Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

khảo sát ảnh hưởng nồng độ phối trộn Cu2(OH)2Cl trong thức ăn đến tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 93 trang )













































UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
____________________




BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ






KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ PHỐI TRỘN
Cu
2

(OH)
3
Cl TRONG THỨC ĂN ĐẾN TỈ LỆ SỐNG, TỐC ĐỘ
TĂNG TRƯỞNG VÀ SỰ TÍCH LŨY VITAMIN E, Cu TRONG
THỊT FILLET VÀ GAN CỦA CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)








CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS VƯƠNG HỌC VINH








NĂM 2010

















































UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
____________________




BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ






KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ PHỐI TRỘN
Cu
2
(OH)
3

Cl TRONG THỨC ĂN ĐẾN TỈ LỆ SỐNG, TỐC ĐỘ
TĂNG TRƯỞNG VÀ SỰ TÍCH LŨY VITAMIN E, Cu TRONG
THỊT FILLET VÀ GAN CỦA CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)



Cơ quan quản lý đề tài Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài:




Vương Học Vinh











LỜI CẢM ƠN

Đề tài thực hiện với sự quan tâm và khích lệ của Ban giám Đốc Sở Khoa Học
Công Nghệ An Giang, Phòng Quản Lý Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Cơ Sở , Ban
Giám Hiệu Trường Đại Học An Giang, Phòng Quản Lý Khoa Học & Hợp Tác
Quốc Tế, Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp

của Ts Trần Kim Tính Phòng Thí Nghiệm Chuyên Sâu Trường Đại Học Cần Thơ.
Sự hướng dẫn tận tình của về những thủ tục liên quan của TS Trần Thanh Sơn,
Thạc sĩ Hạng Minh Tuấn, cô Nguyễn Thị Lan Phương. Sự hổ trợ, động viên của
quý Thầy Cô Bộ Môn Thủy Sản và các em sinh viên lớp DH7TS của Trường Đại
Học An Giang.
Nhân đây, chúng tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả
cơ quan và cá nhân đã giúp đỡ hoàn thành đề tài.
Long Xuyên, tháng 09 năm 2010
Chủ nhiệm đề tài



Vương Học Vinh


a
MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................... a
Mục lục ....................................................................................................... b
Danh sách bảng .............................................................................................d
Danh sách hình..............................................................................................e
Danh sách các từ viết tắt ................................................................................f
Tóm lược kết quả đề tài ................................................................................g
Phần I Giới thiệu ....................................................................................................1
Phần II Lược khảo tài liệu .....................................................................................2
2.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá tra..............................................................2
2.1.1. Phân loại và phân bố
................................................................................................2

2.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý ...............................................................................2
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
...............................................................................................3
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
...............................................................................................3
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
.....................................................................................................3
2.2. Chất khoáng trong cơ thể động vật
............................................................................3
2.2.1. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng
....................................................................4
2.2.2. Vai trò và chức năng của một số khóang vi lượng
...............................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng Cu2(OH)3Cl .......................................................5
2.3.1. Trên thế giới
..............................................................................................................5
2.3.2. Việt Nam
....................................................................................................................6
2.4. Sơ lược về Cu2(OH)3Cl ....................................................................................6
2.4.1. Nguồn gốc
.................................................................................................................6
2.4.2. Cấu tạo .............................................................................................................7
2.4.3. So sánh một số đặc điểm giữa Cu2(OH)3Cl và CuSO
4 ……………………………..
7
2.5. Vai trò và nhu cầu của vitamin trong cơ thể động vật
............................................8
2.5.1 Nhu cầu vitamin E.
...................................................................................................9
Phần III Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................

12

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
...........................................................................12
3.2. Vật liệu trong nghiên cứu
.........................................................................................12

3.2.1 Cá giống………………………………………………………………………
12

3.2.2 Thức ăn và chất phối trộn…………………………………………………….
12

3.2.3 Các vật liệu khác ……………………………………………………………..
13

3.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
.......................................................13
3.3.1. Các bước chuẩn bị trước khi khi bố trí thí nghiệm
............................................13
3.3.2. Nội dung nghiên cứu 1
.........................................................................................14

b
3.3.3. Nội dung nghiên cứu 2
...........................................................................................15
3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm
...................................................................................................15
3.3.3.2. Phối chế thức ăn
.................................................................................................16

3.3.3.3. Lượng thức ăn và cách cho ăn
...........................................................................16
3.3.3.4 Xác định tỉ tệ sống
..............................................................................................16
3.3.3.5 Xác địng tốc độ tăng trưởng
...............................................................................17
3.3.4. Nội dung nghiên cứu 3
...........................................................................................18
3.4. Phương pháp phân tích Cu và vitamin E
................................................................19
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
........................................................................................19
Phần IV Kết quả và thảo luận ...............................................................................
29

4.1. Sự biến đổi của các yếu tố môi trường
....................................................................20
4.1.1. Nhiệt độ
...................................................................................................................20
4.1.2. pH ..................................................................................................................
21
4.1.3. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
...............................................................................22
4.1.4. N-NH
3
.....................................................................................................................23
4.1.5. N-NO
2
.....................................................................................................................23
4.2. So sánh tỉ lệ sống, tăng trưởng của cá ở 30, 60 và 90 ngày thí nghiệm

.............24
4.2.1. Tỉ lệ sống
................................................................................................................24
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng
......................................................................25
4.2.3 Tăng trưởng về chiều dài
........................................................................................26
4.2.4. Tăng trưởng về chiều cao
......................................................................................27

4.2.5. So sánh tỉ lệ chiều cao thâ và chiều dài thân cá trong thí nghiệm
...................28

4.3. Hấp thu Cu và biến đổi vitamin E trong thịt fillet và gan cá
................................29
4.3.1 Tích lủy vitamin E trong thịt fillet và gan cá
.......................................................29
4.3.2 Tích lủy Cu trong thịt fillet và gan cá
...................................................................30
Phần V Kết luận và kiến nghị................................................................................32
5.1. Kết luận .............................................................................................................
32
5.2. Kiến nghị
.....................................................................................................................32
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................33
Phụ chương.................................................................................................................i
Phụ chương A. Các số liệu môi trường trong quá trình thí nghiệm ............................i
Phụ chương B. Các số liệu về tỉ lệ sồng, tăng trưởng của cá trong thí nghiệm.........iv
Phụ chương C Kết quả phân tích các thành phần vitamin E và Cu trong gan và thịt
fillet cá……………………………………………………………………………..xxi

Phụ chương D Kết quả thống kê theo phần mềm Minitab 13…………………….xxiii


c
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể động vật........................4
Bảng 2: Thành phần một số nguyên tố đa lượng và vi lượng trong cơ thể cá hồi và cá
chép.............................................................................................................................4
Bảng 3: Các số liệu so sánh giữa Cu2(OH)3Cl và CuSO
4
.........................................8
Bảng 4: Những thuộc tính vật lý và hóa học của Cu2(OH)3Cl..................................8
Bảng 5: Nhu cầu vitamin của cá hồi, chép, rô phi, da trơn.........................................9
Bảng 6: Tác dụng của vitamin E bổ sung vào thức ăn cá.........................................10
Bảng 7: Ảnh hưởng của vitamin E lên sinh trưởng và tỉ lệ chết của cá ...................11
Bảng 8: Thành phần dinh dưỡng thức ăn công nghiệp T503S .................................13
Bảng 9: Thành phần và thông số kỹ thuật củaCu2(OH)3Cl ....................................13
Bảng 10: Tỷ lệ sống của cá ở 30, 60 và 90 ngày thí nghiệm....................................24
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng cá ở 30, 60 và 90 ngày thí nghiệm........25
Bảng 12: Tăng trưởng chiều dài của cá sau 30, 60 và 90 ngày thí nghiệm..............26
Bảng 13: Tăng trưởng chiều cao của cá sau 30, 60 và 90 ngày thí nghiệm .............27
Bảng 14: Tỉ lệ chiều dài và chiều cao của cá trong thí nghiệm................................28
Bảng 15: Phân tích Vitamin E trong thit fillet và dan cá ở mẫu ban đầu .................29
Bảng 16: Tích lũy vitamin E trong thịt fillet và gan cá ở 90 ngày thí nghiệm.........29
Bảng 17: Tích lũy Cu trong thịt fillet và gan cá ở 90 ngày thí nghiệm…………….31


















d
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Hỗn hợp Cu2(OH)3Cl ở dạng bột, màu xanh lá cây……………………….7
Hình 2: Công thức cấu tạo của α – tocopherol

..........................................................9
Hình 3: Mẫu cá ban đầu............................................................................................12
Hình 4: Thức ăn công nghiệp sử dụng trong thí nghiệm

…………………………..12
Hình 5: Sản phẩm Cu2(OH)3Cl ...............................................................................12
Hình 6: Cải tạo ao .....................................................................................................14
Hình 7: Bố trí các vèo thí nghiệm trong ao………………………………………...14
Hình 8: Test mẫu nước môi trường………………………………………………...14
Hình 9: Phối chế thức ăn cho cá theo từng nghiệm thức..........................................16
Hình 10: Cân thức ăn……………………………………………………
………….
16

Hình 11: Cho cá ăn trong vèo ...................................................................................16
Hình 12: Kiểm tra thức ăn thừa ...............................................................................16
Hình 13: Đếm cá tính tỉ lệ sống của các nghiệm thức ..............................................17
Hình 14: Đo chiều dài và cân trọng lượng cá mẫu ban đầu .....................................18
Hình 15: Cân trọng lượng, đo chiều dài và chiều cao thân của cá ở tháng cuối.......18

Hình 16: Lấy fillet cá mẫu ban đầu
.................................................................................18
Hình 17: Lấy gan cá mẫu ban đầu ............................................................................18
Hình 18: Lấy thịt fillet và gan cá cuối thí nghiệm đem phân tích
...............................
18

Hình 19: Biến thiên nhiệt độ trong tháng thứ nhất………………………………...20

Hình 20: Biến thiên nhiệt độ trong tháng thứ hai………………………………….20

Hình 21: Biến thiên nhiệt độ trong tháng thứ ba
..........................................................21
Hình 22: Bảng biến thiên pH tháng thứ nhất trong quá trình thí nghiệm…………..21
Hình 23: Bảng biến thiên pH tháng thứ hai trong quá trình thí nghiệm……………21
Hình 24: Bảng biến thiên pH tháng thứ ba trong quá trình thí nghiệm.................. 22
Hình 25: Bảng biến thiên hàm lượng DO trong quá trình thí nghiệm......................22
Hình 26: Biến động N-NH
3
trong quá trình thí nghiệm ...........................................23
Hình 27: Biến động N-NO
2
trong quá trình thí nghiệm ...........................................23
Hình 28: Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm............................................................24

Hình 29: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá trong thí nghiệm..........................25
Hình 30: Tăng trưởng chiều dài thân cá ở 30, 60, 90 ngày trong thí nghiệm…….. 2
7

Hình 31: Tăng trưởng chiều cao thân cá ở 30, 60, 90 ngày trong thí nghiệm……. 28

Hình 32: Tích lũy Vitamin E trong thịt fillet và gan cá sau 90 ngày………………30

Hình 33: Tích lũy Cu thịt fillet và gan cá sau 90 ngày…………………………….30



e

f
Danh sách các từ viết tắt

Cu
2
(OH)
3
Cl Đồng clorua hóa trị 3
CuSO
4
Đồng sulfat
ctv Cộng tác viên
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
g Gram
kg Kilôgram
mg Miligram

μg Microg
NH
3
Amoniac
NH
4
+

Ammonium
NO
2
-

Đạm nitrit
pH Độ axit
ppm Parts per million
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TBCC Tri-Basic Copper Chloride
NRC Nation Research Council
TCB Thức ăn chế biến
TC Tổng cộng
Hb Hemoglobine
TT Thể trọng















TÓM LƯỢC KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng nồng độ phối trộn Cu2(OH)3Cl trong thức ăn đến tỉ lệ
sống, tốc độ tăng trưởng và sự tích lũy vitamin E, Cu trong thịt fillet và gan của cá
Tra (Pangasius hypophthalmus)” được thực hiện ở Phường Mỹ Hòa, Thành phố Long
Xuyên, Tỉnh An Giang, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên,
gồm 04 nghiệm thức khác nhau với 03 lần lặp lại. Cá giống thí nghiệm có khối lượng
trung bình ban đầu là 7,73 ± 2,40 g/con, được bố trí nuôi trong vèo 90 ngày. Các
nghiệm thức được sử dụng cùng loại thức ăn công nghiệp UP T503S, với 03 nồng độ
Cu
2
(OH)
3
Cl phối trộn là 5 ppm, 15 ppm, 50 ppm và nghiệm thức đối chứng không phối
trộn. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng, chiều dài và
chiều cao thân của cá chỉ có sự khác biệt rõ từ sau 60 ngày thí nghiệm. Các nồng độ
phối trộn 5ppm và 15 ppm cho kết quả tăng trưởng không ổn định khi cao, khi thấp, chỉ
có nghiệm thức 50 ppm là cho kết quả tốt cá tăng trưởng đều và luôn ở mức cao so với
các nghiệm thức khác. Sư tích lũy vitamin E trong thịt fillet cá ở các nghiệm thức bổ
sung Cu
2
(OH)
3

Cl nhiều hơn kết quả nghiệm thức đối chứng về số học. Trong khi đó
trong gan cá hàm lượng vitamin E ở 2 nghiệm thức 5ppm và 50 ppm nhiều hơn các
nghiệm thức còn lại và có sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở mức 5%. Đối với thí
nghiệm về tích lũy Cu, kết quả phân tích thống kê trong thịt fillet và gan cá cho thấy
không khác biệt giửa các nghiệm thức. Như vậy việc bổ sung Cu
2
(OH)
3
Cl vào thức ăn
không ảnh hưởng đến tích lũy Cu trong cơ thể cá và bước đầu đã có hiệu quả về sự tích
lũy vitamin E trong thịt fillet và gan cá.





g
PHẦN I
GIỚI THIỆU

Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi xuất khẩu của
nghề cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Châu Âu, Nga, Bắc Mỹ, Châu Á, Úc là những
thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm fillet đông lạnh cá tra của Việt Nam. Theo số
liệu thống kê của Hải quan Việt Nam (2009) từ 1/1/2009 đến 15/11/2009, khối lượng
cá tra xuất khẩu đạt 527,3

nghìn tấn.
Thức ăn cho nuôi cá có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả của
nghề nuôi. Trong nuôi cá tra thức ăn chiếm tỷ lệ cao từ 70-75% trong tổng chi phí
nuôi. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thức ăn công nghiệp cho nuôi thủy sản, các

nhà sản xuất sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau để phối chế thức ăn. Trong
qui trình sản xuất thức ăn nuôi cá vitamin, khoáng và các nguyên tố vi lương cần cho
sinh trưởng như: Ca, P, Na, K, Cl, Cu… thường được các nhà sản xuất bổ sung vào.
Đồng (Cu) được sử dụng phổ biến trong thức ăn hiện nay là đồng sulfat (CuSO4).
Các kết quả phân tích cho thấy so với CuSO
4
, Cu
2
(OH)
3
Cl có những ưu điểm như
sau:
- Chứa hàm lượng đồng cao hơn đồng sunfat (58% với 25%)
- Ổn định các Vitamin tốt hơn vì là một hợp chất không tan trong nước nên nó
không tạo ra ion Cu2+ và SO42-. Các ion này sẽ kết hợp với các ion khác và kết hợp
với cả các vitamin làm giảm lượng Vitamin trong thức ăn
Vì vậy để tìm được một nồng độ phối trộn Cu
2
(OH)
3
Cl phù hợp trong thức ăn để
nâng cao tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cho cá tra nuôi là lý do thực hiện đề tài:
Khảo sát ảnh hưởng nồng độ phối trộn Cu
2
(OH)
3
Cl trong thức ăn đến tỉ lệ sống,
tốc độ tăng trưởng và sự tích lũy vitamin E, Cu trong thịt fillet và gan của cá Tra
(Pangasius hypophthalmus).


Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định nồng độ Cu
2
(OH)
3
Cl thích hợp phối trộn trong thức ăn để nâng cao tỷ lệ
sống và tốc độ tăng trưởng của cá Tra.
- So sánh ảnh hưởng của Cu
2
(OH)
3
Cl phối trộn trong thức ăn đến sự tích lũy vitamin
E và Cu trong thịt fillet và gan của cá Tra

Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi
- So sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá không bổ sung và cá có bổ sung
Cu
2
(OH)
3
Cl.
- Khảo sát sự hấp thu Cu và biến đổi Viatmin E trong thịt fillet và gan cá Tra
của cá không bổ sung và cá có bổ sung Cu
2
(OH)
3
Cl.



1
PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm cá tra
2.1.1 Phân loại và phân bố
Cá tra là 1 trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangassidae) đã được xác định ở sông Cửu
Long. Cá tra được mô tả lần đầu bởi Sauvage năm 1878 ở Campuchia, tên khoa học
là Pangasius hypophthalmus. Cá tra còn có nhiều tên khác dựa trên cơ sở những tài
liệu các tác giả nước ngoài mô tả cá ở các khu hệ cá lân cận. Trước đây, cá tra được
xếp vào họ Schilbeidae và tên khoa học của chúng là Pangasius micronemus Bleeker,
1847 (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Nhưng trong công trình xuất bản năm 1991 hai tác
giả Robert và Vidthayanon định danh lại tên khoa học của cá tra là Pangasius
hypophthalmus. Tuy nhiên tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả Rainboth (1996)
và một số tác giả khác lại xếp cá tra vào loài Pangasianodon hypophthalmus
(Sauvage, 1878).
Phân lọai cá Tra
Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasidae
Giống Pangasianodon
Loài Pangasianodon hypophthalmus
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông ở cả 4 nước Lào, Campuchia, Việt Nam và
Thái Lan. Ở Thái Lan, còn gặp cá tra ở lưu vực sông Chao Phraya (Robert và
Vidthayanon, 1991). Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân
tạo, cá bột được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao
nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam do cá có đặc tính di cư ngược dòng
sông Mêkông để sinh sống và tìm nơi sinh sống tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá
tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về
hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Phạm Văn Khánh, 2006).
2.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý
Cá tra là cá da trơn (không vảy), cá có miệng rộng, dãy răng hàm trên hoàn toàn bị che

khuất bởi hàm dưới khi miệng khép lại. Dạng đầu của cá tra nếu nhìn từ phía bụng có
dạng hơi vuông. Râu có 2 đôi (râu hàm trên và râu hàm dưới). Về màu sắc, thân có
màu xám hơi xanh trên lưng, hai bên hông hơi sáng, dưới vây bụng hơi vàng. Vây
lưng và vây đuôi có màu xám đen, cuối vây đuôi màu hơi đỏ (Robert và Vidthayanon,
1991). Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ
(nồng độ muối 0,7-1%), có thể chịu đựng được nước phèn có pH>5, dễ chết ở nhiệt độ
thấp dưới 15
o
C, nhưng chịu nóng tới 39
o
C. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể
hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
Kích thước cá tra có thể đạt tới chiều dài 1,3m. Cá bố mẹ nuôi vỗ có thể đạt tới chiều
dài 1,4 m và nặng 22 kg (Phạm Văn Khánh, 2006).

2
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng có thể ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn
đầy đủ, thậm chí cả cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn lẫn nhau trong đáy vớt cá bột.
Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co dãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc
mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột
ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt.
Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như
cám, rau, động vật đáy (Phạm Văn Khánh, 2006).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài. Cá
ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12cm (trọng lượng 14-15g). Cá khi đạt
cỡ 2.5kg trở lên, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cá tra
trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Trong tự nhiên đã gặp cá nặng 18kg hoặc có

con dài tới 1.8m. Trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ cho đẻ, cá đạt tới 25kg khi được 10 năm
tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1-1,5kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá
tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5-6kg/năm tùy thuộc môi trường sống và điều
kiện cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít (Phạm
Văn Khánh, 2006).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá tra đực là 2 tuổi, cá cái là 3 tuổi, trọng lượng thành thục lần
đầu từ 2,5- 3 kg. Trong tự nhiên tuổi thành thục của cá tra từ 3-4 năm Mùa vụ sinh sản
cá tra từ tháng 5-6 dương lịch.
Trong tự nhiên cá tra có tập tính di cư ngược dòng tìm đến các bãi đẻ nơi có điều kiện
sinh thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng như khu vực ngã tư
giao tiếp giữa 2 con sông Mekong và Tonlesap, từ thị xã Kratie thuộc địa phận
Campuchia trở lên đến thác Khone, hoăc nơi tiếp giáp biên giới Campuchia và Lào
nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và
Stung treng (Phạm Văn Khánh, 2006).
Trong sinh sản nhân tạo, cá nuôi có thể thành thục sớm hơn (từ tháng 2 dương lịch),
cá đẻ 1- 3 lần/năm. Hệ số thành thục tương đối cá cái có thể đạt trên 12% (Vương Học
Vinh, 2007).

2.2. Chất khoáng trong cơ thể động vật
Chất khoáng là những nguyên tố hóa học cần thiết để xây dựng nên cơ thể và tham gia
vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật. Chất khoáng có vai trò như là chất
xúc tác đối với các enzyme, hormone và protein. Ví dụ, canxi (Ca) và phospho (P) rất
cần thiết để hình thành xương, còn sắt (Fe) là thành phần quan trọng của hồng cầu.
Chất khoáng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu. Trong

3
cơ thể người, động vật và cá chất khoáng chiếm tỷ lệ rất thấp so với các chất hữu cơ
khác. (Lại Văn Hùng, 2004).
Bảng 1: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể động vật

Đa khoáng g/kg thể trọng Vi khoáng mg/kg thể trọng
Ca
P
K
Na
Clo
S
Mg

15
10
2
1,6
1,1
1,5
0,4
Fe
Zn
Cu
Mo
Se
I
Mn
Co
20 - 80
10 - 50
1 - 5
1 - 4
1 - 2
0,3 - 0,6

0,2 - 0,5
0,02 - 0,1

(Nguồn: Lê Đức Ngoan và ctv, 2008)

2.2.1. Khoáng đa lượng và vi lượng
Tùy theo mức độ hiện diện của chất khoáng trong thức ăn hay trong cơ thể động thực
vật, người ta chia chất khoáng thành hai nhóm chính sau đây:
Nhóm các chất khoáng đa lượng (macro-element): Nhu cầu các chất khoáng này
trong thức ăn thường lớn hơn 100 mg/l/kg thức ăn khô, thậm chí có thể đạt tới 250
mg/l/kg thức ăn khô. Chất khoáng thuộc nhóm này có các nguyên tố sau đây: canxi
(Ca), phospho (P), magie (Mg), kali (K), natri (Na), clo (Cl) và lưu huỳnh (S).
Nhóm các chất khoáng vi lượng (micro-element): Các chất khoáng này có nhu cầu
trong thức ăn cho động vật với số lượng rất nhỏ. Các chất khoáng thuộc nhóm này có:
Sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), kẽm (Zn), molybden (Mo), crom (Cr), selen (Se),
flo (F), iod (I) và niken (Ni). (Lại Văn Hùng, 2004)

Bảng 2: Một số khoáng đa lượng và vi lượng trong cơ thể cá hồi và cá chép

Cá hồi
Khối lượng từ 10-1.800 g
Cá chép
Khối lượng từ 70-115 g
Các nguyên tố đa lượng (g/kg khối lượng cá tươi)
Ca
P
Mg
K
Na
5,2

4,8
0,33
3,2
1,3
6,1
5,0
0,25
2,1
0,85
Các nguyên tố vi lượng (mg/kg khối lượng cá tươi)
Fe
Cu
Mn
Zn
12,0
1,2
1,8
25,0
20,0
1,1
0,7
63,0

(Nguồn: Shearer, 1984 và Kirchgessner, 1986 trích từ Lại Văn Hùng, 2004)

4

2.2.2. Vai trò chức năng của một số loại khoáng vi lượng
Đồng (Cu)
Có mối quan hệ tương tác giữa Fe và Cu trong các hoạt động sinh lý của cá, đặc biệt

là sự hình thành hemoglobil (Hb) trong máu. Vì vậy, sự thiếu hụt Cu sẽ dẫn đến biểu
hiện thiếu máu, giảm tốc độ sinh trưởng. Hàm lượng Cu trong cơ thể cá rất thấp, ví dụ
ở cá chép có khối lượng 340-3.300 g nuôi trong ao đất có hàm lượng Cu trong gan
trung bình là 9,3 mg/kg khối lượng tươi nhưng trong cơ chỉ đạt 0,42 mg/kg khối lượng
cơ, trong xương sống hàm lượng Cu đạt thấp hơn 0,3 mg/kg. Đối với cá hồi, hàm
lượng Cu trong thức ăn là 0,7 mg/kg thức ăn không ảnh hưởng đến sinh trưởng. Đối
với cá chép giống, hàm lượng Cu là 3 mg/kg thức ăn thì tốc độ sinh trưởng cao hơn so
với 0,7 mg/kg thức ăn. (Lại Văn Hùng, 2004)
Clo (Cl
2
)
Cl
2
thường tồn tại dưới dạng ion Cl
-
và có vai trò quan trọng trong việc đều hòa áp
suất thẩm thấu. Quá trình trao đổi Cl
-
giữa cơ thể và môi trường thực hiện qua mang.
Với các loài cá nước ngọt, ion Cl
-
được cá hấp thu qua mang và bài tiết Cl
-
một phần
qua nước tiểu. Đối với cá biển, ngoài hấp thu Cl
-
qua mang chúng còn có khả năng
hấp thu qua ống tiêu hóa bằng cách sử dụng nước biển như là nguồn cung cấp cho cơ
thể. (Lại Văn Hùng, 2004)
Bài tiết Cl

-
chủ yếu qua nước tiểu, khi cá bị stress thì khả năng bài tiết Cl
-
sẽ tăng lên.
Đối với những loài cá di cư, người ta đã xác định có khoảng 25% Cl
-
trong cơ thể
được trao đổi với Cl
-
có trong thức ăn trong vòng 48 giờ. Khi hàm lượng clo trong
nước tăng từ 5 mg/l lên 500 mg/l làm giảm sự hấp thu clo từ thức ăn. Hàm lượng clo
trong nước cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng nhiệt của nhiều loài cá. (Lại Văn
Hùng, 2004)

2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng Cu
2
(OH)
3
Cl
2.3.1. Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu về Cu
2
(OH)
3
Cl đã phát triển sớm tại trường Đại học Florida để xác
nhận tính hiệu quả của nó trong thức ăn cho gia súc. Ba nghiên cứu đã được thực hiện
vào năm 1992, 1993 và 1994. Trong đó, 2 nghiên cứu đầu tiên đã được thử nghiệm
trên thức ăn cho gà để đánh giá hiệu quả của Cu
2
(OH)

3
Cl so với CuSO
4
. Kết quả cho
thấy Cu
2
(OH)
3
Cl có đặc tính sinh học tương đối cao, an toàn và hoạt động tương
đương thấp hơn nhiều so với CuSO
4
, hệ số chuyển đổi thức ăn của Cu
2
(OH)
3
Cl tốt
hơn đáng kể so với CuSO
4
. Về khối lượng đạt được thì Cu
2
(OH)
3
Cl cũng cao hơn so
với CuSO
4
. (Cromwell et al., 1998)
Thí nghiệm đầu tiên được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của đồng clorua hóa trị 3
(Cu
2
(OH)

3
Cl ) trong việc bảo vệ các vitamin trong thức ăn công nghiệp cho gà. Trong
giai đoạn kiểm tra ban đầu của sản phẩm, từ lúc bắt đầu các mẫu thức ăn như cám thô
và thức ăn công nghiệp được phân tích các vitamin A, D
3
, E và B
2
, ở các giai đoạn bắt

5
đầu tăng đến khi kết thúc chế độ ăn. Kết quả thay đổi tùy thuộc vào quá trình phân
tích, nhưng kết quả đã cho thấy độ bền của các mẫu thức ăn có chứa Cu
2
(OH)
3
Cl ít
mất vitamin hơn trong thức ăn công nghiệp. (Cromwell et al., 1998)
Trong thí nghiệm thú hai của Cromwell (1998), 240 con gà được cho ăn 21 ngày sau
đó mẫu huyết thanh và mô gan của gà được phân tích về thành phần vitamin E vào
những ngày 14 và 21. Có sáu lần lặp lại 10 con cho mỗi nghiệm thức. Kiểm soát chỉ
số ban đầu của đồng (Cu) từ sulfat đồngvới nồng độ 12 ppm và được cho ăn bằng
cách trộn vào nguyên liệu thô hoặc thức ăn dạng viên.
Hai nghiệm khác thức phân tích khác là cám và thức ăn công nghiệp dạng viên với
nồng độ 250 ppm Cu từ Cu
2
(OH)
3
Cl được bổ sung vào với chế độ ăn giống như
nghiệm thức đối chứng. Các đồ thị sau đây cho thấy sự giảm hoạt động vitamin E gây
ra bởi thức ăn công nghiệp được đo trong máu và mẫu gan và thể hiện bằng phần trăm

ở các cấp trong chế độ ăn thức ăn chế biến. Các thức ăn hỗn hợp mà không có
Cu
2
(OH)
3
Cl mất nhiều khoảng 32% nguồn vitamin E của chúng nguyên nhân do kết
quả của quá trình oxy hóa diễn ra trong thức ăn công nghiệp.
Các hỗn hợp có chứa Cu
2
(OH)
3
Cl ít hoặc không có diễn ra quá trình oxy hóa trong
thức ăn công nghiệp.
Một số nghiên cứu khác về Cu
2
(OH)
3
Cl đã được thực hiện trên gia súc ở trường đại
học Bắc Carolina. Hai trong số những nghiên cứu này đã được công bố là của Spears;
đã chỉ ra rằng Cu
2
(OH)
3
Cl giúp duy trì hàm lượng Cu tối ưu trong cơ thể động vật
ngay cả khi tương tác với lưu huỳnh và molypden có trong thành phần thức ăn. Đạt
được kết quả này, bởi vì đặc tính cơ bản của Cu
2
(OH)
3
Cl là chất không hòa tan ở pH

trung tính mà chiếm ưu thế trong ruột của động vật, do đó nó sẽ hấp thụ các chất
enzyme thay vì kết tủa như đồng thiomolybdate . (Spear et al., 1997)
Các nghiên cứu gần đây nhất, được thực hiện trên gà, với các nồng độ khác nhau của
Cu
2
(OH)
3
Cl vào trong thức ăn, đã cho kết quả khả quan, đặc tính sinh học của
Cu
2
(OH)
3
Cl tốt hơn, tỷ lệ tăng cân cao, hiệu quả chuyển đổi thức ăn và bảo quản
vitamin khi sử dụng Cu
2
(OH)
3
Cl so với CuSO
4
(Hooge et al., 2000)

2.3.2. Việt Nam
Hiện nay, Cu
2
(OH)
3
Cl là sản phẩm được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trong thức
ăn dành cho chăn nuôi, vấn đề nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng Cu
2
(OH)

3
Cl trong
thức ăn cho cá trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn rất mới.

2.4. Sơ lược về Cu
2
(OH)
3
Cl
2.4.1. Nguồn gốc
Cu
2
(OH)
3
Cl là sản phẩm đầu tiên của công ty Micronutrients (đăng ký nhãn hiệu
Micronutrients TBCC). Kể từ khi được sản xuất vào năm 1994, nó đã được công nhận
là hợp chất có giá trị dinh dưỡng cao cho động vật trong sản xuất thương mại. Lợi ích

6
của việc sử dụng Cu
2
(OH)
3
Cl bao gồm giảm chi phí, cải thiện được tốc độ tăng
trưởng động vật, ít xảy ra quá trình oxy hóa phân hủy các vitamin, có thể dễ dàng trộn
vào thức ăn hỗn hợp và không tác động nhiều đến môi trường. Hiện nay, nó đang
được sử dụng trong công nghệ chế biến thức ăn cho gia súc hầu hết các loài bao gồm
gà, gà tây, lợn, bò và ngựa. (Micronutrients, 1995)



Hình 1: Hỗn hợp Cu
2
(OH)
3
Cl ở dạng bột, màu xanh lá cây
2.4.2. Cấu tạo
Cu
2
(OH)
3
Cl là tên của môt sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ đồng Chloride hóa
trị 3, là một hỗn hợp dạng bột màu xanh lá cây. Cu
2
(OH)
3
Cl là một hỗn hợp giữa
đồng clorua (axít mạnh) và đồng hydroxit (kiềm mạnh) trong đó ba phần tư số axit đã
bị vô hiệu hóa. Kết quả là tạo ra một muối có đặc tính hoàn toàn không hòa tan trong
nước và rất dễ dàng và nhanh chóng hòa tan trong ruột của động vật (trong môi trường
pH thấp). Đồng thời, nó là một hợp chất không bị phân giải trong thức ăn so với các
muối axit khác (như CuSO
4
), vì Cu
2
(OH)
3
Cl là một hợp chất không tan trong nước
nên nó không tạo ra ion để thúc đẩy quá trình oxy hóa.
So với CuSO
4

là một muối tan trong nước nên tạo ra các ion Cu
2+
và SO
4
2-
, các ion
này sẽ kết hợp với các ion khác và kết hợp với các vitamin làm giảm lượng vitamin
trong thức ăn bổ sung cho cá, do đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá.
(Micronutrients, 1995)
Cu
2
(OH)
3
Cl có phản ứng hòa tan chậm trong thực phẩm hoặc các loại thức ăn hỗn
hợp, và giúp cải thiện sự ổn định của các vitamin cũng như chất béo và dầu. Đồng
thời, có khả năng phân giải và hoạt hóa các vitamin của nó trong thức ăn và trên cơ,
gan của cá.
2.4.3. So sánh một số đặc điểm giửa Cu
2
(OH)
3
Cl và CuSO
4

So với CuSO
4
là một muối tan trong nước nên tạo ra các ion Cu
2+
và SO
4

2-
, các ion
này sẽ kết hợp với các ion khác và kết hợp với các các vitamin làm giảm lượng
vitamin trong thức ăn bổ sung cho cá, do đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá.

7

Bảng 3: Các số liệu so sánh Cu
2
(OH)
3
Cl với CuSO
4
có chứa trong thức ăn

Cu
2
(OH)
3
Cl
CuSO
4

Tính hút ẩm (chiếm 90% so
với độ ẩm không khí)
0,43 4,7 - 6,6
Độ hòa tan nước (mg/ lít) 0,06 310

(Nguồn: Hooge et al, 2000)


Cu
2
(OH)
3
Cl ở dạng hạt mịn, các hạt được sản xuất thông qua quá trình kết tinh, tạo ra
các hạt mịn và dễ hòa tan. Ngược lại, đối với đồng sunfat (CuSO
4
) thì hầu hết được
sản xuất ở dạng các hạt không đồng đều.Cu
2
(OH)
3
Cl có kích thước hạt khoảng 60 -
100 micron, kích thước tối ưu cho mật độ cụ thể của nó, có thể phối trộn trực tiếp cả
trong các công thức thức ăn, trong khi đó các hạt sulfate đồng lại có kích thước
khoảng từ 4 - 100 micron. Cu
2
(OH)
3
Cl không có tính hút ẩm do đó không bị ảnh
hưởng bởi độ ẩm trong quá trình trước, đang và sau khi phối trộn thức ăn. Ngược lại,
đồng sulfate lại có tính hút ẩm do đó ảnh hưởng nhiều đến quá trình phối trộn thức ăn.
Bảng 4: Những thuộc tính vật lý và hóa học của Cu
2
(OH)
3
Cl
Thuộc tính Đặc điểm
Hình dạng bên ngoài Dạng bột mịn, màu xanh lá cây
Độ nóng chảy 482º F 250º C

Tỷ trọng 3,4 – 3,6
Trọng lượng mol 213,56
Độ hòa tan Không tan trong nước
pH 6,9 trong nước

(Nguồn: Micronutrients, 1995)

2.3. Vai trò và nhu cầu khẩu phần của vitamin trong cơ thể động vật
Vitamin là những hợp chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh
dưỡng của động vật thủy sản, đảm bảo các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển
của cá. Vai trò và nhu cầu vitamin đối với động vật thủy sản thực sự được quan tâm
khi nghề nuôi thủy sản thâm canh ra đời. Nó chiếm một lượng rất nhỏ 1 - 2 % trong
thức ăn. Tuy nhiên, vitamin có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của cơ
thể và chi phí có thể lên đến 15 % trong khẩu phần ăn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
Khả năng tổng hợp vitamin của động vật thủy sản rất kém hoặc không có nên không
đủ đáp ứng nhu cầu, do đó việc cung cấp vitamin vào thức ăn là rất cần thiết. Động vật
thủy sản thức ăn không cung cấp đầy đủ vitamin sẽ sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp,
khả năng chịu đựng với biến động môi trường kém và dễ bị bệnh. Nhu cầu vitamin
chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: kích cỡ và giai đoạn phát triển của đối tượng
nuôi, các yếu tố môi trường, mối tương tác với các thành phần dinh dưỡng khác và
đặc biệt là quá trình chế biến và bảo quản. (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).

8
Dựa vào tính tan chia vitamin làm hai nhóm: nhóm vitamin tan trong nước và tan
trong chất béo. Nhóm vitamin tan trong tan trong nước gồm: vitamin nhóm B, vitamin
C, choline và inositol. Các vitamin nhóm này thường tham gia trong thành phần cấu
tạo ra các co-enzyme khác nhau, trong đó vitamin C có vai trò quan trọng nhất nhờ
khả năng chốnh õy hóa và hổ trợ hệ miễn dịch của cá. Nhóm vitamin tan trong chất
béo gồm: vitamin E, A, D,K; trong nhóm này thì vitamin E được đề cập nhiều nhất và
có vai trò quan trọng trong khả năng chống oxy hóa

Nhu cầu vitamin E của cá da trơn là 30 mg/kg thức ăn khô ( Lại Văn Hùng, 2004).
Bảng 5: Nhu cầu vitamin của cá (Cá hồi, chép, rôphi, da trơn)
Vitamin mg/kg khẩu phần khô
Vitamin A
Vitamin D3
Vitamin E
Vitamin K
Vitamin C
Vitamin B1
Vitamin B2
Axit panthothenic
Niacin
Vitamin B6
Biotin
Axit folic
Cholin chloride
Vitamin B12
Ethoxyquin
1000 IU
200 IU
10 IU
2
40
4
4
10
20
4
0,02
1

90
0,004
16
(Nguồn: Lê Đức Ngoan và ctv, 2008)
2.5.1. Nhu cầu vitamin E
Theo Lê Đức Ngoan và ctv ( 2008) Vitamin E có tên khoa học là Tocopherol và có
nhiều đồng phân như α-tocopherol, β-tocopherol, γ-tocopherol và δ-tocopherol,
nếu hoạt tính của α-tocopherol là 100, thì các tocopherol β , γ và δ lần lượt là 30 - 40,
10 và 1. Trong đó dạng α – tocopherol có chứa hàm lượng vitamin họat tính cao nhất.
Công thức hóa học của vitamin E là C
23
H
50
O
2 .


Hình 2: Công thức cấu tạo của α-Tocopherol
(Nguồn: Lê Đức Ngoan, 2008)

9
Vitamin E có thể tham gia trong phản ứng oxy hóa khử và có tác dụng như những chất
chống oxy hóa (anti oxidant), do đó nó có tác dụng bảo vệ các chất dễ bị oxy hóa như
caroten, vitamin A, các acid béo không no. Vì vậy, vitamin E có tác dụng bảo vệ
màng sinh học có chứa lipid có cấu trúc từ các acid béo không no. Vitamin E còn
tham gia vào quá trình trao đổi các amino acid có chứa lưu huỳnh (methionine,
cystein, cystin). Trên cá chép, người ta ghi nhận vitamin E làm tăng khả năng sinh
sản. Cá ăn khẩu phần bổ sung vitamin E có hệ số thành thục là 14,1 % thay vì 3,3 %
trên khẩu phần không bổ sung vitamin E. Ngoài ra, vitamin E còn giúp nâng cao tỷ lệ
nở của trứng (Lê Đức Ngoan và ctv, 2008).

Theo Lại Văn Hùng (2004) Vitamin E là chất lỏng không màu, hòa tan trong dầu thực
vật, dung môi hữu cơ và bền vững với nhiệt (có thể chịu được170
0
C) nhưng bị phá
hủy rất nhanh dưới tác dụng của tia cực tím. Vì vậy thức ăn và nguyên liệu để sản xuất
thức ăn cho cá không nên phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.Vitamin E có nhiều
trong cây xanh, rau, cỏ, hạt ngũ cốc, hạt mầm, dầu thực vật, lòng đỏ trứng.
Do vitamin E thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo nên nó được hấp thu qua ruột
cùng với chất béo trong thức ăn. Vì vậy, khi chất béo trong thức ăn được hấp thu tốt
thì tạo điều kiện cho vitamin E cũng được hấp thu tốt hơn. Nhóm vitamin này sẽ tích
lũy trong cơ thể khi được cung cấp vượt quá nhu cầu. Do đo, nhu cầu về vitamin E
của cá rất biến động và phụ thuộc vào hàm lượng và tính chất của chất béo trong thức
ăn và khả năng hấp thu vitamin E trong cơ thể.Dấu hiệu khi thiếu vitamin E ở cá là
mất sắc tố da, thoái hóa cơ, mẫn cảm với bệnh,thiếu máu, giảm sinh trưởng và tỉ lệ tử
vong cao, mất chức năng bổ thể của huyết thanh, protein huyết tương tăng cao, tăng
nước và mỡ trong cơ thể cá, tích mỡ trong gan, hiện tượng dung huyết hồng cầu, tăng
sắt trong lách và tụy. Dạng vitamin E thường được bổ sung vào thức ăn cho cá là α –
tocopherol acetace (Lê Anh Tuấn, 2006).
Bổ sung vitamin E vào thức ăn cá có tác dụng làm tăng tốc độ sinh trưởng, FCR và độ
bền của huyết cầu (Lê Đức Ngoan và ctv, 2008).
Bảng 6: Tác dụng của vitamin E bổ sung vào thức ăn cá
Vitamin E (mg/kg ) 2,0

41
Tăng trọng (%) 2322 3125
FCR (kg./kg TT) 1,89 1,62
Vitamin E:
Máu (μg/ml )
Gan (μg/g)


1,7
2,3

16,0
36,8
Tỷ lệ hồng cầu vỡ (%) 51,5 30,9
(Nguồn: Bell et al. 1985 ; trích từ Lê Đức Ngoan và ctv, 2008 )


10
Bảng 7: Ảnh hưởng của vitamin E lên sinh trưởng và tỉ lệ chết của cá da trơn sau 19 và
26 tuần nuôi
Tốc độ tăng trưởng Tỉ lệ chết (%)
Vitamin E
(mg/kg thức ăn)
19 tuần 26 tuần 19 tuần 26 tuần
0
50
852
1269

19
40

0
0

31
0
(Nguồn: Lại Văn Hùng, 2004)

Hầu hết, vitamin bổ sung vào thức ăn cho cá được sản xuất bằng con đường hoá học
hoặc vi sinh vật hoặc kết hợp cả hai chứ không phải chiết từ thức ăn tự nhiên, vì các
vitamin chiết từ nguồn tự nhiên rất đắt. Các vitamin tổng hợp được sản xuất ra dưới
dạng khác nhau và được bảo vệ để chống lại sự phân huỷ trong quá trình chế biến và
dự trữ (Vũ Duy Giảng, 2006).






















11
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 8/2010.
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện ở Xã Mỹ Hoà Thành phố Long Xuyên Tỉnh An Giang

3.2 Vật liệu trong nghiên cứu
3.2.1 Nguồn cá giống
Cá giống có trọng lượng trung bình 7,73 ± 2,40 g/con, không bị xây xát, không mắc
bệnh, không dị hình. Cá giống được mua tại cơ sở ương cá giống xã Vĩnh Khánh,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang


Hình 3: Mẫu cá ban đầu
3.2.2 Thức ăn và chất phối trộn sử dụng cho cá trong thí nghiệm
- Thức ăn được dùng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp dạng viên (UP T503)
của công ty Uni-President
- Sản phẩm Cu
2
(OH)
3
Cl được cung cấp bởi công ty Micronutrients của Mỹ

Hình 4: Thức ăn công nghiệp sử dụng trong thí nghiệm Hình 5: Sản phẩm Cu
2
(OH)
3
Cl


12
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn
Bảng 8 : Thàn ng thức ăn công nghiệp T50
hức ăn T503S
h phần dinh dưỡ 3S
Mã số t
Độ ẩm tối đa (%) 10
Protein tối thiểu (%) 30
Béo thô tối thiểu (%)
a (%)
n (mm) 3.0-3.2
Bao gói (kg)
5
Tro tối đa (%) 12
Xơ thô tối đ 6
Hình dạng Viên
Kích cỡ thức ă
25
(Nguồn: Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, 2001)
Bảng 9: Thành số kỹ thuật của Cu
2
(OH)
Thô uật
phần và thông
3
Cl
Thành phần ng số kỹ th
Đồ 3 98% Min ng clorua hóa trị
Tổn Cu
Độ ẩm ¼%

g lượng 58%
Clorua 17-19%
Max
(Nguồn: Micronutrients, 1995)
, NH
3
/NH
4
, NO
2
, DO.
ây, dao mỗ, kéo, kẹp, sàng
tra mẫu định kỳ.
ùng trong thí nghiệm: vôi bột (CaCO
3
), muối (NaCl), chất kết
Tre xanh dùng làm hệ thống cầu để cho cá ăn, chăm sóc các vèo bố trí thí nghiệm.
i bố trí thí nghiệm
hí nghiệm có diện tích 1.500 m
2
tại ao của nông dân.
c hoàn chỉnh.

3.2.3 Các vật liệu khác
Các vật liệu được sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm bao gồm:
- Bộ Test các yếu tố môi trường nước của Zera: pH
- Nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của nước trong ao.
- Các dụng cụ như: thau, rổ, vợt, cân, thước dây, thước c
cho ăn.... được sử dụng cho các đợt kiểm
- Máy xay thức ăn sử dụng motor điện.

- Các loại hóa chất d
dính (WM_Binder).
- Vèo dùng để bố trí thí nghiệm (kích thước 4x2x2m)
-

3. 3 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
3.3.1.Các bước chuẩn bị trước kh
 Bước 1: Lựa chọn ao bố trí thí nghiệm
Ao được dùng để bố trí t
Ao có độ sâu 1,5 - 2 m.
Độ cao của bờ là 1,0 - 1,2 m.
Ao có hệ thống cống cấp thoát nướ

13
 Bước 2: Quá trình cải tạo ao
Tát cạn nước ao, hút bùn, sau đó bón vôi bột (CaCO
3
) với liều lượng 100 - 150
kg/1000 m
2
. Phơi đáy ao 2 - 3 ngày.Sau đó, cấp nước sông vào ao, nước cấp vào ao
phải đươc thông qua lưới lọc để ngăn cá tạp, cua vào ao làm hư hỏng vèo bố trí thí
nghiệm. Nước được cấp vào lúc con nước cường và cấp nước vào đến mặt bờ ao, có
độ sâu từ 1,5 -2 m.

Hình 6: Cải tạo ao Hình 7: Bố trí các vèo thí nghiệm trong ao
 Bướ
u đó thu hoạch, tính tỉ lệ sống và đo các chỉ tiêu. Kết thúc thí nghiệm
ở ngày
ểm tra bằng các bộ test của Zera 3 ngày/lần

ằng nhiệt kế thủy ngân 2 lần trong ngày hằng ngày: sáng 6 – 7h
và chiều 14 – 15h
c 3: Thả giống, bố trí mật độ và thu mẫu:
Cá thí nghiệm mua của cơ sở ương giống ương tiếp 10 ngày trong vèo cho cá
ổn định sinh học sau đó chọn ngẫu nhiên bố trí 500 con/vèo tháng nuôi thứ nhất.Sau
30 ngày mỗi vèo cá nuôi được gạn kiểm tra. Đếm cá tính tỉ lệ sống và chọn ngẫu
nhiên 30 cá cân thể trong và đo chiều dài và chiều cao thân. Sau đó chọn ngẫu nhiên
300 con/vèo nuôi tiếp tháng thứ 2. Nuôi tiếp 30 ngày và kiểm tra lần thứ 2 phương
pháp làm tương tự như lần thứ nhất và bố trí lại mật độ 200/vèo. Cá được nuôi tiếp
thêm 30 ngày sa
thứ 90.
3.3.2 Nội dung nghiên cứu 1
Khảo sát các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi
- Thí nghiệm theo dỏi 5 chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, DO, NH
3
, NO
2
.
- Các chỉ tiêu pH, DO, NH
3
, NO
2
được ki
vào 2 buổi: sáng 6 – 7h và chiều 14 – 15h
- Nhiệt độ được đo b

Hình 8: Test mẫu nước môi trường nuôi

14
3.3.3.Nội dung nghiên cứu 2:

So sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá không có bổ sung Cu2(OH)3Cl và
m được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomize Complete Block
– RCB
:
- Nghi g Cu
2
(OH)
3
Cl với nồng độ là 50 ppm vào thức ăn
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
á bố trí trong vèo có kích thước 2x4x2m đặt trong ao có diện tích 1.500m2
3.3.3.2 Phối chế thức ăn cho cá trong thí nghiệm
cá có bổ sung Cu2(OH)3Cl.
3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệ
).
Số lần lập lại r = 3
Số nghiệm thức t = 4 gồm có
Các nghiệm thức trong thí nghiệm:
- Nghiệm thức đối chứng (ĐC): không bổ sung Cu
2
(OH)
3
Cl vào thức ăn
- Nghiệm thức 2 (5P): bổ sung Cu
2
(OH)
3
Cl với nồng độ là 5 ppm vào thức ăn
- Nghiệm thức 3 (15P): bổ sung Cu

2
(OH)
3
Cl với nồng độ là 15 ppm vào thức ăn
ệm thức 4 (50P): bổ sun





50P1
ĐC1 15P1 5P1





50P2


ĐC2 5P2
15P2




ĐC3

15P3


50P3
5P3





Chú thích
Cầu công tác.
Huớng đi ra phía ao bố trí thí nghiệm.

C



15
Nhắm đảm bảo sự đồng điều khi phối trộn Cu
2
(OH)
3
Cl, cách phối chế được thực hiện
2 công đoạn: Công đoạn thứ nhất, sử dụng 1g Cu
2
(OH)
3
Cl pha với 100ml nước trộn
đều với 1kg thức ăn UP T503 hổ hợp này được đưa vào máy ép thức ăn xay thành
viên (ép như vậy 3 lần) nhằm đảm bảo Cu
2
(OH)

3
Cl được trộn điều vào thức ăn. Kết
quả là chúng ta được 1kg thức ăn có hàm lượng Cu
2
(OH)
3
Cl là 100ppm.Công đoạn
thứ hai là sử dụng thức ăn này để phối chế với UPT503 để có thức ăn có hàm lượng
5,15 và 50ppm Cách làm cũng tương tự như trên tức là ép 2 lần khi phối chế các nồng
độ 5,15,50 ppm. Nghiệm thức đối chứng cũng là tương tư như trên nhưng không có
Cu
2
(OH)
3
Cl.


Hình 9: Phối chế thức ăn cho cá theo từng nghiệm thức

Hình 10: Cân thức ăn Hình 11: Cho cá ăn trong vèo Hình 12: Kiểm tra thức ăn thừa
Thức ăn sau khi phối chế cho cá ăn trong ngày.
3.3.3.3. Lượng thức ăn và cách cho ăn.
Cá ở các nghiệm thức được cho ăn thức ăn có trọng lượng như nhau
8% trọng lượng thân/ngày ở tháng thứ nhất
6% trọng lượng thân/ngày ở tháng thứ hai
5% trọng lượng thân/ngày ở tháng thứ ba
Thức ăn được rãi vào sàn cho ăn trong mỗi vèo.
Cho cá ăn ngày 2 lần vào7h và 14h.
Khi thu mẫu hằng tháng, ngưng cho cá ăn trước đó 01 ngày
3.3.3.4 Xác định tỷ lệ sống

Tiến hành kiểm tra từng vèo một theo từng nghiệm thức.
Đếm số cá còn trong vèo để tính tỷ lệ sống
Số cá còn lại
Tỉ lệ sống % = ----------------------- x 100
Số cá thả ban đầu

16

×