Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tập lớn Mạng MPLS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.8 KB, 21 trang )

Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

LỜI CẢM ƠN
Trong gần 4 năm được học tập tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,
sinh viên chúng em đã nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo trong
học viện. Đặc biệt, sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử truyền thông chúng em.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo
của học viện nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa Kỹ thuật điện tử truyền thông
nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu
trong suốt hơn bốn năm học vừa qua.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Dương Thị Thanh Tú, cô đã nhiệt
tình chỉ dạy cho chúng em những kiến thức cần thiết của môn học và cô cũng là người
chỉ bảo nhiệt tình để chúng em hoàn thành bải tiểu luận này.
Tuy đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài tiều luận vẫn còn nhiều thiếu
sót, hi vọng cô góp ý và bổ sung để chúng em hoàn thiện bài tiểu luận của mình một
cách tốt nhất
Cuối cùng, em xin kính chúc Cô và gia đình dồi dào sức khoẻ, thành công trong
sự nghiệp cao quý!

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

1


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1.Nguyễn Văn Nhất (NT) - B15DCVT290


2.Vũ Đình Lộc

- B15DCVT232

3.Lê Xuân Hạ

- B15DCVT125

4.Nguyễn Đình Quân

- B15DCVT313

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Nguyễn Văn Nhất

Nhóm trưởng-Thuyết trình-Lên kế hoạch
-Tổng hợp – Tìm hiểu nội dung về “Tổng

Lê Xuân Hạ

quan về MPLS”
Làm slide và tìm hiểu các tài liệu về MPLS

Vũ Đình Lộc

Tìm hiểu nội dung về “Các khía cạnh quản
lý mạng MPLS”

Nguyễn Đình Quân


Tìm hiểu nội dung về “Cơ sở thông tin quản
lý MIB-MPLS và các module quản lý MPLS
trong MIB”

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

2


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 11/1997, hơn 20 năm
có Internet đã tạo ra rất nhiều thay đổi ở quy mô xã hội cũng như cá nhân con người.
Sự phát triển của Internet cũng kéo theo sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực, ngành
nghề và qua đó hơn hết là cả thế giới có thể biết đến nhau chỉ qua một cái click chuột.
Trong gần một thập kỷ trở lại đây, khi mà Internet trở nên không thể thiếu trong cuộc
sống của chúng ta và nhu cầu truy cập Internet ngày một tăng lên. Để đáp ứng với
những nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là về chất lượng dịch vụ và về
vấn đề bảo mật thì MPLS đã ra đời. Như chúng ta đã biết, nền tảng của internet dựa
trên mô hình TCP/IP sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói IP truyền thống với không ít
nhược điểm. Những nhược điểm chính có thể nói đến như sau:
 Tốc độ và độ trễ: chuyển mạch IP truyền thống thì còn chậm do phải định
tuyến và chuyển tiếp gói IP dựa trên phần tiêu đề với địa chỉ đích. Tuy đã có
một số phương pháp cải tiến như sử dụng bảng định tuyến nhanh cho các gói tin
quan trọng nhưng số gói tin đến nốt mạng vẫn lớn hơn so với khả năng xử lý
của nốt mạng đó nên vẫn dẫn đến tình trạng mất gói, mất kết nối…
 Khả năng mở rộng mạng: do nhu cầu ngày càng cao nên vấn đề mở rộng là tất
yếu, mà nếu sử dụng mạng IP truyền thống thì việc mở rộng mạng lõi là hết sức
khó khăn. Việc tích hợp các kỹ thuật ở các lớp trong mô hình OSI hay nói cách

khác là làm trong suốt giữa các lớp là hết sức khó khăn.
MPLS được xem là giải pháp cho những vấn đề này. Với khả năng chuyển tiếp nhanh,
đơn giản, định tuyến linh hoạt, tận dụng tài nguyên, và đặc biệt cung cấp dịch vụ VPN
bảo mật cao sẽ giúp cho MPLS có nhiều đất dụng võ ở hiện tại cũng như trong tương
lai.
Bài tiểu luận của chúng em tập trung tìm hiểu về khái niệm MPLS và quản lý
mạng MPLS. Nội dung bài gồm 3 chương:
 Chương I: Tổng quan về MPLS
 Chương II: Các khía cạnh quản lý mạng MPLS
 Chương III: Cơ sở thông tin quản lý MIB-MPLS
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy, cô và các bạn để bài báo
cáo có thể hoàn thiện hơn nữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 10 năm 2018
Lớp D15VT – BÀN 2
Đề tài : Quản lý mạng MPLS

3


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................................3
MỤC LỤC .................................................................................................................................4
BẢNG THUẬT NGỮ VIỂT TẮT ...........................................................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................6
Chương I: Tổng quan về MPLS..................................................................................................7
I.1 Khái niệm về MPLS............................................................................................................7
I.2 Các thành phần chính của MPLS.....................................................................................7
I.3 Kiến trúc của MPLS...........................................................................................................9

I.3.1 Nhãn................................................................................................................................9
I.3.2 Chồng nhãn...................................................................................................................10
I.4 Nguyên lý hoạt động..........................................................................................................10
Chương II: Các khía cạnh quản lý mạng MPLS...................................................................12
II.1 Mạng riêng ảo VPN trên MPLS....................................................................................12
II.2 Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS...................................................................................12
II.2 Thách thức của MPLS từ cơ chế báo hiệu...................................................................13
II.3 Các đối tượng quản lý quan trọng quản lý mạng MPLS...........................................14
II.3.1 Đối tượng định tuyến hiện (ERO)..............................................................................14
II.3.2 Đối tượng tài nguyên...................................................................................................14
II.3.3 Đường hầm và đường chuyển mạch nhãn..................................................................14
II.3.4 Các giao thức báo hiệu................................................................................................15
Chương III: CƠ SỞ THÔNG TIN QUẢN LÝ MIB-MPLS.................................................16
III.1 Vai trò của MIB trong quản lý mạng MPLS..............................................................16
III.2 Các đối tượng quản lý MPLS trong MIB...................................................................16
III.3 Các module quản lý MPLS trong MIB.......................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................21

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

4


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

BẢNG THUẬT NGỮ VIỂT TẮT
CR-LDP Constraint - based Routing Label

Giao thức phân phối nhãn ràng


IGP
IP
EGP
ERO
FEC
FIB
GMPLS

Distribution Protocol
Interior Gateway Protocol
Internet Protocol
Exterior Gateway Protocol
Explicit Route Object
Forwarding Equivalence Class
Forwarding information based
Generalized Multi-Protocol Label

buộc
Giao thức định tuyến nội miền
Giao thức Internet
Giao thức định tuyến ngoại miền
Đối tượng định tuyến hiện
Nhóm các nhãn giống nhau
Cơ sở thông tin chuyển tiếp
Chuyển mạch nhãn đa giao thức

LIB
LER
LDP
LF

LFIB
LSP
LSR
MIB
MPLS
NE
RSVP
QoS
TE
VPN

Switching
Label Information Base
Label Edge Router
Label Distribution Protocol
Label Forwarding
Label Forwarding Information Based
Label Switching Path
Label Switching Router
Managerment Information Base
Multiprotocol Label Switching
Network Element
Resource Reservation Protocol
Quality of Service
Traffic Engineering
Virtual Private Network

mở rộng
Cơ sở thông tin nhãn
Router biên chuyển mạch nhãn

Giao thức phân phối nhãn
Nhãn chuyển tiếp
Cơ sơ thông tin nhãn chuyển tiếp
Đường chuyển mạch nhãn
Router chuyển mạch nhãn
Cơ sở thông tin quản lý
Chuyển mạch nhãn đa giao thức
Phần tử mạng
Giao thức giành trước tài nguyên
Chất lượng dịch vụ
Kỹ thuật điều khiển lưu lượng
Mạng riêng ảo

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

5


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Mô hình mạng MPLS điển hình....................................................................7
Hình 1. 2 Các thành phần chính của MPLS...................................................................8
Hình 1. 3 Cấu trúc của LSR (Router biên chuyển mạch nhãn)......................................9
Hình 1. 4 Cấu trúc của nhãn (Label)............................................................................10
Hình 1. 5 Cấu trúc của chông nhãn (Label Stack)........................................................10
Hình 1. 6 Nguyên lý hoạt động của MPLS..................................................................11
Hình 2. 1 Ví dụ về cung cấp dịch vụ VPN trên MPLS.................................................12
Hình 2. 2 Đường hầm kỹ thuật lưu lượng trong MPLS-TE.........................................13
Hình 3. 1 Cơ cấu tổ chức của module MIB cho MPLS................................................17

Hình 3. 2 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu trong MPLS-TE MIB ...........................19

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

6


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

Chương I:Tổng quan về MPLS
I.1 Khái niệm về MPLS
Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS - Multiprotocol Label Switching) : là một
công nghệ lai kết hợp những đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 (layer 3 routing)
và chuyển mạch lớp 2 (layer 2 switching) cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong
mạng lõi (core) và định tuyến tốt ở các mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn
(label). Nó còn đc coi là hoạt động ở lớp tầng 2.5 layer.

Hình 1. 1 : Mô hình mạng MPLS điển hình

Mở rộng của MPLS là GMPLS – (Generalized Multi-Protocol Label Switching) do
hạn chế từ MPLS với một mạng chuyển mạch quang, ý tưởng về "gắn nhãn" lên các
bước sóng hoặc các sợi quang là điều không thể. Mở rộng khả năng hoạt động của
MPLS như hỗ trợ chuyển mạch gói, chuyển mạch bước sóng, chuyển mạch sợi quang.
GMPLS còn được gọi là ‘Multi Protôcl Lamba Switching’.
Hai ứng dụng chính của MPLS được sử dụng nhiều nhất là ‘kỹ thuật lưu lượng –
Traffic Engineering’ và ‘mạng riêng ảo - VPN’.
I.2 Các thành phần chính của MPLS
 FEC (Forwarding Equivalence Class): là một nhóm các gói tin ở lớp mạng được
dán nhãn giống nhau và gửi đi đồng nhất theo một đường đi xác định.


Đề tài : Quản lý mạng MPLS

7


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

 LSR (Label Switching Router): là bộ định tuyến có hỗ trợ MPLS, bao gồm các
giao thức điều khiển MPLS, các giao thức định tuyến lớp mạng và cách thức xử
lý nhãn MPLS.

Hình 1. 2: Các thành phần chính của MPLS

 LER(Label Edge Router): là các LSR ở biên mạng MPLS trong MPLS domain,
gồm có LER vào (Ingress LER) và LER ra (Egress LER).
 LSP (Label Switching Path): là đường đi xuất phát từ một LSR và kết thúc tại
một LSR khác. Tất cả các gói tin có cùng giá trị nhãn sẽ đi trên cùng một LSP.
 MPLS domain : là tập các nút mạng MPLS.
 LIB (Label Information Base)-Cơ sở thông tin nhãn: Bảng này được gọi là cơ
sở thông tin nhãn LIB (Label Information Base) mà bao gồm sự ràng buộc của
FEC đến nhãn
 Bảng tra FIB (Forwarding information based)-Cơ sở thông tin chuyển tiếp:
+ Sẽ ánh xạ một gói tin IP không nhãn thành gói tin MPLS có nhãn ở router
biên và ngược lại.
+ Bảng này được hình thành từ bảng routing và các giao thức phân phối nhãn
LDP và bảng LF.

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

8



Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

Hình 1. 3: Cấu trúc của LSR (Router biên chuyển mạch nhãn)

 Bảng tra LFIB (Label Forwarding Information Based)-Cơ sở thông tin chuyển
tiếp nhãn: Bảng chứa đựng thông tin các nhãn đến các mạng đích, một gói tin
có nhãn khi đi vào một router nó sẽ sử dụng bảng tra LFIB để tìm ra hop kế
tiếp, ngõ ra của gói tin này có thể là gói tin có nhãn cũng có thể là gói tin không
nhãn.
I.3 Kiến trúc của MPLS
I.3.1 Nhãn
Một nhãn (Label), trong dạng đơn giản nhất của nó, chỉ ra một con đường mà một
packet sẽ đi.
 Khi Router nhận gói, nó sẽ kiểm tra nhãn để quyết định router tiếp theo để
forward nhãn.
 Sự chỉ định nhãn cho một FEC dựa vào các yếu tố: đích đến của packet, chất
lượng dịch vụ, kỹ thuật lưu lượng, multicast, VPN.

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

9


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

Hình 1. 4: Cấu trúc của nhãn (Label)

Nhãn được sử dụng trong tiến trình gửi gói tin sau khi đã thiết lập đường đi. MPLS tập

trung vào quá trình hoán đổi nhãn (Label Swapping)
I.3.2 Chồng nhãn
Một trong những thế mạnh của kiến trúc MPLS là tự định nghiã các chồng nhãn
(Label Stack).

Hình 1. 5: Cấu trúc của chông nhãn (Label Stack)

Công thức để dán nhãn gói tin là: +Network Layer Packet + MPLS Label Stack
- Label stack = 220 = 1048576 label
- Label Spaces : chia làm 2 loại
 Per-Platform Label Space: các interface dùng chung giá trị nhãn.
 Per-Interface Label Space: mỗi interface mang giá trị nhãn riêng.

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

10


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

I.4 Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của của MPLS trong quá trình vận chuyển gói tin:
1. Tạo và phân phối nhãn
2. Tạo bảng LIB tại mỗi router
3. Tạo các đường chuyển mạch nhãn LSP
4. Chèn nhãn, phân tích nhãn, swapping nhãn và chuyển gói đi

Hình 1. 6: Nguyên lý hoạt động của MPLS

Đề tài : Quản lý mạng MPLS


11


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

Chương II: Các khía cạnh quản lý mạng MPLS
II.1 Mạng riêng ảo VPN trên MPLS
Cấu hình VPN thực hiện bởi yêu cầu của người quản lý thông qua các thiết bị biên kết
nối tới mạng biên khách hàng. Báo hiệu MPLS quản lý các kết nối thực tế trong VPN.
Không giống như các mạng VPN truyền thống, các mạng MPLS VPN không sử dụng
hoạt động đóng gói và mã hóa gói tin để đạt được mức độ bảo mật cao. MPLS VPN sử
dụng bảng chuyển tiếp và các nhãn “tags” để tạo nên tính bảo mật cho mạng VPN.
Kiến trúc mạng loại này sử dụng các tuyến mạng xác định để phân phối các dịch vụ
VPN, và các cơ chế xử lý thông minh của MPLS VPN lúc này nằm hoàn toàn trong
phần lõi của mạng.

Hình 2. 1: Ví dụ về cung cấp dịch vụ VPN trên MPLS

II.2 Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS
MPLS hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng (Traffic Engineering) thông qua các tuyến hiện trong
quá trình định tuyến để tạo ra một đường dẫn có một số đặc tính dữ liệu đặc biệt qua
mạng. Các công nghệ hiện thời sử dụng các giao thức định tuyến để tìm ra các đường
dẫn có trọng số thấp nhất. Như vậy, có thể xảy ra trường hợp tồn tại nhiều đường dẫn
có trọng số bằng nhau và chỉ một đường được chọn. Mặt khác, các giao thức định
tuyến thường chuyển tất cả các lưu lượng vào một đường dẫn đơn được chọn và có thể

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

12



Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

gây ra các điểm tập trung lưu lượng tại các nút khi có rất nhiều đường dẫn xuyên qua
đó. Giải pháp kỹ thuật lưu lượng được sử dụng để giải quyết hai vấn đề còn tồn tại trên
thông qua các tuyến hiện được điều hành bởi người quản lý. Người quản lý có thể
phân các luồng lưu lượng trong mạng theo các tuyến khác nhau không phụ thuộc vào
tiến trình định tuyến. Hơn nữa, kỹ thuật lưu lượng cho phép người quản lý mạng có thể
tạo ra các tuyến dự phòng cho các đường dẫn. Để thực hiện các cơ chế này, các đường
hầm MPLS TE được thiết lập để truyền tải các gói qua mạng MPLS. Một ví dụ về
MPLS TE được mô tả trên hình.

Hình 2. 1: Đường hầm kỹ thuật lưu lượng trong MPLS-TE

Với giả thiết các liên kết có cùng giá trị trọng số thì hai đường dẫn có trọng số bằng
nhau sẽ được thực hiện cho truyền tải dữ liệu. Đường chấm đậm thể hiện đường dẫn
tối ưu được chọn bởi giao thức định tuyến, đường chấm nhạt thể hiện đường hầm
MPLS TE đã được cấu hình qua đường dẫn chọn bởi giao thức định tuyến. Điều này
cho phép một số lưu lượng đi qua các đường dẫn ngầm định chuyển hướng sang các
đường luân phiên. Đường hầm TE đã được cấu hình để sử dụng đường dẫn luân phiên
và chưa sử dụng để tối ưu nguồn tài nguyên mạng.
II.2 Thách thức của MPLS từ cơ chế báo hiệu
MPLS sử dụng các kỹ thuật định tuyến khác nhau để tạo ra các đường chuyển mạch
nhãn LSP, tuy nhiên:
 LSP được tạo ra không nhất thiết phải tồn tại các cơ chế báo hiệu

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

13



Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

 Số lượng phần tử cần quản lý trong mạng MPLS là rất lớn và đưa tới các thủ
tục quản lý có độ phức tạp cao.
II.3 Các đối tượng quản lý quan trọng quản lý mạng MPLS
II.3.1 Đối tượng định tuyến hiện (ERO)
• Là một danh sách các địa chỉ lớp 3 trong một vùng mạng MPLS


ERO mô tả một danh sách các nút MPLS có đường hầm đi qua



ERO được thiết lập thông qua giao thức báo hiệu dành trước tài nguyên hỗ trợ
kỹ thuật lưu lượng RSVP-TE nhằm chỉ rõ đường dẫn chứa đường hầm



Người quản lý có thể cưỡng bức các đường dẫn theo từng bước nhảy trên LSP



Do đặc tính hỗ trợ lưu lượng tự động, các đối tượng tuyến hiện thường không
sử dụng phương pháp cấu hình nhân công cho các LSP mà thông qua các giao
thức báo hiệu như RSVP-TE

II.3.2 Đối tượng tài nguyên
• Các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng và QoS trong MPLS cho phép sự dành

trước tài nguyên trong mạng


Đối tượng tài nguyên trong MPLS được cung cấp thông qua các bản tin dành
trước tài nguyên, đường hầm ưu tiên hoặc các đường dẫn LSP ngắn nhất.



Trên góc độ quản lý lưu lượng LSP cho mạng MPLS, đối tượng tài nguyên của
LSP thường gồm một số thành phần sau: Băng tần thu phát lớn nhất; Kích cỡ bó
lưu lượng lớn nhất; Độ dài gói.

II.3.3 Đường hầm và đường chuyển mạch nhãn
• Các đường hầm trong MPLS được thể hiện qua các đối tượng gồm phân đoạn
vào (Insegment), kết nối chéo (Cross connect) và phân đoạn ra (Out-segment)


Một gói tin được chuyển qua đường hầm chuyển tiếp dựa trên cơ sở: tra cứu
nhãn MPLS; tài nguyên có sẵn cố định; ràng buộc theo kỹ thuật lưu lượng



Các đường hầm và LSP đều dựa trên kỹ thuật lưu lượng xác lập qua các địa chỉ
IP đặc biệt, các gói tin trong đường hầm được phân biệt qua các địa chỉ IP tại
phía đầu vào và đầu ra của đường hầm nhằm hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng.

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

14



Quản lý mạng viễn thông – TEL1414



nút MPLS sử dụng đối tượng kết nối chéo nhằm quyết định chuyển mạch lưu
lượng qua nút



MPLS hỗ trợ 3 kiểu kết nối gồm: Điểm - điểm, điểm - đa điểm và đa điểm điểm.

II.3.4 Các giao thức báo hiệu
• Các đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP và đường hầm trong MPLS có thể sử
dụng bằng phương pháp nhân công hoặc tự động thông qua giao thức báo hiệu.


Các giao thức báo hiệu MPLS: Giao thức dành trước tài nguyên hỗ trợ kỹ thuật
lưu lượng RSVP-TE và giao thức phân phối nhãn ràng buộc CR-LDP



Các giao thức báo hiệu này thể hiện tài nguyên quản lý thông qua các hoạt động
cấp phát nhãn, chọn đường dẫn và thiết lập các đặc tính đường dẫn

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

15



Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

Chương III: CƠ SỞ THÔNG TIN QUẢN LÝ MIB-MPLS
III.1 Vai trò của MIB trong quản lý mạng MPLS
MIB đóng vai trò trung tâm trong mạng quản lý của các kiểu mạng viễn thông bao
gồm cả MPLS, nếu MIB đưa ra cấu hình quản lý thích hợp thì các tác vụ như cài đặt,
cấu hình và hoạt động các phần tử mạng NE trong một hệ thống quản lý mạng NMS sẽ
giảm thiểu được độ phức tạp.
III.2 Các đối tượng quản lý MPLS trong MIB
Thông tin quản lý MIB cho MPLS chia các đối tượng quản lý thành hai loại:


Các đối tượng mức thấp: Giao diện, kết nối chéo, các bảng phân đoạn và LSP



Các đối tượng mức cao: Đối tượng kỹ thuật lưu lượng đường hầm, các tuyến
hiện và tài nguyên.



Các đối tượng MIB trong các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR gồm các
bảng mô tả: Cấu hình giao diện MPLS, in-segments, out-segments, đấu nối
chéo, các giới hạn lưu lượng, các giới hạn thực thi.



Các đối tượng kỹ thuật lưu lượng MIB gồm các bảng mô tả: đường hầm kỹ
thuật lưu lượng, các tài nguyên đường hầm, các đường hầm và bộ đếm thực thi
đường hầm.


Giao diện MPLS được cấu hình trên thiết bị gồm các thành phần sau:


Giao diện tới bộ định tuyến IP



Giao thức định tuyến nội miền IGP (bao gồm cả giao thức định tuyến hỗ trợ kỹ
thuật lưu lượng)



Giao thức định tuyến ngoại miền EGP



Giao thức báo hiệu LDP hoặc RSVP-TE.

III.3 Các module quản lý MPLS trong MIB
Để quản lý các đối tượng trong MPLS, một số các module cơ sở thông tin quản lý đã
được các tổ chức tiêu chu n đưa ra nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý mạng MPLS. Cơ
cấu tổ chức của các cơ sở thông tin quản lý được mô tả trên hình 3.1 gồm:

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

16


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414


Hình 3. 1: Cơ cấu tổ chức của module MIB cho MPLS

 MPLS-TC MIB: cơ sở thông tin quản lý MPLS-TC MIB mô tả chuyển đổi
chuẩn tắc cho các bảng cơ sở thông tin quản lý liên quan.
 MPLS-LSR MIB: MPLS-LSR MIB mô tả các hoạt động chuyển tiếp nhãn cơ
bản của một bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR. MPLS-LSR MIB cũng mô
tả các giao diện mà LSR cho phép tham chiếu chéo tới các giao diện MPLS có
trong bảng P T I T 79 cơ sở thông tin quản lý giao diện IF-MIB. Cơ sở thông tin
quản lý này thể hiện căn cứ thiết lập các đối tượng thực tế (đối ngược với TC
trong MPLS-TC MIB) được sử dụng bởi các MIB khác.
 MPLS-TE MIB: Cơ sở thông tin quản lý TE cung cấp tới người quản lý các
khía cạnh của các đường hầm kỹ thuật lưu lượng để cấu hình và quản lý các đặc
tính. Nếu một đường hầm cũng thể hiện như một giao diện trong bảng cơ sở
thông tin quản lý giao diện IF-MIB thì tại đó sẽ tồn tại một khoản mục sử dụng
cho tham chiếu. MPLS-TE MIB phụ thuộc bảo bảng MPLS-LSR MIB, trong đó
phần mềm hệ thống trong một thiết bị có thể được lập trình để liên kết các LSP
hoạt động với một đường hầm.
 MPLS-LDP MIB: Cơ sở thông tin quản lý giao thức phân phối nhãn cung cấp
thông tin về các hoạt động của giao thức LDP trên một LSR. MPLS-LDP MIB
phụ thuộc vào MPLS-LSR MIB để ánh xạ các bảng dữ liệu sử dụng để liên kết
các phiên LDP và các LSP hoạt động. MPLS-LDP MIB cũng phụ thuộc vào
bảng IF-MIB nhằm thể hiện miền nhãn được cấu hình trên các giao diện MPLS.
Đề tài : Quản lý mạng MPLS

17


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414


 MPLS-FTN MIB: cơ sở thông tin quản lý ghép các lớp lưu lượng tương đương
vào bước nhảy kế tiếp thể hiện cách thức và hành vi của lưu lượng IP đi vào
mạng MPLS, và cách thức ánh xạ các luồng lưu lượng IP vào trong các LSP
hoặc các giao diện đường hầm TE. MPLS-FTN MIB phụ thuộc vào MPLSLSR-MIB và MPLSTE MIB trên quan hệ ghép luồng lưu lượng IP tới LSP và
đường hầm TE; - MPLS-FTN MIB cũng phụ thuộc vào bảng cơ sở thông tin
quản lý giao diện MPLS do nó cho phép người điều hành cấu hình FEC- toNHLFE theo từng giao diện.
 PPVPN-MPLS-VPN MIB: cơ sở thông tin quản lý mạng riêng ảo của các nhà
cung cấp dịch vụ chỉ phụ thuộc vào bảng chuyển đổi dữ liệu MPLS-TC MIB.
Bảng này chứa các biến đổi text chung được sử dụng bởi các PPVPN-MPLSVPN MIB và các cơ sở thông tin quản lý khác. PPVPN-MPLS-VPN MIB cung
cấp cho người điều hành khía cạnh cấu hình VPN trên các thiết bị của nhà cung
cấp PE. Cũng như là các thông tin liên quan như: thống kê, BGP và giao diện.
Thông tin giao diện được thể hiện trong bảng cơ sở thông tin quản lý IF-MIB và
vì vậy PPVPN-MPLS-VPN MIB phụ thuộc vào bảng IF-MIB.
Ba module MIB thuộc vấn đề quản lý thiết bị trong mạng MPLS-TE gồm: Module cơ
sở thông tin quản lý chuyển đổi chính tắc, module cơ sở thông tin quản lý bộ định
tuyến chuyển mạch nhãn và module cơ sở thông tin quản lý kỹ thuật lưu lượng MPLS.
 Module cơ sở thông tin quản lý chuyển đổi chính tắc (MPLS TC MIB) chứa các
định nghĩa được phân loại để sử dụng cho các module cơ sở thông tin quản lý
khác. Theo nghĩa hẹp, đó là một file tiêu đề định nghĩa các kiểu và kiến trúc cơ
sở dữ liệu sử dụng trong file dữ liệu khác. Nó gồm các định nghĩa như tốc độ
bít, nguyên tắc chuyển đổi kiểu khi thể hiện các giá trị nhận dạng đường hầm,
giá trị nhận dạng đường hầm mở rộng, nhận dạng đường chuyển mạch nhãn và
các nhãn MPLS;
 Module cơ sở thông tin quản lý MPLS được sử dụng để mô hình hóa và điều
khiển các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn MPLS. MIB này chứa các chức
năng lõi của một bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR (chuyển tiếp các gói có
Đề tài : Quản lý mạng MPLS

18



Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

nhãn, giao thức phân phối nhãn, giao thức dành trước tài nguyên hỗ trợ kỹ thuật
lưu lượng). Trong thực tế, cơ sở thông tin quản lý MIB có thể được sử dụng để
cấu hình nhân công khi không có giao thức báo hiệu. Có 4 khối cơ sở trong cơ
sở thông tin quản lý MIB. Ở đó có một bảng giao diện cho MPLS thể hiện
thông tin gửi gói và nhận gói. Một bảng phân đoạn đầu vào tương ứng với các
nhãn nhận được trên các giao diện hoặc hướng lên của các đường LSP. Một
bảng phân đoạn đầu ra mô hình hóa các đoạn liên kết đường xuống của LSP,
nhận dạng qua một chồng nhãn đầu ra và chỉ thị giao diện mà gói tin sẽ chuyển
qua. Bảng cuối cùng là bảng kết nối chéo chỉ ra môi quan hệ giữa các phân
đoạn đầu vào và phân đoạn đầu ra;

 Module cơ sở thông tin quản lý kỹ thuật lưu lượng MPLS-TE được sử dụng để
mô hình và điều khiển các đường chuyển mạch nhãn LSP. Mục tiêu chính của
module này cho phép người quản lý cấu hình và kích hoạt các đường dẫn
chuyển mạch nhãn LSP tại các đầu vào LSR, đồng thời giám sát tất cả các LSP
đi qua bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR. Cơ sở thông tin quản lý MPLSTE chứa các bảng sử dụng để cấu hình các đường hầm LSP đồng thời cho
nhiệm vụ chia tải hoặc tuần tự cho chức năng khôi phục. Vì vậy, một đường
hầm có một điểm gốc trong mplsTunelTable và liên quan tới các LSP khác. Mỗi
một LSP trong bảng mplsTunelTable được thể hiện như một trường hợp của
đường hầm.

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

19


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414


Hình 3. 2: Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu trong MPLS-TE MIB

Các bảng khác cho phép cấu hình và kiểm tra tài nguyên sử dụng cho LSP, tính
toán, yêu cầu và xác định các đường đi của một LSP. Sự phụ thuộc giữa các module
trong MPLS-TE được thể hiện trên hình 3.2.

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

20


Quản lý mạng viễn thông – TEL1414

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hoàng Trọng Minh & Th.S Dương Thị Thanh Tú, Quản lý mạng viễn

thông, Bài giảng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2017.
2. Jessica Bei Wei, Introduction to MPLS, APNIC eLearning, 2017.
3. Richard A Steenbergen, MPLS for Dummies, 2016.
4. Santanu Dasgupta, Introduction to MPLS, CISCO Document, 2010.

Đề tài : Quản lý mạng MPLS

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×