Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME NGOẠI SINH LÊN TỈ LỆ SỐNG, KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.23 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME NGOẠI SINH
LÊN TỈ LỆ SỐNG, KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Ngành
Niên khóa
Sinh viên thực hiện

: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
: 2006 - 2010
: TRẦN PHƯỚC CƯỜNG

Tháng 8/2010


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME NGOẠI SINH LÊN TỈ LỆ
SỐNG, KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
THỨC ĂN CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Thực hiện bởi

TRẦN PHƯỚC CƯỜNG



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS LÊ THANH HÙNG
ThS. ONG MỘC QUÝ

Tháng 8 năm 2010

i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme ngoại sinh lên tỉ lệ sống, khả năng
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus,
Sauvage 1878)” được tiến hành tại trại thực nghiệm của Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh từ 04/2010 đến 07/2010.
Thí nghiệm gồm sáu nghiệm thức được bố trí theo hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là
hàm lượng chất xơ có trong thức ăn theo ba mức 5,49%, 6,22% và 7,10%; yếu tố thứ
hai là việc phun hay không phun enzyme Hemicell-WL. Mỗi nghiệm thức được lặp lại
ba lần, các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
Sau 10 tuần thí nghiệm, kết quả thu được là:
Tỉ lệ sống của cá tra thí nghiệm không phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của hàm
lượng chất xơ có trong thức ăn và enzyme Hemicell-WL.
Khả năng tăng trưởng của cá thí nghiệm chịu sự ảnh hưởng không rõ ràng của
hàm lượng chất xơ có trong thức ăn và enzyme Hemicell-WL là có tác dụng theo chiều
hướng tốt trong việc cải thiện khả năng tăng trưởng nhưng hiệu quả chưa được thể
hiện.
Việc gia tăng hàm lượng chất xơ trong thức ăn dẫn đến làm giảm hệ số biến đổi
thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá tra thí nghiệm. Bên cạnh đó,

enzyme Hemicell-WL phun vào thức ăn là có tác dụng trong việc hỗ trợ tiêu hóa chất
xơ, cải thiện FCR và gia tăng hiệu quả sử dụng protein. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ
trong thức ăn có sự tác động không rõ ràng đến lượng ăn tuyệt đối của cá tra thí
nghiệm và enzyme Hemicell cũng chưa thể hiện hiệu quả rõ nét trong việc cải thiện
lượng ăn tuyệt đối.
Tỉ lệ phân đàn của cá tra thí nghiệm tỉ lệ thuận với hàm lượng chất xơ có trong
thức ăn, nghĩa là hàm lượng chất xơ càng cao thì tỉ lệ phân đàn càng lớn và enzyme
Hemicell-WL có tác dụng trong việc cải thiện tỉ lệ phân đàn của cá nuôi.
Hàm lượng chất xơ và enzyme Hemicell-WL không gây ảnh hưởng đến tỉ trọng
gan và sự tích lũy mỡ ở cá tra thí nghiệm.

ii


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm và quý Thầy Cô trong Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý giá
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng và thầy
Ong Mộc Quý đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Xin cảm ơn cha, mẹ và các chị gái đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tạo mọi điệu
kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần trong những năm tháng học tập trên giảng
đường đại học cũng như suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn anh Mai Anh Tuấn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Cảm ơn các anh chị khóa trên, các em khóa dưới đã giúp đỡ nhiệt tình trong
thời gian thực hiện đề tài.

Cảm ơn các bạn lớp NT32 đã cùng tôi chia sẻ những năm tháng sinh viên quý
giá và đã động viên giúp đỡ tận tình trong thời gian qua.
Cám ơn các tác giả những tài liệu mà tôi đã sử dụng trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
Thầy Cô, anh chị và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa

i

Tóm tắt

ii

Lời cảm tạ

iii

Mục lục


iv

Danh sách chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình và sơ đồ

viii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các biểu đồ

x

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2


Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Đặc điểm hình thái

3

2.1.3 Phân bố, sinh lý

4

2.1.4 Đặc điểm sinh sản

4

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và tập tính dinh dưỡng

5

2.2. Nguồn Cung Cấp Protein Trong Thức Ăn Thủy Sản


6

2.2.1 Nguồn protein động vật

6

2.2.2 Nguồn protein thực vật

8

2.2.2.1 Bã dầu cải

9

2.2.2.2 Khô dầu cọ

11

2.2.2.3 Khô dầu guar

11

2.3 Chất Xơ

12

2.3.1 Chất xơ trong thức ăn thủy sản

12


2.3.2 Non-starch polysaccharide (NSP)

14

2.4 Enzyme Tiêu Hóa

15
iv


2.4.1 Sử dụng enzyme ngoại sinh trong thức ăn thủy sản

15

2.4.2 Hemicell

16

2.4.2.1 β-Mannanase

17

a. β-mannan trong nguyên liệu thức ăn

17

b. Cơ chế hoạt động của β-mannanase

19


2.4.2.2 Các thí nghiệm trên gia súc, gia cầm đánh giá tác dụng của Hemicell

20

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

21

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu

21

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

21

3.2.2 Hệ thống giai dùng trong thí nghiệm

21

3.2.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm

22

3.2.4 Các dụng cụ khác


23

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

23

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

23

3.3.2 Chăm sóc và quản lý

24

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

25

3.3.3.1 Các chỉ tiêu chất lượng nước

25

3.3.3.2 Tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của cá thí nghiệm

25

3.3.3.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn

26


3.3.3.4 Tỉ lệ phân đàn và hệ số gan, mỡ - thể trọng của cá thí nghiệm

26

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

27

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Trong Quá Trình Thí Nghiệm

28

4.1.1 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO – Dissolved Oxygen)

28

4.1.2 Nhiệt độ

30

4.1.3 pH

30

4.1.4 Ammonia


32

4.2 Tỉ Lệ Sống của cá thí nghiệm

33

4.3 Sự Tăng Trưởng Của Cá Thí Nghiệm

34

4.4 Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn

37
v


4.4.1 Lượng ăn tuyệt đối (FI)

38

4.4.2 Hệ số biến đổi thức ăn (FCR)

40

4.4.3 Hiệu quả sử dụng protein (PER)

42

4.5 Tỉ Lệ Phân Đàn


44

4.6 Hệ Số Gan - Thể Trọng (HSI) Và Hệ Số Mỡ - Thể Trọng (ASI)

46

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

49

5.1. Kết Luận

49

5.2 Đề Nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CT

Công thức

TB


Trung bình

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

ME

Metabolizable energy

Năng lượng biến dưỡng

DO

Dissolved oxygen

Hàm lượng ôxy hòa tan

NSP

Non-starch polysaccharide

polysaccharide phi tinh bột

SR

Survival rate


Tỉ lệ sống

W

Weight

Trọng lượng

WG

Weight gain

Tăng trọng

SGR

Specific growth rates

Hệ số tăng trưởng đặc biệt

FI

Feed intakes

Lượng ăn tuyệt đối

FCR

Food conversion ratio


Hệ số biến đổi thức ăn

PER

Protein efficiency ratio

Hiệu quả sử dụng protein

Cv

Coefficient of variation

Hệ số biến động

HSI

Hepato – somatic index

Hệ số gan – thể trọng

ASI

Adipose – somatic index

Hệ số mỡ - thể trọng

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình/Sơ đồ

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Hình dạng ngoài của cá tra

Hình 2.2

Cấu trúc β-mannan

17

Hình 2.3

Quá trình hấp thu dinh dưỡng bị tác động bởi β-mannan

18

Hình 2.4

Enzyme β-mannanase chia nhỏ chuỗi β-mannan.

19

Hình 2.5


Hemicell chia nhỏ phân tử β-mannan polymer cho ra MOS

19

Hình 3.1

Hệ thống giai thí nghiệm

22

Hình 3.2

Thức ăn sử dụng cho sáu nghiệm thức

24

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

24

Hình 4.1

Mỗ cá sau thí nghiệm để xác định hệ số HSI, ASI

46

viii


3


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên

6

(Theo M.D. Menon và P.I. Cheko, 1955)
Bảng 2.2

Nguồn cung cấp protein động vật trong thức ăn thủy sản

7

Bảng 2.3

Thành phần dinh dưỡng trong bột cá so sánh với các nguồn protein

8


động vật khác
Bảng 2.4

Thành phần dinh dưỡng của một số loại bã dầu và bánh dầu

9

(% vật chất khô)
Bảng 2.5

Thành phần dinh dưỡng của bã dầu và bánh dầu cải (% vật chất khô)

11

Bảng 2.6

Thành phần dinh dưỡng của bã dầu và bánh dầu cọ (% vật chất khô)

11

Bảng 2.7

Thành phần dinh dưỡng của khô dầu guar (đơn vị: %)

12

Bảng 2.8

Độ tiêu hóa thức ăn và thời gian làm trống dạ dày cá


13

(Shiau và ctv, 1998)
Bảng 2.9

Độ tiêu hóa cellulose trong thức ăn của tôm càng xanh

13

Bảng 2.10 Thành phần chất xơ trong nguyên liệu thức ăn (% trọng lượng)

14

Bảng 2.11 Hàm lượng NSP của một số nguồn protein (% vật chất khô)

15

Bảng 2.12 Hàm lượng β-mannan trong nguyên liệu thức ăn

18

Bảng 3.1

Thành phần nguyên liệu trong mỗi công thức thức ăn thí nghiệm

22

Bảng 3.2

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm


23

Bảng 3.3

Các nghiệm thức bố trí thí nghiệm

23

Bảng 4.1

Biên độ dao động của các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 28

Bảng 4.2

Tỉ lệ sống của cá sau 10 tuần thí nghiệm

33

Bảng 4.3

Sự tăng trưởng của cá tra sau 10 tuần thí nghiệm

35

Bảng 4.4

Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra sau 10 tuần thí nghiệm

38


Bảng 4.5

Hệ số biến động (Cv) về trọng lượng của các nghiệm thức.

44

Bảng 4.6

Hệ số HSI và ASI

47

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 4.1

Sự biến động của hàm lượng ôxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm 29

Biểu đồ 4.2

Sự biến động của nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm


30

Biểu đồ 4.3

Sự biến động của pH trong quá trình thí nghiệm

31

Biểu đồ 4.4

Sự biến động của Ammonia trong quá trình thí nghiệm

32

Biểu đồ 4.5

Tỉ lệ sống trung bình của cá thí nghiệm

34

Biểu đồ 4.6

Sự tăng trọng của cá thí nghiệm

36

Biểu đồ 4.7

Lượng ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm


38

Biểu đồ 4.8

Hệ số biến đổi thức ăn (FCR) của cá thí nghiệm

41

Biểu đồ 4.9

Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá thí nghiệm

43

Biểu đồ 4.10

Hệ số biến động về trọng lượng của cá thí nghiệm

45

Biểu đồ 4.11

Hệ số gan - thể trọng (HSI) và hệ số mỡ - thể trọng (ASI)

48

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Cá tra là loài cá nhiệt đới bản địa được nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long từ hàng trăm năm trước. Nghề nuôi cá tra ở Việt Nam ngày càng phát triển và
khẳng định được tầm quan trọng bằng những đóng góp to lớn của nó cho ngành thủy
sản thông qua việc mang về cho quốc gia hàng tỉ USD mỗi năm (năm 2009 kim ngạch
xuất khẩu đạt 1,3 tỉ USD; nguồn Hồng Văn, 09/01/2010, “Thời báo kinh tế Sài Gòn
online”).
Tiềm năng của nghề nuôi cá tra ở Việt Nam càng mở rộng hơn nữa khi chúng ta
đã bắt đầu thâm nhập vào được các thị trường khó tính nhất thế giới như các nước
Châu Âu thông qua việc hình thành vùng nuôi và được cấp chứng chỉ Global GAP của
công ty cổ phần NTACO (An Giang) (www.tuoitre.com.vn). Đây là một bước ngoặc
quan trọng giúp mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ cá tra nói riêng và thủy sản Việt
Nam nói chung.
Tuy nhiên, để gia tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận từ việc xuất khẩu cá tra
chúng ta cần phải tìm ra biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm. Biện pháp hữu hiệu
nhất là giảm đến mức thấp nhất chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp một khẩu
phần ăn cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo sự tăng trưởng bình thường cho động vật thủy
sản nói chung và cá tra nói riêng.
Trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn cao, đặc biệt là bột cá (nguồn cung cấp
protein giá trị cao) ngày càng trở nên khan hiếm do sản lượng cá tự nhiên ngày càng
suy giảm. Để giảm giá thức ăn, người làm công thức ngày càng lưu tâm đến việc lựa
chọn các nguyên liệu rẻ tiền có nguồn gốc thực vật như: khô dầu nhân cọ, khô dầu
guar,…Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này lại giàu β-mannan và một số chất thuộc
nhóm NSP như: arabinoxylan, β-glucan, galactan,… Để tăng tỉ lệ tiêu hóa, hấp thu các
chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn, phải tìm cách loại bỏ những yếu tố kháng dinh
1



dưỡng này. Giải pháp loại bỏ những yếu tố kháng dinh dưỡng trong nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật là sử dụng enzyme tiêu hóa phun vào thức ăn.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại
Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của enzyme ngoại sinh lên tỉ lệ sống, khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
-

Đánh giá tác dụng của enzyme ngoại sinh lên tỉ lệ sống, khả năng tăng trưởng

và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra.
-

Đánh giá tác dụng của hàm lượng chất xơ trong thức ăn lên tỉ lệ sống, khả năng

tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
2.1.1 Phân loại
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Tên Việt Nam: cá Tra

Tên tiếng Anh: Tra catfish

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá tra
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá tra có thân dài, dẹp ngang, không có vảy bao phủ, phía đuôi vây màu hơi
vàng, vây lưng và vây đuôi màu xám đen, phần cuối vây đuôi màu hơi đỏ, bụng màu
trắng bạc. Đầu nhỏ vừa phải rộng và dẹp bằng, mắt tương đối to, miệng rộng, phần sau
hơi dẹp bên, có hai đôi râu màu xám tro, đôi râu hàm trên ngắn hơn nửa chiều dài đầu,
3


đôi râu hàm dưới ngắn bằng ¼ chiều dài đầu, có răng lá mía và răng khẩu cái rất mịn
tạo thành vòng cung. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây
hậu môn tương đối dài (Trần Thanh Xuân, 1994; trích dẫn bởi Lê Thành Chung và
Ngô Thị Bích Phượng, 2008).
Đường bên kéo dài theo chiều dọc của thân và phân nhánh từ mép trên của lỗ
mang đến gốc vây đuôi.
Khi còn nhỏ phần lưng của đầu và thân có màu xanh lục và hai sọc màu xanh
lục chạy dọc theo chiều dài của thân, sọc này nhạt dần và mất khi cá lớn.
2.1.3 Phân bố, sinh lý
Cá tra phân bố ở lưu vực sông MêKông, có mặt ở cả bốn nước: Lào,
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở Thái Lan cá tra được thấy ở lưu vực sông
MeKong và Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa sinh sản nhân tạo,
cá bột và cá giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy
trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên ở địa phận Việt Nam, do cá có tập tập tính di cư
ngược dòng sông MeKong để sinh sống và sinh sản. Khảo sát chu kì di cư của cá tra ở
địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ
lưu từ tháng 5 đến tháng 9 (www.fistenet.gov.vn).
Cá tra chủ yếu sống ở nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (7 –
10‰). Cá có thể chịu đựng nước phèn pH ≥ 4 (pH < 4 cá bỏ ăn, bị shock), phát triển

tốt ở pH từ 6 – 8 (tốt nhất 6,5 –7,5). Nhiệt độ thích hợp 26 – 320C, dễ chết ở nhiệt độ
dưới 150C nhưng chịu nóng đến 390C. Cá tra có cơ quan hô hấp phụ, có thể hô hấp
bằng bóng khí và da nên chịu được môi trường thiếu ôxy hòa tan, nơi ao tù và có mật
độ cao, hàm lượng DO từ 2 mg/L trở lên (Lê Thanh Hùng, 2006).
2.1.4 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: cá đực thành thục ở tuổi thứ hai và cá cái ở tuổi thứ ba. Cá tra
không có cơ quan sinh dục phụ (thứ cấp) nên khó phân biệt cá đực và cá cái. Trọng
lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5 – 3,0 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên
sông ở địa phận Campuchia và Thái Lan.
Đến tuổi thành thục tuyến sinh dục cá tra đực phát triển lớn gọi là buồng tinh
hay tinh sào, cá cái là buồng trứng hay noãn sào.

4


Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch, cá
có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên các khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp ở địa
phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam
(www.fistenet.gov.vn).
Ở Việt Nam, trước đây hàng năm cá tra bột được vớt trên sông Tiền và sông
Hậu. Công tác nghiên cứu sinh sản nhân tạo để chủ động nguồn cung cấp giống cho
nghề nuôi được tiến hành từ năm 1978. Từ thập niên 1980 – 1990, đã hoàn chỉnh qui
trình nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong ao và cho đẻ nhân tạo. Từ năm 1997, công
nghệ ương nuôi cá bột lên cá giống đạt kết quả cao và trở thành cao trào sản xuất
giống nhân tạo cá tra. Năm 2000 chấm dứt việc vớt cá tra trên sông (Phạm Văn Khánh,
2002).
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong
tự nhiên từ tháng 3 dương lịch, cá tra tái phát dục 1 – 3 lần/năm.
Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200.000 đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
thực tế vào khoảng 150.000 – 180.000 trứng/kg cá cái (Ngô Văn Ngọc, 2008).

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và tập tính dinh dưỡng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều
dài. Theo Tyson và Chavalit (1991), cá tra nuôi ao có thể đạt 7 – 8 kg với chiều dài 60
cm. Cá bắt được trong tự nhiên đạt chiều dài 1,3 m và nặng 15,5 kg. Trong tự nhiên, cá
tra có thể sống trên 20 năm và đã bắt gặp cá nặng 18 kg hoặc có con dài tới 1,8 m
(trích dẫn bởi Nguyễn Thị Trúc Quyên, 2006).
Cá tra thường ăn nhau ở giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi mặc dù còn noãn hoàng. Cá 3
ngày tuổi ăn phiêu sinh động vật, có chiều dài 1,0 – 1,5 cm. 10 – 15 ngày tuổi trở đi,
ngoài phiêu sinh động vật, cá ăn được cám gạo, bột cá, thức ăn viên. Sau 14 ngày
ương, cá có thể đạt chiều dài trung bình 2,0 – 2,3 cm và có khối lượng trung bình 0,25
g. Cá ương 5 tuần tuổi có chiều dài 5 – 6 cm và trọng lượng cá từ 1,28 – 1,50 g/con.
Sau 5 tháng nuôi đạt 1 kg/con, trong năm đầu tiên cá đạt 1,0 – 1,5 kg/con, những năm
về sau cá tăng trọng nhanh hơn, sau 2 năm cá đạt khoảng 3,0 kg. Tất nhiên, tốc độ tăng
trưởng phụ thuộc nhiều vào mật độ, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp (Trần
Thanh Xuân, 1994; trích dẫn bởi Lê Thành Chung, Ngô Thị Bích Phượng, 2008).

5


Khi trưởng thành, cá tra thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động
vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng
các loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như:
cám, rau, động vật đáy, ... Nhưng cá tra là loài cá hiền, chúng không đuổi bắt mồi, mồi
ăn chủ yếu là những động vật đã yếu vận động. Trong tự nhiên, tỉ lệ chiều dài ruột và
chiều dài thân cá tra từ 1,04 – 1,12 (Dương Tấn Lộc, 2004; trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Trúc Quyên, 2006).
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (Theo M.D. Menon và
P.I. Cheko, 1955)
Thành phần thức ăn


Tỉ lệ (%)

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật thượng đẳng

10,7

Thực vật đa bào

1,6

Giáp xác

2,3

(Nguồn: Hội nghề cá Việt Nam, 2004; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Trúc Quyên, 2006)
2.2. Nguồn Cung Cấp Protein Trong Thức Ăn Thủy Sản
Trong chế biến thức ăn cho động vật thủy sản, protein là thành phần quan trọng

nhất, quyết định chất lượng của sản phẩm cũng như năng suất của vụ nuôi. Nguyên
liệu cung cấp protein là những loại thức ăn có nguồn gốc động vật hay thực vật. Thức
ăn cung cấp protein thường chiếm tỉ trọng đến 60 – 80% giá trị của một loại thức ăn,
nên rất nhiều nghiên cứu được tập trung để ngày càng giảm tỉ lệ protein động vật trong
thức ăn và tìm nguồn protein khác, thay thế nguồn protein động vật.
2.2.1 Nguồn protein động vật
Nguyên liệu cung cấp nguồn protein động vật gồm nhiều sản phẩm, từ dạng khô
dễ bảo quản như: bột cá, bột huyết, bột phế phẩm gia cầm, bột xương thịt và bột lông
vũ, đến dạng tươi sống khó bảo quản như: cá tạp, phế phẩm nhà máy đông lạnh, đầu
tôm, ruốc,…Nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường có hàm lượng protein cao

6


trong khoảng 27 – 85% và khả năng tiêu hóa cũng tốt hơn so với protein có nguồn gốc
thực vật.
Bảng 2.2 Nguồn cung cấp protein động vật trong thức ăn thủy sản
Nguồn protein

Đặc điểm

Bột cá

Là nguồn protein có chất lượng cao

Bột đầu tôm

Nhiều amino acid và acid béo, giàu carotenoid, chitin
và chất hấp dẫn


Bột tôm

Nhiều amino acid và acid béo, giàu carotenoid,
cholesterol và chất hấp dẫn

Bột mực

Nhiều amino acid và acid béo, nhiều cholesterol, chất
hấp dẫn và những yếu tố tăng trưởng chưa nhận biết

Các phụ phẩm của cá

Dưỡng chất thay đổi theo loài cá

Bột nhuyễn thể

Chứa đựng yếu tố kích thích sự tăng trưởng và chất
hấp dẫn

Bột xương thịt

Là nguồn cung cấp calcium tốt, chứa đựng những chất
không tiêu hóa được

(Nguồn: SEAFDEC/AQD (1994); trích dẫn bởi Phạm Ngọc Tịnh, 2005)
Trong các nguồn nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc động vật, bột cá
được xem là nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao nhất và được ưa chuộng
nhất.
Bột cá chứa hàm lượng protein cao, trung bình khoảng 40 – 60%, tùy theo
nguồn gốc và phương pháp chế biến. Bột cá chứa đầy đủ các amino acid và các acid

béo thiết yếu, đặc biệt là acid béo HUFA và PUFA mà những nguyên liệu có nguồn
gốc thực vật không cung cấp đủ. Bột cá giàu vitamin A và nhóm vitamin tan trong
lipid. Bột cá giàu muối khoáng, chiếm khoảng 15 – 20% trọng lượng bột cá, đặc biệt
hàm lượng phospho và calci cao trong bột cá. Bột cá có độ tiêu hóa cao đến 85 – 95%
và giữ vai trò quan trọng, làm thức ăn ngon và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, bột cá còn chứa
các yếu tố kích thích tăng trưởng đối với động vật thủy sản, mà bản chất chưa được
khảo sát. Thực vậy, việc thay thế bột cá bằng bất cứ nguyên liệu nào, đều làm cá giảm
sút tăng trưởng, dù rằng thức ăn thay thế chứa đầy đủ các dưỡng chất như bột cá (Lê
Thanh Hùng, 2008).
7


Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong bột cá so sánh với các nguồn protein động vật
khác
Protein động vật

Chất khô

Protein

Lipid

Xơ (%)

Muối

(%)

(%)


(%)

Cá thu

93

59,9

6,8

0,8

21,9

Cá mòi

92

72,0

8,4

0,6

10,4

Bột thịt

94


50,9

9,7

2,4

29,2

Bột lông vũ

93

83,3

5,4

1,2

2,9

Bột đầu tôm

88

39,5

3,2

12,8


27,2

Bột huyết

93

93

1,4

1,1

7,1

Bột nhuyễn thể

92

34,8

2,1

11,6

44,6

khoáng (%)

Bột cá


(Nguồn: NRC (2000); trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008)
Tuy nhiên, nhược điểm của bột cá là nhu cầu sử dụng tương đối cao, giá cả dễ
biến động, dễ xảy ra tình trạng khan hiếm do sản lượng cá đánh bắt ngày càng giảm
sút do đó giá thành đắt hơn nhiều so với các nguồn protein thực vật.
2.2.2 Nguồn protein thực vật
Protein thực vật là sản phẩm phụ của công nghiệp ép dầu, từ hạt của những cây
bộ đậu (đậu nành, đậu phộng,…) hay hạt của những cây thực vật giàu chất béo (hạt
bông vải, hạt hoa hướng dương, hạt cải,…) hay từ phần thịt nhân của các quả (trái dừa,
trái cọ dầu). Các phụ phẩm của công nghiệp này thường chứa một lượng lớn protein,
thay đổi từ 20 – 50% vật chất khô. Các phụ phẩm này gọi là bã dầu, bánh dầu hay khô
dầu. Tên gọi kế tiếp thay đổi tùy theo nguyên liệu như: bã dầu nành, bánh dầu nành,
khô dầu nành đều dùng để chỉ sản phẩm sau chế biến từ dầu đậu nành.
Có hai phương pháp trong kỹ thuật ép dầu: ly trích và ép cơ học. Trong phương
pháp ly trích: dầu được trích triệt để, khô dầu chỉ còn một tỉ lệ thấp chất béo 1 – 2%.
Trong khi, ép cơ học cho bánh dầu hàm lượng béo còn cao hơn 3 – 5%. Như vậy, bã
dầu (oil meal) thường hiểu theo nghĩa là sản phẩm ép dầu bằng phương pháp ly trích
như bã dầu nành (soybean meal). Trái lại bánh dầu (oil cake) chỉ sản phẩm ép dầu
bằng phương pháp ép cơ học, như bành dầu phộng (groundnut cake) thường thấy ở các
lò ép thủ công tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) và Thống Nhất (Đồng Nai).
8


Ở Việt Nam, có những protein thực vật phổ biến như: bánh dầu phộng, bánh
dầu nành và bánh dầu dừa. Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn các
protein gốc thực vật khác, để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thức ăn gia súc và
thủy sản như: bã dầu bông vải, bã dầu cọ, bã dầu đậu nành, bã dầu cải và bã dầu hướng
dương (Lê Thanh Hùng, 2008).
Đây là nhóm protein đang ngày càng được nghiên cứu và sử dụng, nhằm góp
phần giải quyết vấn đề hạn chế về sản lượng cũng như chi phí cao của các protein
động vật, nhất là bột cá.

Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của một số loại bã dầu và bánh dầu (% vật chất khô)
Bã/Bánh dầu

Chất khô

Protein

Lipid

Khoáng



Bánh dầu nành

90,0

42,9

4,8

6,0

5,9

Bã dầu nành

89,0

44,6


1,4

6,5

6,2

Bã dầu dừa

90,0

21,9

2,2

6,9

14,1

Bánh dầu dừa

90,2

20,6

8,9

5,7

12,4


Bã dầu phộng

91,1

32,0

2,6

5,1

25,0

Bánh dầu phộng

91,1

34,1

10,3

6,4

18,1

(Nguồn: Lê Thanh Hùng, 2008)
Tuy nhiên, vấn đề thường gặp nhất trong các loại nguyên liệu thực vật là sự
hiện diện của những chất kháng biến dưỡng (antimetabolites). Những chất này cũng
được xem là những yếu tố kháng dinh dưỡng (antinutritional factor) khi chúng hiện
diện trong thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình biến dưỡng của động vật. Các động vật

khi tiêu hóa các loại thức ăn có chứa các chất kháng biến dưỡng có thể bị ức chế tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, sưng tuyến tụy, giảm glucose trong máu, tổn
thương gan và một số bệnh lý khác.
Mỗi loài thực vật thường có nhiều hơn một yếu tố kháng dinh dưỡng. Phần lớn
những chất này không bền với nhiệt độ và tương đối dễ bị phá hủy khi bị đun nấu, cụ
thể như haemaglutinin, trypsin inhibitor dễ bị bất hoạt hoàn toàn ở nhiệt độ 1000C
trong 15 – 20 phút (FAO, 1999; trích dẫn bởi Phạm Ngọc Tịnh, 2005).
2.2.2.1 Bã dầu cải
Hạt dầu cải (Brassica napus) chứa 40 – 50% chất béo. Bã dầu cải là sản phẩm
của công nghệ ép dầu cải, còn có tên là dầu Colza. Dầu Colza chứa một tỉ lệ cao acid
9


béo erucid (20 – 50% chất béo). Sử dụng nhiều erucid acid trong thức ăn sẽ dẫn đến
suy tim. Vì thế, khi dùng trong thực phẩm dầu cải phải có tỉ lệ erucid acid thấp hơn
5%.
Bã dầu cải chứa protein trung bình 35 – 39%, các acid amin thiết yếu không cân
đối: lysine (2,1 – 2,2%) và tỉ lệ thấp các acid amin chứa gốc lưu huỳnh (yếu tố giới
hạn sử dụng trong thức ăn).
Thành phần chất béo thay đổi khoảng 4 – 8%, tùy theo phương pháp ép dầu.
Hàm lượng chất xơ cao, trung bình 10 – 11%, cũng giới hạn khả năng sử dụng bã dầu
cải trong thức ăn.
Độ tiêu hóa năng lượng thức ăn của bã dầu cải khá thấp, do hàm lượng chất xơ
cao. Năng lượng thô của thức ăn là 4.598 kcal/kg. Năng lượng tiêu hóa ở cá hồi
khoảng 2.650 – 2.700 kcal/kg. Độ tiêu hóa protein và lipid của bã dầu cải ở cá hồi
được ghi nhận lần lượt 76,9% và 61,4%.
Bã dầu cải có chứa hàm lượng cao hoạt chất glucosinolate, đến 80 – 160 mg/kg.
Bản thân glucosinolate không hại, nhưng trong bã dầu có men myrosinase, sẽ tác động
lên glucosinolate khi ép dầu, tạo ra một số độc tố trong thức ăn, ảnh hưởng đến sự hấp
thụ iodine và làm tổn thương tuyến giáp. Để giảm tác động xấu của glucosinolate

trong bã dầu và erucid acid trong dầu cải, các nhà di truyền học đã lai tạo và chọn lọc
những dòng cải mới, có tỉ lệ rất thấp erucid acid (2 – 5%) và glucosinolate (30 mg/kg).
Những giống cải mới cho ra sản phẩm dầu cải mới Canola và bã dầu Canola. Thành
phần dinh dưỡng và độ tiêu hóa của bã dầu Canola tương tự như bã dầu cải và cải
thiện hơn ở độ tiêu hóa thức ăn.
Trên cá hồi, sử dụng bã dầu cải Canola đến 20%, không ảnh hưởng đến tăng
trưởng, ngay cả khi hàm lượng glucosinolate tăng cao đến 300 mg/kg. Như vậy,
glucosinolate không tác động trên các động vật thủy sản. Sử dụng 30% bã dầu Canola
vẫn cho kết quả khả quan trên cá da trơn Mỹ.
Trong các thí nghiệm, bã dầu Canola có thể sử dụng tỉ lệ 60% mà không ảnh
hưởng đến tăng trưởng. Tuy nhiên trong thực tế, để đảm bảo an toàn nên dùng:
- Bã dầu cải chứa tỉ lệ thấp erucid acid và glucosinolate: 2 – 5%
- Bã dầu Canola: 5,0 – 10,0%.

10


Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của bã dầu và bánh dầu cải (% vật chất khô)
Chất khô

Protein

Lipid

Khoáng



Bã dầu cải


91,0

37,3

1,9

7,2

11,4

Bánh dầu cải

91,2

34,5

7,2

6,8

12,1

(Lê Thanh Hùng, 2008)
2.2.2.2 Khô dầu cọ
Khô dầu cọ là phụ phẩm có chất lượng cao của công nghệ ép dầu cọ. Khô dầu
cọ chứa 8 – 10% lipid và là nguồn cung cấp protein đảm bảo cho vật nuôi.
Khô dầu cọ có hàm lượng xơ cao nên là nguồn nguyên liệu cung cấp protein
hiệu quả đối với những loài thú nhai lại. Sử dụng khô dầu cọ trong chăn nuôi giúp gia
tăng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thức ăn, giảm chi phí sản xuất.
Về giá trị protein, khô dầu cọ được đánh giá cao hơn so với khô dầu dừa nhưng

thấp hơn bột cá, khô dầu phộng.
Khô dầu cọ có chứa một hàm lượng cao -mannan khoảng 30 – 35%.
Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng của bã dầu và bánh dầu cọ (% vật chất khô)
Chất khô

Protein

Lipid

Khoáng



Bã dầu cọ

89,8

16,3

1,4

3,9

17,8

Bánh dầu cọ

89,9

16,6


7,6

4,0

17,5

(Lê Thanh Hùng, 2008)
2.2.2.3 Khô dầu guar
Guar (Cyamposis tetragonoloba) là một cây họ đậu có khả năng chịu hạn tốt,
chúng mọc tự nhiên ở Ấn Độ và Pakistan. Những người dân ở đây sử dụng chúng như
thức ăn cho gia súc và con người.
Đậu guar được đưa đến Mỹ vào năm 1903 và được sản xuất thương mại từ đầu
thập niên 50. Hiện nay, việc sản xuất tập trung ở miền Bắc Texas và Tây Nam
Oklahoma.
Guar gum là sản phẩm của việc ly trích đậu guar. Khô dầu guar là phụ phẩm từ
việc ly trích gum, có hàm lượng protein cao khoảng 37 – 45%.
Khô dầu guar là nguồn cung cấp protein rẻ tiền, một hỗn hợp của hai thành
phần chính là mầm guar (44% protein, ME = 2800 Kcal/kg) và vỏ guar (21% protein,
ME = 2100 Kcal/kg) (ChemGen, 2/3/2009)
11


Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng của khô dầu guar (đơn vị: %)
Dưỡng chất

Khô dầu guar 40%

Khô dầu guar 30%


Protein

41,01

30,00

Lipid

5,19

3,00

Khoáng

5,01

4,00



11,92

11,70

Độ ẩm

9,00

8,00


(Nguồn: ChemGen, 2/3/2009)
2.3 Chất Xơ
Chất xơ là thành phần phổ biến trong thức ăn thực vật, bao gồm cellulose,
hemicellulose, pectin, gum và các chất nhầy trong thức ăn. Ngoài ra, chất xơ còn chứa
lignin, không phải carbohydrate. Chất xơ chia làm hai nhóm:
 Chất xơ tan trong nước: hiện diện nhiều trong các loại quả và rau cải. Chất
xơ này làm chậm sự di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa, làm giảm sự hấp thụ
glucose trong ruột và làm giảm lượng cholesterol trong máu.
 Chất xơ không tan: hiện diện trong ngũ cốc và rau cải. Chất xơ không tan
làm gia tăng tốc độ di chuyển thức ăn và tăng lượng phân thải vào môi trường nước.
2.3.1 Chất xơ trong thức ăn thủy sản
Hợp chất xơ (trừ lignin) có thể được tiêu hóa một phần nhờ môi trường acid
trong dạ dày và men tiêu hóa, do vi sinh vật đường ruột sản sinh. Đặc biệt, là những
loài cá ăn thực vật. Như vậy, chất xơ gần như không được tiêu hóa, mặc dù hệ vi
khuẩn đường ruột của một số loài cá có thể thủy phân cellulose trong chất xơ. Độ tiêu
hóa của chất xơ giảm dần theo thứ tự:
Lignin < cellulose < hemicellulose < pectin
Chất xơ làm tăng tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa, vì thế, giúp tăng lượng
thức ăn cá ăn vào và làm giảm độ tiêu hóa dưỡng chất. Shiau và ctv (1998) chứng
minh khi tăng Carboxyl Methyl cellulose (CMC), một dạng cellulose biến tính tan
được trong nước, sẽ làm giảm độ tiêu hóa tổng cộng và giảm thời gian làm trống dạ
dày của cá rô phi (Bảng 2.8).

12


Bảng 2.8 Độ tiêu hóa thức ăn và thời gian làm trống dạ dày cá (Shiau và ctv, 1998)
Thức ăn

Độ tiêu hóa tổng cộng


Thời gian làm trống dạ dày (phút)

(%)
Thức ăn 30% casein
+ 2% CMC

82,5

402

+ 6% CMC

81,3

345

+ 10% CMC

78,2

230

+ 14% CMC

78,1

202

Tăng lượng chất xơ đến một mức độ nào đó, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa

thức ăn. Người ta ghi nhận: có tương quan ngược giữa hàm lượng chất xơ và năng
lượng thức ăn. Việc tiêu hóa chất xơ trong thức ăn rất phức tạp, nhất là đối với những
loài thủy sản ăn tạp hay ăn thực vật.
Gonzalez-pena và ctv (2002) cho rằng tôm càng xanh có thể tiêu hóa αcellulose và hàm lượng chất cellulose gia tăng sẽ dẫn đến độ tiêu hóa các dưỡng chất
giảm xuống. Độ tiêu hóa protein sẽ giảm từ 69% xuống còn 32% khi cellulose tăng từ
0% đến 15% (Bảng 2.9).
Bảng 2.9 Độ tiêu hóa cellulose trong thức ăn của tôm càng xanh
Cellulose trong thức ăn

Độ tiêu hóa tổng cộng

Độ tiêu hóa protein

(%)

(%)

(%)

0

41

69

5

33

45


10

29

40

15

17

32

Chất xơ trong thức ăn tác dụng như chất pha loãng và được sử dụng trong các
thử nghiệm thức ăn để cân bằng năng lượng hay dưỡng chất của các công thức. Những
loài cá ăn thực vật như cá rô phi, có thể sử dụng đến 30% α-cellulose.
Trong ép viên, chất xơ thức ăn có tác dụng giảm khả năng kết dính, nhất là
trong kỹ thuật ép đùn. Thông thường, đối với thức ăn cho cá tỉ lệ chất xơ được đề nghị
không vượt quá 6 – 7%. Riêng đối với thức ăn tôm, tỉ lệ này thường không quá 3 –
4%.

13


Bảng 2.10 Thành phần chất xơ trong nguyên liệu thức ăn (% trọng lượng)
Nguyên liệu

Xơ thô

β -glucan


cellulose

lignin

Bắp

2,5

-

2,4

0,5

Cao lương

2,2

0,7

2,1

0,6

Lúa mì

2,5

0,7


2,5

0,7

Lúa mạch

4,0

4,0

3,9

2,0

Cám gạo

8

-

8

4,5

Cám mì

11

1,8


11

6,3

Khoai mì lát

8

1,9

8

3,5

(Nguồn: Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)
2.3.2 Non-starch polysaccharide (NSP)
NSP là chuỗi polysaccharide bao gồm: cellulose, hemicellulose, β-glucan,
pectin và gum. NSP được chia làm hai nhóm tùy theo khả năng tan trong nước. NSP
không tan gồm cellulose và nhiều dạng hemicellulose. Trong khi, NSP tan chứa pectin,
gum và chất nhầy.
NSP khó tiêu hóa và hiện diện trong thức ăn của cá ăn thực vật và cá ăn tạp.
NSP được tìm thấy trong ngũ cốc, bánh dầu thực vật và chất kết dính. Chưa có bằng
chứng cho thấy: loài cá ăn thực vật có thể tiêu hóa và hấp thụ NSP.
NSP hạn chế việc sử dụng các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn, nên có tác
dụng kháng dinh dưỡng. Ở thực vật, NSP tạo thành cấu trúc mạng lưới, với chức năng
liên kết với phân tử nước, trao đổi cation, hấp thụ muối khoáng và hấp thụ các hợp
chất hữu cơ như sterol và các acid hữu cơ. NSP tiếp tục tác động khi vào ống tiêu hóa
và thường tác động xấu đến sự tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
NSP còn làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của cá hồi

(Oncorhynchus mykiss) và làm giảm độ tiêu hóa carbohydrate, protein và lipid. Thí
nghiệm in vitro cho thấy: pectin, gum karaya, alginate và cellulose trong NSP có thể
ngăn cản sự thủy phân (Storebakken, 1985; trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008).

14


×