Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------***------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
SANG CÁC QUỐC GIA THAM GIA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP)
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

: Mai Thị Ngân Hà
: 1111110269
: Anh 20 – Khối 7 – KT
: 50
: ThS. Đỗ Ngọc Kiên


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ....................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ...................................................................4
1.1. Tổng quan mặt hàng gạo và hoạt động xuất khẩu gạo ..............................4
1.1.1. Vị trí của mặt hàng gạo trong nền kinh tế thế giới ....................................4
1.1.2. Đặc trưng của mặt hàng gạo và hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 8
1.2. Một số vấn đề lý luận cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam13
1.2.1. Một số lý thuyết thương mại quốc tế về lợi thế của Việt Nam trong xuất
khẩu gạo .............................................................................................................13
1.2.2. Một số chỉ số đánh giá tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam ..............19
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với Việt Nam ............................................21
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới .........23
1.3.1. Bài học từ Thái Lan ..................................................................................23
1.3.2. Bài học từ Ấn Độ ......................................................................................24
1.3.3. Bài học từ Hoa Kỳ ....................................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT
NAM SANG CÁC QUỐC GIA THAM GIA TPP TRONG BỐI CẢNH THỰC
THI HIỆP ĐỊNH ............................................................................................. 26
2.1. Tổng quan Hiệp định TPP và các nƣớc tham gia TPP ............................26
2.1.1. Hiệp định TPP ..........................................................................................26
2.1.2. Các quốc gia tham gia TPP .....................................................................29
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP ....31
2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia tham gia
TPP .......................................................................................................................32
2.2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ...........................32
2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.....................................................................34
2.2.3. Giá gạo xuất khẩu ....................................................................................36



ii
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trong bối
cảnh thực thi TPP ...............................................................................................37
2.3.1. Ứng dụng mô hình kim cương trong nghiên cứu mặt hàng gạo của Việt
Nam.....................................................................................................................37
2.3.2. Các chỉ số đánh giá về tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam ..............46
2.3.3. Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP
trong điều kiện thực thi Hiệp định......................................................................50
2.4. Những vấn đề đặt ra đối với sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong bối cảnh thực thi Hiệp Định TPP ............................................................54
2.4.1. Những vấn đề đối với hoạt động sản xuất gạo .........................................54
2.4.2. Những vấn đề đối với hoạt động xuất khẩu gạo.......................................55
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA THAM GIA TPP ...........................58
3.1. Định hƣớng của Việt Nam trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo 58
3.1.1. Định hướng đối với hoạt động sản xuất gạo ............................................58
3.1.2. Định hướng đối với hoạt động xuất khẩu gạo.........................................59
3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
các quốc gia thành viên TPP ..............................................................................60
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước .....................................................................60
3.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ................................65
3.2.3. Giải pháp từ phía nhà nông .....................................................................69
3.2.4. Giải pháp từ phía các nhà nghiên cứu, nhà khoa học .............................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................75
PHỤ LỤC .................................................................................................................80


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

APEC

Asia - Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế

Cooperation

Châu Á - Thái Bình Dương

Export Specialization

Chỉ số chuyên môn hóa

ES

xuất khẩu
The United Nations Economic and

Ủy ban Kinh tế và Xã hội

Social Commission for Asia and


Liên hợp quốc khu vực

the Pacific

Châu Á và Thái Bình Dương

Food and Agriculture Organisation

Tổ chức lương thực và

of the United Nations

nông nghiệp thế giới

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

ITC

International Trade Centre


Trung tâm thương mại

ESCAP

FAO

quốc tế
NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển
nông thôn

PRB

Population Reference Bureau

Viện nghiên cứu dân số
Hoa Kỳ

RCA

Revealed Comparative Advantage

Chỉ số lợi thế so sánh
biểu hiện

TI

Trade Intensity


Chỉ số mức độ tập trung
thương mại


iv
TPP

USDA

Trans-Pacific Strategic Economic

Hiệp định đối tác xuyên

Partnership Agreement

Thái Bình Dương

United States Department of

Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ

Agriculture
VCCI

VFA

The Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công


Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

Vietnam Food Association

Hiệp hội lương thực
Việt Nam


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1. Khối lượng xuất khẩu gạo của một số nước (2011-2014) ..........................7
Bảng 2.1: Thời gian các quốc gia tham gia TPP .......................................................26
Bảng 2.2: Dân số và GDP bình quân đầu người của thành viên TPP năm 2013 ......29
Bảng 2.3: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP Năm 2014
...................................................................................................................................35
Bảng 2.4: Chỉ số RCA của Việt Nam và một số quốc gia (2010-2013) ...................46
Bảng 2.5: Chỉ số ES của Việt Nam với các quốc gia TPP năm 2013 .......................48
Bảng 2.6: Chỉ số TI của Việt Nam với các nước thành viên TPP (2012-2013) .......49
Bảng 2.7: Khối lượng nhập khẩu gạo của các quốc gia TPP (2010-2014) ...............51

Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Mức tiêu thụ gạo của thế giới (2010-2015) ................................................5
Hình 1.2: Khối lượng thương mại gạo của thế giới (2010-2015) ...............................6
Hình 1.3: Cơ cấu sản lượng lúa gạo theo vùng năm 2013 ..........................................9
Hình 1.4: Mô hình thu mua gạo - xuất khẩu .............................................................10
Hình 1.5: Mô hình kim cương của M. Porter ............................................................16

Hình 2.1: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia tham gia
TPP năm 2014 ...........................................................................................................32
Hình 2.2: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (2010-2014) ......33
Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 .......................34
Hình 2.4: Giá xuất khẩu của một số loại gạo (2010-2014) .......................................36
Hình 2.5: Nhu cầu tiêu thụ gạo của Việt Nam (2011-2015) .....................................40


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80 của thế kỷ
trước thì nay đã có những bước tiến vượt bậc, liên tục nằm trong nhóm những quốc
gia xuất khẩu gạo lớn của thế giới cùng với Ấn Độ và Thái Lan. Xuất khẩu gạo
không chỉ góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động mà
còn làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Năm 2014, mặt hàng gạo nằm
trong nhóm 16 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD với khối lượng
xuất khẩu gạo là 6,38 triệu tấn, trị giá đạt 2,96 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2015a).
Trong tiến trình hội nhập toàn cầu, xuất khẩu gạo là một trong những cơ sở để mở
rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Qua quá trình tích lũy kinh nghiệm, cùng với những tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến trong nước và trên thế giới, ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã vươn
lên mạnh mẽ bắt kịp với trình độ sản xuất của thế giới. Kết quả là sản lượng lúa gạo
của Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng qua các năm, trong năm 2014 đạt
gần 45 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2015). Do đó, cơ hội để đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu gạo là rất lớn.
Tuy nhiên, xét về giá trị xuất khẩu thì gạo của Việt Nam luôn thấp hơn Thái
Lan. Theo số liệu của Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO, 2014b),
năm 2013, trong khi giá gạo chào bán của Thái Lan loại 5% tấm ở mức 518

USD/tấn thì gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ có 391 USD/tấn. Gạo Việt Nam chưa
định vị được thương hiệu nên thường phải bán rẻ. Năm 2008, sau khi phát hiện
lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép trong sản phẩm gạo xuất khẩu, Nhật
Bản đã hạn chế nhập khẩu gạo từ Việt Nam mặc dù sau đó các doanh Nghiệp Việt
Nam đã cố gắng đảm bảo chất lượng gạo theo tiêu chuẩn của Nhật. Gạo Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ cũng phải chịu sự giám sát và kiểm tra khắt khe. Gạo Thái Lan
và Ấn Độ đang tạo được sức hút với các thị trường nhập khẩu và cạnh tranh gay gắt
với sản phẩm gạo của Việt Nam, làm khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm
dần trong những năm gần đây. Điều này khiến nhiều hộ nông dân trồng lúa gặp khó
khăn, một số hộ đã chuyển đổi canh tác sang các giống cây trồng khác.


2
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán là một
hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các quốc gia thuộc vành đai Thái
Bình Dương. Quy mô TPP ước tính chiếm gần 40% nền kinh tế thế giới. Do vậy,
TPP không chỉ mang lại lợi ích thuế quan cho hàng xuất khẩu Việt Nam với các
quốc gia chưa có FTA song phương với Việt Nam như Mỹ, Mexico, Canada, Peru
(Hà Văn Hội, 2015, tr.6) mà còn là lợi ích mở rộng thị trường. Đây chính là cơ hội
lớn cho việc gia tăng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường là thành viên
của Hiệp định. Tận dụng tốt cơ hội này, Việt Nam có thể khắc phục những khó
khăn hiện tại của hoạt động xuất khẩu gạo và gia tăng cạnh tranh với Thái Lan và
Ấn Độ - 2 quốc gia không tham gia TPP.
Vì vậy, đề tài “Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia
tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong bối cảnh thực
thi Hiệp định” sẽ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt
Nam để thấy được những triển vọng giúp cho xuất khẩu gạo có bước chuyển mình
mạnh mẽ hơn khi TPP được ký kết cùng với đó là những giải pháp cụ thể để đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về vị trí của mặt hàng gạo và
những đặc trưng của lúa gạo Việt Nam, kết hợp với những lý thuyết thương mại
quốc tế về lợi thế cạnh tranh và những chỉ số thương mại, từ đó đánh giá lợi thế của
Việt Nam trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo, để thấy rõ những triển vọng
và cơ hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia tham
gia TPP khi Hiệp định được thực thi và cuối cùng tìm ra giải pháp để khắc phục
những khó khăn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu phù hợp với bối cảnh
thực tế ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nói trên, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau:
 Phân tích vị trí của mặt hàng lúa gạo đối với thế giới; đặc trưng của mặt
hàng lúa gạo và hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Những yếu tố ảnh hưởng
với xuất khẩu gạo và vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam.


3
 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc
gia tham gia TPP.
 Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam qua các chỉ số
thương mại và ứng dụng mô hình kim cương trong nghiên cứu mặt hàng gạo.
 Tìm hiểu những vấn đề đang đặt ra cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu
gạo của Việt Nam.
 Đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo sang các
quốc gia tham gia TPP khi TPP có hiệu lực.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: xuất khẩu gạo của Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Về mặt không gian: xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang các quốc gia tham gia TPP. Về mặt thời gian: thực trạng xuất khẩu gạo
trong giai đoạn 2010 – 2014 và định hướng trong tương lai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở trên, khóa luận sử dụng
các phương pháp diễn dịch – quy nạp, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối
chiếu và suy luận logic, cùng với việc sử dụng các số liệu từ những Báo cáo của các
tổ chức chuyên ngành để làm sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Kết cấu của khóa luận
Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc
gia tham gia TPP trong bối cảnh thực thi Hiệp định
Chương 3: Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang các quốc gia tham gia TPP
Do kinh nghiệm, thời gian và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận khó tránh
khỏi còn những vấn đề chưa được hoàn chỉnh, rất mong nhận đươc sự đóng góp ý
kiến của các thầy, cô giáo dể bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
1.1. Tổng quan mặt hàng gạo và hoạt động xuất khẩu gạo
1.1.1. Vị trí của mặt hàng gạo trong nền kinh tế thế giới
1.1.1.1. Nhu cầu gạo của thị trường thế giới
Xã hội ngày càng phát triển với những tiến bộ không ngừng, nhu cầu của con
người từ đó cũng trở lên đa dạng và phong phú hơn, nhưng nhu cầu về ăn mặc vẫn
là nhu cầu cơ bản nhất không thể loại bỏ. Con người không thể ngừng chi tiêu để bổ
sung lương thực mỗi ngày. Vì thế, một trong những vai trò quan trọng của mặt hàng
gạo chính là giá trị lương thực cho con người.
Lương thực là một vấn đề quan trọng, nó giúp nuôi sống hơn 7,24 tỷ người

trên thế giới theo Viện nghiên cứu dân số Hoa Kỳ (PRB, 2014). Trên thế giới có
hơn 50 nghìn loài thực vật có thể ăn được, nhưng chỉ có vài loài trong đó được coi
là cây lương thực chính; gạo là thực phẩm chính của người dân châu Á cũng như
ngô của Nam Mỹ, kê của Châu Phi hay lúa mì của Bắc Mỹ và châu Âu (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008). Sự phân bố dân cư không đồng đều và sự khác nhau về điều kiện
khí hậu, đất đai đã dẫn đến sự khác nhau trong việc lựa chọn thực phẩm chính của
các khu vực. Chỉ tính riêng khu vực châu Á với 4,35 tỷ người (PRB, 2014), chiếm
60,11% dân số thế giới thì đã có tới hơn 90% lượng gạo của thế giới được trồng và
tiêu thụ ở đây. Như vậy, có thể nói gạo chính là cây lương thực quan trọng nhất, là
nguồn thực phẩm cho khoảng một nửa dân số thế giới.
An ninh lương thực luôn một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
của mỗi quốc gia. Theo số liệu trong báo cáo Tình trạng an ninh lương thực thế giới
(FAO, 2014c), hiện nay trên thế giới có khoảng 805 triệu người thường xuyên bị
thiếu lương thực, tập trung chủ yếu ở các nước kém và đang phát triển. Số người
chết vì đói nhiều hơn số người chết do AIDS, sốt rét và bệnh lao cộng lại. Nạn đói
nghèo sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như dịch bệnh, cướp bóc,
thất nghiệp, tệ nạn,... Nếu vấn đề cơm ăn áo mặc của người nghèo được đảm bảo sẽ
giúp kinh tế ổn định và phát triển. Gạo được biết là lương thực chính của người
nghèo, nên an ninh lương thực gắn liền với hoạt động sản xuất và cung ứng gạo.


5
Hình 1.1: Mức tiêu thụ gạo của thế giới (2010-2015)
Đơn vị: Triệu tấn
520
499.86
500

491.16
476.37


480
469.52
461.23

460
448.11
440

420
2010

2011

2012

2013

2014

2015 (dự báo)

(Nguồn : FAO, 2015)
Hình 1.1 cho thấy nhu cầu tiêu thụ gạo của thị trường thế giới không ngừng
tăng qua các năm. Năm 2010 mức tiêu thụ là 448,11 triệu tấn thì tới năm 2014 là
491,16 triệu tấn, tăng thêm 43,05 triệu tấn trong 5 năm, trung bình mỗi năm tăng
thêm 8,61 triệu tấn. Năm 2015, FAO dự báo nhu cầu sử dụng gạo có thể lên tới
499,86 triệu tấn, tăng 1,77% so với năm 2014. Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng
như vậy, càng khẳng định vị trí quan trọng không thể thay thế của gạo trong đời
sống hàng ngày.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực cho con người, sự phát triển nông
nghiệp sản xuất lúa gạo còn đem lại việc làm cho người lao động, cung cấp nguyên
liệu cho ngành Công nghiệp và sử dụng những máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật
của Công nghiệp.
Bên cạnh đó, gạo còn có giá trị thương mại cao. Những tiến bộ khoa học và
kinh nghiệm canh tác lâu năm đã giúp cho sản lượng gạo tăng lên đáng kể. Nhờ đó
một số quốc gia trở lên dư thừa gạo cho xuất khẩu. Mặt khác một số quốc gia do
không có điều kiện tự nhiên thuận lợi, không có kinh nghiệm canh tác và nguồn
nhân lực cho trồng trọt nên nhu cầu nhập khẩu gạo là rất lớn.
Như vậy, gạo là vấn đề mà các quốc gia luôn quan tâm, bởi nó giúp ổn định
đời sống xã hội, đem lại việc làm và còn góp phần phát triển kinh tế.


6
1.1.1.2. Khối lượng thương mại gạo của thị trường thế giới
Từ lâu, gạo đã được canh tác ở tất cả các Châu lục. Tuy nhiên không phải
quốc gia nào cũng có điều kiện phát triển sản xuất lúa gạo để tự cung ứng đủ nhu
cầu lúa gạo trong nước. Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới việc các quốc gia phải
nhập khẩu gạo. Do dân số đông khiến cho sản xuất trong nước không đáp ứng đủ,
do điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thái hay tình hình quốc gia bất ổn định,
thường xuyên xảy ra chiến tranh, nội chiến kéo dài,… không phù hợp trồng lúa, do
trình độ sản xuất lạc hậu, không có kinh nghiệm canh tác nên mặc dù áp dụng khoa
học kỹ thuật nhưng không giúp nâng cao được năng suất canh tác. Hoặc do mục tiêu
phát triển quốc gia, thường là các nước phát triển muốn tập trung nguồn lực cho
ngành công nghiệp.
Hình 1.2: Khối lƣợng thƣơng mại gạo của thế giới (2010-2015)
Đơn vị: triệu tấn
45
40
35

30
25
20
2010

2011

2012

2013

2014

2015 (Dự báo)

(Nguồn : FAO, 2015)
Hình 1.2 thể hiện khối lượng thương mại gạo của các quốc gia trên thế giới.
Từ năm 2010 tới năm 2012, khối lượng thương mại của gạo tăng từ 31,31 triệu tấn
(năm 2010) lên 38,74 triệu tấn (năm 2012), tức là tăng thêm 7,43 triệu tấn trong 3
năm, tương ứng tăng trung bình 2,48 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2013, khối
lượng này lại giảm xuống còn 37,16 triệu tấn, giảm 1,58 triệu tấn. Nguyên nhân gây
sụt giảm được FAO lý giải là “do nhu cầu nhập khẩu gạo tại một số quốc gia như ở
vùng Viễn Đông (Indonesia, Philippines) và khu vực Tây Phi (Nigeria, Senegal)
giảm, nhờ sản lượng bội thu tại hầu hết các nước này, và một số nước đang thực


7
hiện các chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm có thể tự cung tự cấp nguồn gạo”. Tới
năm 2014, đánh dấu mức tăng vượt bậc, tăng lên 42,39 triệu tấn, tăng 14,07% so
với năm 2013. Tuy nhiên, FAO ước tính thương mại gạo năm 2015 sẽ giảm nhẹ

xuống còn 41,39 triệu tấn, giảm 2,36% so với năm 2014.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ gạo được dự báo sẽ tiếp tục tăng, nhưng khối lượng
thương mại lại giảm. Có thể thấy, số liệu thương mại của gạo chưa thực sự ổn định.
Với những vai trò quan trọng của gạo không chỉ đối với đời sống, sản xuất mà còn
đối với nền kinh tế, nhiều quốc gia đang cố gắng tự chủ nguồn cung gạo để phục vụ
nhu cầu trong nước, tránh phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu.
Bảng 1.1. Khối lƣợng xuất khẩu gạo của một số nƣớc (2011-2014)
Đơn vị: triệu tấn
STT

Quốc gia

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Ấn Độ

4,64

10,25

10,48


10,90

2

Thái Lan

10,65

6,95

6,72

10,97

3

Việt Nam

7,00

7,72

6,70

6,33

4

Pakistan


3,41

3,40

4,13

3,40

5

Hoa Kỳ

3,23

3,30

3,29

3,04

(Nguồn: USDA, 2015)
Bảng 1.1 thể hiện sản lượng xuất khẩu gạo của 5 quốc gia dẫn đầu về khối
lượng gạo xuất khẩu. Có thể thấy năm 2012, Ấn Độ vươn lên trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới, và từ 2012 đến 2014, khối lượng xuất khẩu gạo của Ấn
Độ luôn đạt trên 10 triệu tấn. Sau khi để mất ngôi đầu thì tới năm 2014, Thái Lan đã
lấy lại được vị trí dẫn đầu của mình với việc xuất khẩu 10,97 triệu tấn gạo, tăng
63,24% so với năm 2013. Từ năm 2013, Việt Nam không còn giữ được vị trí thứ 2
mà chủ yếu xếp thứ 3 về xuất khẩu gạo, khối lượng xuất khẩu cũng có xu hướng
giảm dần, năm 2014 chỉ còn 6,33 triệu tấn, giảm 5,52% so với năm 2013. Pakistan
và Mỹ chủ yếu duy trì khối lượng xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo mỗi năm, khối

lượng này so với 3 quốc gia dẫn đầu vẫn còn khá khiêm tốn.
Mặc dù Trung Quốc dẫn đầu về sản lượng gạo được sản xuất, năm 2014 ước
tính khoảng 141,7 triệu tấn (FAO, 2014a), nhưng lại luôn nằm trong nhóm nước
chính phải nhập khẩu gạo. Nguyên nhân là do mật độ dân số đông, nguồn cung


8
trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Châu Phi và Vùng Viễn Đông
cũng là hai khu vực thường xuyên phải nhập khẩu gạo.
1.1.2. Đặc trưng của mặt hàng gạo và hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
1.1.2.1. Đặc điểm của mặt hàng gạo Việt Nam
Lúa gạo có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt
Nam và là lương thực chính trong bữa ăn. Nó cung cấp tinh bột, protein, lipit,
vitamin,... nhằm đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết. Trung bình mỗi ngày người
Việt ăn từ 2-3 bữa. Theo báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2014 (Tổng cục
thống kê, 2014), dân số Việt Nam đạt 90,49 triệu người, với tỷ lệ tăng dân số bình
quân từ năm 2009 là 1,06%. Với lượng dân cư tăng hàng năm thì nhu cầu lương
thực để đáp ứng cho đời sống là rất lớn. Trước những năm 1990, Việt Nam còn nằm
trong nhóm những nước đói nghèo, sản lượng gạo không đủ cung ứng cho nhu cầu
trong nước. Sau giai đoạn đó, Việt Nam mới có bước chuyển mình tham gia vào thị
trường thương mại gạo thế giới. Những đặc điểm nổi bật của lúa gạo và hoạt động
canh tác lúa gạo của Việt Nam là:
 Lúa gạo là cây lương thực ngắn ngày, có tính thời vụ.
Cây lúa sinh trưởng, phát triển trong khoảng 3-4 tháng và được trồng theo
từng vụ với thời điểm gieo cấy, thu hoạch khác nhau. Vụ lúa ở Việt Nam phụ thuộc
chặt chẽ vào tình hình khí hậu và thời tiết. Sản xuất lúa được phân bố qua 3 vụ
chính trong năm. Vụ đông xuân, lúa được thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4, có sản
lượng lớn nhất trong năm, chất lượng lúa tốt nhất. Vụ hè thu, thu hoạch từ tháng 6
đến tháng 8, có quy mô lớn thứ 2, nhưng do thu hoạch vào giữa mùa mưa ở khu vực
phía Nam nên thường gặp khó khăn trong công tác bảo quản dẫn đến chất lượng lúa

không được tốt. Vụ mùa thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 tuy chất lượng tốt
nhưng quy mô nhỏ, không có năng suất cao.
Gạo có tình thời vụ trong tiêu dùng và cần được bảo quản kỹ lưỡng. Thông
thường gạo được duy trì và bảo qua trong khoảng từ vụ mùa này tới vụ mùa tiếp
theo, hoặc dài nhất là trong khoảng 1 năm. Sau khi thu hoạch, để có thể sử dụng hay
cất trữ, gạo cần được phơi sấy cẩn thận. Nếu điều kiện bảo quản có độ ẩm quá cao
sẽ gây lên nấm, mốc làm giảm giá trị kinh tế.


9
Ngày nay, để đa dạng nhu cầu cũng như đáp ứng tính tiện ích trong sử dụng,
gạo được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp để chế biến các loại
bánh kẹo hay các loại bột. Điều này vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, vừa giúp đa
dạng trong sự lựa chọn.
 Đồng bằng sông Cửu Long chiếm phần lớn trong cơ cấu sản lượng lúa
gạo cả nước và là nguồn cung chính cho gạo xuất khẩu
Gạo là sản phẩm thu hoạch sau quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
lúa. Năm 2013 sản lượng lúa gạo của Việt Nam là 44,08 triệu tấn (Tổng cục Thống
kê, 2013), tuy nhiên cơ cấu sản lượng mỗi vùng không đồng đều.
Hình 1.3: Cơ cấu sản lƣợng lúa gạo theo vùng năm 2013
Đơn vị: %
Đồng bằng sông Hồng
15.19

Trung du và miền núi phía Bắc
7.48

56.67

14.97


2.63

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

3.06

Đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)
Qua Hình 1.3 có thể thấy, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn nửa cơ cấu
sản lượng lúa gạo của cả nước. Năm 2013 tính riêng sản lượng của Đồng bằng sông
Cửu Long là 24,99 triệu tấn, chiếm 56,67% sản lượng cả nước. Vùng đồng bằng
sông Hồng tuy có sản lượng đứng thứ 2 cả nước nhưng vùng đồng bằng sông Cửu
Long lại có sản lượng gấp 3,73 lần vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là 2 vùng canh
tác lúa chính ở Việt Nam nhưng địa hình và thổ nhưỡng của 2 vùng lại khá khác
nhau. Miền Bắc chủ yếu là những cánh đồng trũng, nước sâu. Trong khi đó, Miền
Nam là những cánh đồng cạn với phù sa màu mỡ.


10
Hoạt động canh tác lúa gạo chủ yếu được thực hiện theo mô hình hộ nông
dân ở nông thôn. Đây là tập quán trồng lúa từ xa xưa của người Việt. Việt Nam hiện
có khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, đa phần lao động nông thôn là trồng lúa
(Tổng cục thống kê, 2014). Do chủ yếu sản xuất lúa gạo tại các tỉnh khu vực miền
Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phục vụ nhu cầu tiêu thụ lúa gạo

tại chỗ nên nông dân ở đây chủ yếu trồng những giống lúa phổ biến, chất lượng
trung bình để tránh hiện tượng thoái hóa, lai tạp giống.
Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò chủ đạo trong việc
cung cấp gạo xuất khẩu. Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm: Gạo trắng hạt
dài cao cấp (Việt Nam 5% tấm), gạo trắng hạt dài thấp cấp (Việt Nam 25% tấm),
gạo thơm (Jasmine), gạo tấm (FAO, 2014b, tr.22). Trong đó gạo thơm (Jasmine) là
gạo có giá trị cao nhất của Việt Nam. Gạo là mặt hàng có vai trò quan trọng với an
ninh lương thực quốc gia nên chủ yếu được buôn bán giữa chính phủ các nước. Các
nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới.
1.1.2.2. Chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam
Hiện nay, để phục vụ cho xuất khẩu, hoạt động sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng
sông Cửu Long được thị trường hóa cao hơn các vùng khác. Gạo xuất khẩu chủ yếu
được cung cấp theo mô hình thu mua từ các hộ nông dân khu vực ở khu vực này.
Hình 1.4: Mô hình thu mua gạo - xuất khẩu

(Nguồn: Nguyễn Văn Sơn, 2013)
Với mô hình ở trên, gạo xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian mới được đem
xuất khẩu. Sau khi nông dân trồng và thu hoạch lúa, các thương lái sẽ thu mua gạo
từ nông dân và bán cho các nhà máy xay xát để chế ra gạo thành phẩm bán cho các
công ty xuất khẩu. Ở mô hình này, gạo thường khó xác định nguồn gốc, chất lượng
không ổn định và hao hụt rất lớn. Việc qua nhiều khâu trung gian gây nên nhiều bất
cập, dù sản lượng lúa thu hoạch cao nhưng nông dân thường bị các thương lái ép
bán với giá rẻ, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu đôi khi lại gặp khó khăn vì
không có nguồn hàng cung ứng ổn định.


11
Quy trình chế biến của gạo Việt Nam hiện nay chủ yếu xay xát 2 bước (twostep milling process). Trong đó, 2 nhà máy đảm nhận mỗi bước trong quy trình lại
chủ yếu là khác nhau. Bước 1 thường là các nhà máy quy mô nhỏ, công nghệ lạc
hậu, máy móc cũ. Bước 2 được vận chuyển đến nhà máy xay xát lớn hơn. Do đó, sẽ

rất dễ dẫn đến việc trộn những giống gạo khác nhau dẫn tới chất lượng thấp.
Để khắc phục những khó khăn kể trên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang
chuyển dịch sang hướng xây dựng vùng lúa chuyên canh đặc chủng. Với hướng đi
mới này, gạo được các thương lái thu từ những vùng lúa chuyên canh hoặc nhà xuất
khẩu trực tiếp thu mua sau khi thu hoạch để đưa vào nhà máy xay xát của công ty,
từ đó sản xuất gạo thành phẩm. Nhờ vậy, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự chủ
nguồn giống, kiểm soát chất lượng và giảm tỷ lệ hao hụt. Tuy nhiên, do chi phí đầu
tư lớn nên nhiều doanh nghiệp chưa dám đầu tư. Một trở ngại khác là tập quán canh
tác lúa theo mô hình hộ nông dân gây khó khăn cho việc cơ giới hóa sản xuất.
Gạo Việt Nam chưa tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng tại thị trường nhập
khẩu mà chủ yếu qua các nhà kinh doanh quốc tế tại các thị trường đó. Hợp đồng
xuất khẩu giữa các chính phủ (G2G) chiếm khoảng 40-60% khối lượng gạo xuất
khẩu do gạo Việt Nam vẫn chưa xác lập được kênh phân phối chính thức (Nguyễn
Văn Sơn, 2013).
Thời gian các công ty xuất khẩu của Việt Nam giao hàng từ khi ký hợp đồng
đến khi đưa hàng ra cảng trung bình khoảng 40 ngày và thời gian thanh toán khoảng
21 ngày (Pham Thi Huong Diu, 2014).
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
 Nhân tố thị trường: nguồn cung, nhu cầu, chất lượng và giá cả sản phẩm
Nguồn cung lúa gạo phụ thuộc vào tình hình sản xuất và thu hoạch lúa gạo
trong nước. Năng suất và sản lượng thu hoạch cao thì nguồn cung cho xuất khẩu
cũng được đảm bảo. Sản lượng gạo thu hoạch hàng năm cần đảm bảo cung ứng cho
nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước, cho dự trữ an ninh lương thực quốc gia rồi sau đó
mới có nguồn cung cho xuất khẩu. Bởi gạo có tầm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia
nên nó không như một số sản phẩm chỉ sản xuất ra để xuất khẩu. Lúa gạo là cây
trồng nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào quy trình chăm bón, điều kiện tự nhiên.
Việt Nam có những điều kiện sản xuất thuận lợi cho sự phát triển của lúa gạo như:


12

nguồn nước, khí hậu, thổ nhưỡng; nguồn lao động có kinh nghiệm. Nhờ đó mà sản
lượng gạo thu hoạch hàng năm luôn tăng và ở mức cao (Phụ Lục) và dư thừa cho
tiêu dùng trong nước, nhờ đó mà nguồn cung cho xuất khẩu được đảm bảo.
Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo thể hiện qua thị hiếu, thu nhập,…
của người tiêu dùng. Thu nhập cao thì nhu cầu không còn tập trung ở số lượng mà
là về chất lượng và tính đa dạng. Sản phẩm sản xuất ra là để phục vụ nhu cầu của
người tiêu dùng. Tùy theo mức sống, tập quán và thói quen tiêu dùng mà nhu cầu
gạo ở mỗi nước là khác nhau. Vì thế cần tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng ở
quốc gia nhập khẩu, để xem họ cần loại gạo gì, cần với khối lượng bao nhiêu để
cung cấp. Như vậy mới nâng cao hiệu quả sản xuất gạo. Nếu không nắm bắt chính
xác về thông tin thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ xác định sai nhu cầu dẫn tới
kinh doanh không phù hợp cho sản phẩm, gây thiệt hại và lãng phí. Nhu cầu của
người tiêu dùng còn giúp định hướng cho hoạt động xuất khẩu.
Chất lượng là yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu của các
quốc gia. Nguồn giống tốt không chỉ đem lại năng suất cao mà còn tạo ra sản phẩm
chất lượng, mẫu mã đẹp. Gạo chất lượng cao có thể xuất khẩu sang những thị
trường cao cấp như Mỹ, Hàn Quốc,… Trong khi đó gạo tiêu chuẩn thấp chủ yếu
phục vụ nhu cầu của thị trường Philippines, Cuba hay Châu Phi. Chất lượng gạo
ảnh hưởng trực tiếp tới giá gạo xuất khẩu.
Năm 2013, sản lượng lúa gạo của Việt Nam là 43,90 triệu tấn cao hơn Thái
Lan chỉ có 38,10 triệu tấn (FAO, 2014b, tr.26). Nhưng xét về khối lượng xuất khẩu
trong năm 2013, Thái Lan vẫn đứng trên Việt Nam (Bảng 1.1). Nguyên nhân là do
trong những năm qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp và trung bình
nên không tạo được thương hiệu và giá trị cao. Người tiêu dùng quốc tế chủ yếu
quen với sản phẩm gạo Thái Lan.
Trong những năm qua, gạo Việt Nam luôn phải cạnh tranh gay gắt với gạo
của Thái Lan và Ấn độ. Qua Hình 2.4 có thể thấy, cùng một loại gạo nhưng giá gạo
của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan. Chất lượng gạo cao cấp cùng với
thương hiệu sẽ làm cho giá xuất khẩu cao hơn và về phương diện này thì gạo Thái
Lan chiếm ưu thế hơn hẳn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây

dựng và phát triển thương hiệu để gia tăng cạnh tranh.


13
 Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: Cơ sở giao thông vận tải,
hệ thống thông tin liên lạc, công nghệ chế biến bảo quản
Hệ thống vận chuyển, kho hàng, bến bãi, thông tin liên lạc giúp cho lưu
thông được nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời. Các doanh nghiệp có thể cung ứng
nguồn hàng một cách nhanh nhất sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí lưu thông. Hệ
thống thông tin liên lạc còn giúp tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo.
Gạo sau khi thu hoạch sẽ được các nhà máy xay xát chế biến để có được gạo
thành phẩm đem đi xuất khẩu. Do đặc tính thời vụ trong trao đổi của gạo nên các
kho chứa bảo quản cần được xây dựng hiện đại đảm bảo thuận tiện cho giao thương
và tránh hao hụt, hư hỏng nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Nhân tố về chính sách vĩ mô: Cơ chế quản lý, hỗ trợ của Nhà nước
Gạo có vai trò với an ninh lương thực quốc gia nên nó luôn được Nhà nước
quan tâm và quản lý chặt chẽ. Tác động của chính sách và hoạt động quản lý của
Nhà nước có thể giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo hoặc làm kìm hãm hoạt
động xuất khẩu gạo. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước cởi mở
sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được nhiều bạn hàng. Các Hiệp định
thương mại tự do song phương hay đa phương khi có hiệu lực sẽ giúp xóa bỏ hay
giảm thiểu hàng rào thuế quan, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Như vậy, những chính
sách của nhà nước không chỉ cần hợp lý mà còn kịp thời sẽ giúp hoạt động xuất
khẩu gạo phát triển.
1.2. Một số vấn đề lý luận cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam
1.2.1. Một số lý thuyết thương mại quốc tế về lợi thế của Việt Nam trong xuất
khẩu gạo
1.2.1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh
Năm 1817, David Ricardo (1722-1823) cho ra đời tác phẩm “Nguyên lý của
Kinh tế chính trị và thuế khoá”. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày lý thuyết về

lợi thế so sánh. Khái niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí
thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác và coi đó là cơ sở để các quốc gia giao
thương với nhau. Lý thuyết về lợi thế so sánh được Ricardo xây dựng trên một số
giả thiết, nhằm giúp cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản hơn:


14
 Trên thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.
 Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo. Chi phí sản xuất là cố định.
 Có sự khác nhau về công nghệ
 Tự do thương mại, không có thuế quan. Không có chi phí vận chuyển.
 Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, dịch chuyển tự do giữa các
ngành, không dịch chuyển giữa các quốc gia.
 Toàn dụng lao động
Giả sử: Quốc gia I sản xuất sản phẩm A và B với năng suất lao động tương
ứng là 6 sản phẩm và 4 sản phẩm trong 1h. Quốc gia II sản xuất sản phẩm A và B
đó với năng suất lao động tương ứng là 1 sản phẩm và 2 sản phẩm trong 1h.
Ta có (6/1) > (4/2) nên Quốc gia I có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm A,
Quốc gia II có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm B. Khi tham gia thương mại
quốc tế, quốc gia I sẽ chỉ đồng ý trao đổi nếu đổi 6A để lấy nhiều hơn 4B, quốc gia
II sẽ chỉ đổng ý nếu đổi 2B lấy được nhiều hơn 1A.
Giả sử Quốc gia I và II đồng ý trao đổi 6A lấy 6B. Ở trong nước, Quốc gia I
trong 1h sản xuất được 6A hoặc 4B, hay nói cách khác chỉ đổi được 6A lấy 4B, việc
tham gia thương mại quốc tế qua việc trao đổi 6A mình sản xuất lấy 6B mà quốc gia
II sản xuất, giúp Quốc gia I được lợi 2B. Ở trong nước, quốc gia II muốn sản xuất
6A cần 6h. Với việc tham gia thương mại quốc tế, Quốc gia II chỉ cần bỏ ra 3h để
sản xuất được 6B đem trao đổi và sẽ tiết kiệm được 3h lao động, hay được lợi 6B.
Như vậy, thương mại quốc tế giúp cả 2 quốc gia đều có lợi, thị trường thế giới cũng
gia tăng thêm được 6A và 12B.
Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: “Một quốc gia sẽ xuất khẩu

những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách
tương đối so với quốc gia kia” (Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2009, tr.33).
1.2.1.2. Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố sản xuất
Năm 1933, E. Hecksher và B. Ohlin dựa trên tỷ lệ các yếu tố sản xuất để giải
thích nguyên nhân làm lên lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại quốc tế trên cơ
sở những yếu tố sẵn có của quốc gia.
Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố sản xuất hay còn gọi là lý thuyết H-O được đặt
trong các giả thuyết sau:


15
 Trên thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm với 2
yếu tố sản xuất là lao động và vốn.
 Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo. Tự do thương mại
 Không có chi phí vận chuyển.
 Không có sự khác nhau về công nghệ. Thị hiếu tiêu dùng giống nhau.
 Hàm lượng các yếu tố sản xuất để sản xuất ra các mặt hàng khác nhau,
không có sự hoán đổi yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào.
 Chuyên môn hóa không hoàn toàn
Để sản xuất một đơn vị mặt hàng X:

quốc gia A cần LA + KB
quốc gia B cần LB + KB.

Trong đó: LA và LB là lượng lao động tương ứng cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị X của quốc gia A và B. KA và KB là lượng vốn tương ứng cần thiết để sản
xuất ra một đơn vị X của quốc gia A và B
Xét mối quan hệ tương quan giữa tỷ lệ các yếu tố, nếu:

Thì Quốc gia A sử dụng nhiều tương đồi về lao động hay Quốc gia A có mức

độ dồi dào tương đối về yếu tố lao động hơn quốc gia B trong sản xuất sản phẩm X.
Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố hay còn gọi là lý thuyết H-O có nội dung:
“một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều
một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó” (Bùi Xuân Lưu và
Nguyễn Hữu Khải, 2009, tr.50).
Nếu Việt Nam có sự dồi dào về lực lượng lao động với kinh nghiệm lâu đời
thì việc tập trung vào ngành sản xuất nông sản, đặc biệt là sản xuất lúa gạo là hoàn
toàn đúng đắn.
1.2.1.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia
Ra đời vào những năm 1990, trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”
của Michael E. Porter, lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích vì sao một số quốc gia
có vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm hay tại sao tồn tại quốc gia có
lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm nào đó. Đây được coi là lý thuyết khá hoàn
chỉnh để đánh giá lợi thế trong thương mại của một quốc gia.


16
Năng lực cạnh tranh quốc gia luôn là vấn đề tập trung sự quan tâm của các
chính phủ trong sự phát triển kinh tế đất nước. Theo M. Porter, lợi thế cạnh tranh
được tạo ra và duy trì qua một quá trình bản địa hóa cao. Sự khác biệt về các yếu tố
như văn hóa, cơ cấu kinh tế, các tổ chức và lịch sử của quốc gia đóng góp vào sự
thành công của cạnh tranh. Ông cho rằng: “Không một quốc gia nào có thể cạnh
tranh ở tất cả các các ngành hoặc hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành
công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi có lợi thế cạnh tranh bền vững
trong một số ngành nào đó”.
Lý thuyết cổ điển giải thích sự thành công của các quốc gia trong các ngành
cụ thể dựa trên lợi thế về yếu tố sản xuất như đất đai, lao động và tài nguyên thiên
nhiên. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh, cùng sự phát triển của sức mạnh
công nghệ thì lợi thế cạnh tranh không chỉ tạo ra nhờ những yếu tố trên.
Theo lý thuyết của M. Porter, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự

liên kết của 4 nhóm yếu tố: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu,
(3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và môi
trường cạnh tranh ngành. Các yếu tố chính này tác động qua lại với nhau. Mỗi liên
kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương, để chỉ khả năng chịu đựng của
một quốc gia trước môi trường cạnh tranh gay gắt, vững chắc như cấu trúc tinh thể
kim cương. Ngoài ra còn có 2 yếu tố khác là Chính phủ và Cơ hội, có thể tác động
tới 4 yếu tố cơ bản ở trên.
Hình 1.5: Mô hình kim cƣơng của M. Porter

(Nguồn: Porter, M. , 1990)


17
(1) Điều kiện các yếu tố sản xuất:
Yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào cơ bản để sản xuất ra một sản phẩm.
Yếu tố đầu vào ổn định sẽ giúp hoạt động sản xuất thuận lợi. Nếu một quốc gia có
sẵn các yếu tố đầu vào và có thể tận dụng tốt các yếu tố đó sẽ giúp quốc gia đó có
lợi thế trong việc sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu. Những yếu tố đầu vào cơ bản
của bất kỳ ngành nào có thể kể đến như:
 Nguồn vật chất tự nhiên: khí khậu, thổ nhưỡng, tài nguyên, nguồn nước
 Nguồn lao động, kinh nghiệm tích lũy trong sản xuất
 Cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, truyền thông,…
Vậy yếu tố sản xuất có thể là những yếu tố tự nhiên hoặc yếu tố nhân tạo;
cần phân bố, sử dụng hợp lý và cải tiến, sáng tạo để nâng cao năng lực sản xuất.
(2) Điều kiện về cầu
Thông qua các tác động tĩnh và động, nhu cầu trong nước xác định mức đầu
tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước. Ba khía cạnh của
nhu cầu trong nước có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là:
 Bản chất của nhu cầu nội địa;
 Dung lượng và mô hình tăng trường của nhu cầu;

 Cơ chế lan truyền nhu cầu trong nước ra thị trường quốc tế
Doanh nghiệp xác định nhu cầu trong nước thông qua hoạt động nhận thức,
lý giải và phản ứng trước nhu cầu của người mua. Nhu cầu lớn sẽ thu hút sự đầu tư
của doanh nghiệp. Những yêu cầu, đòi hỏi của người tiêu dùng sẽ tạo áp lực về tiêu
chuẩn kỹ thuật, chất lượng. Sự lan tỏa nhu cầu trong nước sang các nước khác sẽ
giúp doanh nghiệp tiếp cận đến với những khách hàng mới.
(3) Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doan nghiệp. Ngành sản xuất liên quan là những
ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi
hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành mà sản phẩm của chúng bổ trợ
việc chia sẻ hoạt động phát triển kỹ thuật, sản xuất phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ.
Những lợi thế trong các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ giúp các doanh nghiệp cung
cấp sản phẩn với chi phí thấp, thời gian ngắn, áp dụng tiến bộ công nghệ, duy trì và


18
mở rộng quan hệ. Sự thiếu hụt những ngành hỗ trợ và có liên quan sẽ khiến cho
hoạt động sản xuất bị cô lập, không thể phát triển.
(4) Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành
Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp có ảnh hưởng trực
tiếp tới lợi thế cạnh tranh. Mục tiêu và chiến lược của công ty tác động tới cơ cấu
của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư và thâm nhập thị trường cũng như động cơ của
người quản lý. Mặc dù cơ hội kinh doanh quốc tế rất lớn nhưng nếu công ty có mục
tiêu chỉ hoạt động trong thị trường nội địa thì vẫn sẽ quyết định không tham gia vào
thị trường quốc tế. Mỗi nhà quản lý có trình độ, động cơ và vấn đề quan tâm khác
nhau ảnh hưởng tới thành công của doanh nghiệp. Ngoài người lãnh đạo thì một
doanh nghiệp hoạt động tốt cần đội ngũ nhân viên đoàn kết, linh hoạt, tay nghề cao
và hiểu biết về ngành. Do đó những ưu đãi, chính sách khuyến khích và sự quan
tâm của các doanh nghiệp đối với người lao động sẽ giúp nâng cao thái độ và chất

lượng công việc, từ đó thúc đẩy ngành phát triển.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, không chỉ có cạnh tranh giữa các quốc
gia, các doanh nghiệp ở các quốc gia mà còn có cả sự cạnh tranh từ những doanh
nghiệp trong nước. Điều này giúp tăng tính năng động của ngành. Canh tranh để
hoàn thiện và thúc đẩy, đem lại hiệu quả sản xuất tối ưu.
Vai trò của Chính phủ
Chính phủ thực hiện sự ảnh hưởng của mình thông qua các chính sách, cơ
chế quản lý, hoạt động chi tiêu và đầu tư. Chính phủ có thực hiện sự quản lý, phân
bổ yếu tố sản xuất, cũng có thể là người mua hàng hóa, kiểm soát các hoạt động
quảng cáo, hay hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phát triển. Những quyết định của chính
phủ có thể là kìm hãm hay thúc đẩy ngành phát triển.
Vai trò của cơ hội
Cơ hội luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và của Chính phủ.
Những tiến bộ về khoa học, hay tính hình chính trị thế giới có thể tạo ra những cơ
hội tiềm tàng. Doanh nghiệp nào phát hiện và tận dụng cơ hội tốt sẽ thu được lợi
nhuận cao. Mặt khác, mọi yếu tố đều hoàn hảo nhưng thời cơ chưa đến cũng có thể
làm doanh nghiệp thất bại. Nắm bắt tốt cơ hội sẽ tạo ra những bước tiến bất ngờ kể
cả trong những điều kiện hạn chế.


19
Bốn yếu tố trên tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh
tranh quốc gia. M. Porter cho rằng các ngành kinh tế của một quốc gia sẽ đạt được
thành công nếu hệ thống kim cương này vận hành thuận lợi. Tác động tương hỗ
giữa các nhóm nhân tố này sẽ thúc đẩy phát triển của ngành. Lợi thế của một yếu tố
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển các nhóm yếu tố khác.
Mô hình kim cương của mặt hàng gạo Việt Nam bền vững sẽ là cơ sở vững
chắc để nâng cao hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo.
1.2.2. Một số chỉ số đánh giá tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam
1.2.2.1. Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện

Năm 1965, Balassa đã đưa ra cách tính chỉ số RCA dựa trên số liệu thị
trường của một loại hàng hóa nhằm đơn giản hóa việc xem xét lợi thế so sánh biểu
hiện. Nó phản ánh vị trí lợi thế so sánh đạt được của quốc gia về một sản phẩm trên
thị trường quốc tế trong tương quan với tổng giá trị xuất khẩu của thế giới:

Trong đó:

xisd: Là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i của nước s
Xsd: Là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước s
xiwd: Là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i của toàn thế giới
Xwd: Là tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới
( Nguồn: ESCAP, 2008, tr.65)

RCA được các quốc gia sử đụng như là một chỉ số về lợi thế so sánh, để đánh
giá tiềm năng xuất khẩu về một sản phẩm.


Nếu RCA<1, có nghĩa là quốc gia đó không có lợi thế so sánh trong

xuất khẩu mặt hàng i.


Nếu RCA>1, có nghĩa là quốc gia đó có lợi thế so sánh trong xuất

khẩu mặt hàng i.


Nếu RCA>2,5, có nghĩa là quốc gia đó có lợi thế so sánh rất cao trong

xuất khẩu mặt hàng i.

Nếu RCA mặt hàng gạo của Việt Nam lớn hơn 2,5 chứng tỏ Việt Nam có lợi
thế so sánh tương đối trong xuất khẩu mặt hàng gạo. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét
sự biến đổi của RCA qua các năm để thấy sự thay đổi lợi thế so sánh của mặt hàng.


×