Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) ĐƯỢC NUÔI Ở ĐỘ MẶN THẤP 4 ‰

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.47 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN
TRẮNG (Penaeus vannamei) ĐƯỢC NUÔI Ở ĐỘ
MẶN THẤP 4 ‰

Họ và tên sinh viên: TRỊNH VIỆT ANH
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 8/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN
TRẮNG (Penaeus vannamei) ĐƯỢC NUÔI Ở ĐỘ
MẶN THẤP 4‰

Thực hiện bởi

Trịnh Việt Anh

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi Trồng Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn : Ong Mộc Quý


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010
i


TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của độ kiềm lên sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và
tỉ lệ sống của tôm chân trắng Penaeus vannamei được nuôi ở độ mặn thấp 4‰” được
tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Nuôi Trồng Thủy Sản - Khoa Thủy Sản - Trường Đại
Học Nông Lâm - TP Hồ Chí Minh.
Đối tượng thí nghiệm là tôm chân trắng Penaeus vannamei được nuôi trong môi
trường nước biển 4‰. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại
3 lần với những độ kiềm tương ứng khác nhau là 40, 60, 80 và 100 mg CaCO3/L.
Sau 8 tuần thí nghiệm, kết quả ghi nhận được cho thấy tăng trưởng của tôm
giữa các nghiệm thức như nhau. Trong đó, chiều dài cuối chênh lệch từ 8,81 - 9,20 cm,
trọng lượng cuối đạt từ 4,81 - 5,39 g/con, tăng trọng hàng ngày từ 0,086 - 0,096
g/ngày. Đồng thời, tỉ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm không có sự khác
biệt lớn. Tỉ lệ sống của tôm ở những độ kiềm 40, 60, 80 và 100 mg CaCO3/L lần lượt
là 64,67, 78,67, 64,00 và 59,67%, trong khi đó, hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,21, 1,06,
1,29 và 1,35, lượng ăn tuyệt đối là 0,10, 0,10, 0,11 và 0,12 g/con/ngày. Qua đó, có thể
thấy độ kiềm ở các mức 40, 60, 80 và 100 mg CaCO3/L không ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Vậy, tôm chân trắng Penaeus
vannamei có thể phát triển tốt ở vùng nuôi có độ kiềm 40 mg CaCO3/L.

ii


LỜI CẢM TẠ


Xin chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học ở trường
Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Ong Mộc Quý đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các anh, chị, các bạn sinh
viên trong và ngoài lớp đã động viên tôi thực hiện đề tài.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện một đề tài tốt nghiệp, kiến thức và thời gian
hạn chế nên không tránh khỏi những sai lầm và thiếu soát, kính mong sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI

i

TÓM TẮT

ii


CẢM TẠ

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH BẢNG

vi

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

vii

Chương 1. GIỚI THIỆU

1

1.1

Đặt Vấn Đề

1

1.2

Mục Tiêu Đề Tài


2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

3

Đặt Điểm Sinh Học Của Tôm Chân Trắng

2.1.1 Phân loại, hình thái và phân bố

3

2.1.2 Môi trường sống

4

2.1.3 Vòng đời, chu kỳ sống

6

2.1.4 Đặc điểm sinh sản

8

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng


9

2.1.6 Lột xác và tăng trưởng

10

2.1.7 Độ kiềm

11

2.1.8 Độ mặn

11

2.1.9 Ảnh hưởng của độ kiềm lên sự tăng trưởng và lột xác của tôm

12

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

13

3.1

Thời Gian và Địa Điểm

13

3.2


Vật Liệu Thí Nghiệm

13

3.3

Phương Pháp Nghiên Cứu

14

3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát hàm lượng sodium bicarbonate cần thiết để tăng
kiềm của tôm

14
iv


3.3.5 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của độ kiềm lên quá trình tăng trưởng,
hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ sống của tôm chân trắng được nuôi ở nồng độ
mặn thấp (4‰).

15

3.3.3 Chăm sóc và quản lý

16

3.3.4 Theo dõi tăng trưởng

17


3.3.5 Phương pháp xử lý thống kê

18

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

4.1

Hàm Lượng Sodium Bicarbonat (Sô Đa) Để Tăng Độ Kiềm Của Nước Có

Độ Mặn Thấp 4‰

19

4.1

20

Các Chỉ Tiêu Môi Trường Trong Quá Trình Nuôi

4.1.1 Nhiệt độ

20

4.1.2 pH

21


4.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan

22

4.1.4 Hàm lượng ammonia tổng số

23

4.1.5 Độ kiềm

24

4.2

25

Tăng Trưởng, Tỉ lệ Sống và Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn Của Tôm

4.2.1 Tăng trưởng

25

4.2.2 Tỉ lệ sống

26

4.2.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn

27


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

29

5.1

Kết Luận

29

5.2

Đề Nghị

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

31

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Yều cầu hàm lượng đạm trong thức ăn của một số loài tôm

10


Bảng 3.1: Lượng sodium bicarbonate thêm vào (g NaHCO3/L)

14

Bảng 3.2: Độ kiềm của các nghiệm thức sau khi tăng kiềm

15

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu tăng trưởng được theo dõi

25

Bảng 4.2: Tỉ lệ sống của tôm sau thời gian thí nghiệm

26

Bảng 4.3: Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm trong suốt thời gian nuôi

27

vi


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước

16

Đồ thị 4.1: Mối liên hệ giữa độ kiềm và lượng sodium bicarbonate thêm

vào

19

Đồ thị 4.2: Sự biến đổi nhiệt độ buổi sáng và chiều trong suốt thời gian
thí nghiệm

20

Đồ thị 4.3: Biến động pH sáng và chiều trong suốt thời gian thí nghiệm

21

Đồ thị 4.4: Biến động DO buổi sáng và chiều trong suốt thời gian thí
nghiệm

22

Đồ thị 4.5: Biến động ammonia tổng số trong suốt thời gian thí nghiệm

23

Đồ thị 4.6: Biến động của độ kiềm trong suốt thời gian thí nghiệm

24

Đồ thị 4.7: Tăng trọng hàng ngày của tôm

26


Đồ thị 4.8: Tỉ lệ sống của tôm sau thời gian thí nghiệm

27

Đồ thị 4.9: Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm qua thời gian nuôi

28

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei) đã trở thành một trong những đối tượng

được nuôi nhiều trên thế giới hiện nay. Là một loài có giá trị kinh tế, dinh dưỡng và dễ
nuôi nên những năm gần đây đối tượng này đã xuất hiện tại Việt Nam.
Tôm chân trắng là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường, được nuôi phổ
biến ở khu vực Mỹ La Tinh và cho sản lượng lớn gần 200 nghìn tấn (1999). Hiện nay,
tôm đã được thuần hóa và không chỉ nuôi ở vùng ven biển mà còn tiến sâu vào trong
nội địa. Các nước như Mỹ, Mêxicô, Israel, Thái Lan, Trung Quốc… đã tiến hành thuần
hóa nuôi tôm trong vùng nội địa, nơi nguồn nước có độ mặn thấp (0 - 4‰).Tuy nhiên,
khi nuôi ở môi trường nước có độ mặn thấp thì người nuôi gặp phải khó khăn mới như
quá trình biến đổi sinh lí và nhu cầu dinh dưỡng đã ảnh hưởng đến tôm làm chậm lớn,
mềm vỏ và chết do bệnh… Chính vì thế, đã có những nghiên cứu nhằm tìm ra giải
pháp khắc phục những khó trên như nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất như

Lecithin, Cholesterol, Potassium, Magnesium và Sodium chloride được bổ sung vào
khẩu phần thức ăn của tôm nhưng cho kết quả không sai biệt, thử nghiệm nuôi tôm ở
độ mặn thấp với nhiều mật độ khác nhau và cho kết quả là nuôi ở mật độ 90 con/m3 là
thích hợp nhất, mật độ càng cao thì quá trình tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả sử
dụng thức ăn càng kém.

-1-


Trên thị trường Hoa Kỳ, tuy có cùng cỡ nhưng tôm chân trắng có giá cao hơn
loại khác. Nó có giá cao trong khi tôm bạc Penaeus indicus có giá rẽ hơn nhiều. Trung
Quốc và Thái Lan đang có xu hướng nuôi tôm chân trắng để bán cho Hoa Kỳ. Tại Việt
Nam, chúng ta quen nuôi loài tôm thẻ Penaeus merguiensis. Loài này được tiêu thụ
nhiều ở Nhật nhưng khó tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Do vậy, nếu chúng ta chuyển sang loại
Penaeus vannamei thì sẽ lợi thế hơn trên thị trường Hoa kỳ.
Tình hình trong nước hiện nay, nghề nuôi tôm chân trắng đang phát triển mạnh
mẽ, không chỉ có ở miền Trung mà còn cả miền Nam. Do khả năng lớn nhanh, khả
năng kháng bệnh và khả năng chịu được sự thay đổi của môi trường lớn, tôm chân thẻ
trắng đã được nhiều người ưa chuộng. Diện tích nuôi tôm chân trắng ngày càng mở
rộng và càng đi sâu vào nội địa, nơi có độ mặn thấp hay khó phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, việc mở rộng vùng nuôi tôm chân trắng cũng gặp trở ngại khi những vùng
này thường có độ kiềm rất thấp, có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Do đó,
chúng tôi tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của độ kiềm lên sự sinh trưởng, hiệu quả sử
dụng thức ăn và tỉ lệ sống của tôm chân trắng được nuôi ở độ mặn thấp (4‰). Kết quả
của đề tài sẽ đóng góp vào kinh nghiệm nuôi tôm của người nuôi, giúp họ hạn chế rủi
ro và mang lại năng suất cao.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đánh giá ảnh hưởng của độ kiềm lên quá trình tăng trưởng, hiệu quả sử


dụng thức ăn và tỉ lệ sống của tôm chân trắng được nuôi ở độ mặn thấp (4‰).

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Chân Trắng

2.1.1 Phân loại, hình thái, phân bố
2.1.1.1Phân loại
Theo Boone (1931), tôm chân trắng thuộc:
Ngành chân khớp

Arthropoda

Lớp giáp xác

Crustacea

Bộ mười chân

Decapoda

Bộ phụ bơi lội


Natantia

Họ tôm he

Penaeidea

Giống

Penaeus

Loài

Penaeus vannamei

Tên của FAO: White leg shrimp
TênViệt Nam: Tôm chân trắng
2.1.1.2Hình thái
Có 4 - 6 gai trên chủy. Phần kéo dài tiếp với bụng thường có 2 - 4 (đôi khi có 5
- 6) răng cưa ở phía bụng. Ở con non, những răng cưa này vượt cuống râu đôi khi dài
tới đốt râu thứ hai. Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai
đuôi, không có rãnh sau mắt, gờ sau chủy thường khá dài. Gờ và rãnh chủy ngắn chỉ
kéo dài tới gai thượng vị. Không có gờ tráng, rãnh giữa ổ và gốc râu rõ ràng, rãnh gan
và rãnh đầu ngực rõ, không có rãnh tim mang, đường nối theo chiều dọc và chiều
ngang không có.
-3-


Có 6 đốt bụng, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có, gai đuôi
không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ
giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của

xúc biện có hình roi. Hang gốc được tạo nên bởi các thùy lông cứng gần tâm ở bên và
hướng vào giữa hai mép gai gốc và gai Ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực, còn một
gai gốc nữa nằm ở đốt thứ hai.
Phân biệt đực cái:
Tôm cái có một cơ quan gọi là thelycum nằm ở phía bụng của phần ức, giữa
cặp chân đi thứ tư và thứ năm. Thelycum của tôm chân trắng là thelycum hở. Tôm đực
có một cơ quan gọi là petasma nằm giữa đôi chân bụng thứ nhất.
2.1.1.3 Phân bố
Chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mêhicô đến
miền trung Pêru, nhiều nhất ở gần biển Equado. Đây là loài tôm quý có nhu cầu cao
trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La Tinh và cho sản lượng lớn. Hiện
nay được di nhập nhiều nước ở châu Á.
Ở nước ta, tôm được nhập từ các nước về và được nuôi khắp cả nước phần lớn
là các tỉnh ven biển miền Trung và Nam Trung bộ.
2.1.2 Môi trường sống
Sống ở những vùng biển tự nhiên có nền đáy cát, độ sâu từ 0 - 72 m, pH từ 7,7 8,5. Tôm chân trắng thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi trường
sống. Về độ mặn, tôm có thể thích nghi trong khoảng biến động lớn từ 0 - 40‰. Độ
mặn thích hợp từ 28 - 34‰. Khi thuần hóa tốt, tôm chân trắng có thể nuôi trong môi
trường nước có độ mặn thấp (4 - 6‰). Tôm cũng có thể sống được khi nhiệt độ dao
động từ 12 - 35oC. Nhiệt độ nước ổn định từ 25 - 32oC (Nguyễn Khắc Hường, 2007).

-4-


Tôm chân trắng trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con thường
sống ở khu vực cửa sông giàu sinh vật, thức ăn. Trong môi trường tự nhiên, tôm chân
trắng hoạt động về đêm là chính, ban ngày ít hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình
nuôi, nếu cho tôm ăn nhiều lần thì tập tính này có thể sẽ thay đổi. Một số yêu cầu sinh
thái của tôm chân trắng:
Theo Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương và Trương Trọng Nghĩa, 1999

(trích bởi Mai Anh Tuấn, 2004), môi trường nước thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu
trùng cần đảm bảo như sau:
- Độ mặn

:

28 - 32‰

- Nhiệt độ

:

28 - 32oC

- pH

:

7,5 - 8,3

- Lượng Oxy hòa tan (DO) :

5 - 10 mg/L

- Độ trong

:

1m


- Ammonia

:

< 0,1 mg/L

- Nitrite

:

< 0,02 mg/L

- NH4

:

< 0,1 mg/L

- Kim loại nặng

:

< 0,01 mg/L

Theo Brock và Main,1994 (trích bởi Mai Anh Tuấn, 2004), một số yếu tố môi
trường thích hợp với nuôi thương phẩm tôm chân trắng:
- Độ mặn

:


15 - 28‰

- Nhiệt độ nước

:

26 - 30oC

- pH

:

7-9

- Độ trong

:

25 - 50 cm

- Lượng Oxy hòa tan (DO) :

> 3 mg/L

- H2S

:

< 0,001 mg/L


- Nitrite

:

< 0,1 mg/L

- Độ sâu

:

1-2m

-5-


Tôm chân trắng có khả năng thích ứng với môi trường rất cao, có thể rời nước
lâu mà không chết, có khả năng chịu đói rất cao trong điều kiện hàm lượng oxy hòa
tan (DO) thấp, khi DO đạt ngưỡng thấp nhất là 2 mg/L, tôm có thể hoàn toàn ngừng ăn
và sống đến 30 ngày (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003). Ngoài ra, tôm chân trắng
Penaeus vannamei còn có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong môi trường nước
biển và nước lợ (độ mặn thấp từ 3‰) (Castille và Lawrence, 1981; Mantel và Farmer
1983).
2.1.3 Vòng đời, chu kỳ sống
Quá trình phát triển của ấu trùng trải qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn
Protozoa (Zoea) và 3 giai đoạn Mysis. Ở nhiệt độ 26 - 28oC, trải qua 14 - 16 giờ sau
khi thụ tinh, trứng nở thành Nauplius, giai đoạn Nauplius kéo dài 1,5 - 2 ngày, Zoea 5
ngày, Mysis 3 ngày. Giai đoạn Post larvae sinh sống tại vùng ven biển gần cửa sông và
khi trưởng thành, chúng di chuyển ra xa, nơi có độ mặn khoảng 20 - 35‰. Khi đến
thời kỳ sinh sản, tôm lại di chuyển hướng ra các bãi đẻ ngoài khơi. Trứng được nở tại
đây và ấu trùng di chuyển dần vào vùng cửa sông.

2.1.3.1 Nauplius
Nauplius không cử động trong 30 phút sau khi nở, sau đó bắt đầu bơi và cứ bơi
một đoạn ngắn rồi nghỉ và lại tiếp tục bơi, chúng có tính hướng quang. Trong giai
đoạn này, Nauplius thay vỏ 4 lần (từ N1 - N5). Mỗi lần thay vỏ kéo dài 7 giờ. Nguồn
dinh dưỡng chủ yếu là noãn hoàn, giai đoạn này không cần cho ăn.
- Nauplius 1 (N1): chiều dài khoảng 0,4 mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Hai đầu
furcal spine hướng vào nhau.
- Nauplius 2 (N2): chiều dài khoảng 0,45 mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Hai đầu
furcal spine gần đuôi hướng xa nhau.
- Nauplius 3 (N3): chiều dài khoảng 0,49 mm, độ dày khoảng 0,2 mm.Thân xuất
hiện vài đoạn nhưng còn rất mờ. Mỗi furcal process có 3 spine.
-6-


- Nauplius 4 (N4): chiều dài khoảng 0,55 mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Các cặp
chân đã bắt đầu phân đoạn. Hàm trên và mảnh chân hàm cũng xuất hiện nhưng khó
thấy.
- Nauplius 5 (N5): chiều dài khoảng 0,61 mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Đã xuất
hiện cửa miệng (Mandible structure), bên ngoài của phần lưng (carapace) đã nhìn thấy
được.
2.1.3.2 Zoea
Sau giai đoạn N5, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea hay còn gọi là
Protozoea. Trong giai đoạn này, Zoea bơi liên tục, có khuynh hướng bơi gần mặt nước.
Thức ăn của chúng là thực vật phù du (vi tảo) như các loài tảo khuê. Zoea trải qua hai
lần lột xác từ Z1 đến Z3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ.
- Zoea 1 (Z1): chiều dài khoảng 1mm, chiều dày khoảng 0,45 mm. Cơ thể thay
đổi chia thành hai phần rõ rệt: Phần đầu và phần bụng có thể phân biệt được bằng mắt
thường. Ở giai đoạn N5 và Z1. đã xuất hiện mắt, ống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn.
Có thể cho ăn thức ăn như bột tảo Spirulina sp, nước đậu, trứng gà và men.
- Zoea 2 (Z2): chiều dài khoàng 1,9 mm. Đã xuất hiện chủy (rostrum) và một

đôi gai trên mắt. Mắt đã vượt ra khỏi carapace. Giai đoạn này vẫn cho ăn thức ăn như
giai đoạn Zoea 1.
- Zoea 3 (Z3): chiều dài khoảng 2,7 mm. Các gai đã xuất hiện trên mỗi đoạn
bụng. Các đốt bụng phát triển dài. Giai đoạn này có thể cho ăn lòng đỏ trứng gà và
luân trùng.
2.1.3.3 Mysis
Sau giai đoạn Zoea 3 tôm chuyển sang Mysis và tiếp tục trải qua 3 giai đoạn
(M1, M2, M3). Mỗi giai đoạn kéo dài 24 giờ. Hoạt động bơi khác với Zoea là bơi
hướng xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau, ít có tính hướng quang. Khi bơi, Mysis
-7-


dùng 5 cặp chân bơi tạo ra dòng nước đẩy tảo vào miệng và đẩy động vật phù du vào
cặp chân đi đề bắt dễ dàng. Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du.
- Mysis 1 (M1): chiều dài khoảng 3,4 mm. Cơ thể đã có hình dáng tôm trưởng
thành. Các cặp chân bụng bắt đầu mọc ra ở năm khúc, xuất hiện đuôi và quạt đuôi, các
gai bắt đầu thu nhỏ lại và 5 đôi chân bơi bắt đầu xuất hiện. Thức ăn có thể cho ăn ở
giai đoạn này là lòng đỏ trứng gà, luân trùng và thức ăn tôm lát.
- Mysis 2 (M2): chiều dài khoảng 4,0 mm. Chân bụng đã trồi ra nhưng chưa
xuất hiện các đoạn nhỏ. Vết lõm ở cuối quạt đuôi ít sâu hơn so với giai đoạn M1. Giai
đoạn này cho ăn giống Mysis 1.
- Mysis 3 (M3): chiều dài khoảng 4,4 mm. Chân bụng đã dài hơn và đã phân
chia thành khúc nhỏ. Xuất hiện răng trên chủy đầu tiên. Cho ăn Nauplius của
Artermia, thêm luân trùng.
2.1.3.4 Post larvae
Ở thời kỳ này, tôm đã có đủ các bộ phận. Chiều dài khoảng 5,4 mm, lông chân
bụng xuất hiện. Chúng dần dần hướng ra biển, rời xa các cửa sông và trở thành
Juvenile và từ đây tôm đã trưởng thành. Giai đoạn này cho ăn Artermia là chính và
một ít Nauplius của Artermia lớn.
2.1.4 Đặc điểm sinh sản

Tôm chân trắng có đặc tính thành thục sớm. Khi tôm cái đạt trọng lượng
khoảng 30 - 45 g sau 8 - 10 tháng tuổi thì có thể tham gia sinh sản. Sức sinh sản của
tôm mẹ là 100 - 250 nghìn trứng có đường kính khoảng 0,02. Tôm mang trứng có thể
đẻ nhiều lần trong một chu kỳ sinh sản. Tôm mẹ có thời gian tái thành thục sinh dục là
3 - 4 ngày. Tôm chân trắng giao vĩ khi trứng ở giai đoạn IV.
Do đặc tính di lưu, các bãi tôm tập trung ở ngoài khơi có liên quan đến bãi đẻ
của chúng, nơi mà đặt trưng bởi chất đáy, độ sâu, độ mặn và nhiệt độ. Mùa đẻ của tôm
-8-


chân trắng tương đối dài, tôm bố mẹ có trứng, thành thục hầu như quanh năm. Ở Bắc
Equado, mùa vụ sinh sản vào tháng 4 đến tháng 5, ở Pêru chủ yếu vào tháng 12 đến
tháng 4.
Đặc điểm sinh sản của tôm chân trắng Nam Mỹ khác với các loài tôm he Trung
Quốc, tôm sú, tôm bạc thẻ,…là thuộc loại hình mở.
Đặc điểm sinh sản thuộc loại hình mở (tôm chân trắng):
Tôm cái

thành thục

đẻ trứng (thụ tinh)

ấp nở.

Đặc điểm sinh sản thuộc loại hình đóng kín (tôm he Trung Quốc):
Tôm cái (lột vỏ)

giao phối

thành thục


đẻ trứng

(thụ tinh) ấp nở.
Bộ phận sinh dục của tôm chân trắng thuộc loại hình nạp tinh mở, túi tinh rất dễ
bị rơi rụng nên sinh sản nhân tạo tương đối khó. Khoảng thời gian giữa hai lần đẻ là 2
- 3 ngày, sau mấy lần đẻ trứng cần kèm theo lột vỏ, thời gian đẻ trứng từ 9 giờ đêm
đến 3 giờ sáng (Nguyễn Khắc Hường, 2007). Đối với tôm đực, sau khi thụ tinh, túi
tinh sẽ hình thành lại nhưng thời gian tái thành thục tương đối dài, khoảng trên 20
ngày.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp. Ngoài tự nhiên, tôm bắt mồi chủ yếu là động vật
đáy và sinh vật phù du sống đáy như chân chèo, giáp xác nhỏ, chân bụng, hai mảnh
vỏ…, một số loài tảo như tảo khuê, tảo lam sống đáy. Trong ao, tôm chân trắng ăn
động vật lẫn thực vật, mùn bã hữu cơ và những chất tích tụ dưới ao. Trong quá trình
nuôi, nếu thiếu thức ăn, chúng có thể ăn nhau.
Giống như các loài tôm he khác, thức ăn bao gồm các thành phần: Protid, Lipid,
Glucid, Vitamin và muối khoáng…So với tôm sú, nhu cầu sử dụng đạm thấp hơn (tôm
chân trắng 28 - 35 %, tôm sú 36 - 50%) và khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân
-9-


trắng rất cao. Trong điều kiện bình thường, nuôi tôm chân trắng không cần cho ăn
nhiều, chỉ cần một lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng thân. Ban ngày cho ăn 25 - 35
%, ban đêm 65 - 75% lượng ăn. Trong thời kỳ sinh sản thì nhu cầu về lượng thức ăn
hàng ngày tăng gấp 3 - 5 lần (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003).
Bảng 2.1 Yêu cầu hàm lượng đạm trong thức ăn của một số loài tôm
Loài tôm

Hàm lượng đạm trong thức ăn (%)


Tôm chân trắng Nam Mỹ

20 - 25

Tôm sú

35 - 40

Tôm he Trung Quốc

40 - 45

Tôm he Nhật Bản

50 - 60

2.1.6 Lột xác và tăng trưởng
Tôm chân trắng có khả năng kháng bệnh cao và phát triển nhanh hơn các
loại tôm cùng họ. Như các loài chân khớp khác, trong quá trình sống, tôm chân trắng
lột xác nhiều lần. Sự lột xác tùy thuộc vào 2 nhân tố : tần số lột xác và sự tăng lên sinh
khối của cơ thể. Tần số lột xác hay thời gian giữa 2 lần lột xác phụ thuộc vào điều kiện
môi trường, dinh dưỡng và giai đoạn phát triển của tôm. Khi nhiệt độ môi trường
tương đối cao hay thấp hơn bình thường hay được cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh
dưỡng thì tần số lột xác nhanh hơn. Tần số lột xác giảm dần từ nhỏ đến lớn, tôm càng
lớn sự tăng lên sinh khối càng lớn sau lần lột xác.
Cơ thể tôm được bao bọc bởi lớp vỏ cứng, trong quá trình tăng trưởng
chúng phải bỏ lớp vỏ cũ và hình thành lớp vỏ mới lớn hơn. Lớp vỏ sau khi lột xác rất
mềm và sau đó cứng lại. Quá trình cứng lại của vỏ tùy thuộc vào kích thước của tôm.
Lúc còn nhỏ vỏ cứng lại rất nhanh sau vài giờ, khi tôm lớn thì chậm hơn và sau 1 đến

2 ngày. Ngay sau khi lột xác, vỏ tôm mềm rất dễ bị tổn thương và chúng hay ăn thịt
lẫn nhau. Ngoài ra, khi lột xác nếu hàm lượng oxy hòa tan thấp tôm rất dễ bị chết.
Trong 3 tháng đầu, tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Tôm cái
tăng trưởng nhanh hơn tôm đực. So với tôm sú cùng cỡ, tôm chân trắng tăng trọng
- 10 -


nhanh hơn. Ngoài ra, mật độ còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nên để đạt
hiệu quả kinh tế cần nuôi tôm ở mật độ thích hợp là 60 - 100 con/m2.
2.1.7 Độ kiềm
Độ kiềm trong nước được gây ra bởi sự hiện diện của các base có trong nước.
Thường là các muối carbonate, bicarbonate, silicate, phosphate, ammonia, OH-. Trong
đó, quan trọng nhất là bicarbonate, carbonate và hydroxide. Đây là base chủ yếu gây ra
độ kiềm trong nước và có thể đo lường được.
Độ kiềm trong nước được biểu thị bằng lượng CaCO3 trong 1 lít nước (mg
CaCO3/L). Độ kiềm có hai loại là độ kiềm Phenolphtalein và độ kiềm tổng cộng. Khi
phân tích độ kiềm trong nước, người ta thường đề cập đến độ kiềm tổng cộng. Độ
kiềm trong nước dao động từ 5 - 500 mg CaCO3/L. Nước ngọt tự nhiên thường có độ
kiềm tổng cộng khoảng 40 mg CaCO3/L và trong nước biển là 116 mg CaCO3/L
(Nguyễn Vy Vân, 2002).
2.1.8 Độ mặn
Độ mặn của nước là tổng lượng các ion hòa tan và có thể được biểu diễn bằng
mg/L hoặc phần nghìn (ppt). Trong thực tế, ta có thể tính độ mặn một cách chính xác
dựa vào tổng hàm lượng của các ion Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- và HCO3-. Các ion
này chiếm đến hơn 90% tổng hàm lượng các ion hòa tan trong nước và chúng còn ảnh
hưởng đến chỉ số khúc xạ của nước. Khúc xạ kế là thiết bị dùng để đọc chính xác độ
mặn của nước.
2.1.9 Ảnh hưởng của độ kiềm lên sự tăng trưởng của tôm
Độ kiềm không có ảnh hưởng trực tiếp nhưng có ảnh hưởng gián tiếp lến sự
tăng trưởng của tôm. Canxi cần thiết cho hình thành lớp vỏ ở giáp xác. Trong quá trình

tăng trưởng, chúng cần lột xác nhiều lần để gia tăng kích thước và trọng lượng của cơ
thể. Khi sống trong môi trường nước có độ kiềm thấp thì tốc độ tăng trưởng của tôm sẽ
chậm do quá trình hình thành lớp vỏ diễn ra chậm và kéo dài hoặc có thể không lột xác
- 11 -


được. Nếu lột xác trong nước có độ kiềm thấp thì lớp vỏ mới sẽ không cứng lại và tôm
có thể chết.
Độ kiềm trong nước đóng vai trò như là một hệ đệm giúp pH không biến động,
có lợi cho sự phát triển của tôm. Độ kiềm còn ảnh hưởng một cách gián tiếp đến sự
phát triển của tôm qua việc ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Nước có độ kiềm
thấp, hàm lượng CO2 thấp không đủ để cung cấp cho quá trình quang hợp, thủy sinh
thực vật ít phát triển đặc biệt là các loại tảo.

- 12 -


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHỆM

3.1

Thời Gian và Địa Điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010 tại Trại Thực

Nghiệm Khoa Thủy Sản,Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2

Vật Liệu Thí nghiệm
- Chọn giống và thả giống

Tôm giống được mua từ Long Hải - Bà Rịa Vũng Tàu, sau đó thuần hóa 1 tuần,

cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Trước khi bố trí cần lựa tôm có ngoại hình đẹp, các
phần phụ nguyên vẹn, không dị hình, không dị màu, hơi trong suốt, bơi thành từng đàn
quanh thành bể ương, bơi ngược dòng nước.
- Hệ thống bể thí nghiệm gồm 12 bể composite 500 L, 3 bể ương, 1 bể chứa
nước biển, 1 bể pha nước biển, 4 bể lọc.
- Thức ăn L.VANNAMEI SHRIMP FEED V993 sản xuất tại công ty TNHH
UNI-PRESIDENT VIỆT NAM với thành phần: Độ ẩm 11%, Protein thô 35%, Béo thô
6 - 8%, Tro 16%, Xơ thô 4%.
- Khúc xạ kế đo độ mặn
- Máy đo điện tử YSI-550A
- Sera KH Test Kit-Germany
- Máy đo pH 5011-A
- 13 -


- Amonium/Ammoniak - Test Sera (NH4/NH3)
- Cân điện tử SI-132- Excell do Việt Nam sản xuất
- Sàng ăn đường kính 30 cm
- Các loại vợt dùng trong trại giống
- Các loại dây ống sục khí, ống si phông và hệ thống ống nhựa tuần hoàn
- Máy sục khí : ELECTRO MAGNETIC AIR PUMP-ACO-004
3.3

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.3.1 Thí nghiệm 1 : Khảo sát hàm lượng sodium bicarbonate cần thiết để tăng
độ kiềm của nước nuôi có độ mặn thấp 4‰.
Thí nghiệm gồm 12 lọ nhựa, mỗi lọ chứa 1 lít nước biển pha 4‰ và được bổ

sung thêm sodium bicarbonate như ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Lượng sodium bicarbonate thêm vào (g NaHCO3/L)
Lọ

1

g NaHCO3/L

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


0,00 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 0,08 0,09 0,10 0,11

Khuấy đều sodium bicarbonate tan trong nước, sau 2 giờ, tiến hành đo độ kiềm
của mỗi lọ bằng test Sera KH Test Kit.
Sodium bicarbonate (NaHCO3) có khả năng tăng kiềm rất cao. Khi vào nước,
sodium bicarbonate phân ly theo phương trình :
NaHCO3

Na+ + HCO3-

- 14 -


3.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của độ kiềm lên quá trình tăng trưởng,
hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ sống của tôm chân trắng được nuôi ở độ mặn
thấp (4‰).
Tôm được thuần hóa ở độ mặn thấp (4‰) sau một tuần, đạt kích cỡ 2 ± 0,38 cm
nặng 0,065 ± 0,00 g thì tiến hành thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Trong đó, nghiệm thức I với độ kiềm có sẵn khoảng 40 mg CaCO3/L được xem như là
nghiệm thức đối chứng, những nghiệm thức còn lại sẽ được nâng độ kiềm lên bằng
Sôda (NaHCO3) như ở Bảng 3.2:
Bảng 3.2: Độ kiềm của các nghiệm thức sau khi tăng kiềm
Nghiệm thức
Độ kiềm
(mg CaCO3/L)

NT I

NT II


NT III

NT IV

40

60

80

100

Thí nghiệm sẽ được tiến hành trong bể composite 0,5 m3 theo những hệ thống
tuần hoàn khép kín riêng biệt (sơ đồ hệ thống tuần hoàn). Mật độ thả 80 con/bể và thí
nghiệm được tiến hành trong 8 tuần.

- 15 -


Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước:

Bể
lọc 1

Bể
lọc 2

NT
1.3


Bể
lọc 3

NT
4.3

Bể
lọc 4

Bể pha
nước
biển
Bể chứa
nước
biển

NT
2.1

Bể ương
NT
4.2

NT
2.3

NT
1.1
Bể ương


NT
3.2

NT
1.2

Bể ương

NT
3.1

Đường nước cấp
NT
2.2

NT
3.3

NT
4.1

Đường nước thoát

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước
3.3.3 Chăm sóc và quản lý
Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp của công ty TNHH UNI-PRESIDENT
VIỆT NAM với độ đạm 35% và được cho ăn tối đa ba lần một ngày vào lúc 7 giờ
sáng, 12 giờ trưa 4 giờ chiều. Tuần đầu tiên, tôm ăn với lượng ăn bằng 8% trọng lượng
thân. Thức ăn sẽ được cho ăn trên sàn ăn chiếm 50% và phần còn lại quanh thành bể.

Sau 2 giờ thì kiểm tra lại thức ăn dư. Nếu tôm ăn vừa đủ hoặc thức ăn dư ít thì giữ
nguyên lượng ăn cũ, nếu thức ăn dư nhiều thì giảm 10 - 20%, tôm ăn mạnh thì tăng
- 16 -


10% lượng ăn trong lần cho ăn kế tiếp. Theo dõi và ghi nhận lượng ăn cần thiết cho
các tuần sau.
Trọng lượng tôm được cân vào thời điểm ban đầu và sau 8 tuần để đo sức tăng
trưởng của tôm. Các thông số môi trường như DO, pH, nhiệt độ, ammonia và độ kiềm
được đo 2 lần một tuần vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều. Nhiệt độ và oxy hòa tan
(DO) được đo bằng máy đo máy đo điện tử YSI-550A. Độ mặn được kiểm tra bằng
khúc xạ kế. pH được đo bằng máy pH-5011A. Hàm lượng ammonia được kiểm tra
bằng test Sera (NH4/NH3). Độ kiềm được đo bằng test Sera KH. Trong suốt quá trình
nuôi, do sự bốc hơi của nước kèm theo sự phân giải các chất hữu cơ, thức ăn thừa làm
cho độ kiềm, độ mặn và hàm lượng ammonia trong nước tăng nhẹ. Do đó, để đảm bảo
tính ổn định của độ kiềm ta có thể thay 10 - 20% lượng nước ở đáy ao kết hợp điều
chỉnh lượng ăn hợp lý tránh dư thừa.
3.3.4 Theo dõi tăng trưởng của tôm
3.3.4.1 Tăng trưởng
- Chiều dài:
 Chiều dài ban đầu : đo chiều dài 100 con sau đó tính trung bình
 Chiều dài cuối : đo ngẫu nhiên 20 con trong mỗi bể. Chiều dài được tính
bằng khoảng cách từ đầu chủy đến cuối gai đuôi.
- Trọng lượng:
 Trọng lượng ban đầu: cân 100 con sau đó tính trung bình
 Trọng lượng cuối : cân ngẫu nhiên 20 con trong mỗi bể
- Tăng trọng hằng ngày - Daily weight gain (DWG) (g/ngày)
DWG = (Wt – W0)/t

- 17 -



×