Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức trong tâm lí và hành vi con người. Những ứng dụng trong thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.5 KB, 12 trang )

Chủ đề số:
3

BÀI LUẬN HẾT MÔN
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI SỐ 3: “Mối quan hệ giữa ý thức và vô
thức trong tâm lí và hành vi con người. Những
ứng dụng trong thực tiễn.”

1


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU...................................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................3
1. Khái niệm về ý thức và vô thức............................................................3
1.1. Định nghĩa......................................................................................3
1.2. Vai trò.............................................................................................4
2. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức....................................................5
2.1. Ý thức kiểm duyệt, kiềm chế hành vi được thúc đẩy bởi cái vô
thức............................................................................................................5
2.2. Ý thức có thể được giải tỏa, biểu hiện thông qua vô thức..............6
2.3. Ý thức và vô thức cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau......................7
3. Ứng dụng trong thực tiễn....................................................................8
3.1. Trong lĩnh vực phê bình văn học....................................................8
3.2. Trong tâm lí trị liệu........................................................................9
3.3. Trong giao tiếp.............................................................................10
III. KẾT LUẬN..........................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................12



2


I. MỞ ĐẦU
Việc phân chia nhận thức thành những gì là ý thức và những gì là vô
thức là tiền đề nền tảng của phân tích tâm lí, và nó khá hữu ích cho phân tích
tâm lí để hiểu những tiến trình bệnh lý trong đời sống tinh thần, chúng phổ
biến và quan trọng. Nhìn sâu vào vấn đề, ý thức và vô thức liên kết chặt chẽ,
tạo nên một chỉnh thể thống nhất của đời sống tâm lí con người. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề, tôi xin chọn đề tài “Mối quan hệ giữa ý thức
và vô thức trong tâm lí và hành vi con người. Những ứng dụng trong thực
tiễn.”

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về đời sống tâm lí con người, ta có thể chia làm hai tầng
nhận thức đó là ý thức và vô thức.
1. Khái niệm về ý thức và vô thức
1.1. Định nghĩa
Theo Wikipedia: Ý thức là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức, hoặc
của việc nhận thức vật thể bên ngoài hay điều gì đó bên trong nội tại.1
Vô thức là những quá trình xảy ra trong tâm trí của con người, xảy ra
một cách tự động, không thể dùng ý chí để điều khiển. Nó bao gồm các quá
trình tư duy, trí nhớ, và các động cơ tiềm ẩn.
Vô thức được ví như phần chìm của tảng băng tâm linh, góp phần quyết
định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá nhân. Trong vùng vô
thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần
"con" và "người" và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt
(censure) không cho vượt qua lên tầng ý thức được. Nên những xung lực này
chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và phần lớn trong các chứng loạn


1 , Ý thức Cập nhật ngày 30/4/2018

3


thần kinh (névroses). Vô thức nằm ở đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không
thể thực nghiệm và không thể khảo sát được bằng các trắc nghiệm.2
Theo các giảng viên Tâm lí học đại cương tại ĐH Luật Hà Nội:
Ý thức là năng lực hiểu được các tri thức về thế giới khách quan mà con
người tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản
thân mình nhờ đó con người có thể cải tạo thế giới thế giới khách quan và
hoàn thiện bản thân mình.3
Thí dụ: Tôi ý thức tôi đang ngồi ở bàn làm việc và đọc một cuốn sách,
tôi ý thức được chuyến đi thật vui vẻ và sảng khoái ở vịnh Hạ Long năm
ngoái…
Vô thức là loại hiện tượng tâm lí trong đó chủ thể không có nhận thức,
không tỏ được thái độ và không thể thực hiện được sự kiểm tra có chú ý đối
với chúng.
Thí dụ: Hiện tượng quên, sực nhớ lại, bản năng, hiện tượng lóe sáng,
linh cảm, tiềm thức, tiền ý thức, các hiện tượng tâm lí diễn ra trong trạng thái
hệ thần kinh bị ức chế.
1.2. Vai trò
Ý thức và vô thức đều có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lí của
con người.
Ý thức làm cho con người đích thực là người, như khi người ta nói “ đó
là một con người có ý thức”. Nhờ có ý thức, con người có thể tự quan sát trên
chính mình, biết mình làm gì và biết mình làm gì, biết mình sống và biết mình
chết, biết mình hôm nay như thế và biết mình ngày mai có thể khác xa trỗi
vượt hơn ngày hôm nay.4 Từ đó, con người có thể làm chủ được cách suy

nghĩ, thái dộ, lối sống và cách sinh hoạt của bản thân mình. Ý thức giúp ta
chọn lọc, đánh giá và ghi nhớ những điều mà ta quan tâm, cần thiết và giúp bộ
2 , Vô thức Cập nhật ngày 30/4/2018
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
2011,chương II, tr. 39-52.
4 Lưu Hồng Khanh, Tâm lí học chuyên sâu, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2005, tr. 27.

4


não không bị khủng hoảng hoặc quá tải. Ngoài ra, ý thức còn giúp ta nhìn lại
bản thân mình, gạn lọc, phản ánh lại những kinh nghiệm, bài học trong quá
khứ để áp dụng và rút ra bài học cho hiện tại và tương lai.
Một cấp độ phản ánh khác cũng rất quan trọng là vô thức. Vô thức giúp
con người lưu giữ những ấn tượng, những cảm nhận hay bất kì điều gì bất
chợt nảy ra trong tâm trí ta. Từ trong trạng thái vô thức, con người có thể tìm
thấy những quan điểm sống, niềm tin, truyền thống văn hóa của chính mình.
Nếu ta biết tận dụng nguồn lực to lớn đến từ vô thức và khôi phục được tiềm
năng ẩn tàng của kí ức, những kinh nghiệm, học hỏi và trí tưởng tượng, khả
năng diễn đạt của trí não thì sẽ kiến tạo ra những quan niệm mới hình ảnh
mới. Những áng văn chương tuyệt tác hoặc những phát minh khoa học là cái
tinh tuý mà vô thức đã tổng hợp được từ ý thức.
2. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức
Ý thức và vô thức là hai lĩnh vực, hai hình thức, hai cấp độ phản ánh trong
đời sống tâm lí con người. Chúng đều thực hiện chức năng điều hành hành vi
và có mối quan hệ với nhau rất phức tạp: vừa xung đột, kiềm chế, vừa bổ
sung, hỗ trợ, chuyển hóa lẫn nhau.
2.1. Ý thức kiểm duyệt, kiềm chế hành vi được thúc đẩy bởi cái vô thức
Ví dụ như khi ta đang ăn một món ăn rất ngon, ta muốn ăn nó thêm nữa
nhưng bất chợt, ta ý thức được rằng mình đã ăn khá nhiều và lại là buổi tối

nữa nếu ăn sẽ không tốt cho sức khỏe nên ta sẽ kiềm chế sự thèm ăn của mình
lại và không ăn thêm nữa.
Trong dịp nghỉ lễ 30-4 vừa rồi, A được bạn rủ đi chơi ở Ecopark, A thấy
mình có thể đi chơi và hoàn thành bài tập vào một thời điểm khác chứ không
nhất thiết là phải trong ngày hôm đó, nhưng sự ý thức được rằng mặc dù vậy
nhưng nếu đi chơi thì bài tập sẽ dồn lại rất nhiều sang ngày hôm khác và kế
hoạch sinh hoạt học tập của mình có thể bị xáo trộn nên A đã quyết định ở nhà
và hẹn bạn vào một ngày khác.
5


Như vậy, ý thức đã giúp trí não ta biết được làm gì là đúng, là phù hợp
với hoàn cảnh và mục đích của bản thân con người. Vô thức là những cái ta
không thể điều khiển được, nó xuất hiện lúc nào và trong hoàn cảnh nào đều
phụ thuộc vào chính tổng hòa suy nghĩ, thái độ, cảm xúc của bản thân con
người. Mặc dù vậy, con người có thể sử dụng ý thức để kiểm duyệt, kiềm chế
hành vi được thúc đẩy bởi cái vô thức.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người phải trải qua rất nhiều cung bậc
của tình cảm, cảm xúc: yêu thương, giận hờn, buồn, vui…- cái vô thức. Và có
những lúc họ phải kiềm chế, vượt lên trên cảm xúc tự nhiên của mình và dựa
vào lí trí- ý thức để đưa ra những quyết định. Ví dụ trong truyện ngắn Lão
Hạc của Nam Cao, dù rất yêu thương chú chó Vàng đã làm bạn với mình bấy
lâu, nhưng do hoàn cảnh túng quẫn, Lão Hạc đã phải đưa ra một quyết định
khó khăn, khiến cho lão vô cùng đau khổ, dằn vặt, đó là bán chó để giữ lại
mảnh vườn cho con. Đây chính là điển hình trường hợp con người dùng ý
thức để kiềm chế và kiểm duyệt hành vi do cái vô thức thúc đẩy.
2.2. Ý thức có thể được giải tỏa, biểu hiện thông qua vô thức
Trong mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, có một sợi dây gắn kết vô
hình giữa hai chủ thể này. Cái vô thức có thể là sự giải tỏa và biểu hiện của ý
thức. Đó có thể là khi lời nói, nét mặt, cử chỉ của con người bộc phát ra trong

vô thức khi con người mới chỉ suy nghĩ về một vấn đề gì đó. Hay bất kì phản
ứng tự nhiên của cơ thể như sợ hãi đến run rẩy, có tật thì giật mình, tiếc nuối
một thứ đã không còn và rơi lệ,…5
Ví dụ cụ thể, anh B và chị C gặp nhau và quen nhau tại một vùng biển
đầy nắng và gió ở Vũng Tàu. Sau 3 năm yêu nhau mặn nồng, anh chị đã quyết
định tiến đến hôn nhân. Và mỗi khi cứ ai nhắc đến vùng biển Vũng Tàu là tự
nhiên niềm xúc động trong hai anh chị ùa về, nét mặt tự nhiên tươi tắn và nụ
cười nở trên môi hai người. Trong trường hợp này, anh B và chị C biết được
5 Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005,
Chương II, tr. 37- 50.

6


mình quen nhau ở địa điểm là vùng biển Vũng Tàu, đó chính là điều được ý
thức điều khiển. Còn vô thức đã biểu hiện cảm xúc của hai anh chị thông qua
nụ cười và niềm xúc động trong lòng.
Ngoài ra đặc điểm này còn có thể được áp dụng và nghiên cứu tâm lí tội
phạm trong khoa học hình sự. Ví dụ, khi nhân viên cảnh sát thẩm sát nghi can
thì người này có nhiều biểu tượng rất lạ như đổ mồ hôi, sợ hãi, nói năng
không đồng nhất…Những dấu hiệu trên đều là biểu tượng của vô thức. Tuy
hành vi giết người được che đậy bởi ý thức nhưng đã bị biểu hiện bằng những
hành động vô thức.
2.3. Ý thức và vô thức cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau
Giữa ý thức và vô thức có một đường dây mối rợ mà bản thân chúng
trong những hoàn cảnh nào đó có thể chuyển hóa lẫn nhau. Đó là suy nghĩ
bâng quơ của con người khi mới sơ khai xuất hiện thì vẫn chỉ là do vô thức
điều khiển. Nhưng đến một thời điểm, những thứ suy nghĩ bâng quơ đó khi nó
xuất hiện ở dạng “ý muốn” thì từ lĩnh vực vô thức chúng đã chuyển sang lĩnh
vực ý thức. Lúc này, con người biết mình cần gì và muốn gì. Ở một khía cạnh

khác, não bộ chính là “cuốn băng” ghi lại tất cả kí ức, hoạt động trong cuộc
sống tới điều hòa và chi phối hành vi con người. Ngay cả khi cơ thể đang ngủ
não bộ vẫn tiếp tục làm việc, tạo ra những giấc mơ nhỏ, giúp cảm nhận môi
trường xung quanh như nóng, lạnh, …Đây chính là một tiền đề tạo ra chứng
mộng du của con người. Hiểu một cách đơn giản nhất, mộng du chính là một
người đang ngủ có thể đột nhiên thức dậy trong trạng thái vô thức hoàn toàn.
Ngược lại, một hiện tượng vốn ban đầu do ý thức quyết định nhưng sau
đó có thể chịu sự chi phối của vô thức. Trong quá trình trưởng thành của con
người, có những hoạt động lặp đi lặp lại thường xuyên và liên tục như một bộ
máy tự động hóa. Chúng ta coi chúng như một thói quen. Ban đầu chúng chỉ
là một hành động hay sự kiện do lí trí con người điều khiển. Nhưng dần dần
những thói quen đó đã vô thức trở thành bản năng của con người. Đó được
7


coi là chuyển hóa từ ý thức sang vô thức. Ví dụ cụ thể, khi dùng máy tính lần
đầu, hầu hết mọi người đều phải chậm chạp đánh máy bằng một hoặc hai
ngón tay và phải luôn nhìn vào bàn phím để gõ. Sau một thời gian sử dụng, tự
học đánh máy 10 ngón, ta đã có thể sử dụng bàn phím một cách linh hoạt và
thậm chí có thể không cần nhìn vào bàn phím nữa mà chỉ chú tâm vào văn
bản trên màn hình. Hành động đánh máy đã diễn ra mà không còn cần sự
giám sát của ý thức nữa.
Ngoài ra, những suy nghĩ, những cảm xúc buồn của con người khi ta ý
thức được nó thì càng cảm thấy nặng nề hơn, nhưng nếu những thứ đó được
chuyển hóa vào vô thức thì tâm trí ta sẽ thanh thản và cân bằng hơn. Ta có thể
không thể ngay lập tức quên được những tác động khiến chúng ta có những
cảm xúc tiêu cực nhưng nó có thể giúp ta giải tỏa bớt gánh nặng tâm lí. Quả là
một cơ chế giúp ích cho đời sống tâm lí con người.
Như vậy, giữa ý thức và vô thức không tồn tại một ranh giới rõ ràng.
Chúng không ngừng giải tỏa, chuyển hóa lẫn nhau và mối quan hệ chặt chẽ

này chính là cơ chế giúp cho đời sống tinh thần của chúng ta cân bằng, không
căng thẳng quá tải.
3. Ứng dụng trong thực tiễn
Từ mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, người ta có thể áp dụng những
hiểu biết của mình vào trong nhiều lĩnh vực như phê bình văn học, trị liệu tâm
lí, giao tiếp,..
3.1. Trong lĩnh vực phê bình văn học
Một nhà văn có thể viết bằng ý thức nhưng những gì phản ánh qua tác
phẩm của họ không chỉ có ý thức, mà còn là những tư tưởng, tình cảm, những
giấc mơ đến từ vô thức. Do vậy, ứng dụng mối quan hệ giữa ý thức và vô thức
sẽ góp phần lý giải quá trình sang tạo của nhà văn, cho phép người tiếp nhận
đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của nhà văn, nắm bắt được tư tưởng, tình
cảm của họ.
8


Uyên Thao cho rằng tác phẩm văn chương chính là sản phẩm được sáng
tạo trong vô thức của nhà văn. Bởi lẽ "Chúng ta có thể công nhận rằng một
tác phẩm văn chương là một công trình xây dựng có ý thức nhưng hoàn tất
hay không lại là chuyện khác. Vả lại không có gì bảo đảm trăm phần trăm
rằng ngoài cái ý thức mà tác giả đem đến cho một tác phẩm, tác phẩm đó lại
không thể phản ảnh một điều gì khác. Freud gọi điều đó có thể có này là sản
phẩm của một ý thức chưa được nhận biết bởi chính người mang ý thức”
Nguyễn Thị Hoàng khi nói về quá trình sáng tác của mình có tâm
sự :“Đã ngồi lại viết ý tưởng khi nhập vào xác hồn mình, ngồi như một người
bị đồng nhập, không còn hay biết đến xung quanh, bất chấp cả tiếng ồn ào và
sinh hoạt khác”
Sở dĩ nhà văn sáng tạo trong vô thức, vì nhà văn luôn chứa đựng trong
mình những ẩn ức của tiềm thức và giấc mơ mà theo phân tâm học, đây chính
là những dự phóng tạo nên sự thăng hoa trong sáng tạo của người nghệ sĩ.

Thanh Lãng đã vận dụng quan niệm này để lý giải việc sáng tạo của Nguyễn
Du trong Truyện Kiều, khi ông cho rằng: “Cái Kim Trọng rất đàn bà, si mê
liều lĩnh, đó là dự phóng của một Nguyễn Du tiềm thức, một Nguyễn Du ở bề
sâu, một Nguyễn Du sâu kín”6
3.2. Trong tâm lí trị liệu
Có một số kĩ thuật trong phân tâm học ứng dụng mối quan hệ giữa ý
thức và vô thức đó là phương pháp phân tích giấc mơ, phân tích chống đối, tự
do liên tưởng,..
Nhắc đến trị liệu phân tâm ta không thể không nói đến kỹ thuật liên
tưởng tự do. Kỹ thuật này dùng câu hỏi, lời nói để khơi gợi lại những cảm xúc
mà bệnh nhân khó chịu, khuyến khích bệnh nhân tự do bốc lộ ý nghĩ của
mình. Và để thực hiện được kỹ thuật này thì nhà trị liệu cần phải có nghệ
6 TS Trần Hoài Anh ( Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh), Vấn đề ứng dụng
phân tâm học vào phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975,
(10/12/2009) Cập nhật
ngày 30/04/2018.

9


thuật đặc câu hỏi một cách thông minh và khéo léo để gợi mở cho bệnh nhân
tự bộc lộ. 7
Ngoài ra trị liệu phân tâm còn có kỹ thuật chống đối. Kỹ thuật này điều
có ở cả nhà trị liệu và cả bệnh nhân. Bệnh nhân có thể chống đối bằng cách vi
phạm quy trình trị liệu hoặc né tránh không muốn hợp tác để trị liệu. Đối với
trường hợp này nhà trị liệu cần phá tan sự chống đối đó để giúp người bệnh
đối diện với vấn đề để có thể vượt qua bằng cách chống đối lại cái mà họ
chống đối để vào được trong vô thức.
Bên cạnh đó, giải mộng cũng là một kỹ thuật được sử dụng thường
xuyên. Vì theo phân tâm học thì giấc mơ chứa đựng rất nhiều thông tin vô

thức. Nên giải nghĩa được giấc mơ cũng có thể phần nào tìm ra được cái cơ
chế vô thức đang chi phối những hành vi bị rối nhiễu nơi người bệnh.
3.3. Trong giao tiếp
Ngôn ngữ là nòng cốt của giao tiếp, đó chính là cái tôi toàn diện của một
con người. Ý thức của con người được biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Nhưng
ngoài ý thức, còn có cái vô thức được ẩn hiện bên trong lời nói. Mối quan hệ
giữa hai phạm trù ý thức và vô thức chính là thứ quyết định tính đặc trưng của
chủ thể trong giao tiếp hằng ngày. Mỗi khi một câu nói được chủ thể đem ra
giao tiếp, nó không chỉ biểu hiện mặt ngoài của nó, còn có ẩn ý, còn có ý
nghĩa phụ, có khi còn phủ nhận ý nghĩa bề ngoài nó có, còn che đậy những ý
nghĩa khác mà người ta không muốn nói ra,…8
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa tiếng nói của ý thức và hoạt động vô thức
còn được thể hiện qua việc vô thức có khả năng phối hợp các yếu tố rời rạc,
khác tính chất, lập ra ngôn ngữ, tạo ra ý nghĩa. S.Freud đã nói: “ Phàm là con
người, có tai để nghe, có mắt để nhìn, thì hãy tin rằng không có một kẻ trần
tục nào có thể giữ bí mật. Nếu anh ta im lặng thì tiếng gõ nhịp của những
7 Nguyễn Ngọc Duy (Khoa Tâm lý- Giáo dụcTrường Đại học Sư phạm TP.HCM), Trị liệu phân tâm,
(6/10/2010) Cập nhật ngày 30/04/2018.
8 Minh Le, Phân tâm học của Sigmund Freud: Ứng dụng, (1/2/2015) Cập nhật ngày 30/4/3018

10


ngón tay của anh ta sẽ nói thay cho anh ta. Sự thật vẫn sẽ bị lộ ra mọi lỗ chân
lông bé nhỏ.” (Bài giảng về giao tiếp, Trần Anh Thụ, Tạp chí tâm lí học)9

III. KẾT LUẬN
Qua mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, ta rút ra những bài học giá trị
về sự vận hành tiềm ẩn trong bộ não con người. Chúng ta cần nhận thức đúng
đắn vai trò của vô thức trong đời sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể

hiểu đầy đủ về con người. Tuy nhiên, không nên cường điệu hóa, tuyệt đối
hóa, thần bí hóa vô thức, không nên coi vô thức là hiện tượng tâm lí cô lập
tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh, khỏi ý thức con người.
- HẾT -

9 Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 440- 462.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2011
2, Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb.
Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005
3, Lưu Hồng Khanh, Tâm lí học chuyên sâu, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2005
4, Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2002
5, TS Trần Hoài Anh ( Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh),
Vấn đề ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975,

/>tid=1848&pid=12764#pid12764 (10/12/2009) Cập nhật ngày 30/04/2018.
6, Nguyễn Ngọc Duy (Khoa Tâm lý- Giáo dụcTrường Đại học Sư phạm TP.HCM), Trị
liệu phân tâm, (6/10/2010) Cập
nhật ngày 30/04/2018.

7, Minh Le, Phân tâm học của Sigmund Freud: Ứng dụng, (1/2/2015) Cập nhật
ngày 30/4/3018.

8, , Ý thức Cập

nhật ngày 30/4/2018

9, , Vô thức
Cập nhật ngày 30/4/2018

12



×