Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN PHẨM ACTIVE MOS LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN PHẨM ACTIVE
MOS LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH SANG
Ngàng: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006-2010

Tháng 8/2010


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN PHẨM ACTIVE MOS LÊN
SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH SANG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy
Sản

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS LÊ THANH HÙNG
Th.S ONG MỘC QUÝ


Tháng 8 năm 2010
i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệuTrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng, thầy Ong
Mộc Quý, cô Võ Thị Thanh Bình, thầy Võ Văn Tuấn, đã tận tình hướng dẫn và động
viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Cảm ơn anh, chị em trong Trại thực nghiệm thủy sản đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn Ba Mẹ, các anh chị, các bạn bè sinh viên trong và ngoài lớp đã động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Cám ơn các tác giả những tài liệu mà tôi đã sử dụng trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
Thầy Cô, anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của sản phẩm ACTIVE MOS lên tăng trưởng

và sức khỏe của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)”, được tiến hành từ tháng
4/2010 đến tháng 7/2010, tại Trại thực nghiệm và Phòng thí nghiệm Bệnh học, Khoa
Thủy sản trường Ðại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của Active MOS
lên sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, sức đề kháng bệnh, sức chịu đựng stress
của cá tra.
Thí nghiệm cho ăn thức ăn bổ sung Active MOS với 3 mức 0%; 0,2%; 0,4%
Active MOS tương ứng với các nghiệm thức NT0, NT1, NT2 trong thời gian 10 tuần.
Kết thúc thí nghiệm thu được kết quả như sau:
Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức NT0, NT1, NT2 lần lượt là 94,0%;
97,5%; 96,2%. Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Tốc độ tăng trưởng của các nghiệm thức NT0, NT1, NT2 lần lượt là 857,24%;
940,75%; 1045,72%. NT2 bổ sung 0,4% Active MOS vào thức ăn ảnh hưởng tốt lên
tốc độ tăng trưởng so với nghiệm thức đối chứng (P < 0,05).
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của các nghiệm thức NT0, NT1, NT2 lần lượt là
3,22%/ngày; 3,35%/ngày; 3,48%/ngày. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá ở các
nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
FCR trung bình của các nghiệm thức NT0, NT1, NT2 lần lượt là 1,24; 1,26; 1,25.
FCR trung bình của các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05).
Sau thời gian nuôi, cá ở các nghiệm thức đem gây cảm nhiễm với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống trung bình của NT2 là cao nhất 45,0
%, kế đến là NT1 với tỷ lệ sống 42,5%, và NT0 12,5%. Trong đó, nghiệm thức bổ
sung 0,4% Active MOS sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức không
bổ sung (P < 0,05).

iii



Sau thời gian gây stress bằng dung dịch có nồng độ ammonia tổng cộng (TAN)
cho thấy tỷ lệ sống có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ sống sau khi gây stress
của các nghiệm thức NT0, NT1, NT2 lần lượt là 37,5%; 65,0 %; 65,0%. Tuy nhiên sự
sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ................................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ .................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ .................................................................x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................2
Chương 2.................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra .......................................................................3
2.1.1 Phân loại.........................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái .......................................................................................3
2.1.3 Phân bố...........................................................................................................4
2.1.4 Điều kiện môi trường sống.............................................................................4
2.1.4.1 Oxy hòa tan .................................................................................................4
2.1.4.2 Nhiệt độ .......................................................................................................4
2.1.4.3 Độ pH .........................................................................................................4
2.1.4.4 Độ mặn ........................................................................................................5

2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ...................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng .....................................................................................5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản ..........................................................................................5
2.2 Saccharomyces cerevisiae................................................................................6
2.3 Beta glucan........................................................................................................7
2.3.1 Cấu trúc hóa học của beta glucan...................................................................7
2.3.3 Ứng dụng của beta glucan trên các đối tượng thủy sản .................................8
2.4 Mannan Oligosaccharide...................................................................................9
v


2.4.1 Mannan Oligosaccharide (MOS) ...................................................................9
2.4.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Mannan Oligosaccharide .........................9
2.5 Active MOS ....................................................................................................10
2.6 Các nghiên cứu về MOS trên một số loài động vật thủy sản..........................11
2.7 Giới thiệu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.................................................14
2.7.1 Đối tượng gây bệnh......................................................................................14
2.7.2 Con đường lây truyền của E. ictaluri vào cơ thể cá.....................................16
2.7.3 Dấu hiệu bệnh lý, chẩn đoán, bệnh tích, phòng và trị bệnh .........................16
Chương 3...............................................................................................................20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................20
3.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................20
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................20
3.3 Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................20
3.3.1 Ðối tượng nghiên cứu...................................................................................20
3.3.1.1 Sản phẩm Active MOS..............................................................................20
3.3.1.2 Cá thí nghiệm ............................................................................................20
3.3.2 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm .............................................................21
3.3.2.1 Thí nghiệm 1 .............................................................................................21
3.3.2.2 Thí nghiệm 2 .............................................................................................21

3.3.2.3 Thí nghiệm 3 .............................................................................................21
3.3.3 Nguồn nước..................................................................................................21
3.3.4 Thức ăn.........................................................................................................21
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................22
3.4.1 Thí nghiệm 1: Ðánh giá ảnh hưởng của Active MOS lên sự tăng trưởng, tỷ
lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn .................................................................................22
3.4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của Active MOS lên khả năng đề kháng
đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri..........................................................................23
3.4.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá ảnh hưởng của Active MOS lên khả năng chịu
đựng stress của cá tra khi được gây sốc bằng dung dịch có nồng độ ammonia tổng
cộng 150 ppm ................................................................................................................24
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................25
vi


3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .........................................................26
Chương 4...............................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................................27
4.1 Thức ăn thí nghệm...........................................................................................27
4.2 Môi trường nuôi cá thí nghiệm .......................................................................27
4.2.1 Nhiệt độ ........................................................................................................27
4.2.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ......................................................................29
4.2.3 pH .................................................................................................................31
4.2.4 Ammonia......................................................................................................32
4.3 Sự tăng trưởng của cá......................................................................................32
4.4 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Active MOS lên khả năng đề kháng đối với vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri ..........................................................................................35
4.5 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của Active MOS lên khả năng chịu đựng stress của
cá tra khi được gây sốc bằng dung dịch có nồng độ ammonia tổng cộng 150 ppm .....37
4.6 Thảo luận chung ..............................................................................................38

Chương 5...............................................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................40
5.1 Kết luận ...........................................................................................................40
5.2 Ðề nghị ............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................42
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHIA

Brain Haert Infusion Agar

BHIB

Brain Haert Infusion Broth

ĐC

Đối chứng

DO

Dissolved Oxygen

MOS

Mannan Oligosaccharide


NT

Nghiệm thức

TAN

Total Ammonia Nitrogen (nồng độ ammonia tổng cộng)

TB

Trung bình

TL

Trọng lượng

TN

Thí nghiệm

TSA

Trytone Soya Agar

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của Saccharomyces

cerevisiae. ........................................................................................................................7
Bảng 2.2: Một số đặc điểm sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri..............15
Bảng 4.1: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. ....................27
Bảng 4.2: Hệ số chuyển đổi thức ăn và tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau 10 tuần
thí nghiệm ......................................................................................................................33
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống trung bình sau khi kết thúc thí nghiệm gây cảm nhiễm với vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri. .........................................................................................37
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống trung bình sau khi được gây sốc bằng dung dịch có nồng độ
ammonia tổng cộng 150 ppm ........................................................................................37

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá tra.......................................................................3
Hình 2.2 Nấm men Saccharomyces cerevisiae. ......................................................6
Hình 2.3 Nấm men Saccharomyces cerevisiae .......................................................6
Hình 2.4 Cấu trúc hóa học của β-1,3-1,6 glucan.....................................................8
Hình 2.5 Minh họa về cách thức hoạt động của MOS ..........................................10
Hình 2.6 Cấu trúc lông nhung phức tạp ở ruột cá hồi ăn thức ăn bổ sung BioMos® (B) so với đối chứng (A) .....................................................................................13
Hình 3.1 Thức ăn viên sử dụng trong thí nghiệm 1. .............................................22
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm...........................................................................23
Hình 3.3 Hệ thống bể bố trí gây cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri................24
Hình 3.4 Hệ thống bể bố trí gây sốc với ammonia 150 ppm. ...............................25
Hình 4.1 Các đốm mủ ở gan, thận, lách cá bị nhiễm Ewardsiella ictaluri...........36
Đồ thị 4.1 Sự biến động nhiệt độ vào buổi sáng ở các bể thí nghiệm...................28
Đồ thị 4.2 Sự biến động nhiệt độ vào buổi chiều ở các bể thí nghiệm .................29
Đồ thị 4.3 Sự biến động DO vào buổi sáng ở các bể thí nghiệm..........................30
Đồ thị 4.4 Sự biến động DO vào buổi chiều ở các bể thí nghiệm ........................30
Đồ thị 4.5 Sự biến động pH vào buổi sáng ở các bể thí nghiệm...........................31

Đồ thị 4.6 Sự biến động pH vào buổi chiều ở các bể thí nghiệm .........................31
Đồ thị 4.7 Sự biến động hàm lượng ammonia ở các bể thí nghiệm......................32
Đồ thị 4.8 Tăng trọng của cá ở các nghiệm thức ..................................................34
Đồ thị 4.9 Hệ số tăng trưởng đặc biệt SGR (%/ngày) của cá ở các NT................34
Đồ thị 4.10 Hệ số biến đổi thức ăn giữa các nghiệm thức ....................................35
Đồ thị 4.11 Tỷ lệ sống của cá từ ngày đầu tiên cho đến lúc kết thúc thí nghiệm gây
cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ....................................................................... 36

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, nuôi thủy sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của quốc gia. Nhiều đối tượng có giá trị được đưa vào nuôi với nhiều hình thức
nuôi khác nhau, trong đó nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phát
triển rất mạnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2009
diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.154 ha, tăng gần 600 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó cao nhất là Đồng Tháp (1.489 ha), Cần Thơ (1.110 ha), An Giang (trên 1.000 ha)...
Tính đến ngày 15/7/2009, cả nước đã xuất khẩu được 294,8 ngàn tấn fillet cá tra sang
120 thị trường trên thế giới, đạt kim ngạch xuất khẩu 667,6 triệu USD.
Hiện nay diện tích ao hồ nuôi ngày càng tăng, mật độ dày làm tăng chất thải hữu
cơ làm ô nhiễm nguồn nước. Cá nuôi trong môi trường ô nhiễm và mật độ cao bị stress
và rất dễ bị nhiễm bệnh, vì vậy mà việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trở nên phổ biến.
Nhưng việc này cũng mang lại những mặt tiêu cực như: gây ô nhiễm nguồn nước, mất
cân bằng sinh thái, thuốc và hóa chất còn tồn dư trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng.
Để khắc phục những vấn đề trên thì việc sử dụng các hoạt chất sinh học nhằm
kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu được sử dụng trong thức ăn thủy sản ngày

càng phổ biến, đặc biệt là các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ tự nhiên.
Trong tương lai ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung sẽ
sử dụng nhiều những hoạt chất sinh học nhằm thay thế hóa chất và kháng sinh trong
phòng bệnh cho các đối tượng nuôi.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng như sử dụng các
loại hoạt chất sinh học bổ sung vào thức ăn nhằm cải thiện sức khỏe vật nuôi như: beta
glucan, nucleotide, mannan oligosaccharide (MOS),...Các sản phẩm này được đánh giá

1


là có khả năng nâng cao đáp ứng miễn dịch cũng như tăng trưởng và cải thiện tỷ lệ
sống của nhiều loài vật nuôi.
Active MOS là sản phẩm chứa beta glucan, mannan oligosaccharide,…Đây là các
chất có tác dụng kích thích miễn dịch, giúp cá tăng trưởng nhanh, nâng cao tỷ lệ sống,
… trên động vật thủy sản nói riêng cũng như trên vật nuôi nói chung. Do đó, đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của sản phẩm ACTIVE MOS lên tăng trưởng và sức
khỏe của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả của Active MOS lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả
sử dụng thức ăn; khả năng đề kháng của cá tra đối với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri;
sức chịu đựng stress của cá khi được gây sốc bằng dung dịch
(TAN) 150 ppm.

2

ammonia tổng cộng


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata Bateson, 1885
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.1.2 Đặc điểm hình thái

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá tra
Cá tra có dạng miệng trước, có hai đôi râu: râu hàm trên (râu mép) tương đối dài,
râu hàm dưới (râu cằm) tương đối ngắn, không có râu mũi. Lược mang khá phát triển,
bong bóng khí có một thùy và phần sau kéo dài đến gần cuối vi hậu môn. Răng nhỏ,
mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng, nằm trên đường vòng cung
(Nguyễn Văn Thường, 2008).

3


Toàn thân cá tra không vẩy, thon dài, lưng có màu tro nhạt, bụng có màu trắng
bóng, vây lưng cao, có một gai cứng có răng cưa, vây ngực có ngạnh và chứa độc tố,
vây đuôi hơi đỏ.
Theo Robert và Vidthayanon (1991) số tia vi bụng của cá tra là V= 31 - 38, lược
mang từ 28 - 38, bóng hơi chỉ có một ngăn duỗi thẳng trong xoang bụng.
2.1.3 Phân bố
Vùng phân bố tự nhiên của loài cá tra giới hạn trong hạ lưu sông Mekong, bao
gồm Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, kể cả sông Chao Praya ở Thái Lan
(Roberts and Vidthayanon, 1991).

Theo Ủy hội sông Mekong (2005) trong tự nhiên có ít nhất 2 đàn cá tra riêng biệt
(quần thể): một quần thể ở thượng lưu sông Mekong phân bố kéo dài từ sông Loei
(Thái Lan) ngược lên biên giới giữa Trung Quốc và Myanma; một quần thể lớn hơn ở
hạ lưu sông và là nguồn cung cấp quan trọng cho nghề đánh cá ở đây. Nó kéo dài từ
Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vào hệ thống sông Tonle Sap – Biển Hồ, và đi
xa đến tận thác Khône.
2.1.4 Điều kiện môi trường sống
Cá tra có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống ở ao hầm chật hẹp, thiếu oxy, do đó
nuôi được mật độ dày (Bùi Quang Tề, 2006). Trong tự nhiên, môi trường sống của cá
tra chủ yếu là ghềnh thác, bờ sông có bãi cát. Ngoài ra, người ta còn thấy chúng sống
rãi rác ở lòng sông sâu nhiều đá, kênh gạch và trong ao (Thoại Sơn, 2006).
2.1.4.1 Oxy hòa tan
Cá tra có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí và da nên thở trực tiếp được khí trời,
chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy (có khi bằng 0). Cá tra có thể sống tốt
trong điều kiện ao tù nước đọng, chứa nhiều chất hữu cơ (Phạm Văn Khánh, 1996).
2.1.4.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ sống thích hợp cho cá tăng trưởng dao động trong khoảng 26 – 300C. Cá
tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài đặc trưng cho loài phân bố ở
vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống,
ở nhiệt độ 390C cá sẽ bơi lội không bình thường (Phạm Văn Khánh, 1996).
2.1.4.3 Độ pH

4


Theo Dương Tấn Lộc (2004) thì pH tối ưu cho cá tra là 6,5 – 8,0. Khi pH < 5 thì
cá có hiện tượng mất nhớt do cá tăng cường tiết nhớt trên bề mặt mang đã gây trở ngại
cho quá trình trao đổi khí và các ion qua mang làm cho hoạt động của cá trở nên chậm
chạp, khi pH tăng lên 11 thì cá sẽ hoạt động lờ đờ, có biểu hiện mất nhớt nếu kéo dài
thì cá sẽ chết.

2.1.4.4 Độ mặn
Cá tra là loài sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, không sống được trong
môi trường nước mặn, nhưng cá tra vẫn có thể sống được trong môi trường nước lợ.
Khả năng mà cá tra có thể chịu đựng được từ 7 – 10 ppt (Mai Đình Yên và ctv., 1992).
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra có miệng rộng, răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương
khẩu cái. Gai trên khung mang thưa và ngắn nên không có tác dụng lọc thức ăn như cá
ăn phiêu sinh vật. Dạ dày hình chữ U, ruột ngắn và không gấp khúc. Trong thủy vực tự
nhiên, cá tra là loài ăn tạp tuy nhiên tính ăn của chúng thiên về động vật. Cá tra ở giai
đoạn cá bột và cá hương thích ăn mồi sống, nhưng theo quá trình phát triển thì chúng
thích ăn mồi chết và phổ thức ăn rộng. Trong điều kiện môi ao nuôi, cá tra có khả năng
thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau có hàm lượng protein thấp do con người
cung cấp. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nuôi rộng rãi loài
cá này (Phạm Văn Khánh, 1996).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm (14 - 15 gam). Từ
khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 - 1,5 kg/con (năm đầu tiên ), những năm về sau cá tăng
trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp
thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít (Phạm Văn Khánh,
1996).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá tra là loài cá di cư sinh sản. Ở Việt Nam, cá tra sống ở hạ lưu, phân bố rộng
khắp trên sông Tiền và sông Hậu. Vào mùa mưa (tháng 5- 6) cá Tra bột trôi theo dòng
nước từ bãi đẻ ở đoạn giữa Kra-chê và thác Khône vào thời gian bắt đầu mùa lũ. Khi
5


chúng đến biên giới giữa Cambodia và Việt Nam, cá sẽ dạt vào các vùng ngập nước ở

đây. Sông Tonle Sap đã chảy theo chiều nguợc lại giúp cho cá bột có thể đi sâu vào
vùng ngập thuộc hệ thống này (Nguyễn Văn Thường, 2008).
2.2 Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae là một trong những loài nấm quan trọng nhất trong lịch
sử loài người. Chúng được dùng để sản xuất đồ uống có chứa cồn và bánh mì do đó
tên thông dụng của chúng là “men bia” hay “men bánh mì”. Chúng là một trong những
loài nấm được thương mại hóa nhiều nhất (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng
Nhân, 2008).

Hình 2.2 Nấm men Saccharomyces cerevisiae (Nguồn: ).
Chiết xuất từ nấm men rất giàu acid amin, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt
chúng còn là một trong những nguồn cung cấp vitamin B lớn. Thành phần dinh dưỡng
trong vách tế bào của Saccharomyces cerevisiae được trình bày trong bảng 2.1.

Hình 2.3 Nấm men Saccharomyces cerevisiae (Nguồn: ).

6


Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của Saccharomyces
cerevisiae (Nguồn: ).
Thành phần

Tên chất

Hàm
lượng

Protein (%)
Carbohydrate (%)

Lipid (%)

Vitamin (mg/100g)

Thiamine (B1)

40
34
4
15

Riboflavin (B2)

3

Nicotinamide (B3)

40

Pantothenic acid(B5)

Pyridoxin (B6)
Folic
Calcium
Magnesium
Phosphorus
Potassium
Iron
Muối khoáng (mg/ 100g)
Sodium

Zinc
Copper
Iodine
Manganese
Cobalt
Saccharomyces cerevisiae có một lớp vỏ carbohydrate bao bọc,

4
3
0,7
150
250
1800
2000
10
140
9
<1
<0,1
0,4
<0,05
chứa hầu hết là

β-glucan và mannan, là những cấu trúc đường đa giống tinh bột và cellulose.
Vách tế bào Saccharomyces cerevisiae có khả năng hấp thụ hoặc kết dính các độc
tố, các tác nhân kháng vitamin, virus, vi khuẩn có hại nên được chiết xuất để bảo vệ
môi trường đường ruột (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân, 2008).
2.3 Beta glucan
Beta glucan là một trong những hoạt chất kích thích miễn dịch có giá trị và
thường xuyên sử dụng để bổ sung vào thức ăn thủy sản.

2.3.1 Cấu trúc hóa học của beta glucan
Betalucan là một polysaccharide tự nhiên bao gồm các đơn vị D- glucopyranosyl,
được tìm thấy trong nhiều loại ngũ cốc, thực vật, tảo, vi khuẩn và nấm men.
7


Do đó phân tử β-1,3 glucan tự nhiên có những tính chất như có khả năng hòa tan,
có mức độ phân nhánh và trọng lượng phân tử lớn như phân tử polymer, hoặc có cấu
trúc phân tán (cấu trúc xoắn 3, xoắn đơn hay xoắn ngẫu nhiên). Tất cả những đặc điểm
này đều có vai trò tạo nên hoạt tính sinh học của phân tử glucan (Zekovic và ctv.,
2005; trích bởi Lê Thị Nga, 2009). Trong đó, cấu trúc của phân tử glucan có vai trò
quan trọng quyết định hoạt tính của nó. Trong mạch β-1,3; thành phần chuỗi bên β-1,6
ngắn hơn hay số lượng ít hơn có thể làm giảm hoạt tính của glucan trên cá (Lim và
Webster, 2001; trích bởi Lê Thị Nga, 2009).
Trong số các chất thuộc nhóm beta glucan, β-1,3 và β-1,6 glucan là chất có tác
dụng kích thích miễn dịch tốt nhất. Chúng cấu thành lớp trong của vách tế bào. Bằng
phương pháp ly trích, người ta sản xuất beta glucan từ các vách tế bào nấm men.

Hình 2.4. Cấu trúc hóa học của β-1,3-1,6 glucan (Nguồn: ).
2.3.3 Ứng dụng của beta glucan trên các đối tượng thủy sản
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh vai trò của beta glucan trong kích thích hệ miễn
dịch không đặc hiệu ở các loài tôm cá. Ở cá hồi Atlantic (Salmo salar) sau khi gây
cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh Vibrio salmonicida và V. anguillarum, cá được cho
ăn thức ăn bổ sung beta glucan. Kết quả nhận thấy, cá được cho ăn thức ăn bổ sung
beta glucan có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Thí nghiệm khác tiến hành trên cá
hồi Atlantic, khi bổ sung beta glucan giúp cá có khả năng chống chịu tốt hơn đối với
bệnh hoại tử mô tạo máu gây ra bởi virus IHNV (Infectious Hematopoietic Necrosis
Virus). Tương tự, các loài cá nước ngọt như cá trê và cá nheo Mỹ (Ictalurus
punctatus), bổ sung beta glucan sẽ giúp gia tăng tính đề kháng đối với các vi khuẩn
gây bệnh như: Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda, … (Lê Thanh Hùng, 2008).

Ở tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu. Do đó, tăng cường hoạt động của hệ miễn
dịch không đặc hiệu là phương thức bảo vệ sức khỏe tôm tốt nhất. Hậu ấu trùng tôm sú
8


dùng thức ăn bổ sung beta glucan trong 18 ngày, tôm tăng trưởng tốt hơn và không
nhiễm bệnh do vi khuẩn V. vulnificus gây ra (Lê Thanh Hùng, 2008).
Dựa vào nhiều phương thức hoạt động rất cơ bản, sản phẩm -1,3-1,6 glucan gây
tác động lên những quá trình sinh học khác nhau, bao gồm không chỉ sự kháng bệnh
mà còn tác động lên sự tăng trưởng, sự lành vết thương, thay thế những tế bào bị tổn
thương (Raa, 2000).
Cơ chế tác dụng:
Glucan nấm men nâng cao khả năng hoạt động của lysozyme ở cá hồi Atlantic, cá
hồi vân và cá bơn, hoạt động bổ thể, hoạt động diệt vi khuẩn của đại thực bào ở cá hồi
vân, cá hồi Atlantic và cá nheo và sản xuất superoxide của đại thực bào ở cá hồi vân,
tôm sú, cá nheo Mỹ và cá hồi Atlantic. Beta-1,3-1,6 glucan làm tăng khả năng thực
bào của tế bào leucocyte bằng cách tăng khả năng bắt các vi khuẩn gây bệnh gắn vào
các receptor, đặc biệt trên các leucocyte thực bào (Lê Thị Nga, 2009).
2.4 Mannan Oligosaccharide
2.4.1 Mannan Oligosaccharide (MOS)
Carbohydrate (hay còn gọi là bột đường) đóng vai trò độc nhất trong sự sống,
chức năng của carbohydrate rất đa dạng nhờ vào cấu trúc và vị trí của chúng trong hệ
thống sinh học. Carbohydrate là thành phần quan trọng của phần lớn cấu trúc bề mặt tế
bào và cũng là nguồn năng lượng chuyển hoá chủ yếu trong thức ăn (Osborn và Khan,
2000; trích bởi Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân, 2008).
Mannan Oligosaccharide thường được chiết xuất từ vách tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae và thu nhận bằng phương pháp ly tâm nấm men đã được
tách vỏ (Spring và ctv., 2000; trích bởi Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân,
2008)
2.4.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Mannan Oligosaccharide

Mannan oligosaccharide có cấu trúc mạch chính dài chứa liên kết (1,6) gắn với
các mạch bên ở vị trí α-(1,2) và α-(1,3) nằm trong những chuỗi manoprotein ở phía
ngoài cùng tế bào nấm men, gắn với cấu trúc trung tâm N-acetyl glucosamine2Asparagine (GlcNAc2-Asn) (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân, 2008).
Lectin là protein gắn với carbohydrate đóng vai trò trung chuyển giữa bên trong
và bên ngoài tế bào. Mannose trên bề mặt tế bào biểu mô ruột có tác dụng như một thụ
9


thể kết dính với những mầm bệnh có tiêm mao type-1 có lectin chuyên biệt với
mannose. Vì vậy thành ruột non luôn có nguy cơ nhiễm bệnh. Từ đó, những nghiên
cứu invitro cho thấy Mannan Oligosaccharide có khả năng ngưng kết với mầm bệnh có
tiêm mao type-1 chuyên biệt với mannose (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng
Nhân, 2008).

Hình 2.5 Minh họa về cách thức hoạt động của MOS
2.5 Active MOS
Active MOS là một prebiotics cho vật nuôi ăn để làm giàu MOS, được chiết xuất
từ nấm men Saccharomyces cerevisiae được chọn lọc đặc biệt. Sản phẩm dạng bột
khô.
Active MOS có chức năng kết dính vi khuẩn gây bệnh, đẩy chúng ra khỏi ruột và
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật có lợi trong ruột, làm cho
đường ruột cá tốt hơn.
Đặc điểm hóa – lý của ACTIVE MOS:
Protein ( N x 6,25 ).......................................................................Max. 30,00
Độ ẩm (105 ± 2°C ) (%)...............................................................Max. 8,00
Xơ thô ( %)...................................................................................Max. 3,00
Tro (%) .........................................................................................Max. 8,00
Tỷ trọng (g/l) ................................................................................Min. 450,00
pH .................................................................................................5,00 – 7,50
Carbohydrates (%) ......................................................................42,00 – 55,00

Mannanoligosaccharides (%) .......................................................Min. 22,00
ß Glucan (%) ...............................................................................Min. 20,00
10


Aflatoxins (ppb) ..........................................................................không có
Kích thước phân tử (mm).............................................................0,11 – 0,13
Thành phần vô cơ
Calci (%) ......................................................................................0,04
Phospho ( %) ................................................................................0,73
Kali (%) ........................................................................................0,32
Magiê (%) ....................................................................................0,06
Sulfur (%).....................................................................................0,17
Sodium (%) ..................................................................................0,56
Kẽm (ppm) ...................................................................................71,60
Selenium (ppm) ............................................................................< 1,00
Đồng (ppm) ..................................................................................2,00
Sắt (ppm) ......................................................................................21,40
Mangan (ppm) ..............................................................................3,80
Coban (ppm) ................................................................................< 0,20
Chì (ppm) .....................................................................................< 0,20
Crom ( ppm) .................................................................................< 0,20
Kim loại nặng (ppm) ...................................................................< 2,00
Vi sinh vật đặc trưng
Total Plate count (CFU/g)............................................................<15,00
Total Coliforms (MPN/g).............................................................< 10,00
Fecal Coliforms (MPN/g) ...........................................................không có
Yeast / Mold (CFU/g) .................................................................< 100,00
E. coli / 25(g) ...............................................................................không có
Salmonella / 25(g) .......................................................................không có

Tro thô (%) ................................................................................... 6,50
2.6 Các nghiên cứu về MOS trên một số loài động vật thủy sản
- Trên cá rô phi.
Nghiên cứu của Samrongpan và ctv. (2008) về ảnh hưởng của Mos lên tăng
trưởng, tỷ lệ sống và sức đề kháng với bệnh của cá rô phi bột ở sông Nile. MOS được
thử nghiệm với 4 nồng độ là 0, 2, 4 và 6 g/kg thức ăn cho cá rô phi bột ăn trong 21
11


ngày. Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) giữa trọng lượng trung bình,
chiều dài và tăng trưởng trung bình hàng ngày (ADG). Trọng lượng, chiều dài và ADG
của cá rô phi được cho ăn với 4 và 6 g/kg MOS cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức
đối chứng (P < 0,05). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về FCR và tỷ lệ sống
giữa tất cả các nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho thấy
lợi ích của MOS trong việc bổ sung vào thức ăn đối với tăng trưởng và sức đề kháng
bệnh của cá rô phi bột.
- Trên cá da trơn Châu Âu
Nghiên cứu ở trên cá da trơn Châu Âu (Silurus glanis) trong khẩu phần ăn có bổ
sung hàm lượng 0,2 % Bio-Mos®, kết quả tăng trọng trung bình khoảng 9,7 %, FCR
giảm 11,6 %, tỷ lệ chết giảm xuống 16,67 % so với nghiệm thức đối chứng và khác
biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01) (Bogut và ctv., 2006;
trích bởi Trần Hồng Cẩm, 2008).
- Trên cá tra
Thí nghiệm của Võ Thị Thanh Bình (2008), cá tra ăn thức ăn có bổ sung hàm
lượng 0,4 % Bio-Mos tỷ lệ sống cao 99,4 %, còn với cá ăn thức ăn không có bổ sung
tỷ lệ sống là 97,8 %. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối
chứng và nghiệm thức 0,4 % Bio-Mos® khác nhau có nghĩa về mặt thống kê (P <
0,05). Việc bổ sung Bio-Mos® vào thức ăn của cá tra giúp cải thiện tăng trọng, hệ số
thức ăn và tỷ lệ sống và tiết kiệm được thức ăn sử dụng .
- Trên cá bớp

Nghiên cứu của Salze và ctv. (2008), về khẩu phần ăn có chứa MOS tăng khả
năng chịu mặn và phát triển đường ruột của ấu trùng cá bớp. Kết quả là sự khác biệt có
ý nghĩa (P < 0,05) về tỷ lệ sống, sự bổ sung MOS trong thức ăn mà cá nhận được thể
hiện rõ ở ngày thứ 6 - 7 sau khi nở khi sốc với 0 g/L nước biển và ngày thứ 13 sau khi
nở khi sốc với 55 g/L nước biển. Dưới kính hiển vi điện tử cho thấy ruột giữa của cá
phát triển, nhung mao ruột dài hơn ở nghiệm thức bổ sung MOS (P < 0,05) đồng thời
giảm kích thước không bào trên nhân. Bổ sung MOS vào thức ăn sẽ giúp ấu trùng cá
bớp duy trì ổn định hệ dịch cơ thể nhất là khi nuôi ở độ mặn dưới mức tối ưu.
- Trên cá hồi

12


Thí nghiệm đơn giản trên cá hồi với 0,2 % Bio - Mos®, kết quả trọng lượng tăng
13,7 % so với cá không cho ăn thức ăn có Bio - Mos®, FCR giảm từ 0,91 xuống 0,83,
tỷ lệ chết 1.68 % lô đối chứng và 0,58 % lô cho ăn thức ăn có Bio - Mos® (P < 0,001).
Ở cá hồi trưởng thành Bio-Mos® ảnh hưởng lên cả bên ngoài lẫn bên trong thành ruột
với cấu trúc lông nhung dày hơn và diện tích bề mặt rộng lớn để hấp thu dinh dưỡng
(Staykow và ctv., 2005; trích bởi Trần Hồng Cẩm, 2008).

A

B

Hình 2.6 Cấu trúc lông nhung phức tạp ở ruột cá hồi ăn thức ăn bổ sung BioMos® (B) so với đối chứng (A)
Staykov và ctv. (2007) nghiên cứu về ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng và
tình trạng miễn dịch của cá hồi vân (Oncorhychus mykiss). Hai thí nghiệm được tiến
hành, một thí nghiệm với nuôi trong lồng lưới và một thí nghiệm nuôi nước chảy. Cả
hai thí nghiệm được so sánh với thức ăn thương mại có bổ sung 2.000 ppm MOS và
không có MOS. Kết quả, có sự cải thiện hoạt động và tình trạng miễn dịch của cá ở thí

nghiệm nuôi trong lồng lưới, trọng lượng tăng thêm 13,7% (P < 0,01), FCR giảm (P <
0,05), tỷ lệ chết giảm (P < 0,01), và cải thiện tình trạng miễn dịch (P < 0,01) ở thí
nghiệm bổ sung MOS so với nghiệm thức đối chứng. Ở các lô thí nghiệm nuôi nước
chảy cho kết quả tương tự, trọng lượng trung bình tăng thêm 9,97% (P < 0,01), FCR
thấp hơn (P < 0,01), và tỷ lệ chết giảm so với nghiệm thức đối chứng. Các thí nghiệm
này chứng minh khả năng của MOS trong việc cải thiện hoạt động tăng trưởng, tỷ lệ
sống và tình trạng miễn dịch của cá hồi vân nuôi nước chảy hoặc nuôi lồng lưới.
- Trên ấu trùng cá bơn
Nicole Piaget và ctv. (2007) nghiên cứu về ảnh hưởng của việc ứng dụng βglucans - mannan oligosaccharides (βG MOS) trong hệ thống nuôi thâm canh ấu trùng
cá bơn (Paralichthys adspersus Paralicjthydae). Một số tác giả cho rằng việc ứng dụng
13


βG MOS trong nước nuôi sẽ cải thiện sức khỏe ấu trùng, giảm ảnh hưởng do stress về
sinh lý và sự tổn hại cơ thể. Thí nghiệm được tiến hành với ấu trùng nở sau 6 ngày –
những cá chỉ mới bắt đầu ăn mồi sống (rotifers), và ấu trùng mới nở 15 ngày. Bố trí 3
nghiệm thức chứa βG MOS với nồng độ 5mg/L, 10mg/L, 15mg/L trong nước nuôi
suốt 5 ngày đầu và sau đó so sánh kết quả với nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho
thấy, dùng βG MOS 5mg/L làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng so với đối
chứng, nhưng với βG MOS 15 mg/L thì ngược lại. Phân tích mô học biểu mô ruột của
ấu trùng cho thấy βG MOS tăng sự hiện diện bạch cầu đơn nhân to (các tế bào đầu tiên
của đại thực bào) kết hợp với hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của cá.
2.7 Giới thiệu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
2.7.1 Đối tượng gây bệnh
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có khả năng gây bệnh tự nhiên trên nhiều loài cá
như bệnh viêm ruột và nhiễm trùng máu trên cá nheo Ictalurus punctatus, cá dao xanh
Eigemannia virescens, cá danio Danio devano, và cá trê Clarias batrachus (Lê Thị
Nga, 2008).
Vi khuẩn E. ictaluri còn gây bệnh trên một số loài trong điều kiện thí nghiệm như
cá hồi chinook Oncorhynchus tshauytscha và cá hồi vân Oncorhynchus mykiss (Baxa

và ctv., 1990; trích bởi Võ Thị Thanh Bình, 2008).
E. ictaluri là vi khuẩn gây bệnh rất phổ biến trên nhóm cá da trơn ở Việt Nam.
Do đó, nó được dùng gây bệnh trong thực nghiệm để đánh giá tác dụng của sản phẩm
khi bổ sung vào thức ăn. Từ đó xem xét hiệu quả tác dụng của sản phẩm khả năng
kháng bệnh của cá tra.

14


×