05).
- Trọng lượng trung bình (TLTB): TLTB của cá tra lúc bố trí thí nghiệm là 3,8
gam. TLTB của cá tra ở các NT khi kết thúc thí nghiệm là: NT I là 146,9 gam; NT II là
156,0 gam; NT III là 135,2 gam. TLTB giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý

nghĩa về mặt thống kê (P = 0,134 > 0,05).
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): FCR trung bình của cá tra ở các NT khi kết
thúc thí nghiệm: NT I là 1,26; NT II là 1,32; NT III là 1,50. FCR trung bình giữa các
nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm sai biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,021 <
0,05). Cụ thể:
∗ FCR của cá tra ở NT I và NT II sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống
kê;
∗ FCR của cá tra ở NT I và NT III sai biệt có ý nghĩa về mặt thống kê;
∗ FCR của cá tra ở NT II và NT III sai biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

iii


 
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... vi
Danh sách các hình ....................................................................................................... vii
Danh sách các đồ thị..................................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) .........................3
2.1.1 Vị trí phân loại........................................................................................................3
2.1.2 Phân bố ...................................................................................................................3
2.1.3 Hình thái, sinh lý ....................................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và tính ăn ............................................................................4

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản...................................................................................................5
2.2 Tổng Quan Về Dinh Dưỡng Trên Cá Da Trơn..........................................................6
2.2.1 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá da trơn Mỹ ...........................................6
2.2.2 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá da trơn Việt Nam.................................9
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 12
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài ............................................................12
3.2 Vật Liệu ...................................................................................................................12
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................13
3.3.1 Bố trí thí nghiệm...................................................................................................13
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................14
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 17
4.1 Một Số Yếu Tố Môi Trường Trong Thí Nghiệm ....................................................17
4.1.1 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)...............................................................................18
iv


 
4.1.2 Độ pH của nước....................................................................................................19
4.1.3 Nhiệt độ nước .......................................................................................................21
4.1.4 Ammonia ..............................................................................................................22
4.2 Kết Quả Thí Nghiệm ...............................................................................................22
4.2.1 Chỉ tiêu về tỷ lệ sống ............................................................................................22
4.2.2 Chỉ tiêu về trọng lượng trung bình .......................................................................25
4.2.3 Chỉ tiêu về hệ số chuyển đổi thức ăn....................................................................29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 33
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................33
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 35

PHỤ LỤC

v


 
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra trong tự nhiên .......................................5
Bảng 2.2 Định lượng thức ăn cho cá da trơn Mỹ..........................................................10
Bảng 4.1 Biên độ dao động của các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm. ....17
Bảng 4.2a Tỷ lệ sống (%) của cá tra ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra .............23
Bảng 4.2b Tỷ lệ sống của cá tra ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra…….............23
Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình (gam) của cá tra ở các nghiệm thức qua các lần kiểm
tra. ..................................................................................................................................25
Bảng 4.4 FCR trung bình của cá tra ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra..............29

vi


 
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) .........................................................3
Hình 3.1 Các cỡ viên thức ăn được sử dụng trong quá trình thí nghiệm......................15
Hình 3.2 Máy đo pH .....................................................................................................15
Hình 3.3 Máy đo oxy và nhiệt độ .................................................................................16
Hình 3.4 Cân cá định kỳ ...............................................................................................16
Hình 4.1 Giai cá thí nghiệm được bố trí thêm lưới che phía trên để phòng địch hại ...23
Hình 4.2 Cá tra lúc bố thí nghiệm.................................................................................28

Hình 4.3 Cá tra sau 4 tuần thí nghiệm ..........................................................................28
Hình 4.4 Cá tra sau 8 tuần thí nghiệm ..........................................................................28
Hình 4.5 Cá tra sau 12 tuần thí nghiệm ........................................................................29

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1 Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan trong suốt quá trình thí nghiệm .......19
Đồ thị 4.2 Sự biến động pH của nước ao trong suốt quá trình thí nghiệm ...................20
Đồ thị 4.3 Sự biến động của nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm.........................21
Đồ thị 4.4 Tỷ lệ sống của cá tra ở các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm................24
Đồ thị 4.5 Trọng lượng trung bình của cá tra ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra26
Đồ thị 4.6 FCR của cá tra ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra..............................31

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Cá tra là loài cá được nuôi phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á, là một trong
6 đối tượng nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông
Mekong là Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia đã có nghề nuôi cá tra truyền
thống do có nguồn cá bột tự nhiên phong phú (Hội nghề cá Việt Nam, 2004).
Ở nước ta, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đã có truyền thống nuôi cá tra lâu
năm. Hiện nay, nghề nuôi cá tra đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam
Bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi đối tượng
này. Đặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về sản xuất giống nhân tạo thì nghề
nuôi càng ổn định và phát triển (Hội nghề cá Việt Nam, 2004).
Trong những năm gần đây, dù con cá tra đang là hiện tượng lạ, mang lại những giá
trị vật chất lớn cho vùng ĐBSCL, nhưng đằng sau nó vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức.

Nguyên nhân là do việc quản lý nhà nước đối với con cá tra của vùng ĐBSCL còn
nhiều bất cập, như: thiếu quy hoạch, kế hoạch và thông tin cụ thể cho cả vùng từ sản
xuất đến chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy như lúc thừa lúc
thiếu, chất lượng, môi trường, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh..Đó là
những khó khăn nhìn từ góc độ vĩ mô của các nhà quản lý, trên thực tế thì người nuôi
cá tra hiện nay đã và đang đương đầu với rất nhiều khó khăn, bất cập mới. Dịch bệnh,
ô nhiễm môi trường, giá thành sản xuất tăng cao, thu nhập kinh tế từ nghề nuôi cá
giảm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do việc sử dụng quá nhiều thuốc và
hóa chất trong quá trình nuôi, vấn nạn ô nhiễm môi trường nước và đặc biệt là chi phí
thức ăn cho cá không ngừng tăng lên, trong khi giá thành cá tra thương phẩm ngày
càng giảm và luôn biến động.
Như vậy, để tiếp tục phát huy lợi thế nuôi cá tra và ba sa ở ĐBSCL phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của môi trường,
1


nhà nước và các địa phương cần tập trung giải quyết những thách thức nói trên. Đồng
thời cần có nhiều hơn nữa các nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng này, nhất là lĩnh
vực dinh dưỡng và các nhóm giải pháp cải tiến kỹ thuật nuôi nhằm giảm bớt chi phí
cho sản xuất, nhất là chi phí thức ăn, mang lại thu nhập ổn định cho người dân và tạo
điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá tra tiếp tục phát triển. Để góp phần cho mục tiêu
trên và được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Xác định số lần cho ăn thích
hợp với lượng ăn tối đa trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Xác định số lần cho ăn thích hợp với lượng ăn tối đa trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus).

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.1 Vị trí phân loại
Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở
sông Cửu Long. Tài liệu gần đây nhất của tác giả Rainboth xếp cá tra nằm trong giống
cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nước ta và còn sống sót rất ít ở Thái Lan và
Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần được bảo vệ nghiêm ngặt (sách đỏ). Cá
tra của ta cũng hoàn toàn khác với cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ
Ictaluridae.
Bộ: Cá nheo – Siluriformes
Họ: Cá tra – Pangasiidae
Giống: Cá tra dầu – Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).

Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, cá tra còn được tìm thấy ở Malaysia. Ở Thái Lan
còn gặp cá tra ở lưu vực sông Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa
3


có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá
trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong địa phận tự nhiên Việt Nam vì cá
có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên
(Hội nghề cá Việt Nam, 2004).
2.1.3 Hình thái, sinh lý
Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng

rộng, có 2 đôi râu. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước
hơi lợ (nồng độ muối < 10‰), có thể chịu được nước phèn với pH > 5, dễ chết ở nhiệt
độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu
nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng
khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan (Hội nghề cá Việt
Nam, 2004).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và tính ăn
Cá tra khi hết noãn hoàng thích ăn mồi tươi sống. Vì vậy, chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn
đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngoài
ra, khi khảo sát cá bột vớt trên sông còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần
cơ thể và mắt cá con.
Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được. Ruột cá tra ngắn, không
gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục.
Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn
hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau
trong bể ấp cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương.
Trong quá trình ương nuôi cá tra bột thành cá giống trong ao, cá ăn các loại phù
du động vật có kích thước vừa với cỡ miệng và các loại thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn
thể hiện tính ăn rộng, ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong
điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã
hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi
với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy (Hội nghề cá Việt Nam,
2004).

4


Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành
phần thức ăn của cá tra ăn tạp thiên về động vật.

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra trong tự nhiên
STT
Thành phần thức ăn
Tỷ lệ (%)
1
Nhuyễn thể
35,4%
2
Cá nhỏ
31,8%
3
Côn trùng
18,2%
4
Thực vật lớn
10,7%
5
Thực vật đa bào
1,6%
6
Giáp xác
2,3%
(Nguồn: Menon và Cheko, 1955; trích bởi Lê Thanh Hùng, 2000)
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra là loài tăng trưởng nhanh. Khi còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài, từ
khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với chiều dài cơ thể. Cá tra
trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Cá nuôi ao trong năm đầu tiên có thể đạt 1 - 2
kg/con và những năm sau tăng trọng nhanh hơn (Thông Tin Chuyên Đề Thủy Sản,
2008).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản

Cá thành thục sau 2 - 3 năm tuổi với trọng lượng từ 2,5 – 3,0 kg. Trong tự nhiên
chỉ gặp cá thành thục ở địa phận của Campuchia và Thái Lan.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu
phân biệt được đực cái từ giai đoạn II tuy màu sắc chưa khác nhiều. Các giai đoạn sau,
buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân
nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa.
Theo Nguyễn Văn Trọng (1989; trích bởi Lê Thanh Tú, 2008) hệ số thành thục
của cá tra khảo sát được trong tự nhiên (cỡ cá sống trên sông nặng khoảng 8 – 11 kg)
từ 1,76 – 12,94% ở cá cái và từ 0,83 – 2,10% ở cá đực. Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành
thục cá tra cái có thể đạt tới 19,50%.
Mùa vụ thành thục của cá tra trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch,
cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Prek Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung
Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng trứng đã thành
5


thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể, thường là rễ của một loài cây (Gimenila asiatica)
sống ven sông (Thông Tin Chuyên Đề Thủy Sản, 2008).
Trong sinh sản nhân tạo, cá có thể được nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm
hơn trong tự nhiên từ tháng 3 dương lịch hàng năm. Cá tra có thể tái phát dục 1 – 3 lần
trong một năm (Thông Tin Chuyên Đề Thủy Sản, 2008).
Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối
nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau khi được đẻ ra
và hút nước, đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 - 1,6 mm (Thông Tin
Chuyên Đề Thủy Sản, 2008).
2.2 Tổng Quan Về Dinh Dưỡng Trên Cá Da Trơn
2.2.1 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá da trơn Mỹ

Cá bột trong các trại giống được cho ăn thức ăn được xay nhuyễn chứa 45 50% protein. Những con cá hương lớn hơn được cho ăn thức ăn viên nổi (đường kính:
1/8 inch (3 mm) chứa 35% protein. Cá giống lớn 5 - 6 inch (12,7 - 15,2 mm) và cá thịt
thì nên cho ăn thức ăn nổi có đường kính khoảng 5/32 - 3/16 inch (4 – 5 mm), chứa 28
– 32% protein (Robinson và ctv, 1998).
Thông thường, cá nên được cho ăn 1 lần/ngày thì thức ăn đó sẽ được chúng tiêu
thụ mà không gây bất lợi đến chất lượng nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự thay đổi
của chất lượng nước và sức khỏe của cá mà chúng được cho ăn ít hơn lượng thức ăn
hàng ngày hoặc cho ăn kém thường xuyên hơn. Về lâu dài lượng thức ăn cho phép
không nên vượt quá 100 – 125 pound/mẫu Anh/ngày (45,40 – 56,75 kg/0,4 ha/ngày)
(Robinson và Li, 2007).
Hầu hết người nuôi cá da trơn cho ăn 1 lần/ngày, 7 ngày/tuần trong suốt những
tháng ấm. Mặc dù vậy, cách cho ăn 2 lần/ngày có thể cải thiện một ít về tăng trưởng
trên cá giống, nhưng trên thực tế cách cho ăn này ít được áp dụng đối với các trang trại
lớn (Robinson và ctv, 1998).
Có rất nhiều nhân tố giúp người nuôi xác định được lượng thức ăn cho cá, bao
gồm toàn bộ những sinh vật có trong ao tại một thời điểm nhất định (số lượng và trọng
lượng cá trong ao, kích cỡ cá, nhiệt độ nước, chất lượng nước và thời tiết). Việc cho ăn
đặc biệt quan trọng khi nuôi cá trong một hệ thống nuôi nhiều lứa, lúc đó sẽ có nhiều
6


cỡ cá trong một ao bởi vì những con nhỏ hơn thì ít hiếu chiến hơn trong việc giành
thức ăn. Việc cho ăn trong trường hợp này có thể là một vấn đề, vì khi đó ta không biết
tất cả cá trong ao có ăn hết không. Do đó, sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng cho ăn quá
mức, gây lãng phí thức ăn và làm ảnh hưởng đến chất lượng nước (Robinson và ctv,
1998).
Tỷ lệ cho ăn không nên vượt quá những gì mà cá trong ao cần. Giới hạn trung
bình về tỷ lệ cho ăn hàng ngày không nên vượt quá 120 – 150 pound/mẫu Anh/ngày
(54,48 - 68,10 kg/0,4 ha/ngày), nhưng thỉnh thoảng có thể cho ăn với tỷ lệ cao hơn.
Khi được so sánh với tỷ lệ cho ăn bị hạn chế (không quá 80 pound/mẫu Anh/ngày,

tương đương với 36,32 kg/0,4 ha/ngày) thì cá được cho ăn hàng ngày bằng với lượng
120-150 pound/mẫu Anh/ngày (54,48 - 68,10 kg/0,4 ha/ngày) đạt kết quả về năng suất
cao hơn và tăng trưởng nhanh hơn nhưng hệ số chuyển đổi thức ăn lại cao hơn. Hệ số
chuyển đổi thức ăn thấp trên cá được cho ăn với một tỷ lệ hạn chế là một điều quan
trọng bởi vì chi phí thức ăn sẽ thấp hơn khi được so sánh với cá được cho ăn no. Kết
quả nghiên cứu cũng kết luận rằng tổng lượng thức ăn được hấp thu, năng suất, tốc độ
tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn thì như nhau khi cho ăn tối đa hoặc cho ăn ở
một tỷ lệ thấp hơn 120 pound/mẫu Anh/ngày (54,48 kg/0,4 ha/ngày) dưới hệ thống
nuôi đơn lứa (Mississipi State University Extension Service, 2007).
So sánh giữa cho ăn 1 lần/ngày và 2 lần /ngày: Cho ăn 1 lần/ngày thì hợp lý hơn
là cho ăn 2 lần/ngày đối với cá nuôi thịt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cho ăn 2
lần/ngày đối với cá thịt thì không nhất thiết có lợi. Nhưng phương pháp cho cá ăn 2
lần/ngày thường được đề nghị nhiều hơn phương pháp cho cá ăn 1 lần/ngày, mặc dù
lượng thức ăn nhiều hơn được sử dụng khi cho ăn 2 lần/ngày sẽ không được chuyển
đổi hoàn toàn thành trọng lượng của cá. Việc cho ăn 2 lần/ngày còn làm tăng hệ số
chuyển đổi thức ăn bởi vì nếu người nuôi không cẩn thận thức ăn sẽ bị tiêu phí do việc
cho ăn quá mức (Robinson và ctv, 1998).
So sánh giữa cho ăn 1 lần/ngày và cho ăn 1 lần sau mỗi 3 ngày: Các khuyến cáo
đều cho rằng cá da trơn nuôi nên cho ăn 1 lần/ngày. Việc cho ăn kém thường xuyên
hơn chỉ được yêu cầu trong những điều kiện nhất định. So với cá được cho ăn đầy đủ
hàng ngày thì cá được cho ăn 1 lần sau mỗi 3 ngày tiêu thụ một lượng thức ăn nhiều
hơn 50 – 65% lượng ăn của cá được cho ăn hàng ngày. Lượng thức ăn tiêu thụ được
7


tăng lên trên cá được cho ăn 1 lần sau mỗi 3 ngày là một kết quả quan trọng của sự bù
đắp tăng trưởng, hoặc một phần của sự bù đắp tăng trưởng. Cá có thể bù đắp hoàn toàn
hoặc một phần sự giảm sút trọng lượng trong khoảng thời gian ngắn không được cho
ăn khi được cho ăn đầy đủ trở lại. Mặc dù có một vài lợi thế (hệ số chuyển đổi thức ăn
giảm, chi phí lao động và sục khí giảm) khi cá được cho ăn 1 lần sau mỗi 3 ngày

nhưng không nên cho ăn theo cách này vì cá được cho ăn 1 lần sau mỗi 3 ngày có thể
làm giảm năng suất chế biến cá và kéo dài chu kỳ sản xuất. Vì thế, về lâu dài phương
pháp cho cá ăn 1 lần sau mỗi 3 ngày sẽ không đạt hiệu quả về mặt kinh tế (Robinson
và ctv, 1998).
So sánh giữa cho ăn 7 ngày/tuần với 6 ngày/tuần hoặc 5 ngày/tuần: Trong suốt
vụ nuôi, người sản xuất cá da trơn cho cá ăn 7 ngày/tuần, nhưng một số người sản xuất
khác lại cho ăn 6 ngày/tuần. Việc cho ăn 6 ngày/tuần (không cho ăn vào ngày chủ
nhật) làm giảm năng suất gần 3,3% và cho ăn 5 ngày/tuần (không cho ăn vào ngày thứ
7 và ngày chủ nhật) thì làm giảm năng suất gần 6,9% so với cá được cho ăn 7
ngày/tuần trong suốt vụ nuôi. Hệ số chuyển đổi thức ăn giảm 4,8% và 7,9% đối với cá
được cho ăn 6 ngày/tuần và cá được cho ăn 5 ngày/tuần khi được so sánh với cá cho ăn
7 ngày/tuần. Cho ăn 6 ngày/tuần có thể làm giảm chi phí sản xuất đối với cá nheo đốm
khi đạt kích cỡ cá thịt (nghiên cứu dùng hệ thống nuôi đơn lứa và cá được cho ăn đến
mức tối đa). Ngoài ra, nếu sử dụng chiến lược cho ăn này trong một hệ thống nuôi cá
nhiều lứa, việc bỏ cho ăn nhiều ngày có thể có một tác động tiêu cực hơn so với trong
hệ thống nuôi đơn lứa bởi vì những cá nhỏ có thể mất nhiều trọng lượng hơn
(Robinson và ctv, 1998).
Một kết quả nghiên cứu về những ảnh hưởng của kích cỡ và tần số cho ăn trên
cá nheo đốm (Ictalurus punctatus) cho rằng cá được cho ăn hàng ngày thì lượng thức
ăn được tiêu tốn nhiều hơn và cho năng suất cao hơn. Khi so sánh lượng ăn của cá
được cho ăn một lần sau mỗi 3 ngày với cá được cho ăn hàng ngày thì tỷ lệ thức ăn bị
tiêu tốn trong những ngày được cho ăn tăng 61% cho cá nhỏ (trọng lượng ban đầu =
36 gam), 46% cho cá trung bình (169 gam) và 68% cho cá lớn (354 gam). Hệ số
chuyển đổi thức ăn trên cá được cho ăn hàng ngày thì cao hơn ở cá được cho ăn 3 ngày
một lần. Cá lớn hơn thì ăn nhiều hơn và cho sản lượng cao hơn so với cá có kích thước
trung bình và nhỏ. Qua phân tích số liệu cho thấy cá được cho ăn hàng ngày thì tiêu
8


thụ nhiều thức ăn hơn và cho năng suất cao hơn cá cho ăn một lần sau mỗi 3 ngày

(Robinson và ctv, 1998).
Việc biết được thời gian cho ăn tốt nhất trong suốt một ngày trên một trang trại
lớn là điều quan trọng bởi vì trong một thời gian hạn chế cần phải sử dụng nhiều thiết
bị để có thể hoàn thành việc cho ăn trên một số lượng lớn ao. Trong khoảng thời gian
có thời tiết ấm áp, các nhà sản xuất cá da trơn thường cho ăn vào mỗi buổi sáng ngay
khi hàm lượng oxy hòa tan bắt đầu tăng. Tuy nhiên, theo kết quả của các nghiên cứu
khác thì không có một lợi thế nào trong việc cho ăn vào một thời điểm nhất định trong
ngày. Tức là không có những sự khác nhau trong tăng trưởng, lượng thức ăn được tiêu
thụ và hệ số chuyển đổi thức ăn giữa cá được cho ăn vào các thời điểm 8 giờ 30; 16
giờ; 20 giờ; không có sự khác nhau trong thời gian sục khí khẩn cấp được ghi lại giữa
các nghiệm thức. Tuy nhiên, không nên cho ăn vào lúc gần tối hoặc vào buổi tối ở
những ao nuôi lớn bởi vì thật không hợp lý khi tiến hành sục khí trong ao nuôi lớn như
trong các thí nghiệm nhỏ được. Thông thường hàm lượng oxy hòa tan xuống thấp nhất
sau 6 giờ cá ăn. Nếu DO trong thời gian này thấp mà sự sục khí không đủ cung cấp
oxy thì cá có thể bị stress và chết. Nói chung, trên thực tế cho ăn vào buổi sáng là tốt
nhất, khi hàm lượng oxy hòa tan bắt đầu tăng trong suốt những tháng có thời tiết ấm
áp. Tuy nhiên trong những ngày trời lạnh, nhiệt độ nước sẽ cao hơn vào buổi chiều và
khi đó cá sẽ ăn tốt hơn (Robinson và ctv, 1998).
2.2.2 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá da trơn Việt Nam
Cá tra thịt cho ăn 1 – 2 lần/ngày. Cá háu ăn và tranh mồi nhiều, do đó cá lớn giành
ăn trước cá nhỏ hơn. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào sức ăn của cá, thường từ 3 – 5%
trọng lượng cá/ngày. Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá tra trung bình 2,5 – 3,0 đối với thức
ăn tự chế biến (Bùi Quang Tề, 2006).
Cá nhỏ cho ăn 4 – 6 lần/ngày do kích thước dạ dày nhỏ chứa lượng thức ăn ít, tỷ lệ
giữa lượng thức ăn và trọng lượng lớn, tăng trưởng nhanh hơn cá lớn. Số lần cho ăn
giảm xuống còn 2 – 3 lần/ngày đối với cá lớn. Cùng một kích cỡ với nhau nhưng số
lần cho ăn tăng lên 3 – 4 lần thay vì 2 – 3 lần thì cá sẽ tăng trưởng nhanh hơn và hiệu
quả sử dụng thức ăn tốt hơn vì:

9



∗ Cho ăn 1 – 2 lần, lượng thức ăn của một lần quá nhiều cá ăn không hết.
Số lần cho ăn tăng lên thì lượng thức ăn được chia nhỏ ra dẫn đến lượng
thức ăn cá lấy vào nhiều hơn (Lê Thanh Hùng, 2000).
∗ Về phương diện sinh lý tiêu hóa, cùng số lượng thức ăn lấy vào hàng
ngày, nhưng khi số lần cho ăn nhiều hơn, hiệu quả tiêu hóa và hấp thu
thức ăn tăng hơn, do nhịp sản xuất các enzyme tiêu hóa và thời gian thức
ăn lưu giữ trong đường tiêu hóa. Do đó, nếu có điều kiện cho ăn thì nên
cho ăn nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn cho ăn 1 – 2 lần/ngày (Lê Thanh
Hùng, 2000).
Trong sản xuất, một vấn đề cũng được đặt ra là cho ăn vào thời điểm nào thì tốt
nhất. Đối với cá rô phi cho ăn ban ngày và ban đêm là như nhau. Cá ăn mồi, khi hàm
lượng oxy hòa tan trong ao cao trên 2 mg/l. Khi oxy giảm thấp, cá không ăn, tất cả đều
nổi đầu. Vì vậy, đối với cá rô phi nuôi trong ao, thường được cho ăn vào 8 – 9 giờ
sáng và tối không cho ăn. Trái lại cá da trơn thường có tập tính ăn mạnh vào ban đêm,
nên cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều tối (Lê Thanh Hùng, 2000).
Lượng thức ăn trong ngày thay đổi tùy kích cỡ cá. Lượng cho ăn tính theo phần
trăm trọng lượng thân. Cá càng nhỏ thì lượng cho ăn trên trọng lượng thân càng lớn và
khi cá lớn lên lượng thức ăn tương đối này giảm theo (Lê Thanh Hùng, 2000).
Bảng 2.2 Định lượng thức ăn cho cá da trơn Mỹ
Cỡ cá

Đường kính viên thức ăn (mm)

% trọng lượng thân

Mới nở

0,5


6–8

1,5 – 4 cm

0,8

6

4 – 6,5 cm

2,0

5

5 – 16 cm

3,3

3–4

Cá lớn

5 – 10

2

(Nguồn: Lê Thanh Hùng, 2000).
Bên cạnh đó, có một vài thách thức đang được đăt ra đối với những người nuôi
cá tra làm thế nào để giảm bớt lượng thức ăn bị hao hụt trong quá trình cho cá ăn nhằm

đối phó với tình hình giá thức ăn nuôi cá ngày càng tăng cao. Trong thực tế hiện nay,
người nuôi cá đã và đang áp dụng một trong ba phương pháp cho ăn khác nhau trong
sản xuất đó là cho ăn tối đa, cho ăn vừa phải theo nhu cầu và cho ăn theo định lượng.
10


Tuy nhiên, để đánh giá được hiệu quả chính xác của mỗi phương pháp cho ăn nói trên
đối với con cá tra nuôi thương phẩm hiện nay thì vẫn có rất ít những nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực này. Mặc dù vậy, trong một nghiên cứu gần đây của Lê Thanh
Tú (2008) “Xác định số lần và tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá tra” đã thu được một số
kết quả rất đáng quan tâm. Khi cá được cho ăn nhiều lần khác nhau trong ngày thì
trọng lượng trung bình tăng và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm. Cụ thể là khi cho
cá ăn với một tỷ lệ cho ăn nhất định nếu cá được cho ăn 4 lần/ngày sẽ có trọng lượng
trung bình cao nhất và FCR thấp hơn so với cá được cho ăn 2 lần/ngày hoặc cá được
cho ăn 3 lần/ngày. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, để đạt được mức tăng trưởng tối
ưu (hệ số thức ăn thấp, tăng trọng nhanh và hạn chế được tình trạng lãng phí thức ăn
do cá ăn thừa) người nuôi cá nên chọn phương pháp cho ăn 4 lần/ngày theo một tỷ lệ
cho ăn nhất định.

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
- Địa điểm: Tại ao C18 của trại Thực Nghiệm Thủy Sản trường Đại Học Nông
Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
- Thời gian: Từ 04/04/2010 – 28/06/2010.
3.2 Vật Liệu
- Đối tượng thí nghiệm: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) với kích thước

cá trung bình từ 7 – 8,5 cm, mua ở huyện Củ Chi vào ngày 24 tháng 3. Sau khi chuyển
về trại Thực nghiệm của Khoa Thủy Sản, cá được thả nuôi trong bể composite, được
cho ăn và chăm sóc hàng ngày đến khi bố trí thí nghiệm.
- Thức ăn thí nghiệm: Chúng tôi sử dụng loại thức ăn viên nổi Catfish T503SL,
T503S và T504 của công ty Uni-President với thành phần dinh dưỡng như sau:
o Protein thô tối thiểu: 30%
o Độ ẩm tối đa: 10%
o Béo thô tối thiểu: 5%
o Tro tối đa: 12%
o Xơ thô tối đa: 6%
Để đảm bảo mục tiêu của đề tài và không làm ảnh hưởng đến tính ăn của cá
(đường kính viên thức ăn hợp với cỡ miệng của cá) chúng tôi đã đề nghị phía công ty
Uni-President hỗ trợ ba loại viên thức ăn thí nghiệm giống nhau về hàm lượng đạm
(30% protein) nhưng có đường kính khác nhau, lần lượt là 2 – 2,2 mm; 3 – 3,2 mm; 4
– 4,2 mm.
- Dụng cụ và hóa chất sử dụng gồm:
∗ Cân điện tử, giấy kẻ ô ly, giai lưới có kích thước 1x1x1,3 m, cọc tre,
thau nhựa, xô, vợt, đèn pin.

12


∗ Test kiểm tra chất lượng nước gồm: test đo hàm lượng ammonia, test đo
độ pH.
∗ Máy đo pH, máy đo oxy hòa tan và nhiệt độ.
- Ao nuôi thí nghiệm (ao C18): Trước khi tiến hành thí nghiệm 4 tuần, chúng
tôi tiến hành tẩy dọn ao: kéo cá tạp, bơm cạn ao; phát dọn cỏ quanh bờ ao; bón vôi và
phơi ao 1 ngày trước khi cho nước vào ao, cắm cọc và giăng giai.
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức
(NT), ứng với 3 tần số cho ăn khác nhau: NT I cho ăn 2 lần/ngày (vào lúc 7 giờ 30
phút và 16 giờ), NT II cho ăn 3 lần/ngày (vào lúc 7 giờ 30 phút, 11 giờ 30 phút và 17
giờ) và NT III cho ăn 4 lần/ngày (vào lúc 7 giờ 30 phút, 11giờ 30 phút, 15 giờ và 19
giờ). Mỗi NT được lặp lại 3 lần (1 lần lặp lại ứng với 1 giai lưới kích thước 1x1x1,3
m). Các điều kiện về chất lượng nước và thức ăn được giữ đồng đều.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Giai

1

2

3

4

5

6

7

8

9

NT

NT


NT

NT

NT

NT

NT

NT

NT

NT

I1

II1

I2

III1

II2

I3

III2


II3

III3

Cá thí nghiệm được lựa đồng cỡ, khỏe mạnh, không dị tật, trọng lượng trung
bình là 3,8 gam/con. Sau khi cân trọng lượng tổng, cá được bố trí vào các giai lưới
(1x1x1,3 m) cắm trong ao đất C18, với mật độ 50 con/giai. Mực nước ao sâu khoảng
từ 1,5 – 1,8 m, diện tích ao nuôi là 600 m2. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chọn 50 con
cá có trọng lượng tương đương với cá thí nghiệm cho vào giai trữ riêng để bổ sung
trong trường hợp có cá chết trong vòng 3 ngày sau khi bố trí.
Vì mục tiêu của đề tài là cho cá ăn no đến mức tối đa nên sau mỗi lần cho ăn
khoảng 1 giờ chúng tôi quan sát lượng thức ăn thừa, vớt và đếm số viên rồi quy đổi ra
trọng lượng. Từ đó tính lượng ăn hàng ngày của cá ở mỗi giai của từng nghiệm thức.
Định kỳ 4 tuần chúng tôi cân cá một lần. Cá được nuôi thí nghiệm trong vòng 84 ngày.

13


3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
- Các chỉ tiêu về môi trường: Ngoài chỉ tiêu NH3 (mg/l) được đo vào sáng thứ 3
và sáng thứ 6, các chỉ tiêu về chất lượng nước khác như DO, pH và nhiệt độ được theo
dõi hàng ngày (sáng và chiều).
∗ Hàm lượng oxy hòa tan (mg/l) và nhiệt độ được đo bằng máy đo DO và
nhiệt độ hiệu YSI – 550A;
∗ pH được đo với máy đo pH hiệu pH Scan 2;
∗ Hàm lượng ammonia được đo bằng máy quang phổ.
Chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước hàng ngày. Nếu thấy có biến
động không tốt thì tiến hành cho sục khí hoặc cấp thêm nước vào ao nhằm ổn định môi
trường nước, hạn chế ảnh hưởng bất lợi cho cá thí nghiệm.

- Các chỉ tiêu trên cá thí nghiệm: Sau mỗi 4 tuần thí nghiệm chúng tôi tiến hành
cân cá, xác định tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá
tra ở từng giai cũng như ở từng nghiệm thức. Đến ngày cuối cùng của tuần thứ 12 thì
tiến hành kéo cá, đếm số cá của mỗi giai và cân tổng trọng lượng để tính tỷ lệ sống,
trọng lượng trung bình và hệ số chuyển đổi thức ăn.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các giá trị trung bình và FCR của từng
nghiệm thức:
∗ Tỉ lệ sống (%) = Số cá còn lại*100/Số cá ban đầu;
∗ Trọng lượng trung bình (gam/con) = Tổng trọng lượng cân được/Tổng số cá;
∗ Hệ số chuyển đổi thức ăn (Feed conversion ratio: FCR) = Lượng thức ăn sử
dụng /Tăng trọng cá cuối thí nghiệm.
Sử dụng phần mềm thống kê sinh học MINITAB 15.0 để phân tích phương sai
ANOVA và so sánh sự khác biệt của các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình
và FCR của cá tra thí nghiệm giữa các nghiệm thức.

14


Hình ảnh về một số vật liệu và dụng cụ dùng trong thí nghiệm

Hình 3.1 Các cỡ viên thức ăn được sử dụng trong quá trình thí nghiệm

Hình 3.2 Máy đo pH

15


Hình 3.3 Máy đo oxy và nhiệt độ


Hình 3.4 Cân cá định kỳ

16


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một Số Yếu Tố Môi Trường Trong Thí Nghiệm
Quá trình sinh trưởng và phát triển của các thủy sinh vật nói chung và các loài
cá nói riêng đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường cũng như các yếu tố sinh
học khác. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sinh
trưởng và phát triển của các loài sinh vật. Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát một số
yếu tố môi trường chủ yếu có thể tác động đến kết quả thí nghiệm. Do vậy, trong quá
trình thực hiện đề tài chúng tôi nhận thấy sự thay đổi của điều kiện thời tiết (sự giao
mùa, từ nắng gắt chuyển sang mưa lớn và liên tục) cùng với mật độ cao của tảo trong
nước ao đã tác động rõ rệt lên khoảng dao động của các yếu tố môi trường trong ao
nuôi.
Bảng 4.1 Biên độ dao động của các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm.
Biên độ dao động

Yếu tố môi trường

Sáng

Chiều

DO (mg/l)

2,5 ± 0,8


8,1 ± 1,5

pH

7,3 ± 0,2

8,2 ± 0,4

Nhiệt độ (0C)

31,1 ± 0,6

33,0 ± 0,7

NH3 (mg/l)

0,02 ± 0,02

Ghi chú: Các giá trị trình bày trong bảng được biểu diễn dưới dạng số trung
bình ± độ lệch chuẩn (Standard Deviation: SD).
Thí nghiệm được tiến hành trong ao đất có diện tích 600 m2. Do mực nước thấp
và thay đổi nên các yếu tố môi trường thường có sự dao động. Tuy nhiên, các biên độ
dao động này vẫn ở mức chấp nhận được so với phạm vi cho phép về yêu cầu sinh lý
17


×