Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI CÁ TRÊ Ở VIỆT NAM VÀ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÊ XÁM PHÚ QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI
CÁ TRÊ Ở VIỆT NAM VÀ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA CÁ TRÊ XÁM PHÚ QUỐC

Họ và tên sinh viên: PHAN VĂN LƯỢNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7 năm 2010


XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CỦA BỐN LOÀI CÁ TRÊ Ở
VIỆT NAM VÀ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÊ
XÁM PHÚ QUỐC

Tác giả

PHAN VĂN LƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi trồng thủy sản

Giáo Viên Hướng Dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2010


i


TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng một số chỉ tiêu hình thái của bốn loài cá trê ở Việt Nam và
bước đầu tìm hiểu đặc điểm sinh học cá trê xám Phú Quốc” được tiến hành nhằm so
sánh về hình dạng ngoài của của bốn loài cá trê: cá trê trắng (C. batrachus), cá trê
vàng (C. macrocephalus), cá trê đen (C. fuscus), cá trê xám Phú Quốc (C. meladerma)
thuộc giống Clarias Scopdi của họ Clariidae phân bố tại Việt Nam. Đồng thời đánh
giá qua 34 chỉ tiêu hình thái đã xây dựng; trong đó có 17 chỉ tiêu so sánh với chiều dài
chuẩn (% SL) và 17 chỉ tiêu so với chiều dài đầu (% SL). Bên cạnh đó tìm hiểu một số
đặc điểm sinh học của cá trê xám (C. meladerma) ở huyện đảo Phú Quốc.
Về hình dạng ngoài và các chỉ tiêu hình thái:
Các loài cá trê được khảo sát có thể phân biệt dựa trên các đặc điểm hình dạng
ngoài, đặc biệt là hình dạng xương chẩm, số lược mang trên cung mang thứ nhất, tia
gai vây ngực, các tấm răng hàm trên và răng lá mía cũng như số lượng các tia vây.
Ngoài ra, trong 17 chỉ tiêu so sánh với chiều dài chuẩn (% SL) có sự tương
đương nhau (p>0,05) về các chỉ tiêu chiều dài từ mút miệng đến vây ngực (pDL) và
chiều dài vây ngực (PtFL) ở bốn loài cá. Các chỉ tiêu còn lại có sự khác nhau (p<0,05)
giữa các loài cá. 17 chỉ tiêu so với chiều dài đầu (% HL) có chỉ tiêu về chiều dài miệng
(SnoutL) ở bốn loài cá tương tự nhau (p>0,05). Các chỉ tiêu còn lại có sự khác nhau
(p<0,05).
Về đặc điểm sinh học cá trê xám Phú Quốc:
Bước đầu tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học trên cá trê xám phú quốc
chúng tôi nhận thấy cá trê xám Phú Quốc là loài cá ăn tạp thiên về động vật như các
loài cá trê đã được nghiên cứu.
Đề đã tài được thực hiện từ 20/3/2010 đến 13/7/2010 tại Phòng Ngư loại học –
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

ii



LỜI CẢM TẠ

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Quý thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã
dìu dắt và truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu. Đặc biệt chúng tôi vô
cùng biết ơn thầy Nguyễn Văn Tư và thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn để chúng tôi hoàn thành khóa luận này.
Anh Nguyễn Đình Minh, anh Giác, em Lâm đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc
thu mẫu các loài cá trê để làm nghiên cứu này.
Anh Phạm Gia Điệp và bạn Nguyễn Thị Thanh Tâm đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp DH06NT và các bạn
sinh viên Khoa Thủy Sản khóa 32 đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Do Kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thời gian thực hiện đề tài có giới hạn
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang


Trang tựa

i

Tóm tắt

ii

Lời cảm tạ

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vần Đề


1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Giới Thiệu Về Ngư Loại Học Và Phân Loại Cá

3

2.1.1 Lịch sử Phân loại học ở Việt Nam

3

2.1.2 Trình tự nghiên cứu phân loại cá

4

2.2 Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Loài Cá Trê Ở Việt Nam

4

2.2.1 Đặc điểm sinh học cá trê đen Clarias fucus (Lacépède, 1803)

4


2.2.1.1 Đặc điểm hình thái

4

2.2.1.2 Phân bố

5

2.2.1.3 Điều kiện môi trường sống

6

2.2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

6

2.2.1.5 Đặc điểm sinh sản

6

2.2.2 Đặc điểm sinh học cá trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)

7

2.2.2.1 Đặc điểm hình thái

7

2.2.2.2 Phân bố


7

2.2.2.3 Điều kiện môi trường sống

8

2.2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng

8

2.2.2.5 Đặc điểm sinh sản

8
iv


2.2.3 Đặc điểm sinh học cá trê vàng Clarias macrocephalus (Gunther, 1846)

8

2.2.3.1 Đặc điểm hình thái

8

2.2.3.2 Phân bố

9

2.2.3.3 Điều kiện môi trường sống


9

2.2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng

9

2.2.3.5 Đặc điểm sinh sản

9

2.2.4 Đặc điểm sinh học cá trê xám Clarias meladerma (Bleeker, 1846)

10

2.2.4.1 Đặc điểm hình thái

10

2.2.4.2 Phân bố

10

2.2.4.3 Sinh học và sinh thái học

10

2.2.5 Đặc điểm sinh học cá trê đuôi vẹo niêu Clarias nieuhofii(Valenciennes, 1840) 10
2.2.5.1 Đặc điểm hình thái


10

2.2.5.2 Phân bố

11

2.2.5.3 Sinh học và sinh thái học

11

2.2.6 Đặc điểm sinh học cá trê đuôi vẹo cata Clarias cataractus (Flowler, 1939)

11

2.2.6.1 Phân bố

11

2.2.6.2 Sinh học và sinh thái học

11

2.2.7 Đặc điểm sinh học cá trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1882)

12

2.2.7.1 Đặc điểm hình thái

12


2.2.7.2 Phân bố

12

2.2.7.3 Đặc điểm môi trường sống

13

2.2.7.4 Đặc điểm dinh dưỡng

13

2.2.7.5 Đặc điểm sinh sản

13

2.3 Giới Thiệu Về Phú Quốc

13

2.3.1 Điều kiện tự nhiên của Phú Quốc

13

2.3.1.1 Vị trí địa lý

13

2.3.1.2 Địa hình


14

2.3.1.3 Khí hậu – thủy văn

14

2.3.2 Đa dạng sinh học ở Phú Quốc

14

v


CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu

16

3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu

16

3.3 Vật Liệu, Hóa Chất Và Dụng Cụ

16

3.3.1 Hóa chất


16

3.3.2 Vật liệu, dụng cụ

17

3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu

17

3.4.1 Phương pháp thu mẫu

17

3.4.2 Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu hình thái

17

3.4.2.1 Phương pháp mô tả hình thái

18

3.4.2.2 Các chỉ tiêu đo chủ yếu

18

3.4.2.3 Các số đếm chủ yếu

20


3.4.3 Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng

20

3.4.4 Khảo sát đặc điểm sinh trưởng

21

3.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1 Hình Thái Ngoài Của Bốn Loài Cá Trê

22

4.1.1 Hình dạng ngoài và màu sắc

22

4.1.2 Số tia vây ở các vây trên bốn loài cá

29

4.1.3 Hình dạng gai vây ngực


30

4.1.4 Hình thái xương chẩm

31

4.1.5 Hình dạng các phiến răng

34

4.1.6 Hình dạng cung mang thứ nhất

36

4.2 Các chỉ tiêu đo

47

4.2.1 Các chỉ tiêu đo so với chiều dài chuẩn (% SL)

40

4.2.2 Các chỉ tiêu đo so với chiều dài đầu (% HL)

43

4.3 Đặc điểm sinh học của cá trê xám Phú Quốc

45


4.3.1 Môi trường sống

46

4.3.2 Đặc điểm sinh học cá trê xám

47
vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51

5.1 Kết Luận

51

5.1.2 Về các chỉ tiêu hình thái

52

5.1.1 Về hình dạng ngoài

52

5.1.3 Về đặc điểm sinh học cá trê xám Phú Quốc

53


5.2 Đề Nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Số tia vây ở các vây của 4 loài cá trê

30

Bảng 4.2: Kích thước chiều dài và chiều rộng chẩm (cm)

33

Bảng 4.3: Kích thước chiều dài và chiều rộng của thóp (cm) ở 4 loài cá trê

34

Bảng 4.4: Chiều dài và chiều rộng (cm) của hai tấm răng của bốn loài cá trê

36

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu so với chiều dài chuẩn (%SL)


38

Bảng 4.6: Các chỉ tiêu so với chiều dài đầu (%HL)

39

Bảng 4.7: Kết quả phân tích thống kê của các chỉ tiêu so với chiều dài chuẩn (%SL) 40
Bảng 4.8: Kết quả phân tích thống kê của các chỉ tiêu so với chiều dài chuẩn (%SL) 43
Bảng 4.9: Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài chuẩn (Li/L0) của cá trê xám Phú Quốc 50
Bảng 4.10: Loại thức ăn và tỷ lệ các loại thức ăn bắt gặp trong dạ dày cá trê Phú Quốc
(số mẫu n=11)

51

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Mô tả cách đo các chỉ tiêu hình thái (theo Ng, 2003)

19

Hình 4.1: Cơ quan sinh dục: a) lỗ sinh dục của cá cái, b) gai sinh dục của cá đực

24

Hình 4.2: Hình dạng ngoài ở cá trê xám Phú Quốc (mẫu tươi)

24


Hình 4.3: Cuống đuôi của cá trê xám

25

Hình 4.3: Mút vây lưng và vây hậu môn vượt quá gốc vây đuôi ở cá trê xám

25

Hình 4.4: Mặt lưng của cá trê vàng (mẫu ngâm formol)

25

Hình 4.5: Mặt bụng của cá trê vàng (mẫu ngâm formol)

26

Hình 4.6: Mút vây lưng và vây hậu môn vượt quá gốc vây đuôi ở cá trê vàng

26

Hình 4.7: Hình dạng ngoài của cá trê trắng (mẫu ngâm formol)

27

Hình 4.8: Mút vây lưng và vây hậu môn gần chạm gốc vây đuôi ở cá trê trắng

28

Hình 4.9: Hình dạng ngoài của cá trê đen (mẫu ngâm formol)


28

Hình 4.10: Mút vây lưng và vây hậu môn vượt quá gốc vây đuôi ở cá trê đen

29

Hình 4.11: Gai vây ngực

31

Hình 4.12: Hình thái xương đầu

32

Hình 4.13: Tấm răng

35

Hình 4.14: Cung mang thứ nhất

37

Hình 4.15: Lọp và mồi dùng khai thác cá trê xám Phú Quốc

46

Hình 4.16: Cơ quan hoa khế của cá trê xám Phú Quốc

47


Hình 4.17: Hình dạng phiến răng tiền hàm và phiến răng lá mía

48

Hình 4.18: Cung mang thứ nhất của cá trê xám Phú Quốc

49

Hình 4.19: Ống tiêu hóa của cá trê xám Phú Quốc

50

Hình 4.20: Một số loại thức ăn tìm thấy trong dạ dày của cá trê Phú Quốc

51

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt Vấn Đề
Trên thế giới, họ cá trê (Clariidae) chỉ gồm một giống Clarias Scopdi, với 48

loài (Teugels, 1986; Ng, 2004) phân bố ở châu Phi và Châu Á. Trong đó, có 16 loài ở
Đông Nam Á; nhưng ở Việt Nam chỉ có 6 loài, đó là: cá trê trắng (C. batrachus), cá trê
vàng (C. macrocephalus), cá trê đen (C. fuscus), cá trê xám (C. meladerma), cá trê

đuôi vẹo niêu (C. nieuhofii), cá trê đuôi vẹo cata (C. cataractus) (Mai Đình Yên và
ctv, 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Hữu Dực, 1997;
Nguyễn Thị Thu Hè, 2000; Nguyễn Quốc Nghị, 2000; Nguyễn văn Hảo, 1993). Ngoài
ra, còn có cá trê phi (C. gariepinus) được di nhập vào Việt Nam từ năm 1975.
Cá trê là một trong những giống có phân bố khá rộng rãi từ Bắc đến Nam Việt
Nam. Đây là những loài cá có giá trị kinh tế, thịt thơm ngon nên từ lâu đã được đưa
vào sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm. Hiện nay, đối tượng nuôi phổ biến
là cá trê lai - con lai giữa con cái C. macrocephalus và con đực C. gariepinus.
Những hiểu biết về ngư loại học, đặc biệt là phân loại cá, là cần thiết để định
danh loài mới và giúp nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học của từng loài, … góp
phần vào việc đánh giá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như phát triển khai thác và
nuôi trồng thủy sản.
-1-


Ngày nay, các nhà phân loại học trên thế giới có nhiều phương pháp để định
danh loài cá mới như so sánh các chỉ tiêu hình thái của từng loài cá, kết quả phân tích
ADN, ...; nhưng dựa vào các chỉ tiêu hình thái nhằm xác định một loài cá mới vẫn là
một công cụ cần thiết và cũng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, các chỉ tiêu hình thái
dùng trong phân loại cá của các tác giả Việt Nam trước đây (Mai Đình Yên và ctv,
.1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn văn Hảo, 1993) còn
khá đơn giản.
Hiện nay, ở Phú Quốc, người dân đang khai thác hai loài cá trê mà họ gọi là cá
chình suối (Clarias sp.) [sau đây được gọi là cá trê Phú Quốc] và cá trê đen (C.
meladerma) [sau đây được gọi là cá trê xám Phú Quốc], là hai loài cá có giá trị kinh tế
cao, thịt thơm ngon. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức và do hình thức khai thác
không chọn lọc bằng lọp và hủy diệt bằng xung điện của người dân nơi đây có thể làm
mất đi nguồn lợi tự nhiên và làm tuyệt chủng các loài cá này.
Xuất phát từ lý do trên và được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản, trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng một

số chỉ tiêu hình thái của 4 loài cá trê ở Việt Nam và bước đầu tìm hiểu đặc điểm
sinh học cá trê xám Phú Quốc”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
- Xây dựng và so sánh sự khác nhau giữa các chỉ tiêu hình thái của bốn loài cá

trê ở Việt Nam: cá trê vàng (C. macrocephalus), cá trê trắng (C. batrachus), cá trê đen
(C. fuscus) và cá trê xám (C. meladerma).
- Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá trê xám (C. meladerma) ở
huyện đảo Phú Quốc.

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Giới Thiệu Về Ngư Loại Học và Phân Loại Cá

2.1.1 Lịch sử Ngư loại học ở Việt Nam
Ngư loại học bắt đầu phát triển từ nửa cuối thế kỷ XIX. Các nhà khoa học đầu
ngành nghiên cứu về phân loại cá nước ngọt ở Việt Nam có Mai Đình Yên, Nguyễn
Thái Tự, Nguyễn Hữu Dực, Võ Văn Phú, Nguyễn Văn Hảo,…. Có thể chia sự phát
triển của Ngư loại học Việt Nam làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ phong kiến (trước năm 1881): thời kỳ này chủ yếu là những hiểu biết lẻ
tẻ về đời sống của các loài cá, nghề nuôi, nghề khai thác.
Thời kỳ là thuộc địa của Pháp (1881 – 1954): thời kỳ này chủ yếu là các nhà

ngư loại Pháp, một số nhà khoa học của người Anh, Mỹ, Trung Quốc,… Điển hình là
H.E. Sauvage đã nghiên cứu về khu hệ cá châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông
Dương; đồng thời đã thống kê được 139 loài và 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam.
Thời kỳ thứ ba (từ 1954 đến nay): Các nhà khoa học Việt Nam đã đảm nhiệm
được nhiệm vụ nghiên cứu của mình và đã đưa ngư loại học nước ta phát triển vượt
bậc.

-3-


2.1.2

Trình tự nghiên cứu phân loại cá
Theo phương pháp nghiên cứu của Pravdin I.F., (1973), được dịch bởi Phạm

Thị Minh Giang, thì trình tự nghiên cứu phân loại cá như sau:
Thứ nhất là đi tìm tất cả các tài liệu tham khảo mà trong đó người ta đã mô tả
những đặc điểm phân loại của loài cá mà mình đang nghiên cứu, rồi đưa những đặc
điểm đó vào hồ sơ.
Thứ hai là đối với bất kỳ một loài cá nào cũng phải đưa vào sơ đồ tất cả những
đặc điểm đo: chiều dài tổng cộng, chiều dài chuẩn, chiều dài đầu, đường kính mắt,
chiều cao thân, khoảng cách trước vây lưng, chiều dài cuống đuôi và kích thước các
vây.
Thứ ba là khi mô tả cá phải nêu lên được số lượng các tia ở các vây, vảy của
đường bên hoặc là số lượng những hàng ngang của vảy và kích thước của cá.
Thứ tư là cần phải đưa vào sơ đồ đo những đặc điểm có ý nghĩa về mặt phân
loại học.
2.2

Đặc Điểm Sinh Học của Một Số Loài Cá Trê ở Việt Nam


2.2.1 Đặc điểm sinh học cá trê đen Clarias fucus (Lacépède, 1803)
2.2.1.1 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Hữu Dực (1997), cá trê đen có thân dài, phần trước thon tròn,
phần sau dẹp bên. Đầu lớn, dẹp bằng, chiều rộng bằng 1/2 chiều dài. Đỉnh đầu có 2 lỗ
lõm hay được gọi là hai thóp: một là thóp trước nằm ở phần xương chẩm ngang với
vây ngực, hai là thóp chẩm nằm ở giữa khoảng cách 2 mắt. Mõm rộng, tù, chiều rộng
bằng 2 lần chiều dài. Lỗ mũi ở gần mõm hơn mắt, hai lỗ mũi phân cách nhau.

-4-


Mắt cá nhỏ, có mí mắt nằm ở phía trên và nửa trước đầu, khoảng cách 2 mắt
rộng. Miệng dưới rộng và có hình cung. Hàm trên nhô ra hơn hàm dưới, hai hàm có
răng nhỏ nhọn, sắp xếp dày thành dãy. Răng trên xương vòm miệng xếp thành dãy
hình vòng cung.
Cá có 4 đôi râu. Râu mũi kéo dài hết đầu. Râu hàm trên kéo dài hết vây ngực,
gốc râu có nhiều gai thịt nhỏ. Râu cằm ngoài dài bằng gần 2/3 khoảng cách từ gốc râu
đến vây bụng. Râu cằm trong dài bằng khoảng 1/2 râu cằm ngoài. Lỗ mang hẹp. Mang
không liền với eo mang. Cơ quan trên mang của cá có dạng hoa khế, giúp hô hấp bằng
khí trời.
Lưng cá không có vây mỡ. Vây lưng khởi điểm ở khoảng giữa vây ngực và vây
bụng, vây lưng dài hơn vây đuôi và vây hậu môn. Gốc vây lưng gần mút mõm hơn gốc
vây đuôi, gốc vây lưng dài, không có gai cứng, toàn tia vây mềm, mút sau không liền
với vây đuôi. Vây ngực ngắn, có 1 gai cứng có răng cưa ở cả hai mặt trước và sau, gai
dài bằng 2/3 tia vây. Vây bụng có khởi điểm nằm sau khởi điểm vây lưng, mút sau vây
bụng tới vây hậu môn. Vây hậu môn rất dài, gồm toàn tia vây mềm, mút sau không
liền với vây đuôi. Vây đuôi hình tròn, hơi lồi.
Thân cá trơn liền, không phủ vảy. Đường bên liền hoàn toàn, chạy giữa thân.
Hậu môn nằm sát gốc vây hậu môn. Đốt sống toàn thân 54 – 57. Thân màu xám đen,

bụng xám nhạt, tùy theo vùng nước sống màu sắc ít nhiều thay đổi. Ở một số vùng
nước cá có màu vàng hoặc trên thân lốm đốm các chấm hoa đen.
2.2.1.2 Phân bố
Ở Việt Nam, cá được tìm thấy ở các ao, hồ, đầm ruộng và một số sông nước
chảy chậm ở vùng nước thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng,
sông Bằng Giang, sông Mã, sông Lam. Giới hạn thấp nhất ở phía nam đến sông Bồ,
sông Hương và sông Thu Bồn – Nam Trung Bộ (Nguyễn Hữu Dực, 1997) và Tây
Nguyên (Nguyễn Thị Thu Hè, 2000).

-5-


2.2.1.3 Điều kiện môi trường sống
Cá trê đen là loài cá sống tầng đáy, mắt tiêu giảm còn rất nhỏ, râu phát triển có
tác dụng như cơ quan xúc giác và vị giác. Thích sống chui rúc trong bùn, hang hốc ít
ánh sáng, nhiệt độ 8 – 350C , thích hợp nhất là từ 20 – 260C (Chevey và Nguyễn Hữu
Nghị, 1942). Hoạt động nhiều từ tháng 4 – 10. Ban ngày ít bơi lội, hoạt động chủ yếu
từ 7 – 9 giờ tối và 3 – 5 giờ sáng.
2.2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê đen là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Cá lớn ăn nhiều côn trùng, cá nhỏ
ăn nhiều giáp xác. Cường độ dinh dưỡng tăng dần từ tháng 3 – 10, mạnh nhất là từ
tháng 3 – 8, ăn nhiều vào ban đêm.
Cá lớn nhất được ghi nhận là 3 tuổi hơn, dài 31 cm, nặng 300 g. Tuổi khai thác
tự nhiên là 1 – 2 tuổi, nặng 50 – 200 g.
2.2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Cá bắt đầu sinh sản khi gần một năm tuổi. Cá đực thành thục thường bé, thân
dài, đuôi thót, rắn mình, bộ phận sinh dục lồi, có gai sinh sục kéo dài. Cá cái to hơn,
mình tròn, đầu to, bụng lớn và bộ phận sinh dục lõm hồng. Cá dài 15 cm nặng 80 g
chứa 2000 trứng, cá dài 31 cm nặng 300 g chứa 21.000 trứng; trứng có đường kính 1,2
– 1,5 mm.

Cá có thể sinh sản quanh năm. Nhưng mùa đẻ tập trung vào tháng 3 – 5 và
tháng 8 – 12. Thường đẻ sau các trận mưa rào, 4 – 6 giờ sáng.
Trong quá trình sinh sản cá dùng đuôi và ngạnh khoét một hố đường kính 20 –
30 cm, sâu 8 – 10 cm và trườn đi trườn lại cho nhẵn. Sau đó cá đực và cá cái rượt
nhau, người ta thường gọi đó là quá trình động hớn. Cá cái đẻ trứng, cá đực tưới tinh.

-6-


Trứng thụ tinh có màu vàng nhạt, hình tròn dẹt, màng trứng có chất kết dính
nên bám chặt vào rễ cỏ, lúa. Đẻ xong cá cái ở lại trong tổ, cá đực bơi vòng ngoài để
bảo vệ. Hoạt động đẻ trứng kéo dài từ 2 – 8 ngày.
2.2.2 Đặc điểm sinh học cá trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê trắng có thân
dài, phần trước thon tròn, phần sau dẹp bên mỏng. Cuống đuôi rất dẹp bên và rất ngắn.
Đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở xương sọ mỏng. Xương sọ lộ hẳn ra ngoài. Mõm tù,
miệng rộng, khe miệng thẳng nằm ngang, không co duỗi được. Răng hàm nhỏ, mịn.
Cá có 4 đôi râu. Râu mũi kéo dài tới viền nắp mang. Râu hàm trên kéo dài tới
cuối vây ngực. Râu cằm ngoài tới gốc vây ngực. Râu cằm trong ngắn hơn.
Mắt cá nhỏ nằm lệch về mặt lưng và gần mút mõm hơn điểm cuối nắp mang.
Khoảng cách 2 mắt rộng. Đỉnh đầu có 2 thóp: lỗ trước nằm ngay sau đường thẳng nối
2 mắt và lỗ sau nằm trước mấu xương chẩm. Xương gốc chẩm hình chữ V hoặc hình
tam giác, chiều rộng của gốc khoảng 2 lần chiều cao. Lỗ mang hẹp, hoàn toàn nằm ở
mặt bụng. Xương nắp mang kém phát triển.
Vây lưng và vây hậu môn của cá rất dài, màu xám, không có gai cứng, phía sau
gần chạm gốc vây đuôi, cơ ở hai gốc vây này phát triển và phủ tới ngọn các tia vây.
Vây ngực to khỏe, có gai cứng, ở cả hai mặt gai cứng đều có răng cưa hướng vào gốc,
răng cưa mặt sau phát triển hơn mặt trước. Vây bụng nhỏ, màu trắng. Vây đuôi tròn.
Thân trơn liền, không vảy. Đường bên hoàn toàn, nằm trên trục giữa thân, từ mép trên

lỗ mang đến gốc vây đuôi. Mặt lưng và thân màu xám, xuống phía bụng nhạt dần; có
thể có một số chấm trắng rải rác trên thân.
2.2.2.2 Phân bố
Ở Việt Nam, cá chỉ phân bố ở đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên thế giới, người ta còn tìm thấy cá ở Ấn Độ, Sri Lanka,
Myanma, Malaysia, Lào, Thái Lan, Campuchia và Philippine.
-7-


2.2.2.3 Điều kiện môi trường sống
Cá thường sống ở vùng nước nông (ao, hồ, ruộng). Chúng có khả năng hô hấp
khí trời nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên có thể thích nghi được trong các điều kiện
khắc nghiệt như thiếu ôxy, chật chội.
2.2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê trắng thuộc nhóm cá ăn tạp, nhưng chủ yếu là động vật không xương
sống và xác động vật.
2.2.2.5 Đặc điểm sinh sản
Ở loài cá này, cá cái 2 tuổi dài khoảng 30 cm, nặng 200 g, có khoảng 40.000
trứng. Cá có tập tính bảo vệ trứng và cá con. Chúng ta đã cho sinh sản nhân tạo thành
công loài cá này.
2.2.3 Đặc điểm sinh học cá trê vàng Clarias macrocephalus (Gunther, 1846)
2.2.3.1 Đặc điểm hình thái
Theo Mai Đình Yên và ctv,. (1992), cá trê vàng có thân dài, phần trước tròn,
phần sau dẹp bên, cuống đuôi ngắn. Đầu to rộng, dẹp bằng, da đầu ở xương sọ mỏng,
xương sọ nối liền, rõ ràng. Miệng kề dưới, không co duỗi được. Rạch miệng thẳng
nằm ngang. Răng hàm trên nhỏ mịn cứng chắc.
Cá có 4 đôi râu khá phát triển. Râu hàm to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ
nằm ở mặt lưng của đầu gần mút mõm hơn điểm cuối nắp mang. Khoảng cách 2 mắt
rộng. Có 2 lỗ thóp: một lỗ nằm phía sau đường ngang với 2 mắt, còn lỗ kia nằm trước
gốc mấu xương chẩm. Mấu xương chẩm tròn, chiều rộng tương đương 3 – 5 lần chiều

cao. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển.
Vây lưng và vây hậu môn của cá rất dài, phần cuối gần chạm gốc vây đuôi. Cơ
ở gốc vây ngực phát triển phủ lên gần tới ngọn các vây. Gai vây ngực cứng, nhọn, có
răng cưa ở cả 2 mặt và hướng xuống dưới gốc; xương đai vây ngực lộ hẳn ra ngoài.
-8-


Vây đuôi tròn. Thân trơn liền. Đường bên hoàn toàn, từ mép trên lỗ mang đến gốc vây
đuôi, phần trước lệch xuống bụng, phần sau vào giữa thân. Mặt lưng đầu và thân màu
xám đến nâu đen, xuống mặt bụng nhạt dần. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng.
Trên thân mỗi bên có khoảng 10 đốm nhỏ màu trắng, nằm vắt ngang thân. Thịt cá
màu vàng.
2.2.3.2 Phân bố
Cá sống ở các thủy vực nước ngọt Nam Bộ, Trung và Nam Trung Bộ. Giới hạn
phân bố cao nhất của loài ở phía Bắc là ở lưu vực sông Hương (Nguyễn Hữu Dực,
1997) và Tây Nguyên (Nguyễn Thị Thu Hè, 2000). Trên thế giới cá được tìm thấy ở
Thái Lan, Lào, Campuchia và Philippine.
2.2.3.3 Điều kiện môi trường sống
Cá trê vàng là loài đặc trưng cho khu hệ cá hạ lưu sông Mê-Kông và khu vực
Đông Nam Á. Chúng thường sống trong ao, đầm, kênh, ruộng.
2.2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Phương thức dinh dưỡng của cá trê vàng là ăn tạp thiên về thức ăn động vật, khi
nhỏ ăn động vật phù du, khi lớn ăn giun, ấu trùng, côn trùng, giáp xác nhỏ và phế
phẩm. Cá có kích thước nhỏ, thường gặp 20 – 30 cm (Nguyễn Thị Thu Hè, 2000).
2.2.3.5 Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 4 đến tháng 9. Cá thành thục vào năm thứ 2.
Cá đào hang để đẻ, lượng trứng trung bình 10.000 trứng/ cá cái, đường kính trứng 1 –
1,2 mm. Ở nhiệt độ 29 – 31oC, trứng nở sau 22 – 28 giờ. Hiện đã cho sinh sản nhân tạo
thành công loài cá này.


-9-


2.2.4 Đặc điểm sinh học cá trê xám Clarias meladerma (Bleeker, 1846)
2.2.4.1 Đặc điểm hình thái
Đầu cá dẹp bằng, chẩm có dạng hình cung tròn rộng. Vây lưng và vây hậu môn
dài và không có các tia gai cứng. thân cá không có vây mỡ, số tia của vây lưng dao
động từ 68 – 72 tia, vây hậu môn từ 52 – 61 tia, chiều dài chuẩn bằng 5,4 lần chiều dài
đầu. Gai ngực có những gai răng cưa rất khỏe (Rainboth, 1996).
2.2.4.2 Phân bố
Ở Việt Nam, cá được tìm thấy ở đồng bằng Sông Cửu Long. Trên thế giới cá
phân bố ở Thái Lan, Lào, Indonesia và Philippine.
2.2.4.3 Sinh học và sinh thái học
Cá trê xám là loài đặc trưng cho khu hệ cá hạ lưu sông Mê-Kông và một số
nước Đông Nam Á. Đây là loài cá dữ, có phổ thức ăn tương tự các loài cá khác trong
giống Clarias. Kích thước lớn nhất được tìm thấy trong tự nhiên là 34 cm.
2.2.5 Đặc điểm sinh học cá trê đuôi vẹo niêu Clarias nieuhofii (Valenciennes,
1840)
2.2.5.1 Đặc điểm hình thái
Cá trê đuôi vẹo niêu có thân thon, chiều dài thân bằng 8 đến 9,3 lần chiều cao
thân. Theo Rainboth (1996), cá có vây đuôi liền với vây hậu môn. Vây hậu môn có 69
– 95 tia vây.
Loài cá này giống với loài C. cataractus ở điểm là vây lưng, vây hậu môn, vây
đuôi liền nhau nhưng khác là vây lưng có 80 tia vây trở lên, vây hậu môn có 65 tia vây
trở lên.

- 10 -


2.2.5.2 Phân bố

Ở Việt Nam, cá phân bố ở các hồ thuộc vùng Nam Tây Nguyên (Nguyễn Thị
Thu Hè, 2003). Trên thế giới, cá trê đuôi vẹo niêu được tìm thấy ở Ấn Độ, Thái Lan,
Lào, Campuchia và Indonesia.
2.2.5.3 Sinh học và sinh thái học
Loài cá này thuộc nhóm cá dữ, giống các loài cá trong giống Clarias, sống
trong hồ, sông, suối. Cá lớn nhất đạt 50 cm.
2.2.6 Đặc điểm sinh học cá trê đuôi vẹo cata Clarias cataractus (Flowler, 1939)
Theo Rainboth (1996), đặc điểm chính của cá trê đuôi vẹo cata C. cataractus là
vây hậu môn, vây đuôi và vây lưng liền nhau (giống với C. nieuhofii).
Thân thon, chiều dài chuẩn bằng 6,5 chiều cao thân. Vây hậu môn có 54 tia vây.
Theo mô tả của Inger và Chin (1959) về các mẫu cá thu được, cá trê đuôi vẹo cata có
chiều dài chuẩn 130 mm, chiều dài tổng 145,5 mm. Vây lưng có 57 tia vây, vây hậu
môn có 56 tia vây, số tia vây ngực và vây bụng bằng nhau và đều có 9 tia vây. Khoảng
cách từ đỉnh chẩm đến trước vây lưng là 2,03 cm. Râu mũi kéo dài đến đỉnh chẩm, râu
hàm tới gốc vây lưng, râu hàm dưới tới vây ngực, râu cằm tới giữa chiều dài vây ngực.
Cá có màu xám như các loài trong giống Clarias.
2.2.6.1 Phân bố
Cá trê đuôi vẹo cata là loài đặc trưng cho khu hệ cá vùng hạ lưu Sông MêKông. Ở Việt Nam cá còn được tìm thấy ở hồ Lak thuộc tỉnh Đaklak. Trên thế giới cá
phân bố ở Thái Lan và ở hạ lưu Sông Mê-Kông thuộc Campuchia (Rainboth, 1996).
2.2.6.2 Sinh học và sinh thái học
Cá sống ở các hồ tự nhiên thuộc Tây Nguyên. Đây là loài cá dữ, thức ăn là cá
con, giáp xác và động vật không xương sống. Cá lớn nhất tới 50 cm.

- 11 -


2.2.7 Đặc điểm sinh học cá trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1882)
2.2.7.1 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Văn Hảo (2003), cá trê phi có thân thon dài, thuôn dần về phía
đuôi. Đầu dài, bẹt và dẹp bằng. Gốc chẩm có hình chữ M. Trên xương hộp sọ có nhiều

mấu gai nhỏ xếp thành dãy. Mõm tù, rất dẹp. Miệng rộng ở dưới, hình cung. Mắt rất
nhỏ, bằng 2/5 chiều dài mõm. Khoảng cách 2 mắt rộng.
Cá trê phi có 4 đôi râu. Râu hàm trên dài đến giữa chiều dài vây ngực. Râu mũi
kéo dài đến giữa khoảng cách từ mắt đến gốc vây ngực. Râu cằm ngoài kéo dài tới gốc
vây ngực. Râu cằm trong tới 1/2 khoảng cách từ gốc râu tới gốc vây ngực. Đỉnh đầu có
rãnh lõm dọc, dài hơn 1/2 khoảng cách mắt. Khe mang mở rộng tới mặt dưới của đầu.
Vây lưng và vây hậu môn dài, không có tia vây cứng và không liền với vây
đuôi. Khởi điểm vây lưng tới đỉnh chẩm bằng 1/5 chiều dài đầu. Vây đuôi tròn. Hậu
môn nằm trước vây hậu môn một chút. Cá đực có gai sinh dục.
Thân trơn liền, không có vảy. Đường bên rõ ràng, chạy giữa thân. Đầu và lưng
xám sẫm. Toàn bộ mặt bụng trắng nhạt. Gốc vây đuôi có vạch trắng theo chiều cao.
Vây đuôi xám, phần ngọn nhạt hơn. Vây lưng, vây hậu môn và các vây khác có viền
trắng nhạt.
2.2.7.2 Phân bố
Cá trê phi không phân bố tự nhiên ở Việt Nam, được di nhập vào nước ta năm
1975 và đã được nuôi ở nhiều nơi trong nước. Trên thế giới cá trê phi phân bố từ Xiri
tới Zaia Thượng và rất nhiều ở sông Nile, hồ Victoria, hồ Kivi, hồ Allert và xứ Niger.
Cá trê phi đã được nhập vào nuôi ở nhiều nước châu Á trong đó có Trung Quốc,
Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

- 12 -


2.2.7.3 Đặc điểm môi trường sống
Môi trường sống ưa thích của cá trê phi là ở vùng nước chảy chậm trong các ao
hồ; cá có thể sống chui rúc ở nơi chật hẹp, thối, bẩn, nơi có hàm lượng ôxy thấp.
2.2.7.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Ở điều kiện tự nhiên cá trê phi là loài cá ăn tạp, thành phần chủ yếu là mùn bã
hữu cơ; trong điều kiện nuôi cá còn chấp nhận ăn cám (gạo, ngô, sắn), phân động vật,
phế thải của các bếp ăn và lò mổ. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 5 – 7% trọng lượng

cơ thể. Trong điều kiện nuôi thương phẩm thì chúng ta thường cho chúng ăn cá tạp và
thức ăn viên công nghiệp.
Cá có tốc độ lớn nhanh, sáu tháng có thể nặng tới 0,5 – 1 kg, một năm có thể
đạt từ 1 – 2 kg, hai năm đạt từ 2 – 4 kg, trọng lượng tối đa là 15 kg.
2.2.7.5 Đặc điểm sinh sản
Thời gian phát dục của cá trê phi hầu như quanh năm. Cá 2 tuổi với chiều dài
32 cm bắt đầu phát dục. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi ao ở Việt Nam thì chỉ sau 7 –
10 tháng cá đã phát dục. Hệ số thành thục 10 – 22%. Cho đẻ bằng kích dục tố, sau 20 –
45 ngày có thể cho đẻ lần hai.
2.3

Giới Thiệu Về Phú Quốc

2.3.1 Điều kiện tự nhiên của Phú Quốc
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía Tây Nam của Việt Nam.
Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′
độ kinh đông.

- 13 -


2.3.1.2 Địa hình
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có
diện tích 56.800 ha, dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất
tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99
ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy
nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của
đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
2.3.1.3 Khí hậu – thủy văn

Do vị trí đặc điểm của đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh
Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa.
Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch
năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch.
Mùa khô ở đây chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối
mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24
m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35oC vào tháng 4 và tháng
5 âm lịch.
Mùa mưa: vùng này là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung
bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình
là 414 mm/tháng, cả năm trung bình là 3000 mm. Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt
4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
2.3.2 Đa dạng sinh học ở Phú Quốc
Đảo Phú Quốc có diện tích tự nhiên 56.800 ha, trong đó diện tích đất rừng
35.162 ha và 99 ngọn núi, đồi, 62% diện tích rừng che phủ, trong đó phần lớn là rừng
tự nhiên. Độ che phủ của rừng là yếu tố quan trọng góp phần duy trì nguồn nước ngầm
tầng nông của đảo. Hiện nay nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân Phú Quốc
được lấy từ nguồn nước ngầm này.

- 14 -


Nét đặc thù của Phú Quốc là có một Vườn quốc gia đang chứa đựng rất nhiều
loại rừng: nguyên sinh, thứ sinh, ngập mặn, rừng tràm…; trong đó còn 314 ha rừng
nguyên sinh ít bị tác động nằm ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Kết cấu tầng tán lá của
rừng chưa bị phá vỡ. Cấu trúc rừng với tầng cây vượt tán gồm các loại: dầu song nàng,
trâm, kim giao, sến đất,…
Theo điều tra mới nhất, Phú Quốc có hệ thực vật phong phú với 1.164 loài thực
vật bậc cao trên cạn thuộc 66 bộ, 137 họ và 531 chi của 6 ngành thực vật. Đặc biệt, ở
đây có 54 loài thực vật thuộc diện đặc hữu (chỉ có ở Phú Quốc và một số vùng địa lý

rất hẹp), trong đó có 12 loài mang tên địa danh Phú Quốc. Các loài thực vật này phân
bố trên các tiểu khu rừng của vườn quốc gia, có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen và đa
dạng sinh học. Đó là chưa kể hàng trăm loại động hoang dã, với hơn 40 loại có tên
trong sách đỏ đang sinh sống trong khu vườn quốc gia này cần phải được bảo vệ.
Về động vật hoang dã, Phú Quốc có khoảng 180 loài có xương sống, trong đó
42 loài loài thuộc nhóm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như bò biển, vooc bạc, mèo
rừng, hồng hoàng, bồ nông chân xám, đồi môi, cá sấu nước ngọt,...
Theo thống kê năm 2008, ở Phú Quốc gồm 18 họ với 37 loài cá nước ngọt.
Trong đó có 8 loài thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), 1 loài thuộc họ cá Rô đồng
(Anabantidae), 3 loài thuộc họ cá Lóc (Channidae), 3 loài thuộc họ cá Bống
(Gobiidae), 1 loài thuộc họ Ambassidae, 1 loài thuộc họ Aplocheilidae, 5 loài thuộc họ
cá Tai tượng (Osphronemidae), 2 loài thuộc họ cá Bống tượng (Eleotridae), 2 loài
thuộc họ cá Lìm kìm (Hemiramphidae), 2 loài thuộc họ cá Trê (Clariidae) bao gồm cá
trê Phú Quốc (Clarias sp.) và cá trê xám Phú Quốc (C. meladerma).

- 15 -


×