Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỦY LỢI THEO PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TUY AN TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.6 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỦY LỢI THEO PHƯƠNG
PHÁP CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TUY AN
TỈNH PHÚ YÊN

HÀ THỊ THÚY LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả
Quản Lý Thủy Lợi Theo Phương Pháp Cộng Đồng tại Huyện Tuy An Tỉnh Phú
Yên” do Hà Thị Thúy Linh, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên
Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

_____________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


____________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 tháng thực hiện, khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản
thân. Bên cạnh đó là sự động viên giúp đỡ từ nhiều phía nhà trường, thầy cô, gia đình
và bạn bè.
Để có được ngày hôm nay, trước hết con xin bày tỏ lòng thành kính, lòng biết
ơn sâu sắc nhất của con đối với Má, người đã sinh thành và không quản ngại mọi gian
khó để nuôi con trưởng thành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con học tập và hoàn thành
khóa luận này.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn
sâu sắc nhất đến Cô – Tiến sĩ Phan Thị Giác Tâm đã hết lòng quan tâm giúp đỡ, hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đặc biệt đến Ban chủ nhiệm Hợp Tác Xã nông
nghiệp xã An Chấn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực tập tại quý cơ
quan. Cảm ơn anh Mỹ cùng gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập
tại địa phương.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Các bạn đã cho tôi một quãng
đời sinh viên với nhiều niềm vui và thật đầy ý nghĩa.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2010.
Sinh Viên
Hà Thị Thúy Linh.


NỘI DUNG TÓM TẮT
HÀ THỊ THÚY LINH. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý
Thủy Lợi Theo Phương Pháp Cộng Đồng tại Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên”.

HA THI THUY LINH. July 2010. “Effectiveness Of The Community - Based
Management Of Irrigation At Tuy An District, Phu Yen Province”.

Việt Nam là một nước nông nghiệp lại thường xuyên bị thiên tai đe dọa, công
tác thủy lợi được xác định là vô cùng quan trọng, là biện pháp hàng đầu để phát triển
sản xuất nông nghiệp. Trong những thập niên qua, Nhà Nước đã gặp phải những thất
bại trong công tác quản lý thủy lợi có thể kể đến như thâm hụt ngân sách, sự xuống
cấp của hệ thống tưới, chất lượng và hiệu quả dịch vụ thủy lợi thấp. Mô hình quản lý
thủy lợi dựa vào cộng đồng là một mô hình đang được áp dụng phổ biến tại các tỉnh

miền Trung. Mô hình này nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng, nâng cao trách
nhiệm và quyền lợi của nông dân trong vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống công
trình thủy lợi, góp phần đẩy mạnh các hoạt động sản xuất ở cơ sở.
Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ nông dân tại xã An Chấn,
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để đánh giá hiệu quả quản lý thủy lợi dựa vào cộng đồng
của HTX Nông Nghiệp An Chấn.
Đề tài đi vào mô tả đặc điểm hệ thống thủy lợi và quản lý thủy lợi theo phương
cộng đồng tại địa phương. Từ đó, đánh giá hiệu quả quản lý dưới ba góc độ: HTX, nông
hộ và sức sản xuất của tài nguyên nước. Từ thực tế của tình hình quản lý, đề tài đã đề ra
những kiến nghị cụ thể để nhằm quản lý và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

4

1.2.1. Mục tiêu chung

4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

4

1. 3. Phạm vi nghiên cứu

4

1. 3.1. Phạm vi không gian

4

1.3.2. Phạm vi thời gian


4

1.4. Cấu trúc khóa luận

5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

6

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

7

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

8

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12_Toc34719263


3.1. Cơ sở lý luận

12

3.1.1. Một số khái niệm

12

3.1.2. Mô hình quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

18

3.2.1. Tiến trình thực hiện nghiên cứu

18

3.2.2. Lựa chọn vùng nghiên cứu

19

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

19

3.2.4. Phương pháp phân tích


20

v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu điều tra

24
24

4.1.1. Quy mô hộ gia đình

24

4.1.2. Nhóm tuổi và trình độ học vấn

24

4.2. Mô tả đặc điểm hệ thống thuỷ lợi ở địa phương

26

4.3. Tổ chức quản lý thủy lợi ở An Chấn

28

4.3.1. Sự hình thành cộng đồng người sử dụng nước

28


4.3.2. Tổ chức quản lý thủy lợi của cộng đồng

29

4.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thủy lợi theo phương pháp cộng đồng

33

4.4.1. Cấp độ HTX

33

4.4.2. Cấp độ nông hộ

35

4.4.3. Sức sản xuất của tài nguyên nước

39

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1. Kết luận

48

5.2. Kiến nghị


49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban Quản Lý

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

HTX

Hợp Tác Xã

HTXNN

Hợp Tác Xã Nông Nghiệp

KC


Kênh Chính

NDN

Nhóm Dùng Nước

NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

PIM

Quản Lý Thủy Lợi Có Sự Tham Gia
(Participatory Irrigation Management)

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Giải Thích Biến và Kỳ Vọng Dấu

21

Bảng 4.1. Quy Mô Hộ Gia Đình qua Cuộc Điều Tra


24

Bảng 4.2. Cơ Cấu Nhóm Tuổi

25

Bảng 4.3. Thống Kê Số Lượng Người Sử Dụng Nước ở Xã An Chấn

29

Bảng 4.4. Thống Kê Các Đội Sản Xuất

32

Bảng 4.5. Chi Tiêu Cho Nông Nghiệp của HTX An Chấn năm 2009.

34

Bảng 4.6. Tình Hình Phân Phối Nước Theo Kết Quả Điều Tra

36

Bảng 4.7. Mức Độ Tham Gia của Cộng Đồng Trong Công Tác Quản Lý Thủy Lợi 39
Bảng 4.8. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình Hồi Quy

40

Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình


41

Bảng 4.10. Kết quả ước lượng mô hình sau khi bỏ biến

42

Bảng 4.11. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng trong Mô Hình

43

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Tuy An

8

Hình 3.1. Sơ Họa Mô Hình Hội Người Dùng Nước và Nhóm Dùng Nước

14

Hình 4.1. Đặc Điểm Trình Độ Học Vấn

25

Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống Thủy Nông Đồng Cam

27


Hình 4.3. Sơ Đồ Khu Vực Tưới của Trạm Bơm Phú Vang

28

Hình 4.4. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Thủy Lợi ở An Chấn

30

Hình 4.5. Kết Quả Điều Tra về Thực Hiện Việc Lấy Nước Vào Ruộng

35

Hình 4.6. Nhận Định về Mức Thu Tiền Nước và Kênh Mương Nội Đồng

37

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Cán Bộ Nhân Viên HTX Nông Nghiệp Xã An Chấn Nhiệm Kỳ
2007-2012
Phụ lục 2. Các trường hợp của hàm năng suất ứng với 3 biến giả
Phụ lục 3. Kết xuất Eviews mô hình hàm năng suất chạy bằng phương pháp OLS
Phụ lục 4. Kết xuất Eviews mô hình hàm năng suất sau khi bỏ biến
Phụ lục 5. Kết xuất kiểm định White mô hình hàm năng suất
Phụ lục 6. Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến bằng Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phục lục 7. Các kiểm định giả thiết cho mô hình
Phụ lục 8. Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình hồi quy

Phụ lục 9. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Phụ lục 10. Một Số Hình Ảnh về Kênh Mương Nội Đồng ở An Chấn

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là một tài nguyên vô cùng quan trọng gắn liền với mọi hoạt động của con
người trong đời sống cũng như hoạt động sản xuất. Sớm nhận thức được tầm quan
trọng của nguồn nước như vậy nên từ xa xưa người dân đã biết đắp đập, đào kênh, xây
dựng những công trình thủy lợi để cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
Theo đánh giá gần đây, tổng giá trị của các công trình thủy lợi hiện có ở nước ta ước
khoảng 100.000 tỷ đồng (Phạm Xuân Sử, 2006). Đây là tài sản lớn của quốc gia, thể
hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước ta đối với công tác thủy lợi. Các công trình
này đã có những đóng góp đáng kể trong việc thâm canh cao, phát triển nông nghiệp
bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng lượng nông sản xuất khẩu, cải
thiện môi trường, tạo bộ mặt mới cho nông thôn nước ta. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, nền nông nghiệp nước ta luôn phải đối mặt với thực trạng thiếu nước, đặc
biệt là ở miền Trung và Tây Nguyên luôn xảy ra hạn hán kéo dài vào mùa khô. Hàng
loạt hecta trồng mía ở duyên hải miền Trung bị mất trắng vì thiếu nước, hàng trăm
hecta cà phê ở Tây Nguyên phải chết đứng vì khô hạn, hàng loạt gia súc gia cầm ở
Ninh Thuận, Bình Thuận phải chịu chết khát vì không đủ nước (Ngô Công Đính,
2007). Chính vì vậy, vấn đề nước cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là một bài toán
cấp bách cần sớm được giải quyết.
Nền kinh tế của nước ta chủ yếu là nông nghiệp lại thường xuyên bị thiên tai đe
dọa, cho nên công tác thủy lợi được xác định là vô cùng quan trọng, là biện pháp hàng
đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Bởi thế việc sử dụng nước như thế nào cho có

hiệu quả và vấn đề quản lý tài nguyên nước ra sao là nội dung cần được quan tâm.
Tình trạng khan hiếm nước một phần cũng do con người chưa có kiến thức đầy đủ về


việc sử dụng nguồn tài nguyên nước. Để hiểu biết đầy đủ về tài nguyên nước và có
phương thức sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhất phải có nhận thức đầy đủ về tài
nguyên nước cũng như hiểu biết thực trạng sử dụng nước. Vì vậy đòi hỏi phải có sự
tham gia của cộng đồng trong việc quản lý nguồn tài nguyên này.
Việt Nam đã có lịch sử lâu đời về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài
nguyên nước ở nhiều nơi trong cả nước, ở cả vùng đồng bằng và vùng cao, thể hiện
dưới nhiều mô hình và cách thức khác nhau, phục vụ cho mục đích lấy nước sinh hoạt
và tưới tiêu đồng ruộng. Các mô hình truyền thống về quản lý tài nguyên nước dựa
vào cộng đồng thường có ở các vùng nông thôn miền núi, ở đó tài nguyên nước được
xem như là tài sản chung của cộng đồng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam, nước dần trở thành một tài nguyên có giá trị kinh tế,
nên trong quá trình sử dụng chúng ta phải coi nước là một loại hàng hóa và làm sao
phát huy tối đa giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Đây là một nhận thức mới được con
người khẳng định trong vài thập kỷ gần đây. Trước đây con người sử dụng nước
nhưng chưa hiểu đầy đủ giá trị kinh tế của nước, coi nước như là tài nguyên có thể sử
dụng tự do nhiều khi không phải trả tiền (Chu Thị Thơm et al, 2006).
Các mô hình tiên tiến về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt
Nam đã ra đời và vận hành tương thích với những thay đổi của nền kinh tế xã hội theo
định hướng thị trường của đất nước. Trong quản lý tưới tiêu, Nhà Nước đã gặp phải
những thất bại chủ yếu có thể kể đến là: thâm hụt ngân sách, sự xuống cấp của kênh
dẫn nước, hệ thống tưới tiêu kém chất lượng, kém hiệu quả, mâu thuẫn về nguồn
nước,…Những thất bại này có nguyên nhân thiên về quản lý hơn là kỹ thuật. Người
nông dân, những người trực tiếp hưởng lợi và sử dụng từ những dịch vụ tưới tiêu thì
không hề tham gia vào việc quản lý tưới. Họ xem hệ thống tưới tiêu là tài sản của Nhà
Nước nên không có quan niệm bảo vệ và phát triển những hệ thống này. Do đó, họ
cũng không sẵn lòng trả tiền cho những dịch vụ hay bảo trì những công trình trên.

Cách quản lý mà không gắn liền với người nông dân, với lợi ích nguồn nước là không
hiệu quả. Vì vậy để quản lý tốt nguồn nước thì phải nâng cao hiểu biết của nông dân
về quyền và trách nhiệm của họ đối với nguồn nước mà họ đang sử dụng (Cap Thi
Phuong Anh, 2008). Một vài mô hình tiên tiến về quản lý tài nguyên nước dựa vào
2


cộng đồng đã được dẫn chứng cho quản lý hệ thống thủy lợi, ví dụ đồng quản lý giữa
tổ chức nông dân và cơ quan Nhà Nước, giữa tổ chức nông dân và tổ chức có liên quan
đến Nhà Nước (như doanh nghiệp), do chính tổ chức nông dân đứng ra quản lý thông
qua hình thức Hợp Tác Xã (phổ biến ở miền Bắc và miền Trung) hoặc Hội người dùng
nước (phổ biến ở miền Nam).
Phú yên là là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ với 70% diện tích
là đồi núi, địa hình tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi
xen kẽ đồng bằng. Vùng trung du có những cao nguyên rộng, tương đối bằng phẳng rất
thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Vùng đồng
bằng duyên hải ven biển ở phía Đông với những cánh đồng lúa lớn của tỉnh. Phú Yên
là tỉnh có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào với các hệ thống Sông Ba, sông Bàn
Thạch, sông Kỳ Lộ,... đảm bảo cung cấp nước tưới cho nông nghiệp nhưng lại phân bổ
không đều theo không gian và thời gian. Vì vậy công tác thủy lợi ở địa phương là rất
quan trọng để đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho nông nghiệp trong mùa khô. Cách tổ
chức quản lý các hệ thống công trình thủy lợi như thế nào cho có hiệu quả nhằm khai
thác tối đa hiệu quả kinh tế của nguồn tài nguyên nước nơi đây là vấn đề các nhà quản
lý và nông dân địa phương đang rất quan tâm.
Quản lý thủy lợi theo phương pháp cộng đồng là một mô hình đang được áp
dụng phổ biến tại các tỉnh miền Trung, để đánh giá và rút ra những kinh nghiệm từ mô
hình quản lý trên nhằm đề xuất một số giải pháp để sử dụng nguồn tài nguyên này
ngày càng hiệu quả và nâng cao trách nhiệm, quyền lợi của nông dân trong vận hành,
duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình thủy lợi, góp phần đẩy mạnh các hoạt động ở cơ
sở sản xuất. Được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm

TP.HCM và dưới sự hướng dẫn của cô Phan Thị Giác Tâm, tác giả tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý Thủy Lợi Theo Phương Pháp Cộng Đồng
tại Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên”.

3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý thủy lợi theo phương pháp
cộng đồng tại huyện Tuy An tỉnh Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả đặc điểm hệ thống thủy lợi ở địa phương.
- Mô tả về quản lý thủy lợi theo phương pháp cộng đồng.
- Đánh giá kết quả quản lý thủy lợi theo phương pháp cộng đồng dưới các góc
độ: (a) Hợp tác xã, (b) Nông hộ, (c) Sức sản xuất của tài nguyên nước.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và sử tài nguyên nước một cách có
hiệu quả hơn.
1. 3. Phạm vi nghiên cứu
1. 3.1. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Tuy An. Số liệu sơ cấp được
điều tra thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên tại xã An Chấn, đây là một trong những vùng
cuối nguồn lấy nước từ hệ thống thủy nông Đồng Cam.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/03/2010 đến
30/06/2010. Trong đó thời gian từ 15/03/ 2010 đến 07/04/2010 tiến hành thu thập các
thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để hoàn thành đề cương chi
tiết và soạn thảo bảng câu hỏi điều tra, từ 08/04/2010 đến 15/05/2010 thu thập thông
tin và số liệu tại UBND và HTX nông nghiệp xã An Chấn, đồng thời tiến hành điều tra
phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân đang sinh sống tại xã An Chấn. Từ 16/05/2010

đến 30/06/2010 tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.
.

4


1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương. Chương 1: Tác giả trình bày sự cần thiết đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt cấu trúc của khóa
luận. Chương 2 : Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu cũng như tổng quan địa bàn nghiên cứu, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội của huyện Tuy An. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, trình bày
các khái niệm, định nghĩa, và phương pháp để tiến hành nghiên cứu. Chương 4: Đây là
chương trình bày các kết quả đạt được của đề tài, bao gồm đặc điểm hệ thống thủy lợi,
tình hình quản lý thủy lợi ở địa phương và kết quả quản lý thủy lợi theo phương pháp
cộng đồng. Chương 5: Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Tổng quan tài liệu được thực hiện thông qua tiến trình nghiên cứu. Lúc đầu,
việc tổng quan tài liệu là để xác định được những vấn đề đã được đề cập đến hoặc còn
tranh cãi xung quanh vấn đề nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản lý thủy
lợi, cách mà các nhà nghiên cứu trước đã chứng minh và những gì đã được kết luận.
Dựa vào phần tổng quan đó, nghiên cứu đã phát triển và đưa ra một khung phân tích
các vấn đề và xác định những dữ liệu cần thiết cần thu thập cho đề tài. Tổng quan tài

liệu cũng được thực hiện trong suốt quá trình thu thập dữ liệu và phân tích cho phù
hợp với vấn đề. Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các vấn đề đang
còn tranh luận và các nghiên cứu liên quan thảo luận về sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý thủy lợi và hiệu quả quản lý thủy lợi trên thế giới và tại Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý thủy lợi có sự tham gia
(Participatory Irrigation Management-PIM) từ đầu những năm 1990 sau khi Chính phủ
chính thức quyết định chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình
thông qua chính sách “Khoán 10”. PIM là một phương pháp hiệu quả cho quản lý tài
nguyên nước có sự tham gia của người dân, bởi vì các cộng đồng hưởng lợi sẽ cùng
tham gia với tư cách là người sử dụng nước, người quản lý và bảo vệ nguồn nước, nhất
là đối với các hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ. Mô hình PIM đã được áp dụng thử
nghiệm ở nhiều tỉnh như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Trị, Quảng Ngãi Và Bình Định. Về mặt thể chế tổ chức, các đánh giá gần đây
đã xác định có 3 mô hình PIM, bao gồm: 1) mô hình tổ chức nông dân và Nhà Nước
cùng quản lý; 2) mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên
quan đến Nhà Nước (bán Nhà Nước) và 3) mô hình tổ chức cộng đồng tự quản lý.


Đánh giá này đã khẳng định sự tham gia của nông dân ngày càng tăng trong quá trình
ra quyết định quản lý (Nguyễn Việt Dũng et al, 2002).
Cáp Thị Phương Anh, 2008, đã thực hiện nghiên cứu đánh giá về vai trò của
cộng đồng trong quản lý thủy lợi. Bằng phương pháp định tính tác giả đã tìm hiểu về
cách cộng đồng tham gia trong quản lý thủy lợi ở Tuyên Quang – Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy quản lý thủy lợi thông qua HTX có thể thu hút người sử dụng
nước trong các hoạt động khác nhau như lập kế hoạch sản xuất, tổ chức hoạt động, bảo
trì hệ thống thủy lợi và giám sát việc thực hiện. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các
hình thức tổ chức quản lý khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau trong việc phân
phối nước, bảo trì hệ thống và quản lý nguồn tài chính. Ngoài ra, việc thành công
trong quản lý thủy lợi không chỉ phụ thuộc vào sự tham gia của cộng đồng mà còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như hợp tác với Nhà Nước trong lãnh đạo, đối tác tham

gia, đặc điểm của cộng đồng cũng như điều kiện kênh mương bê tông.
Ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào sự tham gia của nông dân luôn luôn là cần thiết,
đặt biệt là ở khu vực miền núi. Điều này đã tạo ra sự ổn định và nâng cao hiệu quả của
các hệ thống thủy lợi. Mặc dù vậy nhưng các nhận thức về quản lý thủy lợi và vai trò
của nông dân trong quản lý thủy lợi vẫn không rõ ràng. Không có khái niệm chung về
mô hình quản lý thủy lợi có sự tham gia là gì? Đây là mô hình đa dạng, nhưng nguyên
tắc cơ bản của nó là đảm bảo sự tham gia của nông dân.(Hà Lương Thuận, 2000).
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Huyện Tuy An cách thành phố Tuy Hoà khoảng 30 km về phía bắc, dân số
khoảng 127.916 người, có địa hình đa dạng, bao gồm: đồng bằng, miền núi và vùng
biển. Diện tích đất tự nhiên 399,34 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 45%, đất đồi
núi chiếm 26,5%, đất lâm nghiệp chiếm 12,6%, còn lại là các loại đất khác. Phát huy
những ưu thế về điều kiện tự nhiên và tiềm năng đất đai, Tuy An tập trung phát triển
kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đến chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm ổn định đời sống nhân dân,
tạo bước đệm quan trọng cho phát triển các ngành kinh tế khác.

7


Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Tuy An

Nguồn: />2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
An Chấn là xã đồng bằng ven biển, nằm cuối phía nam huyện Tuy An cách
trung tâm huyện 18km. Có diện tích tự nhiên 1353,08ha, xã có năm thôn, trong đó có
ba thôn nông nghiệp và hai thôn ngư nghiệp với 2.321 hộ dân.
Vị trí tiếp giáp: Phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp xã An Thọ, phía
Nam giáp xã An Phú, phía Bắc giáp với xã An Mỹ.
b) Địa hình và thủy văn

An Chấn là xã đồng bằng ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng với địa mạo
chia thành hai khu vực rõ rệt. Ba thôn nông nghiệp là Phú Thạnh, Phú Phong và Phú
Quý nằm ở phía Tây của xã không giáp biển, giáp với đường quốc lộ 1A với thế mạnh
phát triển ngành nông nghiệp. Hai thôn ngư nghiệp là Mỹ Quang Nam và Mỹ Quang
Bắc nằm ở phía Đông của xã giáp bờ biển với thế mạnh phát triển đánh bắt cá và nuôi
trồng thủy hải sản.

8


Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên An Chấn có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ
trung bình cao nhất 29,50C; nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,50C; nhiệt độ trung bình
là 26,50C. Nhìn tổng quát An Chấn có hai mùa, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 dương
lịch và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Kinh Tế
Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong năm 2009 là 392
ha, trong đó diện tích trồng lúa là 268 ha với năng suất bình quân 43 tạ/ha, sản lượng
1152,6 tấn. Diện tích gieo trồng cây hoa màu khác là 124 ha nhưng giá trị thu bình
quân thấp, có một số diện tích bị thua lỗ do điều kiện thời tiết không thuận lợi và chuột
cắn phá.
Năm 2009 An Chấn đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch và tiêm phòng
định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. Tiêm phòng vacxin lở mồm long móng cho đàn gia
súc đạt 89,3 %. Nhìn chung tình hình dịch bệnh gia súc cơ bản đã được khống chế, đàn
gia súc, gia cầm phát triển ổn định.
Lâm nghiệp: Xã đã thực hiện tốt công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven
biển, triển khai xong dự án đo đất lâm nghiệp. Trong năm 2009, nhân dân đã trồng
dặm được khoảng 15.000 cây phân tán các loại đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ngư nghiệp: Tổng số tàu thuyền các loại ở xã là 455 chiếc, công suất 8338 CV
với sản lượng đánh bắt 1.500 tấn. Diện tích nuôi tôm nước ngọt là 1,35 ha, sản lượng

33,9 tấn và doanh thu khoảng trên 1,5 tỷ đồng lãi thu được 396 triệu đồng, ngoài ra
nghề nuôi tôm hùm của ngư dân nơi đây cũng đang phát triển mạnh đã thả được 700
lồng khai thác được 70.000 con doanh thu khoảng 4 tỷ đồng. Ốc hương đã thả được 1
triệu con, lãi 316 triệu đồng.
Công tác khuyến nông, khuyến ngư: Năm 2009 đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển
đàn heo hướng nạc, phát triển đàn gia cầm, triển khai thực hiện mô hình cánh đồng
cho thu nhập 30 – 50 triệu đồng /ha /năm.

9


Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục phát triển một số ngành nghề
như cơ khí, hàn tiện, cửa sắt, sản xuất đá cây, chế biến nước mắm. Trong năm 2009
giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 8 tỷ đồng. Chế biến cá cơm xuất
khẩu được 250 tấn doanh thu 2,5 tỷ đồng; nước mắm chế biến được 300 tấn với doanh
thu 2 tỷ đồng.
Xây dựng cơ bản: Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học. Đã nghiệm
thu xong và đưa vào sử dụng trường mẫu giáo thôn Mỹ Quang Nam và ấp Lý bằng
nguồn vốn cấp trên. Bê tông giao thông nông thôn ấp Lý với giá trị công trình là 836
triệu đồng, nguồn vốn cấp trên 70 %.
b) Văn hóa – xã hội
Y tế: An Chấn đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng
chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm nên trong năm 2009 trên địa bàn xã không
xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm. Giữ vững xã đạt 10 chuẩn về y tế, công tác khám và
điều trị bệnh ngày càng được nâng cao, thường xuyên tổ chức phát động phong trào
toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS.
Giáo dục: Toàn ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2008-2009. Kết quả
xét điểm tốt nghiệp THCS đạt 98 %, tiểu học xét tuyển đạt 100%. Học sinh các cấp
trường mẫu giáo là 163 cháu, trường tiểu học là 838 em, học sinh trường THCS Trần
Rịa 796 em.

Lĩnh vực môi trường: Đã triển khai tốt các hoạt động cụ thể hưởng ứng tháng
hành động về tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường, ngày đa dạng sinh học
và ngày môi trường thế giới. Từ đó cơ bản đã làm chuyển biến nhận thức, vai trò, trách
nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tầng lớp nhân dân đối với công tác
quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Công tác tôn giáo: Hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường. Tổ chức
đoàn thăm, động viên, chúc tết, tặng quà cho các tổ chức tôn giáo nhân dịp tết nguyên
đáng và các ngày lễ trong năm.

10


An ninh – Quốc phòng: Xã đã triển khai thực hiện các nghiệp vụ đảm bảo
được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn
công trấn áp tội phạm. Củng cố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên
ngày càng được nâng cao đi vào chiều sâu, từng bước nâng cao nhận thức của các
ngành, cán bộ và nhân dân trong xã. Phối hợp cùng lực lượng dân quân thường xuyên
tuần tra bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện tốt công tác liên tịch giữa công an, mặt trận và
các đoàn thể.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm
a) Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng
Cộng đồng: Khái niệm cộng đồng không cố định và khó xác định. Cộng đồng

có thể được xem như một tổ chức của những người cùng huyết thống, ở cùng địa điểm
hay lợi ích chung do xã hội quy định (Hayami,1998). Hoặc cộng đồng cũng có thể là
một nhóm cá nhân chủ yếu là quan hệ cạnh tranh nhưng đôi khi cũng đến với nhau vì
một mục đích chung. Trong thủy lợi cộng đồng người sử dụng nước là tất cả các cá
nhân sử dụng một hệ thống cấp nước (Schouten & Moriarty, 2003).
Sự tham gia của cộng đồng: Là một loạt các quá trình mà thông qua đó cộng
đồng địa phương tham gia và đóng vai trò trong các vấn đề có ảnh hưởng đến họ (Cap
Thi Phuong Anh, 2008).
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng: Là một quá trình có sự tham gia,
trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý nước có hiệu quả. Sự
tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương, quy mô
của cộng đồng, luật pháp Nhà Nước, thể chế, năng lực địa phương và công nghệ được
sử dụng ( Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Danh Tĩnh, 2006).
Hợp tác xã: Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia
đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản


xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước (Luật HTX, 2003).
Ban quản lý: Các thành viên của Hội người dùng nước bầu ra một ban quản lý.
Ban quản lý có trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của Hội. Các thành viên của
ban quản lý được bầu ra với nhiệm kỳ dài hơn so với nhiệm kỳ của các tổ thủy nông
(thường ít nhất là 2 năm).
Tổ thủy nông: Mỗi nhóm dùng nước sẽ bầu ra một tổ thủy nông để quản lý và
duy trì các con kênh nằm trong hệ thống thủy nông của họ. Mỗi nhóm dùng nước sẽ
quyết định số người của tổ thủy nông. Các thành viên của tổ thủy nông được bầu theo
thời hạn một hoặc hai năm.
Hội người dùng nước: Nông dân có ruộng nằm trong diện tích được tưới thuộc

một khu vực nhất định hình thành nên Hội người dùng nước. Hội người dùng nước
bao gồm nhiều nhóm dùng nước.
Nhóm dùng nước: Diện tích được tưới nước được chia thành những vùng nhỏ
hơn, mỗi vùng nhỏ đó cũng được tưới nước bằng các kênh cấp 2 hoặc cấp 3. Tất cả
những nông dân có ruộng nằm trong một vùng nhỏ đó trở thành thành viên của một
nhóm dùng nước.

13


Hình 3.1. Sơ Họa Mô Hình Hội Người Dùng Nước và Nhóm Dùng Nước
Kênh cấp 2

TRẠM BƠM

N2

Kênh cấp 1

N1

Kênh cấp 3
N1-1

Kênh cấp 3
N1-2

NDN 1

NDN 2

Kênh cấp 3
N1-3
NDN 3

Nguồn: Trần Phương Diễm et al.
Kênh N1 có thể thành lập một tổ chức Hội người dùng nước.
Hội người dùng nước của kênh N1 sẽ gồm 3 Nhóm dùng nước đó là:
NDN1: Gồm các hộ lấy nước tưới trên kênh cấp 3 N1-1.
NDN2: Gồm các hộ lấy nước tưới trên kênh cấp 3 N1-2.
NDN3: Gồm các hộ lấy nước tưới trên kênh cấp 3 N1-3.
b) Quản lý hệ thống thủy nông
Thủy lợi: Thủy lợi là việc sử dụng nước để tưới cho các vùng đất khô nhằm hỗ
trợ cho cây trồng phát triển hoặc cung cấp nước tưới cho cây trồng vào những thời
điểm có lượng mưa không đủ cung cấp. Ngoài ra, thủy lợi còn có tác dụng bảo vệ thực
vật tránh được sương giá, khống chế cỏ dại phát triển trên các cánh đồng lúa và giúp
chống lại sự cố kết đất. Thủy lợi thường được nghiên cứu cùng với hệ thống tiêu thoát
nước, hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để thoát nước mặt hoặc nước dưới
đất của một khu vực cụ thể (theo Wikipedia).
14


Theo Pháp Lệnh Khai Thác và Bảo Vệ Công Trình Thủy Lợi (2001), một số
khái niệm được hiểu như sau :
Công trình thủy lợi: Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi
của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh
thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh,
công trình trên kênh và bờ bao các loại.
Hệ thống công trình thủy lợi: Bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
Thủy lợi phí: Là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc

làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí
cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Tiền nước: Là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích
sản xuất nông nghiệp.
Công trình đầu mối: Là cửa lấy nước từ nguồn cung cấp nước vào hệ thống
hoặc tiêu nước từ hệ thống ra khu nhận nước tiêu. Công trình đầu mối có nhiệm vụ
phối hợp một cách hợp lý nhất yêu cầu cấp thoát nước của hệ thống với nguồn nước.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể để quyết định các hình thức, quy mô công trình.
Đập: Là công trình chắn ngang sông làm dâng cao mực nước phía trước tạo
thành hồ chứa. Vật liệu làm đập là bê tông, bê tông cốt thép, gỗ, đá, đất và được gọi
tương ứng là đập bê tông, đập bê tông cốt thép, đập gỗ, đập đá, đập đất. Loại đập được
sử dụng rộng rãi là đập vật liệu tại chỗ và đập bê tông. Đập vật liệu tại chỗ được xây
dựng bằng các loại đất như đất thịt, đất sét, đất thịt pha cát, đá hay hỗn hợp đất đá.
Cống lấy nước: Cống lấy nước là công trình để lấy nước từ hồ chứa, đập dâng
hay từ sông suối vào hệ thống kênh mương. Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất và nhu
cầu tưới từng đợt tưới mà điều tiết lượng nước qua cống cho phù hợp.

15


×