Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỘC CẤP TÍNH CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT XỬ LÝ KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.92 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỘC CẤP TÍNH CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT
XỬ LÝ KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) VÀ CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides)

Sinh viên thực hiện: TRẦN XUÂN MAI
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 07/2010


XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỘC CẤP TÍNH CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT
XỬ LÝ KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) VÀ CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides)

Tác giả

TRẦN XUÂN MAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Phạm Duy Tân


Tháng 07 năm 2010


 


LỜI CẢM TẠ
Qua bốn năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học, kết hợp với thời
gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã học và tích lũy được nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quí báu cho mình. Luận văn tốt nghiệp này là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học
và thực tiễn làm đề tài.
Luận văn tốt nghiệp có thể hoàn thành tốt là nhờ vào sự giảng dạy tận tình và
truyền đạt những kiến thức quý báu của quí thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tâm của thầy Phạm Duy Tân và sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh chị công nhân và kỹ sư của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường
Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm, cùng quý thầy cô Khoa Thủy Sản.
- Giảng viên Th.S Phạm Duy Tân.
- Cùng tất cả các anh chị công nhân và kỹ sư của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi thực
hiện nghiên cứu này.
- Lời cảm ơn cũng xin được gửi đến các bạn sinh viên khoa Thủy Sản khóa 32,
đặc biệt tất cả các bạn trong nhóm thực hiện đề tài lớp DH06NY đã động viên giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài nhưng do hạn chế về thời gian
cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các bạn để luận

văn được hoàn chỉnh hơn.
 
 
 
 
ii 
 


TÓM TẮT
Thí nghiệm xác định độ độc cấp tính của 3 loại hóa chất Formol, BKC và
Cypermethrin dùng trong xử lý ký sinh trùng trên cá tra và cá lăng nha được chúng tôi tiến
hành như sau:
Thí nghiệm 1: thí nghiệm thăm dò xác định EC và LC100 của các hóa chất
formol, BKC, cypermethrin trên cá tra và cá lăng.
Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ gây chết 50% cá thí nghiệm trong 48 giờ
(LC50-48h) của ba loại hóa chất trên đối với cá tra và cá lăng.
Sau thời gian thực hiện đề tài chúng tôi thu được kết quả sau:
LC50-48h của formol đối với cá tra và cá lăng là 297 ppm và 168,3 ppm. Nồng độ
an toàn cho cá lần lượt là 260 và 140 ppm. Có thể xử lý ký sinh trùng bằng cách tắm
với nồng độ từ 280 đến 320 ppm trong khoảng thời gian 15 đến 30 phút.
LC50-48h của BKC đối với cá tra và cá lăng là 4,04 ppm và 0,77 ppm. Nồng độ
an toàn cho cá lần lượt 2 và 0,6 ppm. Có thể trị bệnh cho cá bằng phương pháp tắm
trong 7 – 7 ppm và 0,7 – 8,8 ppm từ 15 đến 30 phút.
LC50-48h của cypermethrin đối với cá tra và cá lăng là 0,034 ppm và 0,003 ppm.
Nồng độ an toàn cho cá lần lượt là 0,02 và 0,001 ppm. Có thể tắm cá tra với nồng độ
0,03 – 0,04 ppm và cá lăng 0,002 – 0,004 ppm trong khoảng 10 – 15 phút.
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
iii 
 


 

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt


iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các đồ thị

ix

Danh sách các hình

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Phân bố

3

2.1.3 Đặc điểm hình thái

4

2.1.4 Điều kiện môi trường sống

4

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng


5

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng

6

2.1.7 Đặc điểm sinh sản

6

2.2 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lăng Nha

8

2.2.1 Phân loại

8

2.2.2 Phân bố

8

2.2.3 Đặc điểm hình thái

8

2.2.4 Điều kiện môi trường sống

9


2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng

9
iv 
 


2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng

9

2.2.7 Đặc điểm sinh sản

9

2.3 Sơ Lược Về Các Hóa Chất Sử Dụng Trong Thí Nghiệm

10

2.3.1 Formol

10

2.3.1.1 Đặc điểm

10

2.3.1.2 Cơ chế tác dụng


10

2.3.1.3 Tác dụng và phương pháp sử dụng

11

2.3.1.4 Lưu ý khi sử dụng

12

2.3.2 BKC (Benzalkonium Chloride)

13

2.3.2.1 Đặc điểm

13

2.3.2.2 Cơ chế tác động

14

2.3.2.3 Tác dụng

15

2.3.2.4 Lưu ý khi sử dụng

15


2.3.3 Cypermethrin

15

2.3.3.1 Đặc điểm

15

2.3.3.2 Cơ chế tác dụng

16

2.3.3.3 Tác dụng

17

2.3.3.4 Lưu ý khi sử dụng

17

2.4 Sơ Lược Về Độ Độc Cấp Tính

17

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài


19

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu

19

3.2.1 Dụng cụ

19

3.2.2 Hóa chất

19

3.3. Đối Tượng Nghiên Cứu

19

3.3.1 Cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)

19

3.3.2 Cá lăng nha giống (Mystus wyckioides)

20

3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu

20


3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

21

3.4.1.1 Thí nghiệm 1

21

3.4.1.2 Thí nghiệm 2

22

 


3.5 Phương Pháp Phân Tích Và Xử Lý Số Liệu

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1 Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước

26

4.1.1 Nhiệt độ

26


4.1.2 pH

27

4.1.3 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)

27

4.1.4 Ammonia

28

4.2 Thí Nghiệm 1: Thí Nghiệm Thăm Dò

28

4.3 LC50-48h của formol, BKC và cypermethrin trên cá tra và cá lăng

29

4.3.1 LC50-48h của formol trên cá tra

29

4.3.2 LC50-48h của formol trên cá lăng nha

33

4.3.3 LC50-48h của BKC trên cá tra


37

4.3.4 LC50-48h của BKC trên cá lăng nha

40

4.3.5 LC50-48h của cypermethrin trên cá tra

43

4.3.6 LC50-48h của cypermethrin trên cá lăng nha

46

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

5.1 Kết Luận

50

5.2 Đề Nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51


PHỤ LỤC

vi 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKC

Benzalkonium Chloride

DNA

Deoxyribonucleic acid

DO

Dissolved Oxygen (Ôxy hòa tan)

EC

Effect concentration (Nồng độ ảnh hưởng)

FDA

The US Food and Drug Administration (Cục quản lý dược và thực
phẩm Hoa Kì)

LC50


Median Lethal Concentration (Nồng độ gây chết một nửa)

LC50-30’

Median Lethal Concentration in 30 min (Nồng độ gây chết một
nửa trong 30 phút)

LC50-60’

Median Lethal Concentration in 60 min (Nồng độ gây chết một
nửa trong 60 phút)

LC50-48h

Median Lethal Concentration in 48h (Nồng độ gây chết một nửa
trong 48 giờ)

LC50-72h

Median Lethal Concentration in 72h (Nồng độ gây chết một nửa
trong 72 giờ)

LD50

Median Lethal Dose (Liều gây chết một nửa)

MBV

Monodon Baculovirus


RNA

Ribonucleic acid

vii 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên

6

Bảng 3.1: Nồng độ formol trong thí nghiệm xác định LC50-48h

23

Bảng 3.2 Nồng độ BKC trong thí nghiệm xác định LC50-48h

24

Bảng 4.1 Bảng các giá trị EC và LC100 của cá tra và cá lăng

29

Bảng 4.2 Tỷ lệ chết tích lũy của cá tra ở nồng độ formol từ
260 – 350 ppm sau 48 giờ

30


Bảng 4.3 Quy đổi số liệu cho phương trình hồi quy của thí nghiệm
của cá tra với formol

32

Bảng 4.4 Tỷ lệ chết tích lũy của cá lăng ở các nồng độ formol
từ 140 – 250 ppm

34

Bảng 4.5 Quy đổi số liệu cho phương trình hồi quy của thí nghiệm
của cá lăng nha với formol

36

Bảng 4.6 Tỷ lệ chết tích lũy của cá tra ở các nồng độ BKC từ 2 – 10 ppm

37

Bảng 4.7 Quy đổi số liệu cho phương trình hồi quy của
thí nghiệm cá tra với BKC

39

Bảng 4.8 Tỷ lệ chết tích lũy của cá lăng ở các nồng độ BKC 0,6 – 1 ppm

40

Bảng 4.9 Quy đổi số liệu cho phương trình hồi quy của

thí nghiệm cá tra với BKC

42

Bảng 4.10 Tỷ lệ chết tích lũy của cá tra ở các nồng độ formol từ 0,2 – 0,6 ppm

43

Bảng 4.11 Quy đổi số liệu cho phương trình hồi quy của
thí nghiệm cá tra với cypermethrin

45

Bảng 4.12 Tỷ lệ chết tích lũy của cá lăng ở các nồng độ
cypermethrin 0,010 – 0,070 ppm

47

Bảng 4.13 Quy đổi số liệu cho phương trình hồi quy của thí nghiệm
cá lăng với cypermethrin

48

viii 
 


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ cá tra chết tích lũy theo thời gian với formol


30

Đồ thị 4.2 Mối tương quan giữa tỷ lệ chết của cá tra và nồng độ formol

32

Đồ thị 4.3 Tỷ lệ cá lăng chết tích lũy theo thời gian với formol

34

Đồ thị 4.4 Mối tương quan giữa tỷ lệ chết của cá lăng và nồng độ formol

36

Đồ thị 4.5 Tỷ lệ cá tra chết tích lũy với BKC theo thời gian

38

Đồ thị 4.6 Mối tương quan giữa tỷ lệ chết cá tra với nồng độ BKC

49

Đồ thị 4.7 Tỷ lệ cá lăng chết tích lũy với BKC theo thời gian

41

Đồ thị 4.8 Mối tương quan giữa tỷ lệ chết của cá lăng với nồng độ BKC

42


Đồ thị 4.9 Tỷ lệ cá tra chết tích lũy với cypermethrin theo thời gian

44

Đồ thị 4.10 Mối tương quan giữa tỷ lệ chết của cá tra với nồng độ cypermethrin

46

Đồ thị 4.11 Tỷ lệ chết tích lũy của cá lăng với cypermethrin theo thời gian

47

Đồ thị 4.12 Mối tương quan giữa tỷ lệ chết của cá lăng và cypermrthrin

49

ix 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Lựa cá

20

Hình 3.2 Bố trí cá vào hệ thống thí nghiệm

20

Hình 3.3 Hệ thống thí nghiệm cá tra


25

Hình 3.4 Hệ thống thí nghiệm cá lăng

25


 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trên đà phát
triển và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) và cá lăng nha (Mystus wyckioides ) được coi là hai
trong số những đối tượng nuôi thủy sản phát triển mạnh và có giá trị xuất khẩu cao.
Khi nghề nuôi cá tra, cá lăng phát triển và có giá trị kinh tế, thì để nghề nuôi
càng ổn định và phát triển vượt trội nước ta đã chủ động nghiên cứu thành công công
nghệ sản xuất giống nhân tạo hai loại cá trên. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu về sản
lượng và chất lượng sản phẩm với sự mở rộng thị trường, người nuôi trồng thủy sản đã
chủ động từng bước chuyển đổi sang hình thức nuôi thâm canh.
Tuy hình thức nuôi thâm canh đã đem lại thành công và lợi nhuận đáng kể cho
người nuôi nhưng do phát triển quá nhanh và không theo quy hoạch, mật độ nuôi cao
nên dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và gây ra thiệt hại lớn. Trong đó bệnh do ký
sinh trùng cũng là một bệnh khá phổ biến. Bệnh do ký sinh trùng không gây chết hàng
loạt nhưng làm cá gầy yếu, giảm giá trị thương phẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus
tấn công. Phần lớn các sản phẩm trị bệnh hoặc xử lý nước thường được sử dụng trên
nhiều đối tượng nuôi, nhưng khả năng chịu đựng với các loại hóa chất có thể khác

nhau tùy loài, tùy giai đoạn phát triển của cá và điều kiện điều trị. Mặt khác, việc sử
dụng hóa chất trong hệ thống nuôi trồng thủy sản ngày càng phổ biến và được công
nhận rộng rãi, nhiều người nuôi thừa nhận rằng hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu
dựa vào việc sử dụng hóa chất. Người nuôi sử dụng thuốc và hóa chất để phòng, trị
bệnh cũng như cải thiện chất lượng nước, thường có thói quen lạm dụng hóa chất, sử
dụng quá liều dẫn đến vượt quá khả năng chịu đựng của cá làm cá chết hàng loạt. Do
đó, độc tính của các hóa chất nên được xác định trước khi áp dụng các liệu pháp hóa
học để kiểm soát dịch bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng vì nồng độ khuyến cáo và

 


thời gian điều trị cho một số lần trị liệu ở gần mức nguy hiểm cho một số loài nuôi.
Chúng ta cần có những thử nghiệm về khả năng chịu đựng của cá tra, cá lăng với
nhiều loại hóa chất trị ký sinh trùng, xử lý nước nhằm: xác định nồng độ, thời gian sử
dụng thuốc hợp lý để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại hóa
chất nói trên.
Từ thực tế trên cùng với sự phân công và tạo điều kiện của khoa Thủy Sản –
Đại học Nông Lâm chúng tôi đã tiến hành đề tài “Xác định độ độc cấp tính của một số
hóa chất xử lý ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá lăng
nha (Mystus wyckioides)”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Xác định độ độc cấp tính của một số hóa chất dùng trong xử lý ký sinh trùng
trên hai đối tượng cá tra và cá lăng nha, từ đó xác định mức độ an toàn của thuốc trong
việc điều trị và kiểm soát ký sinh trùng trên hai loài cá này.


 



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra
2.1.1 Phân loại
Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra Pangasiidae đã được xác định ở
sông Cửu Long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả Rainboth (1996) (trích bởi
Phạm Văn Khánh, 1996) xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở
nước ta và còn sống sót rất ít ở Thái lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá
cần được bảo vệ nghiêm ngặt (sách đỏ). Cá tra của nước ta cũng khác hoàn toàn với
loài cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae.
Theo hệ thống phân loại của Tyson và Vidthayvanon (1991) thì cá tra thuộc:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus
2.1.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mêkông và Chao
Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá
giống tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi,
rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông
Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Mùa vụ thành thục của cá trong tự
nhiên bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 06 dương lịch. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở


 



địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ
lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (khoahocthuysan.org).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá tra có đầu nhỏ vừa phải, rộng và dẹt bằng. Mắt tương đối to, miệng rộng
phần sau hơi dẹp bên, có hai đôi râu hàm trên ngắn hơn nửa chiều dài đầu, râu hàm
dưới ngắn bằng 1/4 chiều dài đầu. Có răng lá mía và khẩu cái rất mịn tạo thành vòng
cung. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây hậu môn tương
đối dài. Thân thon dài, không vẩy, dẹp ngang, có màu hơi xanh nhạt trên thân lưng,
màu xanh nhạt dần hai bên hông, phía đuôi vây màu hơi vàng, vây lưng và vây đuôi
màu xám đen, phần cuối của vây đuôi màu hơi đỏ, bụng màu trắng bạc (Trần Thanh
Xuân, 1994).
Theo Roberts và Vidthayanon (1991), số tia vây bụng của cá tra V= 8 – 9, vây
hậu môn A=3 – 30, lược mang 29 – 38, bóng hơi chỉ có mỗi một ngăn nằm trong
xoang bụng (trích bởi Phạm Văn khánh, 1996).
2.1.4 Điều kiện môi trường sống
Cá sống ở các thủy vực nước tĩnh và nước chảy.
Nhiệt độ: khoảng thích hợp từ 26 đến 320C. Cá tra là loài chịu lạnh kém vì
là một trong những loài đặc trưng cho loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Cá dễ chết ở
nhiệt độ thấp dưới 150C nhưng chịu nóng tới 390C. Ở 150C cường độ bắt mồi của
cá giảm và ở 390C cá bơi lội không bình thường (Trần Thanh Xuân, 1994).
Ôxy hòa tan: số lượng hồng cầu trong máu cá tra là 1,96x106 tế bào/ml máu,
nhiều hơn các loại cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng
bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu ôxy hòa tan. Tiêu hao ôxy
và ngưỡng ôxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng. Hàm lượng ôxy hòa tan
tối ưu cho cá là: 3 – 6 mg/l.
pH: pH tối ưu từ 6,5 – 8, pH=5 cá mất nhớt, teo râu, hoạt động chậm chạp,
pH=11 cá lờ đờ có biểu hiện mất nhớt (Trần Thanh Xuân, 1994).
Độ mặn: Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước
hơi lợ (nồng độ muối 7 – 100/00)

2.1.5 Ðặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật (Ngô Văn Ngọc, 2008).

 


Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn
đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vợt. Ngòai ra khi
khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể
và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được,
ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng
khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay
khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao
hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương sau khi trứng nở từ
18 – 24 giờ. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù
du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Các nhóm
phiêu sinh động vật mà cá tra có thể ăn được như: Copepoda, Cladocera và Rotifera.
Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển
đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt
buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có
khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy…
(khoahocthuysan.org).
Ngày nay với việc nuôi thâm canh cá tra thức ăn công nghiệp với thành phần
dinh dưỡng cân bằng đang được khuyến khích sử dụng.
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên cho thấy thành phần
thức ăn rất đa dạng được thể hiện trong (Bảng 2.1).


 



Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật thượng đẳng

10,7

Thực vật đa bào

1,6

Giáp xác

2,3


(Nguồn: Menon và Cheko, 1995; trích bởi Phạm Văn Khánh, 1996)
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, khi còn nhỏ cá tăng trưởng nhanh
về chiều dài. Cá sau khi tiêu hết noãn hoàng có chiều dài từ 0,8 – 1 cm. Sau 14 ngày
ương cá có thể đạt chiều dài trung bình từ 2 – 2,3 cm và có khối lượng trung bình là
0,25g. Cá ương 5 tuần tuổi có chiều dài 5 – 6 cm và trọng lượng cá từ 1,28 - 1,5 g/con.
Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 – 12 cm (14 – 15g). Từ khỏang 2,5 kg
trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Sau 1 năm tuổi cá
có thể đạt trọng lượng 1,5 kg. Sau 3 – 4 năm đạt từ 3 – 5 kg. Tốc độ tăng trưởng của cá
còn phụ thuộc rất nhiều vào mật độ, chất lượng và số lượng thức ăn được cung cấp (Trần
Thanh Xuân, 1994).
Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg
hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m (khoahocthuysan.org).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản tự nhiên: Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá tra từ tháng
06 đến tháng 07, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện
sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần
sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông
và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới
Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ k Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa

 


giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg
với buồng trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây
sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ
nguồn.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong

tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong một
năm (Phạm Văn Khánh, 1996).
Tuổi và trọng lượng cá thành thục lần đầu: Trong sinh sản nhân tạo, cá cái
thường thành thục lần đầu ở 4 tuổi, cá đực thành thục ở 3 tuổi, trọng lượng khi thành
thục trung bình khoảng 3 – 4 kg chiều dài tối thiểu là 60 cm. Cá tra cái cùng tuổi thì có
trọng lượng lớn hơn cá tra đực 30 – 40%.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục
ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay
noãn sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đọan II tuy
màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đọan sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt
trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu
trắng sữa (khoahocthuysan.org).
Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76 – 12,94% (cá
cái) và từ 0,83-2,1% (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8 – 11 kg. Trong
ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%.
Sức sinh sản của cá tra: khoảng 139.000 – 150.000 trứng/kg cá cái. Hệ số thành
thục cá tra cái ngoài tự nhiên dao động từ 3,0 – 12,57%, cá tra đực 0,83 - 2,1% (Trần
Thanh Xuân, 2004).
Kiểu trứng: trứng cá tra thuộc dạng trứng dính, nở sau 17 – 21 giờ ở nhiệt độ 25
– 30°C. Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 24°C thì trứng cá khó nở, do phôi cá không phát
triển được. Nếu nhiệt độ cao quá 32°C thì trứng bị hỏng hoàn toàn. Trứng khi đẻ có
đường kính từ 1,0 – 1,1 mm, sau khi trương nước khoảng 1,5 – 1,6 mm. Sau khi nở, cá
bột cá tra có chiều dài khoảng 2,98 mm (khoahocthuysan.org).


 


2.2 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lăng Nha

2.2.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Lòai: Mystus wyckioides (Chaux and Fang , 1949)
Tên Việt Nam: Cá lăng nha, cá lăng đuôi đỏ
Tên Tiếng Anh: Red tail catfish.
2.2.2 Phân bố
Cá lăng nha phân bố rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước ở Đông Nam Á, chủ yếu ở
các con sông lớn từ thượng nguồn đến tận vùng cửa sông (Smith, 1945; trích bởi
Huỳnh Thanh Phương, 2006)
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992) cá lăng nha phân bố hầu như rộng rãi ở các
sông rạch thuộc miền Nam Việt Nam.
Cá lăng được tìm thấy ở các sông lớn và lưu vực sông Mêkông, đôi khi ở Tonlé
Sap và hạ lưu sông Mêkông (Rainboth 1996; trích bởi Huỳnh Thanh Phương, 2006).
2.2.3 Đặc điểm hình thái
Cá lăng nha có thân dài, đầu dẹp ngang, số lược mang 11-15, đuôi dẹp bên. Cá
có bốn đôi râu: một đôi râu mũi kéo dài đến mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm kéo
đến giữa vây hậu môn. Miệng ở dưới rộng hướng ra phía trước, môi trên dầy và nhỏ
hơn môi dưới, hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ, nhọn. Khoảng cách hai ổ mắt
rộng, khe mang rộng, màng mang tách khỏi khe eo mang. Vây lưng và vây ngực có tia
cứng, tia cứng vây ngực to khoẻ, phía sau có răng cưa nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ
và được bao phủ bởi lớp da không có răng cưa. Thân có màu xám hoặc xanh đen. Vây
đuôi và mép các vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ. Mép vây lưng
kéo dài đụng gốc vây mỡ. Râu và hàm trên của cá có màu trắng đục và to (Chaux và
Fang, 1949; trích bởi Huỳnh Thanh Phương, 2006).



 


2.2.4 Điều kiện môi trường sống
Cá sống thành đàn, ở tầng đáy nơi có nước chảy nhẹ. Cá thích tối, hoạt động và
bắt mồi về đêm. Cá lăng nha không có cơ quan hô hấp phụ.
Môi trường sống thích hợp cho cá:
+ pH : 6 – 8
+ DO : >3mg /l
+ Nhiệt độ : 28o – 32oC
+ Độ mặn : < 7 ppt
2.2.5 Ðặc điểm dinh dưỡng
Cá lăng nha được xếp vào loài cá dữ, ưa tối, sống đáy, chui rúc vào bụi rậm, hốc
đá, hang, không thích hợp nuôi trong bể kiếng (Sterba, 1962; trích bởi Mai Thị Kim
Dung, 1998).
Ba ngày tuổi cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn phiêu sinh động vật.
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001; trích bởi Huỳnh Thanh Phương,
2006) khi con nhỏ cá nhỏ ăn côn trùng nước, ấu trùng muỗi, giun ít tơ, rễ cây… Cá lớn
ăn tôm cua, cá con.
Theo Phạm Văn Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998; trích bởi Huỳng Thanh
Phương, 2006) cá lăng nha có cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình: miệng
rộng, răng hàm sắc, nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân= 89,35%.
2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá lăng nha là loài cá có kích cỡ và trọng lượng lớn nhất trong họ cá lăng. Khi
còn nhỏ cá tăng trọng rất chậm phải trên 5 tháng tuổi cá mới đạt trọng lượng 230-250g/
con. Từ tháng thứ 6 – 7 trở đi cá tăng trọng nhanh. Sau 1 năm tuổi đạt 1,1-1,4 kg/ con.
2.2.7 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là một khâu quan trọng trong chu kì sống của cá bảo đảm cho sự tồn tại
của loài.
Theo Rainboth (1996; trích bởi Huỳnh Thanh Phương, 2006) cá vào rừng ngập

nước để sinh sản, ở Tonlé Sap cá con được tìm thấy vào tháng tám và trở ra sông vào
tháng 10- 12.
Mùa sinh sản của cá lăng kéo dài quanh năm và không xác định được đỉnh. Có
thể thu mẫu cá đang trong thời kỳ sinh sản vào tháng 11.

 


Cá có chiếu dài khoảng từ 30cm trở lên có thể tham gia sinh sản. Cá vào bờ sinh
sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và chỉ sinh sản một lần trong
năm (Mai Thị Kim Dung, 1998).
Cá đẻ trứng dính vào các vật thể trong nước
Tuổi thành thục: 3 năm
Sức sinh sản thực tế: 15.000 – 20.000 trứng/kg. Theo Phạm Văn Báu và Nguyễn
Đức Tuân (1998; trích bởi Huỳnh Thanh Phương, 2006), cá lăng có sức sinh sản thấp,
hệ số thành thục trung bình 7,48%; sức sinh sản tuyệt đối tăng dần theo tuổi cá từ 3 –
11 tuổi dạt 6.342 – 54.575 trứng, sức sinh sản tương đối trung bình đạt từ 3.750
trứng/kg cá cái.
Thời gian tái phát dục: 2 – 2,5 tháng.
Thời gian phát triển phôi : 24 – 26 giờ (ở nhiệt độ 28 – 32oC).
2.3 Sơ Lược Về Các Hóa Chất Sử Dụng Trong Thí Nghiệm
2.3.1 Formol (Formalin, Formaldehyde)
2.3.1.1 Đặc điểm
Tên hệ thống là methanal.
Công thức cấu tạo: là một hợp chất hóa học có công thức là HCHO.
Là sản phẩm thương mại đã được phê duyệt để sử dụng trong nuôi trồng thủy
sản do Cục Quản lý dược và Thực phẩm (FDA).
Dạng lỏng, chứa 37% hoạt tính (37% khí formaldehyde hòa tan trong nước).
Dung dịch formalin sử dụng trên cá nên chứa 10- 15% methanol nhằm ức chế sự hình
thành paraformaldehyde, một hợp chất có độc tính cao (Francis-Floyd, 1996).

Formol là một hóa chất có phổ kháng khuẩn rất rộng, hiệu quả diệt khuẩn nhanh
và rất an toàn do đó có thể sử dụng trong quá trình nuôi, được sử dụng rộng rãi để trị
ký sinh trùng hoặc tẩy uế trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt và sản xuất giống nước
mặn. Và nó cũng được dùng như một tác nhân diệt khuẩn và diệt nấm.
Có mùi khó chịu, gây kích ứng mạnh đường hô hấp (Nguyễn Như Trí, 2008).
2.3.1.2 Cơ chế tác dụng
Theo Nguyễn Như Trí (2008) formalin thấm qua vách và màng tế bào làm đông
đặc nguyên sinh chất.
10 
 


Formalin là một chất diệt bào tử nhờ vào khả năng xâm nhập vào bên trong bào
tử vi khuẩn, là một monoaldehyde phản ứng với protein, DNA và RNA trong ống
nghiệm, tác động đến protein do bởi sự tổ hợp với các amide cùng như các nhóm
amino. Nó là một tác nhân gây đột biến do phản ứng với carboxyl, sulfhydryl và nhóm
hydroxyl. Formalin cũng tác động đến acid nucleic (ví dụ như DNA của thể thực khuẩn
bacteriophage T2). Như đã chỉ ra ở trên nó tạo protein – DNA liên kết chéo, qua đó ức
chế tổng hợp DNA (McDonnell và Russell, 1999).
2.3.1.3 Tác dụng và phương pháp sử dụng
Formalin rất hiệu quả chống lại hầu hết các nguyên sinh động vật, cũng như một
số các ký sinh trùng sán lá lớn hơn. Formalin có hiệu quả diệt ký sinh trùng trên mang,
da, và vây. Ngoài ra, nồng độ cao của formalin được sử dụng để kiểm soát nấm vào
trứng cá.
Formalin được sử dụng bằng phương pháp tắm để kiểm soát ngoại ký sinh trùng
của cá bao gồm tắm kéo dài hoặc tắm trong thời gian ngắn (từ 3 đến 60 phút) sau đó
đặt vào môi trường nước sạch. Nồng độ hóa chất được sử dụng tùy thuộc vào thời gian
tắm cá, nhiệt độ môi trường nước và tình trạng của cá. Cá bị bệnh nặng không có khả
năng chịu đựng với nồng độ điều trị và có thể có các biểu hiện (bơi loạn xạ, nổi đầu
hoặc nhảy khỏi mặt nước) trong suốt thời gian điều trị hóa chất. Lúc này nên chuyển cá

vào nơi nước sạch ngay lập tức (Francis-Floyd, 1996).
Nồng độ sử dung khi tắm kéo dài từ 15- 25 mg/l. Nồng độ thấp hơn 15mg/l
thích hợp cho việc sử dụng trong ao nuôi thủy sản. Tuy nhiên việc sử dụng formalin
trong ao không được khuyến khích. Ở nồng độ cao hơn 25 mg/l thì dễ dàng sử dụng
cho các hồ chứa, bể chứa 1 ml/10 galon hoặc 2 giọt/1 galon. Khi sử dụng formalin thì
phải dùng hệ thống sục khí (Francis-Floyd, 1996).
Đối với tắm trong thời gian ngắn nồng độ sử dụng là 250 mg/l thời gian 30-60
phút. Ở nhiệt độ nước vừa phải (nhỏ hơn 700F hoặc 210C) có thể tắm cá ở nồng độ 250
mg/l trong 1 giờ. Tuy nhiên, nếu cá yếu hoặc bệnh nhẹ thì chỉ nên tắm trong 30 phút.
Tuyệt đối không được tắm cá trong thời gian quá 1 giờ. Nếu thấy cá có dấu hiệu yếu thì
nên ngừng điều trị ngay lập tức. Ở nhiệt độ nước ấm hơn (lớn hơn 700F hoặc 210C)
nồng độ của formalin nên được giảm xuống 150 mg/l không quá 1 giờ (Francis-Floyd,
1996).
11 
 


Sử dụng formalin trong trại sản xuất giống để kiểm soát nấm trên trứng cá:
formalin được FDA chấp thuận trong việc sử dụng để kiểm soát nấm trong trại sản xuất
giống. Xử lý trứng cá với nồng độ 1000 – 2000 mg/l trong vòng 15 phút để kiểm soát
nấm. Vệ sinh là khâu quan trọng trong quản lý trại sản xuất giống nhằm ngăn chặn sự
phát triển của nấm trên trứng cá. Trứng chết cần phải được loại bỏ khỏi hệ thống nhanh
chóng bởi chúng là nguồn lây nhiễm cho các trứng khỏe khác gần kề (Francis-Floyd,
1996).

Sử dụng như chất khử trùng trong trại giống và ngoài ao nuôi, diệt nấm, vi
khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm, cá. Lượng dùng từ 10 – 25 ppm khi bệnh bùng nổ
nhưng phải có sẵn nước để thay để tăng cường ôxy trong ao. Khi sử dụng trong ao nuôi
thì ngưng cho tôm cá ăn và sau 24 giờ phải thay nước. Trong trại giống có thể dùng từ
200 – 300 ppm từ 30 giây đến 1 phút để phòng bệnh MBV trên ấu trùng tôm sú

(vietlinh.com.vn).
Dùng xử lý tảo độc phát sáng nồng độ 3 – 5 ppm pha loãng rồi tạt xuống ao.
Khử trùng định kỳ nguồn nước nuôi với nồng độ 10ppm, pha loãng rồi tạt
xuống ao 2- 3 tuần /lần.
Khử trùng nước khi tôm bị mắc bệnh do vi trùng, nguyên sinh động vật bằng
cách pha loãng rồi tạt xuống ao với nồng độ 10 – 15 ppm.
Tắm cá giống trước khi thả nuôi trong 10 – 15 phút nồng độ 250 ppm.
Trị sán lá 16, 18 móc, trùng bánh xe bằng cách tắm 10 – 20 phút nồng độ
250ppm.
Test gây shock để chọn tôm giống với nồng độ 150 – 200 ppm ngâm trong 1
giờ.
2.3.1.4 Lưu ý khi sử dụng
Theo Francis-Floyd, 1996
Formol làm giảm ôxy hòa tan. Khi sử dụng mỗi 5 mg/l thì làm giảm 1 mg/l ôxy
hòa tan. Đó chính là lý do tại sao formalin không được khuyến khích sử dụng trong ao
nuôi thủy sản. Cẩn thận khi xử lý tôm cá, tôm có mắc bệnh ở mang hoặc bị thiếu máu.
Không xử lý vào lúc trời mát khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp trong ao.

12 
 


Formol là một loại thuốc diệt tảo. Khi sử dụng trong ao nuôi, formol sẽ tiêu diệt
một lượng tảo khá lớn, bằng cách đó làm giảm khả năng tạo ôxy hòa tan thông qua
hoạt động quang hợp của tảo.
Formol cần được bảo quản nơi không quá nóng hoặc quá lạnh. Không bao giờ
sử dụng formol khi nó ở nhiệt độ dưới 400F (50C) hoặc khi có kết tủa trắng xuất hiện.
Ở nhiệt độ lạnh formaldehyde sẽ biến đổi thành paraformaldehyde (kết tủa trắng), một
chất độc mạnh có khả năng làm chết cá khi tiếp xúc.
Độ độc của formol tăng khi nhiệt độ nước tăng. Nếu nhiệt độ môi trường nước

tăng vượt mức 700F (210C) thì nên giảm nồng độ sử dụng.
Khi điều trị trên những loài cá nhạy cảm như cá peca sọc bằng phương pháp tắm
kéo dài nồng độ của formalin không được vượt quá 10 mg/l.
Đối với người sử dụng:
Formandehyde được biết đến như một chất gây ung thư, không để thuốc tiếp
xúc với da. Tốt nhất nên mang găng tay khi sử dụng formol.
Formaldehyde là một chất khí độc hại nên formol cần được giữ trong hộp kín ở
nơi thoáng khí. Gây kích ứng cho mắt và bề mặt đường hô hấp khi tiếp xúc. Pha thuốc
nơi thoáng mát.
2.3.2 BKC (Benzalkonium Chloride)
2.3.2.1 Đặc điểm
Tên gọi: dodecyl dimethyl benzyl ammonium chloride, benzalkonium chloride
Công thức hoá học: C21H38ClN
Cân nặng phân tử: 340,05
Công thức cấu tạo:

Thuộc nhóm đại diện cation.
Là một dung dịch của muối amoni bậc 4 dãy đơn.

13 
 


Tác dụng yếu trên virus. Không hiệu quả đối với các virus không vỏ bọc, virus
cúm, bào tử.
Diệt khuẩn mạnh trên vi trùng và bào tử vi trùng, tảo, nấm, nguyên sinh động
vật.
Hiệu quả tốt hơn khi làm sạch bề mặt đối tượng sát trùng.
Tác dụng được nâng lên ở pH cao.
Phối hợp cộng hưởng với glutaraldehyde. Tỷ lệ phối hợp 1 : 1,5 (Nguyễn Như

Trí, 2008).
2.3.2.2 Cơ chế tác động
BKC có hoạt động bề mặt rất mạnh và nó có thể dễ dàng di vào thành hoặc
màng của mầm bệnh để phá hủy nguyên sinh chất và protein phân tử của nó cũng như
giết các loại sinh vật đơn bào, virus, nấm, tảo, mốc.
Hoạt động sinh học của BKC mạnh nhất khi kết hợp với các dẫn xuất của alkin
từ C12- C14. Cơ chế diệt khuẩn của BKC là bẻ gãy liên kết giữa các phân tử. Điều này
có thể làm phân hủy màng tế bào, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tính thấm của tế
bào, gây ra sự rò rỉ của một lượng các tế bào và các phân tử sinh học phức tạp khác bên
trong tế bào vi khuẩn có thể cũng bị phân hủy. Emzyme kiểm soát một loạt hoạt động
hô hấp và trao đổi chất của tế bào rất dễ bị mất tác dụng. Sự tương tác giữa các phân tử
và cấu trúc bậc ba trong hệ thống sinh hóa có thể dễ bị phá vỡ bởi chất hoạt động bề
mặt cation.
Salton (1968) đã đưa ra trình tự kết quả khi vi sinh vật tiếp xúc với BKC: BKC
sẽ được hấp thụ và thấm qua màng tế bào, phản ứng với các màng tế bào chất (protein
hay lipid) phá hoại cấu trúc màng. Làm rò rỉ một lượng nhỏ phân tử vật chất của nội
bào và gây nên sự thoái hóa của các protein và các acid nucleic. Làm tiêu biến màng
bởi enzyme tự phân giải (McDonnell và Russell, 1999).
BKC còn ức chế khả năng nẩy mầm của bào tử (sự phát triển của một tế bào
sinh dưỡng được sinh ra từ bào tử) nhưng không phải là một quá trình nẩy mầm thực
sự (chuyển từ trạng thái ngủ đông sang trạng thái hoạt động) mặc dù theo một cơ chế
không rõ (McDonnell và Russell, 1999).
Dung dịch BKC nhanh chóng tiêu diệt các tác nhân sinh học trong khoảng thời
gian dài vừa phải. nó có tác dụng diệt vi khuẩn, một số virus, nấm và nguyên sinh động
14 
 


×