TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO
VIỆT NAM SANG CHÂU PHI
Họ và tên sinh viên
: Chu Thanh Lƣơng
Mã số sinh viên
: 1111110111
Lớp
: Nga1 - Khối 1 - KT
Khóa
: 50
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : ThS. Trần Bích Ngọc
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ ........................................................................ iii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VÀ
THỊ TRƢỜNG GẠO CHÂU PHI ...............................................................................4
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo và mặt hàng gạo ................................4
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng 4
1.1.2. Lý thuyết về sản phẩm lúa gạo ..................................................................4
1.1.3. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo ....................................................7
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo thế giới..................................9
1.2. Khái quát thị trƣờng gạo Châu Phi.................................................................10
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ..................................10
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo ở châu Phi ............................................15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG
CHÂU PHI ................................................................................................................24
2.1. Khái quát về hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam .................24
2.1.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam ......................................................24
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ....................................................27
2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi .......................................43
2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu...........................................................43
2.2.2. Chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi ................................49
2.2.3. Giá gạo xuất khẩu sang châu Phi ............................................................50
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi ...................52
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được ..................................................................52
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại .......................................................................54
2.3.3. Một số lưu ý khi xuất khẩu gạo sang các nước châu Phi .........................56
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG
CHÂU PHI ................................................................................................................60
3.1. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi ....60
3.1.1. Dự báo thị trường gạo thế giới ................................................................60
3.1.2. Cơ hội đối với xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi ...........................61
ii
3.1.3. Thách thức đối với xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi ....................62
3.2. Định hƣớng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2020...............................64
3.3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi ...68
3.3.1. Giải pháp về lựa chọn thị trường .............................................................68
3.3.2. Giải pháp về lựa chọn chủng loại gạo .....................................................73
3.3.3. Giải pháp về giá cả xuất khẩu gạo ...........................................................74
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
3.3.4. Giải pháp về hệ thống phân phối và tổ chức xuất khẩu gạo ....................76
3.3.5. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi .............79
3.3.6. Giải pháp khác .........................................................................................83
KẾT LUẬN ...............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................87
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Tỷ trọng sản xuất gạo theo vùng trên thế giới ............................................5
Bảng 1.2: 5 nƣớc có sản lƣợng gạo nhiều nhất thế giới năm 2014 .............................6
Bảng 1.3: GDP của một số nền kinh tế lớn nhất châu Phi ........................................13
Bảng 1.4: Diện tích gieo trồng lúa ở các vùng châu Phi ...........................................16
Bảng 1.5: Năng suất lúa ở các vùng châu Phi ...........................................................18
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Bảng 1.6: Sản lƣợng lúa ở các vùng châu Phi ..........................................................18
Bảng 1.7: Một số nƣớc nhập khẩu gạo nhiều nhất châu Phi giai đoạn 2011-2014..19
Bảng 2.1: Diện tích gieo trồng lúa theo địa phƣơng .................................................24
Bảng 2.2: Năng suất lúa phân theo địa phƣơng ........................................................25
Bảng 2.3: Sản lƣợng lúa phân theo vùng ..................................................................26
Bảng 2.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010-2014 .........................................29
Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo của 5 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2014 và dự báo năm
2015 ...........................................................................................................................32
Bảng 2.6: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo châu lục .................32
Bảng 2.7: Một số thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010-2014 .............34
Bảng 2.8: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 .....................39
Bảng 2.9: Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam năm 2010-2014 ..................41
Bảng 2.10: Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam năm 2014 ......................42
Bảng 2.11: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi ...43
Bảng 2.12: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số nƣớc châu Phi năm 20132014 ...........................................................................................................................45
Bảng 2.13: Giá gạo xuất khẩu sang châu Phi của một số nƣớc năm 2011-2014 ......51
Bảng 2.14: Tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi ............................53
Hình 1.1: Tỷ trọng sản xuất gạo theo vùng trên thế giới ............................................6
Hình 1.2: Nhập khẩu gạo thế giới theo khu vực năm 2005 – 2014 ..........................22
Hình 2.1: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo châu lục .................33
Hình 2.2: Thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 ..................................36
Hình 2.3: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 ......................39
Hình 3.1: Dự báo xuất khẩu gạo của những nƣớc xuất khẩu chính ..........................60
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống phân phối và tổ chức xuất khẩu gạo của Việt Nam .........76
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với một nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, điều kiện tự nhiên rất thích hợp
cho sản xuất lúa, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia có lợi thế
cạnh tranh lớn trong ngành sản xuất lúa gạo. Từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc,
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Việt Nam đã vƣơn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa, không chỉ đáp ứng
nhu cầu trong nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia mà còn xuất khẩu sang
nhiều thị trƣờng, có vị thế ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu ở châu Á
với một số thị trƣờng nhập khẩu chủ lực nhƣ: Trung Quốc, Philipines, Malaysia, Inđô-nê-si-a,… và ở châu Phi với các nƣớc nhập khẩu chính nhƣ: Bờ Biển Ngà,
Senegal, Ghana, Angola,… Với nền nông nghiệp còn chƣa phát triển và tồn tại
nhiều hạn chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ lƣơng thực lại lớn với dân số hơn 1 tỷ
ngƣời, vì thế, việc nhập khẩu lƣơng thực là rất cần thiết đối với các nƣớc châu Phi
và châu Phi trở thành thị trƣờng tiềm năng đối với các sản phẩm lƣơng thực xuất
khẩu trên thế giới, đặc biệt là gạo. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng sản
lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu gạo của mình thông qua việc thâm nhập sâu
hơn nữa vào thị trƣờng châu Phi đầy tiềm năng này.
Tuy trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu gạo vào thị trƣờng châu Phi
đã đạt đƣợc những kết quả tốt, nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của cả hai
phía cũng nhƣ còn tồn tại nhiều hạn chế. Hơn nữa, trong năm 2014 vừa qua, xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang thị trƣờng này có sự sụt giảm đáng kể. Trƣớc tình hình
đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang
châu Phi để từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp, khắc phục những khó khăn, thúc
đẩy xuất khẩu gạo vào thị trƣờng này là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, em đã lựa
chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi” làm đề
tài Khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu chung về nguồn gốc cây lúa, vai trò của sản phẩm lƣơng
thực này, phân bố lúa gạo trên thế giới cũng nhƣ đặc điểm và các nhân tố ảnh
2
hƣởng đến hoạt động xuất khẩu gạo, từ đó nắm đƣợc về thị trƣờng gạo thế giới cũng
nhƣ hoạt động xuất khẩu mặt hàng này để có thể những chính sách phù hợp, nâng
cao hiệu quả xuất khẩu gạo. Đặc biệt, phân tích tình hình kinh tế - xã hội của châu
Phi nói chung và thị trƣờng gạo của châu Phi nói riêng để thấy đƣợc tiềm năng
trong việc xuất khẩu gạo sang thị trƣờng này.
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Thứ hai, phân tích tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung
và xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi nói riêng để thấy khả năng cung ứng
gạo xuất khẩu của Việt Nam và đánh giá đƣợc những thành tựu cũng nhƣ những
hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi, từ
đó đƣa ra các giải pháp phù hợp khắc phục những hạn chế đó.
Thứ ba, đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trƣờng châu Phi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
và các giải pháp thúc đẩy hoạt động này trong những năm tới.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Phân tích tình hình thực tế giai đoạn: 2010-2014 và áp
dụng các giải pháp giai đoạn 2015-2020.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam nói
chung và sang thị trƣờng châu Phi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh và sử dụng tƣ liệu từ các nguồn: báo, tạp chí, internet, báo cáo của ngành và
các đề tài nghiên cứu khác.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo và thị trƣờng gạo châu
Phi
3
Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy
cô giáo trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, và đặc biệt là cô giáo – Thạc sỹ Trần
Bích Ngọc, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận này.
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Do giới hạn về thời gian cũng nhƣ kiến thức của mình nên nội dung của khóa
luận không tránh khỏi những sai sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp của thầy cô và
những ngƣời quan tâm để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn!
4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
VÀ THỊ TRƢỜNG GẠO CHÂU PHI
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo và mặt hàng gạo
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu gạo nói
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
riêng
Theo một cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đƣa hàng hoá,
dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dƣới góc độ marketing, xuất khẩu đƣợc
coi là một hình thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Mục
đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác đƣợc lợi thế so sánh của từng quốc
gia trong phân công lao động quốc tế.
Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dƣới nhiều hình
thức khác nhau, từ hàng hoá tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, công nghệ hay
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất,.... nhƣng mục đích chính cuối cùng của xuất
khẩu cho dù dƣới hình thức nào cũng đem lại lợi ích cho quốc gia. Xuất khẩu là
hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thời gian. Nó có thể diễn ra chỉ
trong thời gian ngắn hay hàng thập kỉ, có thể chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
hoặc có thể diễn ra ở nhiều quốc gia.
Gạo là một loại hàng hoá, do vậy việc xuất khẩu nó một cách tổng thể cũng
nhƣ việc xuất khẩu bất kì một loại hàng hoá nào khác: xuất khẩu gạo là việc đƣa
mặt hàng gạo từ quốc gia này sang quốc gia khác.
1.1.2. Lý thuyết về sản phẩm lúa gạo
1.1.2.1. Khái niệm mặt hàng gạo
Gạo là một sản phẩm lƣơng thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thƣờng có màu
trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dƣỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc
sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay đƣợc gọi là gạo lứt hay gạo lật,
nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng.
1.1.2.2. Nguồn gốc cây lúa trên thế giới
Trên thế giới, chỉ có cƣ dân ở hai vùng châu Á và châu Phi biết nuôi dƣỡng
cây lúa từ loài lúa dại thiên nhiên trở thành cây lúa trồng cách đây hàng ngàn năm
5
để cung cấp nguồn thực phẩm cho dân tộc địa phƣơng. Đó là lúa Oryzasativa ở châu
Á và lúa Oryzaglaberrima ở châu Phi. (Trần Văn Đạt, 2005)
Loài lúa Oryza glaberrima ở Châu Phi đã đƣợc xác định nguồn gốc ở vùng
thung lũng thƣợng nguồn sông Niger (ngày nay thuộc Mali).
Loài lúa Oryza sativa ở Châu Á có nguồn gốc phát xuất ở nơi nào vẫn là đề
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
tài tranh luận của các nhà khoa học thế giới. Trƣớc đây, có bốn giả thuyết về nơi
xuất phát đầu tiên của cây lúa trồng châu Á, đó là: nguồn gốc Trung Quốc, nguồn
gốc Đông Nam Á, và giả thuyết đa trung tâm phát sinh. Tuy nhiên, gần đây, một
nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) đã
phát hiện ra lúa gạo có thể đã xuất hiện lần đầu vào khoảng 9.000 năm trƣớc ở
thung lũng sông Dƣơng Tử, Trung Quốc theo kết quả một nghiên cứu về lịch sử tiến
hóa hàng nghìn năm thông qua phân tích trình tự gen lúa gạo ở quy mô lớn.
1.1.2.3. Phân bố lúa gạo trên thế giới
Ngày nay các nƣớc phát triển trên một bình diện rộng khắp thế giới với hơn
100 quốc gia trồng lúa, phân bố trên khắp các vùng trên thế giới. Tuy nhiên, vùng
trồng và sản xuất lúa gạo chính vẫn là Châu Á, nơi mà gạo đóng một vai trò không
thể thay thế trong đời sống hàng ngày.
Bảng 1.1: Tỷ trọng sản xuất gạo theo vùng trên thế giới
Đơn vị: %
2010
2011
2012
2013
Châu Á
90,4
90,6
90,5
90,6
Châu Mỹ
5,2
5,1
4,9
4,9
Châu Phi
3,8
3,6
3,9
3,9
Châu Âu
0,6
0,6
0,6
0,5
Châu Đại
Dƣơng
0
0,1
0,1
0,2
Nguồn: Faostat
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy trong giai đoạn 2010-2013, tỷ
trọng sản xuất lúa gạo của các châu lục thay đổi không đáng kể. Châu Á vẫn luôn
giữ vị trí số một trên thế giới, chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các châu
lục khác, hơn 90% lƣợng lúa gạo đƣợc sản xuất ra hàng năm, trong khi đứng thứ hai
6
là châu Mỹ chỉ chiếm 4-5%, sau đó là châu Phi với hơn 3% và cuối cùng là châu Âu
và châu Đại Dƣơng với tỷ trọng sản xuất lúa gạo không đáng kể, chiếm chƣa đến
1% tỷ trọng sản xuất lúa gạo trên thế giới.
Hình 1.1: Tỷ trọng sản xuất gạo theo vùng trên thế giới
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Năm 2010
Năm 2013
Nguồn: Faostat ()
Là châu lục chiếm tỷ trọng sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới nên nằm trong
châu Á có rất nhiều các quốc gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới, trong đó phải kể
đến: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-si-a, Bangladesh, Thái Lan, Myanma, Việt Nam,
Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Bảng 1.2: 5 nƣớc có sản lƣợng gạo nhiều nhất thế giới năm 2014
Nƣớc
Sản lƣợng (triệu tấn)
Tỷ trọng trên toàn thế giới (%)
Trung Quốc
144,5
30,4
Ấn Độ
102,5
21,6
In-đô-nê-si-a
36,5
7,7
Bangladesh
34,6
7,3
Việt Nam
28,3
6
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA ( />Năm nƣớc sản xuất gạo nhiều nhất thế giới năm 2014 đều là những quốc gia
thuộc châu Á. Trong đó, Trung Quốc có sản lƣợng gạo lớn nhất, chiếm tỷ trọng đến
30,4% tổng sản lƣợng gạo thế giới năm 2014. Ở Trung Quốc, trồng lúa đã đƣợc
7
phát triển trong giai đoạn đầu của nền văn minh, do đó, nó đã trở thành một quốc
gia sản xuất lúa gạo truyền thống. Với điều kiện địa lý thuận lợi, lao động giá rẻ, đất
phù sa ven sông màu mỡ và kỹ năng truyền thống đã cho phép một số khu vực của
Trung Quốc sản xuất số lƣợng lớn gạo với chất lƣợng cao, nhƣ: vùng Tây Nam
Trung Quốc, Quảng Đông, Hồ Nam,…
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Đứng ở vị trí thứ hai là Ấn Độ với sản lƣợng gạo năm 2014 là 102,5 triệu
tấn, chiếm 21,6 sản lƣợng gạo thế giới. Ở Ấn Độ, gạo là lƣơng thực đƣợc trồng ở
hầu hết các bang. Các vùng sản xuất lúa gạo lớn ở Ấn Độ là West Bengal, Bihar,
Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Uttar Pradesh, bang Madhya Pradesh, Karnataka,
Assam và Orissa. Với sự giúp đỡ của thủy lợi, giống đƣợc cải thiện, sử dụng phân
bón, sản xuất lúa gạo ở Ấn Độ đang tăng nhƣng năng suất trung bình của nó vẫn
còn thấp so với các nƣớc sản xuất lúa gạo quan trọng khác.
Thứ ba là In-đô-nê-si-a. Theo số liệu của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế -
IRRI, sản lƣợng gạo bình quân hàng năm của In-đô-nê-si-a khoảng 36 triệu tấn,
trong đó sản xuất chủ yếu ở Java, Sumatra và Borneo.
Tiếp theo là Bangladesh. Với diện tích khoảng 11 triệu ha và sản lƣợng hàng
năm hơn 30 triệu tấn (Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế - IRRI) đã làm cho
Bangladesh trở thành một trong những nƣớc sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Phần
lớn các cánh đồng lúa đƣợc trồng trong khu vực đồng bằng sông Hằng, nơi có
lƣợng mƣa hàng năm là hơn 250 cm và đất là nặng và ƣớt tất cả các thời gian.
Và đứng ở vị trí thứ năm trong những những nƣớc sản xuất gạo nhiều nhất
thế giới năm 2014 là Việt Nam. Với nền văn minh lúa nƣớc lâu đời, thêm vào đó là
điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng lúa, lúa gạo Việt Nam đã trở thành sản
phẩm chủ yếu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia này.
1.1.3. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo
Thị trƣờng gạo có tính thời vụ trong trao đổi xuất khẩu vì gạo là một sản
phẩm của ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ do các loại
cây trồng phải đòi hỏi sự phù hợp về đặc điểm khí hậu, sinh thái kết hợp với đặc
điểm kỹ thuật của nó để có thể phất triển tốt, và lúa gạo cũng vậy. Số lƣợng cung
cấp lúa gạo trên thị trƣờng là không đều vào mỗi thời điểm trong năm, thƣờng chỉ
8
trở nên sôi động vào sau mùa thu hoạch lúa. Đây cũng chính là một nhƣợc điểm đối
với các nƣớc xuất khẩu gạo không có khả năng dự trữ, bảo quản gạo tốt, sẽ phải bán
hết ngay sau khi thu hoạch dẫn đến tình trạng bị ép giá, trong khi sau thời gian đó
lại không có gạo để xuất khẩu, mà giá cả lúc trái vụ thì bao giờ cũng cao hơn giá cả
lúc chính vụ.
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Trên thị trƣờng xuất khẩu gạo, buôn bán gạo chủ yếu đƣợc ký kết giữa các
chính phủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài
hạn và định lƣợng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Gạo không chỉ là loại hàng
hóa có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con ngƣời, mà còn là một mặt hàng
chiến lƣợc giúp Chính phủ các nƣớc thực hiện chính sách đối ngoại thông qua hình
thức viện trợ và đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia.
Thị trƣờng gạo thế giới chủ yếu bị chi phối bởi các nƣớc xuất khẩu và nhập
khẩu lớn. Mỗi khi có sự biến động về nhu cầu ở những quốc gia tiêu thụ gạo chính
nhƣ Trung Quốc, Philipines, Bangladesh, Malaysia,… hay có sự biến động về
lƣợng gạo xuất khẩu của những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhƣ Thái Lan, Ấn Độ, Việt
Nam,… thì giá gạo trên thị trƣờng thế giới lại thay đổi dẫn tới những biến động
trong cung - cầu gạo. Nhƣ trong năm 2014 vừa qua, Thái Lan xả kho gạo đã làm
cho giá gạo ở Thái Lan giảm mạnh, điều này đã gây ảnh hƣởng lớn đến thị trƣờng
gạo thế giới. Ngoài ra thì sản lƣợng gạo xuất, nhập khẩu trên thế giới còn chịu sự
tác động khá mạnh từ chính sách của Nhà nƣớc.
Đặc điểm cuối cùng, trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác
nhau của các nƣớc xuất khẩu gạo trên thị trƣờng thế giới. Tƣơng ứng với mỗi loại
gạo, tuỳ thuộc chất lƣợng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể
phụ thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua,
ngƣời ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất
nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thƣờng nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10%
tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB, CIF, C&F…). Tuy có giá gạo quốc tế
nhƣng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nƣớc xuất khẩu là không đồng nhất:
nhƣ giá gạo của việt nam thƣờng thấp hơn của Thái Lan hoặc của một số nƣớc khác
mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lƣợng của từng loại, do uy tín sản phẩm, do
điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó.
9
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo thế giới
Thứ nhất, nhu cầu về gạo của thị trường.
Chúng ta đều biết gạo là sản phẩm thiết yếu cần thiết cho cuộc sống của con
ngƣời nên nhu cầu về gạo trên thế giới thƣờng biến động không nhiều. Tuy nhiên,
nó cũng bị chi phối bởi thu nhập, cơ cấu dân cƣ, thị hiếu,… Do độ co dãn của cầu
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
về gạo là không nhiều nên khi thu nhập tăng lên thì sản lƣợng gạo tiêu thụ cũng chỉ
tăng lên không đáng kể mà chủ yếu tăng lên về yêu cầu của chất lƣợng gạo. Với nhu
cầu về chất lƣợng gạo cao hơn, việc sản xuất gạo sẽ đòi hỏi giống lúa tốt hơn, kĩ
thuật cao hơn để đáp ứng đƣợc nhu cầu thế giới. Hay thị hiếu tiêu dùng ở các vùng
là không giống nhau. Có vùng ƣa loại gạo đƣợc đánh bóng và xát trắng nhƣng có
những vùng lại thích loại gạo xát không kỹ chứa nhiều vitamin,… Từ những khác
nhau đó, ngƣời xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ yêu cầu của thị trƣờng đó để có những kế
hoạch cung ứng, đem lại hiệu quả xuất khẩu cao.
Thứ hai, nguồn cung trên thị trường gạo thế giới.
Cùng với việc nắm bắt nhu cầu về gạo, chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về khả
năng cung cấp của thị trƣờng thế giới. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần tìm
hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình cũng nhƣ của đối thủ, để từ
đó đƣa ra các đối sách về sản lƣợng gạo, loại gạo để tăng khả năng cạnh tranh với
các đối thủ khác.
Thứ ba, giá cả cũng là một yếu tố của thị trường ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu gạo.
Giá gạo xuất khẩu phải bù đắp đƣợc các chi phí: chi phí sản xuất, bao bì, vận
chuyển, thu mua,… và bị chi phối bởi các yếu tố nhƣ cung, cầu, cạnh tranh,…
Trong những năm gần đây, cầu về gạo tƣơng đối ổn định trong khi đó cung về gạo
ngày càng lớn dẫn đến giá gạo trên thị trƣờng thế giới có xu hƣớng giảm. Điều này
làm ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân trồng lúa và các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo.
Thứ tư là các nhân tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật như hệ thống vận chuyển,
nhà kho, bến bãi,…
Hệ thống này bảo đảm cho việc lƣu thông hàng hóa đƣợc nhanh chóng, kịp
thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí lƣu thông.
10
Thứ năm là các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chế biến gạo.
Hệ thống chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại sẽ góp phần nâng cao
chất lƣợng và giá trị của gạo xuất khẩu.
Và cuối cùng, cơ chế chính sách của Nhà nước cũng có tác động trực tiếp
đối với hoạt động xuất khẩu gạo. Gạo là một trong những mặt hàng nông sản
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
thƣờng đƣợc các nƣớc bảo hộ. Chính phủ có thể đƣa ra chính sách kìm hãm xuất
khẩu hoặc thúc đẩy xuất khẩu trong các giai đoạn khác nhau. Trong tình hình giá
gạo giảm mạnh, Nhà nƣớc có thể đƣa ra các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo cũng nhƣ ngƣời dân trồng lúa nhƣ giảm thuế quan xuất khẩu, trợ cấp
vận chuyển, cho vay ƣu đãi để thu mua thóc của nông dân hoặc trợ giúp họ bằng
quỹ bình ổn,… Theo dõi tình hình cung cầu nƣớc ngoài để cung cấp thông tin cho
doanh nghiệp xuất khẩu cũng nhƣ điều chỉnh chính sách kịp thời. Ngoài ra, Nhà
nƣớc có thể giúp đỡ các doanh nghiệp thông qua việc tìm kiếm thị trƣờng thông qua
việc ký hợp đồng liên Chính phủ, đặt nền tảng vững chắc cho xuất khẩu.
1.2. Khái quát thị trƣờng gạo Châu Phi
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
Cũng nhƣ các châu lục khác trên thế giới, trong những năm qua, châu Phi đã
trải qua nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Từ
một khu vực bị phân hoá, chìm ngập trong xung đột, đói nghèo, bệnh tật, đời sống
ngƣời dân vô cùng khó khăn và hầu nhƣ không có vị trí trong đời sống chính trị,
kinh tế của cộng đồng quốc tế, trong mấy năm gần đây, châu Phi có tình hình chính
trị tƣơng đối ổn định, tăng trƣởng kinh tế ngày càng tăng và đang tiếp tục có những
bƣớc tiến phát triển đất nƣớc hơn nữa trong thời gian tới.
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba thế giới, sau châu Á và châu Mỹ, với diện
tích trên 30 triệu km2 và là khu vực giàu có tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu
mỏ và các khoáng sản chiến lƣợc với trữ lƣợng lớn. Nhƣng từ thập kỷ 60 trở về
trƣớc, châu lục này bị các nƣớc đế quốc, thực dân đô hộ và chia cắt. Tình trạng dân
trí thấp, sống du canh du cƣ theo bộ tộc, bộ lạc, chậm phân hoá giai cấp - xã hội,
bên cạnh đó sự thống trị, bóc lột, chia rẽ và sự áp đặt của đế quốc thực dân trong
việc phân định đƣờng biên giới lãnh thổ làm cho quá trình hình thành các quốc gia -
11
dân tộc diễn ra phức tạp, khó khăn và chứa đựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội.
Sau Thế chiến II, đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô (cũ) và các nƣớc xã hội
chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi độc lập tự do phát triển
mạnh mẽ, và đến cuối những năm 70, khi những vết tích cuối cùng của chủ nghĩa
thực dân bị xoá bỏ, thì hầu hết các nƣớc Châu Phi giành đƣợc độc lập dân tộc. Tình
trạng nghèo nàn, chậm phát triển, những hậu quả nặng nề do chính sách áp bức bóc
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
lột và "chia để trị" mà đế quốc, thực dân để lại cùng với tâm lý kỳ thị chủng tộc, tôn
giáo, sự bất bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, sự áp bức lẫn nhau
thƣờng là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo,
các cuộc đảo chính tranh giành quyền lực hoặc các xung đột khu vực mang màu sắc
tƣ tƣởng, đối đầu Đông – Tây.
Xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hƣởng bởi các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo,
tranh giành quyền lực liên tiếp xẩy ra trong thời gian dài nên các nƣớc châu Phi
phát triển chậm, kinh tế khó khăn, tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp và
luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Năm 2000, Tạp chí Nhà kinh tế của
Anh đã gán cho châu Phi là “lục địa vô vọng”. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, châu Phi đã có sự phục hồi và phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Tăng trƣởng
kinh tế trung bình hàng năm đạt khoảng 5%, cải cách kinh tế theo hƣớng thị trƣờng
phát triển mạnh mẽ ở nhiều nƣớc, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành
quyền lực ngày càng bị thu hẹp cả về không gian, thời gian, xu thế hoà bình, ổn
định, hợp tác phát triển tiếp tục đƣợc củng cố. Năm 2011, chính Tạp chí Nhà kinh tế
của Anh đã mệnh danh cho châu Phi là “lục địa của hy vọng”.
Hiện nay, châu lục này đang thu hút đƣợc ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài để phát triển các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhƣ hạ tầng giao
thông, viễn thông, nông nghiệp,… Năm 2012, tại Hội nghị phối hợp cấp bộ trƣởng
Tài chính, Kế hoạch và Phát triển kinh tế giữa Liên minh châu Phi (AU) và Uỷ ban
Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi (UNECA) ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, cả
AU và UNECA đã khẳng định vai trò của châu Phi trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh
tế toàn cầu với vị thế mới là một cực tăng trƣởng của nền kinh tế thế giới. Các
chuyên gia kinh tế châu Phi và Liên hợp quốc nhất trí rằng thế giới cần đầu tầu mới
để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, một thị trƣờng mới và một động lực mới. Động lực
12
mới này có thể là chính châu Phi vì châu Phi đang cất cánh kinh tế. Châu Phi trở
thành một cực tăng trƣởng mới có lợi cho cả châu Phi và toàn cầu.
Năm 2013, kinh tế châu Phi vẫn giữ vững đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá, duy
trì sự ổn định, đạt mức 5% và đƣợc đánh giá là châu lục đạt tốc độ tăng trƣởng cao
thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau các nƣớc đang phát triển châu Á. Châu lục Đen
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
đang đƣợc hƣởng lợi từ môi trƣờng cải cách kinh tế vĩ mô trong nƣớc và những nỗ
lực liên kết khu vực. Tốc độ tăng trƣởng nhanh trải đều ở một loạt các nƣớc châu
Phi trong năm 2013 kể cả các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ, các nƣớc có thu nhập thấp và
một số nƣớc có thu nhập trung bình. Theo đánh giá của IMF, tốc độ tăng trƣởng
nhanh nhất trong năm 2013 ở châu Phi thuộc về nhóm nƣớc có thu nhập thấp (bình
quân 6,5%/năm) do những nỗ lực cải cách và mở cửa kinh tế trong nƣớc, điển hình
là các nƣớc Nam Sudan (24,7%), Siera Leon (13,3%), Liberia (7,9), Rwanda
(7,5%), Ethiopia, Tanzania, Mozambique (đều đạt 7%). Các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ
năm 2013 đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 5% do những biến động giá cả dầu mỏ
năm 2013 không thuận lợi. Tại 5 nƣớc lớn nhất châu Phi (có GDP mỗi nƣớc đạt trên
100 tỷ USD và 5 nƣớc này chiếm 63% GDP toàn châu Phi năm 2013), tốc độ tăng
trƣởng không đồng đều, trong đó Nigeria đạt tốc độ tăng trƣởng 6,2%, Angola đạt
5,6%, Algeria đạt 3,1%, Nam Phi đạt 2% và Ai Cập đạt 1,8%. Sự tăng trƣởng
không đồng đều này của 5 nƣớc lớn nhất châu Phi trong năm 2013 là một trong
những lý do giải thích vì sao năm 2013 kinh tế châu Phi không thể tăng tốc nhanh
sau những nỗ lực cải cách kinh tế mạnh mẽ của các nƣớc trong khu vực. Môi trƣờng
đầu tƣ nƣớc ngoài ở châu Phi tiếp tục đƣợc cải thiện khiến dòng vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài vào châu Phi ngày càng nhiều hơn. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế
IMF, dòng vốn FDI vào châu Phi năm 2013 đạt khoảng 40,2 tỷ USD, tăng so với
mức 30,8 tỷ USD năm 2012 và là mức cao kỷ lục từ trƣớc đến nay. (Trần Thị Lan
Hƣơng, 2014)
Năm 2014, dù phải đối phó với hàng loạt thách thức, đặc biệt là các cuộc
xung đột triền miên, dịch bệnh Ebola, giá dầu mỏ giảm cùng nhiều thách thức khác
về kinh tế-xã hội, năm này vẫn là một năm thành công về kinh tế đối với các nƣớc
châu Phi. Tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 5,2%, tăng 4% so với mức tăng trƣởng năm
ngoái, trong đó khu vực các nƣớc miền Nam sa mạc Sahara (gồm 45 quốc gia) có
13
thể đạt gần 6%. Với kết quả đó, châu lục gồm hơn 1 tỷ ngƣời này tiếp tục là một
trong những khu vực có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Kinh tế tăng
trƣởng mạnh đã giúp một bộ phận lớn dân chúng thoát khỏi đói nghèo. Ngoại trừ
đợt bùng phát tồi tệ nhất của dịch Ebola, các dịch vụ y tế ở châu lục đã đƣợc cải
thiện mạnh mẽ, điển hình là trong lĩnh vực phòng chống sốt rét khi từ năm 2000 tới
nay, số ca tử vong do sốt rét ở châu Phi đã giảm 54%, giúp hàng trăm nghìn ngƣời
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
đƣợc cứu sống. Hoạt động phòng chống HIV/AIDS cũng thu đƣợc những kết quả
đáng khích lệ. Nhờ phát hiện thêm nhiều nguồn tài nguyên mới, đặc biệt là dầu mỏ
và khí đốt, và nhờ giá nguyên vật liệu vẫn còn ở mức tƣơng đối cao so với giá trong
thập kỷ trƣớc, nhiều quốc gia đã tích lũy đƣợc những nguồn lực quan trọng để đầu
tƣ cho phát triển. Theo tính toán của Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB), năm
2014, châu Phi thu hút đƣợc một luồng vốn kỷ lục từ nƣớc ngoài, đạt tới 85 tỷ USD,
vƣợt kỷ lục cũ vào năm ngoái và gấp đôi so với con số năm 2012. Trung Quốc - đối
tác thƣơng mại lớn nhất của châu lục, đã góp phần quan trọng vào kỷ lục này.
(Minh Đức, 2014).
Nhìn một cách tổng thể có thể thấy rằng khu vực châu Phi đang ngày càng
phát triển và trở thành nền kinh tế có tiềm năng trên thế giới. Tuy nhiên, những
thành tựu này chủ yếu là nhờ vào sự phát triển của một vài quốc gia có nền kinh tế
mạnh nhất ở châu Phi nhƣ Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Algeria, Angola,…
Bảng 1.3: GDP của một số nền kinh tế lớn nhất châu Phi
Đơn vị: tỷ USD
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nigeria
166,5
208,1
169,5
369,1
411,7
462,9
521,8
594,3
Cộng hòa
286,2
273,1
284,2
365,2
403,9
382,3
350,6
355,2
Ai Cập
130,5
162,8
188,9
218,9
236,0
262,8
271,9
284,9
Algeria
134,9
171
137,2
161,2
199,1
204,3
210,2
227,8
Angola
60,4
84,2
75,5
82,5
104,1
115,3
124,2
131,4
Nam Phi
Nguồn: Wordlbank ( />
14
Nam Phi từ lâu đã đƣợc biết đến nhƣ là “kinh đô của lục địa đen”, là một
quốc gia có nền kinh tế thành công nhất châu Phi, phát triển về công nghiệp và kinh
tế nhƣ bất kỳ nƣớc công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nƣớc này còn có thị
trƣờng chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt đƣợc điều này một phần là
nhờ sở hữu rất nhiều tài nguyên quan trong trong đó phải kể đến những khoáng sản
quý hiếm và có giá trị kinh tế cao nhƣ: kim cƣơng, vàng, than đá. Ngoài ra, du lịch
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
cũng là ngành đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế khoảng 10% GDP mỗi năm. Về
thƣơng mại quốc tế, Nam Phi có kim ngạch xuất nhập khẩu 200 tỷ USD mỗi năm.
Quốc gia này xuất khẩu nhiều loại nguyên liệu cần thiết cho sản xuất nhƣ khoáng
sản, sắt thép, nguyên liệu nhựa, hóa chất, nhiều mặt hàng tiêu dùng có nhu cầu cao
nhƣ rƣợu vang, trái cây và nhập khẩu rất nhiều mặt hàng, từ máy móc thiết bị đến
hàng tiêu dùng. Nam Phi có môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, khả năng sinh lời cao. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tăng trƣởng kinh tế của Nam Phi có dấu hiệu đi
xuống và để Nigeria vƣợt lên trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Phi.
Nigeria là quốc gia có trữ lƣợng dầu mỏ xếp hàng đầu thế giới. Nigeria cung
cấp khoảng 10% lƣợng dầu nhập khẩu ở Mỹ và đóng góp một nguồn ngoại tệ không
nhỏ cho GDP của nƣớc này. Tuy nhiên, nông nghiệp mới là ngành kinh tế chủ đạo
của Nigeria đóng góp 1/3 GDP. Sản lƣợng nông nghiệp của Nigeria hiện đứng đầu
danh sách các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển ở Châu Phi. Trong những năm
gần đây, tăng trƣởng hàng năm của Nigeria đạt trung bình hơn 6%, trong khi tăng
trƣởng của Nam Phi chỉ đạt hơn 3%. Mặc dù vị thế nền kinh tế lớn nhất châu Phi đã
thuộc về Nigeria nhƣng các nhà kinh tế đánh giá Nam Phi vẫn là nền kinh tế quan
trọng nhất trên lục địa đen. Với 170 triệu dân, gấp 3 dân số Nam Phi, nền kinh tế
Nigeria vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn để phát triển kinh tế nhƣ
tham nhũng, quản lý kém, cơ sở hạ tầng yếu kém và khoảng cách giàu nghèo lớn.
Ai Cập cũng là một trong số các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất ở
châu Phi. Nhờ có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nên Ai cập có ngành du lịch rất
phát triển hằng năm đóng góp khoảng 10% GDP cho nền kinh tế. Hơn nữa may
mắn có dòng sông Nile chảy qua nên Ai Cập có nền nông nghiệp đặc biệt phát triển
và đây cũng là ngành chiếm tỷ lệ cao nhất trong nền kinh tế. Từ năm 2007 đến nay,
15
GDP của Ai Cập liên tục tăng, tăng trƣởng GDP hàng năm đạt khoảng 5% và cũng
đƣợc coi là nền kinh tế có tiềm năng ở châu Phi.
Ngoài ra, Algeria và Angola cũng là những thị trƣờng lớn của châu Phi.
Nguồn thu chủ yếu của các quốc gia này là từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Mặc dù nền
kinh tế của các quốc gia này chƣa thực sự bền vững do bị phụ thuộc nhiều vào giá
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
dầu mỏ thế giới, nhƣng hiện nay cũng đang dần phát triển với tốc độ tăng trƣởng
GDP năm 2014 đạt 8,4% đối với Algeria và 5,8% đối với Angola.
Trong giai đoạn hiện nay, châu Phi đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về
kinh tế, nhƣng tƣơng lai còn rất bấp bênh. Một dấu hiệu của sự bấp bênh thể hiện
trong chỉ số Ibrahim, thƣớc đo về tình hình quản trị tại châu lục do nhà tỷ phú
chuyển sang làm từ thiện Sudan Mo Ibrahim sáng lập và công bố hàng năm. Chỉ số
mới đƣợc công bố cho thấy đã có sự suy giảm trong tiêu chuẩn về quản trị tại châu
lục vào năm 2013 sau nhiều năm đƣợc cải thiện. Một điều đáng quan ngại khác là
tăng trƣởng kinh tế chƣa mang lại nhiều lợi ích cho phần lớn ngƣời dân.
Ngoài ra, châu Phi vẫn đang phải đối mặt với những thách thức khác: các
cuộc xung đột dai dẳng, dịch bệnh triền miên, tỷ lệ thất nghiệp cao, bất bình đẳng
xã hội và tham nhũng tràn lan,… Bất chấp những nỗ lực của cộng đồng quốc tế,
tình trạng bất ổn vẫn gia tăng tại nhiều quốc gia, trong đó các nƣớc Nam Sudan,
Cộng hòa Trung Phi (CAR) và Libya tiếp tục chìm trong xung đột, trong khi Kenya
và Nigeria phải chật vật đối phó với sự hoành hành của các lực lƣợng Hồi giáo cực
đoan. Giá dầu trƣợt dốc cũng đang có nguy cơ kìm hãm tốc độ phát triển của các
quốc gia dựa mạnh vào xuất khẩu dầu mỏ nhƣ Nigeria, Angola, Algeria, Nam
Sudan và Libya, trong khi sự bùng phát của dịch bệnh Ebola từ gần một năm nay
cũng tác động tiêu cực đến kinh tế của các nƣớc khu vực Tây Phi, trong đó phải kể
tới những nƣớc trong ổ dịch là Sierra Leone, Liberia và Guinea. Với nhiều khó khăn
ở trƣớc mắt nhƣ vậy, châu lục này sẽ phải nỗ lực hơn nữa vƣợt qua khó khăn để giữ
vững đà đi lên này.
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo ở châu Phi
Nhƣ đã đề cập ở phần Nguồn gốc của cây lúa thì châu Phi là một trung tâm
nguồn gốc của một trong hai loại lúa trồng của thế giới - Oryza glaberrima - nhƣng
vùng này không sản xuất đủ lúa gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ địa phƣơng do loài
16
lúa Glaberrima chỉ chiếm địa vị nhỏ trong ngành trồng lúa của vùng vì lúa này cho
năng suất thấp kém, trong khi nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ở châu Phi ngày càng tăng
mạnh. Bởi vậy, hàng năm châu Phi phải nhập khẩu bình quân 5-10 triệu tấn gạo từ
châu Á do nơi này là nguồn gốc của loài lúa Oryza sativa có ƣu thế năng suất cao
hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách cụ thể về tình
hình sản xuất và tiêu thụ gạo của châu Phi.
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở châu Phi
Châu Phi có 41 nƣớc trồng lúa với diện tích thu hoạch, năng suất và sản
lƣợng đều đang ngày càng tăng. Năm 2013, diện tích trồng lúa ở châu Phi là 10,9
triệu ha, chiếm 6,6% tổng diện tích trồng lúa trên thế giới, sản lƣợng đạt 28,7 triệu
tấn, chiếm 3,9% tổng sản lƣợng lúa gạo thế giới. Trong 10 năm (2003-2013), diện
tích thu hoạch lúa của châu Phi tăng 3,6%/năm, tuy nhiên năng suất lúa không đƣợc
cải thiện nhiều, chỉ tăng 1,4%/năm, nhƣng cũng làm cho sản lƣợng lúa của châu Phi
tăng lên đáng kể, đạt 5,5%/năm, phần lớn là do tăng diện tích hơn là tăng năng suất.
Nhƣng sự gia tăng này không đồng đều ở các vùng của châu Phi nói chung và mỗi
quốc gia nói riêng.
Bảng 1.4: Diện tích gieo trồng lúa ở các vùng châu Phi
Đơn vị: ha
Năm 2003
Năm 2008
Năm 2013
Châu Phi
7.996.704
9.345.082
10.894.197
Tây Phi
4.596.437
5.250.625
6.432.790
Đông Phi
2.177.381
2.688.214
2.878.016
Bắc Phi
645.142
758.429
652.842
Trung Phi
576.218
646.580
929.364
Nam Phi
1.526
1.234
1.185
Nguồn: Faostat
Tây Phi là khu vực có diện tích thu hoạch lúa lớn nhất châu Phi, chiếm
khoảng gần 60% diện tích trồng lúa của châu Phi. Miền này có 15 nƣớc trồng lúa
17
chính nhƣ Benin, Burkina Faso, Côte d’ Ivoire, Gambia, Ghana, Guinea, GuineaBissau, Liberia, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal, Sierra Leone và Togo.
Trong đó, Nigeria là nƣớc trồng lúa nhiều nhất với diện tích 2.600.000 ha, chiếm
đến 40,4% tổng diện tích trồng lúa của Tây Phi năm 2013 (FAOSTAT). Diện tích
trồng lúa của miền này tăng rất nhanh để đáp ứng nhu cầu gia tăng của vùng. Diện
tích thu hoạch tăng từ 4,6 triệu ha lên 6,4 triệu ha trong thời gian từ năm 2003 đến
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
năm 2013, hay tăng xấp xỉ 4% mỗi năm.
Đứng ở vị trí thứ hai là Đông Phi với diện tích trồng lúa chiếm khoảng 25%
diện tích trồng lúa của châu Phi. Khu vực này có 14 nƣớc trồng lúa đáng chú ý nhƣ
Burundi, Comoros, Ethiopia, Kenya, Madagascar, Malawi, Mauritius, Mozambique,
Rwanda, Réunion, Tanzania, Uganda, Zambia và Zimbabwe. Hai nƣớc trồng lúa
quan trọng nhất của vùng là Madagascar với 1.300.000 ha, chiếm 45,2% diện tích
trồng lúa của Đông Phi năm 2013, còn Mozambique với 300.000 ha, chiếm 10,4%
(theo FAOSTAT). Diện tích trồng lúa của miền này tăng 3,2% mỗi năm, từ 2,17
triệu ha lên 2,89 triệu ha trong 10 năm, từ năm 2003 đến năm 2013.
Còn lại ba khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi chỉ chiếm hơn 10% diện
tích trồng lúa của châu Phi. Trong đó, ở Bắc Phi có 4 nƣớc trồng lúa chủ yếu là Ai
Cập, Algeria, Morocco và Sudan. Diện tích trồng lúa của Bắc Phi không tăng đều.
Trong 5 năm, từ 2003 đến 2008, diện tích tăng 3,5%/năm, nhƣng trong 5 năm tiếp,
từ 2008 đến 2013, diện tích lại giảm từ hơn 758 nghìn ha xuống còn hơn 652 nghìn
ha. Ngƣợc lại với Bắc Phi, diện tích thu hoạch lúa Trung Phi lại tăng mạnh trong 5
năm, từ 2008 đến 2013. Trong khi từ năm 2003 đến năm 2008, diện tích trồng lúa
vùng này chỉ tăng 2,4%/năm, thì 5 năm tiếp sau đó nó lại tăng đến 8,7%/năm. Một
số nƣớc trồng lúa chính của Trung Phi nhƣ Angola, Cameroon, Cộng Hòa Trung
Phi, Chad, Dân Chủ Cộng Hòa Congo, Cộng hòa Congo và Gabon. Còn Nam Phi,
với diện tích thu hoạch lúa không đáng kể, xếp ở vị trí cuối cùng trong tất cả các
khu vực của châu Phi. Không chỉ với diện tích trồng lúa nhỏ, nó còn đang ngày
càng giảm dần, từ 1,5 nghìn ha năm 2003, đến năm 2013 chỉ còn 1,2 nghìn ha.
Tuy chiếm phần diện tích thu hoạch lúa không nhiều của châu Phi nhƣng Bắc
Phi và Nam Phi lại là hai khu vực có năng suất lúa cao nhất. Xếp ở vị trí thứ ba là
Đông Phi, sau đó là Tây Phi và cuối cùng là Trung Phi.
18
Bảng 1.5: Năng suất lúa ở các vùng châu Phi
Đơn vị: tấn/ha
Năm 2008
2,61
9,66
2,52
2,25
1,98
0,94
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Châu Phi
Bắc Phi
Nam Phi
Đông Phi
Tây Phi
Trung Phi
Năm 2003
2,31
9,62
2,16
2,03
1,59
0,92
Năm 2013
2,64
9,44
2,62
2,45
2,27
1,04
Nguồn: Faostat
Với diện tích trồng lúa chiếm gần 60% diện tích trồng lúa của cả châu lục
nên tuy năng suất lúa khá thấp so với các khu vực khác nhƣng Tây Phi vẫn dẫn đầu
về sản lƣợng lúa gạo ở châu Phi. Năm 2013, sản lƣợng lúa của Tây Phi đạt 14,57
triệu tấn, chiếm 50,7% sản lƣợng lúa của châu Phi. Mặt khác, sản lƣợng lúa gạo của
vùng này cũng tăng khá nhanh, trong 10 năm (2003-2013), tăng 9,9%/năm.
Sau Tây Phi là Bắc Phi, với diện tích trồng lúa không lớn nhƣng năng suất lại
cao nhất trong châu lục nên sản lƣợng lúa gạo Bắc Phi thu đƣợc hàng năm cũng
tƣơng đối lớn, chiếm khoảng trên 30% sản lƣợng lúa của châu Phi.
Đứng sau Bắc Phi về sản lƣợng lúa là Đông Phi chiếm khoảng hơn 20% sản
lƣợng lúa của châu Phi, sau đó đến Trung Phi với khoảng 3% và cuối cùng là Nam
Phi, chiếm chƣa đến 1% sản lƣợng lúa của châu Phi. Các khu vực này hoặc là có
diện tích trồng lúa quá nhỏ mà năng suất lúa cũng không lớn hoặc ngƣợc lại nên sản
lƣợng lúa hàng năm thu đƣợc không nhiều.
Bảng 1.6: Sản lƣợng lúa ở các vùng châu Phi
Châu Phi
Tây Phi
Bắc Phi
Đông Phi
Trung Phi
Nam Phi
Năm 2003
18.496.950
7.327.345
6.209.242
4.426.152
530.907
3.304
Năm 2008
24.365.956
10.390.621,69
7.328.287
6.036.709
607.236
3.103
Đơn vị: tấn
Năm 2013
28.742.087
14.574.383
6.163.036
7.038.961
962.602
3.105
Nguồn: Faostat
19
Năm 2014, sản xuất lúa gạo ở châu Phi tăng nhƣng không bắt kịp mức tiêu
thụ. Vùng Bắc Phi, chủ yếu là Ai Cập và vùng Tây Phi bị ảnh hƣởng khí hậu bất
thƣờng, trong khi miền Đông Phi và Nam Phi, chủ yếu là Madagascar và Tanzania
đƣợc mùa.
1.2.2.2. Tình hình tiêu thụ gạo ở châu Phi
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Với số dân hơn 1 tỷ ngƣời, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng lớn bởi
sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống
khác cũng nhƣ do tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng tại các nƣớc trong khu vực này.
Mặt khác, giá gạo không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận ngƣời dân
châu Phi, vì vậy gạo trở thành thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Theo Tổ
chức Nông lƣơng Liên Hiệp quốc (FAO), mức tiêu thụ gạo của châu Phi vào
khoảng từ 24-24,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011-2014 và mức tiêu thụ bình quân
tính theo đầu ngƣời là 22,1 kg/năm.
Bảng 1.7: Một số nƣớc nhập khẩu gạo nhiều nhất châu Phi
giai đoạn 2011-2014
Đơn vị: nghìn tấn
2011
2012
2013
2014
Nigeria
3.200
2.800
2.900
3.000
Bờ Biển Ngà
1.400
1.260
1.150
1.150
Senegal
1.150
1.000
1.100
1.200
Cộng hòa Nam Phi
884
908
975
1.100
Ghana
606
665
530
600
Cameroon
400
525
600
525
Angola
310
470
450
450
Algeria
126
153
121
150
Nguồn: USDA
Với dân số khoảng 170 triệu dân, Nigeria là một trong những thị trƣờng lớn
nhất Châu Phi, có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa rất lớn. Loại lƣơng thực tiêu thụ chủ
yếu ở Nigeria hiện nay là ngô, gạo và sắn. Gạo đã dần trở thành lƣơng thực chủ đạo
trong khẩu phần hàng ngày của ngƣời dân quốc gia này do đặc diểm dinh dƣỡng
cao, dễ chế biến, hƣơng vị phù hợp.Với diện tích đất trồng lúa lớn nhất khu vực Tây
20
Phi, Nigeria là một trong những quốc gia có sản lƣợng gạo hàng năm cao nhất Tây
phi nói riêng và châu Phi nói chung. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lƣợng
gạo của Nigeria năm 2014 ƣớc đạt 2,7 triệu tấn, tăng mạnh 12,5% so với mức 2,4
triệu tấn trong niên vụ 2013. Tuy nhiên, lƣợng gạo đƣợc tiêu thụ tại Nigeria năm
2014 ƣớc đạt 6 triệu tấn, tăng 11% so với mức 5,4 triệu tấn trong niên vụ 2013. Sản
lƣợng gạo sản xuất trong nƣớc không đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu tiêu thụ. Bởi vậy,
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
những năm gần đây, Nigeria phải chi bình quân 3 tỉ USD/năm để nhập khẩu lƣơng
thực, thực phẩm trong đó riêng gạo đã chiếm tới 2 tỉ USD và trở thành quốc gia
nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi. Gạo đƣợc nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan (700
triệu đến 1 tỉ đô la/năm), Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, và đƣợc đƣa về các cảng của
Nigeria vào 2 thời điểm chính là trƣớc lễ Ramadan của ngƣời Hồi giáo và trƣớc Lễ
Giáng sinh. Về thị hiếu, gạo đồ (Parboiled Rice), Basmati của Ấn Độ đƣợc ƣa
chuộng nhất và cũng là hai loại gạo có nhu cầu cao nhất. Mặc dầu vậy, gạo hƣơng
nhài, hạt dài không dính của Thái Lan cũng chiếm thị phần không nhỏ trên thị
trƣờng bán lẻ. Ở Nigeria, gạo là mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra,
các doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận của Cục quản lý và giám định chất
lƣợng lƣơng thực và thuốc chữa bệnh quốc gia (NAFDAC) mới đƣợc nhập khẩu
vào Nigeria.
Hiện nay, ở Nigeria, nhằm khuyến khích đầu tƣ vào ngành lúa gạo và hỗ trợ
mục tiêu tự đảm bảo đủ lƣơng thực, Chính phủ Liên bang Nigeria đã quyết định
giảm thuế cho các công ty xay xát gạo đang hoạt động cũng nhƣ các nhà đầu tƣ mới
trên lãnh thổ Nigeria. Theo đó, các công ty xay xát gạo và các nhà đầu tƣ sẽ đƣợc
hƣởng mức phí ƣu đãi 20% và 10% thuế trong khi các nhà nhập khẩu khác phải nộp
60% phụ phí và 10% thuế. Chính phủ Liên bang cũng đã cấp hạn ngạch nhập khẩu
gạo cho các nhà đầu tƣ, nhà nhập khẩu và nhà máy xay xát gạo. (Bùi Minh Phúc,
2015).
Tuy nhiên, năm 2015, Nigeria vẫn tiếp tục các chính sách hạn chế nhập khẩu
đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cấm nhập khẩu sản
phẩm gia cầm, thịt lợn, thịt bò và một vài sản phẩm tiêu dùng quan trọng khác.
Chính phủ Nigeria đã tăng thuế nhập khẩu với hạt lúa mỳ từ 5% lên 20%, bột mỳ từ
35% lên 100%, gạo lức từ 5% lên 35% và gạo đã xay xát từ 30% lên 100%. Thuế
21
nhập khẩu đƣờng thô là 60% và đƣờng tinh luyện là 80%. Đến 2018, Nigeria sẽ
cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với cá da trơn và cá rô phi. (Vụ Thị trƣờng châu Phi,
Tây Á, Nam Á, 2015).
Bờ Biển Ngà cũng là một quốc gia sản xuất lúa gạo quan trọng ở khu vực
Tây Phi. Tuy nhiên, do sản xuất trong nƣớc cũng không đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
thụ khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm nên Bờ Biển Ngà hàng năm cũng phải nhập khẩu
một lƣợng gạo khá lớn, tƣơng đƣơng với 60% nhu cầu, chủ yếu từ Ấn Độ, Việt
Nam, Thái Lan và Pakistan. Khác với Nigeria, loại gạo đƣợc ƣa chuộng ở quốc gia
này là gạo phẩm cấp với mức giá vừa phải. Hiện gạo là thức ăn cơ bản của ngƣời
dân nƣớc này, nhất là dân đô thị. Ƣớc tính mỗi ngƣời dân tiêu thụ khoảng 60
kg/ngƣời/năm. Côte d’Ivoire sản xuất loại gạo «dénicachia » và «malhoussou »
phục vụ tiêu dùng trong nƣớc. Trƣớc đây gạo là loại lƣơng thực đứng thứ tƣ sau củ
mài, sắn và chuối xanh ở nƣớc này. Hiện nay, gạo đã trở thành thức ăn cơ bản hàng
đầu của ngƣời dân. Lúa chiếm 20% diện tích đất trồng trọt và 10% sản xuất nông
nghiệp.
Một nƣớc cũng có nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn là Senegal, cũng là quốc
gia thuộc Tây Phi. Hàng năm, quốc gia này phải nhập khẩu khoảng hơn 1 triệu tấn
gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 1,3-1,4 triệu tấn gạo. Loại gạo mà ngƣời
dân Senegal ƣa chuộng nhất là gạo tấm chiếm đến 99% tổng lƣợng nhập khẩu. Trên
thị trƣờng quốc tế, gạo tấm đƣợc xem là thứ phẩm, do vậy giá rẻ hơn nhiều so với
gạo nguyên hạt. Những tiêu chí về chất lƣợng của ngƣời tiêu dùng Senegal vẫn là
độ trắng của gạo, mùi vị, độ sạch, tỷ lệ gạo gẫy cũng nhƣ độ nở. Gạo nhập khẩu vào
Senegal chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, Việt Nam và Brazil.
Đất nƣớc Nam Phi nằm ở cực Nam của châu Phi, đƣợc biết đến là một quốc
gia giàu có và phát triển nhất châu Phi. Ngành nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng
hơn 2% vào GDP của nƣớc này, loại lƣơng thực mà quốc gia này có thể sản xuất là
ngô và lúa mì, trong khi gạo lại là một trong những loại lƣơng thực chủ yếu, vì thế
hàng năm Nam Phi gần nhƣ phải nhập khẩu gạo hoàn toàn để đáp ứng nhu cầu
trong nƣớc. Trong những năm gần đây, lƣợng gạo nhập khẩu của Nam Phi vẫn liên
tục tăng. Với mức sống cao hơn các nƣớc khác trong khu vực, quốc gia này chủ yếu
nhập khẩu gạo đồ có chất lƣợng cao từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam,…