Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giáo án hóa học 12 Bài 9 Amin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.09 KB, 9 trang )

Tuần 7 (Từ 8/10/2018 đến 13/10/2018)
Ngày soạn: 4/10/2018
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2018
Tiết 13
BÀI 9: AMIN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa amin, nhận dạng các hợp chất amin, gọi tên một số
amin đơn giản
- HS nêu được tính chất vật lí của amin, biết rằng các amin đều độc
- HS hiểu được tính chất hóa học của amin, nguyên ngân gây ra tính chất hóa
học
2. Kỹ năng
- HS viết được các đồng phân amin và gọi tên
- HS giải được các bài tập về phản ứng trung hòa amin, phản ứng cháy của
amin
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại – gợi mở
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan
2. Học sinh
Xem trước bài mới


C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Dẫn vào bài mới
Amin, amino axit, protein là những hợp chất quan trọng trong đời sống.
Trong chương này, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại hợp chất trên.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm amin
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp
và đồng phân
1


GV: Viết CTCT của NH3 và 4 amin
khác
Hs: Nghiên cứu các chất trong ví dụ
và cho biết mối quan hệ giữa cấu tạo
của amoniac với các amin
Gv: Định hướng cho hs phân tích
GV: Nêu định nghĩa amin?
HS: Trả lời và ghi bài
GV: Phân loại amin?
HS: nghiên cứu và trả lời
GV bổ sung khái niệm bậc amin: bằng
số gốc hidrocacbon liên kết trực tiếp
với nguyên tử N

GV hướng dẫn HS nhận xét các loại
đồng phân của amin

1. Khái niệm
VD: NH3
CH3NH2, C6H5NH2, CH3-NH-CH3,
C2H5-N-CH3
CH3
=> nguyên tử H của NH3 bị thay thế
bởi các nhóm –CH3, C2H5, -C6H5...
Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra
khi thay thế nguyên tử H trong phân tử
NH3 bằng gốc hidrocacbon
2. Phân loại
Dựa theo đặc điểm gốc hidrocacbon:
- Amin béo: CH3NH2, C2H5NH2
- Amin thơm: C6H5NH2
Dựa theo số lượng nhóm chức
- Amin đơn chức
- Amin đa chức
Theo bậc của amin: số lượng gốc
hidrocacbon thay thế nguyên tử H
- Bậc 1: CH3NH2, C6H5NH2
- Bậc 2: (CH3)2 NH
- Bậc 3: (CH3)3 N
CTTQ amin no, đơn chức, mạch hở:
CnH2n+3N (n ≥ 1)

Hoạt động 2: VIết các đồng phân amin
GV hướng dẫn HS cách viết đồng

phân, ví dụ đối với C3H9N.
Viết lần lượt theo từng bậc amin.
VD: y.c HS viết các đồng phân amin
có CTPT C4H11N và xác định bậc của
amin
Hs viết các đồng phân

2

3. Đồng phân
Amin có các loại đồng phân:
- đồng phân mạch C
- đồng phân vị trí nhóm chức
- đồng phân bậc amin
VD: C3H9N (4 đồng phân)
Bậc 1: 1. CH3-CH2-CH2-NH2
2. CH3-CH(NH2)-CH3
Bậc 2: 3. CH3-CH2-NH-CH3
Bậc 3: 4. CH3-N-(CH3)2
C4H11N (8 đồng phân)
1/ CH3-CH2-CH2-CH2-NH2
2/ CH3-CH2-CH(NH2)-CH3
3/ CH3-CH(CH3)-CH2-NH2
4/ CH3-C(CH3)(NH2)-CH3
5/ CH3-CH2-CH2-NH-CH3
6/ CH3-CH(CH3)-NH-CH3
7/ CH3-CH2-NH-CH2-CH3
8/ CH3-CH2-N-(CH3)2



Hoạt động 3: Gọi tên amin
GV hướng dẫn HS cách gọi tên theo
từng loại danh pháp
Quy luật gọi tên theo danh pháp gốc
chức
Tên thông thường chỉ áp dụng cho một
số amin
GV y.c HS gọi tên các amin là đồng
phân của C3H9N
GV nhận xét, bổ sung
Quy luật gọi tên theo danh pháp thay
thế

GV hướng dẫn HS cách gọi tên với
các chất vừa gọi tên gốc chức.
GV y.c HS gọi tên các amin là đồng
phân của C3H9N
GV bổ sung ví dụ đối với amin 2 chức
GV y/c HS gọi tên C6H5NH2 theo 2
cách
GV bổ sung tên thường gọi
GV y.c HS gọi tên các amin là đồng
phân của C4H11N

4. Danh pháp
Tên gốc chức: Ankyl + amin
Vd: CH3-NH2: metylamin
C2H5-NH2: etylamin
C6H5-NH2: phenylamin (anilin)
CH3-NH-CH3: đimetylamin

C3H9N:
1/ CH3CH2CH2NH2
propylamin
2/ CH3CH(NH2)CH3 isopropylamin
3/ CH3CH2NHCH3 etylmetylamin
3/ (CH3)2NHCH3
trimetylamin
Tên thay thế:
- Mạch chính là mạch C dài nhất có
chứa nhóm amin
- Đánh số thứ tự từ C liên kết gần với
nhóm amin
- Nhóm thế liên kết trực tiếp với nhóm
amin => vị trí là NSố chỉ vị trí nhóm thế–tên nhóm thế
+ tên mạch chính + vị trí nhóm amin
+ amin
C3H9N:
1/ CH3CH2CH2NH2
propan-1-amin
2/ CH3CH(NH2)CH3 propan-2-amin
3/ CH3CH2NHCH3 N-metyletanamin
3/ (CH3)2NHCH3
N,N-đimetylmetanamin
CH3-CH(NH2)-CH2-CH2-NH2
Butan-1.3-điamin
C6H5NH2: phenyl amin
benzen amin
anilin

5. Củng cố và hướng dẫn về nhà

* Cñng cè
y/c HS nắm được: Khái niệm amin, cơ sở phân loại, bậc của amin, cách
viết các đồng phân và gọi tên một số amin thường gặp
Làm BT 1, 2 tại lớp
* Hướng dẫn về nhà
Làm BT 3 trang 44 SGK
6. Rút kinh nghiệm và bổ sung sau khi dạy:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3


Tuần 7 (Từ 8/10/2018 đến 13/10/2018)
Ngày soạn: 4/10/2018
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2018
Tiết 14
AMIN (tiếp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu được tính chất hóa học của amin, nguyên ngân gây ra tính chất hóa
học
- HS nêu được một số ứng dụng của amin
2. Kỹ năng
- HS viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của
amin
- HS phân tích các hiện tượng thí nghiệm để rút ra kết luận
- HS giải được các bài tập về phản ứng trung hòa amin, phản ứng cháy của
amin
- HS phân biệt được anilin và phenol bằng phương pháp hóa học
3. Thái độ, tư tưởng

- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Biết ứng dụng kiến thức vào đời sống: xử lý mùi tanh của cá…
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại – gợi mở
- phương pháp thực hành thí nghiệm
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan
Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt
Hóa chất: các dung dịch CH3NH2, HCl, anilin, nước brom
2. Học sinh
Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.
Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.
Kiểm tra bài cũ
Viết các đồng phân amin có CTPT C3H9N và gọi tên
GV nhận xét, cho điểm
3.
Dẫn vào bài mới
4



Ta đã biết khái niệm về amin, cách viết đồng phân và gọi tên các amin.
Nay ta tìm hiểu về tính chất của amin.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV - HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của amin
II. Tính chất vật lí
GV: y.c HS đọc và phân tích tính
Metylamin, đimetylamin, trimetylamin
chất vật lí của amin
và etylamin là những chất khí có mùi
khó chịu, độc, dễ tan trong nước
Các amin lớn hơn là chất lỏng hoặc rắn
Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi 184 0C,
không màu, rất độc, ít tan trong nước.
Các amin thơm đều ít tan trong nước
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo và tính chất hóa học của amin
III. Cấu tạo và tính chất hoá học
GV: Giới thiệu CTCT của amin .
1. Cấu tạo phân tử
Hs: phân tích đặc điểm cấu tạo của
Các amin đều có các electron tự do của
amin mạch hở và anilin
nguyên tử nitơ trong nhóm chức, do đó
Hs: Từ cấu tạo, dự đoán tính chất
chúng có tính bazơ
hóa học của amin?
2. Tính chất hóa học
a. Tính bazơ:

GV: Biểu diễn thí nghiệm giữa
C6H5NH2 với dd HCl.
C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl–
Hs: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện
tượng xảy ra, viết phương trình phản
ứng
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl
GV y.c hs viết phản ứng tương tự
của metyl amin với HCl
Hs: So sánh tính amin của amin béo, Tính bazơ : CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2
anilin và NH3?
R-NH-R > R-NH2 >NH3> Ar-NH2 > ArGV: gốc R béo đẩy e làm tăng mật
NH-Ar
độ e trên nguyên tử N => làm tăng
Quỳ tím → xanh
quỳ tím không
tính bazơ.
đổi màu
Ngược lại, gốc béo hút e làm giảm
mật độ e trên nguyên tử N => làm
giảm tính bazơ.
=> phân biệt CH3NH2 với C6H5NH2?
HS: dùng quỳ tím.
b. phản ứng thế ở nhân thơm của
GV: làm thí nghiệm của anilin với
nước brom
Hs: quan sát và nêu hiện tượng
GV hướng dẫn hs viết phương trình
5


anilin:


phản ứng
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2 Br3NH2 ↓ +
GV: Giải thích vì sao nguyên tử
3HBr
brom lại thế vào vị trí 2,4,6 trong
2,4,6 tribromanilin
phân tử anilin.?
(trắng)
HS: Do ảnh hưởng của nhóm –NH2
=> phản ứng dùng để nhận biết anilin
đẩy e, nguyên tử brom định hướng
thế vào các nguyên tử H ở vị trí 2,4,6
trong nhân thơm của anilin
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
Y/c hs nắm được: tính chất hoá học của amin: tính bazơ và phản ứng thế ở
nhân thơm
So sánh tính bazơ một số amin thường gặp
HS làm BT 1, 2 SGK
* Hướng dẫn về nhà
Làm BT 4, 5 và 6 trang 44 SGK và các bài tập sau:
BT1: Trung hoà 3,1g một amin đơn chức X cần 100ml dung dịch HCl
1M. Tìm CTPT của amin X.
BT2: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với HCl, sau khi
phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55
gam muối khan. Tìm CTPT của amin.
6. Rút kinh nghiệm và bổ sung sau khi dạy:

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

6


LUYỆN TẬP: AMIN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nhớ lại tính chất hóa học của amin
2. Kỹ năng
- HS viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của
amin
- HS giải được các bài tập về phản ứng trung hòa, phản ứng cháy của amin
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Biết ứng dụng kiến thức vào đời sống: xử lý mùi tanh của cá…
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp luyện tập
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan
2. Học sinh

Ôn lại bài cũ, làm BTVN
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Trong quá trình luyện tập
3. Dẫn vào bài mới
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết
GV y/c HS nhắc lại tính chất hóa học Amin: CxHyNt
của amin, aminoaxit
- Amin no đơn chức: CnH2n + 3N
Cho biết khả năng làm đổi màu quỳ
tím của amin?

7

- Tính bazơ:
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Amin béo: quỳ tím chuyển xanh
Amin thơm: quỳ tím không đổi màu
Amin thơm: anilin có phản ứng với
dung dịch brom
C6H5NH2+3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr


Hoạt động 2: Luyện bài tập
Toán về phản ứng cháy

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một amin
đơn chức X thu được 8,4 lit khí CO 2;
1,4 lit khí N2 (các khí đo ở đktc) và
10,125g H2O. Tìm công thức phân tử
của X.
Hướng dẫn:
- đổi dữ kiện ra mol
- Viết phương trình phản ứng
- lập tỉ lệ, tìm x, y

- Amin đơn chức: CxHyN (y ≤ 2x + 3)
- Amin no đơn chức: CnH2n + 3N
Bài 1:
CxHyN + (

x+

y
4 )O2 →
y
xCO2 + 2 H2O +

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2
amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên
0,375
0,5625
tiếp thu được 2,24 lit khí CO2 (đktc)
=> x = 3; y = 9
và 3,6 g H2O. Tìm công thức phân tử
CT: C3H9N

của 2 amin.
Hướng dẫn:
Bài 2:
- đổi dữ kiện ra mol
- Viết phương trình phản ứng
6n + 3
- lập tỉ lệ, tìm n
CnH2n+3N + 4 O2 →

1
2 N2

0,0625

2n + 3
1
nCO2 + 2 H2O + 2 N2

Bài 3: Trung hoà 3,1g một amin đơn
chức X cần 100ml dung dịch HCl
1M. Tìm CTPT của amin X.

0,1

2n + 3
=> 0,2n = 0,1. 2

0,2

=> n = 1,5

=> 2 amin là CH5N và C2H7N
Toán về phản ứng trung hòa
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Bài 3:
RNH2 + HCl → RNH3Cl
0,1 mol
0,1 mol
3,1 gam
=> MRNH2 = 31
=> R = 15 (CH3)
=> CT amin: CH3NH2
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
8


- khả năng làm đổi màu quỳ tím của amin
- phương pháp giải bài tập phản ứng cháy amin, phản ứng trung hòa amin.
* Hướng dẫn về nhà
BTVN: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với HCl, sau khi
phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55
gam muối khan. Tìm CTPT của amin.
6. Rút kinh nghiệm và bổ sung sau khi dạy:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

9




×