Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG Fe, Cu, Zn, Se, Mn LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH DO VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.64 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Fe, Cu, Zn, Se, Mn LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG
ĐỀ KHÁNG BỆNH DO VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri
TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus )

Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ HƯỜNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG Fe, Cu, Zn,
Se, Mn LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH
DO VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus)

Tác giả

NGÔ THỊ HƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên Ngành Ngư Y


Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS LÊ THANH HÙNG
Th.S ONG MỘC QUÝ

Tháng 08/2010
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm tạ đến:
Cha mẹ và gia đình đã nuôi con khôn lớn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho con được học tập đến ngày hôm nay.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh cùng tất cả quý thầy cô trong khoa Thủy Sản đã truyền đạt kiến thức quý
báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
PGS.TS Lê Thanh Hùng và Th.S Ong Mộc Quý đã tận tình giảng dạy và hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Các anh chị trong trại thực nghiệm đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến chị Đỗ Thị Anh Đào, chị Nguyễn thị Trúc Quyên cùng
các bạn lớp DH06NY và DH06NT đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
qua.
Tôi rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn, Se, Mn
lên sự tăng trưởng và khả năng đề kháng bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành từ tháng 04/2010 đến
tháng 15/7/2010 tại trại thực nghiệm thủy sản và phòng thí nghiệm Bệnh học thủy sản,
Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được tiến hành với 5 nghiệm thức: bổ sung nguyên tố vi lượng Fe,
Cu, Zn, Se, Mn dạng vô cơ với hàm lượng 0.1%, không bổ sung, nghiệm thức bổ sung
nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn, Se, Mn hữu cơ với hàm lượng 0,1%, 0,05%, và 0,025%
vào thức ăn.
Kết quả sau 12 tuần nuôi thí nghiệm cho thấy: kết quả về tăng trọng, tỷ lệ sống,
hệ số chuyển đổi thức ăn giữa các nghiệm thức bổ sung hỗn hợp khoáng vi lượng vô
cơ 0,1%, không bổ sung, bổ sung hỗn hợp khoáng vi lượng hữu cơ với tỷ lệ 0,1%,
0,05%, 0,025% có sự sai khác. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P>0.05).
Sau 14 ngày gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bằng phương
pháp ngâm trong dung dịch vi khuẩn với nồng độ 4,9x107, kết quả cho thấy tỷ lệ chết
tích lũy sau 14 ngày gây bệnh của các nghiệm thức bổ sung hỗn hợp khoáng vi lượng
vô cơ 0,1%, không bổ sung, bổ sung hỗn hợp khoáng vi lượng hữu cơ với tỷ lệ 0,1%,
0,05%, 0,025% có sai khác nhưng sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê
(P>0,05).
Như vậy, việc bổ sung hỗn hợp khoáng vi lượng hữu cơ không ảnh hưởng lên
tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như khả năng đề kháng của cá
tra đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

iii


MỤC LỤC
Đề mục ................................................................................................................... Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i

Cảm tạ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra.......................................................................................3
2.1.1 Phân Loại................................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái..................................................................................................3
2.1.4 Điều kiện môi trường sống .....................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................4
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................................5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản...................................................................................................5
2.2 Nhu cầu về khoáng ....................................................................................................5
2.2.1 Nhu cầu về Sắt (Fe) ................................................................................................7
2.2.2 Nhu cầu về Đồng (Cu)............................................................................................8
2.2.3 Nhu cầu về Kẽm (Zn) .............................................................................................8
2.2.4 Nhu cầu mangan (Mn)............................................................................................9
2.2.5 Nhu cầu về Selenium (Se) ......................................................................................9
2.3 Sơ Lược Về Bệnh Gan Thận Mủ Do Vi Khuẩn Edwardsiella ictaluri ..................11
2.3.1 Lịch sử bệnh .........................................................................................................11
iv


2.3.2 Phân bố và lan truyền bệnh ..................................................................................11

2.4 Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ..............................................................................12
2.4.1 Giới thiệu về Edwardsiella ictaluri .....................................................................12
2.4.2 Những đặc tính sinh lý sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .................12
2.3.3 Dấu hiệu bệnh lý...................................................................................................13
2.4.4 Một số thí nghiệm gây cảm nhiễm .......................................................................13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài ............................................................15
3.2 Nội Dung Nghiên Cứu.............................................................................................15
3.3 Vật Liệu ...................................................................................................................15
3.3.1 Đối tượng..............................................................................................................15
3.3.2 Dụng cụ và nguyên liệu ........................................................................................15
3.3.3 Thức ăn ...................................................................................................................... 16

3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................18
3.4.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng khoáng vi lượng Fe, Cu, Zn, Se lên sự
tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra .....................................18
3.4.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung nguyên tố vi lượng Fe,
Cu, Zn, Se lên sự đề kháng bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra...........21
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................23
4.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng khoáng vi lượng Fe, Cu, Zn, Se lên sự tăng
trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra .............................................23
4.1.1 Một số thông số môi trường nuôi cá tại các bể thí nghiệm ..................................23
4.1.1.1 Nhiệt độ .............................................................................................................23
4.1.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan .....................................................................................24
4.1.1.3 pH ......................................................................................................................26
4.1.1.4 Ammonia ...........................................................................................................27
4.1.1.5 Nitrite.................................................................................................................28
4.1.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn, Se lên sự tăng
trưởng lượng thức ăn sử dụng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm.....................................28

4.1.2.1Sự tăng trưởng của cá thí nghiệm.......................................................................28
v


4.1.2.2 Tỷ lệ sống ..........................................................................................................31
4.1.2.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn ..................................................................................32
4.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung nguyên tố vi lượng Fe, Cu,
Zn, Se,Mn lên sự đề kháng bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra ...........35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................38
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................38
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHIA

Brain Heart Infusion Agar

BHIB

Brain Heart Infusion Broth

CFU

Colony Forming Unit


ESC

Enteric Septicemia of Catfish

FCR

Feed Conversion Rate

NA

Nutritent Agar

pH:

potential of Hydrogen

PCA:

Plate Count Agar

SGR

Specific growth rates

TSA

Tryptic Soya Agar

TN


Thí nghiệm

ĐC

Đối chứng

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên.................................... 4
Bảng 2.2: Các nguyên tố muối khoáng cần thiết cho dinh dưỡng thủy sản và các động
vật trên cạn

..................................................................................................................6

Bảng 2.3: Nhu cầu vi khoáng của một số loài thủy sản .................................................7
Bảng 2.4: Các triệu chứng bệnh có liên quan đến thiếu khoáng ................................. 10
Bảng 3.1: Công thức thức ăn với các thành nguyên liệu trên ......................................17
Bảng 3.2: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.............................17
Bảng 4.1: Tăng trưởng của cá thí nghiệm ....................................................................29
Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm .................................................................31
Bảng 4.3: Lượng ăn tương đối, lượng ăn tuyệt đối, lượng ăn trung bình, FCR, PER của
cá sau thí nghiệm ..........................................................................................................32
Bảng 4.4: Tỷ lệ chết của cá gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri sau 14
ngày ..............................................................................................................................37

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Máy ép và cắt thức ăn ..................................................................................16
Hình 3.2: Máy sấy thức ăn............................................................................................16
Hình 3.3: Bố trí thí nghiệm...........................................................................................16
Hình 3.4: Thức ăn dùng trong thí nghiệm ......................................................................... 18

Hình 3.5: Hệ thống bể bố trí gây cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri ......................22
Hình 4.1: Biểu hiện bên ngoài và bên trong của cá bị cảm nhiễm Ewardsiella ictaluri
......................................................................................................................................36
Hình 4.2 Kết quả định danh IDS 14 GNR....................................................................36

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Sự biến động nhiệt độ vào buổi sáng và chiều qua các ngày thí nghiệm .24
Biểu đồ 4.2 Hàm lượng oxy hòa tan qua các ngày thí nghiệm ....................................25
Biểu đồ 4.3 Sự biến động pH trong thời gian thí nghiệm ............................................26
Biểu đồ 4.4 Sự biến động hàm lượng ammonia ở các bể thí nghiệm ..........................27
Biểu đồ 4.5 Sự biến động hàm lượng nitrite ở các bể thí nghiệm................................28
Biểu đồ 4.6 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá sau thí nghiệm ..................................30
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm ..............................................................31
Biểu đồ 4.8 Lượng ăn tương đối và lượng ăn tuyệt đối của cá sau 12 tuần nuôi.........33
Biểu đồ 4.9 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá sau 12 tuần thí nghiệm .........................33
Biểu đồ 4.10 Hiệu quả sử dụng protein của cá sau 12 tuần thí nghiệm .......................34
Biểu đồ 4.11 Tỷ lệ chết tích lũy của cá qua 14 ngày gây bệnh ....................................35

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã xuất hiện ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long khoảng gần hai thập niên qua với quy mô sản xuất và sản lượng ngày
càng được mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với sự
phát triển nhanh về quy mô sản xuất thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm thịt cá và
hiệu quả đầu tư là vấn đề cấp thiết của nghề nuôi cá tra thâm canh hiện nay.
Trong thời gian qua, việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy
sản và nhất là việc sử dụng các chất kháng sinh bổ sung qua đường ăn để làm tăng quá
trình biến dưỡng và kích thích sự tăng trưởng được xem như một phương pháp mang
lại hiệu quả cao nhưng lại có hạn chế là dư lượng kháng sinh còn tồn lưu trong thịt cá.
Hiện nay, Châu Âu và các nước nhập khẩu thịt cá tra khác đã ban hành lệnh cấm sử
dụng các chất kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho cá. Do đó, cần tìm ra một giải pháp
hữu hiệu và có tính an toàn nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng
thủy sản nói chung.
Mặt khác, trong những năm gần đây dịch bệnh ngày càng lan rộng trong nghề
nuôi cá tra thâm canh, đặc biệt là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Trong khi việc nghiên cứu và ứng dụng vắc xin trong thủy sản còn gặp nhiều hạn chế
thì chiến lược dinh dưỡng tốt nhằm tăng cường sức khỏe, sự thích nghi và sức đề
kháng của cá tra đối với vi khuẩn gây bệnh được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất.
Để phát triển ngành chăn nuôi nói chung, ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng
việc cần làm là phải quan tâm nhiều hơn nữa đến ngành công nghiệp chế biến thức ăn,
đến nhu cầu dinh dưỡng tối ưu cho từng đối tượng nuôi.
Sau nhu cầu về dinh dưỡng protein, nhu cầu năng lượng thì nhu cầu về khoáng
và nhất là khoáng vi lượng được các nhà khoa học, nhà sản xuất đặc biệt chú trọng. Dù
với một lượng nhỏ, nhưng khoáng vi lượng là nhu cầu thiết yếu để động vật có thể
phát triển đến mức tối ưu. Tuy nhiên, việc bổ sung khoáng vô cơ vào khẩu phần ăn của
động vật thủy sản như từ trước đến nay đã từng áp dụng có rất nhiều nhược điểm, dẫn
1



đến nhiều khả năng thiếu khoáng trong quá trình biến dưỡng của động vật thủy sản,
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ô nhiễm môi trường, tăng giá. Một trong những
giải pháp cho vấn đề này là sử dụng khoáng hữu cơ để bổ sung vào nhu cầu khoáng
trong thức ăn cho động vật thủy sản nói riêng, động vật nuôi nói chung. Đây là một
giải pháp hữu hiệu, đang ngày càng được quan tâm và áp dụng. Để thực hiện điều đó,
chúng tôi tiến hành đề tài: “nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn,
Se, Mn lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng đề kháng
của cá tra đối với bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ” nhằm có thể
hiểu rõ hơn khả năng thay thế này vào sản phẩm thức ăn cho thủy sản, góp phần giảm
ô nhiễm môi trường, tăng lợi nhuận, và khuyến khích ngành nuôi trồng thủy sản phát
triển.
Nội dung nghiên cứu đề tài gồm 2 phần:
™ Đánh giá ảnh hưởng của vi khoáng lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn.
™ Đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố vi lượng lên tình trạng sức khỏe của cá
tra thử nghiệm.
1.2 Mục Tiêu Đề tài
Khảo sát sự ảnh hưởng của việc nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn, Se, Mn lên sự
tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng đề kháng của cá tra đối
với bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
2.1.1 Phân Loại

Theo hệ thống phân loại của Tyson Robets và Vidthayvanon, 1991, vị trí phân
loại của cá tra như sau:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Gnathostomata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus
2.1.2 Phân bố
Cá tra sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, phân bố ở lưu vực sông Mê
Kông (Việt Nam, Lào, Campuchia) và sông Chao Phraya Thái Lan. Ở Việt Nam
những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột, cá giống của cá Tra và
cá Basa được vớt trên sông Tiền Và sông Hậu (www.fistenet.gov.vn).
Do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong để sinh sống và tìm nơi sinh sản
tự nhiên, nên cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên trên địa phận
Việt Nam. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược
dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Phạm
văn Khánh, 2005).

2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá tra có đầu rộng và dẹp bằng, mắt to, thân thon, dài, phần sau hơi dẹp bên.
Thân có màu hơi xanh và nhạt dần xuống hai bên hông, bụng cá có màu trắng nhạt,
phía vây đuôi hơi vàng, vây lưng và vây đuôi có màu xám đen. Phần cuối vây đuôi có
màu hơi đỏ. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Cá tra có hai
đôi râu, râu mép tương đối dài hơn râu cằm. Theo Robert và ctv, (1991), số tia vây
3


bụng của cá tra V= 8 – 9. Vây hậu môn A = 31 – 33. Lược mang 28 – 38, bóng hơi chỉ

có một ngăn nằm duỗi thẳng trong xoang bụng ( Phạm Văn Khánh, 1996).
2.1.4 Điều kiện môi trường sống
Cá tra sống được ở các thủy vực nước chảy và nước tĩnh, cá sống chủ yếu ở các
thủy vực nước ngọt, cũng có thể sống được ở các thủy vực nước lợ với nồng độ muối
thấp (khoảng 7 – 10%o ). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá tra có thể sống trong các
môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. pH tối ưu: 6,5 – 8, ở pH = 5 cá mất
nhớt, treo râu, hoạt động chậm chạp, khi pH = 11 cá có biểu hiện mất nhớt (Mai Đình
Yên và ctv,1992).
Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài cá đặc trưng phân
bố trong vùng nhiệt đới. Khoảng nhiệt độ sống của cá tra là từ 22 – 380C. Ở nhiệt độ
150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm nhưng cá vẫn sống. Ở nhiệt độ 390C cá bơi lội
không bình thường. Nhiệt độ tối ưu cho cá tra là 26 – 300C (Nguyễn Tuần, 2000).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Cá tra khi tiêu hết noãn hoàng thích ăn
mồi tươi sống và có thể ăn thịt lẫn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ hoặc nuôi
trong bể ấp với mật độ dày. Khi lớn lên, cá có tính ăn tạp thiên về động vật và cũng dễ
dàng chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với loại
thức ăn, kể cả những loại thức ăn bắt buột như mùn bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ,
thức ăn hỗn hợp, động vật đáy…
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên

Loại thức ăn

Xác suất tìm thấy (%)

Nhuyễn thể

35.4

Cá nhỏ


31.8

Côn trùng

18.2

Thực vật thượng đẳng

10.7

Thực vật đa bào

1.6

Giáp xác

2.3

(Theo D.Menon và P.I.Cheko, 1955; trích bởi Phạm văn khánh, 2005)

4


2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra sau khi tiêu hết noãn hoàng có chiều dài từ 1,0 – 1,1 cm. Cá có thể đạt
đến chiều dài 2 – 3 cm và có khối lượng trung bình là 0,52 g sau 14 ngày ương. Cá
ương năm tuần tuổi có chiều dài từ 5,0 – 6,0 cm và trọng lượng trung bình là 1,28 1,50 g. Sau một năm tuổi, cá có thể đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg. Sau 3 - 4 năm tuổi,
cá có thể đạt 3 – 4 kg. Nhìn chung cá tra có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng tốc độ
tăng trưởng của cá tuỳ thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc và

độ tuổi của cá, sau khoảng 2 - 3 năm tuổi thì sự sinh trưởng của cá giảm xuống do cá
bắt đầu có sự tích lũy cho quá trình thành thục sinh dục, bắt đầu có sự tạo trứng và tạo
tinh (Mai Đình Yên và ctv, 1992).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá tra từ 3 - 4 năm, trọng lượng trung bình
từ 5 - 6 kg/cá thể với chiều dài tối thiểu là 60 cm. Vào mùa thành thục (từ tháng 4 trở
đi), cá có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm đến bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù
hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng. Vì vậy, cá không đẻ tự nhiên ở
phần sông Mekong của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm ở khu vực từ địa phận Cratie của
Campuchia trở lên. Tại đây, có thể bắt được những cá bố mẹ có trọng lượng 15kg với
buồng trứng đã thành thục. Tại bãi đẻ, cá bố mẹ đẻ trứng thụ tinh tự nhiên, trứng dính
vào cây cỏ thủy sinh ven bờ. Sau khi nở, cá bột trôi theo dòng nước về hạ lưu đến các
vùng ngập nước ở Campuchia và xuôi theo sông Mekong về phía Việt Nam.
Sức sinh sản của cá tra khoảng 13900- 15000 trứng /kg cá cái. Hệ số thành thục
của cá đực là 1 – 3% và cá cái có thể đạt 20%. Kích thước trứng tương đối nhỏ đường
kính trung bình là 1 mm, sau khi trương có thể đạt tới 1,5 – 1,6 mm (Nguyễn Thị bảo
Ngọc, 2005).
2.2 Nhu cầu về khoáng
Các khoáng vi lượng hiện diện với một tỉ lệ nhỏ trong thức ăn, nhưng giữ vai
trò quan trọng: xúc tác các phản ứng hóa học xảy ra trong dinh dưỡng của cơ thể.
Trong nuôi thâm canh, các khoáng vi lượng thường được bổ sung dưới dạng premix
khoáng. Tương tự các khoáng đa lượng, cá có thể hấp thụ một tỉ lệ nhất định khoáng vi
lượng từ môi trường nước. Ở cá và động vật thủy sản, hiện nay các nhà nghiên cứu đã
xác định được 7 loại khoáng vi lượng, cần thiết trong thức ăn thủy sản. Những khoáng
5


vi lượng khác ở cá và động vật thủy sản cũng có tác dụng sinh học giống các động vật
trên cạn, tuy nhiên cá có thể hấp thụ đủ các khoáng này từ môi trường nước nên việc
bổ sung là không cần thiết. (Lê Thanh Hùng, 2008).

Những thông tin về dinh dưỡng khoáng cho cá và giáp xác rất hạn chế khi so
sánh với động vật cạn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có những tiến bộ vượt
bậc trong việc nghiên cứu dinh dưỡng cho động vật thủy sản đặc biệt là cá và tôm.
Những nghiên cứu về muối khoáng trên động vật thủy sản với mục đích phân loại
muối khoáng và tìm hiểu những chức năng tổng quát của nó, nhu cầu về thành phần và
số lượng đối với cơ thể thủy sản, tính quan trọng của muối khoáng, sự tương tác qua
lại giữa tính sinh học sẵn có và khẩu phần ăn. Dựa vào những tài liệu gần đây nhất,
cho thấy rằng khi đánh giá sự cần thiết của muối khoáng trong khẩu phần ăn thì không
chỉ đánh giá sự tăng trưởng mà cũng nên đánh giá về sự dự trữ muối khoáng trong mô,
chỉ số sinh hóa và những hiệu quả sự phát triển của động vật một cách tổng quát. Bổ
sung 10 muối khoáng cần thiết cho cá: Ca, Cu, I, Fe, Mg, Mn, P, K, Se, Zn và 7 muối
khoáng cần thiết cho tôm: Ca, Cu, Mg, P, K, Se, Zn (D.Allen Davis và Delbert
M.Gatlin, 1996).
Bảng 2.2: Các nguyên tố muối khoáng cần thiết cho dinh dưỡng thủy sản và các động
vật trên cạn (Guillaume và ctv., 1999; trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Đa lượng
Trên tôm cá

Vi lượng

Trên động vật trên cạn

Trên tôm cá

Trên động vật trên cạn

Calcium (Ca)

Sodium (Na)


Sắt (Fe)

Fluor (F)

Phosphorus (P)

Chlor (Cl)

Kẽm (Zn)

Brom (Br)

Potassium (K)

Lưuhuỳnh(S)

Đồng(Cu)

Nicken(Ni)

Mangan(Mn)

Vanadium(V)

Iod (I)

Silicium (Si)

Cobalt (Co)


Etain (Sn)

Selenium(Se)

Chrome (Cr)

Magnesium(Mg)

Nhôm (Al)

6


Bảng 2.3: Nhu cầu vi khoáng của một số loài thủy sản

Arginine

Protein
trong thức
ăn (%)
24

Nhu cầu
tính theo
% protein
4.3

Nhu cầu tính
theo % vật
chất khô

1.0

Robinson et al. (1981)

Histidine

24

1.5

0.4

Wilson et al. (1980)

Isoleucine

24

2.6

0.6

Wilson et al. (1980)

Leucine

24

3.5


0.8

Wilson et al. (1980)

Lysine

24

5.1

1.2

Wilson et al. (1977)

30

5.0

1.5

Robinson et al. (1980b)

24

2.3

0.6

Harding et al. (1977)


Phenylalanine

24

5.0

1.2

Robinson et al. (1980a)

Threonine

24

2.0

0.5

Wilson et al. (1978)

Tryptophan

24

0.5

0.12

Wilson et al. (1978)


Acid amin

Linolenic
a

Methionine

b

Nguồn

Valine
24
3.0
0.71
Wilson et al. (1980)
a: có trong sự vắng mặt cystine trong khẩu phần; b: Chế độ ăn chứa 0.3% tyrosine.
(Nguồn: Halver và Hardy, 2002)
2.2.1 Nhu cầu về Sắt (Fe)
Sắt cần thiết cho sự tạo hồng cầu và liên quan đến hoạt động của nhiều enzyme
xúc tác phản ứng oxy hóa khử như: catalase, cytochrome oxidase và pexoxidase. Thiếu
sắt trong thức ăn, cá sẽ xuất hiện triệu trứng thiếu máu, mang nhạt màu và haematocrit
trong máu giảm. Cá có khả năng hấp thụ Fe từ môi trường nước. Nhu cầu Fe của các
loài cá trong khoảng 30-150 mg/kg thức ăn. Dư thừa sắt trong thức ăn có thể làm tăng
sự peroxide hóa chất béo, đặc biệt các PUFA dễ nhạy cảm nhất. Do đó phải lưu ý đến
lượng sắt có trong thức ăn (Guillaume et al., 1999). Các loài giáp xác không có
haemoglobin, do đó nhu cầu sắt cũng ít hơn các loài cá. Nguồn cung cấp sắt chủ yếu
có nguồn gốc từ thức ăn động vật, trong đó bột huyết chứa hàm lượng Fe rất cao. Các
premix cung cấp Fe dưới dạng sulphate, chloride hay citrate. (Lê Thanh Hùng, 2008).
Nhiều công trình nghiên cứu và đã được công bố về việc thiếu Fe trong nhu cầu dinh


dưỡng gây ra nhiều dạng bệnh lý trên cá. Thiếu Fe gây ra bệnh thiếu máu trên cá brook
trout (Kawatsu, 1972), red sea bream (Sakamoto và Yone, 1976a, 1978c), yellow tail
(Ikeda và ctv., 1973), lươn (Nose và Arai, 1979) và cá chép (Sakamoto và Yone,
7


1978d). Trong hầu hết các trường hợp, sự tăng trưởng đã không bị ảnh hưởng bởi sự
thiếu Fe. Màu sắc bình thường của gan cá chép được ghi nhận là có sự thay đổi sang
màu hơi vàng đến trắng trong suốt thời gian Fe không được bổ sung đầy đủ theo nhu
cầu (Sakamoto và Yone, 1978d). Ở cá trơn Mỹ, khi thiếu Fe sẽ làm thiếu hàm lượng
hematoric, hemoglobin và Fe trong huyết tương, và làm bão hòa sự vận chuyển trong
máu (Gatlin va Wilson, 1986a). Tuy nhiên, một hàm lượng Fe quá cao cũng có thể gây
độc đối với cá. Những dấu hiệu ngộ độc Fe tìm thấy trên cá hồi rainbow trout khi cung
cấp thức ăn có chứa hàm lượng 1,380 mg Fe/ kg (Desjardins và ctv., 1987). Sự ảnh
hưởng chủ yếu của độc tính Fe bao gồm: giảm tăng trưởng, tăng tỉ lệ chết, tiêu chảy và
tổn thương mô bệnh học ở tế bào gan.
2.2.2 Nhu cầu về Đồng (Cu)
Đồng liên quan đến sự hấp thụ các vi khoáng khác như Fe va Zn. Đồng cũng
liên quan đến hoạt động của một số enzyme. Thức ăn thiếu Cu sẽ làm giảm hoạt tính
của một số enzyme, như cytochrome oxidase, cũng như giảm lượng hồng cầu. Nhu cầu
Cu của cá vào khoảng 3 - 5 mg/kg thức ăn. (Lê Thanh Hùng, 2008). Cá có thể chịu
đựng hàm lượng đồng trong chế độ ăn cao hơn lượng đồng hòa tan trong nước
(NRC,1993). Hàm lượng từ 0.8 - 1.0 mg đồng sulphate/l nước là độc đối với nhiều loài
cá (Friedman và Shibko, 1972). Tuy nhiên, theo Ashley (1972)(trích NRC, 1993) đã
tìm thấy rằng coho salmon chịu được nồng độ Cu ở 1,000 mg/ kg thức ăn, nhưng tốc
độ tăng trưởng có chậm lại và sự tạo thành sắc tố bị suy yếu. Ngoài ra, Knox và ctv.,
cũng thấy rằng rainbow trout không bị ảnh hưởng với chế độ ăn có chứa 150 mg Cu/
kg trong 20 tuần. Qua thực nghiệm, theo Lanno và ctv., hàm lượng Cu gây độc cho
rainbow trout là 730 mg/ kg thức ăn trong 24 tuần. Những dấu hiệu bị nhiễm độc Cu

bao gồm giảm tăng trưởng và hiệu quả ăn, mức độ đồng ở gan tăng lên.
2.2.3 Nhu cầu về Kẽm (Zn)
Kẽm có vai trò quan trọng trong hoạt động của nhiều enzyme liên quan đến sự
tiêu hóa biến dưỡng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy: vai trò của Zn, Se và Mn trong
việc bảo vệ hiện tượng oxy hóa ở cá hồi. Thức ăn thiếu Zn sẽ dẫn tới hiện tượng cơ bị
viêm chảy, cá chậm tăng trưởng và còi cọc. Cá có thể hấp thụ một phần Zn từ môi
trường nước, nhưng thức ăn là nguồn cung cấp Zn chính, đặc biệt trong môi trường
nước ngọt. Nhu cầu Zn trong thức ăn dao động khoảng 15-30 mg/kg thức ăn. Sự hấp
8


thụ Zn trong ruột lệ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới thức ăn. Phosphate hiện diện
quá cao dưới dạng hydroxyapatite trong bột cá hay phytase trong thực vật sẽ giới hạn
khả năng hấp thụ Zn trong thức ăn. Zn được cung cấp chủ yếu trong premix dưới dạng
các muối Zn, trong đó sulphate và nitrate Zn được hấp thụ tốt nhất. (Lê Thanh Hùng,
2008).
2.2.4 Nhu cầu mangan (Mn)
Trong dinh dưỡng, Mn có chức năng hoạt hóa những phức hợp enzyme kim
loại, hoặc như một phần không thể thiếu của những cấu tạo enzyme nào đó liên quan
đến biến dưỡng đạm, béo và chất bột đường (NRC, 1993). Mặc dù sự hấp thu Mn từ
nước đã được chứng minh (Miller và ctv., 1980; Srivastava và Agarwal, 1983) (trích
NRC, 1993), nhưng Mn lại được hấp thu hiệu quả hơn từ thức ăn. Theo Gatlin và
Wilson, 1984b, nhu cầu Mn cho cá trơn Mỹ là 2.4 mg/ kg; và nhu cầu này của cá chép
cũng như cá hồi rainbow trout là 13 mg/ kg (Ogino và Yang, 1980) (trích NRC, 1993).
Nguồn cung cấp Mn chủ yếu có trong thức ăn động vật. Ngoài ra, Mn được cung cấp
dưới dạng muối Mn trong premix. Muối sulphate và cloride là hai dạng dễ hấp thụ
nhất (Lê Thanh Hùng, 2008). Sự thiếu hụt Mn được ghi nhận là gây ra sự giảm tăng
trưởng và dị dạng bộ xương ở cá hồi, cá chép và cá rô phi (Ishak và Dollar, 1968;
Ogino và Yang, 1980; Yamamoto và ctv., 1983) (trích NRC, 1993).
2.2.5 Nhu cầu về Selenium (Se)

Trong biến dưỡng chức năng chính của Se là chống lại sự oxy hóa của lipid
trong các màng cơ bản, do Se là cấu tạo chính của enzyme glutathione peroxidase. Vai
trò của Se và vitamin E trong tăng trưởng các mô cơ, đã được mô tả trên các loài cá
hồi. Sự thiếu Se trong thức ăn sẽ làm cá giảm tăng trưởng. Nhu cầu Se khoảng 0,150,4 mg/kg thức ăn. Cá có khả năng hấp thụ một tỉ lệ nhỏ Se trong nước nhưng không
đủ cho nhu cầu. Bột cá là nguồn cung cấp dồi dào Se nhưng thay đổi rất lớn, tùy theo
nguồn gốc. Se cũng được cung cấp qua dạng muối sodium (selenate) để chống lại hiện
tượng oxy hóa. Lưu ý khi bổ sung Se quá cao cũng gây ra ngộ độc. Liều lượng gây độc
cho cá trong khoảng 10 mg/kg thức ăn. (Lê Thanh Hùng, 2008). Sự thiếu hụt Se gây
giảm tăng trưởng trên cá hồi rainbow trout (Hilton và ctv., 1980) và cá trơn Mỹ (Gatlin
và Wilson, 1984c). Nhu cầu Se của cá thay đổi tùy thuộc vào dạng Se ăn vào, acid béo
polyunsaturated (không có khả năng sinh cholesterol) và vitamin E chứa trong thức ăn,
9


và hàm lượng Se trong nước. Theo Hilton và ctv. (1980) nhu cầu Se của cá hồi trout là
từ 0.15-0.38 mg Se/ kg thức ăn, và cá trơn Mỹ là 0.25 mg/ kg (Gatlin và Wilson,
1984c). Tính sinh học sẵn có của Se khác nhau trong những hợp chất Se khác nhau, và
nguồn bổ sung thức ăn khác nhau. Bell và Cowey (1989) báo cáo rằng Se hiện diện
trong bột cá thì có khả năng tiêu hóa thấp, trong khi selenomethionine thì dễ tiêu hơn.
Độc tính của Se được ghi nhận ở cá hồi và cá trơn Mỹ khi Se trong khẩu phần ăn vượt
quá lần lượt là 13 và 15 mg/ kg thức ăn khô (Hilton và ctv., 1980; Gatlin và Wilson,
1984c). Giảm tăng trưởng, hiệu quả thức ăn kém, tỉ lệ chết cao là những ảnh hưởng
chủ yếu (NRC, 1993).
Bảng 2.4: Các triệu chứng bệnh có liên quan đến thiếu khoáng.
Loại

Loài thủy sản

Triệu chứng


khoáng
Ca

P

Mg

Ictalurus

Giảm tăng trưởng, hàm lượng Ca, P trong cơ

punctatus.

thể thấp (khẩu phần thiếu hụt vitamine D).

Ictalurus

Giảm tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn

punctatus

thấp, xương thoái hóa.

Ictalurus

Giảm ăn, giảm tăng trưởng, hoạt động chậm

punctatus

chạp, cơ thịt mềm, tỷ lệ chết cao.


Trout (S. gaidneri)

Giảm ăn, giảm tăng trưởng, hoạt động chậm
chạp, co giật, đục thủy tinh thể, khoáng hóa
ống thận, tăng tỷ lệ chết, cột sống cong vẹo,
giảm hàm lượng khoáng chất trong xương.

Fe

Zn

Cu

Các loài cá chép,

Thiếu máu, giảm lượng hồng cầu, giảm tăng

chình, da trơn …

trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp.

Ictalurus

Tăng trưởng chậm, giảm lượng Ca, Zn trong

punctatus

xương.


Các loài cá chép,

Thiếu máu, tăng trưởng chậm.

chình, da trơn …
10


Mn

Rô phi

Giảm ăn, tăng trưởng chậm, mất thăng bằng,
chết.

Hồi

Giảm tăng trưởng, đục mắt, còi cọc, vây
không phát triển.

I
Se

Cá Hồi
Ictalurus

Tuyến giáp trạng sưng to.
Giảm tăng trưởng

punctatus

Trout (S. gaidneri)

Tỷ lệ chết tăng, loạn dưỡng cơ, giảm hoạt
tính glutathione peroxidase

(Nguồn: FAO, 1987)
2.3 Sơ Lược Về Bệnh Gan Thận Mủ Do Vi Khuẩn Edwardsiella ictaluri
2.3.1 Lịch sử bệnh
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên trên cá da trơn Mỹ năm 1976 và sau đó bệnh
được mô tả vào năm 1979. Năm 1981, mô tả được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn
được định danh, tên bệnh là bệnh Nhiễm trùng huyết và viêm ruột (Enteric Septicemia
of Catfish: ESC); tên gọi khác bệnh lổ đầu (Hole in the head disease). Năm 1987, bệnh
được phát hiện trên cá trê ở Thái Lan.
Năm 1992, phát hiện bệnh trên cá tra, basa nuôi bè ở Việt Nam. Đến năm 2001,
bệnh được gọi là bệnh mủ gan.
Hiện nay, bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Tỉ lệ cá chết do bệnh gan thận mủ có thể lên đến 90%. Cá tra thường mắc bệnh
vào những tháng cuối năm (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Tuy nhiên hiện nay, bệnh
xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong năm do việc tăng diện tích và nuôi ở mức
độ thâm canh cùng với việc không quản lý môi trường nuôi chặt chẽ.
2.3.2 Phân bố và lan truyền bệnh
Ở Việt Nam, vi khuẩn Edwardsiella ictaluri đã được phân lập từ các loài cá tra,
basa và các loài cá da trơn khác. Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi các tra hương (cỡ
từ 4 – 6 cm) đến 5 đến 6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá từ 60 – 70%, có trường hợp
11


đến 100% (Bùi Quang Tề, 2003). Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu và trong các
ao nuôi mật độ cao, nuôi lồng bè.
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có thể nhiễm cho cá từ môi trường nước qua da,

qua mang cá và qua miệng bằng đường thức ăn. Vi khuẩn trong nước có thể qua
đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào dây thần kinh
khứu giác, sau đó vào não. Bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da. Vi khuẩn cũng có
thể xâm nhiễm qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu.
Bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố
của da. Cá da trơn còn nhiễm Edwardsiell ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn
ruột. Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau
khi nhiễm bệnh.
2.4 Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
2.4.1 Giới thiệu về Edwardsiella ictaluri
Vi khuẩn Edwarsiella thuộc họ Enterobateriace, bộ Enterobacterials, lớp
Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria.
Vi khuẩn có dạng hình que, gram âm, kích thước 1 x 2 - 3 µm, không sinh bào
tử, chuyển động nhờ vành tiêm mao. Vi khuẩn yếm khí tùy nghi, cho phản ứng
Catalase dương, Cytocrom oxidase âm tính, Oxy hóa âm và lên men trong môi trường
O/F glucose, thành phần Guanin và Cytozin trong DNA la 55 - 59 mol%.
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy, vi
khuẩn mọc trên môi trường thạch BHIA sau khi cấy khoảng 36 - 48 giờ và được ủ ở
nhiệt độ từ 28 - 30oC. Khi trong môi trường nuôi cấy có sự hiện diện của một loài vi
khuẩn phát triển nhanh hơn (như Aeromonas sp) thì chúng sẽ ức chế được vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri.
2.4.2 Những đặc tính sinh lý sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Vi khuẩn sống trong bùn đến 95 ngày ở 25oC và có thể tồn tại trong gan, thận,
não cá sau khi khỏi bệnh vài tháng. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp từ ruột, mang vào cơ
thể cá và được bài thải từ phân, xác cá chết vào trong môi trường nước. Bệnh bộc phát
nhanh khi nhiệt độ môi trường nước dao động trong khoảng 20 - 28oC, trên 30oC tỉ lệ
cá chết giảm dần.
12



Vi khuẩn có thể phân lập được từ nội tạng của cá bệnh như gan, thận, lách của
cá bệnh. Khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch BHIA (Brain Heart Infusion Agar) hay
TSA (Tryptic Soya Agar) sau 36 đến 48 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ 28 - 30oC.
2.3.3 Dấu hiệu bệnh lý
Cá thường bơi xoay vòng, treo lơ lửng cơ thể trên mặt nước và bỏ ăn ngay sau
khi nhiễm khuẩn. Xuất huyết quanh hậu môn, miệng, bụng, gốc vây. Tích dịch dưới da
vùng sọ (phù đầu), mắt bị lồi, gan nhạt màu.
Xuất hiện các mảng trắng hoại tử bên trong các nội quan như gan, thận, lách và
phát thành mủ khi bệnh tiến triển nặng. Xoang bụng có dịch viêm hơi vàng và có lẫn
máu. Ruột, cơ, mô mỡ bị xuất huyết điểm, lòng ruột có chứa dịch lẫn máu.
Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính khoảng 3
– 5 mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ thịt
cá, da bị mất sắc tố. Cá sẽ bị mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể
xuất hiện những vết thương bên dưới bì, khi ấn xuất hiện và có mùi hôi, các vết
thương này sẽ bị hoại tử vùng cơ xung quanh.
2.4.4 Một số thí nghiệm gây cảm nhiễm
Để đánh giá khả năng kháng bệnh của sinh vật, phương pháp gây cảm nhiễm
nhân tạo chưa được sử dụng. Có thể gây cảm nhiễm trên cá da trơn Mỹ (Ictalurus
puntatus) như nhiều nghiên cứu dưới đây:
- Kleius and Sealey (1995) sử dụng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri mật độ
7

1x10 CFU/ml ngâm trong vòng 1 giờ, Shoemaker và cộng sự, (1999), ngâm cá trong
vòng 30 phút với mật độ 1x107 CFU/ml với tỷ lệ chết 45,6% trong thời gian theo dõi
14 ngày.
- Lim và ctv, (2000) dùng mật độ 1,72 - 2x107 CFU/ml ngâm cá da trơn Mỹ với
kích cỡ 10,6g ở điều kiện 24 - 280C trong vòng 1 giờ với tỷ lệ chết 66,7% trong
khoảng thời gian 14 ngày.
- Williams and Laurence (2005) sử dụng Edwardsiella ictaluri R4383WT và
Edwardsiella ictaluri R4383HM với mật độ 7x107 CFU/ml và 7,2x107CFU/ml ngâm

trên cá da trơn Mỹ, tỷ lệ chết lần lượt là 90% và 85% (20con/bể).
- Trong thí nghiệm thể hiện sự đáp ứng miễn dịch trên cá da trơn Mỹ và cá
giống đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri của Hanson và cộng sự (1999), sử dụng
13


mật độ vi khuẩn là 6.4x104 CFU/ml ngâm trong vòng 4 tuần (Trích bởi Lương Trần
Thục Đoan, 2006). (Nguồn: Đoàn Thanh Tuyền, Nguyễn Trọng Nhân, 2008).
- Williams and Laurence, (2005), đã sử dụng phương pháp tiêm vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri so sánh phương pháp ngâm trên cá da trơn Mỹ ở mật độ tăng
dần. Đối với Edwardsiella ictaluri R4383 WT (dùng phương pháp tiêm) với mật độ
5.2x103 CFU/ml, 5.2x104 CFU/ml, 5.2x105 CFU/ml, theo báo cáo tỷ lệ chết lần lượt là
67,2%, 100% và 100%. Trong khi đó Edwardsiella ictaluri R4383HM (dùng phương
pháp tiêm) với mật độ 5,7x103 CFU/ml, 5,7x104 CFU/ml, 5,7x105 CFU/ml, 5,7x106
CFU/ml, tỉ lệ gây chết lần lượt là 63,5%, 98,7%, 100% và 100% lượng thí nghiệm.
Qua thí nghiệm này, họ kết luận rằng không có sự khác nhau về tỷ lệ chết giữa hai
phương pháp tiêm và ngâm.
- Xác định khả năng bộc phát của Edwardsiella ictaluri lên cá tra sau khi tiêm,
sử dụng mật độ vi khuẩn 1,5x106 CFU/0,1ml và 1,5x105 CFU/0,1ml với tỷ lệ chết
100% và 100% sau 6 ngày thí nghiệm (Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004). (Trích bởi Lương
Trần Thục Đoan, 2006).
- Xác định vai trò của các yếu tố gây sốc bằng nhiệt độ và xây sát trong việc
bộc phát bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri lên cá tra sau khi ngâm với mật độ
1,5x103 CFU/0,1ml và 1,5x102 CFU/0,1ml, trong điều kiện xây sát, sốc nhiệt và bình
thường ở 2 nghiệm thức 1,5x103 CFU/0,1ml và 1,5x102 CFU/0,1ml là 96,7% và
63,3%, điều kiện xây sát lần lượt 86,6% và 80,1%, điều kiện sốc nhiệt 60,1% và
56,6% (Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004). (Nguồn: Đoàn Thanh Tuyền, Nguyễn Trọng Nhân,
2008).

14



×